Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đặc điểm nghệ thuật trong sãi vãi của nguyễn cư trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

-------
VŨ THỊ NHƯ THÙY

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG SÃI VÃI
CỦA NGUYỄN CƯ TRINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Võ Minh Hải

Bình Định, năm 2023

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề án

Quốc sử ghi chép ở mỗi triều đại phong kiến Việt Nam ngoài các anh hùng
dân tộc, anh hùng mở cõi, danh nhân văn hóa cịn có nhiều nhân vật nổi bật về
văn phủ - võ trị. Một trong số đó là Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh (1716-
1767). Ơng chẳng những có tài văn chương mà cịn giỏi dùng binh, mưu lược,
lại liêm chính, khí phách ngang tàng và ln chủ trương dấn thân vì trách nhiệm
của kẻ sĩ. Với chính sách “tàm thực” vơ cùng khéo léo, vị cơng thần đã có sự
ảnh hướng rất lớn đối với chính quyền Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc
Khốt. Ơng được biết đến là vị tướng trấn giữ biên cương miền Nam và góp
phần to lớn trong cơng cuộc Nam tiến. Ơng nổi tiếng là người liêm chính, giỏi


việc chính trị, doanh điền, ngoại giao và có phong độ của một trạnh thần (bầy tơi
dám can ngăn) và là người hồn tất chính sách mở rộng lãnh thổ của chúa
Nguyễn về phương Nam.

Với tư cách là một tác gia văn học của vùng Đàng Trong, Nguyễn Cư Trinh
đã sáng tác những tác phẩm khá đặc sắc và có tính thời sự. Đặc biệt là ông luôn
kết hợp cả yếu tố văn chương và chính trị trong quá sáng tạo nhằm đáp ứng
những yêu cầu cấp bách của quá trình quán lý, thực hiện các chính sách mở rộng
đất đai, điều hịa tơn giáo, chinh phục các tộc người thiểu số của chúa Nguyễn
thời bấy giờ. Ngoài Quảng Ngãi thập nhị cảnh (chữ Nôm), Đạm Am thi tập (chữ
Hán), Hà Tiên thập cảnh vịnh (chữ Hán), Sãi Vãi (chữ Nôm) là tác phẩm được
phổ biến nhất của Nghi Biểu hầu/ Tân Minh hầu Nguyễn Cư Trinh.

Sãi Vãi là một tấn tuồng đối thoại có tính chất của thoại kịch. Tác phẩm ra
đời vào năm Canh Ngọ (1750). Đây là thời kì văn Nơm phát triển mạnh ở Đàng
Trong. Nguyên nhân khách quan thôi thúc tác giả viết nên tác phẩm này là cuộc
khủng hoảng trầm trọng về tôn giáo đặc biệt là Phật giáo trong nước; nhất là các
cuộc nổi dậy của các lực lượng địa phương miền núi Đàng Trong (các bộ lạc
người Hré, tục gọi là mọi Đá Vách/ mọi Thạch Bích ở miền Tây tỉnh Quảng
Ngãi). Tác phẩm Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh được viết theo thể phú, ghi chép
lại cuộc đàm thoại giữa một ông Sãi (ông sư) và một bà Vãi (bà sư). Tác phẩm
dùng rất nhiều điển tích nhằm mục đích lấy chuyện đời xưa, giáo dục người đời

2

này. Ông sãi tỏ ra học thức uyên bác, lý luận sắc bén. Tác phẩm bao gồm 340
câu, được thể hiện qua hình thức những câu dài ngắn, khơng nhất định.

Trong xu thế tìm hiểu về các tác phẩm văn học Hán Nôm tiêu biểu của các
vùng miền nhằm phục vụ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục Ngữ văn địa

phương và bồi dưỡng tinh thần trân trọng đối với di sản văn hóa, q trình tìm
hiểu, nghiên cứu về tác giả Nguyễn Cư Trinh và tác phẩm Sãi Vãi giúp cho bản
thân thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy Ngữ văn trong Nhà trường phổ thông. Từ
những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Đặc điểm nghệ thuật trong Sãi
Vãi của Nguyễn Cư Trinh để làm đề án tốt nghiệp trình độ thạc sĩ theo định
hướng ứng dụng ngành Văn học Việt Nam của cá nhân.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Với tư cách là một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt, trước 1954, người
đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về Sãi Vãi và Nguyễn Cư Trinh có lẽ là Dương
Quảng Hàm. Trong Việt Nam văn học sử yếu (1943), ông đã nêu một số khái
quát cơ bản mang tính tiền đề. Trong chương Hán văn trong thời kỳ Lê trung
hưng và Việt văn trong thời kỳ Lê trung hưng (thuộc thiên thứ tư), Dương Quảng
Hàm đã nêu vắn tắt về Nguyễn Cư Trinh và tác phẩm Sãi Vãi. Tuy nhiên, do
phạm vi khảo sát khá hẹp, những chỉ xuất của Dương Quảng Hàm chỉ mang tính
đề dẫn mà chưa đi sâu khái quát về phong cách sáng tác của Nguyễn Cư Trinh.

Năm 1953, trong Khởi thảo Văn học sử Việt Nam – Văn chương chữ Nôm ,
Thanh Lãng đã khái quát một số đặc trưng của văn học Nôm liên quan đến tác
giả Nguyễn Cư Trinh. Những nhận định của Thanh Lãng có phần kế thừa quan
điểm tiếp cận của Dương Quảng Hàm như có lưu ý đến một vấn đề về đặc điểm
nội dung liên quan đến động cơ viết nên tác phẩm Sãi Vãi.

Trong giai đoạn 1954 – 1975, vấn đề này cũng được đề cập trong một số
giáo trình và chuyên luận của các nhóm nghiên cứu. Ở miền Bắc, sau năm 1954,
nét nổi bật trong hoạt động của khoa nghiên cứu văn học là việc biên soạn và
công bố ba tập Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Q Đơn.
Trong cơng trình này, chúng tơi nhận thấy chỉ có tập 2 (Từ thế kỷ XVI đến giữa
thế kỷ XIX,1957) là liên quan đến đối tượng khảo sát của đề tài. Qua tư liệu này,

chúng tôi nhận thấy tác phẩm Sãi Vãi và tác giả Nguyễn Cư Trinh được trình

3

bày trong phần “Các tác giả phụ” của bộ lịch sử văn học này. Bùi Văn nguyên
Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 (1961) đã dành hẳn một mục riêng tìm hiểu về
một Nguyễn Cư Trinh nổi tiếng với bài hoạt kê Sãi Vãi [Dẫn lại theo 55, tr.236].

Một trong những đóng góp lớn đối với việc nghiên cứu về tác phẩm Sãi Vãi
và Nguyễn Cư Trinh là quyển Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy
đến 1945 của Bùi Đức Tịnh. Trong tập sách này cũng đã dành một sự quan tâm
nhất định đến các tác giả tiêu biểu của Đàng Trong giai đoạn thế kỷ XVII -
XVIII là Nguyễn Cư Trinh (trong mục Văn chương cổ điển thời Trịnh Nguyễn
phân tranh). Quan điểm nghiên cứu của Bùi Đức Tịnh về Nguyễn Cư Trinh có
phần đồng thuần với sự tìm tịi của các nhà nghiên cứu khác.

Trong thời đoạn 1954 – 1975, tại các trường Văn khoa ở miền Nam, tác giả
Nguyễn Cư Trinh và tác phẩm Sãi Vãi cũng nhận được sự quan tâm của học giới.
Trong chuyên luận Văn học miền Nam thời Nam Bắc phân tranh (các thế kỷ XVI
–XVIII) (1965) của Phạm Việt Tuyền đã có những nghiên cứu cơ bản về tác giả
và tác phẩm này:

Văn chương Đàng Trong ở hai thế kỷ XVII và XVIII không những ghi
lại vết tích của một số nhân tài xuất sắc như Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh ...
mà còn phản ánh những nỗ lực phi thường của các chúa Nguyễn và toàn thể
dân chúng trong việc chống đối với họ Trịnh để tồn tại, nhất là trong cuộc
Nam tiến để xây dựng hoàn thành nền quốc gia Việt Nam[62, tr.40].

Năm 1969, lần đầu tiên truyện Sãi Vãi được khảo cứu một cách bài bản qua
hình thức sao lục và chú thích. Trong Sãi Vãi (Nguyễn Cư Trinh với quyển Sãi

Vãi), Lê Ngọc Trụ và Phạm Văn Luật đã có những nhận định khá xác đáng về vị
trí và vai trị tác giả và tác phẩm đối với quá trình Nam tiến của lịch sử đất nước.
Hai nhà nghiên cứu cho rằng:

Đọc Sãi Vãi để mua vui cơn rảnh? Hay biết truyện cốt để giữ gìn đạo
lý người xưa? Ngay nay, người có chút kiến thức khoa học đều nhận rằng:
“Con người – dầu một thiên tài nào – là một sản phẩm kết tinh của những
tương quan xã hội”. Vậy muốn tìm hiểu một tác giả (tâm lý, tư tưởng,...),
phải khảo sát xét hồn cảnh xã hội trong đó tác giả sanh sống... Xét qua
đẳng cấp của cụ Nguyễn Cư Trinh và hoàn cảnh đã hun đúc tinh thần sáng

4

tác quyển Sãi Vãi là một phương cách để tán dương công nghiệp của Đạm
Am sau khi đánh thắng Mọi Đá Vách, trong sự hoàn thành cuộc Nam tiến
của dân tộc Việt Nam hồi thế kỷ XVIII... [65, tr.05 – 06]

Năm 1972, Nguyễn Văn Sâm đã công bố chuyên luận Văn học Nam Hà -
Văn học Đường Trong thời phân tranh. Trong chuyên luận này, tác giả đã dành
hẳn một chương (Chương VI) nghiên cứu về Nguyễn Cư Trinh và khảo cứu nội
dung của tác phẩm Sãi Vãi. Nguyễn Văn Sâm đã gọi Nguyễn Cư Trinh là “nhà
Nho đặt vấn đề tận dung nhân lực để mở mang miền Nam” [37, tr.185]. Về ý
hướng sáng tác quyển Sãi Vãi, nhà nghiên cứu cho rằng:

Sãi Vãi được tác giả viết để nâng cao tinh thần quân sĩ khi đi bình
giặc Đá Vách – một nhóm người thiểu số rất dữ, thường tàn hại người Việt
Đàng Trong thuở đó.... Ở mục đích mua vui, tác giả không viết bằng giọng
văn trầm lặng độc điệu, cũng như không dùng lối độc thoại tràng giang
trái lại thỉnh thoảng thêm vào những đoạn trào phúng,khôi hài, có tính
cách bơng lơn, bỡn cợt, những lời đối thoại đi ra ngoài câu chuyện để tạo

một khơng khí tươi vui... [37, tr.186 – 187]

Từ những kết luận trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đồng thuận với tác
giả khi cho rằng lịch sử tiếp nhận Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi đã có con đường
đi riêng khơng giống bất kì một tác giả, tác phẩm nào của lịch sử văn học Việt
Nam. Bên cạnh việc đánh giá đồng thời hệ thống, giới thiệu, phân tích kỹ sáng
tác của Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Văn Sâm đã giúp chúng ta có được cơ sở để
hình dung bức tranh đại quan về văn học Hán Nơm thời kì này, để trên cơ sở đó
tri nhận và đưa ra những kiến giải cần thiết về vị trí, vai trị của tác giả và tác
phẩm trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam.

Sau năm 1975, một số nhà nghiên cứu bắt đầu đi chuyên sâu hơn đối với
các tác giả cụ thể vùng văn học này. Năm 1991, Phan Hứa Thuỵ đã sưu tầm,
dịch chú và giới thiệu tồn bộ di sản Hán Nơm về sáng tác của Nguyễn Cư Trinh
qua cơng trình Thơ văn Nguyễn Cư Trinh do nhà xuất bản Thuận Hố ấn hành.
Đây là cơng trình bao quát và hiệu khảo rất chất lượng về tác giả và hệ thống tác
phẩm của ông. Qua thực tế khảo cứu, Phan Hứa Thụy cho rằng:

5

Nguyễn Cư Trinh viết Sãi Vãi để tập trung lên án tư tưởng cầu an,
ươn hèn trước trách nhiệm mà đất nước giao cho. Mặt khác, ơng phân tích,
đả phá tư tưởng huyễn hoặc dị đoan, khích động lịng u nước, khơi dậy
tinh thần trách nhiệm để sĩ tốt yên tâm vững tin vào sựu nghiệp mở nước an
dân. Tác phẩm đã thể hiện nỗi trăn trở của một trí thức yêu nước trước đà
suy vi của chế độ phong kiến Đàng Trong...[tr.23] và Do có kiến thức sâu
rộng, giàu kinh nghiệm, khơng nhưng Nguyễn Cư Trinh có nhiều đóng góp
cho quá trình phát triển lịch sử mà ngay trong lĩnh vực văn học và lý luận,
ông cũng để lại những ý kiến rất quý báu...[58, tr.51]


Từ năm 2012 đến nay, chúng tôi cũng nhận thấy có nhiều bài viết về Nguyễn
Cư Trinh và tác phẩm Sãi Vãi được công bố trên Sông Hương, Văn nghệ Tiền
Giang, Văn nghệ Quảng Ngãi, Tạp chí khoa học (Trường Đại học khoa học, Đại
học Huế) như: “Quan điểm và thái độ của Nguyễn Cư Trinh đối với Phật giáo”
(Phan Thạnh), “Nguyễn Cư Trinh – Thơ văn và tư tưởng” (Phan Hứa Thụy),
“Nguyễn Cư Trinh – Người đi mở cõi” (Hoài Phong), Tuần vũ Quảng Ngãi
Nguyễn Cư Trinh – Danh thần trẻ tuổi (Nguyễn Đăng Vũ), “Nghi biểu hầu Nguyễn
Cư Trinh qua góc nhìn văn phủ võ trị” (Đỗ Kim Trường). Nhìn chung, hầu hết các
bài báo này đều hướng đến việc khẳng định vai trị và đóng góp của Nguyễn Cư
Trinh và Sãi Vãi đối với văn học Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII.

Năm 2016, hội thảo Nguyễn Cư Trinh – Quê hương, thời đại và sự nghiệp
được Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại thành phố Huế.
Trong báo cáo đề dẫn của hội thảo này, nhà nghiên cứu Đỗ Bang đã nhấn mạnh:

Nguyễn Cư Trinh là một danh nhân đất nước tiêu biểu của xứ Đàng
Trong, hiếm có người văn võ song tồn, tài đức trọn vẹn, sáng suốt và dũng
khí trong việc hoạch định kế sách cũng như khi đấu tranh tại triều đình và
ông đã thành công. Sự nghiệp của ông đã để lại nhiều giá trị về di sản lãnh
thổ, kinh tế, dân sinh, văn hóa, thơ văn, khí chất của kẻ sỹ. Kế sách giữ nước,
trị quốc và mở cõi của ông là bài học vô giá cho muôn đời sau... [5, tr.07].

Năm 2021, nhóm nghiên cứu Ngữ văn Hán Nơm Trường Đại học Quy
Nhơn đã cơng bố cơng trình Văn học Hán Nơm miền Nam Trung bộ trong tiến
trình văn học cổ điển Việt Nam (Báo cáo Tổng kết đề tài Khoa học & Công nghệ

6

cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo). Cơng trình này đã được nâng cấp và in thành sách
năm 2023. Trong tài liệu này, nhóm tác giả đã xác định Nguyễn Cư Trinh là một

tác gia tiêu biểu của vùng văn hoc Hán Nôm Nam Trung bộ. Đánh giá về
Nguyễn Cư Trinh, các tác giả cơng trình khẳng định rằng:

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Cư Trinh là một đại diện
hết sức ấn tượng cho những đặc điểm phát triển của văn học Hán Nôm
miền Nam Trung bộ so với một số khu vực khác. Những đóng góp của ơng
đã tạo điều kiện thúc đẩy văn học Hán Nôm ở khu vực này vận động một
cách mạnh mẽ và có nhiều đề tài mới lạ, phản ánh đúng tinh thần của thời
đại. Chúng ta có thể tìm thấy điều ấy ở Sãi Vãi của Nho tướng Nguyễn Cư
Trinh.... Có thể nói, Sãi Vãi đã phản ánh một cách tập trung nhất tư tưởng
của Nguyễn Cư Trinh theo đường lối đề cao Tống Nho nhưng luôn quan
tâm đến vấn đề ích quốc lợi dân. Thơng qua cuộc đối thoại của hai nhân
vật Sãi và Vãi, Nguyễn Cư Trinh muốn bài xích những người tu hành giả
dối, chống lại sự tu hành, lánh đời, vơ ích với thực tế. [14, tr.102].

Từ những tư liệu đã được thống kê và mô tả trên, chúng ta có thể nhận thấy
rằng Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi là đối tượng nghiên cứu khá quan trọng và
nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, quan điểm tiếp cận
Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi từ góc nhìn tiến trình văn học cổ điển Việt Nam là
vấn đề hãy còn khá mới và chưa có nhiều bài viết, chuyên luận đánh giá cụ thể.
Điều này vừa cơ hội nhưng cũng là khó khăn cho chúng tơi trong q trình khai
thực hiện đề tài đề án tốt nghiệp trình độ thạc sĩ của cá nhân.

3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án

3.1. Hướng tiếp cận của đề án

Nội dung nghiên cứu của đề tài là vai trị, vị trí và ảnh hưởng của tác phẩm
Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh với những dấu ấn quan trọng trong tiến trình văn
học cổ điển Việt Nam. Do đó, hướng nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo

các góc độ tiếp cận văn tự học, thể loại và phong cách tác gia. Vì vậy, để có thể
giải mã những dấu ấn của tác phẩm Nôm Sãi Vãi, chúng ta cần có cái nhìn tồn
diện từ các góc độ khác nhau. Từ những cơng trình được cơng bố, chúng tôi đã
kế thừa, vận dụng các quan điểm nghiên cứu của Nguyễn Đăng Na, Trần Ngọc

7

Vương, Trần Nho Thìn, Nguyễn Hữu Sơn,... để xây dựng cơ sở lý thuyết tiếp
cận đề tài. Đó là hướng tiếp cận thể loại văn học Nôm và phong cách tác gia văn
học trung đại.

3.2. Phương pháp nghiên cứu đề án
Để thực hiện đề án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
3.2.1. Phương pháp sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu
Tư liệu nghiên cứu tác phẩm Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh là một trong
những nội dung cần quan tâm chính của chúng tôi khi xây dựng hệ thống tư liệu
cơ bản phục vụ cho quá trình thực hiện đề án.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Để có thể hình dung được những dấu ấn và ảnh hưởng của tác phẩm Nơm
Sãi Vãi đối với tiến trình phát triển văn học cổ điển một cách xác thực, có độ tin
cậy cao, tác giả đề án sẽ triển khai nội dung nghiên cứu, đánh giá theo các tiêu
chí của văn học sử và thể loại.
3.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu văn học
Đặt truyện Sãi Vãi trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam để thấy được
điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm của tác giả này với những tác giả
khác đồng thời đại. Từ đó xác lập vị trí, vai trị của Sãi Vãi trong tiến trình phát
triển của văn học cổ điển của dân tộc.
3.2.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Từ việc tiếp cận đa dạng văn hố, thơng qua mơ tả, phân tích, đánh giá đặc
điểm đặc thù của Sãi Vãi, chúng tôi sẽ hướng đến việc nêu bật một số đặc điểm

cơ bản trong phong cách sáng tác của Nguyễn Cư Trinh và đặc trưng của Sãi Vãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề án
Đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề liên quan đến nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm Sãi Vãi trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam. Với
tư cách là một đối tượng chuyên biệt được tìm hiểu và đánh giá trong mối tương

8

quan với các tác phẩm văn học Nômđược ra đời trước và sau Sãi Vãi trong văn
học Đàng Trong.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề án là những vấn đề liên quan đến thể
loại và giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sãi Vãi.
4.3. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Để có một cái nhìn đại quan về tác phẩm Sãi Vãi, chúng tôi chủ yếu căn cứ
vào những nghiên cứu đã công bố của Nguyễn Văn Sâm, Lê Ngọc Trụ, Phạm
văn Luật. Về tác phẩm Sãi Vãi, chúng tôi dựa vào văn bản được in trong quyển
Sãi Vãi (Nguyễn Cư Trinh với quyển Sãi Vãi) do Lê Ngọc Trụ, Phạm Văn Luật
sao lục, chú thích, Hải Đường – Chim Hải Yến đề tựa do Nhà sách Khai Trí xuất
bản năm 1969 tại Sài Gịn.
5. Mục tiêu và đóng góp của án
Mục tiêu và đóng góp của đề án được thể hiện qua một số phương diện sau:
Thứ nhất là, kết quả khảo sát và đánh giá hệ thống tư liệu nghiên cứu cơ
bản về Sãi Vãi và tác giả Nguyễn Cư Trinh.
Thứ hai là, kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần phác hoạ một số
những đặc điểm về nội dung và phương thức thể hiện của tác phẩm Sãi Vãi cũng
như những dấu ấn đặc biệt về cuộc đời, văn nghiệp của Nguyễn Cư Trinh trong
tiến trình vận động của văn học cổ điển Việt Nam.

Thứ ba là, kết quả nghiên cứu của đề án hướng đến việc xác lập vai trị, vị trí
của tác phẩm Nôm Sãi Vãi và tác giả Nguyễn Cư Trinh trong tiến trình vận động
của văn học cổ điển Việt Nam.
Thứ tư là, kết quả nghiên cứu đề án tập trung phân tích, tiếp tục làm rõ
những tác động của con người, thời đại và bối cảnh chính trị, văn hóa đến quan
điểm, sự ra đời, hình thành tác phẩm Sãi Vãi và phong cách sáng tác của Nguyễn
Cư Trinh.

9

Thứ năm là, đề án tập trung đề xuất một số phương hướng xây dựng hồ sơ
nghiên cứu đối với tác gia tiêu biểu của vùng văn học Hán Nôm Việt Nam –
Nguyễn Cư Trinh.

6. Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài nghiên
cứu của chúng tôi sẽ được triển khai qua các chương như sau:

Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN CƯ
TRINH VÀ TÁC PHẨM SÃI VÃI

Ở chương này, chúng tơi trình bày những vấn đề liên quan đến bối cảnh
chính trị, văn hóa và xã hội Đàng Trong thời của Nguyễn Cư Trinh và Sãi Vãi.

Chương 2. SÃI VÃI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TƯ TƯỞNG, CHỦ ĐỀ
VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

Nội dung cơ bản của chương này là khảo sát các giá trị về nội dung trong tác
phẩm Sãi Vãi. Những vấn đề liên quan đến quan điểm sáng tác, tư tưởng chủ đề,
chủ đề và nhân vật trong mối tương quan so sánh với các tác phẩm đương thời.


Chương 3. SÃI VÃI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI, NGƠN
NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT

Trọng tâm của chương này, tác giả đề án tập khái quát một số đặc điểm cơ
bản liên quan đến những vấn đề về thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật
trong Sãi Vãi… Từ những vấn đề nghiên cứu được, chúng tôi sẽ có sự so sánh
với một số tác phẩm đương thời để thấy được sự khu biệt, độc đáo của Sãi Vãi
trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam.

10

Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

CỦA NGUYỄN CƯ TRINH VÀ TÁC PHẨM SÃI VÃI

1.1. Cơ sở văn hóa xã hội và văn học thế kỉ XVIII

1.1.1. Bối cảnh văn hóa, xã hội Đàng Trong thế kỉ XVIII

Thế kỉ XVIII là thời đại mà Nguyễn Cư Trinh được sinh trưởng và thực
hiện nhiệm vụ kinh bang tế thế với tư cách Nho sĩ. Ở thời điểm này, cuộc chiến
phân tranh giữa hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn đã tạm thời kết thức.
Chúa Nguyễn ở Đàng Trong ra sức phát triển thế lực, xây dựng vương phủ - đô
thành Phú Xuân nguy nga như một kinh đơ đích thực của vương quốc riêng biệt.
Bên cạnh chủ trương ấy, các chúa Nguyễn cũng tiến hành công tác mở rộng lãnh
thổ trên đất liền, khu vực biển đảo và mở rộng lãnh thổ đến cực Nam của đất
nước. Có thể nói, sau cuộc chiến Trịnh – Nguyễn kết thúc (năm 1672), chúa
Nguyễn dành nhiều tâm lực cho việc phát triển, ổn định kinh tế, mở cõi và trị an.


Tình hình khu vực Đàng ngồi cũng khơng mấy sáng sủa, chúa Trịnh lộng
quyền, vua Lê chỉ là hư vị, chính sự bị đình đốn, nhiều cuộc khởi nghĩa nơng
dân đã nổ ra. Song, khơng vì thế mà chúa Trịnh từ bỏ âm mưu, tham vọng đánh
chiếm đất Đàng Trong của chúa Nguyễn. Khu vực phía Nam, vương quốc Chăm
pa đang trong giai đoạn suy kiệt những cũng nỗ lực tạo nên những bức phá cuối
cùng trong việc đối đầu với chúa Nguyễn. Tuy nhiên, trước những áp lực to lớn
của quân đội Đàng Trong, những cũng đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình vào
năm 1693 sau hơn 15 thế kỉ tồn tại. Ở khu vực Nam bộ, vương quốc Chân Lạp
cũng suy yếu do sự xung đột dai dẳng trong nội bộ và sự can thiệp của Xiêm La.
Vì thế, họ bắt đầu thần phục và dựa vào sự bảo hộ của chúa Nguyễn để điều
hành, tổ chức và quản lý đất nước. Bản thân Nguyễn Cư Trinh lúc làm Tuần phủ
Quảng Ngãi cũng đã nhận thấy xu thế phát triển về phương Nam là một con
đường tất yếu, trong Sãi Vãi, ông đã viết:

Tây phương không đường tới,

Bắc lộ khó nẻo qua.

Đường Nam phương thấy đó chẳng xa,

Thì những sợ nhiều quân Đá Vách...
11

Một thực tế cho thấy, trung tâm chính trị Phú Xuân lại xa rời kinh đô
Thăng Long, nhất là kể từ sau sự kiện năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khốt xưng
vương, kiến lập đơ thành, cải tổ và nâng cấp bộ máy hành chính, đúc ấn quốc
vương, thiết kế triều nghi, trang phục, lễ nhạc. Chủ trương này của chúa Nguyễn
đã tạo nên thế và lực mới cho phương Nam, kiến tạo nó trở thành một khơng
gian chính trị mới, đối lập và khai phóng hơn chính quyền Đàng Ngồi. Các
chúa Nguyễn đã linh động và sáng suốt hơn trong việc dùng người, cắt đặt các

nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Điều này tạo nên tính liên
hồn trong hiệu quả công việc, cụ thể nhất là dải đất miền Nam rộng lớn đã
thuộc về chúa Nguyễn thông qua bàn tay của các kiến trúc sư Lương Văn Chánh,
Bùi Tá Hán, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cảnh và kể cả Nguyễn Cư Trinh.

Chúa Nguyễn đã sáng suốt trong việc dùng người không phân biệt quê
quán, kể cả không loại trừ người Minh Hương nhưng có dụng tâm đóng góp cho
đất Việt. Tương tự với quyết sách đó là chủ trương Nam tiến và tạo thế ảnh
hưởng về đại chính trị nhằm xây dựng quốc gia hùng mạnh. Trong chiến lược đó,
khơng thể khơng quan tâm đến khu vực Nam Bộ. Nhà nghiên cứu Đỗ Bang
trong “Danh nhân Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) – Tầm vóc thời đại” đã nhận
định như sau:

Thịnh đô Phú Xuân phát triển và thịnh vượng phải bắt đầu từ nền kinh
tế và sự hẫu thuẫn chính trị ở miền Nam. Trong bối cảnh thịnh vượng của
Đàng Trong, chúng ta nhận thấy hai nhân vật tiêu biểu của triều định ra đi
từ vùng Thuận – Quảng, xuất hiện đúng lúc với tài năng trội vượt đã tạo
nên nghiệp lớn ở miền Nam là Nguyễn Hữu Cảnh/ Kính (1650 – 1700) xây
dựng chính quyền ở miền Đơng Nam bộ và Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767),
xác lập và thực thi chủ quyền ở miền Tây Nam bộ [5, tr.66].

Thế kỉ XVIII là thời kì chuyển mình quan trọng của Đàng Trong. Đây là
giai đoạn hoàn thiện những bước cần thiết cho một sự thống nhất lâu dài mà các
thế hệ về sau đã tiếp nối. Trong bối cảnh ấy, Nguyễn Cư Trinh đã xuất hiện, đã
kiến tạo nên những chính tích to lớn dựa vào các điều kiện thuận lợi và thế lực
đang lên của các chúa Nguyễn. Những vấn đề lớn của thời đại này đã được
Nguyễn Cư Trinh quan tâm, phân tích qua lăng kính của một nhà Nho chính

12


hiệu, một trí thức dấn thân và một Nho tướng mưu lược. Tất cả những điều ấy đã
được tả qua phản ánh, ghi nhận và thể hiện trong tác phẩm Sãi Vãi. Do đó, Sãi
Vãi cũng có thể được xem như là bản tổng kết thời đại lúc bấy giờ, chứ không
đơn thuần là một câu chuyện tôn giáo, tranh luận đạo lý hay một bản tổng phổ
về chiến lược chinh phạt mọi Đá Vách như nhiều nghiên cứu đã cơng bố.

1.1.2. Tình hình văn học Đàng Trong thế kỉ XVIII

Trong lịch sử hình thành và phát triển, mặc dù được đình hình tương đối
muộn hơn so với văn học Đàng Ngoài, văn học Đàng Trong dường như luôn nỗ
lực vươn lên với những giới hạn về giá trị, số lượng tác gia, tác phẩm. Nhìn lại
tiến trình vận động lịch sử của văn học cổ điển Việt Nam, từ khi định hình, văn
học Đàng Trong gần như ln có xu hướng đi đầu cho những thể nghiệm mới
mẻ của các thể loại văn học Hán Nôm, nhất là những thể loại Nôm dài hơi như
Truyện thơ Nôm, vãn Nôm, tuồng Nôm: từ truyện Nôm bác học, vãn, tuồng…
và ít nhiều có sự hồi quy, ảnh hưởng ngược trở lại miền Bắc. Có thể nói, tiến
trình lịch sử và tính đặc biệt của lịch sử hình thành phát triển văn hóa, xã hội của
Đàng Trong đã kiến tạo nên những đặc điểm có tính tiên phong của trên rất
nhiều góc độ, góp phần hình thành nên một vùng văn học mang nhiều biệt sắc so
với các vùng văn học khác trong tiến trình văn học cổ điển Việt Nam.

Văn học Đàng Trong có một cơ cấu lực lượng sáng tác khá đa dạng nhưng
nhìn chung, nhà nho, đặc biệt là nhà nho hành đạo, vẫn ln là gương mặt văn
nhân - trí thức tiêu biểu, đóng vai trị chủ đạo chi phối đến diện mạo văn học.
Chính việc có cùng xuất thân Nho học như vậy sẽ quy định những đặc tính
chung cho văn học hai Đàng ở một số phương diện. Tuy nhiên, ở thế kỷ XVIII,
nếu Đàng Ngồi đã có sự hiện diện của cả ba loại hình tác giả nhà nho là nhà
nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử thì Đàng Trong, với một nền học
vấn “trẻ” chưa đủ thịnh đạt, đã không thể xuất hiện loại hình nhà nho tài tử - đội
ngũ sẽ “phá vỡ” những khuôn khổ truyền thống, hướng văn chương vào hạnh

phúc cá nhân và những tiếng nói tình cảm riêng tư mãnh liệt - điều làm nên sức
mạnh của văn học Đàng Ngoài và văn học dân tộc giai đoạn thế kỷ XVIII, XIX.

Với cơ cấu lưc lượng tác giả khá mạnh mẽ và đa dạng, văn học Đàng Trong
cũng có sự tương đồng chung với văn học cổ điển thời bấy giờ ở một số chủ đề -

13

đề tài tiêu biểu như ngợi ca thiên nhiên, phản ánh một số phương diện hiện thực
của đất nước, nhưng trong những hoàn cảnh sáng tác khác nhau nên mức độ ưu
tiên, cách thể hiện đối với các hệ đề tài, các hình tượng trung tâm cũng khác
nhau. Chẳng hạn, tuy cùng là đề vịnh thiên nhiên nhưng thiên nhiên Đàng Trong
tràn trề sức sống - sức trẻ của vùng đất mới, phơi phới niềm tự hào của người
cầm bút “lạc quan phụng sự”, “tin tưởng phụng sự”. Điều này có thể kiểm chứng
qua các sáng tác của Đào Duy Từ và một số tác gia khác.

Từ phương diện thể loại, có thể nhận thấy sự tương đồng của văn chương
Đàng Trong cũng vận động phát triển một số thể loại truyền thống của văn học
dân tộc như thơ Đường luật, phú, văn tế, ký, tiểu thuyết chương hồi, truyện Nôm,
dù rằng trong bản thân mỗi thể loại ấy, So với Đàng Ngoài, văn học Đàng Trong
lại đi theo những “ngã rẽ” khác. Thơ Đường luật tuy là thể loại lớn của văn học
trung đại Việt Nam nhưng so với Đàng Ngoài, thơ Đường luật Đàng Trong tỏ ra
có phần “khiêm tốn” hơn, xét về cả số lượng và vai trị của nó trong bức tranh
thể loại vùng. Tình trạng đó cũng khơng phải là ngoại lệ đối với phú, văn tế. Do
bối cảnh văn hóa và sở trường sáng tác mà văn học Đàng Trong hoàn toàn thiếu
vắng thể loại truyền kỳ, ngâm khúc, hát nói nhưng lại “đỡ đầu” cho những thể
loại đặc thù phương Nam như vãn, vè, tuồng, là những thể loại gần với dân gian,
được sáng tác ra không phải để đọc thầm như ở Đàng Ngoài mà là để nói và
trình diễn. Chỉ xét riêng về ngơn ngữ văn học, chúng ta có thể nhận thấy những
sáng tạo mới mẻ và táo bạo trong nỗ lực Việt hóa và “đời sống hóa” ngơn ngữ

văn chương trong các tác gia văn học ở Đàng Trong giai đoạn trước và sau
Nguyễn Cư Trinh. Tính chất gia tăng sự tiếp thu ảnh hưởng từ ngôn ngữ văn học
dân gian và khẩu ngữ hằng ngày, làm cho ngôn ngữ văn học ngày càng phong
phú, trong sáng, giàu sắc thái biểu hiện, giàu tính hình tượng hơn. Hiện tượng
này diễn ra mạnh mẽ hơn, và được đẩy thành yếu tố đặc trưng trong văn chương
chữ Nơm của Minh Tân hầu. Những đóng góp về phương diện văn học Nôm của
ông cũng là một điểm đáng ghi nhận. Mười cảnh sắc của vùng đất Quảng Ngãi
được Nguyễn Cư Trinh đặt tên bao gồm Thiên Ấn niêm hà (Ấn trời đóng trên
sơng – huyện Sơn Tịnh); Long Đầu hý thủy (Đầu rồng giỡn nước – huyện Sơn
Tịnh); Hà Nhai vãn độ(Bến đò chiều Hà Nhai – huyện Sơn Tịnh); Thiên Bút phê
vân(Bút trời vẽ mây – huyện Tư Nghĩa); La Hà thạch trận(Trận đá La Hà –

14

huyện Tư Nghĩa); Cổ Lũy cô thôn(Thôn Cổ Lũy hiu quạnh – huyện Tư Nghĩa);
Thạch Bích tà dương (Bóng chiều tà Thạch Bích – Minh Long & Sơn Hà); An
Hải sa bàn (Mâm cát An Hải – huyện Bình Sơn); Liên Trì dục nguyệt (Ao sen
tắm trăng – huyện Đức Phổ); Vân Phong túc vũ (Mưa đêm núi Vân – Tây Bắc
huyện Sơn Tịnh) và 02 bài được hậu nhân bổ sung thêm theo tư liệu điền dã tại
Quảng Ngãi là Vu Sơn lộc trường (Bãi Nai ở Vu sơn), Thạch Ky điếu tẩu (ông
lão câu cá ở ghềnh đá). Theo các nhà nghiên cứu địa phương, hai bài thơ này,
đặc biệt là bài Thạch Ky điếu tẩu (Lão câu ghềnh đá) là vùng non thanh thủy tú
ở bờ nam cửa biển Sa Kỳ, thuộc thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh,
cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 16km, về phía đơng bắc. Đây là cảnh đẹp thứ hai của
Quảng Ngãi được Nguyễn Cư Trinh đề vịnh và là cảnh cuối cùng trong Quảng
Ngãi thập nhị cảnh từng được các văn nhân thi sĩ xưa nay đã hết lời ca ngợi.

Một điểm cần nhấn mạnh thêm là tác động của tư tưởng văn học thế kỉ
XVIII – một thế kỉ nổi trội của những tác phẩm thiên về Phật giáo đã có những
ảnh hưởng quan trọng đến Nguyễn Cư Trinh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thạch

Giang trong “Khái quát văn học Việt Nam thế kỷ XVIII” (in trong Tinh tuyển văn
học Việt Nam quyển 5, tập 1) đã nhận xét:

Triết gia Đông phương sống với triết thuyết của mình. Song, lịch sử tư
tưởng Việt Nam chưa có thời đại nào, cá nhân nào là thuần nhất cả mà bao
giờ cũng là sự dung hợp các học thuyết. Điều đó cho thấy rằng khơng những
trí thức Việt Nam mà ngay cả các trí thức Đơng phương cũng không sống
riêng với một triết thuyết nào cả. Trong con người họ chứa đựng rất nhiều tư
tưởng, mà ở Việt Nam là tư tưởng Tam giáo Nho, Phật và Đạo. Nguyễn Cư
Trinh chắc chắn khơng nằm ngồi ngoại lệ đó. [Dẫn lại 14, tr.121]

Để thấy rõ những tác động của tư tưởng Phật giáo đến quan điểm sáng tác
của Nguyễn Cư Trinh, chúng tôi cho rằng cần nắm rõ tư tưởng quan điểm của
thời đại xã hội. Tiếp nối Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn đều có tâm hướng
tích cực ủng hộ Phật giáo. Bằng chứng là việc lựa chọn Phật giáo làm bản lề tư
tưởng, chất keo trong việc gắn kết xã hội. Các chúa đã cho xây dựng nhiều cơ sở
chùa chiền, dựng bảo tháp, đúc pháp khí. Đặc biệt, các chúa cho mời các vị danh
tăng trong và ngoài nước tham vấn cho đường lối chính sách. Chính bản thân

15

các chúa là người quy y thọ giới, có pháp danh. Một tư tưởng quan trọng làm
nên đặc trưng của vùng Thuận Quảng nói riêng, Đàng Trong nói chung đó là tư
tưởng cư Nho mộ Thích do chúa Nguyễn Phúc Chu khởi xướng. Tư tưởng này
tạo ra một luồng sinh khí mới thỏa mãn được ý nguyện vừa xây dựng đất nước
vừa tu tập của giới Phật tử nói riêng và giới trí thức xã hội nói chung. Tư tưởng
này mang là vết nối dài của âm hưởng Cư trần lạc đạo của thời Lý Trần.

Có thể nói, với những nét đẹp và sự phong phú, thuần phác trong tư tưởng
thẩm mỹ qua các tác phẩm chữ Hán và sự cách tân trong văn chương chữ Nôm

của Nghi biểu hầu Nguyễn Cư Trinh, ông xứng đáng người tiếp bước Lộc Khê
hầu trong việc kiến tạo nên những đặc điểm của văn học Hán Nôm Đàng Trong.
Nếu Đào Duy Từ là người phác thảo ra những bước tiến triển mới của văn học
Đàng Trong thì Nguyễn Cư Trinh đã cụ thể hoá thành những khuynh hướng cụ
thể góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động văn học và tác động của nó đối
với lịch sử văn học ở khu vực này.

1.2. Nguyễn Cư Trinh – con người và sự nghiệp

1.2.1. Hoàn cảnh xuất thân và sự nghiệp chính trị

Trong dịng chảy của văn hóa Hán Nơm vùng Nam Trung bộ, sau Lộc Khê
hầu Đào Duy Từ, có Nguyễn Cư Trinh là một trong những tác gia có ảnh hưởng
lớn đến văn chương xứ Đàng Trong thế kỷ XVIII. Không chỉ là một tác gia văn
học mà Nguyễn Cư Trinh còn được đánh giá là một nhà hoạt động chính trị,
qn sự có tài đã có những đóng góp cho lịch sử dân tộc. Nguyễn Cư Trinh là
một danh gia, xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng và văn học.
Căn cứ theo tộc phả của họ Nguyễn Đăng, tức họ gốc của Nguyễn Cư Trinh,
ngài thủy tổ của họ này là cụ Trịnh Cam, người gốc làng Phù Lưu, huyện Thiên
Lộc phủ Đức Quang (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Cụ Trịnh Cam từng
đỗ tiến sĩ, làm đến chức Binh bộ thượng thư và kiêm nhiệm chức Chuyển vận sứ
dưới triều hậu Lê.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, tạo nên một sự hỗn loạn và
bất mãn lớn trong giới quan lại và trí thức lúc bấy giờ. Cụ Trịnh Cam cũng nằm
trong số đó đó, ơng bất mãn bỏ về q mặc dù chính quyền nhà Mạc đã nhiều
lần cho vời ra tham chính nhưng ơng đã nhất quyết từ chối để bảo toàn danh tiết

16


và thể hiện sựu trung thành với nhà hậu Lê. Về sau, khi tướng Nguyễn Kim chạy
ra Sầm Châu, tập hợp nghĩa sĩ và các tầng lớp trí thức quan lại trung thành với
nhà Lê, mưu đồ khơi phục chính quyền, chống trả nhà Mạc, cụ Trịnh Cam cùng
với người em ruột là Trịnh Quýt đang làm Giáo thụ đã rời bỏ quê hương, di cư
vào trú ở làng Tiên Nộn thuộc huyện Phú Vang xứ Thuận Hoá. Ngay tại vùng
đất này, hai cụ đã chiêu tập nhiều tráng đinh trong vùng luyện tập võ nghệ, gây
thanh thế và mưu tính việc tiêu diệt Mạc phị Lê. Nhưng việc chưa thành thì
Trịnh Cam chết, con trai là Trịnh Vĩnh Phu rời khỏi làng Tiên Nộn và di chuyển
đến làng An Hoà thuộc huyện Hương Trà (nay là ngoại thành thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế). Từ đây, Trịnh Vĩnh Phu cũng với người thân trong gia
đình và tráng đinh của mình đã đi theo phị chúa Nguyễn và được bổ chức Hiệu
sanh phủ Triệu Phong (nay thuộc tỉnh Quảng Trị).

Theo tộc phả, tổ tiên của Nguyễn Cư Trinh từ đời thứ nhất của họ Nguyễn
Đăng là Trịnh Cam đến đời thứ sáu vẫn giữ theo họ Trịnh, sang đời thứ bảy là
Nguyễn Đăng Đệ mới được vinh hạnh ban cho đổi thành họ Nguyễn, tức họ nhà
chúa. Nguyễn Đăng Đệ sinh năm 1669 và mất năm 1727, cụ tên húy là Viễn,
hiệu Hòa Đức, đỗ Sinh đồ rồi Hương tiến, được bổ làm tri huyện Minh Linh, sau
thăng văn chức thực thụ Ký lục ở chính Dinh cho đến lúc mất. Lý do cơ bản là
vào mùa thu năm Mậu tý (1708), cụ Đăng Đệ được cải sang văn chức, ông là
người ngay thẳng, giỏi ứng đối, thạo việc văn từ, rất được Nguyễn Phúc Chu tin
yêu nên được chúa Nguyễn cho đổi họ Trịnh ra họ Nguyễn là họ nhà chúa, họ
Trịnh đổi thành họ Nguyễn từ đó.

Nhà nghiên cứu Phan Hứa Thụy trong Thơ văn Nguyễn Cư Trinh đã cung
cấp thêm một số thông tin như sau:

Hai câu đối đề năm Bính ngọ thời Thiệu Trị (1846) do cháu mười đời
là Nguyễn Cư Sĩ dâng cúng hiện còn ở nhà thờ họ Nguyễn Đăng ghi rõ:
Sinh vu Hoan châu, thiên vu Ô châu, bồi thực tự tam bách niên y thủy,/

Tích vi Trịnh tính, Kim vi Nguyễn tính, kế thừa kinh thập tứ thế hữu dư.
(Sinh ở châu Hoan, dời đến châu Ô, gầy dựng từ ba trăm năm, như cũ,/
Xưa là họ Trịnh, nay là họ Nguyễn, kế thừa trãi mười bốn thế, có dư).
Nguyễn Cư Trinh con của Nguyễn Đăng Đệ, thuộc phái Đạt Lý của họ

17

Nguyễn Đăng. Họ Nguyễn Đăng có 3 phái: Đơn Thành, Đạt Lý (do lấy tên
hiệu của Trịnh Sử và Trịnh Phú đời thứ 6) và Thuận Đức (tên hiệu của
Nguyễn Đăng Trị đời thứ 7). [58, tr.23]

Theo ghi chép trong Đại Nam liệt truyện tiền biên, ông là con út nhưng gia
phả chép ông đứng hàng thứ 7 trong số 15 con trai và 10 con gái của Nguyễn
Đăng Đệ. Nhà nghiên cứu Phan Hứa Thụy lại khẳng định, “Nguyễn Đăng Đệ có
hai vợ: Nguyễn Thị Luân và Ngô Thị Liên, hai bà sinh được 25 người con, chưa
rõ Nguyễn Cư Trinh con của bà nào, có thể ơng là con út của bà chính chăng”
[58, tr.24].

Nguyễn Cư Trinh có tên húy là Thịnh, tên chữ là Nghi, hiệu là Đạm Am và
Hạo Nhiên, về sau cịn có hiệu là Nghi Biểu, sau được phong tước Nghi Biểu
hầu. Theo gia phả, Nguyễn Cư Trinh sinh vào giờ Dần ngày 12 tháng Giêng
năm Bính Thân (1716) tại làng An Hịa, huyện Hương Trà xứ Thuận Hóa nay
thuộc ngoại thành thành phố Huế. Lúc nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, tương
truyền 11 tuổi đã biết làm thơ. Năm Quý Sửu (1733), Nguyễn Cư Trinh đỗ sinh
đồ liền được bổ chức Huấn đạo. Mùa thu năm Canh Thân (1740), ông đỗ Hương
tiến rồi được chúa Nguyễn Phúc Khoát bổ làm tri phủ Triệu Phong. So với
những người cùng thời, Nguyễn Cư Trinh là người hoạt bát, giỏi biện luận, tính
khí ngay thẳng, có tài quyết đốn, mưu lược nên được triều đình kiêng nể và nhà
chúa trọng dụng, tin tưởng.


Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Cư Trinh gắn chặt chẽ với hành trình Nam
tiến của chúa Nguyễn thế kỉ XVIII. Trong bối cảnh thịnh vượng của Đàng Trong,
chúng ta có thể nhận thấy hai nhân vật tiêu biểu của triều đình ra đi từ vùng
Thuận Hóa, xuất hiện đúng lúc với tài năng trội vượt đã tạo nên sự nghiệp chính
trị lớn ở miền Nam là Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – 1700) xây dựng chính quyền
miền Đông Nam bộ và Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) xác lập và thực thi chủ
quyền miền Tây Nam bộ. Trong Nguyễn Cư Trinh (1716 – 1767) – Quê hương,
thời đại và sự nghiệp, Đỗ Bang đã đánh giá như sau:

Nguyễn Cư Trinh là một danh nhân đất nước tiêu biểu của xứ Đàng
Trong, hiếm có người văn võ song tồn, tài đức trọn vẹn, sáng suốt và dũng
khí trong việc hoạch định kế hoạch cũng như khi đấu tranh tại triều đình và

18

ông đã thành công. Sự nghiệp của ông đã để lại nhiều giá trị về di sản lãnh
thổ, kinh tế, dân sinh, văn hóa, thơ văn, khí chất của kẻ sĩ. Kế sách giữ nước,
trị quốc và mở cõi của ông là bài học vô giá cho muôn đời sau. [5, tr.121].

Có thể nói, Nguyễn Cư Trinh được sinh trưởng trong một gia đình có
truyền thống khoa cử và thành tích qn sự. Đó có lẽ là nguồn cơn quan trọng để
hun đúc nên một Nho tướng Nguyễn Cư Trinh lừng lẫy một thời. Những thành
tích của ơng về chính trị, qn sự được hậu thế rất ghi nhận và đánh giá cao.
Việc tìm hiểu về gia thế và thành tích chính trị của Nguyễn Cư Trinh có ý nghĩa
quan trọng đối với việc tìm hiểu gia trị văn học cũng như đóng góp của ơng đối
với lịch sử Nam tiến của dân tộc chúng ta.

1.1.2. Sự nghiệp văn học

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống nho học lại được đào tạo trong

nền giáo dục phong kiến, Nguyễn Cư Trinh là Nho sĩ chính tơng, là một yếu
nhân xuất thân nơi cửa Khổng sân Trình. Thời đại Nguyễn Cư Trinh sống là thời
suy thoái của chế độ phong kiến nhưng dẫu sao so với họ Trịnh ở Đàng Ngồi
thì họ Nguyễn ở Đàng Trong vẫn cịn ít nhiều hấp lực đối với những nho sĩ có tư
tưởng canh tân đang độ sung sức như Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn
Hữu Kính/ Cảnh,...

Là người có tài văn học lại thạo việc kinh bang tế thế và cầm quân ra trận,
Nguyễn Cư Trinh đã nhuần nhị kết hợp 3 khả năng đó mà làm nên một sự
nghiệp lừng lẫy ở phương Nam giữa thế kỷ XVIII: Vừa mở đất và giữ đất vừa
làm đẹp cho đất phương Nam.

Với tư cách là một tác giả lớn ở Đàng Trong, Nguyễn Cư Trinh sáng tác
khá nhiều, tác phẩm của ông gồm cả hai loại. Về những sáng tác bằng chữ Hán
có Đạm Am thi tập và Hà Tiên thập vịnh. Trong gia phổ họ Nguyễn Đăng, phần
tiểu truyện Nguyễn Cư Trinh, ngoài Đạm Am thi tập còn ghi thêm một tập nữa
là Hạo Nhiên đương văn tập, tập này chưa thấy sách nào nói tới. Về những sáng
tác chữ Nơm ngồi Sãi Vãi, chúng tacịn thấy có Quảng Ngãi thập nhị cảnh (12
bài thơ vịnh cảnh Quảng Ngãi). Thơ chữ Hán của ông cịn có mười bài họa Hà
Tiên thập cảnh vịnh của Mạc Thiên Tứ. Ngồi ra ơng cịn để lại một số thư điều

19

trần gửi chúa Nguyễn và thư đáp lại thư của cha con họ Mạc. Các soạn giả Từ
điển văn học (bộ mới) cho biết:

Tác phẩm của Nguyễn Cư Trinh một phần được Lê Quý Đôn dẫn ra
trong Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục và được Phạm Nguyễn Du chép
trong Nam hành ký đắc tập. Có lẽ số thơ văn chữ Hán được ghi lại trong
các sách trên là một phần của Đạm Am thi tập hiện chưa tìm thấy. [30,

tr.1011].

Thế kỷ XVIII ở nước ta là giai đoạn khủng hoảng của đạo Nho, hiện tượng
lưỡng đầu chế ở Đàng Ngồi (tức vừa có vua Lê, vừa có chúa Trịnh) và sự kiện
Nguyễn Phúc Khốt xưng vương với ý đồ gây dựng giang sơn riêng ở Đàng
Trong đã chứng minh rằng tôn ti trật tự của chế độ phong kiến theo mơ hình
Nho giáo đang từng bước tan rã. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh: “Tầng
lớp thống trị và phần lớn trí thức cả hai miền tiêu biểu cho hạng quân tử đã mất
dần tư cách và phẩm chất so với yêu cầu đặt ra của đạo Nho. Ở Đàng Trong, dù
các chúa Nguyễn trong chừng mực nhất định tỏ ra uyển chuyển nhưng khơng vì
thế mà che giấu được bộ mặt thực của mình” [14, tr.56].

Thơ văn Nguyễn Cư Trinh phản ánh khá đầy đủ tình trạng xã hội ấy, phần
nào cịn cho thấy ơng đã có nhìn ra được thực trạng và tương lai của chế độ mà
ông đang sống và phục vụ. Bàn về giá trị văn chương của Nguyễn Cư Trinh, các
soạn giả bộ Từ điển văn học (bộ mới) cũng khẳng định:

Toàn bộ sự nghiệp văn học của ông gắn với tâm sự và chí khí kinh
bang tế thế, gắn với cuộc đời hoạt động của ông. Một số bài thơ có khí vị
lối thơ biên tái, vừa phấn phát sôi nổi, hùng tráng; vừa lắng động, trầm
tĩnh, bi hồi. Một số bài khác thì lại phản ánh tâm sự cô đơn, phiền muộn
của một người đầy lòng ưu ái, thấy rõ tình hình thối nát của tập đồn
phong kiến Đàng Trong, thấu hiểu cảnh sống cơ cực, đau khổ của người
dân, muốn "bàn nói mưu ngay, lẽ phải, nhưng đều không được theo" (Lê
Quý Đôn) [30, tr.1013]

Một điều đáng tiếc là, cho đến hôm nay, hệ thống tác phẩm của Nguyễn Cư
Trinh chưa thật sự được quan tâm sưu tầm đầy đủ, số tác phẩm được lưu truyền
của ông là nhờ công sưu tầm của Lê Quý Đôn, Phạm Nguyễn Du, Phan Thanh


20


×