Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh đắk nông (2004 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN TỒN

GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Ở TỈNH ĐẮK NÔNG (2004 – 2020)

Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương. Các số liệu, thống kê, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Ngồi ra luận văn cịn có sự kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu của những tác
giả đi trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.

Quy Nhơn, ngày 23 tháng 10 năm 2023.
Tác giả luận văn

Nguyễn Toàn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................5
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.........................................................5
6. Đóng góp của đề án .............................................................................................7
7. Cấu trúc của đề ấn: ..............................................................................................7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐẮK
NÔNG TRƯỚC NĂM 2004 .......................................................................................9
1.1. Khái quát về tỉnh Đắk Nông .............................................................................9

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư ..........................................................................11
1.1.3. Đặc điểm kinh tế.......................................................................................12
1.1.4. Truyền thống văn hóa Đắk Nơng .............................................................13
1.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông trước năm 2004.13
1.2.1. Giáo dục THPT Đắk Nông từ năm 1975 đến năm 1986 ..........................13
1.2.2. Giáo dục THPT Đắk Nông từ năm 1986 đến năm 2004 ..........................14
Tiểu kết chương 1: ....................................................................................................28
Chương 2. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2004
ĐẾN NĂM 2010 .......................................................................................................30
2.1. Chủ trương phát triển giáo dục tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2004 – 2010 30
2.2. Giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông từ năm 2004 đến năm 2010 .33
2.2.1. Quy mô trường lớp ...................................................................................34
2.2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị.................................................................35
2.2.3. Đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý ......................................................39
2.2.4. Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục .............................................44


2.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục ................................................................52
Tiểu kết chương 2......................................................................................................58
Chương 3. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẮK NÔNG TỪ NĂM 2011
ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................................60

3.1. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2011 – 2020 ...60
3.2. Sự phát triển của giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông từ năm 2011
đến năm 2020.........................................................................................................64

3.2.1. Quy mô trường lớp ...................................................................................64
3.2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị.................................................................68
3.2.3. Đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý ......................................................72
3.2.4. Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục .............................................78
3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục ................................................................82
Tiểu kết chương 3......................................................................................................84
KẾT LUẬN ...............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................91
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BC Bán công
CB Cán bộ
CBQL Cán bộ quản lí
CNTT Công nghệ thông tin
CNH-HĐH Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
DL Dân lập
DTNT Dân tộc nội trú
GD Giáo dục

GD-ĐT Giáo dục – đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
TDTT Thể dục thể thao
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
XHHGD Xã hội hóa giáo dục

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Qui mô học sinh THPT từ 1989-2000 ......................................................14
Bảng 1.2: Quy mô phát triển trường, lớp cấp THPT từ 1986-2004..........................17
Bảng 1.3: Số lượng giáo viên THPT qua các năm học. ............................................20
Bảng 1.4: Tỷ lệ GV đạt chuẩn ở các cấp (%)............................................................21
Bảng 2.1. Quy mơ học sinh THPT............................................................................34
Bảng 2.2: Tình hình phát triển trường lớp giai đoạn 2000-2010: .............................35
Bảng 2.3: Số lượng và tỉ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn (2004-2010). ......................39
Bảng 2.4. Số học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh 45
Bảng 2.5: Tỉ lệ xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS THPT từ 2004-2010...............46
Bảng 2.6: Tỉ lệ HS THPT bỏ học qua các năm (2004-2010)....................................48
Bảng 2.7: Tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT giai đoạn 2004-2010......................................48
Bảng 2.8: Hiệu quả đào tạo giai đoạn 2004-2010.....................................................51
Bảng 3.1. Quy mô học sinh THPT............................................................................67
Bảng 3.2. Số lượng giáo viên phổ thông (2010 -2020).............................................74
Bảng 3.3. Tỷ lệ thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 2010 đến năm 2020 ...................81

1

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông được nhìn nhận
là mợt bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là “bản lề”, vừa là “xương sống”
của tồn bợ q trình hình thành và phát triển nhân cách của ĺưa tuổi nhi đồng, thiếu
niên và thanh niên, giúp các em từ bứơc đi chập chững, từ nhận biết đơn sơ lên nắm
bắt được nhiều kiến th́ưc cơ bản về văn hóa chữ, văn hóa làm người và định hứơng
được c̣c sống của mình là phục vụ đất nứơc và dân tộc. Do vậy từ ngày nứơc nhà
được độc lập đến nay sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông đã đạt được những
thành tựu to ĺơn trên các lĩnh vực: Quy mô không ngừng được m̉ơ rộng; chất lượng
ngày một được nâng cao và từng bứơc đáṕ ưng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân
lực cho sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nứơc. V́ơi vị trí và vai
trị to ĺơn đó, Nghị qút của Bợ Chính trị về cải cách giáo dục lần th́ư 3 (năm 1979)
đã chỉ rõ: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nứơc, là śưc mạnh tương
lai của một dân tộc. Nó đặt cơ s̉ơ vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Bước vào thế kỷ XXI, để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu hội nhập
quốc tế giáo dục đào tạo cần phải đổi mới. Đổi mới giáo dục cần thực hiện đồng bộ
với nhiều nội dung quan trọng và cần thiết nhất là đội ngũ giáo viên. Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ XI(2011) đã xác định: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hố và hội nhập quốc
tế. Trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt”. Nghị quyết 29-NQ/TW (2013) “về đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế” cũng đã nêu rõ: Giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; Đổi mới căn bản, toàn diện
GĐ-DDT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi; từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến
mực tiêu, nội dung, phương pháp; Cơ chế chặt chẽ, chính sách phát triển GĐ-ĐT là


2

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Phát triển giáo dục đào tạo
phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc. Đổi mới hệ
thống GD-ĐT theo hướng linh hoạt …... Thực hiện chủ trương đó trên cả nước, đã
triển khai đổi mới đồng bộ về giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH và
hội nhập quốc tế.

Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông với những lợi thế
về vị trí địa lý có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực
Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn
Campuchia, là nguồn động lực để Đắk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong
tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

Để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đắk Nông chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tiếp tục
hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo hướng chuẩn hóa của quốc gia;
bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách giáo dục địa phương
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông.

Ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển
mạnh, tồn diện cả về quy mơ, số lượng và chất lượng. Quy mô giáo dục, mạng lưới
trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông được quy hoạch, phát triển hợp lý,
đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo
vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh. Việc đầu tư cho giáo dục và
cơ cấu tài chính cịn chưa hợp lý, chưa đáp ứng u cầu triển khai thực hiện Chương
trình giáo dục phổ thơng mới.


Nghiên cứu về quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông từ
năm 2004 đến năm 2020, chúng ta có thể thấy những thành tựu đạt được và cả những
hạn chế, từ đó rút ra được những nguyên nhân của những hạn chế và bài học kinh
nghiệm cho sự phát triển giáo dục THPT tỉnh Đắk Nông. Đây là một yêu cầu cấp thiết
để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực cho sự đổi mới và tiếp tục phát triển sự

3

nghiệp giáo dục Trung học phổ thơng nói riêng và sự nghiệp giáo dục – đào tạo tỉnh
nhà nói chung trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan
trọng vào việc phát triển nền giáo dục và đào tạo của đất nước.

Với những ý nghĩa và mục đích đó, chúng tơi chọn đề tài: “Giáo dục Trung
học phổ thông ở tỉnh Đắk Nông từ năm 2004 đến năm 2020” làm đề tài nghiên
cứu đề án thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông là một đề tài mới mẻ. Vì vậy, các cơng
trình nghiên cứu về nó khơng nhiều, thường các tác giả chỉ phác họa vài nét về giáo
dục Trung học phổ thông Đắk Nông khi đề cập đến giáo dục - đào tạo nói chung của
tỉnh, cụ thể có các cơng trình nghiên cứu sau:

“Địa chí Đắk Nơng” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm
2012. Đây là một cơng trình nghiên cứu tổng hợp, có quy mơ lớn về lịch sử, kinh tế,
văn hóa, xã hội, các đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Nơng. Trong phần thứ tư nói về
văn hóa xã hội, ở chương mười các tác giả có đi vào nghiên cứu lịch sử giáo dục Đắk
Nông bắt đầu từ khi thành lập tỉnh.

“Lịch sử giáo dục Đắk Nông 1945 – 2005”, do Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Đắk

Nông chỉ đạo nghiên cứu và đã được nghiệm thu tháng 1/2010. Sách nghiên cứu đã
đề cập đến giáo dục Đắk Nông từ thế kỉ XX đến năm 2005. Đó là một chặng đường
lịch sử khá dài để định hình và kiến tạo nên nền giáo dục Đắk Nơng. Trong cái nền
chung đó, các tác giả đã nhắc đến mảng giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông
song cũng chỉ dừng lại ở mức khái qt.

Ngồi các cơng trình nghiên cứu khoa học nói trên thì Sở giáo dục – đào tạo Đắk
Nơng cũng có các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết theo từng giai đoạn,
kỷ yếu thi đua… có đề cập đến giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông trong giai
đoạn 2004 – 2020, cụ thể như sau:

“Báo cáo tổng kết” hàng năm từ năm học 2004 -2005 đến năm học 2019 – 2020.
Trong lúc Sở giáo dục – đào tạo đã nêu lên những kết quả đạt được và những mặt tồn
tại, hạn chế của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng nói chung. Giáo dục Trung

4

học phổ thông Đắk Nông được nhắc đến với những thành tựu cũng như hạn chế theo
từng năm thông qua những số liệu thống kê cụ thể.

Cuốn “Kỷ yếu thi đua – 10 năm xây dựng và phát triển ngành giáo dục”, từ 2004
– 2013. Sở Giáo dục - đào tạo đã tổng kết phong trào thi đua trong 10 năm đổi mới
của ngành giáo dục - đào tạo Đắk Nông theo từng cấp học trong đó có cấp Trung học
phổ thơng. Kỷ yếu có nhắc đến số lượng và chất lượng học sinh Trung học phổ thơng
Đắk Nơng có sự biến thiên theo từng năm. Ngồi ra, thơng qua các bản báo cáo tham
luận của các nhà giáo, các cấp quản lý giáo dục, kỷ yếu đã làm nổi bật được những
thành tựu đạt được của giáo dục Đắk Nơng nói chung và giáo dục Trung học phổ
thơng nói riêng trong 10 năm sau khi tái lập tỉnh.

“Tổng kết công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học năm 2004 – 2010”, báo

cáo này nêu lên tình hình thực hiện công tác xây dựng cơ sở vật chất cho các cấp học
từ năm 2004 đến 2010: xây dựng, tu sửa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, sách giáo
khoa,…Báo cáo còn nêu lên những mặt đạt được và những tồn tại cần khắc phục
trong công tác xây dựng cơ sở vật trường học.

“Quy hoạch phát triển ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2004 -2010 và định
hướng đến năm 2020 tỉnh Đắk Nông” của sở Giáo dục - đào tạo Đắk Nông. Đây là
bản luận chứng khoa học về quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp
phát triển hệ thống giáo dục đào tạo các cấp, trong đó đặc biệt chỉ rõ yêu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển lực lượng giáo viên ở các cấp, phân bố
hệ thống cơ sở vật chất của giáo dục đào tạo theo các bước đi thích hợp đáp ứng yêu
cầu phát triển toàn diện con người và phát triển kinh tế xã hội.

Nhìn chung các cơng trình nêu trên ít nhiều có đề cập đến giáo dục Trung học
phổ thông Đắk Nông, đây là nguồn tài liệu cần thiết, giúp chúng tơi nghiên cứu, hồn
thành đề tài. Tuy vậy, chưa có cơng trình nào tập trung nghiên cứu q trình phát
triển giáo dục Trung học phổ thơng Đắk Nông từ khi thành lập tỉnh (2004 đến năm
2020) một cách tồn diện và có hệ thống.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Đắk
Nông từ năm 2004 đến năm 2020.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: đề tài tìm hiểu về giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông.
Về mặt thời gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài từ năm 2004 đến năm 2020.

Tuy nhiên luận văn vẫn dành một phần để khái qt về tình hình giáo dục Đắk
Nơng trong đó có giáo dục Trung học phổ thông trước năm 2004 nhằm tạo một cái
nhìn liên tục về quá trình phát triển của giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông.
Về nội dung: nghiên quá trình phát triển và sự chuyển biến của giáo dục Trung
học phổ thông ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2004 – 2020.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ sự phát triển và chuyển biến trong giáo dục
trung học phổ thông tỉnh Đắk Nơng giai đoạn 2004 - 2020. Qua đó, thấy được những
hạn chế, cũng như nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại và rút ra bài học kinh
nghiệm cho quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông trong hiện tại và tương
lai.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề án tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau đây:
Một là – Khái quát và hệ thống về giáo dục Trung học phổ thơng tình Đắk Nơng
trước năm 2004.
Hai là – Khơi phục có hệ thống và tồn diện về q trình phát triển và chuyển
biến của giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2004 – 2020.
Ba là – Rút ra một số nhận xét về GD THPT Đắk Nông trong giai đoạn 2004-2020.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

6

5.1. Nguồn tài liệu
Để hồn thành cơng trình nghiên cứu , chúng tôi tiếp cận và sử dụng các nguồn
tư liệu sau :
- Nguồn tư liệu là các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về giáo dục nói chung và

giáo dục Trung học phổ thơng nói riêng được khai thác chủ yếu từ các Văn
kiện Đảng, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, của

Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.
- Nguồn tài liệu viết về địa phương Đắk Nơng có đề cập đến giáo dục.
- Nguồn tư liệu có nội dung đề cập trực tiếp đến giáo dục Trung học phổ thông
Đắk Nông từ 2004 đến 2020 mà Sở giáo dục – đào tạo Đắk Nông cung cấp
thông qua các báo cáo tổng kết, kỷ yếu thi đua.
- Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Nông hằng năm từ 2004 – 2020.
- Ngồi ra, cịn có tư liệu và kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu
của các tác giả đi trước, về giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông.
Tác giả kế thừa các nguồn tư liệu trên, đồng thời tìm hiểu, bổ sung thêm qua thu
thập tài liệu, hoạt động điền dã để từ đó trình bày một cách có hệ thống , tồn diện
về giáo dục Trung học phổ thơng Đắk Nông từ năm 2004 đến năm 2020.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề án dựa trên nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, dựa trên quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về vấn đề giáo dục.
Để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra, tác giả kết hợp phương pháp lịch sử và
phương pháp logic được coi là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu đề tài. Bên
cạnh đó, Tác giả cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp
định lượng toán học, phương pháp khảo sát điền dã…,với phương pháp định lượng ở
những thông tin qua thống kê số liệu về giáo viên, học sinh, trường lớp, quản lý, đào
tạo… ở các trường qua từng năm. Phương pháp so sánh lịch sử cũng được vận dụng
để làm sáng tỏ sự phát triển giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông qua từng giai
đoạn lịch sử cụ thể.

7

Với những phương pháp vận dụng trong nghiên cứu nêu trên sẽ làm phong phú
và tăng độ tin cậy đối với nguồn tư liệu, hoàn thành được cơng trình nghiên cứu, tái
tạo bức tranh tổng thể về giáo dục Trung học phổ thông Đắk Nông 2004-2020, từ đó

góp phần làm sáng tỏ hơn chặng đường phát triển của giáo dục – đào tạo tỉnh Đắk
Nơng.
6. Đóng góp của Đề án

6.1. Về mặt khoa học
Trên cơ sở các nguồn tư liệu, đề án khôi phục bức tranh lịch sử giáo dục Trung
học phổ thông Đắk Nông 2004-2020 một cách hệ thống và toàn diện.
Làm rõ q trình phát triển của GD THPT Đắk Nơng với những thành tựu và cả
những hạn chế, tồn tại trong giai đoạn 2004-2010.
Trên cơ sở nghiên cứu về GD THPT Đắk Nông, rút ra một số nhận xét, bài
học kinh nghiệm và đưa ra những giải phát để phát triển GD THPT Đắk Nông giai
đoạn tiếp
. Đồng thời bổ sung tư liệu trong việc nghiên cứu lịch sử giáo dục Đắk Nông nói
riêng, lịch sử giáo dục Trung học phổ thơng cả nước nói chung trong thời kì đổi mới
đất nước.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề án hồn thành, góp phần làm cơ sở để các cấp ủy Đảng, Nhà nước đề ra chính
sách phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở Đắk Nông nói riêng và cả nước nói
chung trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới hiện nay. Kết quả của luận văn
còn là nguồn tài liệu để tuyên truyền về giáo dục cho các tầng lớp nhân dân ở Đắk
Nơng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.
7. Cấu trúc của đề án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề án
được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông trước năm
2004

8

Chương 2: Giáo dục trung học phổ thông Đắk Nông từ năm 2004 đến năm 2010

Chương 3: Giáo dục trung học phổ thông Đắk Nông từ năm 2011 đến năm 2020

9

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH

ĐẮK NÔNG TRƯỚC NĂM 2004 (20 trang)

1.1. Khái quát về tỉnh Đắk Nông
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đắk Nông là tỉnh được tái lập năm 2004. Vị trí địa lý Đắk Nơng nằm ở phía
tây nam của Tây Ngun, là cửa ngõ giao thông giữa các tỉnh Tây Nguyên với thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đơng Nam Bộ. Đắk Nơng có 8 đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm thành phố Gia Nghĩa; 7 huyện: Đắk R’Lấp, Tuy Đức, Đắk Song, Đắk
GLong, Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô; với 71 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường,
5 thị trấn và 60 xã.

Bản đồ hành chỉnh tỉnh Đắk Nông

10

Với vị trí địa lý và độ cao địa hình đặc thù của vùng Tây Ngun, Đắk Nơng
thuộc vùng khí hậu kiểu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm có hai mùa khô và
mưa phân biệt rõ ràng, mùa mưa trùng với mùa hạ ấm áp. Đắk Nơng có diện tích tự
nhiên là 651.561 ha. Tài nguyên đất đỏ baza 393.154 ha, chiếm tới 60,34% diện tích
đất tự nhiên của Đắk Nơng. Nhóm đất đỏ bazan phân bố rộng và tập trung nhiều ở
địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’Lấp rất thích hợp cho phát triển các
loại cây cơng nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, tiêu, điều.


Đắk Nông có mạng lưới sơng suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều
kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng các
công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh. Các sơng chính
chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sông Sêrêpok; Sông Krông Nô; Hệ thống suối đầu nguồn
sơng Đồng Nai. Sơng Đồng Nai dịng chảy chính khơng chảy qua địa phận Đắk Nơng
nhưng có nhiều sơng suối thượng nguồn.

Trên địa bàn tỉnh cịn có nhiều hồ, đập vừa có tác dụng giữ nước vừa là tiềm
năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, hồ Trúc, hồ Ea T'Linh, hồ Đắk Rông v.v.

Mạng lưới sông suối, hồ ao dày đặc đó rất thuận tiện cho việc xây dựng các
cơng trình thủy lợi, thuỷ điện nhỏ, cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt
dân cư. Sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng có tiềm năng thủy điện dồi dào. Ngoài
ra, mạng lưới suối nhỏ trên khắp địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện
nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các buôn làng vùng cao khó khăn trong việc
xây dựng điện lưới..

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 294.476 ha, độ che phủ tồn tỉnh đạt 45%.
Rừng tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùng núi cao,
có tác dụng phịng hộ đầu nguồn, chống xói mịn, bảo vệ môi sinh.

Rừng tự nhiên ở Đắk Nơng có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa
dạng. Rừng phát triển tốt, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ q và cây
đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Trong rừng cịn nhiều động vật
quí hiếm như voi, gấu, hổ v.v. được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới;
có nhiều loại dược liệu q là nguồn ngun liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh

11


trong y học dân tộc. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, Tà Đùng có những
khu rừng nguyên sinh với nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du lịch
hấp dẫn.

1.1.2. Đặc điểm lịch sử, dân cư
Đắk Nông có tốc độ gia tăng dân số khá nhanh, năm 2004 dân số của tỉnh mới

là 385.800 người, năm 2010 đã đạt khoảng 513.000 người và dân số tính đến ngày
1/4/2019 của tồn tỉnh là 622.168, trong đó dân số thành thị: 97.040 người, chiếm
15,04%; dân số nông thôn: 548.361 người, chiếm 84,96%; dân số nam: 330.108
người, chiếm 51,15%; dân số nữ: 315.293 người, chiếm 48,85%[13, tr.13-15]. Dân
cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở
các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những
vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.

Đắk Nơng là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống.
Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng.
Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác
chiếm tỷ lệ nhỏ.

Thời Pháp thuộc năm 1893, người Pháp toàn quyền cai trị vùng cao nguyên
Trung phần, trong đó có khu vực nay là tỉnh Đắk Nông. Hệ thống hành chính thực
dân tập trung ở Đắk Mil và Đắk Song. Trong thời gian từ năm 1912 đến năm 1936,
tại khu vực cao nguyên M'Nông đã diễn ra cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô kéo dài
chống lại thực dân Pháp do thủ lĩnh người dân tộc M'Nông là N'trang Lơng lãnh đạo.
Năm 1940, bên cạnh nhà tù Buôn Ma Thuột, Pháp cho xây dựng Ngục Đắk Mil (Nay
thuộc huyện Đắk Mil).

Khu vực này năm 1946 thuộc Xứ Thượng Nam Đông Dương rồi đến năm 1950
thì gom vào Hồng triều Cương thổ trước khi đơn vị này bị xóa bỏ năm 1955 dưới

chính thể Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1959, khu vực Nâm Nung trở thành khu căn
cứ của lực lượng cách mạng.

Tháng 1 năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hịa thành lập tỉnh Quảng Đức
trên cơ sở tách gần như toàn bộ quận Đắk Song (trừ tổng Đắk Lao ở phía bắc) và một

12

phần quận Lăk từ tỉnh Darlac (Đắk Lắk), cùng với một phần nhỏ tỉnh Phước Long và
tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh lị đặt tại Gia Nghĩa. Địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức, về cơ
bản giống như địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay (trừ huyện Cư Jút hiện nay khi đó thuộc
quận Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac), được chia làm 3 quận: Đức Lập, Kiến Đức, Khiêm
Đức và khu hành chính Đức Xuyên. Tháng 12 năm 1960, Chính quyền Cách mạng cũng
đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức, giữa năm 1961, tỉnh Quảng Đức do khu VI trực
tiếp chỉ đạo. Đầu năm 1962, Chính quyền Cách mạng quyết định giải thể tỉnh Quảng
Đức, chuyển Đức Lập, Đức Xuyên nhập về tỉnh Đắk Lắk, Kiến Đức nhập về tỉnh Phước
Long, Khiêm Đức nhập về tỉnh Lâm Đồng.

Sau thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tháng 5 tháng 1975, tỉnh
Quảng Đức được tái lập lại. Tháng 11 năm 1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh
Đắk Lắk. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số
22/2003/QH11 chia tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nơng. Khi tách ra,
tỉnh Đắk Nơng có 6 đơn vị hành chính gồm 6 huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Nông,
Đắk R'lấp, Đắk Song, Krông Nô. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Gia Nghĩa, huyện Đắk Nông.

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, chia huyện Đắk Nông thành thị xã Gia Nghĩa (thị
xã tỉnh lị tỉnh Đắk Nông) và huyện Đắk Glong.

Ngày 22 tháng 11 năm 2006, chia huyện Đắk R'lấp thành 2 huyện: Đắk R'lấp
và Tuy Đức.


Ngày 1 tháng 1 năm 2020, chuyển thị xã Gia Nghĩa thành thành phố Gia Nghĩa.
Hiện nay tỉnh Đắk Nơng có 1 thành phố và 7 huyện.

1.1.3. Đặc điểm kinh tế
Sau năm 1975, các cấp Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn Đắk Nông vững tin

bước vào xây dựng quê hương trong hồ bình. Với điều kiện tự nhiên, có diện tích
đất nơng nghiệp rộng với hơn 100 nghìn ha, Đắk Nơng có tiền đề thuận lợi để phát
triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, nền kinh tế của Đắk Nông
tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, nên đời sống các tầng lớp dân cư ở thành thị và
nông thôn ngày càng được cải thiện. Thu nhập của các tầng lớp dân cư cả hai khu vực

13

thành thị và nơng thơn đều tăng, nhưng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông
thôn tăng nhanh hơn khu vực thành thị.
1.1.4. Truyền thống văn hóa Đắk Nơng

Vùng đất Đắk Nơng có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc
đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền
miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc
nhà sàn, nhà rơng và tượng nhà mồ cịn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.

Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả
vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện
Lăk - Đắk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm
về trước, đàn T'rưng, đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ

được tham dự những lễ hội độc đáo cịn ngun chất dân gian. Trong lễ hội, cả bn làng
cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.

Đắk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc
tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh
cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tơn giáo, tín ngưỡng cũng vơ cùng phong phú.

Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đắk Nơng cịn có rất nhiều tín ngưỡng để tơn
thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần
Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ
mừng mùa, Lễ bỏ mả .v.v. phong phú và đặc sắc.
1.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông trước năm 2004
1.2.1. Giáo dục THPT Đắk Nông từ năm 1975 đến năm 1986

Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đất nước bước
vào thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là
thuận lợi cơ bản và là nguồn động lực tinh thần để Đảng bộ, nhân dân trên địa bàn
Đắk Lăk nói riêng cùng cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là phải ổn định xã hội, nâng cao trình độ
dân trí, đào tạo cán bộ có trình độ văn hóa, trình độ quản lý.

14

Dưới thời Mỹ- chính quyền Sài Gịn, tồn tỉnh Đắk Lăk có khoảng 30.000 học
sinh, trong đó có gần 10.000 học sinh học trong các trường tư thục. Ngay sau giải
phóng cùng với việc chuẩn bị chu đáo cho việc khai giảng năm học 1975-1976, tỉnh
tiến hành cơng lập hố các trường tư và mở rộng hệ thống trường các cấp đến các
vùng kinh tế mới, vùng nông thôn tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc đi
học. Năm học 1976-1977, trên địa bàn Đắk Lăk có gần 20 nghìn học sinh các cấp.
Bên cạnh hệ phổ thơng, tỉnh cịn thành lập các trường bổ túc văn hố và đẩy mạnh

phong trào bình dân học vụ.

Cùng với những chuyển biến về kinh tế, sự nghiệp văn hố, giáo dục có bước
phát triển đáng kể. Đến những năm cuối thập kỷ 70, toàn tỉnh cơ bản xố xong nạn
mù chữ. Ở huyện Đắk Nơng, năm học 1978-1979, trường cấp III có 3 lớp với 100 học
sinh; Tại huyện Đắk Mil, năm học 1978-1979, học sinh các cấp đều tăng. Tuy nhiên,
công tác giáo dục của huyện Đắk Mil, vẫn còn một số hạn chế. Cơ sở vật chất trường,
lớp, đồ dùng dạy học ở các vùng sâu, vùng xa còn nghèo nàn. Tỷ lệ bỏ học của học
sinh các dân tộc thiểu số còn cao [ 37, tr.50].

1.2.2. Giáo dục THPT Đắk Nông từ năm 1986 đến năm 2004

1.2.2.1. Qui mô học sinh

Giai đoạn 1986 – 2004, hằng năm số lượng học sinh THPT tăng mạnh bởi tỉ lệ học
sinh trong độ tuổi đến trường THPT cao nên quy mô học sinh hằng năm tăng nhanh.

Bảng 1.1: Qui mô học sinh THPT từ 1989-2000

Năm 1986-1987 1992-1993 1998-1999 2003-2004

Số HS 3.377 5.628 10.835 21.319

Tỉ lệ lớp/phòng 1,28 1,25 1,24 1,43

Tỉ lệ HS/lớp 32,54 35,4 42,65 46,65

Tỉ lệ GV/lớp 2,55 2,65 2,12 1,65

Nguồn: Sở GD-ĐT Đắk Lăk, Báo cáo tổng kết các năm học 1986-2004.


Trong những năm đầu sau đổi mới, số học sinh THPT tăng gấp 2 lần. Tổng số
học sinh THPT trong 18 năm từ 1986-2004 đã tăng từ 3.377 học sinh lên 21.319 học


×