Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THÁI THIỆN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2023

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THÁI THIỆN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 834.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân

Đà Nẵng - Năm 2023



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 5
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 6

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
......................................................................................................................... 13
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI............................................. 13

1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại....................................................................................................... 13

1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại....................................................................................................... 15

1.1.3. Đối tƣợng và phân loại cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
của NHTM....................................................................................................... 17

1.1.4. Vai trò cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại....................................................................................................... 19
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................ 22


1.2.1. Phân tích bối cảnh kinh doanh và mục tiêu kinh doanh ............... 23
1.2.2. Tổ chức hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh ....... 24

1.2.3. Các hoạt động triển khai cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh
của ngân hàng.................................................................................................. 26

1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh của Ngân hàng thƣơng mại................................................................... 30
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐÔNG CHO VAY KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CÁC NHTM.................................. 35

1.3.1. Các yếu tố bên ngoài ..................................................................... 35
1.3.2. Các yếu tố bên trong ..................................................................... 36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ...................................................... 41
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG............................................................................. 41
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng TMCP Công
thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. ........................................................ 41
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................ 42
2.1.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 43
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2019-
2021 ................................................................................................................. 46
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM -
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ............................................................................... 49
2.2.1. Mục tiêu cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh giai đoạn 2019-
2021 ................................................................................................................. 49

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng ................. 51

2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh ........ 61
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .................................................................. 68

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh ............................................................................................................... 68

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà
Nẵng ................................................................................................................ 69
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 74
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
......................................................................................................................... 75
3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG . 75

3.1.1. Định hƣớng chung hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng................................................ 75

3.1.2. Định hƣớng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng ................. 76
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.......................... 78

3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam -
Chi nhánh Đà Nẵng ......................................................................................... 78

3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ..... 95

3.2.3. Khuyến nghị với ngân hàng nhà nƣớc .......................................... 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KHCN Khách hàng cá nhân

KHCNKD Khách hàng cá nhân kinh doanh

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc

NHTM Ngân hàng thƣơng mại

VietinBank Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

VietinBank - CN Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi

Đà Nẵng nhánh Đà Nẵng


TMCP Thƣơng mại cổ phần

CB Cán bộ

QHKH Quan hệ khách hàng

HTTD Hỗ trợ tín dụng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Đà Nẵng ............................ 46
Bảng 2.2. Dƣ nợ cho vay theo thời gian tại Chi nhánh Đà Nẵng ................... 47
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của VietinBank Đà Nẵng ............................... 48
Bảng 2.4. Số lƣợng lao động của VietinBank - CN Đà Nẵng từ năm 2019 –

2021................................................................................................. 52
Bảng 2.5. Bảng tỷ lệ trích lập dự phòng tại VietinBank CN Đà Nẵng ........... 60
Bảng 2.6. Thị phần cho vay KHCNKD năm 2019-2021................................ 61
Bảng 2.7. Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhận kinh doanh của Ngân hàng

Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (2019 – 2021) ......... 62
Bảng 2.8. Số lƣợng KHCNKD năm 2019-2021 theo ngành nghề.................. 63
Bảng 2.9. Đánh giá “Sản phẩm cho vay” của VietinBank – CN Đà Nẵng .... 64
Bảng 2.10: Đánh giá “Nhân viên” của VietinBank – CN Đà Nẵng ............... 65
Bảng 2.11: Đánh giá “Cơ sở vật chất” của VietinBank – CN Đà Nẵng......... 65
Bảng 2.12: Đánh giá “Sự hài lòng” đối với VietinBank – CN Đà Nẵng........ 66
Bảng 2.13. Thực trạng nợ xấu cho vay KHCNKD năm 2019-2021............... 66

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức VietinBank Đà Nẵng.......................................... 45

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hƣớng phát triển chung của lĩnh vực Ngân hàng, các
NHTM Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của mình theo
hƣớng tăng tỷ trọng tín dụng giúp phát triển nền kinh tế, mang lại nguồn thu
chủ yếu và là hoạt động mũi nhọn của mỗi Ngân hàng.
Cá nhân là đơn vị cấu thành nên toàn xã hội, là nơi cung cấp nguồn lao
động cũng nhƣ các nguồn lực vật chất khác cho xã hội. Cho vay đối với
khách hàng cá nhân kinh doanh là việc các NHTM thực hiện hoạt động cho
vay đối với đối tƣợng là các cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ mục đích
sản xuất kinh doanh. Trƣớc tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp đã ảnh
hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nƣớc nói chung và Thành phố Đà Nẵng
nói riêng. Trong bối cảnh cần “chung sống” an tồn với dịch, bám sát chỉ đạo
của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc là vừa chủ động, quyết liệt phòng,
chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, đồng thời, phải duy trì và phát triển
các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, việc triển khai cho vay
khách hàng cá nhân kinh doanh tại VietinBank nói chung và VietinBank CN
Đà Nẵng nói riêng là một nhiệm vụ đặt ra hàng đầu của đơn vị, định hƣớng
tăng tỷ trọng phân khúc bán lẻ, đa đạng hóa danh mục và ƣu tiên tín dụng cho
sản xuất kinh doanh. Qua đó, tốc độ tăng trƣởng cho vay phân khúc khách
hàng cá nhân năm 2021 đã tăng 19,1% so với năm 2020. Tỷ lệ cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh năm 2021 tăng 0,9% so với thời điểm cuối năm
2020, đạt 61,6% trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân. Tuy bƣớc đầu
đạt đƣợc một số kết quả nhƣng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh vẫn chƣa triển khai một cách hiệu quả, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

Do vậy, rất cần thiết sự nghiên cứu chuyên sâu về cho vay khách hàng cá

2

nhân kinh doanh tại đơn vị để đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt
động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh.

Là cán bộ tín dụng của VietinBank CN Đà Nẵng, phụ trách cơng tác cho
vay và quản lý cho vay cá nhân nên hoàn thiện hoạt động cho vay đối với
khách hàng cá nhân là điều tơi rất quan tâm. Vì vậy, khi học tập và nghiên
cứu chƣơng trình cao học Tài chính Ngân hàng tại Trƣờng Đại học kinh tế Đà
Nẵng, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà
Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn vận dụng những kiến thức
lý luận vào phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh, qua đó hồn thiện hơn cơng việc đang đảm nhận.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích thực trạng hoạt động
cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, đánh giá những kết quả đạt
đƣợc và hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện hoạt
động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba nội dung chính sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng

cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021, từ đó đúc kết những kết quả, những
hạn chế từ thực trạng này.

3

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay đối
với cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn sắp tới.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu chung và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ tập
trung giải quyết các câu hỏi nhƣ sau:
- Tính đặc thù của cho vay cá nhân kinh doanh là gì? Hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM bao hàm những nội dung
nào? Các tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh là gì?
- Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng nhƣ thế nào? Có
những kết quả, những hạn chế gì?
- Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng cần
phải làm gì để hồn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh trong thời gian tới?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tồn bộ tình hình thực tiễn liên quan đến hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công
thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
Cụ thể, đề tài sẽ tiến hành hoạt động thu thập, đánh giá thông tin và
thẩm định cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân, quản lý khoản vay,
thu hồi nợ vay và xử lý thu hồi vốn vay khi xảy ra rủi ro của khoản vay tại

các bộ phận tại chi nhánh.
Ngồi ra, đề tài cịn nghiên cứu nhu cầu và khảo sát đánh giá về chất
lƣợng dịch vụ của khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

4

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá đến hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công
thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó đƣa ra các khuyến nghị nhằm
hồn thiện hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Chi
nhánh Đà Nẵng.
+ Phạm vi về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
- Chi nhánh Đà Nẵng.
+ Phạm vi về thời gian: Những vấn đề liên quan đến cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh tại chi nhánh trong khoảng thời gian từ năm 2019-
2021, khuyến nghị định hƣớng đến năm 2025.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong luận văn này, dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Dữ liệu thứ cấp đƣợc
thu thập từ báo cáo, tài liệu, số liệu thống kê của Ngân hàng TMCP Công
thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Các dữ liệu này đƣợc thu thập nhằm
làm rõ đặc điểm, tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh cũng
nhƣ thực trạng hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh tại VietinBank Đà Nẵng trong những năm vừa qua.
Bên cạnh đó, tác giả cịn tham khảo các tài liệu từ Internet, văn bản pháp
luật, các giáo trình, sách, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan đến hoạt

động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại các NHTM. Từ đó, tác giả
hệ thống hóa nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc tiếp cận, phân tích và
giải quyết vấn đề cụ thể đối với trƣờng hợp nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

5

- Phƣơng pháp thu thập Dữ liệu sơ cấp
Đƣợc thu thập từ phỏng vấn trực tiếp dƣới dạng các câu hỏi, phiếu điều
tra. Phỏng vấn lãnh đạo phụ trách tín dụng, các trƣởng phó phịng KHCN,
chun viên tín dụng lâu năm nhiều kinh nghiệm phụ trách mảng cho vay
KHCN nhằm mục đích tìm hiểu thêm thơng tin về hoạt động cho vay đối với
KHCN, ví dụ cách tiếp cận khách hàng, cách thu thập hồ sơ, cách quản lý
kiểm soát khách hàng sau khi cho vay,… Mục đích nhằm để tìm hiểu rõ hơn
những thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn hoạt động cho vay của chuyên
viên tín dụng trực tiếp quản lý mà các tài liệu nghiên cứu không thể cung cấp,
nắm bắt tình hình hoạt động của ngân hàng, KHCN vay vốn tại NHCT. Ngoài
ra, để làm rõ hơn tình hình hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh thì đề tài
cần thu thập thêm dữ liệu sơ cấp nhƣ lấy ý kiến từ dữ liệu bên ngoài ngân
hàng đặc biệt hƣớng đến đối tƣợng là khách hàng trực tiếp giao dịch tại ngân
hàng.
- Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu:
Từ các số liệu thống kê, tác giả thực hiện xử lý các dữ liệu cho phù hợp
với những chỉ số cần phân tích. Sau đó tổng hợp thành các bảng số liệu từ
tổng quan đến chi tiết.
- Phƣơng pháp phân tích:
Dựa trên cơ sở số liệu các báo cáo, tác giả sẽ so sánh đối chiếu để đƣa ra
đánh giá, phân tích từng khía cạnh để từ đó có cái nhìn tổng qt, chi tiết về
tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc trình bày bao gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh

6

doanh của Ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh

doanh tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng.

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng”, để đánh giá chính xác những kết quả đạt đƣợc trong những
năm qua trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại các
NHTM, tác giả đã thu thập, tìm hiểu và tham khảo một số bài báo khoa học,
luận văn thạc sỹ đã đƣợc cơng bố có nội dung tƣơng tự làm nền tảng cho q
trình hồn thành luận văn nhƣ sau:
6.1. Các luận văn thạc sỹ được cơng bố tại Trường đại học Kinh tế Đà
Nẵng có liên quan đến đề tài nghiên cứu
(i) Luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh huyện Tun Hóa Bắc Quảng Bình”, của tác giả Trần Quốc Huy, năm
2021

Luận văn này tác giả đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý thuyết về hoạt động
cho vay KHCN kinh doanh, xây dựng đƣợc các nội dung về hoạt động cho
vay KHCN kinh doanh và các tiêu chí ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay
KHCN kinh doanh. Từ cơ sở lý thuyết, luận văn đi sâu vào phân tích thực
trạng hoạt động cho vay KHCN kinh doanh tại Agribank Tuyên Hóa trong
giai đoạn 2017 – 2019. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và
nguyên nhân hạn chế. Từ đó, 3 nhóm giải pháp đƣợc đề xuất để hồn thiện

7

hoạt động cho vay KHCN kinh doanh tại chi nhánh. Tuy nhiên tác giả chƣa
phân tích cụ thể những thuận lợi và khó khăn mà Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tun Hóa Bắc Quảng
Bình đang gặp phải trong hoạt động cho vay KHCN kinh doanh, để từ đó đề
xuất các giải pháp có tính thực tiễn và khả năng áp dụng vào thực tế.

(ii) Luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng
Bình - PGD Quảng Trạch”, tác giả Phan Trung Hiếu, năm 2021

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại. Xây dựng các nội dung cơ bản của
hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh bao gồm: (1) Hoạch định chính sách
cho vay cá nhân kinh doanh; (2) Đẩy mạnh hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh; (3) Kiểm soát rủi ro. Sau đó, tác giả tiến hành xây dựng các chỉ tiêu
đánh giá hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh. Tiếp
đó, tác giả tiến hành phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại chi
nhánh trong giai đoạn quý III.2019 đến quý III.2020. Đánh giá đƣợc những
kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Đây là cơ sở quan trọng
để tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh

doanh bao gồm: (1) Hồn thiện cơng tác xây dựng mục tiêu hoạt động cho
vay cá nhân kinh doanh tại VietinBank PGD Quảng Trạch; (2) Giải pháp đẩy
mạnh các hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại VietinBank PGD Quảng
Trạch; (3) Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay cá nhân kinh doanh tại VietinBank PGD Quảng Trạch. Tuy nhiên, tác giả
chỉ phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại chi nhánh chỉ trong
vòng một năm trong giai đoạn quý III.2019 đến quý III.2020 nên chƣa phản
ánh đầy đủ tình hình biến động của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh
trên địa bàn.

8

(iii) Luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh trên
địa bàn nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum”, của tác giả Nguyễn Thị
Phƣơng Thảo, năm 2021

Luận văn trình bày đầy đủ về cơ sở lý luận và phân tích thực trạng dựa
trên các tiêu chí đã trình bày ở chƣơng I, tuy nhiên, đối tƣợng nghiên cứu của
luận văn chỉ đóng khung trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh trên địa bàn nơng thơn theo đó việc phân tích thực trạng cũng nhƣ các
giải pháp đƣa ra chỉ phù hợp với đặc điểm của khách hàng cá nhân kinh
doanh trên địa bàn nơng thơn, trong khi đó đối tƣợng cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh là rộng hơn, phần khuyến nghị tác giả chỉ đƣa ra các giải
pháp chung chung, chƣa tập trung giải quyết những khó khăn tồn tại mà Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Ngọc
Hồi tỉnh Kon Tum đang gặp phải.

(iv) Luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách
hàng cá nhân kinh doanh tại Phòng giao dịch Bố Trạch - Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình”, tác giả Lê
Nguyên Long, năm 2021.

Bằng cách sử dụng các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích kết
hợp với so sánh số liệu các ngân hàng trên địa bàn trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân kinh doanh, tác giả đã làm rõ đƣợc các tồn tại, hạn chế
tại chi nhánh. Luận văn đƣợc đánh giá cao trong việc nêu ra thực trạng để
từ đó đề xuất các giải pháp. Các giải pháp tác giả đƣa ra có tính xây dựng cao
khi căn cứ từ thực trạng hoạt động cho vay cá nhân có sự kết hợp với tình
hình thực tế của địa phƣơng, tuy nhiên, tác giả chƣa căn cứ vào chủ trƣơng
cho vay khách hàng cá nhân chung của toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam và cũng chƣa đƣa ra các khuyến nghị đối với Ngân

9

hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.
(v) Luận văn “Hoàn thiện hoạt động cho vay KHCN KD tại Ngân hàng

TMCP phát triển TP. Hồ Chí Minh Đắk Nơng”, của tác giả Trần Đình Tiến,
năm 2021.

Luận văn đã đề cập và giải quyết đƣợc một số vấn đề nhƣ sau: Hệ thống
hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay KHCN kinh doanh của các NHTM,
Luận văn đã nêu đƣợc đặc điểm KHCN kinh doanh, đặc điểm cho vay KHCN
kinh doanh cũng nhƣ vai trò của KHCN kinh doanh đối với các NHTM, Luận
văn đã tập trung làm rõ nội dung hoạt động cho vay KHCN kinh doanh, các
tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động này và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt
động cho vay KHCN kinh doanh của NHTM. Nghiên cứu, phân tích đƣợc thực
trạng hoạt động cho vay KHCN kinh doanh của chi nhánh HDBank Đắk Nông,
đồng thời chỉ ra đƣợc những thành công đạt đƣợc và những tồn tại còn hạn chế

trong hoạt động cho vay KHCN kinh doanh tại chi nhánh HDBank Đắk Nông.
Luận văn đã đề xuất đƣợc một số khuyến nghị chính nhằm hồn thiện hoạt
động cho vay KHCN kinh doanh tại đơn vị này và HDBank Hội sở trong thời
gian tới. Tuy nhiên, trƣớc tình hình thị trƣờng tài chính có nhiều biến động nhƣ
hiện nay, nhiều giải pháp mà tác giả đƣa ra vẫn chƣa thực sự cấp thiết, một số
giải pháp khuyến nghị mang tính thời sự chƣa đƣợc quan tâm.

6.2. Các bài báo trên các tạp chí khoa học
(i) Nguyễn Thành Long - Khoa Kinh tế chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội, “Thúc đẩy cho vay sản xuất, kinh doanh thủy sản
theo chuỗi giá trị”, Tạp chí Tài chính Kỳ 2 – Tháng 12/2019

Tác giả nhận định các giải pháp tín dụng hiện hành mang hình thức hỗ
trợ hơn là hƣớng đến sự phát triển tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị ngành
Thủy sản bền vững. Bài viết nhận diện những vấn đề còn tồn tại, khó khăn
trong phát triển tín dụng cho vay sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá

10

trị, từ đó đề xuất định hƣớng triển khai các chƣơng trình tín dụng đặc thù,
trong đó có cho vay sản xuất, kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị, đảm bảo
lợi ích của các bên tham gia. Trong luận văn của tôi, tôi mở rộng về đối tƣợng
khách hàng cá nhân kinh doanh nên có một số khác biệt so với nghiên cứu
của tác giả.

(ii) Trƣơng Thị Hồng Phƣơng, Trƣờng Đại học Mở Hà Nội, “Hệ thống
kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại
cổ phần”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2019

Bài viết nhận định tín dụng cá nhân là hoạt động mang lại thu nhập lớn

cho các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam và rủi ro tín dụng cũng
chiếm tỷ trọng lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các ngân hàng. Trƣớc những
thay đổi của yếu tố vĩ mô cùng sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng tài chính,
ngân hàng và xu hƣớng hội nhập làm cho nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng ngày
càng cao và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ngày càng đƣợc quan tâm. Một
trong các biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro tín dụng cá nhân đƣợc các ngân
hàng quan tâm là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, hoạt
động hiệu quả. Từ đó, tơi có thể tham khảo các giải pháp nhằm phát triển và
kiểm soát hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại các NHTM.

(iii) ThS. Lê Thị Anh Quyên, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh, “Cho vay cá nhân của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014-
2018”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019.

Tác giả nhận định Việt Nam sở hữu dân số trẻ với nền kinh tế tăng
trƣởng ở mức cao, với 3 triệu ngƣời đã tham gia tầng lớp trung lƣu toàn cầu
trong giai đoạn 2016 – 2018. Đây là những động lực kích thích chi tiêu cá
nhân, giúp Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng trong GDP
cao thứ hai trong khối ASEAN. Để khai thác đƣợc tiềm năng to lớn này, các
ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta cần tập trung hơn nữa nguồn lực vào mảng

11

ngân hàng bán lẻ cũng nhƣ hoạt động cho vay cá nhân. Từ đó tác giả phân
tích thực trạng cho vay cá nhân giai đoạn 2014-2018 và đƣa ra các kiến nghị
để phát triển hoạt động cho vay cá nhân để phù hợp với xu hƣớng chính của
nền kinh tế. Trong luận văn của mình, tơi có tham khảo về việc phân tích thực
trạng cho vay cá nhân trong giai đoạn 2019-2021 để đƣa ra các kiến nghị phù
hợp với tình hình hiện nay.


(iv) ThS. Nguyễn Anh Tuấn,“Thách thức cho các ngân hàng thương
mại trong và sau dịch Covid-19”, Tạp chí ngân hàng, Chun đề Cơng nghệ
và Ngân hàng Số, số 5/2020.

Bài viết nhận định khi dịch Covid bùng phát, một lƣợng khách hàng
trƣớc đây chƣa muốn sử dụng các kênh kỹ thuật số khi giao dịch với ngân
hàng đã buộc phải làm điều đó để hạn chế giao dịch trực tiếp tại chi nhánh
ngân hàng. Điều này sẽ làm tăng số lƣợng khách hàng giao dịch qua các kênh
kỹ thuật số, dẫn đến cơ hội nhƣng cũng là thách thức đối với hệ thống ngân
hàng. Ngành Ngân hàng không chỉ cần đảm bảo hệ thống vận hành ổn định,
đáp ứng nhu cầu giao dịch trực tuyến tăng đột biến của khách hàng, mà còn
phải giải quyết rất nhiều vấn đề phát sinh nhƣ vấn đề bảo mật; vấn đề giảm
lãi suất, không chuyển nhóm nợ với khách hàng bị ảnh hƣởng của dịch theo
chỉ thị của Ngân hàng Nhà nƣớc, xử lý số đơn vay tăng cao... Phần lớn các
công việc trong số đó, dù là giải pháp kỹ thuật hay thay đổi quy trình nghiệp
vụ, cơ cấu nhân sự, đều có thể góp phần vào sự phát triển dài hạn của ngân
hàng và cần đƣợc tiếp tục triển khai sau khi dịch bệnh đã đƣợc đẩy lùi. Trong
luận văn của mình, tơi có tham khảo về các tác động của dịch Covid đến việc
sử dụng dịch vụ của khách hàng cá nhân để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu
về đối tƣợng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.


×