Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận liên chiểu nam đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 122 trang )

ĐẠI iHỌC iĐÀ iNẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------

NGUYỄN iTHỊ iTHU iTHẢO

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH

QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG

LUẬN kVĂN kTHẠC kSĨ kTÀI kCHÍNH kNGÂN kHÀNG

Đà Nẵng - Năm 2022

ĐẠI iHỌC iĐÀ iNẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------

NGUYỄN iTHỊ iTHU iTHẢO
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI

VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –

CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU, NAM ĐÀ NẴNG

LUẬN iVĂN iTHẠC iSỸ iTÀI iCHÍNH iNGÂN iHÀNG



Mã số: 834 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Anh

Đà iNẵng i- i2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ___________________________________________________ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài __________________________________ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài _____________________________ 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu _____________________________ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu __________________________________ 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ____________ 4
6. Bố cục của luận văn _____________________________________ 4
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu ____________________________ 5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN
HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
__________________________________________________________ 12
1.1. CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI _______________________________________ 12

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp 12
1.1.2. Vai trò cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ____________ 19
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI_____________________________ 23
1.2.1. Phân tích bối cảnh và xác định mục tiêu của cho vay ngắn hạn đối

với doanh nghiệp _____________________________________________ 23
1.2.2. Quy trình quy định cho vay đối với doanh nghiệp __________ 26
1.2.3. Các hoạt động triển khai cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
__________________________________________________________ 27
1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp _____________________________________________________ 30
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN
HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 36

1.3.1. Các nhân tố bên trong ________________________________ 36
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ________________________________ 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ______________________________________ 41
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH QUẬN
LIÊN CHIỂU NAM ĐÀ NẴNG ________________________________ 42
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU
NAM ĐÀ NẴNG ____________________________________________ 42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ________________________ 42
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban __________________ 43
2.1.3. Cơ cấu tổ chức______________________________________ 44
2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh
Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng giai đoạn năm 2018-2020 ____________ 45
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU
NAM ĐÀ NẴNG ____________________________________________ 51
2.2.1. Phân tích bối cảnh và xác định mục tiêu của cho vay ngắn hạn đối
với doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng
__________________________________________________________ 51
2.2.2 Quy trình, quy định cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại
Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng _______________ 53

2.2.3. Các hoạt động triển khai cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng _____________ 59
2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại
Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng _______________ 63
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN - CHI NHÁNH QUẬN LIÊN CHIỂU NAM ĐÀ NẴNG __ 69

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng _ 69

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay ngắn hạn
đối với doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà
Nẵng ______________________________________________________ 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ______________________________________ 76
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CN
QUẬN LIÊN CHIỂU NAM ĐÀ NẴNG _________________________ 77
3.1. CĂN CỨ CỦA CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CN
QUẬN LIÊN CHIỂU NAM ĐÀ NẴNG___________________________ 77

3.1.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2021 –
2025 và tầm nhìn đến 2030 _____________________________________ 77

3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2021 –
2025_______________________________________________________ 78


3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay ngắn hạn
đối với doanh nghiệp __________________________________________ 78

3.1.4. Mục tiêu, định hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank Chi
nhánh quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng giai đoạn 2021- 2025 ___________ 81

3.1.5. Mục tiêu, định hƣớng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp tại Agribank chi nhánh quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng _________ 82
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
QUẬN LIÊN CHIỂU NAM ĐÀ NẴNG___________________________ 84

3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng _____ 84

3.2.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Đà Nẵng _________________________ 93

3.2.3. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam _______________________________________________ 94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ______________________________________ 98
KẾT LUẬN ________________________________________________ 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH iMỤC iCÁC iTỪ iVIẾT iTẮT

STT Từ iviết itắt Tên iđầy iđủ

1 Agribank Ngân ihàng iNông iNghiệp ivà iPhát iTriển iNông iThôn


iViệt iNam

2 Agribank Quận Ngân ihàng iNông iNghiệp ivà iPhát iTriển iNông iThôn

Liên Chiểu iViệt iNam- iChi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng

3 CBTD Cán ibộ itín idụng

4 CVDN Cho ivay idoanh inghiệp

5 CNNH Cho ivay ingắn ihạn

6 DN Doanh inghiệp

7 DNVVN Doanh inghiệp ivừa ivà inhỏ

8 KH Khách ihàng

9 KHDN Khách ihàng idoanh inghiệp

10 NH Ngân ihàng

11 NHNN Ngân ihàng inhà inƣớc

12 NHTM Ngân ihàng ithƣơng imại

13 PA Phƣơng ián

14 TCTD Tổ ichức itín idụng


15 TD Tín idụng

16 TS Tài isản

DANH iMỤC iCÁC iBẢNG

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Agribank CN Quận Liên Chiểu Nam Đà
Nẵng năm 2018 – 2020 ................................................................... 46

Bảng 2.2 Tình hình cấp tín dụng tại Agribank CN Quận Liên Chiểu Nam Đà
Nẵng năm 2018 – 2020. .................................................................. 48

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank CN Quận Liên Chiểu
Nam Đà Nẵng năm 2018 – 2020 .................................................... 50

Bảng 2.4: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên tổng dƣ nợ cho vay đối với doanh
nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.
......................................................................................................... 63

Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp theo loại hình
doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà
Nẵng. ............................................................................................ 65

Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp theo ngành nghề
kinh tế tại Agribank Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng. .....
ĐVT: Tỷ đồng................................................................................. 66

Bảng 2.7: Tỷ trọng nợ xấu cho vay ngắn hạn đối với tổng dƣ nợ cho vay đối
với doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà

Nẵng. ............................................................................................... 68

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ cấu cho vay của NHTM, cho vay đối với khách hàng doanh

nghiệp (KHDN) thƣờng chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là mảng kinh doanh
chủ lực của các ngân hàng thƣơng mại. Cho vay đối với đối tƣợng khách hàng
này giúp các chi nhánh gia tăng quy mơ, lợi nhuận một cách nhanh chóng do
giá trị khoản vay lớn, mức độ sử dụng các dịch vụ tiện ích gia tăng cao. Do
những lợi ích đã nêu ở trên, hoạt động cho vay đối với KHDN luôn đƣợc chú
trọng tại bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào.

Tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng, công tác
cho vay khách hàng doanh nghiệp luôn đƣợc chú trọng nhằm đáp ứng mọi
nhu cầu của khách hàng và đƣợc xem là hoạt động chủ chốt tạo ra nguồn lợi
nhuận chính cho Chi nhánh và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Theo đó
trong cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh thì dƣ nợ cho vay
ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn so với dƣ nợ cho vay trung dài hạn KHDN.
Trong giai đoạn 2018-2020, doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
đều tăng trƣởng qua các năm. Bên cạnh đó, cùng với sự bùng phát của dịch
bệnh, số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ngƣng hoạt
động hoặc chờ giải thể, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch dịch
vụ tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngành nghề khác cũng chịu ảnh hƣởng
nặng nề, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, làm gia tăng nguy
cơ tăng nợ xấu cho ngân hàng. Hiện nay, hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi
nhánh chƣa thực sự phát triển theo đúng với tiềm năng của chi nhánh và trên

địa bàn. Thực tế hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Chi
nhánh vẫn còn tồn tại một số vấn đề xuất phát từ chủ quan lẫn khách quan của
ngân hàng và cả về phía khách hàng. Do đó, giải quyết các vấn đề trên khơng
chỉ nhằm phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN của ngân hàng

2

mà còn thể hiện vai trò chủ đạo của ngân hàng đối với nền kinh tế, đó là hỗ
trợ vốn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển.

Nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của những vấn đề trên, với
những kiến thức đã đƣợc học tập, nghiên cứu tại trƣờng và đang công tác tại
Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng, tơi quyết định chọn đề
tài “Hồn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
quận Liên Chiểu, Nam Đà Nẵng” cho luận văn thạc sĩ của mình, nhằm giúp
bản thân tích luỹ kiến thức thực tế và hỗ trợ ngân hàng nâng cao và phát triển
của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp trong tƣơng lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm đƣa ra đƣợc các các khuyến nghị
có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn
đối với doanh nghiệp tại Agribank – Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà
Nẵng, bảo đảm đạt đƣợc các mục tiêu phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh đã
hoạch định của Chi nhánh ngân hàng này trong thời gian đến.

Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại;
- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp

tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng.
- Đề xuất các khuyến nghị với các chủ thể liên quan trực tiếp nhằm
hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Agribank -
Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng
Đề hoàn thành mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, đề tài
phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM bao
gồm những nội dung gì?

3

- Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
doanh nghiệp?

- Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại
Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng đã diễn biến nhƣ thế
nào? Có những thành cơng gì, hạn chế và nguyên nhân nào?

- Những khuyến nghị gì có thể đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động cho
vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên
Chiểu Nam Đà Nẵng trong thời gian tới phù hợp với định hƣớng và chiến
lƣợc kinh doanh của Ngân hàng?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại
Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng
Các đối tƣợng nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Các bộ phận/phòng chức năng bên trong ngân hàng: Phòng Khách hàng
trực thuộc chi nhánh. Không bao gồm 2 PGD trực thuộc vì cho vay ngắn hạn

DN khơng phát sinh tại 2 PGD.
- Các tổ chức, doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá đến hoạt
động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận
Liên Chiểu Nam Đà Nẵng. Từ đó đƣa ra các khuyến nghị nhằm hồn thiện
hoạt động này tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng nói
riêng và Agribank – Chi nhánh Nam Đà Nẵng nói chung.
- Phạm vi về không gian: tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu
Nam Đà Nẵng.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng cho
vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên

4

Chiểu Nam Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2018 –2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn dự kiến sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái
quát hóa, hệ thống hóa, và các phƣơng pháp suy luận logic khác đƣợc sử dụng
trong xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp và đề xuất các khuyến nghị.
- Các phƣơng pháp sử dụng trong thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp nhƣ:
+ Tham vấn nhân viên tín dụng doanh nghiệp; lãnh đạo các bộ phận liên
quan; các khách hàng doanh nghiệp đang vay vốn tại ngân hàng;
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Chi nhánh và số liệu thống
kê liên quan
- Phƣơng pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, trong đó chủ yếu sử dụng các
phƣơng pháp phân tích thống kê đối với các dữ liệu định lƣợng.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Ý nghĩa về mặt học thuật
Luận văn góp phần hệ thống hóa, phân tích làm rõ thêm một số nội
dung lý luận cơ bản về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của
NHTM.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những khuyến nghị mà
Agribank chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng có thể vận dụng nhằm
hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Chi nhánh.
Các khuyến nghị này cũng có thể đƣợc các Chi nhánh NH khác có điều kiện
tƣơng tự tham khảo vận dụng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh

5

nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh

nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn

đối với doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà
Nẵng
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

7.1. Các bài báo trên các tạp chí khoa học
(1) Nguyễn Hồng Thu, Thiều Thị Ngọc Hân (2021), “Yếu tố ảnh hưởng

đến phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Trường hợp tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh tỉnh Bình Dương”
Nghiên cứu này nhằm tìm kiếm các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát
triển tín dụng dành cho các khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Bình
Dƣơng. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng với kỹ thuật phân tích
nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến, dữ liệu thu thập từ
204 khách hàng là các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về chính sách, quy trình tín dụng của ngân
hàng, trình độ của cán bộ tín dụng, chất lƣợng thông tin của DN, năng lực của
các DN và công nghệ của ngân hàng ảnh hƣởng đến phát triển tín dụng khách
hàng doanh nghiệp. Từ đây, các giải pháp khuyến nghị đƣợc gợi mở góp phần
phát triển tín dụng cho các khách hàng DN tại CN.
(2) Nguyễn Quốc Hƣng (2021), “Giải pháp tiếp cận tín dụng ngân
hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”
Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự tồn tại và phát triển của các DNNVV
là một tất yếu khách quan và cũng nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác trong
quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, các doanh nghiệp này cũng sử
dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn và tối
ƣu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tƣ cho các

6

DNNVV đóng vai trị rất quan trọng, không những thúc đẩy sự phát triển khu
vực kinh tế, qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới
chính sách tiền tệ, hồn thiện các cơ chế, chính sách về tín dụng, thanh tốn,
ngoại hối… Bởi lẽ, tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của
các DNNVV đƣợc liên tục; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; góp phần hình
thành cơ cấu vốn tối ƣu và góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả
năng cạnh tranh của các DNNVV.


DNNVV mang lại sự năng động, thúc đẩy kinh tế phát triển và cải thiện
đời sống ngƣời dân, góp phần quan trọng trong việc khai thác tiềm năng kinh
tế của đất nƣớc, tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giảm bớt sự
chênh lệch về kinh tế giữa các vùng, miền. Để có thể phát triển sản xuất -
kinh doanh, DNNVV cần huy động thêm vốn và ngân hàng là một kênh chủ
chốt đáp ứng nhu cầu này. Trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng,
khó khăn của các DNNVV bắt nguồn từ cả khía cạnh chính sách, quy định
của Chính phủ, lẫn trong thực tế hoạt động của bản thân DNNVV. Vì vậy,
bên cạnh các chính sách của Chính phủ, cơ chế cho vay hoặc hỗ trợ vốn của
các TCTD, yếu tố quyết định vẫn là sự nỗ lực của bản thân DNNVV.

(3) Nghiêm Xuân Thành (2019),“Giải pháp nâng cao khả năng tiếp
cận vốn cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa”

Bài viết đƣa ra các đánh giá thực trạng và giải pháp đối với bản thân
DNNVV, đối với hệ thống ngân hàng và kiến nghị đối với các cơ quan quản
lý Nhà nƣớc có liên quan, trong đó tài trợ chuỗi cung ứng trên nền tảng công
nghệ (Supply Chain Management E-Platform) đang đƣợc Vietcombank cùng
các đơn vị tƣ vấn có uy tín trên thị trƣờng nghiên cứu, phối hợp triển khai
nhằm đƣa ra phƣơng thức cho vay với việc kết hợp giữa bên mua và bên bán
trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc
cấp tín dụng trên cơ sở tài sản bảo đảm, tạo thêm nguồn lực cho DNNVV
vƣơn ra biển lớn.

7

(4) Nguyễn Hữu Mạnh (2016), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn
Ngân hàng: Những vấn đề đặt ra”

Bài viết đã chỉ ra tầm quan trọng của DNNVV trong sự phát triển kinh

tế, ngày cả nền kinh tế của các nƣớc phát triển nhƣng do có quy mơ nhỏ, tiềm
lực tài chính yếu, cấu trúc đơn giản, ít chú ý tới cơng tác quản trị tài chính,
nhân sự và đặc biệt là không đáp ứng đƣợc về tài sản thế chấp nên DNNVV
thƣờng gặp ngại hơn là các công ty có quy mơ lớn trong việc vay vốn mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hầu hết các NHTM chỉ
muốn DNNVV vay ngắn hạn bổ sung vốn lƣu động vì lo ngại rủi ro trong
tƣơng lai, trong khi nhu cầu sử dụng vốn đầu tƣ trung và dài hạn của DN là
khá cao, mặt khác thông tin về DNNVV thƣờng hạn chế hoặc không đáng tin
cậy do các vấn đề về thống kê, do đó NH khơng hiểu nhiều về DNNVV, gây
tâm lý e ngại khi cho vay. Từ những thực trạng đó, tác giả đề xuất một số
khuyến nghị nhƣ thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, nâng cao hiệu quả các hoạt
động trợ giúp DNNVV của hiệp hội và các cơ quan của địa phƣơng, nâng cao
tính minh bạch của các DNNVV thơng qua các yếu tố về báo cáo tài chính,
phƣơng án kinh doanh.

7.2. Các luận văn thạc sỹ đƣợc công bố tại trƣờng Đại học Kinh tế -
Đại học Đà Nẵng có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu

(1). Đinh Quốc Hoàng (2019), “Hoàn thiện hoạt động cho vay trung
dài hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bắc Đắk Lắk”

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay trung dài
hạn đối với doanh nghiệp của NHTM; đề xuất các tiêu chí đánh giá hoạt động
cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp và phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng tới hoạt động cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp. Đánh giá
kết quả hoạt động cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp của BIDV –
Chi nhánh Bắc Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó đề xuất một số khuyến

8


nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp
tại BIDV – Chi nhánh Bắc Đắk Lắk.

(2) Nguyễn Thị Hoài Thanh (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay
doanh nghiệp tại Agribank – Chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng”

Đề tài đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về hoạt động cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp tại NHTM, đã đƣa ra đƣợc ý nghĩa, đặc điểm và
mục tiêu của hoạt động cho vay doanh nghiệp. Luận văn cũng đã thể hiện
cách tiếp cận khá nhất quán và kết nối logic giữa các chƣơng, đồng thời, tác
giả đã đề xuất đƣợc nhiều giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện tốt hoạt động
cho vay đối với khách hàng, các giải pháp phù hợp với mục tiêu mà tác giả đề
ra nghiên cứu trong phần cơ sở lý luận và từ xem xét thực trạng tại đơn vị.
Qua đó, có thể tham khảo đƣợc nhiều điều để phát triển đề tài của học viên.

(3) Đỗ Lê Huy (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Quảng Nam”

Đây là luận văn có bố cục hợp lý và cân đối giữa các chƣơng. Phần lý
thuyết đã đƣợc tác giả tổng hợp và trình bày một cách đầy đủ và làm cơ sở lý
thuyết cho trình bày thực trạng một cách hợp lý, đó là những ƣu điểm đƣợc
tiếp thu để sử dụng trong luận văn của bản thân. Tuy nhiên hệ thống giải pháp
của luận văn do dựa vào đặc điểm tình hình chung của cả tỉnh Quảng Nam
cũng nhƣ bối cảnh kinh doanh của Agribank trên địa bàn cho nên chỉ mang
tính tham khảo để từ đó vận dụng vào hệ thống khuyến nghị.

(4). Phan Ngọc Trâm (2020), “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh quận Liên Chiểu, Nam Đà
Nẵng”


Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại. Phân tích,
đánh giá thực trạng hoạt động cho vay, kết quả hoạt động kinh doanh và thực
trạng kiểm soát RRTD trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Agribank

9

CN Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng. Từ đó nêu ra kết quả đã đạt đƣợc, hạn
chế và nguyên nhân kiểm soát RRTD trong hoạt động cho vay doanh nghiệp
tại chi nhánh. Tác giả đề xuất các khuyến nghị với Agribank CN Quận Liên
Chiểu Nam Đà Nẵng, Agribank CN Nam Đà Nẵng và Agribank Việt Nam
nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
doanh nghiệp tại chi nhánh trong thời gian đến.

(5). Phan Ngọc Sơn (2018), “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn
đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đắk Lắk”

Luận văn này tác giả đã đƣa ra các chỉ tiêu cơ bản đánh giá thực trạng
hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của các NHTM và sự cần
thiết của việc hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
của NHTM, chỉ ra những hạn chế cịn tồn tại từ nhiều phía: ngân hàng, doanh
nghiệp, thơng qua đó chỉ ra các ngun nhân từ: ngân hàng, khách hàng, mơi
trƣờng kinh doanh, tính pháp lý của hệ thống pháp luật từ giai đoạn năm
2014-2017, đồng thời đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho
vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Đắk
Lắk trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Tuy nhiên, luận văn vẫn
chƣa nêu ra đƣợc cụ thể sự thay đổi của bối cảnh kinh doanh, để đƣa ra các
tiêu chí sát với thực tế, phần lớn chỉ mới đƣa ra đƣợc các tiêu chí cơ bản mà

các ngân hàng hiện nay đang áp dụng trong nội bộ ngân hàng và với doanh
nghiệp mà chƣa phân tích đƣợc sự thay đổi về pháp lý trong môi trƣờng kinh
doanh, cũng nhƣ sự cạnh tranh từ các Ngân hàng trong cùng hệ thống để đƣa
ra những giải pháp đáp ứng đúng và phù hợp với nhu cầu thực tế của Doanh
nghiệp.

(6). Lê Đức Nghĩa Hịa (2017), “Hồn thiện hoạt động cho vay ngắn
hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Đắk Lắk”

10

Luận văn này tác giả đã phân tích cơ cấu, đánh giá tình hình của Doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng từ giai đoạn năm 2012 đến năm 2016, qua
đó tác giả dự tính nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các Doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong tƣơng lai, đồng thời phân tích hoạt động phát triển kinh doanh trên
thị trƣờng đang gặp thuận lợi và khó khăn nhƣ thế nào, thơng qua đó đánh giá
mối quan tâm hàng đầu mà Ngân hàng VietinBank cần hƣớng đến đối với
khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(7). Nguyễn Phú Quốc (2017), “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”

Luận văn này tác giả đã làm sáng tỏ lý luận chung về tín dụng ngắn hạn
đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM, đánh giá vai trò và
giá trị khách hàng doanh nghiệp, tác giả đã nêu ra đƣợc các tiêu chí phản ánh
kết quả của hoạt động cho vay tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói
riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt
động cho vay ngắn hạn của NHTM. Đồng thời, tác giả đánh giá đƣợc thực

trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, những
kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế trong công tác tín dụng ngắn hạn
của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2014-2017, qua đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
Tuy nhiên, luận văn khơng nêu ra đƣợc nhóm giải pháp làm thế nào để đa
dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp nhu cầu từng loại khách hàng,
đổi mới quy trình nghiệp vụ sao cho phù hợp với doanh nghiệp trên địa bàn.
Để sản phẩm dịch vụ đƣợc đa dạng và chất lƣợng thì ngân hàng phải xây
dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nhiều kênh phân phối; Mở
rộng mạng lƣới để tiếp cận doanh nghiệp từ đó thuận tiện cho doanh nghiệp
trong giao dịch, tiếp cận sản phẩm dịch vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu của Doanh

11

nghiệp. Tuy nhiên, tác giả vẫn chƣa đƣa ra đƣợc các tiêu chí đánh giá phù hợp
cho khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể nhƣ thế nào, khác biệt nhƣ
thế nào so với khách hàng có quy mơ lớn, thơng qua đó, có thể tiếp cận đến
phân khúc khách hàng để cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất và phù hợp nhất.

Khoảng trống nghiên cứu:
Qua hệ thống hóa các đề tài và bài báo nghiên cứu cho thấy:
Các cơng trình nghiên cứu trên đã làm rõ một số cơ sở lý luận, phân
tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, khuyến
nghị phù hợp với từng đơn vị nghiên cứu trong thời gian vừa qua, đã giải
quyết những khó khăn, thách thức mà các NHTM đó gặp phải trong cho vay
ngắn hạn đối với các khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình
nào nghiên cứu về hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận Liên Chiểu Nam Đà Nẵng, trong các
thời kỳ vừa qua.

Vì vậy việc phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hoạt
động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Quận
Liên Chiểu Nam Đà Nẵng trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng tài chính đầy biến
động nhƣ hiện nay là thật sự cần thiết.


×