Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại chi cục thuế khu vực nam thanh tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NGUYÊN THỊ PHƯƠNG LAN

QUẢN LÝ THUÉ SỬ DỤNG ĐÁT PHI NÔNG NGHIỆP

TAI CHI CỤC THUẾ KHU VỤC NAM THANH,

TINH HAI DU‘

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP TH

HÀ NỘI - 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NGUYEN THI PHU’

QUẢN LÝ THUÉ SỬ DỤNG ĐÁT PHI NÔNG NGHIỆP

TAI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC NAM THANH, TỈNH

HAI DUONG

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 8310110


DE AN TOT NGHIEP THA

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYÊN VĂN MINH

HÀ NỘI - 2024

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản để án là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa được

công bố trong bắt cứ một cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình

bày trong đề án này là hồn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày..... tháng... năm 2024

Tác giả đề án

ii

LOI CAM ON

Trong quá trình thực tập và thực hiện đề án này tôi nhận được rất nhiều sự ủng
hộ, giúp đỡ. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tắt cả các cá nhân và tập.

thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.


Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới thầy PGS,TS. Nguyễn Văn Minh.

(T), Trường Đại học Thương Mại đã tận tâm hướng dẫn tơi hồn thành cơng trình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng tồn thể Thầy, Cơ giáo Trường Đại

học Thương Mại đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý.
giá suốt hai năm học vừa qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chỉ cục Thuế khu vực Nam Thanh

cùng ban, ngành đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thu thập số liệu để thực.

hiện đề án.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp những,
người đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề án này.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày thing năm 2024

Tác giả đề án

Nguyễn Thị Phương Lan

ii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

LOI CAM ON

DANH MUC TU VIET TAT.

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

TOM TAT DE AN

PHAN MO DAL

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

2. Mục tiêu nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..

4. Phương pháp nghiên cứu.

5. Kết cấu của đề án

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VE QUAN LY THUÊ SỬ DỤNG

ĐÁT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1.1. Khái quát về thuế sử dụng đất phi nông nợ|

LLL. Khdi niệm thuế sử dụng đắt phi nông nghiệp.


1.L2. Đặc điểm thuếsử dụng đất phi nơng nghiệp.

1.L3. Vai trị của thuếsử dụng đất phi nông nghiệp.

1.2. Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,

1.2.1. Khải niệm, mục tiêu quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.2.2. Nội dung quản lý thuế sử dụng đất phi nơng nghiệ|

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp..

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

13.1. Yếu tố chủ quan của cơ quan thuế. 20

13.2 Yếu ý khách quan. 2

iv

1.4. Kinh nghỉ m quản lý thuế sử dụng đắt phi nông nghiệp tại một số chỉ cục thuế
và bài học rút ra cho Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.
1.4.1. Kinh nghiệm của một số chỉ cục thuế
1.4.2. Bai học kinh nghiệm cho Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương..25

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2 THỤ TRẠNG QUẢN LÝ THUÊ SỬ DỤNG ĐÁT PHI NÔNG
NGHIỆP Ở CHI CỤC THUÉ KHU VỰC NAM THANH, H HAI DUONG 27


2.1. Tổng quan về Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tinh Hải Duong ... 27

2.1.1. Qué trinh hình thành và phát triển 27

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh. 28

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh 31

2.14. Tinh hình thu thuế của Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh trong giai đoạn 2020-2022... 34

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh.
36

22.1. Yếu tố chủ quan. 3ó

22.2. Yếu tổ khách quan. 4l

2.3. Thực trạng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu

vực Nam Thanh
2.3.1. Thực trạng xây dụknể hgoạch thsửudếụng đắt phí nông nghiệp

3.3.2. Thực tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Chỉ cục Thuế
Âm vực Nam Thanh a7

2.3.3. Thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 58

23.4. Thực trạng rà soát đánh giá thực hiện quản lý thsuử dếụng đất phi nông nghiệp. 59


2.4. Đánh giá chung quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế
khu vực Nam Thanh... 60

2.4.1. Uũ điểm và nguyên nhân 60

2.4.2. Các hạn chế. 61

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
THUÊ SỬ DỤNG ĐÁT PHI NÔNG NGHIỆP Ở CHI CỤC THUÊ KHU VỰC
NAM THANH, TINH HAI DUONG. 67

3.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh. 61

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu 6

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lÿ thuếsử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu.
vực Nam Thanh ø0

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại
thuế khu vực Nam Thanh..

3.2.1. Thực hiện tốt cơng tác lập dự tốn, qut tốn thu thuếsứ dụng đất phi nơng nghiệp...... 70

312.2. Hồn hiện công tác tổ chức thực hiện thu thsuứ dếụng đất phủ nông nghiệp của Chỉ cục71


3.2.3. Tăng cường kiêm tra thu thuế sử dụng đắt phi nông nghiệp. 76

3.24 Hồn thiện cơng tác đánh giá tô chức thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 7

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Hải Dương. 7

33.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương, 81

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

vi

Chữ viết tắt DANH MUC TU VIET TAT
Giải nghĩa
IBDS
Bắt động sản
cP
IccHc "hính phủ
"ải cách hành chính
CCT
chi cục thuế
|HĐND.
lội đồng nhân dân
IKTXH
inh tế xã hội
INNT

'gười nộp thuế
INSNN
Ð ign sch nhà nước
ighi định
MST
fa sO thué
QLD
luản lý đất
ITB&XH
ITNCN |Thương binh và xã hội
|Thu nhập cá nhân
[TCT
[Tông cục Thuế
[TK
lUBND [To khai
§DĐPNN ly ban nhân dân

Bử dụng đất phi nông nghiệp

vii

DANH MỤC BẢNG, HÌ

BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2020-2022 của Chỉ Cục thuế
Khu vực Nam Thanh.....................--22222122222227.2.21..ke 34

Bảng 2.2. Cơ cấu thu ngân sách của Chỉ Cục thuế Khu vực Nam Thanh giai đoạn


Ím................ 35
Bảng 2.3. Tình hình nhân lực của Chỉ cục Thuế Khu vực Nam Thanh................ 38

Bang 2.4. Kết quả công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế SDĐPNN của Chi

cục Thuế khu vực Nam Thanh giai đoạn 2020 - 2022...........................--2+.22 39

Bảng 2.5. Tình hình dat phi nông nghiệp trên địa bàn các Huyện Nam Sách va .....42
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.....................-.-222222222222222222271.-277ca 42
Bảng 2.6. Quy định bảng giá đất phi nông nghiệp các Huyện Nam Sách và Thanh Hà,
tinh Hai Duong......

Bang 2.7. Kế hoạch thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh

Hà và huyện Nam Sách.....................-222222122.22..1r.e 46

Bang 2.8. Kết quả cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông.

nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Hà và huyện Nam Sách..........................-.- 48

Bảng 2.9. Kết quả lập bộ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Chỉ cục Thuế khu vực.

Nam Thanh giai đoạn 2020 - 2022.........................2122222.212r.e. 49

Bang 2.10. Kết quả kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục 50

Bảng 2.11. Kết quả nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của người dân do Chỉ cục
Thuế Khu vực Nam Thanh quản lý... 52

Bang 2.12. Tỷ trọng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong tông số thuế.............. 53


thu được tại Chỉ cục Thuế khu vực Nam Thanh......................2-222222277722222222272-rre 53

Bang 2.13. Tình hình miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiép 54

Bang 2.14. Tình hình nhân sự thu thuế sử dụng đắt phi nông nghiệp tại Chỉ cục Thuế

khu vực Nam Thanh giai đoạn 2020-2022.....................-.222:222-2227222.-27... 57

viii

Bang 2.15. Tinh hinh kiém tra thu thué sir dung dat phi néng nghiép tai Chi cue Thué

khu vực Nam Thanh giai đoạn 2020-2022.....................-.222:222-2227222.-27... 58

Bang 2.16. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ

cục Thuế khu vực Nam Thanh.................... 222122222227... ee 59

HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy của Chỉ cục Thuế khu vực Nam Thanh........................... 31

Hình 2.2. Sơ đồ tơ chức bộ máy thu thuế sử dụng đắt phi nông nghiệp................ 55

ix

TOM TAT DE AN

Đề tài: Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam


Thanh, tỉnh Hải Dương

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 831.01.10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Lan
Là học viên cao học: lớp CH28AQLKT.N3
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Văn Minh

Đề án đã đạt được những kết quả sau:

Bản đề án “Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực

Nam Thanh, tỉnh Hải Dương" đã hoàn thành các mục tiêu sau:

Thứ nhất, đề án đã hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn về quản lý thuế sử

dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam.

Thứ hai, đề án đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế sử dụng đất

phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương trong giai
đoạn 2020 ~ 2022. Trên cơ sở đó có những nhận xét, đánh giá về những ưu điểm và
những hạn chế và nguyên nhân về công tác quan lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh

Thứ ba, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quan ly
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh và những hạn

chế ở chương 2, đề án đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản


lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh
Một s ết luận trong đề án này có thể áp dụng nhằm quản lý thuế sử dụng đất

phi nông nghiệp tại một số Chỉ cục thuế tương đồng với CCT Khu vực Nam Thanh.

PHAN MỞ DAU

1, Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
'Khi nhà nước ra đời đề tồn tại và phát triển phải có nguồn thu, thuế là nguồn.
thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà

là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà

nước và pháp luật. Thuế là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài khố, tạo.

nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước (NSNN); Thuế là một công cụ quan trọng.
trong hệ thống chính sách vĩ mơ của Nhà nước, điều chỉnh các hoạt động sản xuất,

kinh doanh (SXKD), quản lý và định hướng phát triển kinh tế; đảm bảo sự bình đẳng.

giữa những chủ thê kinh doanh và cơng bằng xã hội. Mục tiêu của thuế là thu đúng,

thu đủ, thu kịp thời cho NSNN.
Nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân khi tham gia các hoạt

động sản xuất, kinh doanh. Nguồn thu này sẽ đảm bảo để tái thiết và xây dựng cơ sở
hạ tầng, các cơng trình phúc lợi phục vụ nhân dân. Việc nộp thuế ngoài đảm bảo công.
khai, minh bạch và công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, thì rất cần sự phối hợp vào.
cuộc của các ngành liên quan, chính quyền địa phương và hơn hết là ý thức tự giác

của người nộp thuế góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

“Trong các khoản phải nộp NSNN mà chủ yếu từ thuế thì có nhiều loại sắc thuế
khác nhau như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN),
thu nhập cá nhân (TNCN), thuế xuất nhập khâu, thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp....
trong đó thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp được coi là một loại thế trực thu, đóng vai
trị quan trọng trong hệ thống thuế của Nhà nước. Thuế SDĐPNN là loại thuế trực
thu. Đánh trên tài sản vô hình là quyền sử dụng đất phi nơng nghiệp.

Ở Việt Nam, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được Quốc hội nước

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 7 tháng.

6 năm 2010 thay thế thuế nhà đất trước đây và được sửa đôi bô sung trong Luật số.

106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 cho phù hợp với những quy định của Luật đất đai

2013 nhằm đạt được mục tiêu thu được số thuế cao nhất mà vẫn đảm bảo công bing
xã hội, điều tiết thị trường bắt động sản.

Có thể nói, q trình thực hiện Luật thuế SDĐPNN trong hơn 10 năm qua, đã

phát huy tác dụng tích cực của công tác quản lý và thu thuế trên nhiều mặt. Luật th

SDĐPNN thể chế hóa thành cơng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước về lĩnh vực tài chính, tăng cường cơng tác kiểm sốt, tạo sự cơng bằng trong xã
hội. Bên cạnh đó, Luật thuế SDĐPNN đã góp phan hồn thiện hệ thống pháp luật về
thuế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện


mới: hội nhập kinh tế khu vực và quéc té ngày cảng sâu rộng.

Tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương, sau hơn 10 năm triển

khai, chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) đã mang lại những
hiệu quả tích cực, số bộ thuế SDĐPNN qua các năm đều có sự gia tăng, điều đó chứng.
tỏ được một phần ở sự quản lý sát sao của Chỉ cục đối với đối tượng nộp thuế sử dụng.

ĐPNN, hạn chế đề xảy ra tình trạng bỏ sót các đối tượng cần quản lý thuế.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên, thực tiễn triển khai thực hiện thuế sử

dụng đất phi nông nghiệp cũng đã gặp phải một số vướng mắc, cụ thể:
- Trường hợp đất chưa được cấp Giấy chứng nhận không áp dụng hạn mức

tính thuế là khơng cơng bằng giữa những người sử dụng đất, gây thắc mắc cho người
dân vì người chây ỳ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nên chưa được cấp Giấy chứng.

nhận thì lại được hưởng mức thu có lợi hơn so với người chấp hành tốt chính sách

pháp luật của Nhà nước. Hơn nữa, trường hợp này nếu xét miễn giảm thì cũng được.
xét cho tồn bộ diện tích chứ khơng xét theo đất trong hạn mức như đối với NNT sử
dụng đất đã có Giấy chứng nhận thì càng bắt hợp lý, cằn phải có sửa đổi.

- Trường hợp quy định hạn mức sử dụng đấtở được UBND cấp tỉnh điều chinh

thì phải kê khai lại hồ sơ khai thuế của năm điều chỉnh là không phủ hợp. Vì đó là do.

chính sách thay đổi chứ khơng phải do NNT kê khai sai.


~ Người thuê đất đã nộp tiền sử dụng đắt thuê lại phải nộp thuế sử dụng đất phi

nông nghiệp (thu trùng 2 khoản nộp vào ngân sách nhà nước) về sử dụng đất, điều
này gây phản ứng và thắc mắc của NNT.

~ Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tinh tam
cấp chưa quy định hạn mức, đến khi đôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng.
loạt thì có quy định hạn mức. Do đó, khi tính thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp theo.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có hạn mức đất ở thì người dân khiếu nại.

- Có trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu là hạn mức

công nhận. Nhưng sau một thời gian, xin tách thửa thì địa phương lại có hạn mức gây

nên cơ sở bắt hợp lý.

~ Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa hướng dẫn chỉ tiết việc miễn,
giảm thuế đối tượng chính sách là con liệt sỹ không được hưởng trợ cấp;..

Tình trạng này gây khó khăn cho cơng tác xác minh chủ đắt, kê khai tính thuế,

lập bộ để thu thuế; vẫn cịn tình trạng nợ đọng thuế, số hồ sơ nộp thuế muộn vẫn còn

nhiều, gây khó khăn cho cơng tác tơng hợp, kết tốn thuế của đơn vị, vì thế đã làm.
thất thu một lượng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không nhỏ.

Trước thực tiễn đó, đề đảm bảo thu đúng, thu đủ. thuế sử dụng đất phi nơng
nghiệp đảm bảo bù đấp các khoản chỉ của chính quyền địa phương và giảm một phần
gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tác giả đã chọn và nghiên cứu :
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh

Hai Duong" dé làm đề tài nghiên cứu cho Đề án thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ

cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu lý luận về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và quản lý thuế sử

dụng đất phi nông nghiệp tại Việt Nam;

Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Chỉ cục

thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây:

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế sử dụng đất

phi nông nghiệp ở Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề án cần trả lời các câu hỏi sau:

1) Khái niệm và nội dung quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?

2) Hiện nay, công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục
thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương như thế nào, có tồn tại, hạn chế gì? Ngun


nhân của những tồn tại, hạn chế đó?

3) Cần có những giải pháp nào đề hồn thiện quản lý thuế sử dụng đất phi

nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương trong thời gian

tới?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số

giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở

Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương trên các nội dung: xác định đối

tượng nộp thuế; công tác chấp hành kê khai, nộp thuế SDĐPNN của các đối tượng;
tổ chức và nhân sự thu thuế; kiểm tra, giám sát, giải quyết các vấn đề phát sinh.

+ Về không gian: Nghiên cứu tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải

Dương.
+ Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2020-2022. Các giải

pháp được đề at đến năm 2030.


4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

~ Thu thập số liệu thứ cấp:

Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập những số liệu cụ thê và chính.

xác từ các phịng ban nghiệp vụ của Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải
Dương, qua đó có được những số liệu cụ thể để xem xét đánh giá được thực trạng.

quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh

Hải Dương. Thông qua việc nghiên cứu tài liệu có được hình dung tổng quan về công.

tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh,
qua các tài liệu là các bảng báo cáo tổng hợp của Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh
về công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp, về tình hình kê khai thuế, đối
tượng nộp thuế, về tình hình nợ thuế... của các đối tượng nộp thuế sử dụng đá phi

nông nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh

~ Thu thập số liệu sơ cấp: Bên cạnh những nhận xét căn cứ vào số u thực tế

và qua tìm hiểu trên góc độ chủ quan của người nghiên cứu, Đề án cịn có những đánh

giá khách quan thông qua phỏng vấn cán bộ quản lý Chỉ cục thuế khu vực Nam
Thanh, tinh Hải Dương về công tác thanh tra, kiểm tra thuế sử dụng đất phi nông.


nghiệp,

4.2. Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp thông tin
~ Dùng phương pháp phân tơ thống kê để hệ thống hố và tổng hợp tài liệu

theo các tiêu thức phủ hợp với mục đích nghiên cứu dựa vào các bảng biểu, đồ thị.

~ Việc xử lý và tính tốn các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành.
trên máy tính theo các phần mềm Excel và phần mềm tin học của Tông Cục Thuế.

4.3. Phương pháp phân tích thơng tin

-Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả đã sử dụng phương pháp nảy để thu

thập, phân tích, trình bày và giải thích về cơng tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông.
nghiệp tại Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2021

~ Phương pháp so sánh: Dùng đề so sánh dữ liệu của các năm với nhau đề biết
được hoạt động thu thuế sử dụng đắt phi nông nghiệp của các năm như thế nào, đi tới
phân tích và đề xuất biện pháp thích hợp nhất.

~ Phương pháp tổng hợp, phân tích đề tơng kết, đánh giá thực quản lý thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp của Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương,
trên cơ sở đó thấy được hạn chế, nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện
quản lý thuế sư dụng đất phi nông nghiệp tại Chỉ cục.

5. Kết cấu của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của đề án được cấu trúc thành ba chương như sau:


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế sử dụng đất phi nông.

nghiệp tại Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Chỉ cục
thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp ở Chỉ cục thuế khu vực Nam Thanh, tỉnh Hải Dương.

Chương I

CƠ SO LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN LY THUÊ SỬ DỤNG
DAT PHI NONG NGHIEP TAI VIET NAM

1.1, Khái quát về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.1.1. Khái niệm thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp

“« Thuế

Thuế ra đời do nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không thể
tách rời quyền lực Nhà nước. Vì thế, Thuế vừa là phạm trù kinh tế vừa là phạm trù
lịch sử. Bản chất của thuế gắn liền với bản chất của Nhà nước

“Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, xong quan điểm
về Thuế và việc sử dụng công cụ thuế ở mỗi thời, mỗi quốc gia một khác như:

Theo Joseph E.Stiglitz (một trong những nhà kinh tế xuất sắc nhất thế giới

theo đánh giá của rePEc) trong Cuốn kinh tế cộng đồng cho rằng: “Có nhân cung cấp
trực tiếp các dịch vụ cho chủ thái ấp đây là thuế nhưng chưa được tiền |
theo 8]. Theo Joseph thì thuế được hình thành từ rất lâu đời, bằng hình thức cung cấp.

dịch vụ cho người cai quản, đây là một trong những hình thức đơn giản, đầu tiên của

thuế và sau này được tiền lệ hóa trở thành những nghĩa vụ nộp thuế bằng nhiều hình.
thức, nhưng cao nhất là bằng tiền.

G.Jege trong cuốn Tài chính cơng cho rằng: “?hưế là một khoản trích nộp
bằng tiền, có tính chất xác định, khơng hồn trả trực tiếp cho cơng dân đóng góp cho
"Nhà nước thơng qua con đường qun lực nhằm bù đắp những chỉ phí của Nhà nước”
[dẫn theo §]. Đây là khái niệm cô nhất và nỗi tiếng nhất về thuế. Nhưng thuế không.
phân định thuế được bù đắp vào cơng việc gì và trong nhiều trường hợp, thuế khơng.
chi dé bu dap chi tiêu mà cịn dùng đề phát triển kinh tế xã hội.

Có quan điểm cho rằng “7hué là hình thức phân phối thu nhập tài chính của

"Nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyên lực chính trị, tiến hành

phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và khơng hồn lạt”.
Mặc dù có nhiều cách nhận xét và quan niệm về Thuế khác nhau nhưng ta có thê thấy.

những điểm tương đồng và theo Luật Quản lý Thuế (2019), thuế được định nghĩa

ngắn gọn như sau: “7Ưhuế là khốn thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá
nhân phải nộp cho Nhà nước khi có những điều kiện nhất định”

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); Thuế giá trị gia tăng


(GTGT); Thuế thu nhập cá nhân (TNCN); Thuế xuất nhập khẩu (XNK); Thuế tài
nguyên; Thuế bảo vệ môi trường (BVMT); Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế sử dụng đất

phi nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế sử dụng đất nông ngợi

- Đất phi nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp là loại đất khơng được sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
như: đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
như đất xây dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh
doanh, đất để khai thác khoáng sản, dat san xuất vật liệu xây dựng, đắt ở đơ thị và các

loại đất khác có mục đích sử dụng khơng dùng để làm nơng nghiệp.

~ Thuế sử dụng đắt phi nông nghiệp

Theo Luật Thuế sứ dụng đắt phi nông nghiệp (2010): “Thuế sử dụng đất phi

nơng nghiệp là nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đắt phải nộp hàng năm theo quy
định”

Thuế SDĐPNN là một loại thuế trực thu, thuế tài sản do các chủ thê có quyền

sử dụng hoặc trực tiếp SDĐPNN phải nộp theo quy định pháp luật về thuế SDĐPNN,.

Thuế SDĐPNN là loại thuế thu vào hoạt động SDĐPNN, nhằm khuyến khích

các tổ chức, cá nhân sử dụng nhà, đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo đảm cơng.
bằng trong việc sử dụng nhà, đất và nguồn thu ngân sách Nhà nước. Xét ở góc độ
quan hệ sở hữu và sử dụng nó mang tính chất là một khoản thu về từ việc chuyên

nhượng quyền sử dụng đất giữa một bên là Nhà nước, một bên là các tổ chức, cá nhân

sử dụng nhà đất”

1.1.2. Đặc điểm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

“Cũng như các sắc thuế khác, thuế SDĐPNN có các đặc điểm chung của thuế

và một số đặc điểm đặc thù cụ thể:

~ Một là, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế trực thu. Người nộp
thuế đồng nhất với người chịu thuế nên khó có thể chuyên gánh nặng thuế sang cho.

người khác.

-Hai là, người nộp thuế SDĐPNN là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, ia dinh

có quyền sử dụng hoặc trực tiếp SDĐPNN để ở, để xây dựng cơng trình, để sản xuất

kinh doanh.

- Ba là, việc nộp thuế SDĐPNN là nghĩa vụ bắt buộc đối với tô chức, cá nhân,

hộ gia đình SDĐPNN. Hành vi trốn thuế, gian lận thuế đều là hành vi vi phạm pháp.

luật và bị xử lý về hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

-Bốn là, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chỉ phải nộp thuế SDĐPNN đối với việc
SDĐPNN mà thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật; cịn SDĐPNN.


nhưng đó khơng thuộc đối tượng chịu thì thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khơng

phải nộp thuế SDĐPNN (như đất do cơ sở tôn giáo sử dụng, đất xây dựng cơ sở y tế,
giáo dục, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa...).

- Nam là, thuế SDĐPNN có tính chất động viên chủ thể có quyền sử dụng hoặc
trực tiếp SDĐPNN có hiệu quả. Thơng qua việc thu thuế khuyến khích chủ thê có.
quyền sử dụng đất phải sử dụng hiệu quả bằng việc đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc
đây phát triển kinh tế.

~ Sáu là, thuế được thu hàng năm với mức thuế suất thấp, tính bằng tỷ lệ phần

(%) trên giá đất tính thuế của từng mảnh đất hoặc theo mức thu có định cho mỗi đơn

vị diện tích sử dụng, có phân biệt theo vị trí, mục đích sử dụng đất. Chủ thể SDĐPNN.
ở những vị trí có khả năng sinh lời lớn, mang lại lợi nhuận cao cho người sử dụng thì

phải đóng thuế cao hơn chủ sử dụng đất ở những vị trí kém sinh lời”.
1.1.3. Vai trò của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
“Thuế sử dụng đắt phi nơng nghiệp có các vai trị sau:
Thứ nhất, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: thuế sử dụng đất phi nơng.

nghiệp đóng góp vào nguồn thu NSNN, góp phần đáp ứng các nhu cầu chỉ tiêu của.

Nhà nước như xây dựng cơ sở hạ ting, céng trình cơng cộng, thực hiện chính sách an

sinh xã hội, duy trì qn đội, bộ máy hành chính nhà nước. Góp phần điều tiết cung.
cầu bất động sản và bình ôn giá cả thị trường bất động sản.

Thứ hai, điều tiết thu nhập và thực hiện cơng bằng xã hội: góp phần tăng cường,

quản lý nhà nước đối với việc sử dụng bất động sản. Việc đánh thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp cũng là một cách điều tiết thu nhập, tránh tình trạng một số người có
quyền sử dụng nhiều đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp là cơng cụ quan trọng đề điều hịa thu nhập, thực hiện
công bằng xã hội trong sử dụng và chuyên dịch bắt động sản.

Thứ ba, hỗ trợ nhà nước trong kiểm sốt kinh tế vĩ mơ: Cùng với các Luật

khác, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp góp phần làm minh bạch tài sản của người
dân, làm cho Nhà nước có thể quản lý được đất đai, nhà cửa của cán bộ công chức,
tránh được các giao dịch bất động sản ngầm như tặng, cho, đưa hối lộ bằng quyền sử
dụng đất ở những địa điểm đẹp,...từ đó giúp nhà nước kiểm sốt được hoạt động kinh
doanh bắt động sản, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nhu vay dat sử dụng phi nông nghiệp tham gia vào tất cả các ngành sản xuất
vật chất của đời sống kinh tế, phục vụ xã hội loài người. Đắt phi nông nghiệp và cùng.

với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình

thành các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, là nguồn lực cơ bản để tiến hành.
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, đưa nước ta trở thành nước có nền cơng.
nghiệp phát triển”.

1.2. Quản lý thuế sử dụng dat phi nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Khái niệm

“Theo giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế" (2008) của trường Đại hoc


Kinh tế Quốc Dân thì quản lý nhà nước đối với nền kinh tế (quản lý nhà nước về kinh
tế) là sự tác động có tơ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc.
dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngồi nước, các

cơ cấu có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra, trong.

điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế”

Theo giáo trình “Quản lý tài chính cơng” (2008) của Học viện Tài chính thì
“quan lý tài chính cơng là q trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chế

độ; sử dụng hệ thống các cơng cụ và phương pháp thích hợp tác động đến các hoạt

động của tài chính cơng, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu khách quan

của nền kinh tế - xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do.

Nhà nước đảm nhận”

Như vậy, quản lý thuế rõ ràng là một nội dung của quản lý nhà nước về kinh

tế. Ngồi ra, nó là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính cơng. Do vậy, khái

niệm quản lý thuế cũng có một số nét tương đồng với hai khái niệm trên.


×