Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới trong dạy học “trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (sinh học 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN NGỌC TÚ
THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÌM HIỂU
THẾ GIỚI SỐNG TRONG DẠY HỌC “TRAO ĐỔI CHẤT VÀ
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT” (SINH HỌC 11)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN NGỌC TÚ

THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÌM HIỂU
THẾ GIỚI SỐNG TRONG DẠY HỌC “TRAO ĐỔI CHẤT VÀ
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT” (SINH HỌC 11)

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hồng Tú

THÁI NGUYÊN - 2023

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng
dẫn của TS. Phạm Thị Hồng Tú. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn đều có
nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023
Tác giả

XÁC NHẬN Nguyễn Ngọc Tú
CỦA KHOA CHUYÊN MÔN
XÁC NHẬN
CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Phạm Thị Hồng Tú

i

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng tri ân và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo
TS. Phạm Thị Hồng Tú - người đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Sinh
học đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quan trọng giúp em
hoàn thành luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học Trường
ĐH Sư Phạm – ĐHTN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học

tập và nghiên cứu luận văn này.

Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy (cô) giáo bộ môn Sinh học trường
THPT Vũ Lễ và các em HS đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện
cho em hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023
Tác giả

Nguyễn Ngọc Tú

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC..........................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................2
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .................................................... 2
5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3

6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
8. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 4
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.................................................................6
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 6
1.2. Sự cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng
lực ........................................................................................................................ 8
1.2.1. Kiểm tra, đánh giá ..................................................................................... 9
1.2.2. Đánh giá Năng lực ..................................................................................... 9
1.2.3. Năng lực và Năng lực tìm hiểu thế giới sống............................................9
1.2.4. Cơng cụ đánh giá Năng lực tìm hiểu thế giới sống ................................. 13

iii

1.3. Cơ sở thực tiễn về việc dạy học trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở
thực vật với việc phát triển NL THTGS ở trường phổ thông............................21
1.3.1. Mục đích khảo sát....................................................................................21
1.3.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát ..................................................................... 21
1.3.3. Phương pháp khảo sát..............................................................................21
1.3.4. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 21
Kết luận chương 1..............................................................................................23
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÌM HIỂU
THẾ GIỚI SỐNG TRONG DẠY HỌC “TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN
HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT” (SINH HỌC 11) ................................ 24
2.1. Đặc điểm nội dung “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật”
phù hợp với việc phát triển NL THTGS cho HS...............................................24
2.2. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá Năng lực tìm hiểu thế giới sống .... 24

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá NL THTGS...............24
2.2.2. Thiết kế cơng cụ đánh giá Năng lực tìm hiểu thế giới sống....................25
2.2.3. Sử dụng công cụ đánh giá NL THTGS trong dạy học “trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (sinh học 11).............................................39
Kết luận chương 2..............................................................................................52
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 53
3.1. Mục đích Thực nghiệm sư phạm ................................................................ 53
3.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ........................................................... 53
3.2.1. Thiết kế các kế hoạch dạy học.................................................................53
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................54
3.2.3. Cơng cụ phân tích, xử lí, đánh giá kết quả thực nghiệm ......................... 54
3.2.4. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm ............................................................. 54
3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ................................................................ 54
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................... 55
3.4.1. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về bộ công cụ kiểm tra đánh giá NL THTGS
phần “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11) ...... 55

3.4.2. Kết quả đánh giá về kết quả bài kiểm tra đánh giá NL THTGS ............. 57
3.4.2.2. Kết quả đánh giá từng tiêu chí của NL THTGS trong q trình tổ chức
dạy học...............................................................................................................61
Kết luận chương 3..............................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 65
1. Kết luận..........................................................................................................65
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 65
CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN .................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 67
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 71

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Các biểu hiện của NL THTGS .......................................................... 11
Bảng 1.2. Các công cụ đánh giá năng lực THTGS tương ứng với các phương
pháp đánh giá ..................................................................................................... 14
Bảng 1.3. Các tiêu chí đánh giá NL tìm hiểu thế giới sống của HS..................17
Bảng 1.4. Kết quả khảo sát những thao tác (Những tiêu chuẩn của NL THTGS)
mà GV tổ cho HS trong dạy học chủ đề “ Trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng ở thực vật” (Sinh học 11) ........................................................................ 21
Bảng 3.1. Các bài dạy TNSP và bài kiểm tra đánh giá ..................................... 53
Bảng 3.2. Các lớp tiến hành TNSP....................................................................54
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích giữa 2 bài kiểm tra ở các
lớp thực nghiệm ................................................................................................. 58
Bảng 3.4. Kiểm định X điểm kiểm tra 15 phút giữa bài số 1 và bài số 2 ở lớp
thực nghiệm ....................................................................................................... 60
Bảng 3.5. Điểm trung bình, phương sai và hệ số biến thiên bài kiểm tra số 1 và
bài kiểm tra số 2.................................................................................................61
Bảng 3.6. Bảng đánh giá điểm từng tiêu chí của NL THTGS của lớp TN ....... 62

........................................................................................................................ 63

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình thiết kế cơng cụ đánh giá NL THTGS.....................25
Hình 3.1.Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm bài kiểm tra lớp thực nghiệm..........58
Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 15 phút ........................ 59
Hình 3.3. Đồ thị đánh giá sự tiến bộ NL THTGS của lớp thực nghiệm ........... 63

v

GD & ĐT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC

GDPT
GV Giáo dục và Đào tạo
HS Giáo dục phổ thông
NL Giáo viên
PPDH Học sinh
SGK Năng lực
THPT Phương pháp dạy học
THTGS Sách giáo khoa
TNSP Trung học phổ thông
Tìm hiểu thế giới sống
Thực nghiệm sư phạm

vi

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Căn cứ vào mục tiêu chương trình GDPT 2018

Chương trình Giáo dục phổ thơng (GDPT) tổng thể và chương trình 27
mơn học kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được ban hành ngày
26/12/2018 đã đánh dấu bước chuyển từ chương trình giáo dục định hướng
nội dung sang chương trình giáo dục phát triển năng lực (NL) người học.
Trong đó, Chương trình GDPT mơn Sinh học đã chỉ rõ rằng, mơn Sinh học
cần hình thành và phát triển ở HS ngoài các NL chung (NL tự chủ và tự học,
NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) là NL đặc thù: NL
nhận thức sinh học, NL tìm hiểu thế giới sống (THTGS) và NL vận dụng kiến
thức, kĩ năng. Trong đó, NL THTGS là khả năng tìm tịi, khám phá các hiện
tượng trong tự nhiên và trong đời sống liên quan đến sinh học. Phát triển NL
THTGS giúp người học có được phương pháp học tập, phương pháp nghiên

cứu theo tư duy khoa học, giúp người học chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến
thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Những điều này là vô cùng cần thiết
trong thời đại khoa học công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ.
1.2. Xuất phát từ chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực

Hiện nay, GDPT nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang phát triển NL của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh (HS) vận dụng được
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển cách
đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh
giá NL, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá
trong q trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của
các hoạt động dạy học và giáo dục.

1

1.3. Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức của chủ đề “trao đổi chất và
chyển hóa năng lượng ở thực vật”

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu về sự sống nên các
kiến thức gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt nội dung chủ đề “trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng ở thực vật” trong Sinh học 11 bao gồm nhiều quá trình
sinh lý về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật. Đây là những kiến
thức thuận lợi cho việc phát triển NL THTGS. Do đó, nếu thiết kế và sử dụng
cơng cụ đánh giá NL THTGS trong dạy học chủ đề “trao đổi chất và chyển hóa
năng lượng ở thực vật” sẽ giúp HS khám phá tri thức bằng cách lặp lại con đường
mà các nhà khoa học đã phát hiện ra kiến thức đó thơng qua các thí nghiệm. Qua
đó giúp các em phát triển NL sinh học nói chung và NL THTGS nói riêng.


Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài nghiên cứu “Thiết kế bộ công
cụ đánh giá NL THTGS trong dạy học “Trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng ở thực vật” (Sinh học 11).
2. Mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng được công cụ đánh giá NL THTGS của HS trọng dạy
học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11).
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy HS học 11 trong chương trình THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Công cụ đánh giá NL THTGS trong dạy học
“Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11).
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là công cụ đánh giá NL THTGS? Có những dạng cơng cụ nào
để đánh giá NL THTGS?
- Quy trình thiết kế và sử dụng cơng cụ đánh giá NL THTGS gồm những
giai đoạn nào?
4.2. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các công cụ kiểm tra đánh giá NL THTGS và sử dụng

2

các cơng cụ đó theo quy trình hợp lý thì sẽ đánh giá được sự phát triển NL
THTGS của HS trong dạy học chủ để “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
ở thực vật” (Sinh học 11).
5. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển NL, NL
THTGS và việc sử dụng công cụ đánh giá NL trong dạy học sinh học 11.


- Thiết kế và sử dụng hệ thống công cụ đánh giá NL THTGS chủ đề “Trao
đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” trong dạy học sinh học 11 theo
hướng phát triển NL.

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm đánh giá hiệu quả các công cụ đánh
giá NL THTGS trong dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
ở thực vật” trong dạy học (DH) Sinh học 11 nhằm khẳng định tính khả thi của
giả thuyết đề tài đã đề ra.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các văn bản có tính pháp lí của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo
dục và đào tạo (GD &ĐT) về chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục, phát triển
chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thơng nói chung, chiến lược đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) nói riêng.

- Nghiên cứu các tài liệu dạy học và các tài liệu liên quan đến thiết kế và
sử dụng công cụ đánh giá NL trong dạy học phát triển NL THTGS cho HS trung
học phổ thông (THPT).

- Nghiên cứu các cơng trình khoa học, các sách tham khảo, website đã
cơng bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Nghiên cứu nội dung trong phần “Trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng ở thực vật” (Sinh học 11) để xác định được nội dung dạy học và thiết kế
công cụ đánh giá và kế hoạch tổ chức dạy học cho phù hợp.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Điều tra thực trạng


3

Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên (GV) bộ môn Sinh học nhằm tìm hiểu
thực trạng việc dạy học theo hướng phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng cho
HS THPT.
6.2.2. Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực
Sinh học và khoa học giáo dục liên quan đến thiết kế và sử dụng công cụ đánh
giá NL trong dạy học phát triển NL cho HS THPT.
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Vận dụng dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực
vật” (Sinh học 11) theo hoạch đã thiết kế vào thực tiễn dạy học ở trường THPT
Vũ Lễ, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn để kiểm tra giả thuyết của đề
tài.
6.3. Phương pháp thống kế toán học

Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết quả
điều tra và các kết quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực.
7. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật”
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Vũ Lễ, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng được hệ thống Công cụ đánh giá NL trong DH chủ đề “Trao
đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11).
- Đề xuất quy trình tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá sử dụng công cụ

đánh giá NL và vận dụng quy trình để tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá chủ
đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11) theo
hướng phát triển NL THTGS cho HS THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, các danh mục tài liệu tham khảo, phụ

4

lục, sơ đồ, biểu bảng, phần “Nội dung” có cấu trúc như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá NL nhằm phát triển NL

THTGS cho HS THPT trong dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng ở thực vật” (Sinh học 11)

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới

Theo những nghiên cứu về dạy học từ thời cổ đại, người ta nhận thấy việc
nghiên cứu khoa học giáo dục đã chú trọng tới vai trò của thực hành, vận dụng
trong quá trình dạy học như: Theo Triết gia Khổng Phu Tử (551 - 479 TCN) đã
yêu cầu học trò phải biết vận dụng những điều đã học được vào trong thực tế. Ơng
đã nói “Đọc ba trăm thiên kinh thi nhưng được giao cho việc hành chính khơng làm
được, giao cho đi sứ không đối đáp được, tuy học nhiều nhưng chẳng ích chi” [18].


Năm 1982, William E.Blank nghiên cứu và xuất bản tài liệu “Sổ tay phát
triển chương trình Đào tạo dựa trên năng lực thực hiện” [37], cuốn sách này chỉ
ra các vấn đề cơ bản của hoạt động GD và ĐT phát triển NL, phân tích đặc điểm
nghề nghiệp và nhu cầu của HS, hướng dẫn xây dựng các công cụ đánh giá theo
NL người học.

Từ cuối thế kỷ XX việc dạy học theo hướng tiếp cận NL đã được chú trọng
nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia do vậy đã thiết kế bộ tiêu chuẩn NL đáp
ứng yêu cầu từng lĩnh vực GD & ĐT.

Năm 1995, John.W.Burke đã có cơng trình nghiên cứu: “Giáo dục và Đào
tạo dựa trên năng lực thực hiện” [33]. Tác giả đã trình bày việc giáo dục dựa trên
NL của người học, đưa ra khái niệm về NL thực hiện và tiêu chuẩn NL thực hiện,
đánh giá dựa trên NL và thay đổi quan điểm đào tạo dựa trên NL thực hiện của
người học.

Như vậy, dạy học và đánh giá theo hướng phát triển NL là quan điểm dạy
học được xây dựng dựa trên nhu cầu của người học đáp ứng những thay đổi của
xã hội, đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới và áp dụng có hiệu quả
thiết thực.

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
6

Ở Việt Nam hiện nay giáo dục đã từng bước chuyển từ dạy học tiếp cận nội
dung sang dạy học phát triển phẩm chất và NL. Việc đổi mới PPDH phải gắn liền với
thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá.

Tác giả Trần Bá Hồnh, nhóm tác giả trong đó tác giả Nguyễn Văn Hồng là

chủ biên đã đưa ra quan niệm về đánh giá năng lực [10], [12].

Năm 2010 Tác giả Nguyễn Lăng Bình và các cộng sự đã có cơng trình nghiên
cứu về việc đánh giá và đánh giá NL. Nhóm tác giả đã chỉ rõ thế nào là đánh giá NL;
Lí giải được vì sao cần phải đánh giá NL HS; Cần tiến hành đánh giá những NL nào
và đánh giá như thế nào, đề xuất các hình thức đánh giá như GV đánh giá, HS tự đánh
giá và HS đánh giá HS; Nhóm tác giả đưa ra các phương pháp đánh giá NL bao gồm
GV đánh giá HS qua quan sát thực hiện hoạt động học tập, GV đánh giá HS qua hồ
sơ học tập; Đánh giá bằng các công cụ đánh giá gồm phiêu đánh giá theo tiêu chí, câu
hỏi trắc nghiệm và tự luận, bài tập, bài kiểm tra, bảng kiểm quan sát [3].

Năm 2015 tác giả Đỗ Hương Trà và cộng sự đã đưa ra các yêu cầu về đánh
giá NL, quy trình đánh giá NL. Theo nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra quy trình
đánh giá NL HS trên lớp học gồm 9 bước [27].

Năm 2016 Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội đã nghiên cứu và đưa ra
quy trình đánh giá HS theo định hướng hình thành và phát triển NL HS [28].

Tác giả Vũ Thị Minh nghiên cứu đề xuất thang đo đánh giá NL sáng tạo
của HS trong dạy học mơn vật lí THPT [19]. Tác giả Dương Minh Tú, Trần Trung
Ninh đã nghiên cứu xây dựng bài tập tình huống để đánh giá NL vận dụng kiến thức
kĩ năng trong dạy học hóa học [29].

Trong dạy học sinh học có một số tác giả nghiên cứu về đánh giá NL HS.
Tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, Phạm Thị Hương đã nghiên cứu về công cụ
đánh giá NL. Theo tác giả công cụ đánh giá là các phương tiện giúp GV thu thập
thông tin cần đánh giá của HS để xác định mức độ đạt được so với các mục tiêu
dạy học đã đề ra [20].

Tác giả Lê Thanh Hà, Phan Thị Thanh Hội đề xuất quy trình đánh giá NL

giải quyết vấn đề và sáng tạo [8]. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Phan Thị Thanh

7

Hội đã đưa ra công bố về đánh giá NL nói chung và đánh giá NL vận dụng kiến
thức kĩ năng vào thực tiễn của HS [9]. Tác giả Phan Thị Thanh Hội, Trần Khánh
Ngọc (2014) đã đưa ra công bố về quy trình đánh giá NL của HS trong dạy học
cấp trung học cơ sở [13].

Năm 2018 Tác giả Đinh Quang Báo và cộng sự đã nghiên cứu về quy trình
đánh giá NL nói chung và các cơng cụ đánh giá NL. Các tác giả đưa ra quy trình
và cơng cụ đánh giá NL thực nghiệm, đánh giá NL giải quyết vấn đề, NL sáng
tạo, NL tìm tịi khám phá tự nhiên và đánh giá NL hợp tác của HS ở trường trung
học cơ sở [1].

Năm 2019 Tác giả Đinh Quang Báo và cộng sự đã nghiên cứu và đưa
ra phương pháp và công cụ đánh giá NL vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học,
đánh giá NL giải quyết vấn đề. Theo tác giả để đánh giá được NL nào thì đều
phải xác định được các thành tố của NL đó. Trong dạy học sử dụng các công
cụ vừa để tổ chức hoặt động học tập của HS vừa dùng để kiểm tra đánh giá
HS. Các tác giả đã nhấn mạnh việc sử dụng các công cụ đánh giá như: sử dụng
câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống, bài tập thực tiễn, bài tập thực nghiệm, bài
tập dự án và các phiếu đánh giá theo tiêu chí hoặc kết hợp giữa bài tập tình
huống/bài tập thực tiễn/bài tập thực nghiệm với phiếu đánh giá theo tiêu chí
[2].

Như vậy, Việc dạy học theo hướng phát triển NL HS đã được nhiều tác
giả nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn dạy học ở các trường phổ thơng, quan
điểm dạy học này đã góp phần giúp phát triển các NL cho HS, HS đã học tập để
“làm được” chứ không phải chỉ “học để biết được” hay “hiểu được”, người học có

thể tự tìm hiểu hoặc nghiên cứu thế giới sung quanh. Trong các NL của HS, viếc
phát triển NL THTGS cũng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi nhưng việc đánh
giá NL THTGS còn chưa được chú trọng, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu,
chưa có nhiều cơng cụ để đánh giá HS.
1.2. Sự cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng
lực

8

1.2.1. Kiểm tra, đánh giá
Qua nghiên cứu các công bố của tác giả Trần Đức Khánh (2016), Đo lường

và đánh giá trong giáo dục [17], và theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3,
NXB [27] thì thấy rằng: “Kiểm tra đánh giá là sự so sánh, đối chiếu kiến thức,
kỹ năng, thái độ đã đạt được ở những người học để tìm hiểu và chẩn đoán được
thực hiện trước, trong hoặc sau quá trình học tập với các kết quả mong đợi đã
xác định trong mục tiêu dạy học”.
1.2.2. Đánh giá Năng lực

Theo Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội: “Đánh giá NL là hình thức đánh
giá HS căn cứ vào các tiêu chí cần đạt được đối với từng loại NL trên từng đối
tượng nghiên cứu dựa vào các công cụ đánh giá theo một quy trình mang tính chuẩn
mực và thống nhất. Việc đánh giá NL có thể thực hiện đánh giá NL HS theo tiến
trình học tập của HS hoặc theo các chuẩn đầu ra về NL” [28]. Đặc trưng của dạy
học phát triển NL là HS tạo ra các sản phẩm học tập, vì vậy đánh giá trong dạy
học phải thu thập những thông tin về sản phẩm học tập của HS sau khi hoàn
thành một hoạt động học tập hoặc một q trình học tập, sử dụng các cơng cụ
thích hợp để đánh giá HS thông qua các sản phẩm học tập. Đánh giá NL HS là
việc đo lường sự phát triển NL của HS thơng qua các tiêu chí đánh giá cần đạt
được đối với loại NL cần đánh giá. Được thực hiện bằng các đánh giá phù hợp.

Qua đó xác định mức độ đạt được so với mục tiêu. Việc đánh giá nhằm ghi nhận
sự tiến bộ của HS, khích lệ HS đồng thời thu thập thơng tin về q trình học tập
để có những biện pháp để điều chỉnh việc dạy và học.
1.2.3. Năng lực và Năng lực tìm hiểu thế giới sống
1.2.3.1. Năng lực

Từ trước đến nay đã có rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực xã hội học,
triết học, tâm lí học giáo dục học và kinh tế học… định nghĩa khái niệm NL, các
tác giả theo từng lĩnh vực đã đưa ra cac khái niệm NL khác nhau.

Theo các tài liệu và tác giả ngoài nước:

9

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) đã khái niệm
“Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp
trong một bối cảnh cụ thể” [34].

Theo Denyse Tremblay cho rằng NL chính là khả năng hành động của con
người [35].

Cịn theo F. E. Weinert thì định nghĩa “Năng lực là tổng hợp các khả năng
và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của HS nhằm giải quyết
những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán
để đi đến giải pháp” [36].

Theo các tài liệu và tác giả Việt Nam:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân
thể hiện ở mức độ thơng thạo tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc
chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó” [30].

Năm 1998 Các tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn đã định
nghĩa: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp
với những yêu cầu đặc trưng của một loại hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo
việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [26].
Năm 2012 tác giả Đặng Thành Hưng đã định nghĩa: “Năng lực là thuộc
tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt
kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [15].
Theo chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD và ĐT thì “Năng lực là
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình
học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng
và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí”,… thực hiện thành
cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ
thể [4].
1.2.3.2. Phân loại năng lực
Theo từng lĩnh vực nghiên cứu có nhiều phân loại NL, chương trình giáo
dục ở một số quốc gia trên thế giới hầu hết các nhà giáo dục đều phân loại NL
thành hai nhóm chính đó là: thứ nhất là NL chung và thứ hai là NL riêng (còn

10


×