Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Vấn đề dân tộc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội liên hệ với quan hệ ngoại giao giữa việt nam với trung quốc trong thời kỳ dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.54 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
LIÊN HỆ VỚI QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC

TRONG THỜI KỲ DỊCH COVID 19

LỚP L09--- NHÓM 02 --- HK 212

NGÀY NỘP 09/02/2022

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Kiều Diễm

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Hồ Văn Hiếu Ân 1912637
Đỗ Thế Bảo 1912658
Đoàn Ngọc Danh 1912837
2013921
Nguyễn Hoàng Nguyên 1914803
Phan Thanh Quang

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................3


PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................4

Chương 1: Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội......................4
1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản về vấn đề dân tộc.................................................4
1.2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc.........................8
1.3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết
vấn đề dân tộc..............................................................................................................9

Chương 2: Liên hệ với quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc trong
thời kỳ dịch COVID 19.................................................................................................10

2.1. Khái quát về tình hình quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc..10
2.2. Thực trạng quan hệ ngoại giao Việt Nam với Trung Quốc trong thời kỳ dịch
COVID-19................................................................................................................... 12
2.3. Những giải pháp khắc phục trong ngoại bang giao giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong thời kỳ dịch COVID-19.........................................................................25
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................29

2

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, quy mô lục địa, quốc gia, con người và dân tộc đã và đang dần có xu
hướng xích lại gần nhau hơn, ta gọi đây là giai đoạn tồn cầu hóa. Trong giai đoạn này có
nhiều nhiều vấn đề rất được các nhà chính trị - khoa học quan tâm một trong số đó là vấn
đề dân tộc. Vấn đề đân tộc được con người quan tâm, tìm hiểu một cách sâu sắc, là một
trong những vấn đề có tính quy luật của chủ nghĩa xã hội khoa học, có ý nghĩa chiến lược
trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội với dân tộc ta, sự nghiệp dựng nước và giữ nước
là sự nghiệp của dân tộc trong trường kỳ lịch sử suốt mấy nghìn năm. Sự nghiệp ấy chỉ
được thắng lợi khi dân tộc ta có chung một mục tiêu là chống giặc ngoại xâm giữ nước,

với chân lý lấy “lấy dân làm gốc” là yếu tố quan trọng nhất để hướng tới Nhà nước, bộ
máy pháp chế ổn định và lâu dài. Thực tế rằng dân tộc ta là một trong những dân tộc có
lịch sử văn hiến lâu đời nhất hiện nay kéo dài tới nay hơn 2000 năm, quả thật không có
dân làm gốc thì quốc gia ta cũng khơng thể tồn tại và phát triển như ngày nay. Cho nên
Đảng và Nhà nước, ln coi đại đồn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực để xây
dựng, và bảo vệ đất nước. Tóm lại, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ln là mối quan
tâm hàng đầu của nước ta.

Trong bối cảnh hiện tại, COVID đang là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết mọi
quốc gia trên thế giới, đây không chỉ là vấn đề của một dân tộc, một quốc gia mà địi hỏi
phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước để có thể đẩy lùi được dịch bệnh. Mối
quan hệ giữa các quốc gia với nhau được thiết lập trên một bề dày lịch sử lâu đời, về quan
hệ hợp tác, kinh tế, chính trị,…Vào những thời điểm khó khăn, đại dịch COVID này, mối
quan hệ đó càng thêm bền chặt và khăng khít hơn. Cụ thể ở đây, nhóm chúng em sẽ tập
trung nói về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trên cơ sở đa lĩnh vực
về chính trị, kinh tế, ngoại thương, y tế và quốc phòng. Đó chính là lý do nhóm em chọn
đề tài Vấn đề dân tộc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời kì bùng phát dịch COVID.

3

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản về vấn đề dân tộc
1.1.1. Khái niệm về dân tộc

Theo nghĩa rộng , dân tộc được được hiểu như một tộc người, hay một dân tộc trong
một quốc gia đa dân tộc, là một khối cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền
vững, dựa trên cơ sở cùng chung sinh hoạt kinh tế, cùng tồn tại trong một vùng lãnh thổ
nhất định, có ngơn ngữ riêng và những đặc điểm về tâm lý, văn hóa, ý thức trong cộng

đồng, xuất hiện và phát triển cao hơn thị tộc bộ lạc, bộ tộc. Những cộng đồng người được
gọi là “dân tộc” là kết quả của sự phát triển hết sức lâu dài của các cộng đồng người trong
lịch sử nhân loại: từ cộng đồng thị tộc, bộ lạc đến cộng đồng bộ tộc và phát triển lên hình
thức tổ chức cộng đồng được gọi là dân tộc. Sự hình thành theo nghĩa này thường gắn với
hình thức tổ chức nhà nước vì thế cũng cịn thường được gọi là “ quốc gia – dân tộc”. Ví
dụ như dân tộc Phù Lá, dân tộc Khơ Me,...

Theo nghĩa hẹp, dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước,
có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất có ngơn ngữ chung và ý thức về sự thống
nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn
hóa và truyền thống đấu tranh trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phân quốc gia, và nghĩa thứ hai dân tộc là toàn bộ
nhân dân của quốc gia đó-quốc gia dân tộc.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là q trình phát triển lâu dài của
xã hội lồi người, trải qua nhiều hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao gồm: thị tộc,
bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là nguyên nhân quyết
định đến sự biến đổi của cộng đồng dân tộc. Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ở
phương Đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở nền văn hóa, tâm lý dân tộc đã phát
triển tương đối chín muồi và cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định song
nhìn chung cịn kém phát triển và ở trạng thái phân tán.

4

1.1.2. Đặc trưng cơ bản của dân tộc

Cho đến nay khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:

- Theo nghĩa rộng, dân tộc (nation) dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định làm

thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngơn ngữ chung
và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế,
truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài
dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một quốc gia,
nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước. Ví dụ: dân tộc Nga, dân tộc Trung Hoa, dân tộc
Việt Nam V.V..

- Theo nghĩa rộng, dân tộc gồm 5 đặc trưng cơ bản:

+ Thứ nhất: Có chung một vùng lãnh thổ ổn định. Lãnh thổ là gồm vùng đất, vùng
trời, vùng biển xác định khơng gian sinh tồn, vị trí địa lý của một dân tộc, mà mỗi dân tộc
được quyền sở hữu. Trên khơng gian đó, các cộng đồng tộc người có mối quan hệ với
nhau. Yếu tố lãnh thổ là thiêng liêng nhất. Khơng có lãnh thổ thì khơng có khái niệm tổ
quốc, quốc gia. Trải qua q trình di cư hiện nay khiến nhiều người dân của một quốc gia
cư trú ở nhiều quốc gia, châu lục khác. Do đó, khái niệm dân tộc, lãnh thổ, hay đường
biên giới khơng chỉ trong biên giới hữu hình, mà đã được mở rộng thành đường biên giới
“mềm” (chủ quyền quốc gia giờ đây khơng chỉ tóm gọn với vùng lãnh thổ của mình mà
cịn được mở rộng tới tận những nơi mà ở nơi đó con người đón nhận và vận dụng những
thành tựu của nhân loại), ở đó dấu ấn văn hóa lại chính là yếu tố để phân định ranh giới
giữa các quốc gia, dân tộc. Dẫn chứng: Việt Nam có một vùng biên giới trên đất liền dài
4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đơng ở phía đơng,
Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Đường bờ biển dài 3.260 km
không kể các đảo, công dân có quyền được sinh sống thể hiện chủ quyền và nghĩa vụ bảo
vệ vùng lãnh thổ đó.

+ Thứ hai: Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là cơ sở để gắn kết các
bộ phận, các thành viên trong dân tộc, tạo nên tính thống nhất, ổn định, bền vững của dân
tộc. Mối quan hệ này là nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc. Nếu thiếu tính

5


cộng đồng chặt chẽ, bền vững về kinh tế thì cộng đồng người chưa thể trở thành dân tộc.
Dẫn chứng: Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Thứ ba: Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp. Đây là công cụ giao tiếp
giữa các thành viên trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và tình cảm... Trong một
quốc gia có nhiều cộng đồng tộc người, với các ngơn ngữ khác nhau, nhưng sẽ có một
ngơn ngữ chung nhất gồm cả nói và viết. Ngơn ngữ này đã phát triển và sự thống nhất về
ngôn ngữ là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân tộc. Dẫn chứng: Việt Nam có 54
dân tộc được hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử, tương đương với nhiều ngôn
ngữ khác nhau. Các dân tộc vẫn giữ được ngơn ngữ gốc của mình tuy vậy vẫn dùng tiếng
Việt làm ngơn ngữ chính để sinh hoạt giao tiếp buôn bán.

+ Thứ tư: Có chung một nền văn hóa và tâm lý. Văn hóa bao gồm: tâm lý, tính cách,
phong tục, tập quán, lối sống dân tộc, tạo nên bản sắc riêng của từng dân tộc. Nó gắn bó
chặt chẽ với văn hóa của các cộng đồng tộc người trong một quốc gia. Đây là yếu tố đặc
biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Văn hóa của một dân tộc không thể phát triển
nếu không giao lưu với văn hỏa của các dân tộc khác song phải có ý thức giữ gìn và phát
triển bản sắc của mình, tránh nguy cơ đồng hóa về văn hóa. Dẫn chứng: Văn hóa bầy
mâm cỗ ở mỗi dịp giỗ, tết là một yếu tố quan trọng trong việc liên kết các cá nhân trong
dịng tộc ở Việt Nam mà ít các nước phương Tây nào có được.

+ Thứ năm: Có chung một nhà nước (nhà nước dân tộc). Cộng đồng tộc người trong
một dân tộc đều chịu sự quản lý, điều khiển của một nhà nước độc lập. Đây là yếu tố phân
biệt dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người. Nhà nước là đại diện cho dân tộc trong
quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế giới. Dẫn chứng: Nhà nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", theo Điều 2, Hiến

pháp 2013. Đây là sự kết hợp của hai kiểu nhà nước: nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà
nước pháp quyền. Các đặc trưng cơ bản nói trên gắn bó chặt chẽ, có quan hệ nhân quả, tác

6

động qua lại, kết hợp với nhau trong một chỉnh thể và chiếm mỗi vị thế xác định tạo nên
tính ổn định, bền vững của cộng đồng dân tộc. Theo nghĩa hẹp: dân tộc (ethnie) dùng để
chỉ một cộng đồng tộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và
bền vững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngơn ngữ và văn hóa. Cộng đồng này xuất
hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người của các
cộng đồng đó. Với nghĩa này, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của quốc gia. Chẳng
hạn, Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc tức 54 cộng đồng tộc người. Sự khác nhau giữa
các cộng đồng tộc người ấy biểu hiện chủ yếu ở đặc trưng văn hóa, lối sống, tâm lý, ý
thức tộc người.

Dân tộc - tộc người có một số đặc trưng cơ bản:

- Thứ nhất, dân tộc có cộng đồng về ngơn ngữ (bao gồm ngơn ngữ nói, viết, hoặc chỉ
riêng ngơn ngữ nói) là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau và là vấn đề
ln được các dân tộc coi trọng giữ gìn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển tộc người vì
nhiều nguyên nhân khác nhau, có những tộc người khơng cịn ngơn ngữ mẹ đẻ mà sử
dụng ngôn ngữ khác làm công cụ giao tiếp. Với thời đại công nghệ số hiện nay tuy các
ngơn ngữ cổ xưa ít cịn người sử dụng nhưng việc lưu trữ ngôn ngữ rất dễ dàng tránh việc
tuyệt chủng.

- Thứ hai, dân tộc có cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi
vật thể ở mỗi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập qn, tín ngưỡng,
tơn giáo của tộc người đó. Lịch sử phát triển của các tộc người gắn liền với truyền thống
văn hóa của họ. Ngày nay, cùng với xu thế giao lưu văn hóa vẫn song song tồn tại xu thế
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.


- Thứ ba, dân tộc có ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để
phân định một tộc người, có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc
người. Công dân luôn tự ý thức về nguồn gốc của dân tộc mình, đó cịn là ý thức tự khẳng
định sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người dù cho có những tác động làm thay đổi địa
bàn cư trú, lãnh thổ, hay tác động ảnh hưởng của giao lưu kinh tế, văn hóa... Sự hình

7

thành và phát triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý
thức, tình cảm, tâm lý tộc người.

- Ba tiêu chí này tạo nên sự ổn định trong mỗi tộc người trong quá trình phát triển.
Đồng thời căn cứ vào ba tiêu chí này để xem xét và phân định các tộc người ở Việt Nam
hiện nay. Hai khái niệm về dân tộc tuy không đồng nhất nhưng lại gắn bó mật thiết với
nhau, khơng tách rời nhau. Dân tộc quốc gia bao hàm dân tộc tộc người. Dân tộc tộc
người là bộ phận hình thành dân tộc quốc gia. Dân tộc tộc người ra đời trong những quốc
gia nhất định và thông thường những nhân tố hình thành dân tộc tộc người khơng tách rời
với những nhân tố hình thành quốc gia. Đấy là lý do, khi nói đến dân tộc Việt Nam thì
khơng thể bỏ qua 54 dân tộc, trái lại, khi nói đến 54 dân tộc ở Việt Nam phải gắn liền với
sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.

1.2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc
Xu hướng thứ nhất: cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân

tộc độc lập. Do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của
mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập, thể hiện rõ
nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Biểu hiện là Đài Loan và gần đây là
Ukraine. Xu hướng thứ hai: các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư

bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa, do sự phát triển của lực
lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội
tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc,
thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. Biểu hiện rõ nhất là liên minh EU. Trong thời đại
ngày nay hai xu hướng khách quan nêu trên có những biểu hiện rất đa dạng, phong phú.
Trong phạm vi một quốc gia: Xu hướng thứ nhất thể hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc
(tộc người) đề đi tới sự tự do, bình đẳng và phồn vinh của dân tộc mình.

Xu hướng thứ hai thể hiện ờ sự xuất hiện những động lực thúc đẩy các dân tộc trong
một cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hòa hợp với nhau ở mức độ cao hơn trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phạm vi quốc tế: Xu hướng thứ nhất của sự phát

8

triển dân tộc thể hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhằm chống lại chủ nghĩa đế
quốc. Độc lập dân tộc chính là mục tiêu chính trị chủ yếu của mọi quốc gia trong thời đại
ngày nay. Xu hướng thứ hai thể hiện ở xu thế các dân tộc muốn xích lại gần nhau, hợp tác
với nhau để hình thành liên minh dân tộc ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu. Xu hướng này
tạo điều kiện để các dân tộc tận dụng tối đa những cơ hội, thuận lợi từ bên ngoài để phát
triển phồn vinh dân tộc mình. Trong mọi trường hợp, hai xu hướng đó ln có sự tác động
qua lại với nhau, hỗ trợ cho nhau, mọi sự vi phạm mối quan hệ biện chứng này đều dẫn
tới những hậu quả tiêu cực, khó lường. Hiện nay, hai xu hướng nêu trên diễn ra khá phức
tạp trên phạm vi quốc tế và trong từng quốc gia, thậm chí nó bị lợi dụng vào mục đích
chính trị nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” (Diễn biến hịa bình là khái
niệm được một số nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng để nói về một chiến lược chính trị -
ý thức hệ và xã hội của chủ nghĩa tư bản và chính trị cánh hữu nhằm chống lại chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa cộng sản).

1.3. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề
dân tộc


V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hoàn tồn bình
đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”.

Một là: Các dân tộc hồn tồn bình đẳng. Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc.
Không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều
có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không
dân tộc nào đƣợc giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa. Khơng một dân tộc
nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền
bình đẳng dân tộc phải đƣợc thể hiện trên cơ sở pháp lý, nhƣng quan trọng hơn nó phải
đƣợc thực hiện trên thực tế. Để thực hiện đƣợc quyền bình đẳng dân tộc, trƣớc hết phải
bỏ đi tình trạng áp bức giai cấp, phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ
nghĩa dân tộc cực đoan. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đề thực hiện quyền
dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.

Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết. Các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh
của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đƣờng phát triển của dân tộc

9

mình. Biểu hiện gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có
quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, việc thực
hiện quyền dân tộc tự quyết phải xuất phát từ thực tiễn - cụ thể và phải đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của
giai cấp cơng nhân. V.I.Lênin đặc biệt chú trọng quyền tự quyết của các dân tộc bị áp
bức, các dân tộc phụ thuộc. Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với “quyền” của các
tộc ngƣời thiểu số trong một quốc gia đa tộc người , nhất là việc phân lập thành quốc gia
độc lập. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực phản động,
thù địch lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” đề can thiệp vào công việc nội bộ của các
nước hoặc kích động địi ly khai dân tộc.


Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc, Liên hiệp công nhân các dân tộc phản
ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và sự gắn bó chặt chẽ giữa
tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính. Đây là cơ sở vững
chắc để đoàn kết tầng lớp nhân dân lao động chống chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, nội dung
này vừa là nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của
Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể.

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để các
Đảng cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình đấu tranh giành độc
lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chương 2: Liên hệ với quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời
kỳ dịch COVID 19
2.1. Khái quát về tình hình quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc

Trong số các nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập
quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 3 quốc gia gồm: Trung Quốc (2008), Nga
(2012), Ấn Độ (2016). Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ giữa 2 nước láng
giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, có q trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch
sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại. Một chính trị gia Việt Nam tóm gọn mối quan
hệ Việt-Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Trải qua 70 năm, tuy có những
lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dịng chảy chính của quan hệ Việt - Trung.

10

Sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, hợp tác Việt-Trung đã phát triển mạnh mẽ,
khuôn khổ quan hệ hai nước không ngừng được nâng cấp. Hai bên đã xác định phát triển
quan hệ hai nước theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt,

đối tác tốt” (năm 2005). Năm 2008, hai bên nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, khung hợp tác cao nhất, nội hàm
sâu rộng nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới. Trung Quốc cũng là
quốc gia đầu tiên cùng Việt Nam xây dựng khuôn khổ hợp tác này, mở ra thời kỳ mới cho
mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tồn diện giữa hai Đảng, hai nước. Trong
đó, hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp năm qua diễn ra sôi động và đạt nhiều thành tựu
tích cực. Giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa Quốc hội Việt Nam với Nhân đại Trung
Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp Trung Quốc và giữa các bộ ngành
quan trọng hai bên như Ngoại giao, Quốc phịng, Cơng an... ngày càng mở rộng, cơ chế
hóa và đi vào chiều sâu. Đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã thiết lập gần 60 cơ chế
giao lưu, hợp tác các cấp, các ngành, nổi bật là Gặp gỡ cấp cao hai Đảng, Hội thảo lý luận
hai Đảng, Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm,
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới... Hợp tác giữa các địa phương hai bên ngày càng
được mở rộng, góp phần làm phong phú thêm nội hàm quan hệ hai nước. Kể từ thập niên
1990 đến nay, đã có khoảng 50 tỉnh/thành phố của Việt Nam ký kết thỏa thuận thiết lập
quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh/thành phố/khu tự trị của Trung Quốc. Các địa
phương có chung đường biên giới đã thành lập nhiều cơ chế gặp gỡ, hội nghị định kỳ
nhằm tăng cường hữu nghị và hợp tác, cùng nhau xây dựng đường biên giới hịa bình, ổn
định, hợp tác và phát triển.

Hiện nay, hai nước cịn có bất đồng và nhận thức khác nhau đối với vấn đề trên biển.
Việt Nam một mặt kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, mặt khác kiên trì
thơng qua đối thoại để giải quyết bất đồng. Hai bên đã ký “Thỏa thuận về những nguyên
tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” (năm 2011), thiết
lập và duy trì thường xuyên cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và ba
cơ chế đàm phán Nhóm cơng tác về vùng biển ngồi cửa Vịnh Bắc Bộ, Nhóm cơng tác về

11

hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, Nhóm cơng tác bàn bạc về hợp tác cùng

phát triển trên biển; nhất trí cùng nhau kiểm sốt tốt và xử lý thỏa đáng bất đồng, khơng
có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, tìm kiếm biện pháp giải quyết hịa
bình vấn đề Biển Đơng, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

2.2. Thực trạng quan hệ ngoại giao Việt Nam với Trung Quốc trong thời kỳ dịch
COVID-19

2.2.1. Hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 tạo nên sức mạnh ngoại giao

Bước vào đầu năm 2022, trên trang Web của Bộ Y Tế Chính phủ Việt Nam ta khơng
ngày nào ngừng cập nhật tình hình dịch bệnh số ca nhiễm, số ca tử vong,… Thấm thoát
mới đây đã qua 2 năm từ lúc bất đầu bùng phát dịch COVID-19, hay có tên khoa học là
SARS-CoV-2 xuất hiện biến chủng đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung
Quốc) là virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hơ hấp cấp ở người và có thể lây
lan từ người sang người. Ngoài chủng coronavirus đã phát hiện này, có nhiều chủng
coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người với nhiều biến
thể có khả năng lây nhiễm cao hơn và kháng vacxin cao hơn. Chúng có những tác động to
lớn đến mọi mặt đời sống xã hội ở khắp nơi trên toàn thế giới: gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người, khủng hoảng kinh tế thế giới, xã hội suy sụp… Nhiều tác động được dự
báo sẽ kéo dài và nhiều thay đổi trong đời sống xã hội ngay cả khi hết dịch. Ngay từ ban
đầu, không ai ngờ rằng con virus này làm đảo lộn đời sống loài người, quả thật ngay cả
chính quyền nhiều nhiều quốc gia thời điểm đó cịn chủ quan, khơng đói hồi về việc
phịng chống cịn xem nhẹ căn bệnh này, đánh giá chúng chỉ gây cảm nhẹ, và vẫn còn
mang tâm niệm lấy phát triển kinh tế làm điều ưu tiên trái ngược lại điều trên, Chính phủ
Việt Nam lại có cách nhìn nhận đánh giá khác, các bộ ban ngành chính mau chóng xây
dựng kịch bản đối phó tình hình dịch bệnh, bằng chứng rằng sau khi xuất hiện ca nhiễm
COVID-19 đầu tiên vào ngày 23/01/2020 từ sự cảnh giác này, chính quyền Việt Nam đã
đưa ra ba loạt biện pháp và 1 phương châm chính, trong đó có các biện pháp đóng cửa,
như đóng cửa trường học, tạm ngừng các chuyến bay giữa hai nước và đóng cửa biên giới

với Trung Quốc và lấy phương châm “chống dịch như chống giặc”. Dĩ nhiên, quyết định

12

này tác động nặng đến kinh tế, nhưng Chính phủ nước ta chịu trách nhiệm về quyết định
này. Chính phủ Trung Quốc từng xem những nước hạn chế nhập cảnh đối với công dân
Trung Quốc là “thiếu thân thiện”. Nhưng sau đó, quan điểm của họ dần thay đổi vì ngày
càng có nhiều ca nhiễm COVID-19 chủng mới ngồi lãnh thổ Trung Quốc nên cần phải
hạn chế tình trạng lây nhiễm giữa các cá nhân. Vì thế đến lượt Trung Quốc cấm nhập
cảnh đối với công dân các nước bị dịch COVID-19, trong đó có Việt Nam, sau đó là Ý và
nhiều nước châu Âu khác.

Câu hỏi đặt ra, nếu như dịch bệnh kéo về lâu dài, độ lây lan rộng khắp năm châu thì
chúng ta cứ vậy mà “bế quan tỏa cảng”, về chuyện trước mắt và lâu dài sẽ rất bất tiện và
nền kinh tế đình trệ, liệu đây có phải là giải pháp tối ưu ?. Kết quả sau đó khi va chạm
“làn sóng dịch COVID-19” chúng ta tiếp tục thực hiện cơng tác phịng chống dịch song
song với việc phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu kép theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ thế nhưng, một số địa phương và người dân bắt đầu có biểu hiện chủ quan, lơ
là và xem nhẹ cơng tác phịng chống dịch. Dẫn chứng rằng lãnh đạo một số địa phương
nôn nóng phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ trở lại, qua đó, người dân khơng tn thủ
nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch nữa, nên sau khi kiểm soát khá tốt dịch
bệnh Covid-19 giai đoạn 1 được 99 ngày, thì xảy ra những ca lây nhiễm trong cộng đồng
mà tâm dịch là Đà Nẵng. Giai đoạn tiếp theo, sau khi phong tỏa, xử lý, dập tắt, khống chế
được các ổ dịch được 88 ngày khơng có ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì lại có những ca
bệnh nhiễm mới SARS-CoV-2 từ một nam tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines
(bệnh nhân 1.342) thực hiện không nghiêm túc các quy định cách ly tại cơ sở cách ly do
Vietnam Airlines quản lý, đã khiến dư luận cả nước lo lắng, bất an. Về phía người dân
chủ quan khơng kém, em còn nhớ rằng trước ngày lễ 30/04-01/05, người dân ào ào đổ
nhau đi du lịch tập trung đông đúc và bát nháo, tạo điều kiện cho biến chủng Delta lây
lan, trực tiếp biến vùng phía Nam, đầu tàu là Tp.HCM thành vùng dịch lớn nhất cả nước

cho tới thời điểm này.

Từ đó, trở lại câu hỏi đâu là giải pháp tối ưu ?. Điều mà chúng em muốn đề cập tới
câu trả lời chính là “sức mạnh ngoại giao”. Đánh giá về trường phái ngoại giao đặc sắc và

13

đặc sắc của Việt Nam, PGS.TS Phạm Minh Sơn tâm đắc: “Hình ảnh mà Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng so sánh cơng tác đối ngoại với hình ảnh cây tre tơi thấy rất đúng,
chính xác, rất hình tượng, gắn liền với dân tộc Việt Nam. Cây tre bình thường trơng rất
mỏng manh, nhưng thân tre rất dẻo dai. Đặc biệt, rễ tre bám rất chắc biểu tượng cho cội
nguồn của ngoại giao Việt Nam bám chắc, sẵn sàng vượt qua thách thức của giông bão.
Một điểm nữa là cây tre khơng bao giờ đứng một mình, ln đứng một khóm. Đây cũng
rất giống hoạt động đối ngoại của Việt Nam, không chỉ là một cá nhân đơn lẻ mà là hoạt
động của cả đất nước, cả dân tộc”1. Nói tổng thể, ngoại giao nước Việt Nam là sự kết hợp
hoạt động trên 3 trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, tạo
thành tổng thể hoạt động chung, đứng vững trước phong ba bão táp, lúc nào cũng vươn
thẳng thể hiện khát vọng và tầm nhìn của đất nước. Tinh thần cốt lõi của ngoại giao ấy là
điều đúng đắn, là sự tinh túy, là bài học lịch sử của dân tộc ta đã trải qua bao trang giấy
ướt từ giọt máu đổ xuống là minh chứng thể hiện tinh thần tự cường, trung kiên và lấy
độc lập của dân tộc làm gốc. Nối tiếp nội dung là quan hệ đối ngoại quốc tế nói chung và
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc nói riêng. Ngoại giao với Trung
Quốc là điều tất yếu do cả hai quốc gia có cùng văn hóa lịch sử lâu đời kèm với đặc trưng
yếu tố địa lý giáp ranh ranh giới ở phía Bắc nước ta kèm với đường biên giới trên đất liền
là “1350km”2. Như ở phần 2.1 đã đề cập tới, thực hiện nhiệm vụ ngoại giao với quốc gia
siêu cường quốc trên thế giới là một sự thách thức to lớn tại thời điểm hiện nay khi quốc
gia ta đang cố gắng bắt kịp xu hướng trở thành cơng dân tồn cầu, với mục tiêu trước mặt
của nước nhà là sự chuyển dịch đi lên nền cơng nghiệp 4.0. Nối tiếp, khó khăn là dịch
bệnh COVID-19 đã kéo dài hơn 2 năm nay, đòi hòi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để mau
chóng thực hiện mục tiêu “dân giàu-nước mạnh”.


2.2.2. Những thành tựu ngoại bang giao trong giữa Việt Nam và Trung Quốc trong
thời kỳ COVID-19

1 SPUTNIK, (21/12/2021), Dấu ấn ngoại giao Việt Nam 2021: Bội thu dù nhiều thách thức, Truy cập từ:
/>2 Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt – Trung và đường biên giới pháp lý, công bằng, hữu nghị, Truy cập từ:


14

Trong khoảng thời gian dịch bệnh ấy, tất cả tầng lớp đều chịu nhiều hậu quả nặng
nề, nhất là về tính mạng con người và sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Trong khi
vaccine phịng bệnh chưa được sản xuất hàng loạt thì các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh
và phục hồi kinh tế, ổn định xã hội liên tục được các chính phủ thực hiện. Ngoại giao Việt
Nam đã phát huy vai trò hết sức nhanh nhạy trong việc kết nối, chia sẻ thơng tin, cộng
hưởng sức mạnh để phịng chống COVID-19 hiệu quả, đồng thời tích cực tạo mơi trường
hịa bình, an toàn và ổn định để phục hồi phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tuy chịu khó
khăn do dịch bệnh gây ra, nhưng với quyết tâm, thiện chí và nỗ lực chung của cả hai bên,
hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước thời gian qua đã chủ động, sáng tạo, có nhiều
cách làm linh hoạt, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh, quan hệ chính trị duy
trì đà phát triển tốt đẹp, hợp tác kinh tế, thương mại tăng trưởng ấn tượng, hợp tác phòng
chống dịch bệnh được triển khai hiệu quả, thể hiện trên các mặt:

- Một là, hợp tác chinh trị tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xun với hình thức linh
hoạt, tin cậy chính trị được tăng cường. Lần đầu tiên từ khi bình thường hóa quan hệ
(1991), trong vịng chưa đầy nửa năm sau khi Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng, lãnh đạo
cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội hai nước lần lượt tiến hành điện
đàm, đạt nhiều nhận thức chung quan trọng về việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong tình hình mới. Giao lưu hợp tác
giữa các bộ, ban, ngành, địa phương hai nước nhất là giữa Ban Đối ngoại và các Bộ

Ngoại giao, Quốc phịng, Cơng an, Cơng Thương và các địa phương biên giới, diễn ra sôi
động, thực chất, hiệu quả. Phối hợp giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương được tăng
cường. Trung Quốc tiếp tục cam kết ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trị ủy viên
khơng thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, kết quả của
ngoại giao nói riêng nước ta thu được trái ngọt chính là sự tín nhiệm to lớn khi việc Việt
Nam được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2020-2021 với kết quả phiếu bầu 192/193 có ý nghĩa vơ cùng quan trọng bởi Việt Nam đã
cho thấy vai trò ngày càng tăng của mình trên mặt trận thương mại, ngoại giao quốc tế
cũng như an ninh khu vực ở Đơng Nam Á. Trong vai trị này, Việt Nam có thể có những
đóng góp nổi bật trong các lĩnh vực như: Y tế công cộng, chống lại các bệnh truyền

15

nhiễm, thúc đẩy an ninh hàng hải, chống cướp biển, cũng như ngăn chặn nạn đánh bắt cá
và buôn người bất hợp pháp. Việt Nam cũng là một nước đi đầu trong cơng tác rà phá vật
liệu chưa nổ cịn sót lại sau chiến tranh và có thể là quốc gia hình mẫu cho các quốc gia
khác muốn phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

- Hai là, hợp tác kinh tế, thương mại tiếp tục là điểm sáng. Năm 2020, Trung Quốc
tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt
Nam (sau Mỹ), và Việt Nam lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của
Trung Quốc trên thế giới vào năm 2020, theo số liệu do Tổng cục Hải Quan Trung Quốc
công bố kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt mức kỷ lục 192,2 tỷ
USD, tăng 18,7%, và 5 tháng đầu năm 2021 đạt 64,04 tỷ USD, tăng 44,3% so với cùng
kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 22,4%, Việt
Nam tiếp tục khẳng định là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 4 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc
đứng thứ 4/67 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với vốn đăng ký mới đạt
1,08 tỷ USD (61 dự án), tính lũy kế đứng thứ 7/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI
vào Việt Nam với 3.192 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 19,63 tỷ USD. Hai bên

nhất trí cùng nhau nỗ lực, xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Hợp
tác Lãnh đạo Việt Nam đề nghị Trung Quốc tăng cường nhập khẩu các mặt hàng nông,
lâm, thủy, hải sản của Việt Nam, nhất là một số trái cây đang vào mùa vụ như vải thiểu,
xoài, thanh long, nhãn..., không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất giữa hai nước và
quốc tế, góp phần khắc phục tình trạng nhập siêu của Việt Nam, khẳng định tính cần thiết
của việc thúc đẩy thực hiện, hoàn thành các dự án hợp tác với Trung Quốc tại Việt Nam,
trong đó có dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đơng. Khơng những vậy, Trung Quốc nhiều
năm liền là nguồn khách du lịch lớn nhất của Việt Nam, chiếm 1/3 lượng khách quốc tế
đến Việt Nam, trong khi Việt Nam là thị trường nguồn khách hàng đầu của Trung Quốc
trong số các nước ASEAN, trung bình mỗi tuần có hơn 600 chuyến bay qua lại giữa hai
nước. Dịch bệnh COVID-19 xảy đến bất ngờ đã khiến nhiều hoạt động giao lưu, tiếp xúc
trực tiếp chưa thể diễn ra như kế hoạch, hợp tác du lịch, hàng không bị gián đoạn, giao
lưu nhân dân bị hạn chế. Tuy nhiên, những khó khăn trên đây chỉ là tạm thời, chủ yếu do

16

nguyên nhân khách quan, không gian, tiềm năng và nhu cầu hợp tác giữa hai bên vẫn còn
rất lớn.

Hình 2.1: Vũ trình bày bài hát trên một chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông

Nguồn: Youtube
- Ba là, hợp tác lĩnh vực y tế, tiêu biểu là phòng chống dịch bệnh COVID-19 đạt kết
quả tích cực. Do có chung đường biên giới khá dài với Trung Quốc, nơi khởi phát dịch
bệnh, nên Việt Nam phải chịu rất nhiều tác động từ đại dịch này. Tuy nhiên, Chính phủ
Việt Nam đã chủ động đưa ra các biện pháp kịp thời để phát hiện nguồn phát dịch bệnh,
khoanh vùng cách ly và từng bước kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh với phương châm lấy sự
an tồn tính mạng của người dân là mục tiêu hàng đầu. Ngoại giao Việt Nam đã chủ động
và thực hiện hiệu quả sự chỉ đạo tổng thể, xuyên suốt của Chính phủ, nắm bắt kịp thời các
diễn biến của dịch bệnh ở trong và ngoài nước, tuyên truyền để nhân dân trong nước và

kiều bào trên toàn thế giới hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, chủ trương và
chính sách của Đảng và Chính phủ, từ đó, yên tâm, tin tưởng thực hiện những biện pháp
phịng, chống dịch bệnh hiệu quả nhất, bảo vệ tính mạng bản thân, gia đình và đồng bào.
Chính phủ hai bên cùng nhau hỗ trợ về thiết bị y tế, khẩu trang, bộ kit xét nghiệm
COVID-19, không chỉ ở cấp Nhà nước, mà cả ở cấp địa phương, doanh nghiệp. Bệnh viện
Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cịn điều trị thành cơng và miễn phí cho một số cơng
dân Trung Quốc. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu về nước của công dân Trung Quốc tại
Việt Nam, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp thực hiện ba chuyến bay

17

Thành phố Hồ Chí Minh-Quảng Châu, Hà Nội-Quảng Châu, Nha Trang-Thành Đơ, đưa
hành khách Trung Quốc về nước an tồn, chu đáo.

Bảng 2.1: Quan hệ ngoại giao hai bên phối hợp chặt chẽ, tích cực, ủng hộ lẫn nhau trong
suốt 2 năm chống dịch COVID-19

Thời gian Nước viện trợ Nội dung viện trợ
09/02/2020 Việt Nam
Tặng vật tư, trang thiết bị y tế gồm máy thở, quần áo sát
15/11/2020 Việt Nam- khuẩn, găng tay, khẩu trang y tế với tổng trị giá 500.000
23/08/2021 Trung Quốc USD sang Vũ Hán hỗ trợ Trung Quốc, kết hợp đưa 11
01/09/2021 Trung Quốc công dân Trung Quốc tại Việt Nam về Vũ Hán và đưa
Trung Quốc một số công dân Việt Nam ở tỉnh Hồ Bắc về Việt Nam.
Và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động các tổ chức, cá
nhân quyên góp hỗ trợ nhân dân Trung Quốc số vật tư y

tế trị giá 100.000 USD để phòng, chống dịch

Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các cơ quan

chức năng Đài Loan (Trung Quốc) đã phối hợp thực
hiện chuyến bay chở hơn 340 công dân Việt Nam (là
những trường hợp có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, bị
mắc kẹt do đại dịch COVID-19) từ Đài Loan (Trung

Quốc) về nước.

Chính phủ Trung Quốc trao tặng 200.000 liều vắc-xin
Vero-Cell và 201.600 chiếc bơm kim tiêm loại dùng 1
lần do Bộ Quốc phòng Trung Quốc trao tặng Bộ Quốc

phòng Việt Nam.

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Trung
Quốc đã tiếp nhận 160 máy tạo ơ-xy, 30 nghìn bộ kít xét
nghiệm kháng nguyên, 1.200 bộ đồ bảo hộ phòng dịch,

400 nghìn khẩu trang y tế của Sở Ngoại vụ tỉnh Vân

18

11/09/2021 Trung Quốc Nam và Tập đoàn Sunwah Hong Kong (Trung Quốc)
trao tặng cho Việt Nam phòng, chống dịch Covid-19.
29/9/2020 Trung Quốc
22/10/2021 Trung Quốc Tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung
02/12/2021 Quốc), Chính quyền Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng
Tây quyết định tặng các địa phương Việt Nam số thiết bị

vật tư y tế có tổng giá trị 62,55 triệu Nhân dân tệ
(khoảng 9,7 triệu USD), bao gồm 800.000 liều vaccine

Vero Cell, 1 bộ máy ECMO cùng nhiều trang thiết bị,
vật tư y tế khác. Đây là lô viện trợ đối ngoại lớn nhất

trong lịch sử Quảng Tây,
Trao tặng 300 nghìn chiếc khẩu trang phẫu thuật dùng
trong y tế và 20 nghìn chiếc khẩu trang phòng hộ y tế

Trao tặng 800.000 liều vaccine Verocell

Trung Quốc Tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang viện trợ thêm
20 triệu nhân dân tệ (3.1 triệu USD) mua sắm thiết bị,

vật tư y tế và 500,000 liều vaccine cho Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp

Hình 2.2: Hoạt động viện trợ thiết thực của 2 quốc gia

19

Nguồn: Tổng hợp

Chú thích:

Hình 1. Hai chính phủ phối hợp nhau thực hiện chuyến bay chở hơn 340 công dân
Việt Nam (là những trường hợp có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, bị mắc kẹt do đại dịch
COVID-19) từ Đài Loan (Trung Quốc) về nước_15/11/2020_ Nguồn: TTXVN.

Hình 2. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng trao cho Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba
số vật tư, trang thiết bị y tế của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Chính

phủ và nhân dân Trung Quốc_09/02/2020_Nguồn: VGP News.

Hinh 3. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai (trái) thay mặt tiếp nhận số
hàng viện trợ từ Phó Chủ tịch Chính quyền Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây Hoàng
Tuấn Hoa_11/09/2021_Nguồn: TTXVN.

- Bốn là, về vấn đề quốc phòng trên biển, hai bên nhất trí cần kiểm sốt tốt bất đồng,
xử lý thỏa đáng vấn đề nảy sinh, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Cơng ước Liên
hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần duy trì hịa bình, ổn định ở khu

20


×