Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tìm hiểu thị trường vàng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.66 KB, 42 trang )


Tìm hiểu thị trường vàng tại
Việt Nam
Mục lục
PHẦN I –SƠ LƯỢC VỀ VÀNG – THỊ TRƯỜNG VÀNG 4
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VÀNG 4
1.Vai trò của vàng 5
1.1. Tác động đối với tỷ giá 5
1.2. Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư: 10
1.3. Vàng là công cụ phòng chống lạm phát: 10
1.4. Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD: 11
1.5. Vàng giúp kiểm soát rủi ro: 11
1.6. Dự trữ ngoại hối. 12
1.7. Huy động vàng trong dân để đầu tư phát triển kinh tế 13
2. Rủi ro của vàng 14
3. Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác 15
3.1. Thị trường chứng khoán 15
3.2. Thị trường tiền tệ và dầu mỏ 16
4.Giá vàng quốc tế ảnh hưởng bởi nhân tố sau: 17
II. THỊ TRƯỜNG VÀNG 20
A. VÀI NÉT CHUNG 20
B- CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH VÀNG 21
1.Kinh doanh vàng trên tài khoản 21
2. Kinh doanh vật chất 22
3. Kinh doanh vàng nguyên liệu 23
4. Kinh doanh vàng qua sàn ACB 23
PHẦN II-THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 27
1. Thực trạng 27
1.1 Thị trường vàng trong những năm gần đây 27
1.2. Phạm vi kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay khá rộng, khó kiểm soát 30
1.3.1.Tác động của thị trường vàng năm 2010 đến chính sách tiền tệ 32


1.3.2.Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các ngân hàng thương
mại 35
2.Một số giải pháp và đề xuất đối với việc quản lý thị trường vàng 38
2.1. Một số giải pháp chủ yếu để quản lý hoạt động kinh doanh vàng 38
2.2. Một số đề xuất 40
Tài liệu tham khảo: 42
PHẦN I –SƠ LƯỢC VỀ VÀNG – THỊ TRƯỜNG VÀNG
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VÀNG
Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên được tìm thấy đầu tiên trên thế
giới, năm 5000 trước công nguyên. Vàng được xem là kim loại quý, biểu tượng
của quyền lực và sự giàu có. Vàng có sức chịu đựng oxi hóa cao, lâu bị hư hao.
Vàng có thể kết hợp với nhiều chất khác để cho những sản phẩm phục vụ cho
công nghiệp. Một năm thế giới tiêu thụ khoảng 450 tấn vàng trong ngành công
nghiệp chiếm 11% nhu cầu thế giới. Nhu cầu trang sức chiếm 70% và 13% còn lại
là nhu cầu đầu tư.
Mỏ vàng nằm rải rác ở 60 quốc gia. Vì vàng trong thiên nhiên có kết hợp với
một ít kim loại khác, nên không tinh khiết, cần phải qua quá trình tinh lọc. Nam
Phi là nước có nhiều mỏ vàng nhất thế giới khoảng 40.000 tấn. Cả thế giới ước tính
có khoảng 145.000 tấn vàng. Vàng có dưới dạng vàng hạt hoặc vàng thỏi (Úc,
Hongkong, Thụy sĩ).
Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nguyên liệu nhiều nhất thế giới, với nhu cầu hàng
năm lên đến 800 tấn, chiếm ¼ nhu cầu vàng vật chất của thế giới. Do đó nếu tính
luôn vàng nữ trang thì Ấn Độ là nước có nhiều vàng nhất thế giới. Các hộ gia đình
ở nước có nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á này tích lũy 20,000 tấn vàng qua nhiều thế
hệ. Ở Ấn Độ, vàng là món quà thông dụng nhất trong các kỳ lễ hội và là một phần
không thể thiếu trong của hồi môn. Do đó nhu cầu vàng trang sức sẽ tăng mạnh
trong mùa lễ hội và mùa kết hôn bắt đầu tư tháng 11 đến tháng 3.
Nước Mỹ là nước có dự trữ ngoại hối bằng vàng lớn nhất thế giới, tiếp theo là
Đức và quỹ tiền tệ IMF.
- Vàng cũng như ngoại tệ được giao dịch trên toàn thế giới, và gần như 24/24.

- Ký hiệu vàng giao dịch trên thị trường là XAU.
- Đơn vị tính thông thường USD/ounce.
- Mỗi ngày thị trường thế giới giao dịch khoảng 2.500 - 3.000 tấn vàng. Ở
Mỹ có khoảng 20 - 30 quỹ đầu tư vàng. Khi muốn giá vàng tăng 1 USD thì
phải giao dịch khoảng 50 tấn vàng.
- Ngày dao động nhiều nhất của vàng thông thường là $30/ounce/ngày.
1.Vai trò của vàng.
1.1. Tác động đối với tỷ giá
Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, tỷ giá ngoại tệ USD so với đồng Việt Nam
(VND) được điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ của thị trường và tình
hình kinh tế vĩ mô. Sự điều chỉnh tỷ giá USD/VND xuất phát từ nhiều yếu tố kinh
tế cơ bản khác nhau, chủ yếu là do cán cân thương mại mất cân đối, giải pháp kỹ
thuật hạn chế nhập siêu, và chính sách khuyến khích xuất khẩu. Tính từ năm 2008
đến nay, bình quân mỗi năm tỷ giá được điều chỉnh tăng khoảng 5%.
Bảng thống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2006-2010
Stt Ngày
Điều chỉnh
biên độ và/hoặc
tỷ giá bình quân
Ghi chú
Tỷ lệ điều chỉnh
chung cuộc
1 31/12/20060,50% Tăng biên độ giao dịch 0,25%
2 24/12/20070,75% Tăng biên độ giao dịch 0,25%
3 10/03/20081% Tăng biên độ giao dịch 0,25%
4 27/06/20082% Tăng biên độ giao dịch 1,00%
5 11/07/20083% Tăng biên độ giao dịch 1,00%
6 25/12/2008 16.494 lên
16.989, %
Giữ nguyên biên độ giao

dịch,
tăng tỷ giá bình quân liên
3,00%
ngân hàng
7 24/03/20095% Tăng biên độ giao dịch 2,00%
8 26/11/2009
17.034 lên
17.961,%
Giảm biên độ giao dịch,
tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng
3,44%
9 11/12/2010
17.961ên
18.544,%
Giữ nguyên biên độ giao
dịch,
tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng
3,24%
Vàng không được xem là một thước đo hoặc một loại hàng hóa chủ lực trong
chính sách điều tiết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và điều hành chính sách
vĩ mô của Nhà nước.
Khi mà vàng không được xem là một thước đo giá trị một loại hàng hoá thì
đồng nội tệ của Việt Nam (VNĐ) là đồng tiền duy nhất mà luôn gắn liền với giá trị
của hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ, giữa tiền và vàng có sự liên hệ gắn bó rất chặt
chẽ với nhau, khi vàng tăng giá mạnh, những hệ quả của sự tăng giá đó vẫn gây ra
những tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đối với tỷ giá VND như trong những
năm vừa qua.
Khi giá vàng tăng với mức tăng trung bình từ 20-25%/năm, các nhà đầu tư

trên thị trường tài chính không thể không chú ý đến vàng, nhất là khi những loại tài
sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản v.v… chưa mang lại
hiệu quả sinh lợi như mong đợi. Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ có xu hướng chuyển
dịch một phần vốn vào vàng để vừa đa dạng hóa danh mục đầu tư, vừa hướng tới
mục tiêu sinh lợi kỳ vọng.
Kể từ tháng 06/2008, Ngân hàng Nhà nước tạm thời không cấp hạn mức
(quota) nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng
thương mại như trước đó, trừ trường hợp nhập khẩu can thiệp thị trường.
Có thể nói cung cầu vàng trong nước không còn liên thông với thế giới nữa.
Vì nguồn cung vàng trong nước bị gián đoạn, bị thắt cổ chai và thiếu tính liên tục
tại một số thời điểm nhất định do cái “van” nhập khẩu đang tạm khóa, nên chỉ cần
nhà đầu tư muốn mua vàng, giá vàng trong nước sẽ tăng lên. Khi lực cầu không
được đáp ứng đầy đủ, giá vàng trong nước sẽ tăng mạnh và nhanh hơn ở thế “lệch
pha trên” so với giá vàng thế giới với mức chênh lệch giá có khi lên đến hơn 1
triệu đồng/lượng vàng như đã từng xảy ra.
**Trường hợp không cho phép nhập khẩu vàng chính thức
Ở tình huống mất cân đối cung cầu này, nếu không cho phép nhập khẩu chính
thức và nếu mức chênh lệch giá quá lớn, sẽ có một khối lượng nhập khẩu vàng
“không chính thức” vào Việt Nam qua các đường biên giới giáp ranh với
Campuchia, Lào và Trung Quốc để giải tỏa “cơn khát” vàng trong nước. Để
“nhập” được số vàng này, một số đầu mối phải tích cực thu gom USD trên thị
trường tự do để thanh toán số vàng nhập khẩu đó, tạo sức cầu và sự khan hiếm
“cục bộ” đối với tiền mặt USD.
Do tình trạng thâm hụt mậu dịch bị mất cân đối trong một thời gian dài và do
giá vàng vẫn tiếp tục tăng chưa có điểm dừng, thực tế cho thấy trong một số tình
huống ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh tỷ giá chính thức theo “tín hiệu đón
đầu” của tỷ giá tự do, khi mà người cần ngoại tệ và người có ngoại tệ đã xác lập
trước một mức tỷ giá kỳ vọng mới. Đây là tình huống tỷ giá USD/VND tăng trong
bối cảnh không cho nhập khẩu vàng chính thức.
Bảng tóm tắt mức thâm hụt mậu dịch trong giai đoạn 2007-2011

Năm Kim ngạch xuất Kim ngạch nhập Thâm hụt mậu Tăng/ giảm so
khẩu (tỷ USD) khẩu (tỷ USD) dịch (tỷ USD) với năm trước
2007 39,6 44,41 -4,81
2008 48,38
(tăng 22,17%)
60,83
(tăng 36,97%)
-12,45 +158,84%
2009 62,69
(tăng 29,1%)
80,71
(tăng 28,8%)
-18,02 +44,74%
2010 57,04
(giảm 9,01%)
69,96
(giảm 13,32%)
-12,92 -28,30%
4
tháng
đầu
năm
2011
51,5 60,08 -8,58
Khi đó sẽ dẫn đến lượng tiền VND bỏ ra để thu về ngoại tệ phục vụ cho các
doanh nghiệp nhập khẩu sẽ rất cao dẫn đến giá bán sản phẩm ra thị trường cũng
cao theo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chính sách quản lý hàng hóa của nước
nhà, giá mặt hàng ngày càng càng tăng làm cho cuộc sống của người dân ngày
càng khó khăn.
**Trường hợp cho phép nhập khẩu vàng chính thức

Nếu ngân hàng nhà nước cho nhập khẩu vàng chính thức, một lượng ngoại tệ
cũng sẽ được chi ra từ hệ thống ngân hàng để thanh toán tiền nhập khẩu vàng. Có
thể nói rằng trong bối cảnh giá vàng tăng và nhiều nhà đầu tư đang muốn mua
vàng, việc nhập khẩu vàng bằng con đường chính thức hay không chính thức cũng
đều tác động lên cung cầu ngoại tệ và gây áp lực lên tỷ giá.
Đây cũng chính là thế “tiến thoái lưỡng nan” mà ngân hàng nhà nước luôn
luôn đối diện khi xử lý vấn đề nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng
chính thức vẫn được xem là giải pháp tích cực hơn, vì Nhà nước sẽ đạt được nhiều
mục tiêu khác nhau như
• Kiểm soát được số lượng nhập khẩu
• Kiểm soát được doanh thu của các đơn vị nhập khẩu vàng
• Chủ động tăng nguồn cung vàng trong nước
• Giảm bớt sự căng thẳng tâm lý muốn mua vàng của người dân
• Ngăn chặn tình trạng đầu cơ “đục nước béo cò”
• Gia tăng tính công khai minh bạch trong chính sách quản lý thị trường
vàng
• Chủ động điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết, thay vì để cho thị trường tự do
thản nhiên thao túng.
Trong 2 năm 2009-2010 vừa qua, vàng không phải là nguyên nhân làm tiêu
tốn ngoại tệ, mà ngược lại còn góp phần đáng kể trong việc cải thiện cán cân
thương mại. Với mức xuất siêu vàng (xuất vàng nhiều hơn nhập vàng) khoảng 60
tấn/năm, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã mang về khoảng 2,5 tỷ USD trong
9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, sự đóng góp từ kim ngạch xuất siêu vàng chỉ giúp
giảm bớt mức thâm hụt mậu dịch trong ngắn hạn. Vấn đề cốt lõi đó là sự mất cân
đối trong cán cân thương mại trong suốt một thời gian dài luôn gây áp lực trực tiếp
lên tỷ giá, không nhất thiết xuất phát từ vàng.
Bảng tóm tắt số liệu xuất nhập khẩu vàng trong giai đoạn 2006-2010
Tấn vàng 2006 2007 2008 2009 2010 (*)
Nhập khẩu 91 51 90.5 12 9
Xuất khẩu - - 11 72 70

Chênh lệch
(XK - NK)
-79.5 +60 +61
1.2. Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Hầu hết các danh mục đầu tư ban đầu chỉ tập trung vào những tài sản truyền
thống như cổ phiếu và trái phiếu. Lý do để nắm nhiều tài sản khác nhau là để bảo
vệ danh mục đầu tư tránh được những rủi ro từ biến động giá của một loại chứng
khoán nhất định. Danh mục đầu tư có bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với danh
mục khác.
Đưa vàng vào danh mục đầu tư của mình – một tài sản có giá trị thực ít biến
động hơn các loại tài sản tài chính khác sẽ đảm bảo an toàn về giá trị trong trường
hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của các tài sản tài chính.
Khi mà đồng nội tệ của Việt Nam phụ thuộc vào tỷ giá của đồng USD rất
nhiều trong các hạng mục, trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng USD tăng và
giảm liên tục cũng làm cho giá trị của VND cũng bị ảnh hưởng theo, do đó khi nhà
đầu tư dùng VND đầu tư vào các hạnh mục công trình có giá trị lớn sẽ gặp rất
nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động của dự án, nhất là khi mà nền kinh tế nước
nhà đang rơi vào tình trạng lạm phát với hai con số như hiện nay. Do đó vàng được
xem là nơi ẩn nấp an toàn khi áp lực lạm phát xảy ra do áp lực lạm phát tăng đồng
nghĩa với giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, đồng tiền mất giá và các nhà đầu tư
thường có khuynh hướng mua vàng vào để cất trữ.
Vàng là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn khi thị trường bất ổn: khi thị
trường tồn tại nhiều bất ổn như thiên tai, chiến tranh… các nhà đầu tư có xu hướng
mua vàng để bảo vệ giá trị của đồng tiền
1.3. Vàng là công cụ phòng chống lạm phát:
Khi hàng hóa và dịch vụ tăng nhà đầu tư có khuynh hướng mua vàng do sức
mua và giá trị của vàng có khuynh hướng ổn định. Do đó mỗi khi lo sợ về lạm
phát, nhà đầu tư lại mua vàng.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối phó với nạn lạm phát tăng cao.
Chỉ số giá tiêu dùng sẽ ở mức hai con số trong 2011. Lạm phát tăng thể hiện sự

tương quan giữa tiền và hàng hoá. Với cùng một số tiền như nhau thì người ta sẽ
mua được một số lượng hàng hóa ít hơn. Từ điều này có thể thấy rằng, khi có lạm
phát thì người giữ tài sản sẽ có lợi hơn người giữ tiền hay nói cách khác hàng hóa
là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát. Khi mà VND ngày càng bị mất giá trên thị
trường, vật giá thì leo thang một cách nhanh chóng, khó kiểm soát.
Vì vậy, không chỉ có vàng mà các loại hàng hóa khác như kim loại quý, bất
động sản đều là những công cụ chống lạm phát hữu hiệu. Tuy vậy, vàng là một
loại hàng hóa đặc biệt hơn cả, có giá trị cao, luôn duy trì được giá trị trao đổi cao
trên thị trường và đặc biệt là khả năng thanh khoản trên thị trường.
Tất cả những yếu tố trên đã biến vàng thành công cụ để chống lạm phát hữu
hiệu.
1.4. Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD:
Vàng thường được sử dụng như một công cụ đầu tư hiệu quả thay thế đồng
USD – đồng tiền được giao dịch nhiều nhất thế giới. Nếu đồng USD tăng giá, thì
vàng sẽ giảm. Ngược lại USD giảm giá thì vàng sẽ tăng. Do đó vàng là cách đầu tư
hiệu quả nhất trong việc phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD. Trong bối
cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam như hiện nay thì đồng Đô la đã rớt giá quá
nhiều, mọi người không có còn đảm bảo về sự ổn định đầu tư tài chính của mình
dựa vào đồng đô la nữa.
Giờ đây với nhiều kênh đầu tư mà đồng đô la không thể đảm bảo sự ổn định
cho danh mục đầu tư đó với sự lên xuống tỷ giá liên tục như hiện nay thì mọi
người sẽ chuyển sang một loại tiền tệ mà họ có thể yên tâm, đó là vàng.
1.5. Vàng giúp kiểm soát rủi ro:
Nhìn chung, vàng ít biến động hơn hầu hết các loại hàng hóa khác cũng như
thị trường chứng khoán. Với việc sở hữu tài sản ít biến động trong danh mục đầu
tư, rủi ro của nhà đầu tư sẽ giảm.
Vàng đã từng được gọi là "hàng hóa khủng" bởi vì nó có xu hướng an toàn
hơn các công cụ đầu tư khác trong các thời kì khó khăn. Những nhân tố gây cản trở
các công cụ đầu tư khác lại giúp làm cho giá vàng tăng lên. Nền kinh tế trì trệ sẽ
dẫn đến việc một số ngân hàng hoạt động kém phải đóng cửa. Đến lượt nó, hệ

thống ngân hàng gặp khó khăn sẽ gây ra tác động xấu cho nền kinh tế. Và trong
một nền kinh tế toàn cầu ngày nay, ai cũng hiểu rằng những thất bại kinh tế và của
hệ thống ngân hàng có thể phá hủy tất cả.
Khi ngân hàng gặp khủng hoảng, công chúng bắt đầu mất lòng tin vào các tài
sản bằng "giấy" và do tính chất, đặc tính bền vững của vàng mà người dân chuyển
sang vàng cho an toàn.
1.6. Dự trữ ngoại hối.
Khi mà đồng ngoại tệ bất ổn như hiện nay, sự phụ thuộc nền kinh tế ( trong
linh vực xuất nhập khẩu) thì ngày càng có nguy cơ rủi ro cao, do chính sách thay
đổi của các nước, nền kinh tế các nước bất ổn, khủng hoảng tài chính thì vàng vẫn
đảm bảo được giá trị nguyên bản của nó, vẫn là một công cụ có thể kích thích mọi
hoạt động của nền kinh tế, khi mà các giao dịch không được đảm bảo bằng ngoại tệ
(giao thương quốc tế) thì vàng vẫn có chức băng quan trọng trong giao dịch quốc
tế.
Mặc dù giá vàng có thể dao động, nhưng về dài hạn vàng sẽ vẫn lấy lại được
sức mua tương đương lịch sử của nó so với các hàng hóa và sản phẩm trung gian
khác. Trong lịch sử, vàng đã được chứng minh là một loại của cải dùng để dự trữ
rất hiệu quả. Vàng cũng đã chứng minh là thiên đàng an toàn trong những quãng
thời gian bất ổn về kinh tế và xã hội. Những lúc thị trường chứng khoán tăng giá, tỉ
lệ lạm phát thấp, thị trường ngoại hối tương đối ổn định, nhà đầu tư có xu hướng kì
vọng mức thu hồi cao ở các khoản đầu tư. Nhưng khi giá chứng khoán giảm và thị
trường bất ổn là lúc nhà đầu tư nên nhận ra tầm quan trọng của việc chú ý dành
một phần danh mục đầu tư vào loại tài sản có giá trị bền vững.
1.7. Huy động vàng trong dân để đầu tư phát triển kinh tế
Thứ nhất, dù không được trả lãi, thậm chí phải trả phí (nếu phí thấp), người
dân có vàng, nhất là khi sở hữu một số lượng lớn, người dân vẫn sẽ gửi ở ngân
hàng để đảm bảo an toàn. Tùy theo điều kiện của nền kinh tế và mục tiêu của chính
sách tiền tệ từng thời kỳ, ngân hàng trung ương có thể thực hiện nghiệp vụ hoán
đổi giữa vàng (vàng “có tính chất tiền tệ”) với VND đối với các ngân hàng thương
mại. Theo đó, ngân hàng trung ương sẽ tăng dự trữ quốc gia và ngân hàng thương

mại sẽ tăng nguồn vốn tín dụng để cho vay.
Thứ hai, nếu cho phép các ngân hàng thương mại trả lãi cao để huy động vàng
và ngân hàng thương mại cho vay vàng để đầu tư phát triển kinh tế thì lợi ích có
thể không bù nổi những thiệt hại từ những tác động tiêu cực cả ở tầm vi mô và tầm
vĩ mô. Cụ thể:
***Với kỳ vọng “lãi kép”- lãi được trả về tiền gửi bằng vàng và kỳ vọng lãi từ
chênh lệch giá, người dân có động lực lớn để tích trữ tài sản bằng vàng hoặc đầu
cơ vào vàng, gây khó khăn cho điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là khi có những biến
động lớn về giá vàng; nguồn vốn tiết kiệm của dân cư sẽ đổ dồn để tích trữ vàng;
tác động tiêu cực của hiện tượng “vàng hóa” cũng là rất lớn, tương tự như hậu
quả của “đô la hóa” trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc chống “đô la hóa” trong
nền kinh tế cũng chỉ thành công khi đồng thời chống được “vàng hóa”.
***Phát sinh rủi ro về thanh khoản vàng và rủi ro về giá vàng cho các ngân hàng
thương mại, cho các doanh nghiệp/người dân vay vốn bằng vàng và gây bất ổn,
biến động không lường trước được về giá vàng, tỷ giá USD/VND. Kinh nghiệm
thực tế cho thấy, hậu quả xã hội sẽ rất lớn, khi các khoản tiền gửi hoặc các khoản
thanh toán bằng vàng đến hạn/đáo hạn, nhưng khi đó giá vàng trên thị trường
tăng cao, và người vay hoặc người phải thanh toán trả vàng sẽ phá sản hoặc chịu
lỗ lớn.
Thứ ba, giới hạn đầu tư tín dụng cho nền kinh tế được quyết định bởi những
yếu tố nào? Nguồn vốn đầu tư (tiết kiệm trong nước, nguồn vốn vay nước ngoài);
hiệu quả của các dự án đầu tư Trong đó, hiệu quả của các dự án đầu tư là một
yếu tố quyết định. Nếu nền kinh tế có nhiều dự án đầu tư có hiệu quả, ngân hàng
trung ương có thể tăng vốn cho nền kinh tế bằng cách “bơm vốn” cho các ngân
hàng thương mại. Trong chế độ tiền giấy, trong giới hạn nhất định, ngân hàng
trung ương có khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế thông
qua mở rộng khả năng tạo tiền của hệ thống các tổ chức tín dụng.
2. Rủi ro của vàng
Rủi ro tín dụng bằng vàng. Với các hợp đồng tín dụng bằng vàng đã được
giải ngân, nếu giá vàng biến động mạnh theo xu hướng tăng, rủi ro đối với các

ngân hàng là tài sản đảm bảo của người đi vay sẽ không đủ bù đắp, còn rủi ro đối
với người đi vay là tổng chi phí vay tăng lên do bù lỗ giá vàng.
Khi mà tình hình thế giới chuyển biến, giá dầu hỏa tăng cao và lương thực
cũng không thể khắc phục nhanh. Các nhà đầu tư trên thế giới đều nắm vàng, dẫn
đến thao túng vàng. Mà các nhà đầu tư của Việt Nam là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, dẫn
đến sự phụ thuộc bất khả kháng. Khi có sự biến động về thị trường đó thì các nhà
đầu tư không thể đưa ra lối đi riêng mà sẽ lung túng dẫn đến sự thất bại nhanh
chóng. Trong khi đó các nhà đầu tư trên thế giới kinh doanh đều có chiến lược,
chiến thuật và tầm nhìn trung dài hạn hẳn hoi.
 Tóm lại về vai trò của vàng và của tiền đồng (VND): Mặc dù hiện nay thị
trường vàng có nhiều biến động, việc sử dụng vàng làm một loại hàng hóa lưu
thông trong nền kinh tế đã có rất nhiều tác dụng trong việc điều tiết của nền kinh
tế, giữ cho thị trường đầu tư, thị trường tài chính có một sự ổn định nhất định.
Cùng với những ưu việt của vàng như vậy, những yếu tố mà VND khó có thể giữ
được sự ổn định của thị trường. Và những yếu tố đó đã giúp cho VND luôn giữ
được vị trí chung tâm của sự phát triển kinh tế. Đồng Việt Nam luôn là đồng tiền
chính yếu trong việc lưu thông trao đổi, buôn bán hàng hóa với nhau, là đồng tiền
chủ đạo mà không có đồng tiền nào thay thế được trong nền kinh tế nước nhà.
Cũng chính nhờ vàng mà VND luôn giữ được vai trò của mình, không bị tình
trạng đô la hóa trong lưu thong, trong các giao dịch mua bán trong nước, và tác
động rất lớn lên sự ổn định của VND – tình trạng lạm phát được giảm lùi.
3. Mối quan hệ giữa thị trường vàng và các thị trường đầu tư khác
3.1. Thị trường chứng khoán
Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế cho nhau, nghĩa
là khi có tiền, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào chứng khoán, hoặc vàng hoặc cả
hai để sinh lời. Về lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ
suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Trên phương diện
này, khi chứng khoán lên, sẽ tạo nhiều cơ hội cho mọi người kiếm lợi nhuận từ thị
trường chứng khoán và giảm đầu tư vào vàng.
Tuy nhiên, khi nhận định như trên cần lưu ý 2 điều:

Không bao giờ chứng khoán và vàng là vật thay thế hoàn toàn cho nhau,
nghĩa là dù chứng khoán có hấp dẫn như thế nào thì vẫn có nhiều nhà đầu tư quan
tâm tới đầu tư vàng, đơn giản vì họ quen với hoạt động kinh doanh này hơn.
Vàng và chứng khoán đều là những cấu phần của một thị trường tài chính.
Hoạt động nhộn nhịp đầu tư trong một cấu phần, có thể tạo cho nhà đầu tư sự phấn
khích cần thiết để đầu tư vào cả cấu phần kia.
Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là rất rủi ro, vì khi doanh nghiệp phá
sản, số chứng khoán đang nắm giữ có thể mất giá trị. Đầu tư vào vàng có thể lãi, có
thể lỗ, nhưng không bao giờ mất trắng vì vàng có giá trị nội tại của nó. Một nhà
đầu tư khôn ngoan luôn chia sẻ rủi ro bằng cách trong khi đầu tư chứng khoán thì
vẫn đầu tư vàng.
Tóm lại, khi chứng khoán lên, có thể một số nhà đầu tư sẽ dồn vốn đầu tư
sang kênh này, nhưng điều này không hẳn dẫn tới sự trầm lắng của thị trường
vàng.
3.2. Thị trường tiền tệ và dầu mỏ.
Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động
của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế
để giữ vứng nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga,
Mỹ có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng.
Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị.
Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng
tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có xu hướng nhập
vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá
của vàng.
Năm 2006 cũng là năm đánh dấu mức kỷ lục của giá vàng, giá dầu và một lần
nữa minh chứng cho thấy sự đồng hành của giá vàng và giá dầu. Giá dầu đạt mức
kỷ lục 78,40 USD/thùng vào ngày 13/7/2006. Mức kỷ lục này cao hơn 39% so với
mức giá cao nhất trong năm 2004 là 56,37 USD/thùng (ngày 26/10/2004) và trên
10% so với mức cao nhất năm 2005 là 70,85 USD/thùng vào ngày 27/8/2005.
Các kỷ lục về giá dầu tại thời điểm đó và những nguyên nhân của nó cũng

không nằm ngoài những nguyên nhân cố hữu như cầu tăng, nguồn cung hạn chế do
những xung đột về chính trị ở các nước sản xuất dầu mỏ, dự trữ năng lượng tại
Mỹ… Vào đầu năm 2006, giá vàng thế giới từ mức 517 USD/ounce đã tăng liên
tục và đến ngày 12/5 đã đạt mức kỷ lục là 732 USD/ounce, để rồi giảm liền một
mạch xuống còn 543 USD/ounce chỉ trong vòng 1 tháng.
Nhưng ngay sau đó, giá vàng lại tăng lại gần 140 USD/ounce lên mức 675
USD/ounce vào nửa cuối tháng 7 - 2006. Một biến động chưa từng có trong lịch sử
giá vàng khoảng 1/4 thế kỷ trở lại đây. Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch cuối
cùng của năm 2006 ở mức 635 USD/ounce, tăng gần 23% so với thời điểm đầu
năm.
Nguyên nhân diễn biến thất thường của giá vàng và đạt được kỷ lục cao chủ
yếu là do xu hướng mất giá của đồng USD. Trong năm 2008, thị trường tài chính
thế giới bước vào khủng hoảng. Sự đổ vỡ của gần 70 Ngân hàng của Mỹ kéo theo
sự u ám của nền kinh tế thế giới. Vậy là chính phủ các nước phát triển mà đứng
đầu là Mỹ, EU, Nhật, liên tiếp tung các gói hỗ trợ kinh tế nhằm hà hơi” thổi ngạt
nền kinh tế.
4.Giá vàng quốc tế ảnh hưởng bởi nhân tố sau:
- Đồng USD.
- Giá dầu.
- Các nhân tố kinh tế, chính trị khác.
4.1 Đồng USD:
Thông thường đồng USD và giá vàng biến động ngược chiều nhau. Do đó
nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến đồng tiền này sẽ giúp ích rất nhiều cho
việc dự báo vàng. Các chỉ số ảnh hưởng đến đồng USD bao gồm: GDP, Lãi suất,
lạm phát, thặng dư thương mại, doanh số bán lẻ, thị trường nhà đất, đơn đặt hàng
lâu bền, chỉ số PMI, niềm tin tiêu dùng.
4.1.1 GDP:
Đây là một trong những chỉ số chính do lường “sức khoẻ” của nền kinh tế, được
tính bằng cách cộng tất cả thu nhập của người dân hoặc công tất cả chi tiêu của
mọi thành phần. Do đó chỉ số này tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến đồng tiền và

thị trường chứng khoán của quốc gia đó.
4.1.2 Lãi suất:
Các nguồn vốn ngắn hạn quốc tế có xu hướng chảy vào các quốc gia có lãi suất
cao. Do đó quốc gia nào tăng lãi suất thì nhu cầu đồng tiền đó trên thị trường sẽ
tăng dẫn đến đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng.
4.1.3 Lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI):
Thông thường khi lạm phát tăng, NHTW các nước sẽ xem xét tăng lãi suất để
kiềm chế lạm phát. Do đó xét về ngắn hạn, khi lạm phát tăng nhà đầu tư thường
mua vào đồng tiền đó.
4.1.4 Cán cân thương mại:
Là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Khi mức chênh
lệch dương thì cán cân thương mại có thặng dự. Khi mức chênh lệch âm thì cán
cân thương mại bị thâm hụt. Cán cân thương mại tăng thì đồng tiền quốc gia đó
tăng và ngược lại.
4.1.5 Sản lượng công nghiệp:
Đo lường sự thay đổi trong khu vực công nghiệp của nền kinh tế. Chỉ số này
rất nhạy với lãi suất và nhu cầu tiêu dùng, đây cũng là cơ sở được NHTW sử dụng
đế đánh giá lạm phát vì sản lượng công nghiệp tăng lạm phát và tiêu dùng tăng.
Sản lượng công nghiệp tăng thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng.
4.1.6 Doanh số bán lẻ:
Đánh giá mức tiêu dùng của người dân, được tính toán dựa trên các lĩnh vực
ôtô, vật liệu xây dựng, doanh số của các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, nhà thuốc…
Doanh số bán lẻ cao cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng do đó đồng tiền nước
đó sẽ tăng giá trị.
4.1.7.Thị trường nhà đất Mỹ:
Các số liệu về giấy phép xây dựng, doanh số mua bán nhà mới, mua bán nhà
hiện có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định lãi suất của các NHTW do đó nếu thị
trường nhà đất khả quan thì nhu cầu đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng.
4.1.8. Bản lương khu vực phi nông nghiệp:
Là số liệu tổng hợp số việc làm trong các ngành nghề của nền kinh tế ngoài

trừ ngành nông nghiệp. Số liệu này khả quan sẽ dẫn tỷ lệ thất nghiệp khả quan và
khi đó đồng tiền nước đó sẽ tăng giá.
4.1.9.Đơn đặt hàng lâu bền:
Là số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của một quốc gia. Hàng hoá lâu bền là
những hàng hoá có thời hạn sử dụng trên 1 năm. Nếu số lượng đơn đặt hàng lâu
bền tăng thì nền kinh tế đang phát triển và đứng trước nguy cơ lạm phát tăng.
4.1.10 Các chỉ số khác như:
Niềm tin tiêu dùng, chỉ số PMI, chỉ số dự báo nền kinh tế, dòng vốn đầu tư quốc
tế. v.v…
4.2 Giá dầu:
Mỗi khi giá dầu tăng, thị trường lại dấy lên nỗi lo về lạm phát do đó nhu cầu
vàng sẽ tăng. Thông thường giá dầu và vàng biến động cùng chiều nhau. Sau đây
là các thông tin chính ảnh hưởng đến giá dầu thế giới.
+ Dự trữ dầu thô của Mỹ.
+ Các thông tin liên quan đến tổ chức OPEC.
+ Các thông tin liên quan đến sản lượng cũng như nhu cầu về dầu thô của
thế giới.
4.3 Chính trị:
Bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình chính trị thế giới. Khi tình hình
thế giới căng thẳng, nhu cầu mua vàng sẽ tăng.
II. THỊ TRƯỜNG VÀNG
A. VÀI NÉT CHUNG
1. Loại vàng giao dịch: SJC, AAA là những loại vàng được giao dịch chủ
yếu trên thị trường. Bên cạnh đó thị trường Việt Nam cũng có giao dịch vàng
nguyên liệu nhưng không nhiều.
2. Chủ thể tham gia: Bao gồm các NHTMCP, DN kinh doanh vàng (những
chủ thể đóng vai trò tạo lập giá trên thị trường), nhà đầu tư, cá nhân v.v
4. Giờ giao dịch: Các giao dịch diễn ra chủ yếu từ 8h sáng đến 5h chiều.
Giao dịch buổi tối rất ít, giá không cạnh tranh.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước

5.1 Giá vàng quốc tế: Giá vàng quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến giá vàng trong
nước. Giá vàng quốc tế tăng sẽ kéo theo giá vàng trong nước tăng và ngược lại.
5.2 Cung cầu trong nước: Bên cạnh giá quốc tế, giá trong nước còn bị ảnh
hưởng bởi cung cầu trong nước, thông thường nhà đầu tư trong nước mua nhiều
khi giá giảm và bán nhiều khi giá tăng.
5.3 Tâm lý: Nhà đầu tư thường chịu tâm lý bầy đàn, có thể sẽ đổ xô mua hoặc
đổ xô bán vì tin đồn. Do đó ảnh hưởng đến cung cầu trong nước.
5.4 Các yếu tố khác: Chính sách NHNN, lãi suất tiền đồng v.v….
6. Các đơn vị tính toán:
+ 1 kg = 32.148 ounce.
+ 1 ouce = 0.8294 lượng.
+ 1 kg = 26.66 lượng
7. Cách quy đổi giá quốc tế ra giá trong nước và những điều cần lưu ý.
Giá vốn nhập về = (Giá quốc tế * tỷ giá USD/VND)/0.8294 + 140,000(bao gồm
chi phí gia công , thuế, chi phí bảo hiểm)
Các chi phí liên quan đến việc nhập khẩu vàng nguyên liệu về gia công
+ Phí vận chuyển, bảo hiểm: $1/ounce.
+ Thuế nhập khẩu: 0.5% giá trị nhập khẩu.
+ Chi phí gia công từ vàng nguyên liệu sang vàng miếng SJC: 30.000/lượng
B- CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH VÀNG
1.Kinh doanh vàng trên tài khoản
Đây là nghiệp vụ mua bán vàng ghi sổ chứ không thực hiện việc giao nhận
vàng. Hình thức kinh doanh này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu cơ và thường
giao dịch qua mạng internet hoặc hệ thống giao dịch chuyên dụng.
1.1 Những thuật ngữ thường dùng:
+ SL order (stop loss): lệnh dừng lỗ.
+ PT order (Profit taking): lệnh chốt lời.
+ Limit order: lệnh giới hạn, được sử dụng trong trường hợp đặt mua thấp hơn giá
thị trường, hoặc đặt bán cao hơn thị trường.
+ Market order: lệnh thị trường, được sử dụng khi muốn giao dịch liền với giá thị

trường.
+ Lot: là đơn vị giao dịch. 1 lot = 100 ounce.
+ Day order: lệnh cho hiệu lực trong ngày.
+ GTC (Good till cancel): lệnh có hiệu lực đến khi hủy lệnh.
+ Margin call: thông báo nộp thêm tiền ký quỹ.
+ Swap: là chi phí lãi phải trả cho việc duy trì trạng thái mua hoặc bán qua đêm.
+ Close position: tất toán trạng thái mua hoặc bán.
+ Spread: mức chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra.
+ Pips: điểm.
+ Cancel order: hủy lệnh.
+ Modify order: chỉnh sửa lệnh.
+ Quote: yết giá mua bán.
1.2 Ưu điểm: Chỉ phụ thuộc vào nhu cầu quốc tế; Hình thức đặt lệnh phong phú đa
đạng giúp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư; Thời gian giao dịch linh hoạt hơn.
1.3 Nhược điểm: Chưa được NHNN cho phép, thủ tục mở tài khoản phức tạp,
không rõ đối tác quốc tế và phải biết tiếng Anh.
2. Kinh doanh vật chất
Đây là nghiệp vụ mua bán vàng SJC, AAA và là hình thức kinh phổ biến nhất trên
thị trường Việt Nam hiện nay. Phục vụ nhu cầu thanh toán, nhu cầu đầu tư và nhu
cầu tích trữ của người dân.
2.1 Các hình thức giao dịch:
- Giao dịch mua bán với số vốn tự có.
- Giao dịch mua bán với vốn vay, ký quỹ với một tỷ lệ nhất định. Trường hợp này
thường giao dịch thông qua các ngân hàng dưới dạng cho vay, giao dịch kỳ hạn,
hợp đồng quyền chọn.
- Kinh doanh vàng giao ngay (spot): thông thường trường hợp này ngân hàng sẽ
cho nhà đầu tư vay 93% giá trị, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 7%.
- Kinh doanh kỳ hạn (forward): nhà đầu tư ký hợp đồng mua hoặc bán vàng, với tỷ
giá được xác định tại thời điểm hiện tại nhưng thời hạn thanh toán là 1 ngày
trong tương lai (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng …).

- Bằng cách sử dụng hợp đồng ký hạn, nhà đầu tư không cần phải vay mà lãi vay
đã được tính sẵn vào giá. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 5% - 10% giá trị giao dịch.
Nếu giá biến động thuận lợi, nhà đầu tư có thể tất toán hợp đồng kỳ hạn và thu
phần chênh lệch.
- Cách tính tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá spot + tỷ gia spot*(lãi vay VND – lãi vay
USD)*số ngày/360
Hợp đồng quyền chọn (option): nếu nhà đầu tư mua quyền chọn mua/bán vàng thì
nhà đầu tư có quyền mua/bán hoặc không mua/bán vàng tùy ý trong khoảng thời
gian hợp đồng còn hiệu lực. Khách hàng chỉ cần trả 1 khoảng phí ban đầu. Tuy
nhiên khoảng phí hơi cao do đó nhà đầu tư chỉ nên mua hợp đồng quyền chọn khi
dự đoán thị trường sẽ biến động trong thời gian tới.
2.2 Ưu điểm: hình thức kinh doanh quen thuộc với nhà đầu tư, thủ tục đơn giản.
2.3 Nhược điểm: phụ thuộc vào cung cầu quốc tế và cung cầu trong nước. Giờ giao
dịch ngắn, mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán không cạnh tranh và không
thống nhất ở mỗi nơi. Ngoài ra việc không thể đặt lệnh chốt lời, chốt lỗ cũng là 1
bất lợi.
3. Kinh doanh vàng nguyên liệu
Đây là hình thức kinh doanh vàng hạt và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các
NH, doanh nghiệp kinh doanh vàng, nữ trang. Giao dịch sôi động khi nguồn cung
SJC trên thị trường không đáp ứng nhu cầu trong nước, do đó nhà đầu tư chuyển
sang nắm giữ vàng nguyên liệu. Sau đó nhà đầu tư có thể đem đến Công ty SJC
nhờ gia công hoặc bán lại nếu được giá.
3.1 Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian gia công và giúp cho doanh nghiệp kinh doanh
nữ trang có nguồn nguyên liệu để gia công. Tận dụng cơ hội kinh doanh trong
trường hợp vàng SJC đang khan.
3.2 Nhược điểm: là hình thức giao dịch ít phổ biến, cần có các phương tiện kỹ
thuật để kiểm chứng vàng.
4. Kinh doanh vàng qua sàn ACB
Đây là hình thức kinh doanh qua Trung tâm giao dịch vàng Sài Gòn của NH Á
Châu.

4.1 Cách thức giao dịch: Khách hàng đến các chi nhánh của NH Á Châu để ký
Hợp đồng giao dịch vàng. Khi có nhu cầu mua bán, hoặc hủy lệnh, KH phải điền
vào phiếu lệnh rồi gửi cho GDV tại quầy
- Cơ chế khớp lệnh: liên tục và tự động.
- Khối lượng giao dịch tối thiểu là 50 lượng. Bước nhảy về khối lượng là 50
lượng. Bước nhảy về giá là 1,000 đồng/lượng.
- Phí giao dịch: 2,000 đồng/lượng
- Tỷ lệ ký quỹ: 7% giá trị giao dịch.
- Tỷ lệ cảnh báo: 5% có nghĩa là khi giá trị ký quỹ giảm xuống 5% so với giá trị
vay, NH sẽ thông báo cho KH ký quỹ thêm.
- Tỷ lệ xử lý: 4% có nghĩa là khi giá trị ký quỹ giảm xuống 4% so với giá trị vay,
NH sẽ tự động tất toán trạng thái mua bán của KH.
4.2 Ưu điểm: Nhà đầu tư có thể cập nhật các thông tin về giá cả, nhu cầu của thị
trường một cách tương đối chính xác, phí giao dịch thấp, mức độ tin cậy cao.
4.3 Nhược điểm: Nhập lệnh chậm, thường nghẽn mạng vào giờ cao điểm. Giờ
giao dịch ngắn sáng từ 8h đến 11h, chiều từ 13h đến 16h. Không thể đặt lệnh dừng
lỗ, chốt lời 1 cách tự động. Không giao dịch qua điện thoại nên tốn nhiều thời gian.
4.4 Những điều cần lưu ý:
+ Kinh doanh qua sàn chỉ thích hợp cho những nhà đầu tư có ý định đầu tư dài hạn.
Còn nhà đầu tư lướt sóng cơ hội chốt lời sẽ khó hơn vì thông thường giờ giao dịch
của sàn vàng thì giá vàng quốc tế ít biến động.
+ Trước giờ nghỉ trưa, cần phải hủy hết các lệnh mua bán chưa khớp
- Sử dụng số tiền có thể thua lỗ để đầu tư. Bạn không nên dùng số tiền mà bạn dự
định để sửa nhà, chữa bệnh, học phí… để đầu tư. Vì khi đó tinh thần của bạn sẽ bị
chi phối, dẫn đến quyết định đầu tư không chính xác.
- Bạn cần phải kiểm soát được trạng thái mua bán của mình, tránh giao dịch đến
mất ăn, mất ngủ. Nên khởi đầu với số lượng nhỏ.
- Một nguyên tắc quan trọng khác là số tiền trong tài khoản của bạn nên duy trì ở
mức cao hơn số ký quỹ giao dịch cần thiết 3 lần.
- Đừng kỳ vọng quá nhiều vào giao dịch mà phải nhìn vào thực tế thị trường.

- Trước khi giao dịch, bạn nên có nhận định trước và tránh thay đổi trong giờ giao
dịch nếu không cần thiết.
- Việc giao dịch thường xuyên, liên tục, hàng ngày sẽ khiến cho bạn quyết định
thiếu chính xác. Bạn cần phải nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi và cần có thời gian
để nhận định xu hướng sắp tới của thị trường.
- Tự tin với nhận định của mình, tránh bị ảnh hưởng bởi nhận định của người khác.
-Tránh sử dụng lệnh thị trường, đặt lệnh mua hay bán bằng lệnh này cho thấy bạn
thiếu tính kỷ lục. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng lệnh này để tất toán trạng thái hoặc
chốt lỗ ngay lập tức. Tóm lại nên hạn chế sử dụng lệnh này.
-Tránh giao dịch quá nhiều thị trường cùng lúc vì mỗi trường có những thông tin
khác nhau mà bạn không có thời gian tìm hiểu.
- Mua vào khi giá vượt qua mức biên độ dao động của ngày giao dịch trước đó;
bán ra khi giá giảm xuống dưới mức biên độ dao động của ngày giao dịch trước đó.
- Tương tự đối với tháng, năm
- Không nên mở trạng thái mua hay bán tại 1 mức giá. Khi mua vào, hay bán ra
nên thực hiện theo hình kim tự tháp.

×