Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 22 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
Học phần : Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay Giảng viên hướng dẫn TS. Vũ Đoàn Kết :
Sinh viên thực hiện : Phạm Phương Mai - KTQT49C10493
Số lượng từ : 7029
Hà Nội, 01/2024
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến thầy giáo Vũ Đoàn Kết, cô giáo Nguyễn Phương Ly giảng dạy bộ mơn Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay và cô giáo Nguyễn Thị Ngân Giang tham gia hỗ trợ q trình giảng dạy. Thầy cơ đã theo sát quá trình làm tiểu luận của em và đưa ra những góp ý quan trọng về cấu trúc lẫn hình thức để em có thể hồn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất. Kết thúc học phần Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay em khơng chỉ có thêm kiến thức về mơn học mà cịn tiếp nhận được những kinh nghiệm quý giá trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Q vì đã có những chia sẻ sâu sắc về kiến thức liên quan tới đề tài nghiên cứu của em. Sự hỗ trợ và góp ý của thầy đã là nguồn động viên lớn và làm giàu thêm nội dung của đề tài.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ thầy, cơ để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy, cô!
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">ii PHẦN TÓM TẮT
Bài nghiên cứu cá nhân nghiên cứu về mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam giai đoạn 1986 1996, mối quan hệ này đã - được nhắc đến nhưng chưa được phân tích chi tiết trong bài làm của nhóm 4. Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu chính là trả lời cho câu hỏi: Tại sao Việt Nam phải Hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 - 1996 dù vẫn tồn tại lo ngại về việc Hội nhập sẽ làm mất đi độc lập, tự chủ? Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam là gì?
Trong chương 1, để giải quyết câu hỏi đã đặt ra, nghiên cứu tiến hành tìm hiểu quan niệm về độc lập, tự do của Việt Nam qua các thời kỳ trong giai đoạn năm 1986 1996. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khẳng định Việt Nam đã chuyển từ -nhận định Độc lập, tự chủ là biệt lập sang cách hiểu rằng độc lập nghĩa là có quyền tự chủ, đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích quốc gia.
Trong chương 2, để giải quyết nguyên nhân tại sao Việt Nam vẫn hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 1996 dù tồn tại lo ngại về đánh mất độc lập, tự - chủ thì người viết đã đi vào phân tích tính tất yếu của Hội nhập Kinh tế quốc tế. Đưa ra kết luận rằng chính sự cấp thiết của việc hội nhập Kinh tế quốc tế lúc bấy giờ khiến Việt Nam dẫu e sợ vẫn bắt buộc phải tham gia vào môi trường quốc tế. Tại chương cuối cùng, người viết đã chỉ ra mối quan hệ rằng độc lập, tự chủ là tiền đề cho hội nhập Kinh tế quốc tế và hội nhập Kinh tế quốc tế góp phần nâng cao vị thế quốc gia; bảo vệ độc lập, tự chủ.
Nghiên cứu sau khi trả lời trọn vẹn các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra kết luận khẳng định tính đúng đắn của giả định nghiên cứu. Phần kết luận, người viết đã liên hệ đến tình hình bảo đảm độc lập tự chủ trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC L P, TỰ CH C A VI T NAM Ậ Ủ Ủ Ệ ... 6
1.1. Quan ni m c a Vi t Nam v c l p, t ệ ủ ệ ề độ ậ ự chủ trước năm 1986 ... 6
1.2. Quan ni m c a Vi t Nam v c l p, t ệ ủ ệ ề độ ậ ự chủ 1986 - 1996 ... 7
CHƯƠNG 2: TÍNH TẤT YẾU C A Q TRÌNH H I NHỦ Ộ ẬP KINH T Ế QUỐC T GIAI ĐOẠN 1986 - 1996. ... 9 Ế 2.1. Tính t t yấ ếu h i nhộ ập Kinh tế quốc t ế giai đoạn 1986 - 1990 ... 9
2.2. Tính t t yấ ếu h i nhộ ập Kinh tế quốc t ế giai đoạn 1990 - 1996 ... 10
CHƯƠNG 3: MỐI QUAN H Ệ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CH VÀ H I NHỦ Ộ ẬP KINH TẾQUỐC TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 1996. ... 12
3.1. Tác động của độc lập, tự chủ đến h i nhập Kinh t ộ ế quố ế... 12 c t 3.2. Tác động của h i nh p Kinh t ộ ậ ế quố ế đến độ ậc t c l p, t ự chủ... 13
K T LU N Ế Ậ ... 15 DANH MỤC TÀI LI U THAM KH O ... 16 Ệ Ả
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Nhận xét tiểu luận nhóm - Ưu điểm:
Trong khn khổ bài tiểu luận nhóm với đề tài “Thay đổi nhận thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế và tác động đến việc xác định và thực hiện mục tiêu trong hoạt động đối ngoại giai đoạn 1986 2006” - nhóm đã cơ bản giải quyết được ba câu hỏi nghiên cứu đề ra:
1. Nhận thức của Việt Nam về hội nhập Kinh tế quốc tế đã có thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1986 - 2006?
2. Tại sao Việt Nam lại có những thay đổi nhận thức như thế về hội nhập Kinh tế quốc tế trong giai đoạn 1986 - 2006?
3. Thay đổi nhận thức của Việt Nam có ảnh hưởng gì đến việc xác định và thực hiện mục tiêu của quốc gia trong giai đoạn 1986 - 2006 khơng? Nhóm đã chỉ ra được những thay đổi cốt lõi về môi trường hội nhập Kinh tế quốc tế và tính tất yếu của q trình hội nhập thơng qua phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế. Trong đó, nổi bật là sự thay đổi từ giới hạn sự hợp tác với các nước trong hệ thống XHCN sang mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước trên thế giới, từ thái độ bị động sang chủ động, tích cực thúc đẩy quan hệ song phương, đa phương phát triển sâu rộng và tồn diện hơn. Nhóm cũng đã chỉ ra được thay đổi trong xác định mục tiêu An ninh - Phát triển - Ảnh hưởng trong giai đoạn 1986 - 2006. Đồng thời đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia trong giai đoạn trên.
- Hạn chế:
Tuy nhiên, tiểu luận nhóm vẫn chỉ dừng lại ở việc phân tích bao qt trên 2 khía cạnh là mơi trường và tính tất yếu mà chưa đi sâu làm rõ được những thay đổi cốt lõi khác như: “Đối tác đối tượng”, thay đổi trong quan niệm về độc lập - tự chủ, thừa nhận thế giới như một thị trường thống nhất,..
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Bên cạnh đó, Chương 2 của tiểu luận nhóm cũng chưa liên kết được Mối quan hệ tác động giữa thay đổi tư duy hội nhập Kinh tế quốc tế đến xác định 3 mục tiêu An ninh Phát triển Ảnh hưởng mà mới chỉ đơn thuần chỉ ra quá trình - - tiếp nối, chuyển đổi giữa các mục tiêu.
Cuối cùng, trong phần phân tích của nhóm có một mâu thuẫn lớn chưa được đi sâu làm rõ tại mục 1.3.2. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 1996 – 2000. Cụ thể nhóm viết “nếu Việt Nam không hội nhập, sẽ nhanh chóng bị tụt hậu, không thực hiện được mục tiêu lợi ích quốc gia và có nguy cơ cao mất đi độc lập tự chủ”. Nhưng cũng cùng trong mục này nhóm phân tích “Điều này chỉ ra cho Việt Nam những rủi ro có thể xảy ra nếu hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra thách thức lớn về vấn đề bảo vệ độc lập, tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế.” Điều này nghĩa là nếu Việt Nam không hội nhập thì sẽ có nguy cơ cao mất đi độc lập tự chủ nhưng nếu hội nhập thì cũng gặp nguy cơ mất đi độc lập tự chủ.
- Ý tưởng phát triển dựa trên tiểu luận nhóm:
Trong văn kiện Đảng trình Đại hội VII, nước ta tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển.”<small>1</small> Đảng ta Chủ trương “phát huy tinh thần độc lập tự chủ, không ỷ lại vào bên ngoài, khai thác người viết đa mọi lợi thế và nguồn lực của đất nước…bảo đảm cho nền kinh tế luôn luôn phát triển trong thế chủ động.”<small>2</small> Hai văn bản khác nhau nhưng cùng chung một điểm đó chính là “Độc lập, tự chủ” - ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam quan tâm trong quá trình Hội nhập Kinh tế quốc tế. Cũng vì vậy mà những năm 1986 “Tại Đại hội IX, đây là vấn đề cực kỳ gây tranh luận, vì mọi người phản đối hội nhập, cho rằng hội nhập là sẽ chết, trong khi đó có những người khẳng định ắt phải hội nhập, không hội nhập sẽ chết” - Vũ Dương Huân.
<small> </small>
<small>1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2017. “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI về các văn kiện trình Đại hội VII của Đảng.” Hệ thống Tư liệu Văn kiện Đảng. - </small>
<small>2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2017. “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000”- Hệ thống Tư liệu Văn kiện Đảng. - </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Có thể thấy rõ, chính Đảng ta thời điểm ấy với những học giả tri thức cịn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định có nên Hội nhập hay khơng. Hay nói cách khác đối với Đảng ta lúc bấy giờ “Độc lập, tự chủ” quan trọng mà “Hội nhập Kinh tế” cũng bức thiết, tất yếu phải xảy ra. Những tranh cãi về Hội nhập cũng hợp lý trong bối cảnh Đảng ta chưa xác định được hết ảnh hưởng của việc Hội nhập mà trước tiên là Hội nhập Kinh tế quốc tế đến độc lập, tự chủ quốc gia. Điều này xảy ra là do quan niệm sai lầm tại thời điểm trước năm 1986 của ta về độc lập, tự chủ. Thực tế chứng minh sau năm 1986, Đảng ta đã quyết định thay đổi cách nhìn nhận về khái niệm độc lập và chấp nhận tham gia vào sân chơi chung quốc tế. Do đó cũng có thể hiểu: Việc thay đổi tư duy về độc lập là tiền đề cơ bản cho thay đổi tư duy Hội nhập Kinh tế quốc tế.
Bài tiểu luận nhóm về thay đổi tư duy Hội nhập Kinh tế quốc tế nhưng lại thiếu sót một khía cạnh đặc trưng của Việt Nam trong q trình Hội nhập - Đó chính là Hội nhập nhưng vẫn phải giữ được Độc lập, tự chủ.
Dựa trên những hạn chế người viết vừa chỉ ra trên đây, người viết quan tâm đến mâu thuẫn mà nhóm chưa giải quyết được rằng: Hội nhập Kinh tế quốc tế có làm Việt Nam mất đi độc lập tự chủ hay không? Và ngược lại, nếu Việt Nam không hội nhập Kinh tế quốc tế thì liệu cũng sẽ mất đi độc lập tự chủ? Từ đó người viết nhận thấy cần đi sâu vào tìm hiểu Quan niệm của Việt Nam về độc lập tự chủ qua từng thời kỳ, tính tất yếu của việc Hội nhập Kinh tế quốc tế, tác động của Độc lập tự chủ đến quá trình Hội nhập Kinh tế quốc tế và tác động của Hội nhập Kinh tế quốc tế đến bảo vệ Độc lập tự chủ quốc gia.
Về mốc thời gian nhóm lựa chọn 1986 2006 tuy là khoảng thời gian diễn - ra những thay đổi trọng tâm trong quá trình đổi mới tư duy về hội nhập Kinh tế quốc tế nhưng 30 năm là khá dài. Trong khuôn khổ bài tiểu luận cá nhân người viết thu gọn lại mốc thời gian từ 1986 đến 1996 để tập trung khai thác những thay đổi cốt lõi trong cách nhìn nhận về độc lập, tự chủ qua các thời kỳ và mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và Hội nhập Kinh tế quốc tế.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">4 2. Mục tiêu nghiên cứu:
Với mục tiêu nắm bắt được nguyên nhân giúp Việt Nam bảo vệ được độc lập trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế. Xác định tác động hai chiều của hội nhập và độc lập, tự chủ. Từ đó liên hệ đến hiện tại, Việt Nam có thể làm gì để phát huy tính độc lập, tự chủ trong khi vẫn hội nhập sâu rộng, toàn diện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng: Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam giai đoạn 1986-1996.
3.2. Phạm vi:
- Thời gian: Từ năm 1986 đến 1996 - Không gian: Việt Nam
4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Quan niệm về độc lập, tự chủ của Việt Nam trước 1986 và từ 1986 - 1996 là gì?
- Tại sao Việt Nam phải Hội nhập Kinh tế quốc tế giai đoạn 1986 - 1996 dù vẫn tồn tại lo ngại về việc Hội nhập sẽ làm mất đi độc lập, tự chủ? - Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế Việt Nam
giai đoạn 1986-1996 là gì?
- Hội nhập Kinh tế quốc tế có làm mất đi độc lập, tự chủ không? 5. Giả định nghiên cứu:
Giả định rằng quan niệm về độc lập tự, chủ của Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt. Trước năm 1986, Việt Nam nhận định việc hội nhập với các quốc gia khác ngoài khối Xã hội chủ nghĩa sẽ làm mất đi độc lập tự chủ quốc gia. Từ năm 1986 - 1996 Việt Nam đã nhìn nhận đúng đắn hơn rằng độc lập khơng có nghĩa là cơ lập mà là quyền tự chủ, tự do đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích quốc gia.
Người viết cũng giả định thêm độc lập, tự chủ và hội nhập Kinh tế quốc tế là mối quan hệ tương quan, tác động lẫn nhau. Độc lập, tự chủ là cơ sở để Hội nhập còn Hội nhập để đảm bảo, củng cố tiềm lực và độc lập của quốc gia. Bên cạnh đó,
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Hội nhập Kinh tế quốc tế không làm mất đi độc lập tự chủ trong trường hợp quốc gia Hội nhập một cách chọn lọc và giữ vững tinh thần bảo vệ lợi ích dân tộc. 6. Giới hạn vấn đề so với đề tài nghiên cứu của nhóm:
Vấn đề người viết chọn nghiên cứu là một phần nhỏ trong đề tài nhóm. Người viết cũng thu gọn phạm vi thời gian của tiểu luận cá nhân so với đề tài nhóm. Người viết kế thừa sau đó bổ sung làm rõ mâu thuẫn nhóm chưa giải quyết được trong đề tài lớn. Cụ thể, người viết đã kế thừa phần “Tính tất yếu của Hội nhập Kinh tế quốc tế” trong bài nghiên cứu của nhóm để làm nền tảng mở rộng phân tích Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và Hội nhập Kinh tế quốc tế. 7. Phương pháp nghiên cứu:
Người viết sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu sơ cấp, thứ cấp sau đó tiến hành phân tích và đưa ra những đánh giá về mối quan hệ tương quan giữa đối tượng người viết nghiên cứu. Bên cạnh đó, người viết cũng sử dụng phương pháp logic để suy luận đưa ra lời tổng kết dựa trên dữ liệu đã thu thập.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA VIỆT NAM 1.1. Quan niệm của Việt Nam về độc lập, tự chủ trước năm 1986
Trước đây, Việt Nam nhận định rằng độc lập, tự chủ là biệt lập; tồn tại tâm lý e sợ trước các mối nguy bên ngoài.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan đã khái quát một vài quan điểm liên quan tới tư duy đối với an ninh quốc gia của Việt Nam và sự hợp tác an ninh quốc gia với quốc tế trước năm 1986: “Trước kia, khi nói tới độc lập, chủ quyền thì nhiều khi người ta nghĩ tới một chính sách khép kín về chính trị theo kiểu biệt lập, tự cấp tự túc về kinh tế”<small>[3]</small>, “Xưa kia, khi nói tới yêu cầu bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ người ta thường nghĩ nhiều tới mối nguy cơ từ bên ngoài”<small>[44] </small>
Xuất phát từ nhận thức và đánh giá tình hình quốc tế là sự đối đầu quyết liệt giữa 2 phe, 2 cực; những biến động liên tiếp trong quan hệ thế giới, tình trạng bị bao vây cấm vận của Việt Nam và tâm lý vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh Biên giới 1979 khiến nước ta dè chừng hơn bao giờ hết. Vì vậy trong giai đoạn này, chính sách đối ngoại của Việt Nam chỉ tập trung vào quan hệ với các quốc gia XHCN và việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế không phải là ưu tiên hàng đầu. Nguyên tắc và phương châm của chính sách XHCN thường nhấn mạnh sự tự chủ và độc lập nhưng là sự độc lập theo quan điểm truyền thống, với nhận thức rằng việc hợp tác và hội nhập cùng các quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia không nằm trong khối XHCN có thể dẫn đến sự phụ thuộc và mất đi tính độc lập của quốc gia.
<small> </small>
<small>3 Khoan, Vũ. 1993. “An ninh, phát triển và ảnh hưởng trong hoạt động đối ngoại.” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế. 12. Đa truy câp 26 12, 2023. -anh-huong/69973va355. </small>
<small>4 1991. “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khố VI trình tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII của Đảng.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đa truy câp 26 12, 2023. </small>
<small> i/bao-vicao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa- -trinh-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-dang-vi1800. </small>
</div>