Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận hải châu thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.54 MB, 124 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

<i><b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b></i>

<b>PHẠM VĂN CÁT </b>

<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC </b>

<b>Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC </b>

<b>Đà Nẵng, năm 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>PHẠM VĂN CÁT </b>

<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC </b>

<b>Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HẢI CHÂU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LOI CAM DOAN </b>

Toi la Phi;tm Van Cat, cam doan r�ng: K�t qua nghien cuu duqc trinh bay trong Lu�n van nay la cong trinh nghien c(ru cua rieng toi du6i SI,! hu6ng ddn khoa h9c cua Ph6 Giao su, Tien sINguy�n Sy Thu. Cac s6 li�u va k�t qua nghien cuu trong lu�n van nay la trung thµc va hoan toan khong sao chep ho�c sir d\lng k�t qua cua d� tai nghien cfru nao tuong tµ. Toi xin hoan toan chiu trach nhi�m ve SI,! cam doan nay.

<i>Da Ndng, ngay O?.... thang AA. nam 2023 Tac gia </i>

<i><b>luQ,n van </b></i>

<small>·� </small>

<small>�· </small>

<b>Phfm Van Cat </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TEN DE TAI: QUAN LY H04T D(>NG TV DANH GIA TRONG KIEM DJNH CHAT LUQNG GIAO DVC </b>

o cAc

<b>TRUONG TIEU HQC QU4N HA.JI CHAU </b>

<b>THANH PHO DA NANG </b>

Chuyen nganh: Quan ly giao dvc H9 va ten h9c vien: Ph;;im Van Cat

Nguoi hu6ng dfrn khoa h9c: PGS.TS. Nguy�n Sy Thu

<i>Casa </i>

dao t;;io: Truoog B;;ii h9c Su ph;;im - B;;ii h9c Ba N�ng <small>TOMT.AT </small>

<small>:L Nhirng k�t qm.i chfoh c:ua hr�n van </small>

<small>Quan Ly ho?t ct9ng tv' danh gii dong vai tro r&t quan tn;mg trong vi�c dam bao ch�t hrqng giao d1,1c t?-i cac tnrang tiSu h9c. Lu?,n van da xac dinh ca so by lu�n v� QLHBT0G trong kiSm dtnh chtt h.rgng a tmong TH. Tu d6, khao sat phan tfch, danh gia thµc tT�mg v� QLHDT:0G trong kiSm dinh chfrt hrQ"ng & ca.c truang TiS� h9c qu�n Hai Chau, thanh ph6 Da Ning. </small>

<small>Lu�n van da dS xu§t OU'Q'C 5 bi�n phap quan 1y ho?,t d<)ng tv aanh gia nhfun nang cao ch�t luqng tµ </small>aanh gia trong ki�m dinh ch�t lm;mg & cac tnrcmg ti�u h9c qu� Hai Chau, thanh ph6 Da <small>Ning, d6 la: (1) Nang cao nMn thuc cho can b9 quan </small>ly <small>vs tfim quan tr9ng cua quan </small>ly <small>ho?t d(>ng ti.r aanh gia trong kiSm dinh ch�t lu9ng giao d\lC (J truang tiSu h9c. (2) D6i m&i xay di.rng k€ ho?Ch t�r danh gia trong kiSm dinh chfrt ltrQ'Ilg giao dvc a tmang tiSu h9c (3) T6 chuc b6i duong cho CBQL, GV & tmong tiSu h9c vs tv danh gia trong kiSm dinh chit hrqng giao d1,1c. (4) Tang cuang giam sat, kiSrri tra ho�t d9ng ti,r danh gia trong kiSm dinh ch�t luqng giao d\IC (J trncmg tiSu h9c. (5) Dam bao cac ai�u ki�n </small>

<i>a� </i>

<small>quan </small>ly <small>hi�u qua ho�t d()ng tµ danh gia trong kiSm dinh ch!t Iuqng giao <l9c </small>

<i>a </i>

<small>cac trucmg ti€u hQC. </small>

<small>2. Y nghia khoa hQc va th11c ti�n cua lu�n van</small>

<small>Lu�n van xac l�p duqc </small>ly <small>thuy€t </small>

<b>vs </b>

<sup>quan </sup>ly <small>ho�t d<)ng ti,r danh gia trong ki€m dinh chit IUQ'Ilggiao <lvc </small>t?i <small>tmang tiSu h9c. </small>

<small>Lu�n van da danh gia khach quan th\fC tr?ng QLHDTDG trong kiSm djnh chfrt hrQ'Ilg (J cac tnrang tiSu h9c qu�n Hai Chau, thanh ph6 Da Ning, va dS xuit duqc cac bi�n phap quan </small>ly <small>ho?t d9ng tµ danh gia ap d\mg cho cac tmang ti€u h9c t?i qu�n Hai Chau, thanh ph6 Da Nfulg c6 tinh cfrp thi€t va kha thi. </small>

<small>3. Hmmg nghien CU'U ti�p theo cua lu�n van</small>

<small>Nghien ct'.ru ti€p theo c6 th€ </small>

<i>ma </i>

<small>r(>ng ph?,m vi d6i tuQ'ng nghien crru, bao gf>m cac tnrong ti6uh9c thanh ph6 </small>

Da

<small>Ning. </small>

<small>Nghien ci'.ru cilng c6 th€ t�p trung vao vi�c xay dgng m(>t h� th6ng giam sat d€ theo doi qua trinh ti,r danh gia, tu d6 nang cao chit luqng giao dvc ti€u h9c. </small>

<small>Tar kh6a: KiSm djnh ch�t luqng giao d\IC ti€u h9c, Quan </small>ly <small>ho?t d(>ng W danh gia trong ki€m djnh chftt hrQ'tlg giao dvc ti€u h9c. </small>

<small>Xac nh�n ciia giang vien hmrng ddn Ngtroi th11c hi�n d� </small>tai

<small>PGS. TS. Nguy�n Sy Thll' </small> <b><small>Ph�m Van Cat </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

1. Lí do chọn đề tài ... 1

2. Mục đích nghiên cứu ... 1

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ... 2

4. Giả thuyết nghiên cứu ... 2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 2

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu... 2

7. Phương pháp luận nghiên cứu ... 2

8. Cấu trúc luận văn ... 3

<b>Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGTỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNGTIỂU HỌC ... 4 </b>

<b>1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ... 4 </b>

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ... 4

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ... 6

<b>1.2. Các khái niệm chính ... 8 </b>

1.2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục ... 8

1.2.2. Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu

1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tểu học ... 13

1.3.2. Yêu cầu tự đánh giá trong kiểm định giáo dục chất lượng ở trường tiểu học

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học ... 20

1.4.2. Quản lý bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động tự đánh giá ... 21

1.4.3. Quản lý công tác nghiên cứu các tiêu chí ... 21

1.4.4. Quản lý cơng tác thu thập thông tin, minh chứng... 21

1.4.5. Quản lý cơng tác phân tích, xử lý thơng tin ... 22

1.4.6. Quản lý công tác xác lập phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo tự đánh giá ... 23

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.4.7. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự đánh giá ... 23

<b>1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học ... 24 </b>

1.5.1. Các yếu tố chủ quan ... 24

1.5.2. Các yếu tố khách quan ... 25

<b>Tiểu kết chương 1 ... 26 </b>

<b>Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG 27 KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ... 27 </b>

<b>2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ... 27 </b>

2.1.1. Mục đích khảo sát ... 27

2.1.2. Nội dung khảo sát ... 27

2.1.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát ... 27

2.1.4. Phương pháp khảo sát ... 27

2.1.5. Xử lí và đánh giá kết quả khảo sát ... 27

<b>2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục tiểu học quận Hải Châu, </b>

<b>2.3. Thực trạng hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ... 31 </b>

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng . 31 2.3.2. Thực trạng về thực hiện nguyên tắc, quy trình tự đánh giá trong KĐCLGD ở trường tiểu học ... 34

2.3.3. Thực trạng về năng lực đội ngũ tham gia hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học ... 35

<b>2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ... 37 </b>

2.4.1. Thực trạng về quản lý bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động tự đánh giá ... 37

2.4.2. Thực trạng về quản lý cơng tác nghiên cứu các tiêu chí ... 39

2.4.3. Thực trạng về quản lý công tác thu thập thông tin, minh chứng ... 41

2.4.4. Thực trạng về quản lý cơng tác phân tích, xử lí thông tin ... 43

2.4.5. Thực trạng về quản lý cơng tác xác lập phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo tự đánh giá ... 44 2.4.6. Thực trạng về quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự đánh giá . 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2.5. Thực trạng các yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố </b>

<b>Đà Nẵng ... 47 </b>

2.5.1. Thực trạng tác động của các yếu tố chủ quan ... 47

2.5.2. Thực trạng tác động của các yếu tố khách quan ... 48

<b>Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN </b>

<b>3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trườngtiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ... 57 </b>

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học ... 57

3.2.2. Đổi mới xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học ... 59

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, GV ở trường tiểu học về tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ... 62

3.2.4. Tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học ... 68

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường TH ... 70

<b>3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ... 72 </b>

<b>3.4. Khảo nghiệm vềtính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp ... 73 </b>

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ... 73

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ... 73

3.4.3. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm ... 73

3.4.4. Xử lý kết quả khảo nghiệm ... 74

3.4.5. Kết quả về tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDTX : Giáo dục thường xuyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

<b>Số hiệu </b>

2.2. <sup>Số lượng trường, lớp, CB, GV, NV và HS của quận Hải Châu </sup>

2.3. <sup>Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học quận Hải Châu </sup>

2.4. Tổng số lớp và HSTH của quận Hải Châu năm học 2021 – 2022 31 2.5. Đánh giá của CBQL,GV và NV về mức độ cần thiết của hoạt

2.8. Đánh giá của CBQL, GV và NV về năng lực đội ngũ tham gia

hoạt động TĐG trong KĐCL ở các trường tiểu học <sup>36 </sup> 2.9. Đánh giá về mức độ thực hiện quản lý xây dựng bộ máy nhân

2.10. Đánh giá về mức độ quản lý nghiên cứu tiêu chíđể định hướng

2.11. Đánh giá về mức độ quản lý công tác thu thập thông tin, minh

2.12. Đánh giá mức độ quản lý xử lý, phân tích thơng tin, minh chứng

2.13. Đánh giá về mức độ quản lý công tác xác lập phiếu đánh giá

2.14.

Bảng kết quả khảo sát quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD ở các trường TH quận Hải Châu

46 2.15. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tổ chủ quan đến hoạt động TĐG 47 2.16. <sup>Mức độ ảnh hưởng của các yếu tổ khách quanđến hoạt động </sup>

3.2. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ </b>

<b>Số hiệu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lí do chọn đề tài </b>

Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng, đồng thời là biện pháp để thúc đẩy, cải tiến chất lượng giáo dục ở mỗi cơ sở giáo dục. Trong những thập kỷ vừa qua, các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu, các nước trong khu vực Châu Á,… đã xây dựng mơ hình đảm bảo chất lượng giáo dục.

Với xu hướng đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục đào tạo”. Từ đó, cho thấy KĐCLGD thật sự là một khâu cần đột phá của đổi mới quản lý giáo dục.

Kiểm định chất lượng giáo dục ở nước ta đã được đưa vào Mục 3 - Luật giáo dục 2019.

Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật đối với cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, chu kỳ và quy trình kiểm định; các văn bản quy định về kiểm định chất lượng giáo dục ngày càng đầy đủ.

Ngày 22/8/2028 Bộ GD & ĐT đã ban hành thông tư số 17/2018/TT- BGDĐT, quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học.

Trong những năm qua, Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Đà Nẵng , cũng như Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải Châu đều thực hiện đảm bảo chất lượng thông qua việc tự đánh giá của các trường trong KĐCL và kiểm định CLGD. Các trường thực hiện lộ trình tự đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn của Bộ GD& ĐT ban hành đã bộc lộ những bất cập, hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do cơng tác quản lý, địi hỏi phải có những biện pháp quản lý tháo gỡ.

Đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến KĐCLGD như Quản lý tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại nhiều địa phương với các góc độ khác nhau. Tuy nhiên tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này.

<i><b>Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tự đánh </b></i>

<i><b>giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. </b></i>

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Thơng qua việc nghiên cứu lí luận về quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thành phố Đà Nẵng.

<b>3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu </b></i>

Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học.

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

<b>4. Giả thuyết nghiên cứu </b>

Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trườngtiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã có một số kết quả đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nếu xác định đúng cơ sở lí luận của Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu họcvà đánh giá khách quan được thực trạng Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng thì sẽ đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng phù hợp, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường tiểu học.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

<b>6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>6.1. Giới hạn về nội dung </b></i>

- Tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

- Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng. - Loại hình trường cơng lập.

<i><b>6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát </b></i>

Khảo sát ở các trường: gồm 10/20 trường.

<i><b>6.3. Thời gian khảo sát thực trạng: Năm 2022, 2023. </b></i>

<b>7. Phương pháp luận nghiên cứu </b>

<i><b>7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận </b></i>

Bao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp những lí luận về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục và quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường tiểu học nhằm thu thập tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><b>7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

<i>7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi </i>

Mục đích: Nhằm thu thập thực trạng hoạt động TĐG, thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nội dung: Khảo sát thực trạng về hoạt động TĐG và thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học quận hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đối tượng khảo sát: CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên tiểu học thuộc 10 trường trong mẫu khảo sát. Công cụ khảo sát bằng phiếu hỏi.

Thời gian khảo sát: Năm 2022, 2023.

Ngồi ra, cịn sử dụng phương pháp này để khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.

<i>7.2.2. Phương pháp phỏng vấn </i>

Mục đích: Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng qua trao đổi ý kiến trực tiếp.

Nội dung: Phỏng vấn sâu về thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Công cụ phỏng vấn: Phỏng vấn bằng câu hỏi.

Đối tượng phỏng vấn: CBQL thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo, CBQL, GV thuộc 10 trường trong mẫu khảo sát.

Thời gian: Tháng 3, 4 năm 2023.

<i>7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm </i>

Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của các đơn vị quản lý giáo dục về hoạt động TĐG trong KĐCLGD và quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nhằm tìm kiếm thực trạng và những biện pháp quản lý hoạt động này.

<i><b>7.3. Phương pháp thống kê toán học </b></i>

Sử dụng thống kê tốn học để xử lí số liệu thu thập được.

<b>8. Cấu trúc luận văn </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGTỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNGTIỂU HỌC </b>

<b>1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề </b>

<i><b>1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài </b></i>

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển, giáo dục đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sống và năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Chính vì vậy các nước đang nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục của mình thơng qua hệ thống KĐCLGD.

Lịch sử KĐCLGD được hình thành từ rất lâu, bắt nguồn từ Bắc Mỹ và Hoa Kỳ, dần dần, nó được phát triển ở các nước Châu Âu và sau đó là Châu Á - Thái Bình Dương. Vào năm 1885, Hiệp hội các trường đại học và trung học Hoa Kỳ được thành lập, cùng với nó là sự ra đời của hệ thống KĐCLGD Hoa Kỳ “Kiểm định chất lượng là một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát, đánh giá các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng” [28]. Chương trình giáo dục đại học của Mỹ có sự khác biệt đáng kể, cũng như các tổ chức giáo dục này hoạt động với mức tự chủ và độc lập tương đối cao dẫn đến sự khác biết về tính chất và chất lượng của chương trình. Do đó, để đảm bảo các đơn vị và chương trình giáo dục đạt được chất lượng đồng nhất ở mức độ chấp nhận được thì hoạt động kiểm định là cần thiết. Hoạt động KĐCLGD của các cơ sở và chương trình giáo dục ở Hoa Kỳ đều mang tính chất tự nguyện với quy trình thực hiện gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài theo các tiêu chuẩn xác định; Hệ thống KĐCLGD ở Hoa Kỳ bao gồm các tổ chức kiểm định vùng, kiểm định ngành và kiểm định quốc gia; Các tổ chức này mặc dù hoạt động độc lập nhưng phải được sự công nhận của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE) và Hội đồng kiểm định giáo dục đại học (CHEA) công nhận [2].

Ở Châu Âu, mạng lưới Đảm bảo chất lượng Giáo dục đại học Châu Âu (ENQA) được thành lập vào năm 2000 với sứ mệnh thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Âu trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Đến năm 2004, mạng lưới này trở thành Hiệp hội Châu Âu về Đảm bảo Chất lượng trong Giáo dục Đại học với mục đích góp phần duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục Đại học tại Châu Âu. Các tổ chức KĐCLGD Đại học thuộc Châu Âu khi trở thành thành viên của ENQA đều phải tuân thủ theo các hướng dẫn đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Châu Âu [29]. Tự đánh giá là trọng tâm của quy trình KĐCLGD ở Châu Âu. Theo tác giả Nguyễn Đức Chính“báo cáo tự đánh giá được các nước xác định là văn bản quan trọng của quá trình đánh giá, đảm bảo cung cấp cho các chuyên gia các thông tin về hoạt động cơ sở giáo dục được kiểm định để là cơ sở chuẩn bị cho chuyến thăm thực địa và báo cáo đánh giá cuối cùng; đồng thời làm căn cứ để các cơ sở giáo dục phân tích, đánh giá và

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cải tiến hoạt động của cơ sở” [15].

Ở Hà Lan, có hai hình thức đào tạo bậc Đại học là các trường Đại học Giáo dục Chuyên nghiệp và các trường Đại học Nghiên cứu. Tất cả các trường Đại học giáo dục chuyên nghiệp liên kết thành Hiệp hội Giáo dục Đại học Chuyên nghiệp. Từ năm 1990, Hiệp hội thực hiện dự án "Đánh giá chất lượng" cho tất cả các trường Đại học thành viên và đưa ra mơ hình mới cho "kiểm định công nhận chất lượng" gồm các tiêu chuẩn đánh giá như: Mục đích và mục tiêu đào tạo; Thiết kế chương trình; Chất lượng đội ngũ giảng viên; Cơ sở vật chất; Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; Kết quả đầu ra của sinh viên. Mục đích của việc đánh giá chất lượng là nhằm có được cái nhìn tổng thể về chất lương giáo dục và giúp cải tiến chất lượng, nâng cao sự hiểu biết của xã hội về các chương trình và bằng cấp của hệ thống Giáo dục Đại học Chuyên nghiệp. Việc đánh giá do Hội đồng Giáo dục Đại học Chuyên nghiệp (HBO) thuộc hệ thống Giáo dục Đại học Chuyên nghiệp tiến hành và đánh giá chất lượng cho từng chuyên ngành hoặc nhóm ngành đào tạo.

Bộ Giáo dục Hà Lan có vai trị rất hạn chế trong hệ thống đánh giá chất lượng từ bên ngồi, nhưng Bộ có thể ra quyết định chấm dứt các chương trình đào tạo nếu trong nhiều năm không đảm bảo chất lượng.

Hệ thống giáo dục đại học nghiên cứu được giao quyền tự chủ nhưng đồng thời được yêu cầu nâng cao tính chịu trách nhiệm và đảm bảo chất lượng. Từ năm 1988, Hiệp hội các trường Đại học Hà Lan (VSNU) bắt đầu áp dụng hệ thống đánh giá chất lượng từ bên ngoài vào các trường Đại học với chu kỳ đánh giá là 5 năm.

VSNU xây dựng kế hoạch cho việc TĐG và đánh giá từ bên ngoài và phải chịu trách nhiệm về: Tổ chức và chỉ định thành viên cho ban đánh giá; Hỗ trợ các khoa tiến hành đánh giá nội bộ nếu cần; Tổ chức đào tạo cho bộ phận đánh giá từ bên ngoài; Tổ chức đào tạo cho thư ký của Hiệp hội; Tuân thủ nội dung trong kế hoạch đánh giá; Kiểm tra báo cáo tổng kết, đảm bảo các vấn đề về nội dung đã được đề cập; Cơng bố báo cáo.

Tóm lại, hệ thống đánh giá chất lượng Hà Lan đã triển khai hoạt động rất tốt và được các bên liên quan chấp nhận. Hệ thống đã có những tác động tích cực đối với các trường Đại học Hà Lan trong việc tăng cường ý thức về chất lượng, giúp phát triển cơ chế đảm bảo chất lượng bên trong và báo cáo cho công chúng về chất lượng các trường ĐH.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hoạt động KĐCLGD cũng được triển khai rộng rãi. Mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQN) được thành lập vào năm 2003 là một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận hoạt động với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong khu vực và xóa bỏ ranh giới về chất lượng vùng. Mạng lưới này đã phát triển lên đến 253 thành viên đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực cũng đã và đang đẩy mạnh hoạt động KĐCLGD quốc gia. Ví dụ như tại Nhật Bản, Hiệp hội KĐCL Đại học Nhật Bản (JUAA) được thành lập vào năm 1947 và đã phát triển các tiêu chuẩn chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

lượng đại học của riêng mình. Đến năm 2004, hệ thống đảm bảo chất lượng các trường đại học đã được phát triển, đồng thời hệ thống đánh giá của bên thứ ba cũng được triển khai. Tất cả các trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản phải tiến hành tự đánh giá và công bố kết quả đánh giá theo Luật Giáo dục. Các trường phải tiến hành đánh giá và kiểm định (CEA) cơ sở bảy năm một lần bằng cách sử dụng một trong ba tổ chức đảm bảo chất lượng được Hệ thống phê duyệt của chính phủ (MEXT) cơng nhận, bao gồm JUAA, Tổ chức Quốc gia về Bằng cấp Học thuật và Đánh giá Đại học (NIAD-QE) và Viện Đánh giá Giáo dục Đại học Nhật Bản [30]. Tại Trung Quốc, KĐCLGD được triển khai trên cơ sở bộ tiêu chuẩn, tiêu chí do Ủy ban Kiểm định quốc gia ban hành [15]. Tại Hàn Quốc, chu kỳ KĐCLGD bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài được thực hiện bảy năm một lần dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Hàn Quốc về Giáo dục các cấp và các Ủy ban kiểm định [15]. Tại khu vực Đông Nam Á, nhằm đẩy mạnh việc đào tạo nhân tài, phát triển bản sắc và đoàn kết trong khu vực thì mạng lưới các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á (AUN) được thành lập vào năm 1995 để tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác của các trường đại học này. AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) là bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng được sử dụng cho các Cơ sở giáo dục đại học thành viên, bao gồm đánh giá chương trình và đánh giá cơ sở giáo dục. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chí cụ thể, chi tiết nhằm đánh giá chất lượng về mặt giảng dạy, học tập, nghiên cứu và dịch vụ của các trường đại học thành viên.

AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá tồn diện chương trình đào tạo trên nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường, sinh viên, và doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng của tồn bộ chương trình đào tạo. Ngồi ra, cịn có nhiều mạng lưới đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở các khu vực khác như Châu Phi (AfriQAN) hay các quốc gia Ả Rập (ANQAHE) [3].

<i><b>1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước </b></i>

Ở nước ta, KĐCLGD đã hình thành và phát triển từ lâu, hiện nay hoạt động này càng phổ biến bởi đó là cơng cụ hiệu quả giúp các trường kiểm sốt và đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh ở các cơ sở giáo dục. Ở Việt Nam “KĐCLGD là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nuớc và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” [18], về nghiên cứu lý thuyết đã có một số tác giả đề cập TĐG nhằm chỉ ra một định hướng về trách nhiệm giải trình và nâng cao hiệu quả hoạt động chứ khơng phải để đối phó.

KĐCLGD ở cấp cơ sở, giáo dục nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo kết quả thống kê của Cục Quản lý chất lượng Bộ GDĐT, tính đến ngày 30/6/2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

có tổng số 266 CSGD đã hoàn thành báo cáo TĐG, trong đó có 236 CSGD đại học (trường đại học, học viện) và 28 trường cao đẳng sư phạm; 189 lượt đánh giá ngoài (178 lượt đối với cơ sở giáo dục ĐH, 11 lượt đối với trường cao đẳng sư phạm); 172 CSGD đại học, 11 trường cao đẳng sư phạm được cơng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong đó có 7 trường đại học đạt chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài [12].

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã áp dụng bộ tiêu chuẩn KĐCLGD cấp CTĐT theo AUN-QA với 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí [7], đồng thời triển khai áp dụng đánh giá CSGD theo AUN-QA với 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí [8]. Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn được đánh giá theo thang đánh giá 7 mức, từ không đạt yêu cầu đến thực hiện xuất sắc, đạt mức của các CSGD hàng đầu thế giới.

KĐCLGD - một giải pháp thông qua sự đánh giá tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến CLGD để đáp ứng mục tiêu trong từng giai đoạn của CSGD, từ đó dần dần hình thành “văn hóa chất lượng” trong mỗi CSGD. Riêng đối với CSGD đang trên đà đổi mới, phát triển việc triển khai tích cực vào quy trình TĐG trong KĐCLGD là một việc làm hết sức cần thiết để chứng minh khả năng, năng lực phát triển toàn diện [4].

Theo nghiên cứu của viện chiến lược và chương trình giáo dục của nước ta hiện nay còn thiếu nhiều chuẩn trong giáo dục. Cần phải xúc tiến thường xuyên để nghiên cứu chuẩn hóa nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên việc xây dựng các tiêu chí trong KĐCLGD hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi.

TĐG trong KĐCLGD mầm non theo thông tư 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 gồm có có 5 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí, với 4 mức [11].

TĐG trong KĐCLGD THCS theo thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 gồm có có 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chí với 4 mức [10].

Hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường TH, thực hiện theo thông tư số 17/2018/ TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 gồm có có 5 tiêu chuẩn, 27 tiêu chí, với 4 mức. [9].

Trước yêu cầu nâng cao CLGD, công tác đảm bảo và hoạt động TĐG trong KĐCLGD được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục. Cơng tác KĐCLGD đang hình thành và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Tác giả Dương Nguyên Quốc cho rằng: CLGD ngày càng được xã hội quan tâm, hiện nay trở thành yếu tố sống còn đối với các cơ sở giáo dục, đồng thời tác giả còn làm rõ một số yếu tố tích cực ảnh hưởng đến hoạt động TĐG trong KĐCL [27].

TĐG là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD trường TH. Đây là quá trình nhà trường tự xem xét, kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CLGD trường TH của Bộ GD&ĐT để báo cáo tình trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, CSVC cũng như các vấn đề liên quan. TĐG thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao. TĐG là một quá trình liên tục, được thực hiện theo kế hoạch, cần nhiều thời gian, công sức, địi hỏi tính khách quan, trung thực và cơng khai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Như vậy, xã hội đặt ra những yêu cầu về CLGD học sinh bậc TH và đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng, một trường chỉ được công nhận đạt chuẩn chất lượng khi trường đáp ứng yêu cầu xã hội, tuy nhiên vấn đề KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG ở nước ta chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, việc triển khai kiểm định chưa đồng bộ, thường xuyên và đạt chất lượng như mong muốn. Đặc biệt là vấn đề TĐG trong KĐCLGD hầu như cịn bỏ ngõ mà đó là việc cần thiết và quan trọng trong giai đoạn phát triển giáo dục hiện nay.

Trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về KĐCLGD. Trong số sách đã xuất bản về Quản lý CLGD, có thể kể đến những cơng trình như: “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học” [15]; “Quản lý chất lượng đại học” [25]; “Hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường Đại học Ngoại Ngữ” [19]; “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM” [17]; “Chất lượng giáo dục: những vấn đề lý luận và thực tiễn” [13];... Trên các tạp chí khoa học, KĐCLGD cũng là một đề tài được các nhà khoa học quan tâm; có rất nhiều bài báo viết về lĩnh vực này trên hầu hết các tạp chí khoa học như: “Đảm bảo chất lượng GD và kinh nghiệm của một số trường ĐH trên thế giới” [20]; “TQM hay là quản lý chất lượng toàn thể trong giáo dục” [24]; “Hệ thống đảm bảo chất lượng q trình dạy học các mơn chun ngành ở trường Đại học Ngoại ngữ” [21]; “Quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục đại học” [26];... Nhiều học viên cao học cũng đã chọn vấn đề KĐCLGD ở các cấp học và địa phương khác nhau để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.

Về KĐCLGD nói chung và KĐCLGDTH nói riêng, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu; tuy nhiên chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về QL hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Như vậy, đề tài “Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường Tiểu học quận hải Châu thành phố Đà Nẵng” cần được nghiên cứu để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường TH trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.

<b>1.2. Các khái niệm chính </b>

<i><b>1.2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục </b></i>

<i>1.2.1.1. Kiểm định </i>

Thuật ngữ “kiểm định” là một từ Hán Việt phức tạp. Theo Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường CL (Quatest 1), khái niệm kiểm định được xác định “Kiểm định là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đó so với yêu cầu pháp lý có đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt” [16].

Như vậy, kiểm định được hiểu: Kiểm định là việc kiểm tra, xác định thơng số hữu hình và vơ hình của tổ chức và so sánh với các tiêu chuẩn do các hiệp hội, cơ quan nhà nước xác lập ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>1.2.1.2. Chất lượng giáo dục </i>

Khái niệm CLGD được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, theo tác giả Nguyễn Đức Chính, hiện nay trên thế giới có sáu quan điểm về chất lượng GD ĐH như sau [15]: Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào”. Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một CSGD phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của CSGD ” Quan điểm này được gọi là “Quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: Nguồn lực là chất lượng. Theo quan điểm này, một CSGD tuyển được người học giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phịng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là CSGD có chất lượng cao.

Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra”. Một quan điểm khác về CLGD thì cho rằng “đầu ra” của giáo dục có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình giáo dục. “Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục được thể hiện bằng năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề của người học tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động giáo dục của CSGD đó.

Chất lượng giáo dục được đánh giá thông qua “Giá trị gia tăng”, “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”. Kết quả thu được chính là CLGD của nhà trường.

Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”; Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức”; Chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”.

Tổ chức ĐBCLGD đã đưa ra hai quan niệm về CLGD đó là tuân theo các chuẩn quy định; Đạt được các mục tiêu đề ra. Theo nghĩa thứ nhất, cần có bộ tiêu chuẩn cho CSGD về tất cả các lĩnh vực và việc KĐCL một CSGD sẽ dựa vào Bộ tiêu chuẩn đó, khi khơng có bộ tiêu chuẩn, việc thẩm định chất lượng CSGD sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của CSGD đó.

Như vậy các quan niệm về chất lượng tổng quát tuy có khác nhau, nhưng đều có chung một ý tưởng: chất lượng là sự thỏa mãn một yêu cầu nào đó. Trong sản xuất, chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua mức độ đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra của sản phẩm. Còn trong giáo dục, chất lượng được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra của chương trình giáo dục. Quan điểm về CLGD cũng đồng thời là quan điểm về mục tiêu giáo dục, chính là nội hàm về những kiến thức, năng lực, phẩm chất mà một nền giáo dục nói chung, hay một cấp học, bậc học, một ngành học cụ thể nào đó phải cung cấp, bồi dưỡng cho người học. Đánh giá chất lượng của một nền giáo dục là đánh giá xem nền giáo dục đó thực hiện đến đâu mục tiêu giáo dục của nó.

Vậy, “Chất lượng giáo dục trường tiểu học là sự đáp ứng mục tiêu của trường tiểu học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước”.

<i>1.2.1.3. Kiểm định chất lượng giáo dục </i>

Bộ GD&ĐT quan niệm: “KĐCLGD là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ GD&ĐT quy định đối với từng loại hình cơ sở giáo dục” [9].

KĐCL mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là người học sự đảm bảo chắc chắn một CSGD đã được chứng minh thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chí đáng tin cậy và CSGD này sẽ tiếp tục đạt các yêu cầu và tiêu chí đề ra.

KĐCLGD trường TH là hoạt động đánh giá (bao gồm TĐG và đánh giá ngoài) để xác định mức độ trường TH đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá CLGD và việc công nhận trường TH đạt tiêu chuẩn CLGD của cơ quan quản lý nhà nước.

KĐCLGD là một trong những hoạt động ĐBCL bên ngoài cơ sở đào tạo. Quá trình KĐCLGD nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định công nhận về mức độ tiến bộ và ĐBCLGD tại các trường.

<i><b>1.2.2. Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học </b></i>

<i>1.2.2.1. Tự đánh giá trong KĐCLGD </i>

Theo Bộ GD &ĐT: “Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng CLGD, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục.” [9].

<i>1.2.2.2. Hoạt động tự đánh giá trong KĐCLGD ở trường TH </i>

Theo Bộ GD &ĐT, “Tự đánh giá là quá trình trường tiểu học dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tự xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trường để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học.”

Hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường TH là một khâu quan trọng, là quá trình nhà trường căn cứ vào các tiêu chuẩn KĐCLGD để tiến hành tự xem xét, phân tích và đánh giá tình trạng chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục từ đó có các biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực và lập kế hoạch nâng cao CLGD nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục. Ngoài ra, TĐG còn thể hiện tính tự chủ và tính chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động giáo dục phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>1.2.3. Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học </b></i>

<i>1.2.3.1. Quản lý </i>

Thuật ngữ QL đã trở lên phổ biến trong các tổ chức. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa QL từ các góc độ khác nhau.

Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý một tổ chức là nhằm đạt đến sự ổn định và phát triển bền vững các quá trình xã hội, quá trình tồn tại của tổ chức đó” [1].

Theo Nguyễn Lộc cho rằng “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức” [23].

Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2015 cho rằng: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [14].

Từ các định nghĩa, có thể hiểu khái niệm quản lý theo nghĩa chung nhất: quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý bằng những công cụ, phương pháp mang tính đặc thù trong việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu đề ra.

Các chức năng cơ bản của quản lý đó là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Bốn chức năng này có quan hệ chặt chẽ, biện chứng, bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lý. Quan hệ giữa các chức năng quản lý và thông tin thể hiện qua sơ đồ 1.1.

<i>Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý [14] </i>

<b><small>LẬP </small></b>

<b><small>THÔNG TIN </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>1.2.3.2. Quản lý nhà trường </i>

Khái niệm quản lý nhà trường, theo Phạm Minh Hạc: “QL nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [22].

QL nhà trường chính là QLGD nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường. QL về cơ bản khác với QL các lĩnh vực khác. Những tác động của chủ thể QL là những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng QL nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

QL nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo. QL nhà trường là phải QL toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả, do vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác QLGD phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác QLGD đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tóm lại, QL nhà trường là một bộ phận của QLGD. QL nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam. Người QL nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn.

<i>1.2.3.3. Quản lý chất lượng giáo dục </i>

Từ các khái niệm về quản lý, quản lý nhà trường như trên, có thể khái quát quản lý CLGD là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương) đến đối tượng quản lý (CLGD: sự đáp ứng mục tiêu giáo dục) để nhằm đạt được mục tiêu quản lý là nâng cao CLGD.

Quản lý CLGD là quá trình người quản lý lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, đánh giá công việc của các thành viên trong nhà trường (cơ bản là GV, học sinh) sử dụng các nguồn lực sẵn có (GV, học sinh, chương trình, phương pháp, CSVC, trang thiết bị dạy học, …) để nâng CLGD của nhà trường.

<i>1.2.3.4. Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường TH </i>

Từ những khái niệm trên, Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất

<i>lượng giáo dục ở trường TH được hiểu: Quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở </i>

<i>trường TH là quá trình thực hiện một cách đầy đủ từ tổng quát đến chi tiết việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động TĐG. Quá trình này thực hiện trên tất cả các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số được quy định cụ thể chi tiết trong bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD tiểu học. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.3. Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học </b>

<i><b>1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tểu học </b></i>

<i>1.3.1.1. Mục đích của hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường TH </i>

Mục đích chung của tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là nhằm đánh giá khách quan chất lượng giáo dục trường tiểu học, từ đó đề ra các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học.

Mục đích cụ thể của tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là: - Làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ của trường tiểu học;

- Đối sánh với các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đã công bố để xác định các trường tiểu học đã đạt mức nào của các tiêu chuẩn này;

- Thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, tầm nhìn về chất lượng giáo dục của nhà trường; đề xuất kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường [5].

<i>1.3.1.2. Ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường TH </i>

KĐCLGD mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là học sinh, sinh viên sự đảm bảo chắc chắn một trường học đã được chứng minh thỏa mãn các yêu cầu và tiêu chí đáng tin cậy và có đủ cơ sở để tin rằng trường này sẽ tiếp tục đạt các yêu cầu và tiêu chí đã đề ra.

KĐCLGD không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo nhà trường mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định. Một trường học chỉ được công nhận về chất lượng khi đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí của hội đồng kiểm tra và chịu sự kiểm tra của các cán bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục.

Trong hoạt động KĐCLGD, TĐG là một khâu quan trọng, là khâu cơ bản đầu tiên trước khi tiến hành đánh giá ngoài. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

TĐG là hoạt động tự kiểm tra, tự xem xét đánh giá của các CSGD phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá CLGD do Bộ GD&ĐT ban hành để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng tiêu chuẩn CLGD. TĐG có ý nghĩa rất lớn đối với nhà trường, giúp làm rõ thực trạng về cơ cấu tổ chức, CSVC, QL, CL, mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo theo sứ mệnh của nhà trường trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương và của đất nước. Giúp nhà trường phân tích làm rõ điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất kế hoạch cải tiến CLGD. Kiến nghị với các cấp, ngành, địa phương, với cấp trên có thẩm quyền các biện pháp hỗ trợ cho nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. TĐG còn là một trong những hoạt động góp phần nâng cao chất lượng nhà trường.

<i><b>1.3.2. Yêu cầu tự đánh giá trong kiểm định giáo dục chất lượng ở trường tiểu học </b></i>

Ở trường tiểu học, một số yêu cầu cơ bản trong HĐTĐG:

Lãnh đạo nhà trường cần có nhận thức đúng và đầy đủ về cơng tác TĐG; phải có sự đầu tư ngân sách và công sức, cũng như phải có sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo để hoạt động TĐG của trường thực hiện đúng quy trình và đạt kết quả mong đợi.

Phải có sự tham gia và phối hợp của toàn thể các thành viên và các tổ chức khác nhau trong trường. HĐTĐG phải được xúc tiến thực hiện thường xuyên và liên tục. Mỗi cá nhân và bộ phận trong nhà trường có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thơng tin, minh chứng cần thiết liên quan đến HĐTĐG khi được Hội đồng TĐG yêu cầu.

HĐTĐG phải được thực hiện theo đúng quy trình đã được quy định tại các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Hội đồng TĐG cần căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí đã được quy định để mô tả chi tiết, làm rõ cụ thể các thực trạng của nhà trường; phân tích, giải thích, so sánh để xác định những thế mạnh, điểm hạn chế nhằm đề xuất các biện pháp khắc phục và cải tiến; bên cạnh đó cũng cần phải lập kế hoạch hành động để duy trì, cải tiến và nâng cao CLGD của nhà trường.

Trong suốt quá trình TĐG, cần phải bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và các văn bản hướng dẫn đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Ví dụ như Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL về việc tự đánh giá và đánh giá ngoài trường TH do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28/12/2018.

Hoạt động tự đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công khai và minh bạch. Những nhận định, giải thích, kết luận được đưa ra bắt buộc phải chính xác, khách quan dựa trên các minh chứng xác thực, cụ thể và tin cậy. Kết quả đánh giá phải được báo cáo một cách trung thực, chính xác và phải được cơng khai cho các cấp quản lý và toàn xã hội.

<i><b>1.3.3. Quy trình hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học </b></i>

Điều 23 Thông tư số 17/2018/TT-BGDDT và Thông tư số 18/2018/TT-BGDDT [8] đã ban hành Quy trình tự đánh giá (TĐG) trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm 07 bước:

<i>1.3.3.1. Thành lập hội đồng tự đánh giá </i>

Để triển khai hoạt động TĐG, nhà trường cần thành lập hội đồng TĐG. Hội đồng TĐG đại diện cho trí tuệ, nguyện vọng của cán bộ, GV, NV, quyết định quá trình và kết quả TĐG của nhà trường. Vì thế hội đồng TĐG cần có số lượng, cơ cấu hợp lí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Hội đồng TĐG của CSGD TH do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập. Hội đồng có ít nhât 07 (bảy) thành viên.

- Thành phần của hội đồng TĐG gồm: Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng; Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng; Thư ký hội đồng là tổ trưởng chuyên mơn hoặc tổ trưởng tổ văn phịng hoặc trưởng các bộ phận (nếu có) hoặc GV có năng lực của nhà trường; Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hội đồng (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục); tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; trưởng các bộ phận (nếu có) đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể; đại diện giáo viên.

- Nhiệm vụ của hội đồng: Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vu cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch TĐG; thành lập nhóm thư ký và các nhóm cơng tác để triển khai hoạt động TĐG; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lí, phân tích minh chứng; hồn thiện báo cáo TĐG; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai TĐG; Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền; Thư ký hội đồng, các ủy viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

- Quyền hạn của hội đồng: Tổ chức triển khai hoạt động TĐG và tư vấn cho hiệu trưởng các biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; Lập kế hoạch TĐG; thu thập, xử lí và phân tích các minh chứng; viết báo cáo TĐG; bổ sung, hoàn thiện báo cáo TĐG khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo TĐG; lưu trữ cơ sở dữ liệu về TĐG của nhà trường; được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai TĐG. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu về đánh giá chất lượng và các kỹ thuật TĐG.

<i>1.3.3.2. Lập kế hoạch tự đánh giá </i>

Khi lập kế hoạch TĐG cần lưu ý các điểm sau:

Kế hoạch TĐG phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, cần xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Hội đồng TĐG, nhóm thư ký, các nhóm cơng tác và từng cá nhân. Kế hoạch TĐG cần nêu rõ nội dung từng hoạt động, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, tránh chung chung, hình thức.

Kế hoạch TĐG gồm các nội dung: Mục đích TĐG; Phạm vi TĐG; Cơng cụ TĐG; Hội đồng TĐG; Tập huấn nghiệp vụ TĐG; Dự kiến thuê chuyên gia để giúp hội đồng triển khai TĐG; Lập bảng danh mục mã minh chứng; Thời gian và nội dung hoạt động.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch TĐG, nếu phát sinh những vấn đề chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh và bổ sung.

<i>1.3.3.3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng </i>

Minh chứng được hiểu là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của nhà trường phù hợp với nội hàm của chỉ báo của tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng” từng tiêu chí của báo cáo TĐG.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của nhà trường, các cơ quan có liên quan; kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát các hoạt động giáo dục của nhà trường. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo tính chính xác.

Minh chứng thu được khơng chỉ sử dụng cho mục đích đánh giá các mức đạt của từng chỉ báo, tiêu chí, mà cịn nhằm mơ tả hiện trạng các hoạt động của nhà trường để người đọc hiểu hơn, qua đó làm tăng tính thuyết phục của báo cáo TĐG.

- Cần xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng:

Để xác định đúng, đủ nội hàm (yêu cầu) của từng chỉ báo, tiêu chí cần lưu ý: (1) Chỉ báo, tiêu chí thường có những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như là “từ khóa”; (2) Mỗi chỉ báo, tiêu chí có một hoặc nhiều nội hàm; (3) Cần xác định nội hàm của từng chỉ báo, tiêu chí theo các quy định nào của một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia; (4) Đối chiếu “Mục tiêu cụ thể” của nhà trường liên quan nội hàm chỉ báo, tiêu chí.

Trên cơ sở đã xác định đúng, đủ nội hàm chỉ báo, tiêu chí, nhóm cơng tác hoặc cá nhân sẽ phân tích tiêu chí để tìm những minh chứng cần thu thập, nơi thu thập và ghi vào Phiếu xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng tiêu chí.

Để đánh giá thực trạng từng nội hàm của chỉ báo, tiêu chí, nhà trường có thể tự đặt ra và trả lời (ứng với nội hàm) các câu hỏi như: Nhà trường có hay không lập kế hoạch thực hiện yêu cầu? Nhà trường đã thực hiện, đã đạt được yêu cầu chưa? Yêu cầu đã đạt được của nhà trường so với yêu cầu theo quy định chung như thế nào? So với các trường khác cùng có điều kiện tương đồng (kinh tế - xã hội, văn hóa,...) như thế nào? Nhà trường đã thực hiện “vượt trên” yêu cầu như thế nào? Nhà trường rà soát, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu như thế nào? Những bằng chứng để khẳng định nhà trường có kế hoạch, thực hiện yêu cầu, rà soát, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu,...

Trả lời những câu hỏi trên, nhà trường đã phân tích được tiêu chí, định hướng được việc thu thập minh chứng và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của quy trình TĐG.

Thu thập minh chứng

Căn cứ vào các Phiếu xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng tiêu chí, nhóm cơng tác hoặc cá nhân được phân công tiến hành thu thập minh chứng, sắp xếp minh chứng theo thứ tự nội hàm chỉ báo, tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục phổ thơng.

Trong trường hợp khơng tìm được minh chứng cho chỉ báo, tiêu chí nào đó (hỏa hoạn, thiên tai hoặc những năm trước không lưu hồ sơ,...), Hội đồng TĐG nêu rõ nguyên nhân trong Phiếu đánh giá tiêu chí.

- Xử lý và phân tích các minh chứng

Hội đồng TĐG thảo luận các minh chứng cho từng tiêu chí đã thu thập được của nhóm công tác hoặc cá nhân. Khi các minh chứng được sử dụng, Hội đồng TĐG lập Bảng danh mục mã minh chứng.

Trong thực tế, có những minh chứng có thể được sử dụng ngay để làm minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

chúng, nhưng có minh chứng phải qua xử lý, phân tích, tổng hợp mới có thể sử dụng để làm minh chứng cho các nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng”. Ví dụ, hầu hết minh chứng thu được sau các kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông phải xử lý thành dạng số liệu tổng hợp mới có thể đưa vào làm minh chứng trong mục “Mô tả hiện trạng”.

Các minh chứng phù hợp với nội hàm chỉ báo, tiêu chí sẽ được sử dụng trong mục “Mô tả hiện trạng” của Phiếu đánh giá tiêu chí. Các minh chứng này, trước khi được sử dụng cần thiết phải mã hóa với mục đích gọn, tiện tra cứu.

Mã minh chứng có thể được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái (H), hai dấu gạch (-) và các chữ số được quy ước: [Hn-a.b-c]. Trong đó, H là hộp (cặp) đựng minh chứng; n là số thứ tự của hộp (cặp) đựng minh chứng được đánh số từ 1 đến hết (n có thể có 2 chữ số); a.b là ký hiệu của tiêu chí trong tiêu chuẩn (Ví dụ: Tiêu chí 1.1, Tiêu chí 1.2,...; Tiêu chí 2.1, Tiêu chí 2.2,...); c là số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (minh chứng thứ nhất viết 01, thứ hai viết 02, thứ 15 viết 15). Ví dụ: [H1-1.1-01] được hiểu là minh chứng thứ nhất của tiêu chí 1.1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1; [H3-2.1-03] được hiểu là minh chứng thứ ba của tiêu chí 2.1 thuộc tiêu chuẩn 2, được đặt ở hộp 3; [H9-5.1-01] được hiểu là minh chứng thứ nhất của tiêu chí 5.1 thuộc tiêu chuẩn 5, được đặt ở hộp 9.

Mã minh chứng dùng cho các tiêu chí ở Mức 4 ký hiệu như sau: [Hn-M4-a-b]. Trong đó, H là hộp (cặp) đựng minh chứng; n là số thứ tự của hộp (cặp) đựng minh chứng được đánh số từ 1 đến hết (n có thể có 2 chữ số); M4 là Mức 4; a là số thứ tự của tiêu chí; b là số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (minh chứng thứ nhất viết 01, thứ hai viết 02, thứ 15 viết 15). Ví dụ: [H6-M4-01-01] là minh chứng thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc Mức 4, được đặt ở hộp 6.

Đối với những minh chứng sử dụng ở Mức 4, đã được mã hóa và sử dụng ở các tiêu chí thuộc Mức 1, Mức 2 hoặc Mức 3 thì chỉ cần trích dẫn mã minh chứng (giữ nguyên cách mã hóa minh chứng đã sử dụng).

Trong trường hợp, nhà trường không để riêng các minh chứng trong các hộp (cặp) mà vẫn để trong hồ sơ lưu trữ của nhà trường, thì mã minh chứng sẽ được ký hiệu là [a.b-c]. Trường hợp này, phải ghi rõ vị trí cụ thể (đường dẫn) của minh chứng đặt trong hồ sơ lưu trữ của nhà trường vào Bảng danh mục mã minh chứng.

- Sử dụng minh chứng

Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng được dùng cho nhiều tiêu chí trong một tiêu chuẩn hoặc nhiều tiêu chuẩn thì mang mã minh chứng của tiêu chí, tiêu chuẩn được sử dụng lần thứ nhất.

Mỗi nhận định, kết luận trong mục “Mô tả hiện trạng” của Phiếu đánh giá tiêu chí (sau đó được sử dụng trong báo cáo TĐG) phải có minh chứng kèm theo. Cần lựa chọn một, hoặc vài minh chứng phù hợp với nội hàm của chỉ báo, tiêu chí và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi nhận định, kết luận. Trường hợp một nhận định, kết

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

luận trong mục “Mô tả hiện trạng” có từ 2 minh chứng trở lên, thì mã minh chứng được đặt liền nhau, cách nhau dấu chấm phẩy (;). Ví dụ: Một nhận định, kết luận của Tiêu chí 2.1 thuộc Tiêu chuẩn 2 có 3 minh chứng thứ nhất, thứ hai và thứ ba (đặt ở hộp số 3) được sử dụng thì sau nhận định, kết luận đó, các minh chứng được viết là: [H3-2.1-01]; [H3-2.1-02]; [H3-2.1-03].

Mỗi minh chứng chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ báo, tiêu chí và tiêu chuẩn), khơng nhân thêm bản để tránh lãng phí.

- Lưu trữ và bảo quản

Có thể tập hợp, sắp xếp minh chứng trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa. Minh chứng hết giá trị được thay thế bằng minh chứng đang còn hiệu lực và phù hợp. Minh chứng thay thế được ghi ký hiệu của minh chứng bị thay thế và ghi rõ ngày, tháng, năm thay thế. Lưu ý, những minh chứng phục vụ công tác quản lý các hoạt động nhà trường thì lưu trữ, bảo quản tại hồ sơ lưu trữ của nhà trường, nhưng phải ghi rõ vị trí cụ thể (đường dẫn) của minh chứng trong Bảng danh mục mã minh chứng để tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm.

Đối với những minh chứng phức tạp, cồng kềnh (các hiện vật; hệ thống hồ sơ, sổ sách; các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều,...), nhà trường có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu để thuận tiện cho việc sử dụng. Nếu có điều kiện thì chụp ảnh (kỹ thuật số) minh chứng, lưu trong đĩa CD, USB hoặc lưu trong máy tính.

Minh chứng được lưu trữ, bảo quản theo quy định của Luật lưu trữ và các quy định hiện hành.

<i>1.3.3.4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí </i>

Căn cứ vào các minh chứng đã được hội đồng TĐG lựa chọn phù hợp với yêu cầu của từng chỉ báo trong tiêu chí, cá nhân viết phiếu đánh giá tiêu chí. Kết quả đánh giá tiêu chí được thể hiện trong phiếu đánh giá tiêu chí. Phiếu đánh giá tiêu chí gồm các nội dung: Mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá. Phiếu đánh giá tiêu chí do nhóm cơng tác hoặc cá nhân viết và phải được lấy ý kiến của Hội đồng TĐG. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo một Phiếu đánh giá tiêu chí.

Quy trình viết và hồn thiện Phiếu đánh giá tiêu chí được thực hiện như sau: - Bước 1: Nhóm cơng tác hoặc cá nhân nghiên cứu, phân tích nội hàm của tiêu chí, chỉ báo và các minh chứng được sử dụng để viết các nội dung theo quy định trong Phiếu đánh giá tiêu chí;

- Bước 2: Nhóm cơng tác thảo luận các nội dung của Phiếu đánh giá tiêu chí để chỉnh sửa, bổ sung;

- Bước 3: Hội đồng TĐG thảo luận các nội dung của từng Phiếu đánh giá tiêu chí. Trong đó, đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến chất lượng từng tiêu chí để xác định rõ các biện pháp, giải pháp, điều kiện (nhân lực, tài chính), thời gian thực hiện, thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

gian hồn thành và phải có tính khả thi;

- Bước 4: Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng TĐG, nhóm cơng tác hoặc cá nhân hoàn thiện Phiếu đánh giá tiêu chí và gửi thư ký Hội đồng TĐG.

Các mức đánh giá trường TH theo quy định là bốn mức. Tiêu chí đánh giá trường TH được công nhận đạt khi tất cả các chỉ báo trong tiêu chí đạt yêu cầu. Chỉ báo được công nhận đạt khi tất cả các nội hàm của chỉ báo đạt yêu cầu. Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào Bảng tổng hợp kết quả TĐG.

<i>1.3.3.5. Viết báo cáo tự đánh giá </i>

Báo cáo TĐG là văn bản phản ánh thực trạng chất lượng của nhà trường, sự cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường. Kết quả TĐG được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định của hướng dẫn này.

Báo cáo TĐG cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đủ các nội dung liên quan đến tồn bộ các tiêu chí. Báo cáo TĐG được trình bày lần lượt theo thứ tự các tiêu chuẩn. Đối với mỗi tiêu chí cần có đủ các mục: mơ tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng, tự đánh giá. Những nội dung trình bày trong các Phiếu đánh giá tiêu chí đã được Hội đồng TĐG chấp thuận thì đưa vào báo cáo TĐG.

Báo cáo TĐG đạt yêu cầu khi: trình bày theo hình thức và cấu trúc của hướng dẫn này; khơng có lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp; khơng mâu thuẫn giữa các nội dung trong một tiêu chí và giữa các tiêu chí; các minh chứng phải đủ, rõ ràng và thuyết phục; có minh chứng đủ cơ sở để khẳng định mức đạt được của chỉ báo, tiêu chí; đánh giá đúng thực trạng của nhà trường; mục “Mô tả hiện trạng” phải đúng, đủ nội hàm; xác định đúng điểm mạnh và điểm yếu theo từng tiêu chí; kế hoạch cải tiến chất lượng cho từng tiêu chí phải phù hợp và khả thi; mức đạt được của tiêu chí do nhà trường đề xuất là thỏa đáng.

Dự thảo báo cáo TĐG phải được chuyển cho các nhóm cơng tác, cá nhân cung cấp minh chứng để xác minh lại các minh chứng đã được sử dụng và tính chính xác của các nhận định, kết luận rút ra từ đó. Các nhóm cơng tác, cá nhân chịu trách nhiệm rà soát lại nội dung báo cáo có liên quan đến các tiêu chí được giao.

Dự thảo cuối cùng của báo cáo TĐG được công bố lấy ý kiến góp ý của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Hội đồng TĐG nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để hồn thiện báo cáo, ký xác nhận vào bản báo cáo TĐG sau khi đã đọc và nhất trí với nội dung báo cáo TĐG.

Sau khi bản báo cáo TĐG được Hội đồng TĐG nhất trí thơng qua, hiệu trưởng xem xét, ký tên, đóng dấu. Bản chính báo cáo TĐG (có thể là 02 bản) được lưu trữ tại nhà trường, được gửi đến cấp có thẩm quyền để báo cáo hoặc để đăng ký đánh giá ngoài (nếu đủ điều kiện đăng ký đánh giá ngoài). Bản sao báo cáo TĐG được lưu tại thư viện hoặc phòng truyền thống hoặc trong tủ hồ sơ lưu trữ của nhà trường; báo cáo TĐG được phép mượn và sử dụng theo quy định của hiệu trưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>1.3.3.6. Công bố báo cáo tự đánh giá </i>

Báo cáo TĐG đã hoàn thiện sẽ được nhà trường công bố trong phạm vi nhà trường. Khuyến khích cơng bố kết quả TĐG của báo cáo TĐG lên trang thông tin điện tử của nhà trường.

<i>1.3.3.7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá </i>

Thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng được đề ra trong báo cáo TĐG để cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Gửi báo cáo TĐG cho cơ quan quản lý trực tiếp kèm theo công văn đề nghị được quan tâm, hỗ trợ trong quá trình thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng theo kế hoạch cải tiến chất lượng đã nêu trong báo cáo TĐG.

Hàng năm, báo cáo TĐG được cập nhật (dưới dạng báo cáo bổ sung) và lưu trữ tại nhà trường.

Nhà trường thực hiện trách nhiệm tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng và phát triển, phấn đấu trong từng giai đoạn để trường đạt KĐCLGD, đạt chuẩn quốc gia.

Tổ chức TĐG, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận trường đạt KĐCLGD và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia khi xét thấy đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá trường TH tại Quy định này.

Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo TĐG; thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo TĐG, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cải tiến chất lượng với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của nhà trường, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ cơng tác đánh giá ngồi; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngồi đúng thời hạn.

Duy trì, phát huy kết quả KĐCLGD, kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng.

<b>1.4. Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học </b>

<i><b>1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học </b></i>

Quản lý HĐTĐG đóng vai trị quan trọng nhằm nâng cao CLGD của nhà trường: - QLHĐTĐG giúp các thành viên trong nhà trường hiểu được sự cần thiết và mục đích của hoạt động tự đánh giá.

- QLHĐTĐG giúp nhà trường định hướng chính xác và lập kế hoạch cụ thể cho hoạt động tự đánh giá của nhà trường.

- QLHĐTĐG giúp hoạt động này được thực hiện một cách khoa học và đúng quy trình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

- QLHĐTĐG thúc đẩy sự tham gia và hợp tác giữa các thành viên, các đơn vị khác nhau trong nhà trường nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch tự đánh giá.

- QLHĐTĐG giúp cho việc sử dụng và phối hợp các nguồn lực nhà trường nhằm phục vụ cho hoạt động tự đánh giá một cách có hiệu quả.

<i><b>1.4.2. Quản lý bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động tự đánh giá </b></i>

Quản lý bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động TĐG bao gồm:

Quản lý công tác lập kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đối với cán bộ tham gia công tác TĐG.

Quản lý việc thành lập Hội đồng TĐG, ban thư ký và thành viên các nhóm cơng tác thực hiện hoạt động TĐG.

Quản lý việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng TĐG phù hợp với năng lực và nhiệm vụ đang công tác.

Theo dõi, chỉ đạo thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ về lĩnh vực TĐG CLGD của từng thành viên.

Kiểm tra, đánh giá các thành viên trong Hội đồng TĐG, nhóm thư ký, nhóm cơng tác. Kiểm tra định kỳ và đột xuất thông qua các hình thức như: kiểm tra tiến độ nghiên cứu văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá…; kiểm tra kết quả thực hiện của các thành viên; viết báo cáo tiến độ thực hiện.

<i><b>1.4.3. Quản lý cơng tác nghiên cứu các tiêu chí </b></i>

Quản lý công tác nghiên cứu tiêu chí là cơng việc quan trọng đầu tiên, định hướng và quyết định việc thu thập thông tin, minh chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả TĐG sau này. Quản lý công tác nghiên cứu tiêu chí bao gồm các cơng việc:

Lập kế hoạch nghiên cứu các tiêu chí theo từng bước, từng giai đoạn

Tổ chức nghiên cứu các tiêu chí theo từng nhóm cơng tác, thảo luận kỹ càng để nắm chắc bản chất yêu cầu của tiêu chí nhằm định hướng thu thập thông tin, minh chứng một cách phù hợp. Trong Hội đồng TĐG, chủ tịch Hội đồng nên phân công mỗi cán bộ phụ trách một tiêu chuẩn và làm trưởng nhóm cơng tác tương ứng với tiêu chuẩn đó. Các nhóm cơng tác phải nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn, tiêu chí và các yêu cầu theo từng mức độ đạt được của tiêu chí.

Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu tiêu chí đánh giá ở các nhóm cơng tác, hướng dẫn cụ thể để nhóm trưởng và các thành viên hiểu đúng, đủ nhằm định hướng sàng lọc, xác định thông tin minh chứng rõ ràng. Thường xuyên động viên khuyến khích cán bộ tham gia công việc TĐG nhằm thúc đẩy họ hoạt động.

Kiểm tra, đánh giá việc nghiên cứu tiêu chí phải thực hiện thường xuyên và có hạn mức thời gian để có những điều chỉnh thích hợp.

<i><b>1.4.4. Quản lý cơng tác thu thập thông tin, minh chứng </b></i>

Minh chứng và thông tin là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh họa cho các nhận định. Các nội hàm của các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các nhận định trong báo cáo. Quản lý công tác cung cấp, thu thập thông tin và minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

chứng là một hoạt động đòi hỏi nhiều thời gian, công sức cũng như sự tham gia, ủng hộ và đồng thuận của tất cả các thành viên trong nhà trường. Người thu thập cũng như người cung cấp thông tin minh chứng phải hiểu rõ các minh chứng đó có đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí khơng hay cần bổ sung những minh chứng khác tin cậy hơn. Hiểu rõ và quản lý được nguồn cung cấp thông tin minh chứng sẽ giúp cho quá trình thu thập nhanh hơn, chính xác hơn. Thông tin cũng nên thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo độ chính xác.

Người thu thập minh chứng cần phải được hướng dẫn, tập huấn cụ thể để có khả năng thu thập nhiều minh chứng có nguồn gốc rõ ràng chính xác với từng chỉ báo, tiêu chí.

<i><b>1.4.5. Quản lý cơng tác phân tích, xử lý thơng tin </b></i>

Việc xử lý, phân tích thơng tin, minh chứng thu được là một việc quan trọng để phục vụ cho mục đích TĐG. Các thơng tin, minh chứng thu được cần phải tổng hợp, phân loại sao cho phù hợp với từng tiêu chí. Đây là một giai đoạn tốn nhiều công sức nhất để thiết lập hệ thống minh chứng chứng minh cho các hoạt động của nhà trường bảo đảm khoa học, khách quan và trung thực.

Trong quá trình thu thập, có một số thơng tin phải qua xử lý mới được sử dụng đúng theo yêu cầu của các tiêu chí. Vì vậy, cần phải thực hiện các kê khai thông tin kỹ thuật ở đoạn này. Các thông tin điều tra phải ở dạng số liệu tổng hợp, tránh sử dụng những thông tin làm ảnh hưởng đến các đơn vị hoặc cá nhân cung cấp thơng tin [6].

Trong q trình xử lý, phân tích, có thể có một số chứng minh cần phải phân tích nhiều yếu tố mới có thể thể hiện được, như: phải so sánh với mặt bằng chung, với chính nhà trường trong những năm trước hoặc các quy định tại thời điểm để thấy được hiện trạng của nhà trường; Một số thông tin, minh chứng không phù hợp với kết quả nghiên cứu, đánh giá đã được công bố trước đó, thì cần phải kiểm tra lại và giải thích vì sao.

Khi xử lý, phân tích các thơng tin, minh chứng cần thể hiện được tình hình thực tế ra sao; Giải thích, nhận định về thực trạng này như thế nào; Phân tích, so sánh chỉ ra những điểm mạnh, yếu, giải thích nguyên nhân, nhận định mức độ đạt được như thế nào; Cần phải làm gì để cải thiện tồn tại đó.

Xác định tiêu chí đạt hay khơng đạt u cầu. Với từng tiêu chí, nếu có đầy đủ minh chứng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí, thì xác nhận tiêu chí đó đạt được u cầu và ngược lại.

Phiếu đánh giá tiêu chí là tư liệu ghi nhận kết quả làm việc của các nhóm cơng tác theo từng tiêu chí và là cơ sở để tổng hợp thành báo cáo theo từng tiêu chuẩn. Vì vậy, mỗi nhóm cơng tác phải bảo đảm độ chính xác, trung thực và đồng nhất của các phiếu đánh giá tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn.

Để cơng tác xử lý và phân tích thơng tin, minh chứng đạt hiệu quả, nhà trường phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ tham gia hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

TĐG để có khả năng xử lý và phân tích chính xác, trung thực.

Cần phải theo dõi thường xuyên, kiểm tra hoạt động xử lý, phân tích thơng tin minh chứng để tránh nhầm lẫn dẫn đến kết quả TĐG bị sai lệch [6].

<i><b>1.4.6. Quản lý công tác xác lập phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo tự đánh giá </b></i>

Trong hoạt động TĐG, việc viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo TĐG của Nhà truờng là một công việc rất quan trọng. Do đó cần phải có kế hoạch, xây dựng quy trình viết cụ thể; phân cơng nguời viết hợp lý; phải kiểm tra, giám sát nội dung báo cáo. Nội dung báo cáo phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Đối với công việc viết phiếu đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn của các nhóm cơng tác:

+ Viết theo đúng cấu trúc trong hướng dẫn TĐG.

+ Các dữ liệu, phân tích, bình luận, nhận định, đánh giá phải nhất quán, không có mâu thuẫn.

+ Phần tóm tắt mở đầu có mơ tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu chuẩn: Phần tóm tắt phải đưa ra những điểm mạnh nổi bật, những tồn tại cơ bản; số lượng tiêu chí đạt và khơng đạt u cầu.

- Đối với bài báo cáo TĐG:

+ Báo cáo được viết theo cấu trúc đúng trong hướng dẫn TĐG.

+ Báo cáo có đầy đủ các phần, số liệu ở các phần, các tiêu chuẩn phải nhất quán, liên kết, không lặp lại.

+ Từng tiêu chuẩn phải đuợc phân tích và xác định rõ ràng, các kế hoạch phải có thứ bậc (cái gì làm truớc, cái gì làm sau), khả thi, giúp khắc phục tồn tại cơ bản hoặc duy trì, phát huy điểm mạnh.

+ Các mơ tả, phân tích, bình luận, nhận định điểm mạnh, tồn tại dựa trên minh chứng, được trình bày theo sát nội hàm tiêu chí của mỗi tiêu chuẩn.

+ Các mức độ đánh giá phải có minh chứng minh họa đầy đủ.

+ Báo cáo phải thể hiện kết quả nghiên cứu đạt được của nhà truờng so với yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn KĐCL; phải làm rõ đặc trưng, thế mạnh của truờng [6].

Sau khi hoàn thành TĐG, bản báo cáo TĐG phải công bố công khai cho GV, CB chủ chốt của đơn vị đọc và cho ý kiến phản hồi để điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt, đối với những người tham gia cung cấp thông tin, minh chứng để xác minh, các nhóm chuyên trách để so sánh với công việc được giao.

<i><b>1.4.7. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự đánh giá </b></i>

Để hoạt động TĐG được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, Hội đồng TĐG đã xác định rõ các nguồn nhân lực; CSVC và tài chính cần huy động hoặc cung cấp cho từng hoạt động TĐG; thời gian cần cung cấp; môi trường thực hiện hoạt động TĐG.

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là lực lượng trực tiếp tham gia thực hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

hoạt động TĐG, quyết định đến CL của hoạt động TĐG, KĐCLGD. Vì vậy, nguồn nhân lực này phải có trình độ chun mơn, có năng lực về nghiệp vụ QL, điều hành hoạt động về công tác TĐG; phải được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong hoạt động TĐG; Có phẩm chất, đạo đức tốt, có khả năng vận dụng tốt và đúng đắn những quy định, hướng dẫn hiện hành văn bản nhà nước về KĐCLGD.

- Cơ sở vật chất: Là phương tiện, trang thiết bị cần phục vụ cho hoạt động TĐG, bảo đảm đầy đủ điều kiện cho hoạt động TĐG đạt hiệu quả. Vì vậy, phải đầu tư phòng làm việc, cặp hồ sơ, tài liệu, bố trí máy tính, máy in và các trang thiết bị khác,... đảm bảo cho Hội đồng TĐG hoàn thành công việc.

- Nguồn tài lực: Là nguồn tài chính cần thiết chi phí để phục vụ cho bộ máy và các hoạt động trong công tác TĐG, chẳng hạn như: Chi bồi dưỡng cho Hội đồng, các thành viên tham gia công tác TĐG; Chi phí đào tạo nâng cao chun mơn nghiệp vụ: Chithuê chuyên gia tư vấn; Chi phí lập kế hoạch, các báo cáo và các phiên họp Hội đồng TĐG, Ban thư ký và các nhóm chuyên trách [6].

Kế hoạch TĐG có thể hiện từng hoạt động đánh giá và tiến trình thời gian, kết thúc. Công việc thu thập minh chứng cho từng tiêu chí phải được phân cơng cụ thể rõ ràng, khoa học.

<b>1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường tiểu học </b>

<i><b>1.5.1. Các yếu tố chủ quan </b></i>

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐTĐG trong KĐCLGD ở trường TH được xác định trong đề tài này bao gồm: năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng, năng lực của các thành viên Hội đồng đánh giá và điều kiện tài chính, CSVC đảm bảo cho việc thực hiện HĐTĐG.

Về năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng: Để quản lý tốt HĐTĐG của trường, Hiệu trưởng trước tiên cần phải có nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của HĐTĐG đối với cơng tác KĐCL nói riêng và CLGD của nhà trường nói chung; đồng thời phải hiểu rõ các quy định về TĐG trường TH và nắm vững quy trình tự đánh giá. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng cần phải nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức chung về quản lý để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra HĐTĐG một cách khoa học và hiệu quả. Ngồi ra, thái độ tích cực và sự nghiêm túc của Hiệu trưởng cũng góp phần thúc đẩy, động viên tồn thể các thành viên, các tổ chức khác nhau trong nhà trường tích cực, chủ động và nhiệt tình tham gia, phối hợp và hỗ trợ HĐTĐG của nhà trường.

Về năng lực của các thành viên Hội đồng đánh giá: Hội đồng tự đánh giá là những người trực tiếp triển khai thực hiện các HĐTĐG trong nhà trường. Do đó, cũng như Hiệu trưởng, các thành viên của Hội đồng cần nhận thức đúng và đầy đủ về

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của HĐTĐG đối với công tác KĐCL nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung; đồng thời phải được tập huấn, bồi đưỡng và phải tự nghiên cứu để hiểu rõ các quy định liên quan đến TĐG trường TH và nắm vững quy trình TĐG. Bên cạnh đó, các thành viên của hội đồng cần phải có thái độ tích cực, nhiệt tình đối với cơng tác TĐG, cũng như có khả năng hợp tác với các đơn vị khác và các thành viên khác trong nhà trường để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong suốt quá trình TĐG.

Về điều kiện tài chính, CSVC đảm bảo cho việc thực hiện HĐTĐG: Nhà trường cần phải đảm bảo cân đối và phân bổ ngân sách phục vụ cho HĐTĐG đầy đủ và hợp lý cũng như phải có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể và phù hợp. Đồng thời, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và cho HĐTĐG nói riêng phải thường xuyên được sửa chữa, bổ sung đầy đủ và kịp thời. Những điều kiện này sẽ góp phần giúp HĐTĐG được triển khai một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.

<i><b>1.5.2. Các yếu tố khách quan </b></i>

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐTĐG trong KĐCLGD ở trường TH được xác định trong đề tài này bao gồm các quy định của Bộ GD&ĐT liên quan đến HĐTĐG và sự chỉ đạo của Sở, Phòng GD&ĐT về HĐTĐG.

Về các quy định của Bộ GD&ĐT liên quan đến HĐTĐG: HĐTĐG trường TH được thực hiện dựa trên các quy định được Bộ GD&ĐT ban hành thông qua các văn bản pháp quy. Việc hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến TĐG ngày càng hoàn thiện đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các trường TH triển khai HĐTĐG một cách khoa học, chính xác. Các văn bản hướng dẫn HĐTĐG trường MN theo từng thời kì có thể kể đến như: Quyết định số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số 17/2018/TTBGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL do Bộ GD&ĐT ban hành 28/12/2018 về việchướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông và nhiều văn bản khác.

Về sự chỉ đạo của Sở, Phòng GD&ĐT liên quan đến HĐTĐG: HĐTĐG của

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

trường TH chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Phòng GD&ĐT, và trên nữa là Sở GD&ĐT. Việc chỉ đạo, kiểm tra cụ thể, thường xuyên và sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời của các cơ quan quản lý sẽ giúp các trường TH thực hiện HĐTĐG thuận lợi, nhanh chóng, khoa học và đúng quy định đã ban hành. Ngoài ra, sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể tại địa phương cũng góp phần giúp công tác quản lý HĐTĐG đạt hiệu quả.

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Ở Chương 1, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm khái quát về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về HĐTĐG trong KĐCL giáo dục tiểu học, từ đó xác định TĐG trong KĐCLGD được xem là hoạt động cần thiết và quan trọng góp phần đảm bảo và cải tiến CLGD của các trường học, cơ sở giáo dục.

Luận văn đã xác định các khái niệm chính, theo đó xác định lý luận về HĐTĐG trường TH dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá và các quy định có liên quan đã được Chính phủ và Bộ GD&ĐT ban hành. Về phía QL hoạt động TĐG trường TH, luận văn xác định tầm quan trọng của QL hoạt động TĐG trường TH, Công tác QLHĐTĐG trong KĐCL trường TH được thực hiện ở nhiều phương diện, bao gồm quản lý bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động TĐG, quản lý công tác nghiên cứu các tiêu chí, quản lý cơng tác thu thập thông tin, minh chứng, quản lý công tác phân tích, xử lí thơng tin, quản lý cơng tác xác lập phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo TĐG, và quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TĐG. Năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng, năng lực của các thành viên Hội đồng TĐG, điều kiện tài chính, CSVC phục vụ cho HĐTĐG được xác định là các nhân tố chủ quan; các quy định của Bộ GD&ĐT liên quan đến HĐTĐG và sự chỉ đạo của Sở, Phòng GD&ĐT về HĐTĐG được xác định là các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐTĐG.

Đây là những cơ sở lý luận để tác giả luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Chương 2 </b>

<b>THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC </b>

<b>QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG </b>

<b>2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng </b>

<i><b>2.1.1. Mục đích khảo sát </b></i>

Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động TĐG trong KĐCLGD và thực trạng QL hoạt động này ở các trường TH trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng để làm căn cứ thực tiễn đề xuất các biện pháp QL hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường TH trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

<i><b>2.1.2. Nội dung khảo sát </b></i>

- Khảo sát ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường TH: thực trạng về nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về mục đích, ý nghĩa, quy trình, ngun tắc của hoạt động TĐG.

- Khảo sát ý kiến của CBQL, GV, NV về thực trạng quản lý hoạt động TĐG: quản lý bộ máy nhân sự; quản lý công tác nghiên cứu các tiêu chí; quản lý cơng tác thu thập thơng tin, minh chứng; quản lý cơng tác phân tích, xử lý thông tin; quản lý công tác xác lập các phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo tự đánh giá; quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TĐG).

<i><b>2.1.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát </b></i>

Để nắm bắt chính xác thực trạng hoạt động TĐG, tác giả luận văn tiến hành khảo sát 151 CBQL, GV và NV của 10 trường TH trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng bằng phiếu hỏi (phụ lục 1). Bên cạnh đó, chúng tơi phỏng vấn thêm thành viên Hội đồng TĐG của 05 trường TH và 02 cán bộ phòng giáo dục và đào tạo quận Hải Châu. Ngoài ra, luận văn tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ TĐG của các trường.

<i><b>2.1.4. Phương pháp khảo sát </b></i>

Tác giả luận văn phối hợp sử dụng các phương pháp khảo sát sau: Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành xử lý kết quả thu được với đại lượng thống kê mô tả là tỷ lệ phần trăm (%) và điểm trung bình (ĐTB).

<i><b>2.1.5. Xử lí và đánh giá kết quả khảo sát </b></i>

- Khảo sát nội dung bằng phiếu hỏi được đánh giá theo 5 mức, quy ước như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Sau khi thu về kết quả các loại bảng hỏi, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành thống kê, tính phần trăm (%), điểm trung bình (ĐTB) cho những câu có nhiều lựa chọn, đối tượng khảo sát chỉ được chọn một mức độ.

- Đánh giá kết quả khảo sát: Cách tính điểm của bảng hỏi

<i><b>Bảng 2.1. Cách tính điểm của bảng hỏi </b></i>

Quận Hải Châu được thành lập theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở tồn bộ diện tích đất và dân số của 12 phường thuộc khu vực I của thành phố Đà Nẵng cũ. Hiện nay, quận Hải Châu có diện tích tự nhiên là 23,289 km, với dân số 201,522 người (năm 2021), phía Đơng giáp quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, phía Tây giáp quận Thanh Khê và Cẩm Lệ, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ và phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng. Quận Hải Châu nằm sát trục giao thông Bắc - Nam và cửa ngõ ra biển Đông với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ, hiện đại, là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan, ban ngành, trụ sở của các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, vì vậy, Hải Châu ln được Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng xác định có vai trị là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng. Quận Hải Châu hiện có 13 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc, gồm: Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Hòa Thuận Tây, Hồ Thuận Đơng, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Thuận, Bình Hiên, Hịa Cường Nam, Hịa Cường Bắc.

Nằm ở vị trí trung tâm, quận Hải Châu được xem là “trái tim” của thành phố, là quận đầu tiên của Đà Nẵng gia nhập vào CLB các quận, huyện trên cả nước có số thu ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng (vào năm 2017). Trong các năm tiếp theo, quận Hải Châu ln duy trì được tốc độ tăng trưởng cao với tổng thu ngân sách năm 2019 tiệm cận 1.500 tỷ đồng, trong đó, ngành thương mại - dịch vụ đóng vai trị chủ lực, đóng góp lớn vào tổng thu ngân sách hằng năm. Đây là kết quả đáng mừng vì thời gian qua, hạ tầng thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận không ngừng được đầu tư, xây dựng mới, đi kèm đó là các phương thức phục vụ ngày càng chuyên nghiệp. Các tuyến phố lớn

</div>

×