Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.26 MB, 132 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>PHẠM THỊ THẢO </b>

<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC </b>

<b>QUẬN THÀNH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC </b>

<b>Đà Nẵng - Năm 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>PHẠM THỊ THẢO </b>

<b>QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LOI CAM DOAN

Toi xin cam doan toan b(> n<}i dung va kSt qua nghien cuu bai lu�n van <i>"Quan </i>

<i><b>ly </b></i>

<i>hoc;zt tl(jng dc;zy h9c mon T,,r nhien va Xii, h(}i </i> if <i>cac truang tidu h9c Qw:jn Thanh Khe, thanh ph<5 Da N{mg" </i>nay la san phdm nghien CU1.l ca nhan cua toL

San phdm duqc phan tich m<)t each khach quan, trung thµc, c6 ngu6n g6c ro rang va chua duqc cong b6 du&i hilt ky hinh thuc nao.

Toi xin cam k€t s�n sang chju toan b<) trach nhi�m n€u c6 SlJ thi€u tmng thµc v� thong tin hay k€t qua SU d\mg trong cong trinh nghien cuu nay.

<i>Da Ndng, ngay </i>

<i>.!1--</i>

<i>thang AO niim 2023 Tacgia </i>

<i>�M</i>

<i><small>� </small></i>

<i><b>Ph�m Thj Thao </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TRANG THONG TIN LUiN VAN </b>

<b>QUAN LY HO� T DQNG D� </b>

y

<b>HQC MON TV NHIEN VA </b>

XA

<b>HQI (J </b>

cAc

<b>TRUONG TIEU HQC QU� THANH KHE, THANH PHO DA NA.NG <small>N </small></b>

ganh :

<b><small>Quan ly giao d l}C </small></b>

<small>HQ va ten h9c vien : </small><b><small>Phfm Thi Thao </small></b>

<small>Ngucri huong </small><b><small>ddn khoa </small></b><small>h9c : </small><b><small>TS. Vo Truog Minh 1</small><sup>cor </sup></b>

<i>sa </i>

<b><sub>�ao�o </sub></b>

<b><small>r:Tom tat</small></b>

<small>i: </small><b><small>1. Nhfrng k�t Qila chinh ciia Iu,n van</small></b>

<small>DS tai "Quan ly ho?,t 09ng d�y hQC mon T\l nhien va Xa h(>i 6 cac tnrcrng ti�u hQC Qu�n Than.lh Khe, thanh ph6 Da Nfulg", da h� thf>ng l�i C(J SO' </small>ly <small>lu�n vS cac khai ni�m. </small><i><b><small>Tir </small></b></i><small>d6 lam C(J SCI, xay d\ffig phi6u khao sat th\!C tr�ng ho�t d9ng d{l.y h9c mon h9c tµ nhien va xa Mi. Qua do, tac gia da tiSn hanh khao sat 96 can b(> quan Ii va giao vien cua cac tnrcrng tiSu hQC tren dja ban Qu�n Thanh Khe, thanh ph6 </small>

Ba

<small>Ning; thong qua vi�c </small><b><small>khao </small></b><small>nghi�m tinh cAn thiSt va </small>

kha

<small>thi cac bi�n phap dS xu�t, thi cac bi�nphap nay phu hqp c6 thJ ap di.mg </small><b><small>t�i </small></b><small>cac trucrng tnrcrng ti�u hQc Q� Thanh Khe, thanh ph6 Da NAng.2.</small>

Y

<small>nghia khoa hqc vi </small><b><small>tbyc </small></b><small>ti�mi ciia Euin van</small>

<small>BS </small><b><small>tai </small></b>

aa

<small>xay d\!llg khung </small>ly <small>1� quan </small>ly <small>ho�t d9ng d�y hQc mon T\l nhien va Xa hQi hQi 6 cactruong ti�u h9c Qu�n Thanh Khe, thrum ph6 </small><b><small>Da </small></b><small>N�ng. Thong qua kSt </small><b><small>qua </small></b><small>xir </small>ly <small>s6 li�u khao sat th\fc. �g ho�t d(',ng cung nhu quan </small>ly <small>ho;.i.t d(',ng <4ty hQC mon Tµ nhien va Xa Mi Mi, dS </small><b><small>tai </small></b><small>chi ra nhfingthanh cong, h� chi cung nhu nguyen nhan anh huang dSn quan </small>ly <small>ho�t d(',ng d1:ty hQc mon mon Tg nhien va Xa Mi Mi. </small><i><b><small>Tir </small></b></i><small>d6 dS tai da xay d\1Ilg OUQ'C 05 bi�n phap quan li, nh�m nang cao chfrt luQTig ho?-t d(',ng d�y h9c mon Tµ nhien va Xa Mi dap ung yeu du d6i m&i GDPT. </small>

<small>3. Hmmg l!lghiee CU'II ti�</small><sub>p </sub><small>theo ciia d� tai</small>

<small>Thong qua kSt qua nghien cuu dS tai quan </small>ly <small>ho�t d(',_ng d�y h9c mon Tµ nhien va Xa Mi 6 cac truong ti�u h9c Qu�n Thanh Khe, thanh ph6 Da NAng, qua d6 co thS ap di.mg nhfrng kSt qua nghien ctru nay d� quan </small>ly <small>ho�t d(',ng d�y hQC mon T\l nhien va Xa h(',i trong thanh ph6 Da NAng. </small>

<b><small>4. Tir kboa: ho�t d(',ng, ho�t d(',ng d�y hQC mon Tµ nhien va Xa Mi, </small></b><small>quan IL</small>

<i><small>Xac nhqn cua giao vien hurmg ddn Nguai thl:(C hifn </small></i>

<i>tM </i>

<i><small>tai </small></i>

<i><small>I </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS </b>

<b>MANAGEMENT OF TEACHING ACTIVITIES OF NATURAL AND SOCIAL SUBJECTS IN SCHOOLS IN THANH KHI DISTRICT, DA NANG CITY </b>

<small>Major: </small><b><small>Management of education </small></b>

<small>Full name of Master student: </small><b><small>Pham Thi </small></b><small>Tha(!)Supervisor: </small><b><small>Dr. Vo Truog Minh </small></b>

<small>Training institution: </small><b><small>The University ofDanang-</small></b><small>University </small><b><small>of Education and Science.ABSTRACT </small></b>

<b><small>1. The m2iEF. rresunts of the thesis</small></b>

<small>The topic "Management of teaching activities of Nature and Society in primary schools in Thanh Khe District, Da Nang City", has systematized the theoretical basis of concepts. From there, as a basis, build a survey form on the actual status of teaching activities of natural and social subjects. Thereby, the author conducted a survey of 96 administrators and teachers of primary schools in Thanh Khe District, Da Nang city; through testing the necessity and feasibility of the proposed measures, these measures can appropriately be applied in primary schools in Thanh Khe District, Da Nang City. 2. Scientific and pr2ctical significance of the thesis</small>

<small>The topic has built a theoretical framework to manage teaching activities of Nature and Society in primary schools in Thanh Khe District, Da Nang City. Through the results of data processing, surveying the current status of activities as well as the management of teaching activities in Nature and Society, the topic points out the successes, limitations as well as causes affecting the management of teaching activities of Nature and Society subjects. Since then, the topic has built 05 management measures, in order to improve the quality of teaching activities in Science and Social Sciences to meet the requirements of educational reform. </small>

<b><small>3. Further researcDI direction of the topic</small></b>

<small>Through the results of research on the topic of management of teaching activities of Nature and </small>

<i><small>1 </small></i>

<small>I</small><sub>: </sub><small>Society in primary schools in Thanh Khe District, Da Nang city, it is possible to apply these research I!</small>

I

<small>results to manage teaching activities of Nature and Society subjects in Da Nang city. </small> <sub>� </sub>

!

<sub>l. </sub><b><small>4. Keywords: </small></b><small>activities, teaching activities in. Nature and Society subjects, management.</small>

I <sub>I </sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1</b>

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Mục đích nghiên cứu ... 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ... 3

4. Giả thuyết khoa học ... 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu... 3

7. Phương pháp nghiên cứu ... 4

8. Cấu trúc của luận văn... 4

<b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ... 5</b>

<b>1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ... 5</b>

1.1.1. Trên thế giới ... 5

1.1.2. Ở Việt Nam ... 6

<b>1.2. Một số khái niệm cơ bản đề tài... 9</b>

1.2.1. Quản lí, quản lí dạy học ... 9

1.2.2. Hoạt động dạy học ... 10

1.2.3. Hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội ... 11

1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ... 12

<b>1.3. Hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học ... 12</b>

1.3.1. Đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ... 12

1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ... 13

1.3.3. Nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ... 14

1.3.4. Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học mơn Tự nhiên và

1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ... 26

1.4.2. Quản lý việc thực hiện nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ... 27

1.4.3. Quản lý sử dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ... 29

1.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ... 31

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.4.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã

hội ... 33

<b>1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tự nhiên và Xã hội trong trường tiểu học ... 34</b>

1.5.1. Yếu tố thuộc về năng lực quản lý của Hiệu trưởng ... 34

1.5.2. Yếu tố thuộc về năng lực của giáo viên ... 35

1.5.3. Yếu tố thuộc về học sinh tiểu học ... 35

1.5.4. Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất, tài chính ... 35

1.5.5. Yếu tố thuộc về Chương trình, nội dung mơn Tự nhiên và Xã hội ... 36

1.5.6. Yếu tố thuộc về chủ trương chính sách dạy học mơn mơn Tự nhiên và Xã hội ... 36

<b>Tiểu kết chương 1 ... 36</b>

<b>Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THÀNH KHÊ, </b>

<b>2.2. Khái quát về Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 40</b>

2.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị của Quận Thanh Khê ... 40

2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo Quận Thanh Khê ... 41

2.2.3. Khái quát về trường tiểu học ... 41

<b>2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 42</b>

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 42

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn TN&XH ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê ... 43

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn TN&XH ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng . ... 44

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 46

2.3.5. Thực trạng các hình thức tổ chức dạy học mơn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng . ... 47

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.3.6. Thực trạng phương tiện dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên

địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 48

<b>2.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 50</b>

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê ... 50

2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung dạy học môn TN&XH ở các trường Tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 51

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp dạy học môn TN&XH ở các trường Tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng... 54

2.4.4. Thực trạng quản lý việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 56

2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng ... 57

2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 60

<b>2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 62</b>

<b>Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THÀNH KHÊ, THÀNH </b>

<b>3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ... 69</b>

3.2.1. Tăng cường nâng cao nhận thức về hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo Chương trình GDPT 2018 ... 69

3.2.2. Quản lý dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ... 73

3.2.3. Quản lý việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực HS ... 77

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3.2.4. Quản lý việc khai thác và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng

công nghệ thông tin ... 79

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá thi đua, khen thưởng trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực HS ... 82

<b>3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ... 84</b>

3.4.1. Mục đích khảo sát ... 84

3.4.2. Nội dung khảo sát ... 84

3.4.3. Đối tượng khảo sát ... 84

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu </b>

2.1. Khách thể khảo sát 38 2.2. Quy ước đánh giá, nhận xét 39 2.2. <sup>Thực trạng xây dựng mục tiêu dạy học môn TN&XH ở </sup>

các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê <sup>43</sup> 2.3.

Thực trạng thực hiện nội dung dạy học môn TN&XH ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.4.

Thực trạng lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

2.5.

Thực trạng triển khai các hình thức tổ chức dạy học mơn TN&XH ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng .

2.6.

Thực trạng phương tiện dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.7.

Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.8.

Thực trạng quản lý thực hiện nội dung dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.9.

Thực trạng quản lý phương pháp dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

2.10.

Thực trạng quản lý hình thức tổ chức dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.11.

Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.

2.12.

Thực trạng quản lý cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

60

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Số hiệu </b>

2.13.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trạng quản lý hoạt động dạy học môn TN&XH ở các trường tiểu học Quận

Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn TN&XH các trường tiểu học Thanh Khê

3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>

Số hiệu

biểu đồ <sup>Tên biểu đồ </sup> <sup>Trang </sup> 2.1.

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

3.1.

Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết của các biện pháp quản lý quá trình dạy học mơn TN&XH các trường tiểu học Thanh Khê

85 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết của các biện

pháp quản lý hoạt động dạy học môn TN&XH <sup>86</sup> 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

<b>1.1. Đổi mới giáo dục Việt Nam đang thực hiện bước chuyển từ chương trình </b>

giáo dục theo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là việc quan tâm đến việc HS (học sinh) học được cái gì sang việc quan tâm đến HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đạt được mục tiêu đó, ngành giáo dục nhất định phải thực hiện

<i>thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “Truyền thụ một chiều” sang </i>

dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên mơn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, từ đó tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản tồn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của người học”; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Đây là những cơ sở và môi trường pháp lý cho việc đổi mới giáo dục nói chung. Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực người học.

Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29 cũng xác định rõ: Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

<b>1.2. Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực </b>

khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

trách nhiệm với môi trường sống và các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo).

Về nội dung giáo dục, Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội bao gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. So với chương trình hiện hành, Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội mới tinh giản một số nội dung khó hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật một số nội dung mới gần gũi và thiết thực hơn với học sinh. Cũng như các môn học khác, môn Tự nhiên và xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất, năng lực của con người. Việc hình thành giúp học sinh có tình cảm yêu quý, trân trọng gia đình, bạn bè, cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ mơi trường tự nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật và động vật, giữ vệ sinh mơi trường;… hình thành và phát triển được các năng lực tực chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để đạt được các mục tiêu trên thì dạy học môn Tự nhiên và xã hội được xem là bước đi tiên phong trong đổi mới giáo dục vì nội dung chương trình được chia thành những chủ đề rất gần gũi như: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và Sức khỏe, Trái Đất và Bầu Trời [8].

Để thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực trong Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 môn Tự nhiên và xã hội, lãnh đạo trường tiểu học cần có cách thức tác động đến hoạt động dạy và học, đến năng lực dạy học của giáo viên trong thời gian tới là điều vô cùng quan trọng.

<b>1.3. Quận Thanh Khê là quận nằm trung tâm thành phố Đà Nẵng và cũng là quận </b>

có diện tích nhỏ nhất thành phố và dân số đông nên mật độ dân số đông nhất thành phố. Thời gian qua, lãnh đạo các trường tiểu học đã luôn nỗ lực thực hiện quản lý hoạt động dạy và học, tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng trên thực tế thì việc giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội còn nhiều hạn chế. Giáo viên giảng dạy tiểu học phương pháp giảng giải một chiều, rập khuôn. Phụ huynh xem nhẹ việc học môn Tự nhiên và Xã hội hơn các mơn chính như Tốn và Tiếng Việt. Bên cạnh đó học sinh đang chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi ở mầm non sang hoạt động chủ đạo học ở tiểu học nên sự tập trung, chú ý còn hạn chế. Với cương vị là một giáo viên công tác tương đối lâu năm, từ thực tiễn công tác của mình, với góc nhìn khoa học quản lí tơi nhận thấy: Quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội vẫn còn những vấn đề bất cập, các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng chưa được khoa học, đồng bộ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung, cần phải trao đổi, bổ sung, rút kinh nghiệm để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của sự đổi mới giáo dục. Hơn nữa, việc thực hiện dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội vẫn cịn những hạn chế, bất cập như chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng nhu cầu về phát triển hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh, chưa coi trọng trải nghiệm, tích hợp.... Vì thế, đổi mới quản lí hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nay là việc làm cấp bách và cần thiết.

<i><b>Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy </b></i>

<i><b>học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”. </b></i>

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội .

<b>3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu </b></i>

Hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội .

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

<b>4. Giả thuyết khoa học </b>

Trên thực tế, công tác chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây đã đề cập đến. Nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo Chương trình GDPT 2018 ở một số bậc học và đã có những đổi mới nhất định nhưng công tác tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo đúng chức năng, nhiệm vụ cịn rất hạn chế, mang tính hành chính, chưa chuyên sâu, chất lượng chưa cao. Nếu khơng có những giải pháp thiết thực thì hoạt động này ngày càng không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Do vậy, nếu đánh giá đúng thực trạng, đề xuất biện pháp khắc phục được những tồn tại, những yếu kém của hoạt động này, thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

<b>6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>6.1. Phạm vi nội dung </b></i>

Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý với chủ thể là Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội của GV ở các trường tiểu học công lập Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>6.2. Phạm vi địa bàn khảo sát </b></i>

Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

<i><b>6.3. Phạm vi thời gian </b></i>

- Thời gian khảo sát: năm học 2022 – 2023.

<i><b>6.4. Đối tượng khảo sát </b></i>

Tập trung khảo sát 195 khách thể tại 12 trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Khê.

<b>7. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết </b></i>

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp để phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận; phân phân tích tổng hợp trong các tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

<i><b>7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng các phiếu hỏi dành cho CBQL, GV nhằm thu thập thông tin để đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tham khảo các bản kế hoạch năm học, báo cáo tổng kết năm học của các trường, của ngành và một số báo cáo hội thảo về công tác chuyên môn nhằm tổng kết các kinh nghiệm quản lý dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.

- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội thông qua dự giờ, thăm các lớp, để thu thập thông tin liên quan.

<i><b>7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học </b></i>

Sử dụng các phép toán thống kê để xử lý dữ liệu thu được nhằm đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu.

<b>8. Cấu trúc của luận văn </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương như sau:

<b>Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội </b>

ở trường tiểu học.

<b>Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các </b>

trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

<b>Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các </b>

trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề </b>

<i><b>1.1.1. Trên thế giới </b></i>

Trong cuốn sách “Phát huy tích cực của HS như thế nào”, [30, tr.45] I.F.Kharlamop đã khẳng định vai trị to lớn của tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức mới. Để kích thích tư duy của người học, tức là GV có thể tạo một mơi trường khuyến khích sự học tập, nghiên cứu. Muốn vậy, GV phải là một chuyên gia được đào tạo tốt, một người hiểu biết giáo dục toàn diện. Nội dung giáo dục phải phản ánh sự phát triển theo sự phát triển của nhân loại, phải mang tính tăng tiến. Chương trình giáo dục phải phù hợp, hiện đại theo sự phát triển chung của loài người. Phương pháp dạy học cũng phải gắn chặt với đối tượng và nội dung, phương pháp là phương pháp của năng lực và hứng thú của trẻ em, của cá nhân đang trưởng thành, chứ không phải là phương pháp của người lớn (những người đã trưởng thành), bởi vậy không thể tách rời phương pháp ra khỏi nội dung, mục tiêu, chương trình giáo dục [30].

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, dưới sự tác động, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học, kĩ thuật cũng như sự phát triển của các trào lưu dân chủ, sự nhận thức về HĐDH trong nhà trường có sự phát triển mới. John Dewey (1859 - 1952) - nhà GD Mỹ, đã phê phán cách thức tổ chức HĐDH áp đặt, thiếu động lực phát triển các kĩ năng giao

<i>tiếp của HS, ông viết: “Đa số trường học vận dụng những phương pháp (phương </i>

<i>pháp) có khuynh hướng khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, buộc tất cả HS trong lớp phải đồng loạt đọc cùng những cuốn sách như nhau và đọc thuộc lòng những bài học giống hệt nhau. Trong hồn cảnh đó, trẻ sẽ mất dần những động lực giao tiếp và người thầy sẽ không thể tận dụng được những nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ như cho, làm và phục vụ” [40, tr.45]. </i>

Vấn đề về HĐDH không chỉ được quan tâm ở các nước phương Tây mà còn được quan tâm ở cả các nước XHCN trước đây. Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục là các quy luật về “sự hình thành cá nhân con người”, về “tính quy luật của kinh tế - xã hội đối với giáo dục …”. Các quy luật đặt ra những yêu cầu đối với giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà khoa học Xô Viết cũ đã có các thành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý HĐDH. Nhà trường ở các nước Xã hội chủ nghĩa đã tổ chức nghiên cứu và thực hiện nhiều kiểu dạy mới, trong đó quan tâm HĐDH phát huy tính tích cực của người học.

<i>Theo quan điểm của nhà giáo dục Êxipôp B.P: “Phối hợp các hình thức tổ chức </i>

<i>dạy học có lợi cho người học” [Dẫn theo 40]. Ơng cịn chỉ rõ sự khác biệt giữa cách </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>thức tổ chức HĐDH ở trường trung học Xô Viết và phương Tây như sau: “Các cách </i>

<i>thức tổ chức hoạt động DH ở trường trung học Xô Viết về nguyên tắc khác với các cách thức áp dụng trong nhà trường tư sản ở chỗ: các cách thức ấy được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa tập thể. HĐDH ở nhà trường Liên Xơ có nhiệm vụ tạo ra những điều kiện cho HS làm việc tích cực và đảm bảo phương pháp cá thể đối với mỗi HS nhằm làm cho HS học tập có kết quả, phát triển đến mức tối đa những khả năng của họ” [36]. Nhà sư phạm học Kôtôp tiến hành thực nghiệm sư phạm, qua đó, ơng đã xây </i>

dựng một quy trình kĩ thuật tương đối hồn chỉnh về cách thức tổ chức HĐDH, trong đó bao gồm các thao tác cần thiết mà người dạy và người học cần thực hiện trong từng tiết học.

Khi tổ chức HĐDH phải lưu ý: tạo cho người học khả năng hòa hợp với cộng đồng; tạo cho người học thói quen làm việc khơng cần kiểm sốt của người dạy; khắc phục được tình trạng lười suy nghĩ của người học”.

<i>Quan điểm chung của David Kolb: “Học tập là một q trình, trong đó các kiến </i>

<i>thức được tạo ra thông qua sự chuyển đổi của kinh nghiệm. Kiến thức là kết quả từ sự kết hợp của nhận thức và chuyển đổi kinh nghiệm…. Học tập dựa vào trải nghiệm là một quá trình liên tục dựa vào kinh nghiệm; là q trình người học địi hỏi sử dụng tất cả các giác quan tương tác với sự vật, hiện tượng để thực hiện nhiệm vụ được giao…. Trong học tập dựa vào trải nghiệm, các phương pháp dạy học được liên kết chặt chẽ với nhau trong một tổng thể” [Dẫn theo 40]. </i>

Jonh Deway (1859 - 1952) - một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Hoa Kì thế kỉ XX, là người đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại của Hoa Kì. Năm 1896, John Dewey bắt đầu ý tưởng về giáo dục dựa trên kinh nghiệm (experiential education). Ông là người đưa ra quan điểm “Học qua làm, học bắt đầu từ làm”. Theo ơng, q trình sống và giáo dục không phải là hai quá trình mà là một, con người không ngừng thu lượm kinh nghiệm và cải tổ kinh nghiệm nên trẻ em phải học tập trong chính cuộc sống xã hội [40].

<i><b>1.1.2. Ở Việt Nam </b></i>

<i>Trong cuốn “Tiếp cận hiện đại trong dạy học” của tác giả Đỗ Ngọc Đạt đã đưa ra: “Dạy học không phải là chất đầy và một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên </i>

<i>những ngọn lửa” [15, tr.56] </i>

<i> Trong cuốn “Những bài giảng về quản lý trường học” của Hà Sỹ Hồ đã đưa ra </i>

quan điểm của Socrates (469 - 399 TCN) đã đề xuất thực hiện phương pháp đàm thoại trong dạy học và được sử dụng cho đến ngày nay [24, tr.56]

Nghiên cứu và đưa ra các phương pháp dạy học nhằm hướng đến việc phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của HS là hướng đi thu hút được rất nhiều các nhà

<i>nghiên cứu. Trong cơng trình: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế </i>

<i>nào” do Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang dịch về các nguyên tắc cơ bản của dạy </i>

học để phát huy tính tích cực học tập của HS như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

1. Việc dạy học phải được tiến hành ở mức độ khó khăn cao. 2. Việc nắm vững kiến thức lý thuyết phải chiếm ưu thế.

3. Trong quá trình DH phải duy trì nhịp độ khẩn trương của việc nghiên cứu tài liệu, còn những kiến thức đã lĩnh hội sẽ được củng cố khi nghiên cứu kiến thức mới.

4. Trong dạy học phải tích cực chăm lo cho sự phát triển của tất cả HS kể cả những em học khá cũng như những em học kém.

5. HS phải ý thức được quá trình học tập [38, tr.88]

<i>Tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn “Dạy học và phương pháp dạy học trong </i>

<i>nhà trường” đã trích lời của tác giả Claparet E: “Khơi dậy một nhu cầu học tập của </i>

HS; Khơi dậy phản ứng thích hợp của HS; Tiếp nhận những hiểu biết phù hợp để kiểm tra phản ứng ấy, điều khiển và hướng chúng đến mục đích đề ra” [47, tr.46]. Tác giả cịn nhấn mạnh đến nhu cầu và sở trường học tập của mỗi cá nhân HS. Theo đó, GV phải tạo cơ hội để HS phát huy được tính tích cực và tự lực của cá nhân. Trong dạy học theo hướng tích cực, phương pháp và kĩ thuật dạy học là một trong những nội dung được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm [34].

Lương Phúc Đức, Nguyễn Ngọc Ngân, Đàm Thị Hịa đã hình thành phát triển năng lực nhận thức thế giới tự nhiên thông qua HĐTN trong học tập môn TN&XH lớp 3. Trên cơ sở khái quát cơ sở lý luận, nhóm tác giả đã đưa ra các bước để hình thành phát triển năng lực nhận thức thế giới tự nhiên thông qua HĐTN trong học tập môn TN&XH lớp 3 bao gồm:

<b>Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và hướng dẫn nhiệm vụ. Đây là bước khởi đầu của </b>

quá trình trải nghiệm, giúp định hướng sự tập trung của HS vào vấn đề cần giải quyết và định hướng những nhiệm vụ cần thực hiện một cách rõ ràng. Dựa vào nội dung bài học cụ thể, việc nêu vấn đề có thể bằng nhiều cách, chẳng hạn, có thể nêu câu hỏi trực tiếp hoặc đưa ra một tình huống xuất phát có vấn đề và đặt câu hỏi. Thông thường câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài. Câu hỏi cần phù hợp với trình độ nhận thức của HS nhằm tạo sự hứng thú cho HS, câu hỏi nên có nhiều lựa chọn trả lời (câu hỏi mở), không sử dụng câu hỏi có/khơng (câu hỏi đóng). Tiếp theo là việc hướng dẫn, giải thích để HS rõ và tập trung vào nhiệm vụ chính để đảm bảo đúng hướng và thời gian thực hiện.

<b>Bước 2: Giáo viên gợi mở/tạo cơ hội cho HS hình thành và phát triển ý tưởng </b>

giải quyết vấn đề. Ở bước này, giáo viên gợi mở để HS hình thành ý tưởng và nhận thức ban đầu về vấn đề. Đây là bước quan trọng trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực, HS huy động vốn hiểu biết của mình để có thể phác thảo, tưởng tượng ra đối tượng mới trong vấn đề đặt ra. HS có thể mơ tả, phát biểu ý kiến về đối tượng theo nhận thức của mình bằng nhiều cách, chẳng hạn như viết ra giấy, vẽ, thông qua lời nói,…; đồng thời, HS có thể đưa ra những câu hỏi để làm rõ về đối tượng, hình dung ra một vài cách để trả lời câu hỏi ở bước 1.

<b>Bước 3: HS đề xuất và chọn phương án thực hiện. Từ các ý tưởng của và thắc </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

mắc của HS về vấn đề cần giải quyết, giáo viên khuyến khích HS đưa ra cách giải quyết. Trên cơ sở các đề xuất về cách giải quyết, giáo viên cần hướng dẫn HS lựa chọn, tinh chỉnh cách diễn đạt và định hướng chọn cách giải quyết phù hợp nhất với điều kiện hiện tại. Bước này có thể thực hiện theo từng nhóm nếu mỗi nhóm có nhiệm vụ khác nhau.

<b>Bước 4: HS thực hiện theo phương án đã chọn. Bước này HS sẽ tiến hành thực </b>

hiện giải quyết vấn đề theo phương án đã chọn. Để bước này đạt kết quả tốt, giáo viên cần kiểm tra và nhắc nhở việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên làm việc theo nhóm) đảm bảo mỗi thành viên đều có cơng việc. Khi thực hiện, mỗi cá nhân cần có ghi chép lại kết quả từng phần của mình. Giáo viên cần hướng dẫn và giúp đỡ HS cách ghi chép để dần dần hình thành phương pháp làm việc khoa học cho HS. Giáo viên cần theo dõi và hỗ trợ kịp thời HS trong lúc thực hiện, bởi vì có một số trường hợp kết quả tìm ra khơng đúng với giả thuyết hoặc HS thực hiện không đúng cách.

<b>Bước 5: HS chia sẻ kết quả, thảo luận và chuẩn hóa kiến thức.Từ kết quả thực </b>

hiện của từng cá nhân, các nhóm tổng hợp, phân tích và thống nhất kết quả trong nhóm, yêu cầu từng thành viên trong nhóm hiểu rõ kết quả chung. Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày, chia sẻ kết quả, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi để rõ hơn vấn đề. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn viết hoặc vẽ trên giấy khổ to, sản phẩm, sắm vai, mơ hình hóa,… Dựa vào kết quả của HS tìm được, giáo viên cùng HS đối chiếu lại với các giả thuyết đặt ra, sau đó hệ thống và tinh chỉnh để chuẩn hóa kiến thức [17].

<i>Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong </i>

<i>dạy học môn Tự nhiên - xã hội ở tiểu học, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, </i>

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 [13].

<i>Tác giả Võ Thanh Tâm (2021) có nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học </i>

<i>môn TN&XH lớp 1 theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh”. Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực </i>

trạng, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn TN&XH lớp 1 theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn TN&XH lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Đề tài đã đưa ra được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn TN&XH lớp 1 học sinh ở trường tiểu học. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn TN&XH lớp 1 học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn TN&XH lớp 1 học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh [36].

<i>Như vậy, lý luận quản lý HĐDH đến nay đã được các nhà GD trong và ngoài nước nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào vấn đề cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực người học. Đối với HS bậc tiểu học, hoạt động </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>chủ đạo của HS có sự thay đổi từ hoạt động chơi sang hoạt động học rất khó khăn cho các em. Tuy nhiên đến nay nghiên cứu về dạy học môn TN&XH đến nay chưa được </i>

<i><b>các tác giả nghiên cứu hệ thống. Từ việc tổng hợp các cơng trình nghiên cứu ở trên, góp phần quan trọng gợi mở cho chúng tôi nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu. </b></i>

<b>1.2. Một số khái niệm cơ bản đề tài </b>

<i><b>1.2.1. Quản lí, quản lí dạy học </b></i>

<i>1.2.1.1. Quản lý </i>

Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của cơng tác quản lý. Trong mỗi chu trình quản lý chủ thể tiến hành những hoạt động theo các chức năng quản lý như xác định mục tiêu, các chủ trương, chính sách, hoạch định kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, điều hoà, phối hợp, kiểm tra và huy động, sử dụng các nguồn lực cơ bản như tài lực, vật lực, nhân lực v.v… để thực hiện các mục tiêu, mục đích mong muốn trong bối cảnh và thời gian nhất định

Người đã đặt nền móng cho khoa học quản lý là F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành

<b>cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [Dẫn theo Error! Reference source not </b>

<b>found., tr.43]. </b>

H.Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [20]. Trong khái niệm trên cho rằng, quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.

Theo tác giả Trần Kiểm trong cuốn “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lí

<i>luận và thực tiễn” thì “Quản lí là sự tác động có ý thức của chủ thế quản lí lên đối tượng </i>

<i>quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [31]. </i>

Như vậy, q trình quản lí diễn ra các hoạt động cụ thể của chủ thể quản lí với sự tham gia tích cực của các thành viên trong tổ chức như dự báo, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo lãnh đạo, giám sát, kiểm tra đánh giá, trong đó các hoạt động trên đan xen nhau, tác động, bổ sung lẫn nhau để hồn thiện cả q trình quản lí.

<i> Từ quan niệm của các học giả đã nêu, có thể khẳng định quản lý là “q trình </i>

<i>lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn đó của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức”. </i>

<i>1.2.1.2. Quản lý dạy học </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Trong một nhà trường, quản lý học tập là một q trình trong đó nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm soát hoạt động học tập của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong tồn bộ quy trình tổ chức nhà trường, cơng tác quản lý các hoạt động giáo dục của lãnh đạo cấp sở, cấp trường là hoạt động chủ yếu, tốn nhiều thời gian và công sức, bởi nhiệm vụ cao nhất của cán bộ quản lý nhà trường là quản lý hiệu quả nhà trường. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố cấu trúc của hoạt động giáo dục và tác động đến sự hợp tác tối ưu giữa thầy và trò để đặt đúng mục tiêu, lựa chọn đúng nội dung theo kế hoạch, vận dụng hài hòa các phương pháp, tận dụng các cơ hội sẵn có và điều kiện, tổ chức linh hoạt các hình thức học tập, tìm ra phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập xứng đáng.

Quản lý hoạt động học tập chỉ đạo việc thực hiện các nội quy (điều lệ, nội quy, quy chế nội bộ…) về giảng dạy của đội ngũ giáo viên và việc học tập của học sinh, đảm bảo các hoạt động học tập và giáo dục. được thực hiện tự giác, có nền nếp, chất lượng và hiệu quả cao.

Quản lý học tập là một hệ thống trong đó tác động có mục đích, có kế hoạch và có tính quy luật của chủ thể hướng dẫn lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra của hoạt động giáo dục.

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình sư phạm giữa giáo viên, học sinh và các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục và đào tạo theo chương trình quy định. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung mọi mặt hoạt động của nhà trường, trọng tâm là quản lý quá trình dạy và học, trong đó có hệ thống phối hợp như: đảm bảo chương trình, nội dung học tập, cải tiến công tác dạy và học…

<i>Trong phạm vi đề tài cho rằng: Quản lý dạy học là quá trình tổ chức và điều hành </i>

<i>các hoạt động giảng dạy trong mơi trường học tập. Nó bao gồm việc lập kế hoạch giảng dạy, thực hiện những kế hoạch đó, theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của học sinh, nâng cao năng lực của người dạy và tạo mơi trường học tập tích cực. Quản lý dạy học cũng bao gồm các hoạt động quản lý lớp học, đảm bảo tương tác tích cực giữa học sinh, thúc đẩy hoạt động học tập và phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp và hợp tác. </i>

<i><b>1.2.2. Hoạt động dạy học </b></i>

<i>Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. </i>

Ý kiến của Đặng Thành Hưng (2002): “Các hoạt động dạy- học là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò” đã chỉ ra sự tương tác trong HĐDH mang tính đặc thù. Nói là đặc thù vì thứ nhất, HĐDH nằm trong chuỗi hoạt động của con người nhưng là hoạt động nghề nghiệp, không phải là hoạt động của mọi người. Người dạy phải có tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

chuẩn và năng lực nghề nghiệp mới tham gia được hoạt động này. Thứ hai, HĐDH là hoạt động tương tác. Giáo viên tác động vào học sinh, học sinh phát triển, giáo viên căn cứ vào sự thay đổi ở học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy. Như vậy, sự tương tác trong HĐDH không phải là sự tương tác giữa các cá nhân hay nhóm xã hội với nhau như trong hoạt động kinh tế, chính trị, hay các hoạt động xã hội khác (ở đó sự tương tác giữa các cá nhân hay nhóm xã hội nhiều khi không cùng mục tiêu, thậm chí trái ngược nhau về lợi ích, v.v.). Trong khi đó, HĐDH là “hoạt động cùng nhau của thầy và trò”. Thầy và trò cùng hướng về một mục tiêu. Năng lực của hoạt động dạy của người thầy và năng lực học của học sinh được thể hiện ở các mức độ đạt được của mục tiêu chương trình giáo dục đề ra. Do vậy, hoạt động dạy có kết quả khi nó tác động cùng hướng với hoạt động học. Hoạt động dạy học có tính tương tác ở chỗ, nó phải bắt nhịp cùng người học, là người tham gia hoạt động học cả về trí tuệ và tình cảm. Thứ ba, HĐDH nhìn từ phía hoạt động của người thầy trong tương tác với họat động học của trò là hướng dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động học của học sinh [28].

Từ phân tích trên, trong phạm vi đề tài cho rằng: Hoạt động dạy học là quá trình giảng dạy và học tập giữa người dạy và học sinh. Bao gồm các hoạt động được tổ chức và thực hiện trong quá trình giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình học tập. Các hoạt động này có thể bao gồm:

Kiểm tra kiến thức và kỹ năng hiện có của học sinh.

Lập kế hoạch giảng dạy, bao gồm các mục tiêu học tập, phương pháp giảng dạy, tài liệu giảng dạy và hoạt động học tập.

Thực hiện các hoạt động giảng dạy bằng cách sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp và tài liệu giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.

Tạo ra mơi trường học tập tích cực bằng cách tương tác với học sinh, yêu cầu học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.

Đánh giá kết quả học tập bằng các phương pháp đánh giá phù hợp và thông báo kết quả cho học sinh và phụ huynh.

Chỉnh sửa và điều chỉnh phương pháp giảng dạy để đạt được kết quả học tập tối ưu.

<i><b>1.2.3. Hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội </b></i>

TN&XH là môn học bắt buộc ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3, được xây dựng dựa trên nội dung dạy học cơ bản về tự nhiên và xã hội. Môn học là cơ sở quan trọng để học các môn khoa học tự nhiên, Lịch sử, Địa lý ở các lớp 4, 5 cấp tiểu học và các môn tự nhiên xã hội ở các lớp lớn.

Tự nhiên và xã hội hình thành và phát triển năng lực khoa học ở học sinh, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội được tham gia đồng thời vào các mơn học, hoạt động học tập khác trong việc hình thành và phát triển ở học sinh lòng yêu con người, yêu thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; Trách nhiệm với môi

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

trường sống và các kỹ năng chung (độc lập và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).

Chương trình Tự nhiên và xã hội gồm 6 chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khỏe, trái đất và bầu trời. So với chương trình hiện hành, mơn Tự nhiên và xã hội mới đơn giản hóa những nội dung khó của chương trình hay được học ở các lớp đầu cấp tiểu học, đồng thời cập nhật những nội dung mới, phù hợp, thiết thực hơn đối với học sinh.

Từ đặc điểm môn TN&XH, trong phạm vi đề tài cho rằng: Hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội là quá trình giáo viên tiến hành các thao tác có tổ chức, có định hướng và học sinh bằng hoạt động của bản thân, từng bước hình thành năng lực cho HS góp phần giúp HS hình thành và phát triển tình yêu con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống…

<i><b>1.2.4. Quản lí hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội </b></i>

Dựa vào những khái niệm quản lý, môn TN&XH, hoạt động dạy học môn Tự nhiên và xã hội, chúng tôi quan niệm rằng: Quản lý HĐDH môn Tự nhiên và Xã hội là một quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí (các thành tố của HĐDH...) thơng qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đảm bảo HĐDH môn học được diễn ra đúng hướng, thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng đã được đề ra.

<b>1.3. Hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học </b>

<i><b>1.3.1. Đặc điểm môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018 </b></i>

Trong Chương trình GDPT 2018, mơn TNXH đã đưa ra quan điểm, đặc điểm, yêu cầu cần đạt như sau:

<i>a) Đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội </i>

Mơn TN-XH tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, có vai trị quan trọng trong việc giúp học sinh (HS) học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5. Góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học coi trọng việc tổ chức cho HS trải nghiệm thực tế, tạo cho các em cơ hội tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

<i>b) Các quan điểm xây dựng chương trình </i>

Tích hợp những nội dung liên quan đến thế giới tự nhiên và xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội.

<b>Môn TN-XH được được cấu thành các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội trên cơ sở giáo dục giá trị và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ mơi trường, phòng tránh thiên tai ở mức độ đơn giản và phù hợp.

Tăng cường sự tham gia tích cực của HS vào quá trình học tập bằng cách giúp các em biết đặt câu hỏi, tham gia vào những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa để tìm kiếm câu trả lời; tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh thể hiện việc học tập của cá nhân và nhóm thơng qua các sản phẩm học tập; khuyến khích HS vận dụng được những điều đã học vào đời sống [8].

<i><b>c) Các yêu cầu cần đạt </b></i>

Giúp HS có tình cảm u q, trân trọng gia đình, bạn bè, cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khoẻ và an tồn cho bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức sử dụng tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng của gia đình, xã hội; có ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật và động vật, giữ vệ sinh mơi trường; có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng học được vào cuộc sống; tham gia các cơng việc gia đình, trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân; hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Yêu cầu quan trọng của môn TN-XH là giúp HS hình thành và phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội bao gồm ba năng lực thành phần: a) Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; b) Tìm tịi, khám phá mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; c) Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

Ngồi ra, mơn TN-XH cịn khuyến khích HS vận dụng được những điều đã học vào đời sống thông qua việc các em tham gia tích cực vào q trình học tập, vào những hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa để giúp các em biết đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời; đồng thời tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi điều tra, khám phá, thể hiện việc học tập của cá nhân và nhóm thơng qua các sản phẩm học tập.

<i><b>1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội </b></i>

Góp phần giúp HS hình thành và phát triển tình u con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với mơi trường sống.

Góp phần giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực tìm tịi và khám phá các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

Các mục tiêu cụ thể của HĐDH môn TN&XH ở tiểu học bao gồm:

Giúp học sinh biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè và cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên; có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và thực hiện các nội quy để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh; có ý thức sử dụng, cất giữ và bảo vệ tiết kiệm các đồ vật, đồ dùng trong gia đình và xã hội; các em biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật ni, giữ gìn vệ sinh mơi trường; có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống; tham gia các hoạt động gia đình, nhà trường và cộng đồng phù hợp với HS; hình thành và phát triển khả năng độc lập và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Giúp học sinh nhận biết một số vấn đề, hiện tượng, mối liên hệ trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như sức khỏe, an toàn trong cuộc sống; Mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thiên nhiên; Phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác dựa vào một số tiêu chí đơn giản.

Giúp học sinh tìm tịi, khám phá mơi trường tự nhiên, xã hội xung quanh: Quan sát, đặt câu hỏi đơn giản về các đồ vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh và sự trao đổi của chúng; Sử dụng các công cụ đơn giản để quan sát; Biết đọc để tìm kiếm thông tin, học tập, thực hành, đơn giản là nhận biết các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; Thu thập và ghi lại dữ liệu đơn giản từ các quan sát và bài tập; Dựa vào kết quả quan sát có thể nhận xét về đặc điểm bên ngoài, sự giống và khác nhau của các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự biến đổi của chúng theo thời gian, có thể so sánh một cách đơn giản [8].

Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử hài hòa với tự nhiên và xã hội: Vận dụng kiến thức để mô tả, giải thích nhiều sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; Ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

<i><b>1.3.3. Nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội </b></i>

Nội dung giáo dục của chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội cần nhằm thực hiện mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của môn học và phù hợp với đặc điểm môn học. Việc xác định nội dung cũng cần tuân theo định hướng chung về nội dung giáo dục KHTN và KHXH ở cấp học đã được quy định trong CTGDPT tổng thể.

Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an tồn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ mơi trường, phịng tránh thiên tai, giáo dục tài chính... được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.

Về nội dung giáo dục, chương trình Tự nhiên và Xã hội bao gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khỏe, Trái Đất và bầu trời. Mỗi chủ đề nêu trên được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Ví dụ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Chủ đề: Gia đình, ở lớp 1 học sinh học về các thành viên và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình của mình, lớp 2 là các thế hệ trong gia đình và lớp 3 là họ hàng nội, ngoại.

Chủ đề: Trái Đất và bầu trời, ở lớp 1 học sinh học về bầu trời ban ngày, ban đêm và thời tiết; ở lớp 2 là các mùa trong năm và một số thiên tai thường gặp; đến lớp 3 học sinh được học về phương hướng, một số đặc điểm của Trái Đất và Trái Đất trong hệ Mặt Trời). Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an tồn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ mơi trường, phịng tránh thiên tai, giáo dục tài chính... được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.

Ví dụ: Chủ đề: Thực vật và động vật, không chỉ thể hiện rõ mối liên quan giữa con người và tự nhiên qua việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật ni ở lớp 1, việc bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật ở lớp 2 và việc sử dụng hợp lí thực vật và động vật ở lớp 3 mà cịn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Nội dung dạy học môn TN&XH lớp 1, 2, 3 HS đảm bảo hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: đó là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Hình thành, phát triển cho HS các năng lực đặc thù như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thơng cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. Cụ thể:

Cấu trúc môn TN&XH trong chương trình lớp 1 chia thành 6 chủ đề, cụ thể từng chủ đề sẽ có nội dung gắn liền.Ví dụ:

<i>Chủ đề 1: Gia đình </i>

Thơng qua các bài học như: Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; Đề xuất đưa ra cách xử lí một số tình huống khi bản thân hoặc người khác bị thương;,...bằng các câu hỏi dẫn dắt hoặc thơng qua nhóm, đóng kịch thơng qua đó HS biết cách xưng hơ, biết tên gọi của người thân trong gia đình từ đó hình thành kỹ năng giao tiếp và khả năng tương tác giữa HS với thành viên trong gia đình.

<i><b>Chủ đề 2: Trường học </b></i>

Chủ đề trường học đề cập đến các vấn đề về cơ sở vật chất của lớp học và trường học; nhiệm vụ và hoạt động của các thành viên trong lớp học và trong trường học; Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học,...Để học chủ đề trên HS và GV được học và làm làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn để theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp HS ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>Chủ để 3: Cộng đồng địa phương sẽ bao gồm: </i>

Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh tự nhiên và hoạt động của người dân trong cộng đồng thông qua quan sát tranh ảnh/video clip và cuộc sống hằng ngày. Giới thiệu được tên một lễ hội có sự tham gia của học sinh, gia đình và người dân ở cộng đồng...Thông qua chủ đề này, HS sẽ phải tổ chức và thuyết phục người khác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điểu chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ học hỏi các thành viên trong nhóm. Ngồi ra, chủ đề cũng là chủ đề thực hiện dạy học tích hợp để phát triển năng lực học tập cho HS lớp 1 như HS có thể nêu được tên gọi và chức năng các bộ phận bên ngoài, các giác quan của cơ thể thông qua quan sát tranh ảnh và hoạt động của bản thân; Xác định vị trí, nêu được tên và chức năng của các giác quan và nêu được số bữa cần ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khoẻ mạnh; liên hệ và tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân để xây dựng thói quen ăn uống có lợi cho sức khoẻ,...qua đó HS khơng chỉ biết về cơ quan, giác quan trong cơ thể mà còn kể được tên các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đề xuất được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh,...Thông qua chủ đề trên, HS sẽ xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Biết trách nhiệm, vai trị của mình trong nhóm ứng với cơng việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất [8].

<i><b>1.3.4. Phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội </b></i>

Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: quan sát, thảo luận, hỏi đáp, trò chơi học tập, thực hành, đóng vai,... Các phương pháp dạy học trên được gợi ý qua các hoạt động học tập trình bày trong SGK. Tuy nhiên, những hoạt động gợi ý ở SGK chỉ mang tính chất tham khảo, GV được quyền tự do sáng tạo cho phù hợp với cách dạy học của mình, với điều kiện trường lớp cụ thể cũng như môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,... miễn là đảm bảo để các em được tham gia học tập một cách tích cực và có thể đạt được các mục tiêu môn học một cách hiệu quả nhất. Có nhiều phương pháp dạy học được sử dụng trong dạy học mơn TN&XH, trong đó có thể kể đến một số phương pháp thường được sử dụng như: Quan sát; Hỏi – đáp; Thảo luận; Thực hành; Đóng vai; Dạy học dự án; Trò chơi học tập; Dạy học hợp tác theo nhóm....Ví dụ:

- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngồi của sự vật, hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống.

Quan sát là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có kế hoạch, có trọng tâm nhằm rút ra các đặc điểm, tính chất của chúng. Đối tượng quan sát có thể là vật thật, tranh

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

ảnh, mơ hình,... Đối với HS lớp 1, 2 mục tiêu quan sát cần được GV xác định một cách cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn bằng các câu lệnh cụ thể. Tuỳ từng bài học và điểu kiện cụ thể của địa phương, GV có thể tổ chức cho các em quan sát ở trong lớp với vật thật, tranh ảnh, mơ hình hay quan sát ngay trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

- Phương pháp vấn đáp Hỏi – đáp: Là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cuộc đối thoại giữa GV và HS, giữa HS với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt HS đi đến những kết luận khoa học hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đê' học tập, vấn đề của cuộc sống, của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

Khi sử dụng phương pháp này: Nghệ thuật đặt câu hỏi là yếu tố quyết định thành công của phương pháp hỏi - đáp. Vì vậy, GV cần lưu ý một số điểm sau: Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu; Hệ thống câu hỏi phải lôgic, phù hợp với nội dung bài học; Câu hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS; Câu hỏi phải kích thích được sự suy nghĩ, tìm tịi của HS; Tránh đặt những câu hỏi chung chung, quá dễ hoặc quá khó, những câu hỏi trong đó đã có sẵn câu trả lời, HS có thể đốn ra mà không cần suy nghĩ. Hơn nữa cũng cần tránh đặt những câu hỏi u cầu HS đốn mị hoặc chỉ trả lời có hoặc khơng.

Cần lưu ý rèn luyện cho HS biết cách trả lời thành câu hoàn chỉnh, mạch lạc với vốn từ ngữ của các em. Mặt khác, phải dạy cho các em biết cách tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm câu trả lời trong quá trình học tập.

- Phương pháp thảo luận: Thảo luận là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cuộc đổi thoại, trao đổi ý kiến giữa GV và HS, giữa HS với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề của cuộc sống để rút ra kết luận khoa học. Thảo luận có thể được tiến hành theo nhóm hoặc cả lớp.

+ Thảo luận cả lớp: Khác với phương pháp hỏi - đáp, khi tổ chức cho HS thảo luận cả lớp, HS giữ vai trị chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời. Nếu một vấn đề đưa ra được phân tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau xuất hiện, phải tranh luận sơi nổi mới tìm ra kết luận, đó là những dấu hiệu chứng tỏ GV sử dụng phương pháp thảo luận thành công.

+ Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm tạo điều kiện để HS trình bày ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Từng thành viên trong nhóm có thể bày tỏ ý kiến của mình, cùng lắng nghe ý kiến của các bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm.

Tuy nhiên cần lưu ý: Trước hết GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định được vấn đề, thời điểm cẩn tổ chức cho HS thảo luận nhóm. GV cần chuẩn bị đẩy đủ phiếu giao việc, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, mẫu vật,... Phiếu học tập phải đa dạng về hình thức, số lượng câu hỏi không nên quá nhiều, câu hỏi phải bao quát được những vấn đề trọng tâm của bài học và phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Đối với HS lớp 2, GV có thể giao nhiệm vụ thảo luận trực tiếp cho các em mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

không cần phiếu học tập.

Trong q trình HS thảo luận nhóm, GV phải theo dõi hoạt động của từng nhóm để có nhận xét, điều chỉnh kịp thời; Khơng nên chia nhóm q đơng HS: Mỗi nhóm nên có 2 - 4, tối đa là 6 HS. Cần tạo cơ hội và thời gian cho HS được phát biểu những suy nghĩ của mình, nhất là khi có những suy nghĩ trái ngược nhau, chứ không nên vội vã đi đến kết luận. Cần tơn trọng và bình tĩnh xử lí với tất cả ý kiến khác nhau.

<b>- Phương pháp “Trò chơi học tập”: Đối với HS tiểu học, học tập là hoạt động </b>

chủ đạo, tuy nhiên vui chơi vẫn chiếm vị trí lớn trong đời sống của các em nhất là với HS lớp 2. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, trò chơi được xem là hình thức tổ chức dạy học được khuyến khích sử dụng nhằm tạo hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học. Trò chơi học tập có tác dụng phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lập và sáng tạo của HS.

Trong các tiết học Tự nhiên và Xã hội, GV có thể sử dụng trò chơi, câu đố tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung của tiết học và có thể sử dụng ở bất cứ giai đoạn nào của tiết học. Các trị chơi khơng chỉ thực hiện ở các giờ học chính khố, trong lớp học mà có thể thực hiện trong những hoạt động học tập ngồi lớp và các hoạt động ngoại khố. Các trò chơi học tập cần đáp ứng các yêu cầu sau: Phải phù hợp với yêu cầu, nội dung của bài học, phải phục vụ thiết thực cho bài học; Phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS; Phải gây được hứng thú cho HS và thu hút được nhiều em tham gia; Không được tốn kém về thời gian, sức lực và vật chất; Cần có luật chơi đơn giản.

<b>- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm: Dạy học theo nhóm là hình thức dạy </b>

học hợp tác, qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. Hình thức dạy học này khai thác được trí tuệ của tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể.

Khi dạy học theo nhóm, nên duy trì nhóm nhỏ 3-5 HS. Khi học tập theo nhóm, HS tiếp nhận được nhiều ý kiến của bạn đồng thời tạo điều kiện để mỗi HS được thể hiện sự hiểu biết của mình. Nên sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi.

- Phương pháp thuyết trình: Thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng ngơn ngữ nói để trình bày tài liệu học tập cho học sinh một cách có hệ thống, qua đó thực hiện nhiệm vụ dạy học. Mơ hình của thuyết trình: Giáo viên tác động vào đối tượng - bài giảng bằng phương pháp nhận thức khoa học và phương pháp sư phạm để chuyển tải kiến thức đến học sinh. Giáo viên là người trực tiếp điều khiển quá trình chuyển tải thơng tin, học sinh là người tiếp nhận thông tin. Trong dạy học Tự nhiên vã Xã hội, giáo viên sử dụng phương pháp này để trình bày những nội dung kiến thức mới, giáo viên giảng giải cho học sinh dễ hiểu.

<b>- Phương pháp thực hành: Thực hành là phương pháp dạy học, trong đó GV tổ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

chức cho HS được trực tiếp thao tác trên đối tượng nhằm giúp HS hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng.

Phương pháp thực hành có tác dụng: Tạo điều kiện để HS được rèn luyện kĩ năng thao tác “tay chân”, thơng qua đó, HS nắm chắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng học tập các môn học. Giúp GV phát hiện những khó khăn, lỗ hổng kiến thức của HS để chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ. Mọi đối tượng HS đểu có cơ hội thực hành rèn luyện, tạo không khí học tập thân thiện giữa GV và HS, giữa HS và HS.

Khi tổ chức cho HS thực hành, cần lưu ý: Quan niệm về phương pháp thực hành rất đa dạng, riêng đối với môn Tự nhiên và Xã hội chỉ đề cập một khía cạnh của phương pháp thực hành. Đó là khi HS được trực tiếp thao tác trên các đối tượng vật thật để rèn luyện kĩ năng thao tác “tay chân”. HS cẩn có phiếu, sách,... để hỗ trợ việc ghi nhớ nếu quy trình thao tác gồm nhiều bước. Việc thực hành của HS được các em tự thực hiện và cần được GV giám sát, hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời.

- Phương pháp thực hành thí nghiệm: Là phương pháp dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh sử dụng những thiết bị, nguyên vật liệu thí nghiệm và thao tác làm thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết, củng cố, đào sâu những tri thức đã hình thành, vận dụng những tri thức lý thuyết để nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Ở bậc tiểu học, các thí nghiệm chỉ nghiên cứu những hiện tượng về mặt định tính mà chưa đặt ra mặt định lượng.

<b>- Phương pháp “Dạy học dự án”: Dự án là một phương pháp dạy học, trong đó </b>

người học thực hiện một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp, có sự kết nối giữa lí thuyết và thực hành nhằm tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được. Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sổng xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.

Khi sử dụng phương pháp này: Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS: Tuỳ theo trình độ của HS mà GV tổ chức cho HS dần dần được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Sản phẩm của dự án khơng giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà sản phẩm này có thể được sử dụng, cơng bố, giới thiệu.

- Phương pháp kể chuyện: Phương pháp kể chuyện là cách thức dùng lời nói trình bày một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử, một phát minh hay một vùng đất...để qua đó hình thành một biểu tượng hoặc một khái niệm cho học sinh.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề: là phương pháp được thực hiện bằng cách nêu ra vấn đề chính và đặt ra các câu hỏi, yêu cầu học sinh tự giải quyết các câu hỏi xoay

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

quanh vấn đề đó. Phương pháp nêu vấn đề sẽ tăng cường phát huy tính tích cực, năng lực tự học của học sinh, dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu SGK và tài liệu.

- Phương pháp dạy học theo tình huống: Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị của mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận chuẩn bị giải quyết tình huống và đại diện trình bày trước lớp. Cả lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc trước các tình huống đặt ra, về ý nghĩa của các cách ứng xử... giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. Phương pháp này nhằm giúp học sinh phát huy được năng lực năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phương pháp bàn tay nặn bột: Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thơng qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức của mình.

Tóm lại: Cần khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực, hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Đối với việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, phương pháp dự kiến đưa ra trong kế hoạch bài dạy phải giúp học sinh đề xuất những câu hỏi, phát hiện vấn đề cần tìm hiểu và tích cực tham gia giải quyết vấn đề. Chú trọng cho HS quan sát, đọc, thực hiện thực hành, điều tra đơn giản để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh; thu thập và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thực hành; nhận xét về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa sự vật, hiện tượng xung quanh …

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhiều phương pháp dạy học với nhau; quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt của học sinh để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh.

<b>- Các phương tiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội: Phương tiện dạy học là </b>

toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được sử dụng phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường. Các phương tiện dạy học chủ yếu các môn học về TN-XH:

+ Sách giáo khoa; Hệ thống sách giáo khoa các môn học về TN-XH. + Câu hỏi tình huống;

+ Bài tập thực hành; + Tranh ảnh, sơ đồ;

+ Vật thật, mẫu vật thường dùng trong các môn học về tự nhiên và xã hội.; Mơ hình; Bản đồ, lược đồ; Quả địa cầu;

+ Các phương tiện nghe nhìn; + Thiết bị dạy học tự làm.

Trong đó sách giáo khoa là tài liệu chính có tác dụng cụ thể hóa chương trình giáo dục, đảm bảo cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức, kĩ năng phù hợp với

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

mục đích và yêu cầu mà các môn học đề ra, là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với học sinh. Đây là phương tiện dạy học quan trọng nhất trong các phương tiện dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội. Phần lớn các hình ảnh trong bài là nguồn tri thức nên cần tổ chức cho HS quan sát, thực hành, liên hệ thực tế để hiểu bài.

Nguyên tắc sử dụng các phương tiện dạy học: (PTDH) phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học. Điều này có nghĩa là PTDH phải tiêu biểu, phục vụ thiết thực cho bài học là nguồn tri thức quan trọng cho HS tìm tịi khám phá. PTDH phải là công cụ quan trọng để GV tổ chức, chỉ đạo các hoạt động nhận thức cho HS. GV cần tạo điều kiện tối đa cho HS được tự làm việc với các PTDH, để các em có thể tìm tịi phát hiện tri thức của bài học, không nên sử dụng PTDH minh họa cho bài học

Sử dụng PTDH phải đúng lúc, đúng chỗ. Nguyên tắc này yêu cầu: khi sử dụng phương tiện phải đưa vào lúc cần thiết, thời điểm lựa chọn lúc HS mong muốn nhất, khi mà GV đã dẫn dắt, nêu vấn đề, gợi ý để buộc HS phải quan sát, nghiên cứu phương tiện. Cần trình diễn PTDH theo trình tự bài giảng, phân biệt thời điểm sử dụng, tránh trưng bày đồng loạt các PTDH.

GV khi chọn vị trí đặt PTDH phải đảm bảo cho tất cả HS đều được quan sát, tiếp xúc với các PTDH một cách rõ ràng, đặc biệt là hai hàng học sinh ngồi sát hai bên tường và hàng ghế cuối lớp. Phải đặt chỗ có đủ ánh sáng và khơng ảnh hưởng tới giờ học của các lớp khác. PTDH phải đảm bảo được tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính trực quan. Đồng thời kết hợp đa dạng nhiều phương tiện dạy học khác nhau. Đối với dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học, cần tăng cường việc tổ chức các hoạt động dạy học tạo cơ hội cho học sinh được sử dụng các tranh ảnh, vật thật để quan sát và thực hành đơn giản.

<b>- Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội: Hình thức </b>

tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh được thực hiện trong một trật tự quy định và một số chế độ xác định. HĐDH môn TN&XH ở trường Tiểu học được thực hiện thông qua các HTTCDH như:

+ Các hình thức tổ chức dạy học ở trong lớp: Dạy học toàn lớp; Dạy học theo nhóm; Dạy học cá nhân.

+ Các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp: Dạy học ngoài thiên nhiên; Tham quan; Trò chơi học tập.

+ Kết hợp dạy học trong lớp với dạy học ngồi lớp, linh hoạt sử dụng các hình thức: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học toàn lớp để phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh.

Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội khuyến khích tổ chức cho học sinh học thông qua tương tác, cụ thể là thực hiện các hoạt động trò chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn để tăng cường kĩ năng hợp tác, giao tiếp, sự tự tin của học sinh. Giáo viên cần lựa chọn, phối hợp, vận dụng các hình thức dạy học nói trên một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Ví dụ: - Đối với hình thức tổ chức dạy học ở trong lớp:

+ Hình thức day học cả lớp: Tác dụng giúp GV có điều kiện cung cấp lượng kiến thông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin là HS cũng lớn hơn, phù hợp với hình thức dạy học theo trường, lớp hiện nay. GV dễ điều hành và quản lí lớp. GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình, hạn chế lệ thuộc vào môi trường xung quanh. Tạo điều kiện thuận lợi để GV truyền thụ thông tin một cách hệ thống, logic. Trong thời gian ngắn giáo viên có thể thơng báo nhiều kiến thức.

Nhược điểm: GV làm việc nhiều, HS ít làm việc và nhận thức thụ động. HS phải quan sát, tiếp thu phần lớn kiến thức gián tiếp qua tranh, ảnh và ngơn ngữ, ít có điều kiện thực hành, vận dụng kiến thức. HS cả lớp ít có điều kiện làm việc với các phương tiện học tập cá nhân để suy nghĩ, phát huy tính tích cực của bản thân trong học tập.

Mặc dù là HTTCDH cả lớp, song GV cũng cần lưu ý đến những em HS cần được quan tâm để mọi HS đều lĩnh hội được hết nội dung của bài. Khi dạy học cả lớp, GV phải ln đứng ở vị trí mà mọi HS trong lớp có thể nhìn thấy rõ nhất. Những hướng dẫn của GV phải rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ thơng tin.

+ Hình thức dạy học theo nhóm: là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. HTTCDH này khai thác trí tuệ của tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyện thơng qua hoạt động tập thể.

Dạy học theo nhóm là HTTCDH mới – một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của HS. Với hình thức này, HS được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

Ưu điểm: HS dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của người khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ và hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ GV, trên cơ sở đó, hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.

Dạy học theo nhóm tạo điều kiện cho HS cách lắng nghe và lựa chọn thơng tin từ bạn để có thể bổ sung vốn kiến thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình (thu thập thơng tin).

HTTCDH này là dịp để HS phát huy vai trò trách nhiệm trong học tập , điều đó làm phát triển kỹ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác, phối hợp với các bạn khác. Khi HS làm việc theo nhóm, GV có điều kiện tập trung để quan sát, theo dõi hoạt động của từng học sinh, giúp các em giải quyết các khó khăn trong q trình học tập khiến hiệu quả dạy, học được nâng cao.

Nhược điểm: Áp dụng phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn, ảnh hưởng tới các lớp học khác. Do thời gian hạn định của tiết học, nên tổ chức khơng hợp lí sẽ làm mất thời gian, bài dạy khó hồn thành.

Tuy nhiên khi dạy học theo nhóm, nên duy trì nhóm nhỏ từ 3-5 HS. Khi học tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

theo nhóm HS tiếp nhận được nhiều ý kiến của bạn nhưng cũng có điều kiện để mọi HS được thể hiện sự hiểu biết của bản thân mình.

Nên sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các hoạt động học tập, lao động và vui chơi. GV cần linh hoạt trong việc chia nhóm theo từng tháng (có thể theo số lượng, theo trình độ nhận thức, theo vị trí) sao cho vừa thuận tiện trong việc theo dõi tổ chức học tập theo nhóm, vừa giúp HS ở các trình độ học tập khác nhau có thể trao đối với nhau. Luôn thay đổi cách chia nhóm khiến các hoạt động hấp dẫn hơn, tránh sự dụng cách chia nhóm cố định.

+ Hình thức dạy học cá nhân: Dạy học cá nhân là hình thức GV dạy trực tiếp cho một cá nhân hoặc GV có thể sử dụng các tài liệu, phương tiện dạy học (phiếu học tập, sách bài tập, câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính), giao việc cụ thể cho từng HS. GV cũng có thể yêu cầu từng em tự làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học, điều tra... Sau đó, từng HS hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

Dạy học cá nhân cần được sử dụng vì có nhiều kiến thức HS đã tri giác được ở môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, các em chưa nhận thức đầy đủ và thường có những thắc mắc khác nhau về kiến thức này.

Ưu điểm: Hoạt động tích cực của cá nhân là cơ sở hình thành tồn bộ nhân cách của HS. Dạy học cá nhân sẽ tạo điều kiện cho GV có thể giúp đỡ HS kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý, tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện để cho HS giỏi học giỏi

Nhược điểm: Trong một số tiết học, khó có thể sử dụng nhiều thời gian cho hình thức dạy học này vì ảnh hưởng đến việc hoàn thành nội dung bài học.

- Khi dạy học cá nhân, GV nên nói vừa đủ để hai người nghe, không làm ảnh hưởng tới các HS khác và cần khuyến khích người học trình bày ý kiến của mình. Thời gian hướng dẫn cho một cá nhân không nên kéo dài (chỉ từ 3 đến 5 phút) để có điều kiện dạy học cho số đông cả lớp.

Nhược điểm: GV khó có thể quản lí tốt HS. - Đối với hình thức tổ chức dạy học ở ngoài lớp:

+ Dạy học ở ngoài lớp: Là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học tập cho HS. Thông qua việc quan sát thiên nhiên, học sinh thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Các bài học ngoài thiên nhiên giúp cho HS quan sát trực tiếp các đối tượng học tập mà khơng có loại đồ dùng dạy học, hoặc lời miêu tả nào của GV có thể sánh được về mặt trực quan, từ đó hình thành cho các em biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới TN – XH xung quanh.

Ưu điểm: Một số PPDH TN- XH khó thích hợp với khơng gian chật hẹp của lớp học. Tổ chức dạy học ngồi lớp sẽ thích hợp cho việc sử dụng các PPDH (quan sát thiên nhiên, các trò chơi... ) dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS.

Tổ chức tiết học ngồi lớp sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. HS sẽ hình thành những

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

biểu tượng rõ ràng về thế giới TN - XH xung quanh. Các em vừa nâng cao hiệu quả quan sát, và tích lũy được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy. HS có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.

Những hoạt động ngồi lớp cịn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau.

Nhược điểm: GV khó có thể quản lí tốt HS. Mơi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS. GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp, ảnh hưởng đến kết quả của tiết học. Những điểm cần lưu ý: GV nên tìm hiểu kĩ địa điểm dạy học, nên chọn những địa điểm gần trường vì thời gian tiết học có hạn. GV cần tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, chuẩn bị tốt giáo án cho phù hợp với dạy học ngoài lớp học (Xác định đối tượng học tập chính phù hợp với trọng tâm bài dạy, nêu các câu hỏi và bài tập lôi cuốn sự chú ý của HS vào bài học, hạn chế tối đa sự phân tán của HS khi học ngoài hiện trường.) Đồng thời cần dự kiến những yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học (mưa, nắng...) để chủ động trong kế hoạch dạy học.

+ Hình thức Lớp - Bài (hình thức Lên lớp): Khi sử dụng dạy mơn TN&XH cần bảo đảm cho dạy và học tiến hành có mục tiêu, có kế hoạch, có hệ thống phù hợp với yêu cầu về tâm lý học, giáo dục học; Hình thức đạy học này cơ ưu điểm đào tạo được hàng loạt học sinh theo nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu trình độ lao động của xã hội; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh trong học tập cũng như trong giáo dục học sinh những phẩm chất đạo đức.

- Hình thức dạy trải nghiệm: Mơn TN&XH lớp 1, 2 và 3 có nhiều nội dung gắn liền với môi trường Tự nhiên, xã hội của địa phương, nơi học sinh sinh sống. Có thể lựa chọn các nội dung thực tế phù hợp liên quan đến các nội dung trong môn học, tổ chức cho học sinh được tham gia hoạt động, được trải nghiệm, qua đó giúp học sinh củng cố, khắc sâu, sáng tỏ những tri thức được lĩnh hội trong mơn học.

- Hình thức dạy học tham quan: Hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tiễn là một hình thức dạy học được coi trọng và áp dụng rộng rãi trong dạy học. Ưu điểm nổi bật của hoạt động này chính là tính trực quan sinh động, có khả năng tạo ra sự hứng thú cho học sinh vì các em được hịa mình vào môi trường tự nhiên, xã hội.

Trong dạy học mơn Tự nhiên và xã hội, tham quan là hình thức tổ chức dạy học có vai trị quan trọng trong việc tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung quanh, giúp cho học sinh thấy được hiện tượng sinh động, cụ thể vừa giúp các em bổ sung, mở rộng nhận thức, củng cố tri thức đã học. Đồng thời, thông qua việc tham gia vào các hoạt động tham quan, học sinh được trải nghiệm thực tế được bày tỏ quan điểm, ý tưởng và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè, phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.

- Hình thức dạy tự học: Hình thức học ở nhà có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

học môn TN&XH. Cụ thể hình thức này giúp cho học sinh:

Mở rộng, đào sâu, hệ thống hoá và khái quát hoá những điều đã học ở trên lớp, làm cho vốn hiểu biết được hoàn thiện; Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng những tri thức của mình vào các tình huống, kể cả tình huống nảy sinh từ cuộc sống, từ sản xuất. Chuẩn bị lĩnh hội tri thức mới bằng cách đọc trước bài trong sách giáo khoa, làm trước thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản theo sự chỉ dẫn của giáo viên.

Tự bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, tính tự giác độc lập, tính kỉ luật, tính tổ chức, tính kế hoạch trong học tập. Vì vậy, song song với việc tổ chức dạy học môn Tự nhiên và xã hội với các hình thức lớp - bài; tham quan; trải nghiệm thì giáo viên cần giao nhiệm vụ với các nội dung học tập cụ thể để học sinh thực hiện hình thức tự học ở nhà.

<i><b>1.3.5. Các điều kiện tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học </b></i>

Trong dạy học môn TN&XH, thiết bị dạy học (hay phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học) có vai trị rất quan trọng. Chúng khơng chỉ được sử dụng để minh hoạ, làm rõ kiến thức, tạo hứng thú học tập cho học sinh mà còn là phương tiện để phát triển tư duy cho học sinh thơng qua các hoạt động quan sát, dự đốn, nhận xét, điền vào sơ đồ, thử nghiệm. Các thiết bị dạy học cần đảm bảo tính trực quan, cụ thể, gắn với thực tiễn cuộc sống, đồng thời phải đảm bảo tính logic, tính sư phạm, tính thẩm mỹ, tính giáo dục [8].

Các thiết bị dạy học thường được sử dụng trong môn TN&XH bao gồm: tranh ảnh, sơ đồ, mơ hình, video clip, vật thật. Ngoài ra, cần chú ý khai thác môi trường TN&XH xung quanh trong dạy học; kết hợp sử dụng những thiết bị dạy học được cung cấp với đồ dùng dạy học do giáo viên và học sinh tự làm. Sau đây là các thiết bị dạy học tối thiểu của môn TN&XH:

- Bộ thiết bị dạy học về các loại nhà ở; các đồ dùng trong gia đình; các thành viên của gia đình, họ hàng;

- Bộ thiết bị dạy học về các hoạt động nghề nghiệp trong xã hội; về di tích văn hố, lịch sử, cảnh đẹp thiên nhiên;

- Bộ thiết bị dạy học về các phương tiện giao thông và các loại đường giao thơng, an tồn giao thơng;

- Bộ thiết bị dạy học về thực vật và động vật. - Bộ thiết bị dạy học về cơ thể người;

- Bộ thiết bị dạy học về các loại thức ăn;

- Bộ thiết bị dạy học về một số hiện tượng thiên tai và cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai;

- Bộ thiết bị dạy học về Trái Đất, vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, chuyển động của Trái Đất, chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

<b>1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội trong trường tiểu học </b>

Quá trình dạy học là một quá trình gắn liền với hoạt động dạy của giáo viên và

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hoạt động học của học sinh. Các hoạt động này có mục tiêu rõ ràng, có nội dung nhất định, do các chủ thể thực hiện - đó là thầy và trị, với những phương pháp và phương tiện nhất định. Vì thế để quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học mơn TN-XH trong nhà trường trước hết cần quản lý:

<i><b>1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội </b></i>

Tự nhiên và Xã hội là mơn học tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn tự nhiên xã hội trong trường tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng [8].

Quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học mơn TN&XH trong Chương trình dạy giúp cho lãnh đạo trường, tổ trưởng bộ môn TN&XH nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý thực hiện mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Trong mỗi giai đoạn, hoạt động giảng dạy môn TN&XH hợp với yêu cầu của xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của người học.

Quản lý mục tiêu dạy học môn TN&XH góp phần giúp HS hình thành và phát triển tình yêu con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần quán triệt mục tiêu dạy học mơn TN&XH hướng đến góp phần giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực tìm tòi và khám phá các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. Việc xác định mục tiêu bài học sẽ quyết định việc giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, sử dụng các thiết bị-đồ dùng dạy học và các nguồn tư liệu dạy học, lựa chọn tổ chức các hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu bài học. Đồng thời dựa vào mục tiêu bài học để đánh giá mức độ hình thành các năng lực nói chung và năng lực khoa học nói riêng của học sinh.

Vì thế, người Hiệu trưởng phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của mơn TN-XH để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng để chỉ đạo hướng dẫn giáo viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu môn học. Đồng thời có Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý đội ngũ giáo viên thực

<b>hiện đúng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học. Khi Hiệu trưởng quản lý giáo viên </b>

thực hiện mục tiêu dạy học môn TN - XH phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây: - Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng môn TNXH trong trường tiểu học.

- Giao nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn phổ biến, triển khai

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

những nội dung chỉ đạo về việc thực hiện chương trình dạy học môn TN-XH trong năm học; Tổ chức học tập chương trình, kế hoạch, quy chế chuyên môn môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với đổi mới chương trình GDPT 2018. Triển khai, tập huấn các chuyên đề về mơn TN-XH cho đội ngũ giáo viên văn hố; Tập huấn bồi dưỡng theo chuyên đề về mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn TN-XH nhằm giúp giáo viên hiểu rõ và nắm vững mục tiêu môn học một cách “thường xuyên”.

Để thực hiện quản lý mục tiêu dạy học môn TN&XH hiệu trưởng cần thực hiện: Cần xác định mục tiêu dạy học tổng quát và chi tiết theo thời khóa biểu, theo lớp, theo bộ môn...

Mục tiêu dạy học phải được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải chức năng của người dạy. Người học là chủ thể thực hiện mục tiêu để chiếm lĩnh khả năng mới.

Mục tiêu dạy học phải thiết thực, phù hợp và có tính khả thi với HS tiểu học. Xác định trình độ cần đạt được và phương pháp để đo lường được mức độ thành công của người học.

Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Đặc biệt cần xây dựng nội dung chương trình giảng dạy chuyển từ nền chương trình giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Trong đó, tập trung vào các nội dung kiến thức, kỹ năng của từng môn học và với mỗi khối học.

Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, tăng cường kiến thức thực tiễn, kiến thức vùng miền...

Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn thống nhất nội dung chương trình giảng dạy của bộ môn và từng khối lớp trong trường. Hiệu trưởng ủy quyền cho Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chương trình giảng dạy của GV thông qua TTCM, kế hoạch bài dạy đồng thời trực tiếp dự giờ đột xuất. Thông qua đó, lãnh đạo Nhà trường cùng TCM và GV thấy những vấn đề nảy sinh khi thực hiện giảng dạy nội dung, chương trình theo hướng đổi mới tích cực. Để nâng cao hiệu quả dạy học trong trường, Hiệu trưởng có thể tăng cường cử GV học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn về phương pháp dạy học, về chương trình SGK mới, kiểm tra đánh giá HS với phương pháp kiểm tra năng lực tư duy...

<i><b>1.4.2. Quản lý việc thực hiện nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội </b></i>

Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 2018: “môn Tự nhiên xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên” [8].

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Chính vì vậy, quản lý nội dung dạy học môn tự nhiên xã hội trong trường tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì nội dung môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.

Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ mơi trường, phịng tránh thiên tai, giáo dục tài chính... được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.

Tổ chức thực hiện dạy học tích hợp những nội dung liên quan đến thế giới TN&XH, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của con người là cầu nối giữa TN&XH.

Từ việc xây dựng, nội dung chương trình dạy học. Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GV về cách thức soạn kế hoạch bài dạy, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá HS: Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của HS. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách tự học, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng CBQL, lớp cử nhân, cao học quản lý để hiểu nguyên tắc, cấu tạo chương trình của từng mơn học, phạm vi kiến thức của môn học, những phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng của bộ mơn, những kiến thức đã được đổi mới trong chương trình, SGK, phương pháp dạy học bộ môn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để từ đó có kế hoạch chuẩn bị những phương tiện DH phù hợp, giúp cho việc kiểm tra, đánh giá HĐDH của GV chính xác hơn.

Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận, bàn bạc về những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy trong năm học trước và những vấn đề đổi mới chương trình, SGK, phương pháp dạy học trong dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực để thống nhất thực hiện trong năm học.

Thực hiện nghiêm túc triển khai các mặt hoạt động dạy học theo yêu cầu của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT, kế hoạch của nhà trường. Tuy nhiên cần chú ý đảm bảo cân đối các hoạt động trong năm theo tình hình đặc trưng của nhà trường để GV thực hiện hết chương trình dạy học.

Theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình, nội dung thơng qua: sinh hoạt chuyên môn, qua tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chun mơn.

Tổ chức triển khai, áp dụng các nội dung, phương pháp, hình thức dạy học nhằm phát triển năng lực HS đến với toàn thể GV, HS trong nhà trường.

Tổ chức thực hiện, phân bổ các nguồn lực để thực hiện dạy học môn TN&XH

</div>

×