Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Văn Hóa Nam Bộ Môn Văn hóa Việt Nam Đại học Kiến trúc Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.05 MB, 35 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VĂN HÓA NAM BỘ ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NHÓM 18 :

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NGÔ THỊ THU LƯƠNGLÊ HẢI DƯƠNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ,DÂN CƯ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN</b>

<b>VỊ TRÍ ĐỊA LÝ </b>

Nam Bộ là địa bàn thuộc lãnh thổ của các tỉnh thành:

- Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu (Đông Nam Bộ) - Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc

Trăng. An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau (Tây Nam Bộ) - Thành phố Hồ Chí Minh

Diện tích:

- Đông Nam Bộ: Khoảng 26000km² bao gồm phần đất đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phân thêm phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai

- Tây Nam Bộ: khoảng hơn 4000km², chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long, cùng một vài dày núi thấp ở miền Tây An Giang , Kiên Giang.

- Là vùng đất nằm ở cuối cùng đất nước về phía Nam, trọn vẹn trong lưu vực của hai dịng sơng Đồng Nai và Cửu Long, mà lại là phần hạ lưu của hai dịng sơng

- Gần Biển Đơng, là vùng đất cửa sông giáp biển

→ Vị thế địa - văn hóa này của Nam Bộ tạo cho nó có những đặc điểm văn hóa riêng

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN</b>

Rừng núi: có nhiều khu rừng núi phong phú, bao gồm rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ. Đồng bằng: có nhiều đồng bằng và vùng đất canh tác phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, cây mía, cây cao su, cây điều và các loại cây ăn quả khác.

Sơng ngịi: có nhiều con sơng lớn như sơng Mekong, sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn... Biển đảo: có nhiều bãi biển đẹp như Vũng Tàu, Phan Thiết, Côn Đảo...

<b>DANH LAM THẮNG CẢNH</b>

Đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang Rừng tràm Trà Sư – tỉnh Cà Mau

Chợ Bến Thành - Thành phố Hồ Chí Minh Rừng quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai

Chợ nổi Ngã Bảy -Tiền Giang

Khu sinh thái Bình Châu Hồ Cốc - Bà Rịa Vũng Tàu,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Cuối thế kỉ VI: sự biến mất của nền văn hóa Ĩc Eo → Nam Bộ rơi vào tình trạng hoang vu hiểm trở

Khoảng thể kỉ XIII: người Khơme đến vùng này khai phá sau khi vương quốc Ăngco tan vỡ

-Đầu thế kỉ XIX: người Chăm định cư tại An Giang, Tây Ninh Thế kỉ XVI – XVII: cư dân Việt di cư vào Nam

1862 – 1945: Thực dân Pháp đô hộ-1945 – 1975: Kháng chiến chống Pháp, Mỹ

Q trình hình thành văn hóa vùng Nam Bộ là sự pha trộn và tương tác giữa các yếu tố văn

hóa từ các dân tộc và cộng đồng sinh sống tại khu vực này. Vùng Nam Bộ có vị trí địa lý quan trọng, tiếp giáp với nhiều vùng lân cận, từ đó đã tiếp nhận và phản hồi nhiều yếu tố văn hóa từ các vùng khác

Trong quá trình lịch sử, vùng Nam Bộ đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và biến đổi, từ đó hình thành nên những đặc trưng văn hóa riêng biệt. Văn hóa vùng Nam Bộ thường được

nhận biết qua nhiều phong tục, tập quán, truyền thống, ngôn ngữ, kiến trúc, ẩm thực và nghệ

Các yếu tố chính góp phần vào q trình hình thành văn hóa vùng Nam Bộ bao gồm yếu tố địa lý, lịch sử, xã hội, văn hóa dân tộc và tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của văn hóa vùng Nam Bộ đã tạo nên sự đặc biệt và độc đáo, góp phần làm phong phú

thêm bức tranh văn hóa của cả nước

Nhân dân Nam bộ nổi dậy kháng chiến chống Pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU</b>

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, những đặc điểm của vùng đã được lợi dụng để thực hiện công cuộc khai thác, bóc lột của chúng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được biến thành một vùng nông nghiệp thương phẩm,

chuyên sản xuất hàng hoá lúa gạo xuất khẩu lấy lời với mức độ đứng hàng thứ ba thế giới

Người Pháp đã triển khai mơ hình khai thác Nam Kỳ nói chung và Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng với những nhân tố cơ bản là: phát triển chế độ đại sở hữu về ruộng đất của giai cấp đại địa chủ phong kiến; quan hệ địa chủ – tá

điền, hình thành mạng lưới kênh đào khắp Đồng bằng sơng Cửu Long; xây dựng Sài Gịn – Chợ lớn thành thành phố động lực cho cả vùng, hình thành những thành phố nhỏ khác như Mỹ Tho, Cần Thơ,...; kết hợp quan hệ bóc lột tư bản thực dân với các quan hệ khác, nhất là quan hệ sản xuất phong kiến,... Riêng về khía cạnh kinh tế, thời kỳ này văn hố vùng đã có những tác động

tích cực đến việc phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn ĐBSCL. Biết tiếp thu cái gì và loại bỏ điều gì; tiếp thu khoa học công

nghệ mới, kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh,... dứt khoát loại bỏ văn hoá phản động đồi trụy, kiên quyết chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ

NGUỒN GỐC

Dân cư Nam Bộ có nguồn gốc từ các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và một số dân tộc thiểu số khác

Dù có nguồn gốc từ đâu, hành trang họ đem theo khơng chỉ có vật dụng mà cịn là vốn văn hóa ẩn trong tiềm thức

THÀNH PHẦN DÂN TỘC

<small>Dân tộc Kinh: là nhóm chiếm đa số dân số, có nguồn gốc từ người Việt cổ</small>

<small>Dân tộc Hoa: là nhóm dân tộc người Hoa sinh sống và gắn bó với vùng Nam Bộtừ lâu đời</small>

<small>Dân tộc Khmer: là nhóm dân tộc sinh sống chủ yếu ở các tỉnh ven biển phíaNam của Việt Nam, gắn bó với vùng đất Nam Bộ từ lâu đời</small>

<small>Các dân tộc thiểu số khác: bên cạnh ba nhóm dân tộc chính trên, vùng NamBộ cịn có sự hiện diện của nhiều dân tộc thiểu số khác như Chăm, Ê Đê, XơĐăng, Bru-Vân Kiều,…</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>TÂM LÝ LỐI SỐNG TÍNH CÁCH CƯ DÂN</b>

Tính cách của người Việt Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt với người Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ: cởi mở, không ưa sự ràng buộc, chuộng sự bình đẳng; trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, bươn chải, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới; trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả láng, v.v.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>II. ĐẶC ĐIỂM</b>

<b>VĂN HÓA NAMBỘ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>VĂN HÓA CƯ TRÚ </b>

Nhà ở của người Việt Nam Bộ có ba loại chính: nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn cất dọc theo kinh rạch, và nhà nổi trên sông nước.

Nhà nổi trên sông nước là nơi cư trú đồng thời là phương tiện mưu sinh của những gia đình theo nghề ni cá bè, vận chuyển đường sông, buôn bán ở các chợ nổi, bán sỉ và bán lẻ trên sông.

Người Chăm Nam Bộ trước đây cũng ở nhà sàn, nhưng ngày nay phần nhiều cũng đã chuyển thành nhà đất.

Ở miền Đông, người Stiêng vẫn còn sử dụng nhà sàn dài, phù hợp với chế độ đại gia đình phụ hệ, nhưng người Chrau thì phần nhiều cũng đã chuyển nhà sàn thành nhà đất như người Việt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Người Khmer trước đây đều ở nhà sàn, nhưng ngày nay phần nhiều đã chuyển thành nhà đất, nhà sàn chỉ còn phổ biến ở những khu vực gần biên giới. Nhà ở của họ ngày nay về hình dáng, vật liệu kiến trúc cũng gần giống với nhà của người Việt và người Hoa. Nếu sống trên đất cao thì người Khmer thường làm nhà đất, còn ở nơi đất thấp họ phải cất nhà sàn, nhỏ nhưng nóc cao, mái rất dốc và thường được lợp bằng lá dừa nước, ở các vùng gần biên giới thì dùng lá dừa

chằm để lợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>VĂN HÓA ẨM THỰC </b>

Ẩm thực của người Việt Nam Bộ cũng theo truyền thống bảo đảm cân bằng âm dương và theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc của người Việt nói

chung. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý đặc thù và giao lưu tiếp biến văn hố, cơ cấu bữa ăn thơng thường của người Việt nơi đây đã được điều chỉnh thành cơm – canh – rau – tôm cá. Để cân bằng với khí hậu nóng nực, người Việt nơi đây rất chuộng ăn canh, và do tiếp biến các món canh chua của người Khmer, nên

các món canh chua Nam Bộ cực kỳ phong phú.

Do nguồn thuỷ sản dồi dào, thành phần thuỷ sản như cá, tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò, ốc, hến, lươn… giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu bữa ăn. Cũng do môi trường lắm tôm cá, nên các loại mắm nơi đây phong phú hơn hẳn các vùng miền khác: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm tơm chua, mắm rươi,

mắm cịng, mắm ba khía, mắm ruốc, mắm nêm… Cách chế biến cũng rất đa dạng và đặc sắc: mắm sống, mắm kho, mắm chưng, lẩu mắm, bún mắm… Từ các

nguồn nguyên liệu thuỷ sản này kết hợp với các loại rau trái phong phú, người Nam Bộ đã sử dụng các kỹ thuật nấu nướng khác nhau như nướng, hấp, chưng, luộc, kho, xào, khô, mắm… để chế biến ra các loại món ăn khác nhau với những hương vị độc đáo. Bên cạnh đó, mỗi địa phương lại có những đặc sản nổi tiếng của mình.

Bánh canh Trảng Bảng Mâm cơm Nam Bộ Canh chua cá kèo

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Người Khmer Nam Bộ cũng có cơ cấu bữa ăn thông thường là cơm – canh – rau – tơm cá, với các món ăn đặc trưng như mắm prahoc, canh sịm lo ko kơ, bún sịm lo mun mờ chat… Mắm prahoc(người Việt gọi là mắm bị hóc) được làm bằng nhiều loại cá, cách làm rất công phu và tốn thời gian (khoảng hơn 4 tháng). Bên cạnh đó cịn có các loại mắm pro ot (bị ót), ơng pa, pơ ling làm

bằng tép mồng, tép bạc, và một loại mắm chua rất ngon có tên là pha ơk

(mắm chao). Dùng tôm tép trộn muối và cho vào nhiều thính (gạo rang) xong đem phơi nắng khoảng 7-10 ngày. Khi ăn người ta trộn với đu đủ xanh thái

nhỏ, củ gừng, củ riềng, ớt, chuối chát xắt mỏng. Canh sịm lo ko kơ (canh sim lo) thì có cách nấu rất cơng phu, phải dùng thịt, cá tươi nấu với rau ngổ, chuối rém, hoặc trái đu đủ non và nêm bằng mắm prahoc. Đây là món canh phổ

thơng được dùng ở nhiều nơi. Món bún sịm lo mun mờ chat (bún nước lèo) thì cả người Khmer và người Việt đều có và ưa thích. Ngồi ra, người Khmer cịn có món canh vừa chua vừa cay vừa béo gọi là sòm lo mò chu được nấu với cơm mẻ rất đặc sắc, hoặc thêm trái chuối xiêm cịn xanh và một ít mắm prahoc gọi là sòm lo mò chu pha le rất ngon.

Canh sim lo Mắm bị hóc

<b>VĂN HĨA ẨM THỰC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>VĂN HÓA TRANG PHỤC </b>

Về trang phục, do sống trong môi trường sông nước, nông dân người Việt ở Nam Bộ, cả nam và nữ, rất thích chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn. Chiếc áo bà ba gọn nhẹ rất tiện

dụng khi chèo ghe, bơi xuồng, lội đồng, tát mương, tát đìa, cắm câu giăng lưới, và có túi để có thể đựng một vài vật dụng cần thiết. Chiếc khăn rằn được dùng để che đầu, lau mồ hơi, và có thể dùng quấn ngang người để thay quần.

Trang phục thường nhật của nam giới người Khmer Nam Bộ cũng là bộ bà ba đen, quấn khăn rằn. . Trang phục nữ giới cách đây ba, bốn mươi năm là xăm pốt, một

loại váy bằng tơ tằm, hình ống . Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt chân khen,

một loại váy hở, quấn quanh thân, nhưng khác nhiều tộc người khác cũng có loại váy này là cách mang váy luồn giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên giắt cạnh hông. Họ thường mặc váy trong những ngày lễ lớn, mỗi ngày mặc một màu khác

nhau. Đó là loại xăm pốt pha muông. Thường nhật hiện nay, trang phục của người Khmer giống với người Việt ở địa phương. Trong lễ tết, họ lại mặc loại áo dài giống người Chăm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT</b>

Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư dân trên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông nước rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền khác.

Nhờ sơng Cửu Long có tốc độ dâng nước và tốc độ dịng chảy thấp, người ta khơng cần phải đắp đê ngăn lũ như ở đồng bằng sông Hồng, mà ngược lại còn tận dụng nguồn nước này vào mùa lụt để đưa nước ngọt và phù sa vào ruộng, rửa phèn ở vùng trũng, đánh bắt thuỷ sản, v.v. Khơng chỉ thế, sơng nước nơi đây cịn là tiền đề phát triển các nghề buôn bán trên sông, vận tải đường sông, v.v.

Cho nên, không ở đâu có nhiều từ ngữ để chỉ các loại hình và hoạt động sông nước như ở vùng này. Sông nước đã trở thành một yếu tố cấu thành đặc trưng của văn hoá nơi đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Do diện tích có thể trồng lúa trên cả hai vùng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu nên ở nơi đây, truyền thống nông nghiệp lúa nước của người Việt đã được phát huy ở mức tối đa: Nam Bộ sản xuất đến 50% lúa cả nước, và góp phần chính yếu vào sản lượng gạo

xuất khẩu hằng năm trên 4 triệu tấn của cả nước. Nhiều thương hiệu lúa gạo của Nam Bộ rất nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, như gạo Tài Nguyên, gạo Nàng

Hương Chợ Đào (Cần Đước, Long An), v.v.

Nam Bộ cũng là nơi sản xuất đến 70% trái cây cả nước. Các tỉnh miền Đơng có sầu riêng, mít, bưởi, măng cụt, vú sữa, chơm chơm… Long An có đặc sản dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức. Bến Tre có cam, qt, sầu riêng, chuối, chơm chơm, măng cụt, mãng cầu, xồi cát,

bịn bon, khóm,vú sữa, bưởi da xanh, trồng nhiều ở Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Vĩnh Long nổi tiếng khắp Việt Nam với đặc sản bưởi Năm Roi, v.v.

<b>CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Sở hữu một vùng sông nước lắm thuỷ sinh và được biển bao quanh hai phía, Nam Bộ cũng là một ngư trường giàu có nhất nước, là cơ sở đề phát triển các nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

Đánh bắt thuỷ sản phát triển cả ở vùng đầu nguồn, vùng cửa sông và vùng biển. Chế biến thuỷ sản rất phát triển ở TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nổi tiếng cả nước và quốc tế. Nghề nuôi cá bè trên sơng phát triển ở

Đồng Nai, Châu Đốc…

Ngồi ra, do tôm cá dồi dào nên Nam Bộ cũng là nơi có nhiều sân

chim nhất trong cả nước. Hầu như tỉnh nào ở miền Tây cũng có sân chim, trong đó nổi tiếng nhất là các sân chim ở Bến Tre, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau. Mỗi sân chim là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn chim thú hoang dại như, cò, vạc, sếu… cùng với thảm thực vật phong phú của môi trường đồng bằng và ven biển nhiệt đới gió mùa.

<b>CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Nam Bộ cũng là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước. Các tỉnh miền Đơng có cao su, điều, đậu phộng… Các tỉnh miền Tây có dừa, mía, đậu phộng, thuốc lá, tiêu… Long An trồng nhiều đậu phộng ở Đức Hồ, trồng mía ở Thủ Thừa. Bến Tre có gần 40.000ha dừa, cho rất nhiều trái và lượng dầu cao. Ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản phẩm khác là than dừa, vỏ dừa làm thảm dừa, dây dừa, kẹo dừa. Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch tại Mỏ

Cày, Giồng Trơm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ Cày, nơi có loại thuốc thơm nổi tiếng. Ngồi ra huyện Chợ Lách (Bến Tre) cịn là nơi trồng các loại hoa kiểng, bonsai nổi tiếng.

<b>CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>NGHÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG</b>

Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển. Bình Dương là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài.

Các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực. Bến Tre có làng nghề chế biến các sản phẩm từ dừa và mật ong trên cồn

Phụng thuộc huyện Châu Thành, v.v.

Việc giao thương của vùng cũng mang đặc thù sông nước. Từ xưa, các trung tâm giao thương lớn của vùng đều được hình thành ven bờ sơng rạch, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hố: Nơng Nại Đại phố, Mỹ Tho Đại phố, Sài Gòn, Cần

Thơ… Đặc biệt ở miền Tây cịn có các chợ nổi mà tồn bộ hoạt động đều diễn ra trên sơng nước. Chợ nổi đã trở thành một nét sinh hoạt văn hố rất đặc thù của miền Tây sơng nước, và được ngành du lịch khai thác như một sản phẩm du lịch độc đáo dành cho du khách.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>NGHÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG</b>

Người Khmer Nam Bộ chủ yếu làm nghề trồng lúa nước trên đất giồng và vùng chân giồng, nơi đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước và các loại

hoa màu. Người Hoa ở nông thôn Nam Bộ chủ yếu làm các nghề nông nghiệp, rừng, nghề cá, nghề muối, nghề sắt, ...Người Hoa ở vùng đơ thị thì hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, vận tải.

Người Chăm Nam Bộ chủ yếu làm các nghề đánh cá, làm ruộng, buốn bán, dệt vải.

Người Stiêng chủ yếu là làm nương rẫy trồng lúa, và làm một ít ruộng nước. Săn câu lượm hái là ngành kinh tế phụ, rất thiết thực vào mùa giáp hạt. Nghề thủ cơng có đan lát, làm đồ gốm, dệt vải.

Người Chrau chủ yếu là làm nương rẫy. Săn câu lượm hái vẫn còn giữ vị trí nhất định trong đời sống hằng ngày. Nghề thủ cơng kém phát triển, chỉ có một ít nghề phụ gia đình như đan, rèn, mộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Chùa của người Khmer Nam Bộ có kiến trúc rất độc đáo, là nơi thể

hiện những thành tựu nổi bật về kiến trúc, điêu khắc, hội họa và hoa văn trang trí của người Khmer. Các ngơi chùa khơng chỉ là trung tâm tơn giáo mà cịn là trung tâm giáo dục, trung tâm văn nghệ, trung tâm hội họp, trung tâm lễ hội của cộng đồng. Tồn vùng có tổng cộng hơn 400 ngơi chùa Khmer, trong đó xưa nhất và nhiều nhất là các chùa

Khmer trên địa bàn Trà Vinh và Sóc Trăng.

Những nơi thờ phụng cơng cộng của người Hoa nhưcác hội quán, miếu, đình, đền, chùa, nhà thờ, đều có lối kiến trúc và điêu khắc cổ kính, đặc thù.Những

nơi thờ phụng cơng cộng này khơng chỉ là trung tâm tín ngưỡng mà cịn là trung tâm văn hoá, giáo dục của cộng đồng, nơi giữ gìn và phát huy truyền

thống văn hố nghệ thuật của người Hoa. Riêng Sài Gòn – Chợ Lớn đã có trên 20 nơi thờ phụng cơng cộng như vậy: các hội quán Minh Hương Gia Thạnh

(xây dựng năm 1789), Nghĩa Nhuận, Lệ Châu (Minh Hương – Chợ Lớn), Tuệ Thành (Quảng Đông – Chợ Lớn, xây dựng năm 1796),...

Chùa Âng- Trà Vinh

Hội quán Minh Hương Gia Thạnh

<b>VĂN HÓA KIẾN TRÚC , ĐIÊU KHẮC</b>

</div>

×