Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.19 KB, 15 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG HUẾ</b>
<b>LỚP S4753.19 BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHƯƠNG TRÌNH 03DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHỔ THƠNG</b>
<b>BÀI THU HOẠCH CUỐI KHĨA</b>
<b>ĐỀ BÀI: ANH/CHỊ CHO BIẾT NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾNTÌNH TRẠNG MẤT AN TOÀN VÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG</b>
<b>THỜI GIAN QUA? HÃY ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NHĨM BIỆN PHÁP ĐỂPHỊNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH</b>
<b>THỪA THIÊN HUẾ?</b>
<b>Module GVPT 10: Thực hiện và xây dựng trường học an tồn, phịng chốngbạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông</b>
GV nhận bài : Nguyễn Thanh Tùng <i>Thừa Thiên Huế, ngày tháng 3 năm 2024</i> <b><small>Kết quả bài thu hoạch</small></b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>I. MỞ ĐẦU.</b>
Trong thời đại ngày nay – thế kỷ của những đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế - chính trị cho đến văn hóa – giáo dục, đồng thời với sự phát triển ấy, con người cũng phải đối mặt với cuộc sống ngày càng phức tạp, chất chứa khơng ít những vấn nạn tồn cầu gây nhức nhối. Ơ nhiễm mơi trường, chiến tranh, kinh tế suy thối, phân biệt giới tính, phân biệt màu da, phân biệt tín ngưỡng.. chính là một vài trong vơ số những vấn đề toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt, một trong số đó có cả vấn nạn bạo lực học đường. Tình trạng bạo lực xuất hiện dưới nhiều phạm vi và hình thức, từ bạo lực trong các tình huống xã hội cho đến bạo lực gia đình, bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực trong hồn cảnh nào hay hình thức nào cũng là sai lầm cần phê phán, nhưng ở bài báo cáo nghiên cứu này, tôi muốn tập trung vào vấn nạn bạo lực trong phạm vi riêng là mơi trường học đường.
Tình trạng bạo lực diễn ra rất nhiều mỗi ngày trên thế giới, đặc biệt trong môi trường học đường. Không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với vấn đề này. Thậm chí tại nhiều quốc gia phát triển, chính phủ và nhân dân vẫn phải nhức nhối vì bạo lực học đường xảy ra với tần suất và mức độ nghiêm trọng ở mức độ báo động đỏ. Bạo lực học đường dưới nhiều hình thức ở đối tượng học sinh đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những nạn nhân nói riêng và cả xã hội, quốc gia nói chung. Tình trạng này đã phản ánh rất thực tế những vấn đề căn cốt và bản chất liên quan đến đạo đức và lối sống của con người hiện đại. Với những hậu quả nặng nề và sự phổ biến trong mơi trường trường học, tình trạng bạo lực học đường hiện đang là một trong những vấn đề nguy cấp nhất của nền giáo dục toàn cầu.
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của tồn xã hội.Hiện tượng bạo lực khơng phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xẩy ra liên tục hơn trong các
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thơi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Cơng An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%). Những số liệu đó thực sự trở thành hồi chng cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này. Do đó việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.
<b>II.NỘI DUNG.1. Cơ sở lý luận.</b>
Bạo lực học đường là thuật ngữ để chỉ những hành vi bạo lực cố ý gây ra những thiệt hại về tinh thần, thể chất của người học như hành hạ, đánh đập, ngược đãi, xâm hại sức khỏe, thân thể, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi… xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Có thể coi đây là hành vi gây thương tích có chủ đích gây tổn hại về tinh thần, sức khỏe có chủ đích với người bị hại, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng đến tính cách, tâm lý và tương lai của người khác. Tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng và bộ lộ tính phức tạp, nguy hiểm gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng bạo lực học đường khác nhau bao gồm học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và ngược lại, cha mẹ với học sinh và các đối tượng
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">khác với học sinh. Trong đó phổ biến nhất là bạo lực giữa học sinh với học sinh.
Một điều đáng lo ngại là tình trạng bạo lực xảy ra đôi khi đến từ nguyên nhân rất đơn giản như mâu thuẫn nói xấu nhau trên diễn đàn, va chạm khi chơi đùa ngoài giờ học… Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, vì vậy chúng ta nên quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường để có biện pháp phòng tránh và hỗ trợ kịp thời.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
<i><b>1.1 Quan niệm về bạo lực học đường</b></i>
<i>Hành vi bạo lực được định nghĩa là hành vi “cố ý dùng sức mạnh thể chấthoặc uy quyền để đe dọa hoặc thực hiện hành vi chống lại bản thân, một hoặcmột nhóm người khác hay một cộng đồng, gây ra sự tổn thương về thể chất vàtinh thần, nguy hại hơn có thể dẫn đến tử vong” (World Health Organization:</i>
WHO, 1996).
Hành vi bạo lực học đường là một phần của hành vi bạo lực, xảy ra bên trong hoặc bên ngồi phạm vi khơng gian của nhà trường nhưng có liên quan đến thành viên của nhà trường. Hành vi bạo lực học đường có thể diễn ra giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, hành vi này diễn ra phổ biến giữa học sinh với học sinh (Trần Thị Tú Anh, 2012).
Các hành vi bạo lực học đường thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, từ khơng lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến hành động thù định, gây hấn, phá phách, gây tổn thương cho người khác (Phan Thị Mai Hương, 2009).
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Hành vi bạo lực học đường còn là những hành vi như kết băng nhóm hăm dọa bạn bè, ăn hiếp người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ - tiền của bạn khác hoặc thậm chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xơ xát đánh nhau hoặc đánh nhau có sử dụng hung khí (Nguyễn Thị Hồng Thắm, Tơ Gia Kiên, 2009). Bạo lực học đường hay gây hấn học đường là hành vi làm hại, gây tổn thương về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý (Trần Thị Minh Đức, 2010).
Phân tích quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng ta nhận thấy hành vi bạo lực học đường thuộc nhóm hành vi bạo lực trong xã hội nói chung, vì thế hành vi này có các đặc điểm cơ bản sau:
<i>Hành vi bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn: Hành vi bạo</i>
lực học đường được coi là những hành vi lệch chuẩn bởi nó vi phạm các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, nội quy của nhà trường nơi mà các em là thành viên (Nguyễn Văn Lượt, 2009). Hành vi bạo lực học đường còn được coi là những hành vi chống đối xã hội vì nó đe dọa, tấn công người khác hoặc phá hủy tài sản công (Carra Cecile, 2009).
Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 07/5/2017 về quy định mơi trường giáo dục an tồn lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực học đường có nêu rõ:
<i>“Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể,sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và cáchành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trongcơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”.</i>
<b>1.2. Các hình thức của bạo lực học đường</b>
<i><b>a. Bạo lực về thể chất</b></i>
Là việc một đối tượng/nhóm đối tượng cố ý sử dụng vũ lực có khả năng làm tổn hại gây ra tử vong hoặc không gây ra tử vong cho người khác.
Bạo lực thể chất bao gồm, nhưng khơng giới hạn, các hình thức sau đây: - Tất cả các hình thức tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt độc ác, phi nhân tính;
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">- Tất cả các hình thức trừng phạt thân thể, ép buộc người khác vào những tư thế khó chịu, tấn cơng bằng tay hoặc một đồ vật, ép ăn uống, cho sử dụng những chất kích thích hoặc chất độc hại cho cơ thể (như thuốc mê, chất gây nghiện, chất độc…);
- Ngăn cản không đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cơ thể: ăn, uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân;
- Bị một hay nhóm đối tượng bắt nạt thân thể và ăn hiếp.
<i><b>b. Bạo lực về tinh thần</b></i>
Là ngược đãi về tinh thần, lạm dụng tinh thần, lạm dụng bằng lời nói, lạm dụng tình cảm hoặc thờ ơ, xao nhãng gây ra những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, lo lắng sợ hãi làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người khác.
Bạo lực tinh thần bao gồm, nhưng khơng giới hạn, các hình thức:
- Hạ thấp, xúc phạm, chê bai (nói với họ là người kém cỏi, khơng có giá trị, khơng được u mến, khơng được mong muốn, lăng mạ, bêu xấu tên tuổi, làm nhục, làm mất uy tín, nhạo báng và nói xấu);
- Tất cả các hình thức vi phạm sự riêng tư và vi phạm sự bảo mật có thể gây ra tác động tâm lý có hại cho người khác;
- Gây sợ hãi, hăm dọa, đe dọa; bóc lột và mua chuộc; hắt hủi và chối bỏ; cô lập, phớt lờ và thiên vị; Từ chối phản ứng tình cảm; xao nhãng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần, y tế và giáo dục;
- Để trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình hoặc đối xử thù địch; - Đưa vào giam giữ, cô lập;
- Bắt nạt và uy hiếp trên mạng thông qua điện thoại, internet.
<i><b>c. Bạo lực về tình dục</b></i>
Bao gồm bất kỳ hành động tình dục hay ý định thực hiện hành động tình dục nào với người khác mà không được sự đồng ý hoặc thực hiện các hành động xúi giục hoặc cưỡng ép, đe dọa hoặc ép buộc trẻ em tham gia vào bất kỳ hành động tình dục nào.
Bạo lực tình dục bao gồm, nhưng khơng giới hạn, các hình thức sau đây:
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">- Quấy rối, tấn cơng tình dục, cưỡng hiếp người khác; Vuốt ve mơn trớn, cưỡng hiếp và tấn cơng tình dục trẻ em;
- Tội phạm mạng/Lạm dụng và bóc lột tình dục trực tuyến/qua mạng hoặc bằng cơng nghệ số.
<b>2. Thực trạng</b>
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang trở nên khá phổ biến tại hầu hết những quốc gia trên thế giới. Báo cáo của cơ quan phịng, chống tơi phạm Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4-6 triệu học sinh có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Số liệu này ngày càng tăng, khiến bạo lực học đường trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng. Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thơi học vì đánh nhau. Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng. Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn. Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều. Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thơng báo. Cịn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác cịn bị tấn cơng về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này. Từ năm 2010
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">đến nay, cả nước xảy ra 7.735 vụ học sinh đánh nhau. Cứ 5.260 học sinh xảy ra một vụ đánh nhau, và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau.
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà cịn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
Theo các số liệu thống kê từ các nhà nghiên cứu, Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí đáng lo ngại về tỷ lệ bạo lực học đường, và dấu hiệu tăng cường này không chỉ phản ánh sự gia tăng về số lượng các vụ bạo lực học đường, mà cịn báo hiệu mức độ nguy hiểm của nó đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Cần lưu ý rằng bạo lực học đường thường bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhưng rồi chúng trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng bạo lực học đường không giới hạn chỉ trong phạm vi một cá nhân hoặc một trường hợp cụ thể, mà đã lây lan đến môi trường trường học, từ nông thôn đến thành thị. Đa dạng và phức tạp là điều nổi bật khi xem xét về đối tượng trong bạo lực học đường, bao gồm từ học sinh tiểu học đến sinh viên đại học. Bạo lực học đường không hạn chế ở nam giới, mà còn bao gồm cả nữ giới, đặc biệt ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thơng. Nó không chỉ xuất hiện giữa học sinh và học sinh, mà cịn gắn liền với các tình huống bạo lực giữa học sinh và giáo viên cũng như giữa giáo viên với học sinh.
Theo dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, đã có xấp xỉ 1600 trường hợp bạo lực học đường được ghi nhận, bao gồm cả những vụ xảy ra trong và ngoài lĩnh vực nhà trường. Dựa trên thống kê này, có khoảng 5200 học sinh có ít nhất một vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh thì lại có một em phải nghỉ học do bị bạo lực học đường. Trong số các trường hợp bạo lực, có hơn 75% trường hợp liên quan đến học sinh và sinh viên. Đáng chú ý, tình trạng này hiện đang có xu hướng trẻ hóa và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng lên. Ở Việt Nam, bạo lực học đường không chỉ bao gồm những hành vi thể chất như đánh đập mà còn bao hàm nhiều biểu hiện tấn công tinh thần, chẳng
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">hạn như đe dọa, lăng mạ bằng lời nói. Những hành vi này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển tồn diện của học sinh trong tương lai.
<b>3. Ngun nhân</b>
Thứ nhất, đó là ngun nhân từ chính các em học sinh. Theo một báo cáo của Viện khoa học giáo dục Việt Nam, đối tượng tham gia đánh nhau hầu hết là học sinh ở cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (từ 12-17 tuổi), đây là lứa tuổi mà tâm, sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự chứng tỏ bản thân, dễ bị bạn bè rủ rê, lơi kéo, tâm lý có những nét bất ổn, đơi lúc bốc đồng, khơng kiểm sốt được hành vi bản thân. Trong giai đoạn này, chỉ cần sự tác động, kích thích xấu từ bên ngồi cũng khiến các em học theo, do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử, sự non nớt trong kỹ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm, chuẩn mực sống... sẽ dẫn đến nhận thức và hành động sai.
Thứ hai, nguyên nhân từ mơi trường gia đình và xã hội: mơi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ được sinh ra tiếp xúc là gia đình, bố, mẹ là những người có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Trong tình hình hiện nay, có khơng ít ông bố, bà mẹ dạy con bằng cách la mắng, đánh đập thô bạo con khi con mắc sai lầm, dần dần đã hình thành trong con cái tính hung hăng hơn. Việc con cái tiếp xúc với văn hóa như phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi (kiếm, súng) mang tính bạo lực... cũng gây ra những tác động tiêu cực, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ. Môi trường xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bạo lực học đường. Đa số những vụ việc bạo lực học đường thường xảy ra với những thanh thiếu niên sống trong cộng đồng dân cư có mơi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng nghỉ học sớm, chơi bời lêu lổng, nơi có nhiều tệ nạn xã hội... khi tiếp xúc với nhiều đối tượng xấu đó đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động, ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường.
Thứ ba, nguyên nhân từ nhà trường: các trường học còn nặng về việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">người. Mặt khác, cuộc sống thực dụng, chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã làm cho giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo bị xuống cấp. Một số vụ việc học sinh đánh nhau ngay tại lớp học nhưng nhà trường không hay biết, chỉ đến khi trên mạng xuất hiện clip mới quay lại xác minh, xử lý.
<b>4. Hậu quả:</b>
Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Đối với sức khỏe thể chất sẽ gây ra những thương tích trên cơ thể, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cịn về tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh, gây ra tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua.
Nạn nhân của bạo lực học đường thường có những biểu hiện lầm lì, ít nói, mất tự tin, ln ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đối với các em học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân.
Ngồi ra cịn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập: Các em học sinh là nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến việc kết quả học tập sa sút. Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường (đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học), nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật.
Hậu quả của bạo lực học đường lên sức khỏe tinh thần ngày càng phổ biến hơn trong thời đại công nghệ thông tin. Trước đây, bạo lực chủ yếu diễn ra bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Ngày nay, mọi người có thể bạo lực nhau thơng qua màn hình máy tính. Người bạo lực sẽ dùng câu chữ, hình ảnh, video hay các nội dung nhạy cảm để nhục mạ, bôi xấu nạn nhân. Tác hại, hậu quả của hình thức bạo lực học đường này nguy hiểm khơng kém gì hình thức “tác động vật lý”.
</div>