Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Can thiệp tăng tỷ lệ sử dụng muối I ốt ở người dân thành phố Hồ Chí Minh năm 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.89 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Mục lục</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ</b>

<b>1.1 Đặt vấn đề</b>

Hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh là thành phố có số dân đơng nhất trong cả nước. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2008, Tp. Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2095,6 km<small>2</small> (đứng hàng 46/63 tỉnh thành trong cả nước) nhưng lại có dân số trung bình đơng nhất là 6.611.600 người với mật độ dân số là 3155 người/km<small>2</small> [1]. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh cịn là trung tâm kinh tế và thương mại lớn nhất nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển trên là một loạt các vấn đề sức khỏe phát sinh như bùng nổ các dịch bệnh truyền nhiễm mới, tỷ lệ bệnh không lây tăng cao và đặc biệt các vấn đề về dinh dưỡng cũng đang ngày càng trở thành gánh nặng đối với Tp. Hồ Chí Minh.

Thực hiện các giải pháp trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2006 của Chính Phủ, Tp. Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả khả quan. Theo số liệu thống kê của Sở Y Tế Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 14,5% năm 2000 xuống còn 7,46% năm 2008. Tỷ lệ gia đình sử dụng muối I-ốt tăng từ 68,5% năm 2000 lên 70% năm 2008. Ngoài ra số vụ ngộ độc thực phẩm > 30 người cũng giảm dần và chỉ còn xảy ra từ 7-11 vụ trong giai đoạn 2000-2008 [2]. Mặc dù đạt được nhiều thành công nhưng các chương trình dinh dưỡng tại Tp. Hồ Chí Minh cũng gặp một số khó khăn: tình trạng béo phì ở trẻ em tăng cao, các bệnh không lây do dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp cũng tăng mạnh, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tại thành phố sụt giảm, chương trình dùng muối I ốt phịng chống bướu cổ mặc dù có tỷ lệ sử dụng tăng nhưng độ phủ muối I ốt vẫn còn thấp, và tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm mạnh nhưng thành phố chưa thể kiểm sốt được tình trạng suy dinh dưỡng ở người di dân tự do và người nhập cư. Các vấn đề trên sẽ được phân tích trong các phần tiếp theo để từ đó có thể xác định được vấn đề ưu tiên cũng như đề ra giải pháp can thiệp cho vấn đề ưu tiên được chọn.

<b>1.2 Thực trạng béo phì tại Tp. Hồ Chí Minh </b>

Tại Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh tình hình béo phì đang gia tăng ở mức báo động. Theo số liệu điều tra của Trung Tâm Dinh Dưỡng năm 2005, tỉ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi tăng từ 2.2% năm 1999 lên 3.6% năm 2002 và 6.3% năm 2005 <b>[4]. Tình trạng béo phì tăng nhanh khơng</b>

chỉ xảy ra ở trẻ < 5 tuổi mà còn xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác. Trong một nghiên cứu khác được tiến hành tại các quận nội thành Tp. Hồ Chí Minh vào năm 2004 thì tỷ lệ thừa cân và béo phì ở người có độ tuổi từ 20-60 lần lượt là 26,2% và 6,4%, trong đó phụ nữ cao hơn ở đàn ông (33,6% so với 31,6%) và tỷ lệ này tăng dần theo tuổi [5]. Những số liệu thống kê trên cho thấy béo phì đã trở thành vấn đề thật sự cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng y tế tại Tp. Hồ Chí Minh.

Mặc dù tỷ lệ béo phì đang gia tăng nhưng số người dân nhận thức được hậu quả của béo phì cịn rất ít. Có nhiều ngun nhân đưa đến tình trạng trên. Thứ nhất, kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, đời sống người dân đặc biệt chất lượng bữa ăn được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ về

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

dinh dưỡng hợp lý, nên chế độ ăn của một bộ phận người dân có nguy cơ dẫn đến béo phì. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ thái độ chủ quan của người dân đối với béo phì. Đối với đàn ơng Việt Nam, thừa cân hay béo phì, đồng nghĩa với việc có vòng bụng lớn, thể hiện sự “giàu sang phú quý”. Cịn đối với trẻ nhỏ, cha mẹ thường có gắng cho con ăn thật nhiều để khỏe mạnh. Nhưng điều này thường dẫn đến tác dụng ngược lại khi chế độ ăn của trẻ khơng hợp lý dẫn đến tình trạgn béo phì. Riêng ở phụ nữ, tình trạng béo phì thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh con, khơng kiểm sốt được chế độ ăn uống của bản thân.

Xuất phát từ tình hình thực tế như trên, các cơ quan ban ngành y tế tại Tp. Hồ Chí Minh như Sở Y Tế, các Trung Tâm Y Tế Dự Phòng, và đặc biệt Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ béo phì trong cộng đồng. Các thơng điệp truyền thơng về béo phì thường xun được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, đài, loa phát thanh xã/phường. Ngồi ra các cơ sở y tế cịn thực hiện các buổi hội thảo, tọa đàm chuyên đề về phòng chống béo phì giúp người dân nâng cao nhận thức về béo phì. Các chương trình, dựa án tư vấn về dinh dưỡng đặc biệt béo phì cũng được triển khai nhằm giúp các đối tượng thừa cân, béo phì có được chế độ ăn hợp lý hơn. Các nghiên cứu khoa học, các cuộc khảo sát về béo phì được tiến hành để xác định tình hình béo phì tại thành phố và từ đó làm cơ sở để đề ra kế hoạch và các biện pháp can thiệp hữu hiệu.

<b>1.3 Thực trạng đái tháo đường tại Tp. Hồ Chí Minh </b>

Như đã đề cập ở trên, đái tháo đường, một trong những bệnh không lây liên quan đến dinh dưỡng, cũng đang trở thành một gánh nặng đối với sức khỏe người dân Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Theo một kết quả điều tra năm 2001, tỉ lệ bệnh này ở khu vực nội thành 4 thành phố lớn là 4% , năm 2002 tỉ lệ đái tháo đường trên tồn quốc là 2.7% trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở các thành phố lớn là 4.4% [7]. Đặc biệt bệnh đang có xu hướng tăng nhanh ở giới trẻ, đặc biệt trẻ em ở độ tuổi đi học. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ sự chuyển dịch mơ hình mắc bệnh theo độ tuổi.

Đối với đái tháo đường, một bệnh mạn tính có thời gian ủ bệnh kéo dài, người bệnh thường khơng nhận thức được mình đang mang bệnh. Theo số liệu của Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường nhận biết được mình đang mắc bệnh cịn rất thấp chỉ khoảng 36%. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế cơ sở cịn yếu, khơgn đủ khả năng tư vấn đầy đủ về bệnh đái tháo đường dẫn đến tình trạng khi nhập viện thì bệnh nhân đái tháo đường gặp phải các biến chứng nặng nề.

Từ thực tế trên, các biện pháp can thiệp được đưa ra để giải quyết tình trạng trên. Đối với mạng lưới y tế trang bị các trang thiết bị máy móc chun sâu giúp chẩn đốn phát hiện sớm bệnh, giúp phòng ngừa kịp thời tránh cho bệnh nhân gặp biến chứng nghiêm trọng về sau. Bên cạnh đó hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về bệnh đái tháo đường trên địa bàn thành phố trong những năm vừa qua cũng đã mang lại hiệu quả tích cực

<b>1.4 Thực trạng sử dụng muối Iốt tại Tp. Hồ Chí Minh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu I-ốt. Ở phụ nữ có thai, nếu bị thiếu i-ốt nặng thì con sinh ra sẽ bị đần độn. Các rối loạn thiếu i-ốt còn gây nên các khuyết tật hệ thần kinh, suy giảm hoạt động chức năng hệ thần kinh. Các khuyết tật này kéo dài và không thể khắc phục được.

Nhận thấy tình trạng thiếu muối Iốt nghiêm trọng dẫn đến tỷ lệ đần độn tại nước ta khá cao, năm 1995 Bộ Y Tế triển khai Chương trình Phòng chống các rối lọai do thiếu iốt (IDD) nhằm cải thiện tình trạng trên. Sau hơn mười năm thực hiện trên tồn quốc, chương trình chứng tỏ hiệu quả khi tỷ lệ người dân sử dụng muối I ốt tăng lên đáng kể. Riêng tại Tp. Hồ Chí Minh, năm 1995 tỉ lệ bướu cổ ở học sinh 8 – 11 tuổi là 22,8% và mức Iốt niệu trung vị là 6,8(g/dl) và tỷ lệ sử dụng muối I ốt cịn rất thấp. Sau khi áp dụng chương trình, tỷ lệ sử dụng muối Iốt gia tăng đáng kể từ 17% năm 1995 lên đến 67,2% năm 1996. [6]

Có được kết quả như trên là do các cơ sở y tế Tp. Hồ Chí Minh và các ban ngành của chính quyền đã tổ chức nhiều hoạt động tích cực để cải thiện tình trạng sử dụng muối I ốt trong cộng đồng. Trong giai đoạn 1995-2006 các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đã tiến hành nhiều đợt điều tra giám sát độ phủ muối I ốt cũng như kiến thức thái độ và hành vi của việc dùng muối I ốt tại hộ gia đình, bà mẹ có con dưới năm tuổi, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các hoạt động giám sát nhà máy sản xuất muối iốt và giám sát ngồi thị trường việc bn bán và cung ứng muối iốt cho tại các gian hàng và cửa hàng bán lẻ cũng được tiến hành đều đặn và thường xuyên. Thêm vào đó hoạt động truyền thơng về lợi ích của sử dụng muối iốt cũng được triển khai trên nhiều kênh truyền hình, báo đài, loa phát thanh vv…các hình thức tuyên truyền khác như mẫu tranh, bướm, áp phích băng rơn, tổ chức hội thảo tọa đàm cung cấp kiến thức cho người dân đều mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo tỷ lệ sử dụng muối khơng tăng mà có xu hướng sụt giảm. Năm 2006, tỉ lệ sử dụng muối iốt của Thành phố giảm cịn 60,8% và đến năm 2007 thì tỷ lệ này chỉ còn 53,8%. Mặc dù năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 70% nhưng so với mặt bằng chung của toàn quốc (năm 2005 đạt 93,2%) vẫn cịn thấp [7]

Có một số ngun nhân dẫn đến tỷ lệ sử dụng muối iốt giảm như đã nói ở trên. Thứ nhất từ năm 2006, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống rối loạn do thiếu hụt i-ốt trở thành hoạt động thường kỳ do đó nguồn kinh phí cho chương trình bị cắt giảm nên lượng muối iốt cung cấp cho người dân bị giảm. Thứ hai là do nhận thức và kiến thức của người dân về muối iốt vẫn còn hạn chế. Đa số người dân cho muối Iốt có mùi khó chịu, mặn hơn muối thường vv...Tuy nhiên lý do quan trọng nhất là người dân chưa nhận đầy đủ về lợi ích của muối Iốt cũng như tác hại của việc thiếu muối Iốt. Trong một nghiên cứu đựơc tiến hành năm 2008 nhằm khảo sát thực trạng thiếu iốt tại các tỉnh phía nam ở phụ nữ độ tuổi từ 16-49 tuổi cho thấy tỷ lệ hiểu biết chung trên toàn quốc là 87,8% giảm so với năm 2005 và tỷ lệ hiểu biết thấp nhất rơi vào Tp. Hồ Chí Minh với tỷ lệ là 78,6%. Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ cịng rất thấp chỉ có 0,2%, chủ yếu là hiểu biết về bướu cổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

(48,3%) và chậm phát triển chiếm (33,8%) [3]. Từ các nguyên nhân trên, cần đề ra các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức người dân về sử dụng muối I ốt.

<b>1.5 Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ tại Tp. Hồ Chí Minh </b>

Theo Quỹ Nhi đồng Thế giới (UNICEF), sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ và an tồn của trẻ nhỏ. Còn theo Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ni con hồn tồn bằng sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, các bệnh về đường hơ hấp cấp tính và thiếu dinh dưỡng. Sữa mẹ có chứa tất cả năng lượng và các chất dinh dưỡng mà trẻ nhỏ cần trong sáu tháng đầu đời và còn tiếp tục cung cấp tới một nửa hoặc hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong nửa sau của năm đầu đời, và tới một phần ba trong năm thứ hai của cuộc đờ.

Tình hình thực tế cho thấy, hiện nay Việt Nam là nước có tỷ lệ ni con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu rất thấp chỉ đạt 17%. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ cho con bú bằng sữa mẹ dưới 8 %. Số liệu thống kê năm 2000 cho thấy có 58% bà mẹ cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh, 31,1% bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu, 16,9% số trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tỷ lệ trẻ tiếp tục được bú mẹ cho tới khi 2 tuổi theo khuyến cáo vẫn dừng ở tỷ lệ 22,9%.

Tại Việt Nam, các hoạt động nhằm thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được khởi xướng từ đầu những năm 1980 nhưng gặp nhiều khó khăn nên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Quan niệm chăm sóc trẻ tại Việt Nam là một trong những rào cản làm giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ. Các cán bộ y tế trong mạng lưới y tế cơ sở vẫn chưa thực hiện tốt các hoạt động khuyến khích và hỗ trợ các bà mẹ. Một yếu tố khác góp phần đưa đến tình trạng khơng ni con bằng sữa mẹ chính là gánh nặng công việc ở người phụ nữ sinh con. Người phụ nữ mặc dù đã có sự cải thiện về đời sống nói chung, song trên thực tế, nhất là phụ nữ ở nông thôn, thường phải lao động rất vất vả, ngay cả khi có thai hoặc cho con bú. Hầu hết phụ nữ không được chia sẻ gánh nặng nội trợ gia đình, chǎm sóc con cái do đó khơng thể dành nhiều thời gian cho con bú.

Năm 2006, nghị định số 21/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ ra đời nhưng vẫn chưa được thực thi đầy đủ. Các nhà kinh doanh sữa vì lợi nhuận đưa ra những đặc tính ưu việt và so sánh với giá trị của sữa mẹ. Điều này làm người dân tin rằng sữa công thức rất tốt cho sự phát triển của trẻ và có thể thay thế cho sữa mẹ do đó khơng dành nhiều thời gian cho trẻ bú.

Nhận thức được tầm quan trọng và tình thực thực tế cho con bú bằng sữa mẹ trong cộng đồng, năm 2009 Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống cịn của trẻ em. Theo đó, đến năm 2015, sẽ có 50% số trẻ được ni hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Ngoài ra Bộ Y Tế còn phối hợp với các cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam phát động Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra từ 1-7/8/2009. tất cả các hoạt động trên đều nhằm mục đích

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

kêu gọi ý thức người dân trong việc ni con bằng sữa mẹ từ đó cải thiện tình trạng dinh dưỡng của thế hệ tương lai của Việt Nam.

<b>1.6.1 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên</b>

Dựa trên hệ thống phân loại ưu tiên cơ bản (BPRS: Basic Priority Rating System). BPRS = A + 2B

<b>Yếu tố A: Diện tác động của vấn đề sức khỏe</b>

<b>Vấn đề sức khỏeTỷ lệ người dân bị tác động của vấn đề</b>

Đái tháo đường 4,4% người dân bị đái tháo đường 10 Sử dụng muối I ốt 70% người dân sử dụng muối I ốt 8

<b>Yếu tố B: Mức độ trầm trọng của vấn đề sức khỏe</b>

<b>Vấn đề sức khỏeMức độ trầm trọng của vấn đề sức khỏe Thang điểm</b>

Đái tháo đường Rất trầm trọng 10 Sử dụng muối I ốt Trầm trọng 8

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Yếu tố C: Hiệu quả của chương trình can thiệp Vấn đề sức khỏeHiệu quả của chương trình can</b>

Đái tháo đường Ít hiệu quả 6 Sử dụng muối I ốt Tương đối hiệu quả 8

<b>Các yếu tố Pearl: tổng hợp đánh giá</b>

<b>Đái tháo đường Sử dụng muối I ốt</b>

1.6.2 Xếp loại vấn đề sức khỏe ưu tiên

Vấn đề sức khỏe <sup>Yếu tố cấu</sup>thành <sub>(A + 2B).C</sub><sup>BPRS</sup> Xếp hạng ưu tiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>2. GIẢI PHÁP CAN THIỆP</b>

<b>2.1 Mục tiêu nghiên cứu</b>

<b>2.1.1 Mục tiêu tổng quát</b>

Tăng tỷ lệ sử dụng muối I ốt hộ gia đình > 80% tại Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2010.

<b>2.1.2 Mục tiêu cụ thể</b>

Tăng khả năng tiếp cận với muối I ốt của người dân tại 24 quận/huyện tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh thơng qua chương trình phát miễn phí muối I ốt.

Nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi của người dân tại 24 quận/huyện tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh thơng qua chương trình truyền thơng giáo dục sức khỏe.

<b>2.2 Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp</b>

<b>2.3 Đối tượng nghiên cứu: tất cả các hộ gia đình trên các 24 quận huyện tại Tp.</b>

Hồ Chí Minh.

<b>2.4 Thời gian thực hiện: 2 năm (2010-2011)2.5 Các rối loạn do thiếu I ốt</b>

<b>2.6 Lợi ích của việc sử dụng muối I ốt</b>

<b>2.7 Các phương pháp bổ sung I ốt vào thực phẩm</b>

<b>2.8 Phương pháp xác định hàm lượng muối I ốt trong thực phẩm</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>3. MÔ TẢ CHI TIẾT CẤU TRÚC MƠ HÌNH</b>

<b>3.1 Tổ chức mạng lưới thực hiện</b>

Nhóm điều hành dự án: gồm 3 người có nhiệm vụ điều phối hoạt động của dự án Trưởng nhóm chương trình: bao gồm 2 trưởng nhóm phụ trách 2 chương trình khác nhau bao gồm trưởng nhóm chương trình tiếp cận muối I ốt, và trưởng nhóm chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe

Mạng lưới cộng tác viên: mỗi trưởng nhóm chương trình sẽ phụ trách một nhóm các cộng tác viên nhằm triển khai hoạt động trong chương trình đó.

Các thành phần phối hợp: bao gồm cán bộ của các đơn vị: như Ủy ban nhân dân xã/phường, sở y tế, cán bộ hội phụ nữ, trạm y tế xã/phường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>4. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI MƠ HÌNH</b>

<b>4.1 Chiến lược: </b>

<b>4.1.1 Xây dựng chương trình tiếp cận muối I ốt cho người dân</b>

Chương trình tiếp cận muối I ốt cho người dân sẽ được triển thông qua hoạt động chính là phát miễn phí muối I ốt cho người dân.

Địa điểm tiến hành chương trình là các quận huyện được lựa chọn ngẫu nhiên từ 24 quận huyện của Tp. Hồ Chí Minh.

Đối tượng được phát miễn phí muối là mẫu được lựa chọn theo phương pháp thống kê phân tầng theo cụm mang tính đại diện cho tồn bộ dân số Tp. Hồ Chí Minh.

<b>4.1.2 Xây dựng chương trình truyền thơng giáo dục sức khỏe cho ngườidân</b>

Chương trình này được tiến hành dựa trên hoạt động tuyên truyền các kiến thức liên quan đến muối I ốt trên các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm: báo chí, kênh tivi, đài phát thanh, loa phát thanh tại địa phương. Chương trình cịn sử dụng hệ thống cộng tác viên để đến từng hộ gia đình tư vấn về lợi ích của việc sử dụng muối I ốt. Ngồi ra chương trình cịn tiến hành các buổi hội thảo chuyên đề về muối I ốt để tuyên truyền kiến thức sâu rộng đến người dân.

<b>4.2 Hoạt động cần triển khai</b>

<b>4.2.1 Chương trình tiếp cận muối I ốt </b>

Lập kế hoạch triển khai chương trình trong đó:

 Địa điểm: một số quận/huyện trong 24 quận huyện của thành phố được lựa chọn ngẫu nhiên để phát miễn phí muối I ốt

 Đối tượng: các hộ gia đình được lựa chọng ngẫu nhiên thuộc khu vực các quận huyện đã chọn trước đó.

 Thời gian: đợt phát muối miễn phí được tiến hành vào quý 1 năm 2010.

Đánh giá hiệu quả can thiệp vào quý 1 năm 2011 dựa trên kết quả đo I ốt niệu của các thành viên của các hộ gia đình được phát muối miễn phí.

<b>Kết quả: > 80% hộ gia đình được phát muối I ốt miễn phí sử dụng muối I ốt trong</b>

đời sống thường ngày.

<b>4.2.2 Chương trình truyền thơng giáo dục sức khỏe về muối I ốt</b>

Lập kế hoạch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo chí, tivi, đài phát thanh, loa phát thanh xã/phường trong đó sẽ tiến hành tuyên truyền thành nhiều đợt vào quý 1 năm 2009.

Lập kế hoạch và triển khai công tác vãng gia cho cộng tác viên tuyên truyền đến từng hộ gia đình vào quý 1 năm 2009

Lập kế hoạch và triển khai các buổi họp chuyên đề về muối I ốt vào quý 1 năm 2009

Lập kế hoạch tuyên truyền thông tin liên quan đến muối I ốt dựa trên băng rơn, áphích, tờ rơi vào q 1 năm 2009.

</div>

×