Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

thảo luận hình sự phần chung tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.03 KB, 60 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÀI THẢO LUẬN THỨ NHẤT</b>

<b>I. Trắc nghiệm tự luận: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?</b>

<b>1. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinhkhi có một tội phạm được thực hiện.</b>

Sai. Khi có một tội phạm được thực hiện sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội. Trong khi luật hình sự chỉ điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

<b>2. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và ngườiphạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.</b>

Sai. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự. Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.

<b>3. Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầuvà kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.</b>

Sai. Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

<b>4. Một số điều luật của BLHS 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đãthực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.</b>

Đúng. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình Sự năm 2015. Hiệu lực hồi tố của BLHS là hiệu lực của BLHS mới được áp dụng đối vói những tội phạm đã xảy ra trước khi bộ luật đó có hiệu lực thi hành. Luật Hình sự áp dụng hiệu lực hồi tố trong trường hợp vì lý do nhân đạo khi luật mới khoan hồng hơn.

<b>5. BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nướcngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ ViệtNam.</b>

Sai. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nước ngồi, pháp nhân thương mại nước ngồi phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hịa xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

<b>II. BÀI TẬPBài tập 1</b>

A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%. Vì thế, B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại bệnh viện là 15.300.000 đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các quan hệ pháp luật sau:

- A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo quy định tại Điều 134 BLHS);

- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện;

- A bị trường dạy nghề buộc thơi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của Nhà trường.

Anh/ chị hãy xác định:

<b>1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự ?</b>

Quan hệ pháp luật hình sự là A bị tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B vì theo quy định tại khoản 1 điều 134 Bộ luật Hình sự việc gây thương tật 30% được quy định là phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

<b>2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này làgì ?</b>

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là hành hành vi trái pháp luật của A là A cố ý gây thương tích cho B với tỷ lệ thương tật 30%.

<b>3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình đượckhơng ? Vì sao ?</b>

A khơng thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được. Vì phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp “quyền uy”. Nội dung của phương pháp quyền uy là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, mà khơng được ủy thác trách nhiệm hình sự cho người khác hoặc tổ chức khác. Vì vậy, A không thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được.

<b>4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự ?</b>

<i><b>- Quyền của A: u cầu Tịa án tơn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; u</b></i>

cầu Tịa án áp dụng hình phạt, các biện pháp pháp lý trong thời hạn luật định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><b>- Nghĩa vụ của A: A phải chấp hành các quyết định của Tòa án về việc xử lý với</b></i>

hành vi phạm tội của mình là A phải chấp hành quyết định của Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo quy định tại Điều 134 BLHS).

<b>Bài tập 2</b>

Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS. Toà án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 190 BLHS. Ơng X khơng thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng.

<i>Anh (chị) hãy xác định: </i>

<b>1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?</b>

<i>a. Quan hệ giữa Nhà nước với ông X</i>

<i>b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại Ac. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X</i>

Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp luật hình sự. Cơ sở pháp lý: Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà Nước với người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội. Trong trường hợp này là quan hệ giữa Nhà nước với pháp Nhân thương mại A.

<b>2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này làgì?</b>

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là hành vi vi phạm pháp luật của Pháp nhân thương mại A. Đó là sản xuất, bn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 BLHS.

<b>Bài tập 3</b>

A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và C (đều là cơng dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán họ cho B và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cơ gái này rồi sau đó bán họ cho những người Trung Quốc lấy về làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi được thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người. Anh (chị) hãy xác định:

<b>1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không?Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.</b>

BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người. Vì Hành vi mua bán người trái phép xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền con người của nạn nhân,… được quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013. Căn cứ tại Điều 150 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

<i>“Điều 150. Tội mua bán người</i>

<i>1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khácthực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vậtchất khác;</i>

<i>b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấybộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác;</i>

<i>c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tạiđiểm a hoặc điểm b khoản này.</i>

<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến15 năm:</i>

<i>a) Có tổ chức;</i>

<i>b) Vì động cơ đê hèn;</i>

<i>c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;</i>

<i>d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổnthương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;e) Đối với từ 02 đến 05 người;</i>

<i>g) Phạm tội 02 lần trở lên.</i>

<i>3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến20 năm:</i>

<i>a) Có tính chất chun nghiệp;</i>

<i>b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;</i>

<i>c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>đ) Đối với 06 người trở lên;e) Tái phạm nguy hiểm.</i>

<i>4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản”.</i>

- Hiệu lực về thời gian: Điều 150 BLHS 2015 sẽ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người xảy ra sau ngày BLHS 2015 có hiệu lực thi hành, là từ 00:00 ngày 01/01/2018.

- Hiệu lực về lãnh thổ, không gian: Căn cứ tại Điều 5, BLHS 2015 sẽ có hiệu lực áp dụng đối với mọi hành vi mua bán người xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và Điều 6, BLHS 2015 có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

<b>2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tạisao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.</b>

BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm. Vì mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng dân đều có thể bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật (quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013). Căn cứ tại Điều 141 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

<i>“Điều 141. Tội hiếp dâm</i>

<i>1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tựvệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành viquan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07năm.</i>

<i>2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15năm:</i>

<i>a) Có tổ chức;</i>

<i>b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;c) Nhiều người hiếp một người;</i>

<i>d) Phạm tội 02 lần trở lên;đ) Đối với 02 người trở lên;e) Có tính chất loạn ln;g) Làm nạn nhân có thai;</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thươngcơ thể từ 31% đến 60%;</i>

<i>i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;k) Tái phạm nguy hiểm.</i>

<i>3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20năm hoặc tù chung thân:</i>

<i>a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thươngcơ thể 61% trở lên;</i>

<i>b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;</i>

<i>c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.</i>

<i>4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến10 năm.</i>

<i>Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điềunày, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.</i>

<i>5. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.</i>

- Hiệu lực về thời gian: Điều 141 BLHS 2015 sẽ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm xảy ra sau ngày BLHS 2015 có hiệu lực thi hành, là từ 00:00 ngày 01/01/2018.

- Hiệu lực về lãnh thổ, không gian: Căn cứ tại Điều 5, BLHS 2015 sẽ có hiệu lực áp dụng đối với mọi hành vi hiếp dâm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và Điều 6, BLHS 2015 có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

<b>Bài tập 4</b>

Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm 2015 về tội “cướp tài sản”.

Anh (chị) hãy xác định:

<b>1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?</b>

Về cơ bản khung hình phạt quy định tại Điều 133 BLHS 1999 và Điều 168 BLHS 2015 khơng có sự thay đổi ở các Khoản 1, 2, 3 của Điều luật: khoản 1 vẫn là mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; khoản 2 từ 7 năm đến 15 năm; khoản 3 từ 12 năm đến 20 năm. Điểm khác biệt lớn nhất về hình phạt được áp dụng là quy định tại khoản 4.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>Khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trườnghợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”.</i>

Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản có khung hình phạt nặng nhất của điều

<i>luật, quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từmười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.</i>

Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, mức hình phạt cao nhất của tội

<i>Cướp tài sản là “Tử hình ”, thì đến Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mức hình phạtcao nhất chỉ là “Tù chung thân”, hình phạt tử hình khơng cịn được áp dụng đối với</i>

người phạm tội Cướp tài sản.

Vì vậy, Điều 133 của BLHS 1999 quy định “hình phạt nặng hơn” so với Điều 168 của BLHS 2015 với mức phạt cao nhất là “tử hình”.

<b>2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?</b>

Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 được Quốc hội thơng qua ngày 27/11/2015 dự kiến có hiệu lực vào ngày 01/7/2016. Để thi hành Bộ luật này, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 trong đó hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo quy định của BLHS 2015.

Tuy nhiên, q trình chờ BLHS 2015 có hiệu lực thi hành đã phát sinh nhiều sai sót nên ngày 29/6/2016 Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 (có hiệu lực thi hành ngày 30/6/2016) để lùi hiệu lực thi hành BLHS 2015.

Đến ngày 20/6/2017 Quốc hội khóa XIV thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLHS số 100/2015/QH13, đã được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 08/2017/LCTN ngày 03/7/2017. Để thực hiện Luật này Quốc hội tiếp tục thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 (có hiệu lực từ ngày 05/7/2017), trong đó hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội, kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì Nghị quyết 109 và Nghị quyết 144 trước đó cũng chấm dứt hiệu lực thi hành.

<i>Điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 41/2017/QH14 quy định: “Các điều khoảncủa Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiếttăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệmhình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợicho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ratrước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị pháthiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thờihạn chấp hành hình phạt, xóa án tích”.</i>

Riêng khoản 4 Điều 168 BLHS 2015 là quy định có lợi cho người phạm tội so với Điều 133 BLHS 1999. Vì vậy, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

quyết 41/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 về thi hành BLHS 2015 thì quy định tại khoản 4 Điều 168 BLHS 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội cướp tài sản thuộc khoản này xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm này (01/01/2018) mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.

Như vậy đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử ta áp dụng khoản 4 Điều 168 BLHS 2015.

<b>BÀI THẢO LUẬN THỨ HAI</b>

<b>I.Trắc nghiệm tự luận: Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?</b>

<b>1. Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS năm 2015 là mức hình phạt doTịa án áp dụng đối với người phạm tội.</b>

Sai. Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách khác, căn cứ phân loại tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật quy định), cịn mức hình phạt do Tịa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tịa án, khơng phải căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.

<b>2. Những tội phạm mà người thực hiện bị Toà án tuyên phạt từ 3 năm tù trởxuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.</b>

Sai. Cơ sở pháp lý: Điều 9 BLHS 2015. Tội phạm ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng là căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy đó chứ khơng căn cứ vào mức hình phạt mà tịa án tun.

<b>3. Trong một tội danh ln có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản,cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.</b>

Sai. Vì mỗi tội danh đều có cấu thành tội phạm cơ bản và có thể có một hoặc nhiều cấu thành tăng nặng hoặc giảm nhẹ không phải lúc nào cũng phải đủ 3 loại cấu thành tội phạm. Ví dụ như tại Khoản 1 Điều 141 của BLHS năm 2015 về tội hiếp dâm: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ở Điều luật này khơng có cấu thành giảm nhẹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>4. Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ khơng có dấu hiệu định tội.</b>

Sai. Vì Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ khơng chỉ có những dấu hiệu định tội mà cịn có những dấu hiệu định khung giảm nhẹ. Khoản 1 Điều 108 Bộ luật hình sự (là cấu thành tội phạm cơ bản của tội phản bội Tổ quốc) kết hợp với dấu hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật hình sự tạo thành cấu thành tội phạm giảm nhẹ của tội phản bội Tổ quốc.

<b>5. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tộiphạm có cấu thành hình thức.</b>

Sai. Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể là CTTP hình thức hoặc CTTP cắt xén. Chỉ khác nhau là CTTP hình thức được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện, còn CTTP cắt xén chỉ quy định 1 phần hành vi mà người phạm tội mong muốn thực hiện để gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội hoặc chỉ mô tả hoạt động nhằm thực hiện hành vi phạm tội.

<b>II.BÀI TẬPBài tập 1</b>

A trộm cắp tài sản của B trị giá 70 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam.

Anh (chị) hãy xác định:

<i><b>1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại sao?</b></i>

Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 173 BLHS thuộc loại tội phạm nghiêm trọng căn cứ vào khoản 2 Điều 9 BLHS vì theo khoản 2 Điều 9

<i>BLHS: "Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộilớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từtrên 03 năm đến 07 năm tù" và mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với</i>

hành vi vi phạm khoản 2 Điều 173 là 7 năm tù. Như vậy loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm nghiêm trọng.

<i><b>2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay CTTPhình thức? Tại sao?</b></i>

- Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm duy nhất có yếu tố bắt buộc về mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có yếu tố bắt buộc về mặt khách quan bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy của hành vi, quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Ở đây tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015: “Người nàotrộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồnghoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảitạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Xét các dấu hiệu</i>

trong mặt khách quan: - Hành vi: Trộm cắp tài sản.

- Hậu quả: giá trị của tài sản bị trộm cắp, gây thiệt hại về tài sản.

- Quan hệ nhân quả: Hành vi trộm cắp tài sản là nguyên nhân làm cho tài sản của nạn nhân bị thất thoát.

Như vậy tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất.

<i><b>3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay CTTPgiảm nhẹ? Tại sao?</b></i>

Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng vì nó có phần dấu hiệu định khung tăng nặng.

Ấn định trong tội phạm cụ thể - tình tiết định khung ( điểm c khoản 2 Điều 173).

<b>Bài tập 6</b>

A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 260 BLHS. Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay khơng.

(Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS) được thực hiện với lỗi vô ý).

Khoản 3 Điều 260 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

<i>“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Làm chết 03 người trở lên;</i>

<i>b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổnthương cơ thể của những người này 201% trở lên;</i>

<i>c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên”.</i>

A khi thực hiện hành vi được quy định tại Điều này lúc A 15 tuổi 6 tháng, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Mặt khác, A đã thực hiện hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi A 15 tuổi 6 tháng với lỗi vơ ý. Do đó, A sẽ khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Bài tập 7</b>

A là bác sĩ đa khoa có mở phịng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê toa thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, A không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H đứng bán. H bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi. Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong.

<i>Anh (chị) hãy xác định:</i>

<i><b>1.Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?</b></i>

Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là bé Hoài Trung.

<i><b>2.Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?</b></i>

Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp là tính mạng bé Hồi Trung (quan hệ nhân thân).

<i><b>3.Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào?Tại sao?</b></i>

Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại kép trực tiếp. Vì có 2 hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trị là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả nguy hiểm là A kê sai toa thuốc và H bán thuốc mà không kiểm tra kỹ toa thuốc, mỗi hành vi này đã có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả.

<i><b>4.Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?</b></i>

Lỗi của A là lỗi vơ ý phạm tội vì cẩu thả. Vì A đã sơ suất khơng kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé Trung, trong khi bé Trung chỉ mới 3 tuổi nhưng A đã kê toa thuốc cho bé theo toa của người lớn. Đáng lẽ A phải thấy trước hậu quả và có thể thấy trước hậu quả này khi kê toa thuốc người lớn cho bé Trung.

Lỗi vô ý do quá tự tin

<i><b>5.H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung khơng? Nếu có là lỗi gì? Tạisao?</b></i>

H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung. Đây là lỗi vơ ý vì q tự tin. Vì H là dược sĩ bán thuốc theo toa và trên toa có ghi tuổi bệnh nhân, với thuốc có liều lượng cao như vậy H phải biết sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng vẫn kê thuốc theo toa vì tin tưởng A là bác sĩ kê đơn thuốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>BÀI THẢO LUẬN THỨ BAI. Nhận định</b>

<b>8. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.</b>

Sai. Thơng thường mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp. Tuy nhiên cũng có một số tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp. Đó là trường hợp hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được Luật Hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện được một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ấy. Ví dụ: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại hai quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Kết hợp cả hai quan hệ xã hội này mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội cướp tài sản.

<b>9. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung.</b>

Đúng. Khách thể của tội phạm là tổng thể các quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan hệ đó. Khách thể chung của tội phạm thống nhất đối với tất cả các tội phạm. Mỗi hành vi phạm tội, khi xâm hại đến bất kỳ quan hệ xã hội cụ thể nào cũng đều gián tiếp xâm phạm đến khách thể chung. Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốthơn so với tình trạng ban đầu thì khơng bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.</b>

Sai. Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Có những trường hợp hành vi phạm tội khơng làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động, nhưng vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.. Ví dụ: A trộm dây chuyền vàng của B. A mang về, cất đi, bảo quản và khơng làm gì hư hại đến sợi dây chuyền. Nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A vẫn gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm.

<b>15. Phương tiện phạm tội của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khách có gắn động cơ.</b>

<i>Sai. Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 266 BLHS. Theo đó, “Người nào tham gia giao thôngđường bộ mà vi phạm quy định về an tồn giao thơng đường bộ gây thiệt hại cho ngườikhác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến05 năm:</i>

<i>a) Làm chết người;</i>

<i>b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thươngcơ thể 61% trở lên;</i>

<i>c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổnthương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;</i>

<i>d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”.</i>

Vì đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm, nó chịu sự tác động của hành vi phạm tội và thơng qua sự tác động đến nó tội phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể. Như vậy, đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép là con người (tác động lên con người dẫn đến chết hoặc có thương tích) và đối tượng vật chất (tác động lên tài sản gây thiệt hại).

<b>16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội đều được coi là hành vi khách quan của tội phạm.</b>

Sai. Vì hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con người thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm bao gồm: Có tính nguy hiểm cho xã hội; Là hoạt động có ý thức và có ý chí của con người; Phải là

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

hành vi trái pháp luật Hình sự. Do đó, nếu thiếu một trong các đặc điểm trên thì xử sự của con người sẽ không bị coi là hành vi khách quan của tội phạm và không bị coi là phạm tội. VD: A khi mộng du đã gây thương tích cho B (quá 11%) nhưng hành động của A khơng có ý thức và ý chí nên khơng được coi là phạm tội.

<b>II. Bài tậpBài tập 9</b>

Chị Y vừa được công ty thương mại X tuyển vào làm thủ quỹ. Biết rõ việc này, ba tên A, B, C (đã thành niên và đều là thành phần thất nghiệp, nghiện ngập) đã chặn đường chị Y đòi Y phải giao nộp cho chúng 5 triệu đồng, nếu không chúng sẽ tố cáo hành vi tham ô mà chị Y đã thực hiện trước đây ở một cơ quan nhà nước. Lo sợ bị mất việc làm, chị Y đã tự ý lấy số tiền 5 triệu trong công quỹ của công ty X và giao cho bọn chúng. Vụ việc bị phát hiện.

<i>Anh (chị) hãy xác định: chị Y có được coi là bị cưỡng bức khơng? Nếu có thì là loạicưỡng bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của Y?</i>

Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người làm hoặc không làm một việc gây thiệt hại cho Nhà nước, cho tập thể hoặc cho công dân khác do bị người khác cưỡng ép bằng những thủ đoạn khác nhau. Nếu người bị cưỡng bức hồn tồn bị tê liệt về ý chí, khơng còn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp trên, chị Y vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình vì tuy có sự uy hiếp, cưỡng ép tinh thần nhưng chị Y không bị tê liệt về ý chí, khơng rơi vào trường hợp khơng cịn sự lựa chọn, vẫn khơng phải chỉ có một cách xử sự duy nhất, vẫn kiểm sốt được ý thức của mình cũng như tự do ý chí trong việc lựa chọn điều khiển hành vi.

Theo Điểm k Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự hiện nay quy định về những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

<i>“ Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự</i>

<i>1.Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:…</i>

<i>k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;…”</i>

Như vậy có thể thấy, dù là bị đe dọa hay cưỡng bức về tinh thần để phạm tội thì chủ thể thực hiện hành vi phạm tơi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, như trong luật

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đã quy định, bị đe dọa hay cưỡng bức chỉ được xem là một yếu tố để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

<b>Bài tập 10</b>

A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều lần vào khu rừng trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B đang chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở của nông trường để xử lý theo quy định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông trường, lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A. Khi thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người phát hiện và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị thương tật với tỷ lệ 65%. Biết rằng hành vi của B cấu thành 2 tội: tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS).

Anh (chị) hãy xác định:

<b>1.Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.</b>

Hành vi của B đã cấu thành 2 tội: tội giết người và tội trộm cắp tài sản. Như vậy B vừa xâm phạm đối tượng về con người lẫn vật chất.

- Tội giết người: Đối tượng tác động ở tình huống này là con người cụ thể là A và khách thể là quyền được bảo vệ về sức khoẻ của A.

- Tội trộm cắp tài sản: Đối tượng tác động ở tội này là vật chất (cây bạch đàn) và khách thể ở đây là quyền sở hữu khu rừng của chủ nông trường X.

<b>2.Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu cơng cụ phạm tội có phải làdấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?</b>

- Công cụ phạm tội trong vụ án này là rìu chặt cây.

- Dấu hiệu cơng cụ phạm tội khơng là dấu hiệu định tội của tội phạm vì:

+ Đối với tội giết người theo điều 123 BLDS 2015 thì dấu hiệu cơng cụ phạm tội khơng là dấu hiệu định tội của tội phạm - vì dấu hiệu định tội của tội giết người là việc tước đoạt mạng người trái pháp luật gây chết người, trong điều luật này khơng có nêu rõ cơng cụ phạm tội.

+ Đối với tội trộm cắp theo điều 173 BLHS 2015 thì dấu hiệu cơng cụ phạm tội khơng là dấu hiệu định tội của tội phạm - vì dấu hiệu định tội của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút, lợi dụng sơ hở của người bị hại để chiếm đoạt tài sản, trong trường hợp này B đã lợi dụng sơ hở của A người có nhiệm vụ canh giữ bạch đàn, và trong điều luật này cũng không nêu rõ công cụ phạm tội.

<b>3.Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?</b>

Hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

+ Thiệt hại về thể chất: Gây thiệt hại tính mạng và sức khỏe của A bị thương tật với tỷ lệ 65%.

+ Thiệt hại về vật chất: Gây thiệt hại về tài sản rừng.

<b>4.Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?</b>

Lỗi của B trong việc gây ra thương tích cho A là lỗi cố ý trực tiếp vì:

<b>+ B có đủ nhận thức để biết rằng hành vi nguy hiểm của mình là dùng rìu chém vào đầu</b>

A có thể gây ra hậu quả nguy hiểm đó là làm tổn thương hoặc sẽ làm cho A chết.

<b>+ Dù vậy B vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra ở chỗ là B đã dùng rìu chặt cây chém hai</b>

nhát vào đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A.

<b>Bài tập 11</b>

Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình (bà Liêu), sau một hồi cãi vã với mẹ, Trung liền mang can nhựa đi mua 3 lít xăng đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con gái Trung) đang ngủ trên giường, chị Xuân (vợ Trung) đang bế đứa con gái 2 tuổi là cháu Vy. Thấy Trung tay cầm can xăng với thái độ rất hung hăng, chị Xuân liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra, vừa quát: “Tao đốt nhà rồi trả cho bà Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ. Chị Xuân một tay bế con, một tay giật can xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy. Sau đó hàng xóm đến can ngăn và dập lửa.

Kết quả là cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%). Một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng.

Anh (chị) hãy xác định:

<b>1.Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?</b>

Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là con người (cháu Vy, chị Xuân, Trung); đối tượng vật chất (vách nhà, tài sản trong nhà).

<b>2.Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?</b>

Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp là xâm phạm tính mạng con người (quyền được bảo vệ sức khỏe), xâm phạm thân thể (quan hệ nhân thân) và xâm phạm quan hệ sở hữu.

<b>3.Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?</b>

Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội thì Trung thuộc loại hành vi phạm tội hành động.

<b>4.Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hạicủa mỗi loại hậu quả là như thế nào?</b>

Hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Thiệt hại về thể chất: Gây chết người (cháu Vy); Tổn hại sức khỏe người khác (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%).

- Thiệt hại về vật chất: 10 triệu đồng.

<b>5.Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ ánnày. Tại sao?</b>

Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp. Vì trong trường hợp này chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trị ngun nhân trực tiếp: Trung tưới xăng, bật quẹt lửa làm lửa bùng cháy dẫn đến thiệt hại về vật chất và thể chất.

<b>6.Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?</b>

<i>-Đối với thiệt hại về vật chất, lỗi của Trung ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. “Trung gạtchị Xuân ra, vừa quát: “Tao đốt nhà rồi trả cho bà Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà vàvách nhà bằng gỗ”. Như vậy, Trung nhận thức rõ và thấy trước được hành vi đốt nhà của</i>

mình sẽ gây thiệt hại về tài sản và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

- Đối với thiệt hại về thể chất thì lỗi của Trung là cố ý gián tiếp. Trong trường hợp trên, ta thấy được việc Trung cố ý đốt nhà dẫn đến hậu quả không mong muốn là gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe cho vợ con mình. Tuy nhiên, để thực hiện mục đích đốt nhà nhằm trả cho bà Liêu mà Trung để mặc cho hậu quả nguy hiểm xảy ra với vợ con mình. Vậy, lỗi của Trung ở đây là lỗi cố ý gián tiếp.

<b>BÀI THẢO LUẬN THỨ TƯI. Nhận định</b>

<b>18. Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản.</b>

Sai. CTTP cơ bản là CTTP bao gồm các dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Dấu hiệu định tội thường có ở tất cả các CTTP cơ bản là: dấu hiệu về chủ thể khi tội phạm đó địi hỏi chủ thể đặc biệt, dấu hiệu hành vi khách quan, dấu hiệu lỗi. Ngồi ra cịn có dấu hiệu định tội khác và dấu hiệu này chỉ có ở một số tội phạm nhất định: đặc điểm về đối tượng tác động, đặc điểm của phương tiện phạm tội, đặc điểm của địa điểm phạm tội. Vì vậy hậu quả khơng phải là dấu hiệu luôn được quy định trong CTTP cơ bản. Chỉ có những tội phạm đặc biệt quy định có hậu quả thì dấu hiệu hậu quả mới xuất hiện. Ví dụ như ở khoản 1 điều 171 BLHS 2015 quy định về tội cướp giật tài sản: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Đây là một CTTP cơ bản không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>20. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.</b>

<i>Sai. Cơ sở pháp lý: Điều 21 BLHS 2015. Theo đó, “người thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhậnthức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hìnhsự”. Như vậy, khơng phải mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần đều được coi là</i>

khơng có năng lực TNHS. Chỉ những người mắc bệnh tâm thần đến mức độ “làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” thì mới được coi là khơng có năng lực TNHS (thỏa mãn hai dấu hiệu là y học và tâm lý). Nếu người bị mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn có khả năng điều khiển hành vi của mình (ở mức độ hạn chế) thì họ vẫn có năng lực TNHS. Họ được coi là chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình, nhưng ở mức độ TNHS hạn chế hơn so với những người bình thường khác. Đây là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm q khoản 1 Điều 51 BLHS:

<i>“người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điềukhiển hành vi của mình”.</i>

<b>22. Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại.</b>

Sai. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức vơ ý hoặc cố ý.

<b>27. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.</b>

Đúng. Lỗi bao gồm hai yếu tố: lý trí và ý chí. Năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của con người khơng thể có ngay từ khi sinh ra mà được hình thành, tích lũy theo thời gian, đến một độ tuổi nhất định (do luật định) mới có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (trừ trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS 2015). Vì vậy, tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

<b>28. Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luật, người thực hiện hành vi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.</b>

Sai. Trong trường hợp người thực hiện hành vi hiểu lầm rằng hành vi của mình khơng phải là tội phạm nhưng thực tế luật quy định hành vi đó là tội phạm và người thực hiện hành vi hiểu lầm về hậu quả pháp lý của hành vi mà mình đã thực hiện thì họ vẫn phải chịu TNHS. Ví dụ: A đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản. Khi thực hiện hành vi trộm cắp 1.500.000 đồng của B, A nghĩ chỉ trộm dưới 2.000.000 đồng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

nên không phạm tội. Nhưng điểm a khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 quy định chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt mà cịn vi phạm thì vẫn phạm tội trộm cắp tài sản. Như vậy, hành vi của A phạm tội trộm cắp tài sản.

<b>II. Bài tậpBài tập 12</b>

Ngày 14/2, khi đang đi xe máy trên đường thì A phát hiện chị X có đeo sợi dây chuyền trên cổ nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt. A chạy xe đến gần chị X và nhanh tay giật sợi dây chuyền trên cổ chị X rồi bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ nên chị X bị mất thăng bằng, té đập đầu xuống đất dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong.

<i>(Biết rằng: Hành vi cướp giật tài sản nêu trên thuộc trường hợp được quy định tại Khoản4 Điều 171 BLHS).</i>

Anh (chị) hãy xác định:

<b>1.Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?</b>

Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện là sợi dây chuyền.

<b>2.Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?</b>

Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân của chị X.

<b>3.Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?</b>

- Thiệt hại về vật chất: Sợi dây chuyền.

- Thiệt hại về thể chất: Làm chị X chấn thương sọ não và tử vong.

<b>4.Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạnnhân của A trong vụ án này có phải trường hợp “hỗn hợp lỗi” hay không? Tại sao?</b>

Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân của A trong vụ án này là trường hợp hỗn hợp lỗi.

+ Đối với hành vi cướp giật tài sản: thái độ tâm lý của người phạm tội đối với việc giật sợi dây chuyền là cố ý.

+ Đối với việc hành vi cướp giật dẫn đến hậu quả chết người: thái độ tâm lý của người phạm tội với cái chết của nạn nhân A là vô ý. (cấu thành tăng nặng của cướp giật tài sản).

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Bài tập 14</b>

Trong một lần đi chơi, A (học sinh lớp 9 Trường THCS T) nảy sinh tình cảm với B, cơ nữ sinh lớp 8 của một trường khác. Trong thời gian quen nhau, nhiều lần nghe B kể X là người yêu cũ của B hay nhắn tin với cô để mong nối lại tình cảm. Do ghen tng, A quyết định tìm X đánh dằn mặt. Trước khi đi, A chuẩn bị một con dao nhọn. Đến trước cổng trường của bạn gái, do không biết mặt của X nên khi thấy một nam sinh lớp 10 cùng B đi ngang qua, A nghĩ là X nên xông vào đánh và rút dao đâm hai nhát ngay tim làm nạn nhân chết tại chỗ. Tuy nhiên nạn nhân không phải là X.

<i>(Biết rằng hành vi của A cấu thành tội giết người tại Khoản 2 Điều 123 BLHS)</i>

Anh (chị) hãy xác định:

<b>1.Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên;</b>

- Đối tượng tác động trong vụ án trên là nam sinh lớp 10 (không phải là X).

- Khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (ở đây là quan hệ nhân thân của nạn nhân không phải là X).

<b>2.Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay khơng? Nếu có thì đó là sai lầmnào? Tại sao?</b>

Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế. Đó là sai lầm về đối tượng. Sai lầm về đối tượng là sai lầm của chủ thể về đối tượng cụ thể của đối tượng tác động mà hành vi tác động đến khi thực hiện tội phạm. Trong trường hợp trên, A đã giết nhầm một nam sinh (không phải là X) vì lầm tưởng nam sinh đó là X.

<b>3.Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án nàythuộc dạng nào? Tại sao?</b>

Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc dạng mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp. Dạng mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là dạng mối quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trị là ngun nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong vụ án này, hành vi giết người của A là hành vi duy nhất- nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của nam sinh.

<b>Bài tập 16</b>

Vì muốn giết người có bất đồng với mình A đã nghiên cứu lịch và nơi sinh hoạt của B. A quan sát thấy trên giường B thường nằm có người đang ngủ. A lẻn vào nhà dùng dao găm đâm nhiều nhát liên tiếp, nhưng không thấy B phản ứng. Giám định pháp y xác định B đã chết trước đó vì một cơn đau tim.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Anh (chị) hãy xác định:

<b>1.A có phạm tội hay khơng? (đợi thầy xem lại)</b>

A có phạm tội. Hành vi dùng dao găm đâm nhiều nhát liên tiếp vào B tuy khơng là ngun nhân chính dẫn đến cái chết của B nhưng A vẫn phải chịu TNHS vì hành vi cố ý giết người của mình vì A đã có chủ đích, lên kế hoạch và nghiên cứu lịch, nơi sinh hoạt của B.

Bên cạnh đó, hành vi của A cũng có thể quy vào tội xâm phạm thi thể theo Điều 319 BLHS 2015:

A phạm tội giết người chưa đạt

<b>2.Bạn dùng lý thuyết nào sau đây để xác định về trách nhiệm đối với A:</b>

<i>- Lý thuyết về quan hệ nhân quả;</i>

<i>- Lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự.</i>

Để xác định trách nhiệm đối với A, ta sử dụng lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự vì trong vụ án trên, cụ thể là sai lầm về khách thể. Sai lầm về khách thể là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất của quan hệ xã hội mà hành vi của họ xâm hại tới. A nghĩ hành vi đâm B của mình sẽ dẫn đến hậu quả là B chết nhưng B lại chết vì cơn đau tim trước khi A có hành vi đâm người nên trong trường hợp này hành vi và hậu quả khơng có mối quan hệ nhân quả với nhau nên ta xét đến sai lầm thực tế trong trường hợp này. A định xâm phạm quyền được sống của B nhưng trên thực tế A không xâm phạm vào quyền được sống của B. Đây là sai lầm về khách thể. Tuy nhiên A vẫn có lỗi cố ý và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với lỗi cố ý của mình.

<b>BÀI THẢO LUẬN THỨ NĂMI.Nhận định:</b>

<b>1. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều khơng bị xử lý theo pháp luật hìnhsự.</b>

Sai. Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là một giai đoạn thực hiện tội phạm, cho nên không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong các trường hợp này, luật hình sự quy định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1 tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu TNHS như bình thường. Ví dụ: Tội đe doạ giết người được

<i>quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS 2015: “Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứlàm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạokhông giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”. Như vậy không phải</i>

mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều khơng bị xử lý theo pháp luật hình sự.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>2. Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì khơng có giai đoạn phạm tội chưađạt. </b>

<i>Sai. Theo Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạmnhưng không thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của ngườiphạm tội”. Đối với tội phạm có CTTP hình thức mà mặt khách quan chỉ bao gồm một</i>

hành vi khách quan thì khơng có giai đoạn phạm tội chưa đạt, bởi vì chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi khách quan thì tội phạm hồn thành. Tuy nhiên, đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan

<i>thì được coi là phạm tội chưa đạt. Ví dụ: Khoản 1 Điều 169 BLHS 2015 quy định “Ngườinào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến07 năm”. Đây là tội phạm có CTTP hình thức về mặt khách quan bao gồm: Hành vi bắt</i>

cóc con tin, đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin chưa đạt đến mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

<b>3. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấmdứt trên thực tế.</b>

Sai. Thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế là thời điểm tội phạm kết thúc. Còn thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc khơng trùng nhau. Ví dụ: A có ý định giết B và đã chuẩn bị kế hoạch, công cụ, phương tiện giết người. Nhưng sau đó A khơng thể thực hiện được việc giết B vì B đã chống cự và trốn thoát được. Tội phạm chấm dứt trên thực tế ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Nếu trong trường hợp trên, A đã giết được B thì thời điểm tội phạm chấm dứt trên thực tế trùng với thời điểm tội phạm hồn thành.

Ví dụ: ơng A là đại tá được cấp súng trong quá trình làm việc. Khi ông nghỉ hưu không giao trả súng mà đem về nhà cất giữ tội phạm hoàn thành. Bị Công an phát

hiện và tịch thu súng tội phạm kết thúc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội phạm.</b>

<i>Sai. Theo Điều 16 BLHS năm 2015: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội làtự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản. Người tự ý nửachừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếuhành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phảichịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì sẽ được</i>

miễn trách nhiệm hình sự về tội phạm do chính sách khoan hồng nhưng nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Ví dụ: A lên kế hoạch giết B bằng dao. Khi đang định đâm vào tim B thì A sợ bị đi tù nên chỉ sử dụng con dao sượt qua tay của B và xô B té. Giám định cho thấy B bị thương tích 13%. Trong trường hợp này, A đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người nên được miễn trách nhiệm hình sự về tội này. Tuy nhiên, hành vi trên thực tế của A có đủ yếu tố cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích nên A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

<b>5. Mọi trường hợp có từ hai người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạmlà đồng phạm.</b>

<i>Sai. Theo khoản 1 Điều 17 của BLHS năm 2015 quy định về đồng phạm:“1. Đồngphạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Đồng phạm</i>

đòi hỏi phải có ít nhất hai người trở lên cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm và những người này phải có đầy đủ các điều kiện về chủ thể của tội phạm (đủ tuổi chịu TNHS theo Điều 12 và khơng rơi vào tình trạng khơng có năng lực TNHS theo Điều 21). Trường hợp chỉ có một trong hai người đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm thì khơng phải là đồng phạm mà là phạm tội đơn lẻ.

<b>II.Bài tập:Bài tập 2</b>

Trường, Hiếu, Ngọc là những đối tượng lưu manh chuyên nghiệp. Biết nhà ơng Bằng có nhiều tiền do trúng xổ số, bọn chúng bàn cách lấy trộm. Theo kế hoạch Hiếu và Ngọc đã tẩm thuốc độc vào thức ăn giết chết hai con chó nhà ơng Bằng.

Tối hơm đó, Trường, Hiếu, Ngọc mang theo dụng cụ đến phục kích ở sau vườn nhà ơng Bằng. Vì nhà đơng người nên chúng rút lui. Tối hôm sau, theo hẹn Trường, Hiếu đến điểm phục kích cịn Ngọc thì khơng đến. Không thấy Ngọc đến, Hiếu đã đến nhà Khiêm rủ Khiêm tham gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Đến nửa đêm khi gia đình ơng Bằng ngủ say. Hiếu đứng ngồi canh gác, Trường và Khiêm vào cạy tủ. Nghe tiếng động ông Bằng thức dậy. Bị lộ, cả bọn bỏ chạy, sau đó bị dân phịng bắt được.

<i>Anh (chị) hãy xác định:</i>

<b>1.Trong vụ án trên có đồng phạm khơng? Nếu có hãy xác định vai trò của mỗingười trong đồng phạm.</b>

Trong vụ án trên có đồng phạm. Vai trị của các người đồng phạm: - Hiếu và Ngọc: Người giúp sức.

- Trường và Khiêm: Người thực hành.

<b>2.Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?</b>

Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là đồng phạm có thơng mưu trước vì trong tình huống trên, các người trong đồng phạm đã cùng bàn bạc, lập ra kế hoạch thực hiện tội phạm.

<b>3.Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loạinào?</b>

Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là đồng phạm phức tạp vì trong tình huống trên, có sự phân cơng vai trị giữa các người đồng phạm.

<b>4.Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao?</b>

Những người trên phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Vì tội trộm cắp có cấu thành vật chất, nhưng chưa trộm được tài sản nên được xem là phạm tội chưa đạt.

<b>5.Ngọc có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khơng? Tại sao?Nếu:</b>

<i><b>a. Ngọc khơng đến vì lo sợ bị phát hiện;</b></i>

Đây không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Ngọc biết hành vi của đồng bọn nhưng khơng tích cực ngăn chặn nên không được coi là nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

<i><b>b.Ngọc khơng đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện.</b></i>

Không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Để được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì họ phải tự mình khơng thực hiện hành vi phạm tội dù khơng có gì can ngăn (ý thức chủ quan của người đó). Việc Ngọc bị bệnh phải đi cấp cứu là yếu tố khách quan nên không thỏa mãn điều kiện.

<b>6.Tình huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức khơng? Tại sao? </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Khoản 2 Điều 17 BLHS 2015 quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồngphạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Trong trường</i>

hợp trên, có sự cấu kết chặt chẽ giữa Trường, Hiếu, Ngọc theo kế hoạch ban đầu và có thêm Khiêm khi Ngọc khơng đến được. Những người này đã cố ý cùng bàn bạc, vạch ra kế hoạch, chuẩn bị phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.

<b> Bài tập 4</b>

Vì mâu thuẫn cá nhân, A lên kế hoạch giết B sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của B. Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, A quyết định ra tay. B trên đường trở về nhà sau khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22h thì A canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn vào B. Do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên B không trúng đạn. Sau phát bắn không thành đó, A mang súng về khơng muốn giết B nữa.

<i>Anh (chị) hãy xác định:</i>

<i><b>1.Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giếtngười không?</b></i>

Theo quy định tại Điều 16 BLHS 2015, một hành vi được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Thứ nhất, về giai đoạn, việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

- Thứ hai, việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải là tự nguyện và dứt khốt.

Trong tình huống này, A đã hồn thành về mặt hành vi nhưng chưa hoàn thành về mặt kết quả nên tội phạm đang ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Do vậy, hành vi của A không đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người.

<i><b>2.A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người khơng? (biết rằng hành vigiết người được quy định tại Điều 123 BLHS).</b></i>

A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.Theo Điều 15 BLHS 2015:

<i>“người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về phạm tội chưa đạt”.</i>

<i>Về mức độ trách nhiệm hình sự, theo khoản 3 Điều 57 BLHS 2015: “đối với trường hợpphạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tùchung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q 20 năm; nếu là tù có thờihạn thì mức hình phạt khơng quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Trong trường hợp này, hành vi của A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 nên bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Căn cứ vào quy định mức độ trách nhiệm hình sự đối với phạm tội chưa đạt tại khoản 3 Điều 57 BLHS 2015, mức hình phạt đối với hành vi của A không quá ba phần tư mức hình phạt phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

<i><b>3.A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép khơng? (biếtrằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304 BLHS)</b></i>

A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép tại khoản 1 Điều 304 BLHS 2015 nếu A sử dụng súng để bắn B. Theo đó, điều luật này mô tả dấu hiệu định tội của tội phạm này là hành vi sử dụng trái phép vũ khí qn dụng. Trong tình huống này, hành vi thực tế của A đã thực hiện đầy đủ các yếu tố của tội nói trên, do đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

<b>Bài tập 6</b>

A và B cùng thống nhất rủ nhau đi dọc phố tìm cơ hội để trộm cắp xe gắn máy. Nhân lúc ông C để xe bên lề đường vào mua báo, A và B dùng khóa vạn năng nhanh chóng mở khóa để lấy xe của ơng C thì bị bắt giữ.

<i>(Biết rằng hành vi này được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS).Anh (chị) hãy xác định:</i>

<i><b>1.Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn nào?</b></i>

A, B cùng cố ý thực hiện việc trộm cắp xe máy nhưng chưa thực hiện được đến cùng do bị ông C phát hiện và bắt giữ. Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

<i><b>2.Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B có đồng phạm hay khơng? Tại sao?</b></i>

Giả sử A và B đều có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, để xác định A và B có phải đồng phạm trong tình huống trên hay khơng, ta xét đến độ tuổi chịu TNHS.

<i>Khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 quy định về Đồng phạm: “1. Đồng phạm là trườnghợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Vậy đồng phạm là phải từ hai người trở lên, những người này phải có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Đây là điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 quy định:

<i>“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ nhữngtội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”. Trong tình huống trên, A đã đủ 17 tuổi nên</i>

đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm của tội trộm cắp tài sản.

<i>B chỉ mới 15 tuổi nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015: “2. Ngườitừ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêmtrọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141,142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266,286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. Hành vi của A và B là tội phạm ít</i>

nghiêm trọng được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 nên B khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, A và B không là đồng phạm mà chỉ phạm tội riêng lẻ.

<b>BÀI THẢO LUẬN THỨ SÁU</b>

<b>I. Trắc nghiệm tự luận: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?14. Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắtbuộc của đồng phạm.</b>

Sai. Vì đồng phạm xét theo dấu hiệu chủ quan bao gồm đồng phạm có thơng mưu trước và đồng phạm khơng có thơng mưu trước. Đồng phạm khơng có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó khơng có sự thỏa thuận, bàn bạc với nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc có thoả thuận nhưng khơng đáng kể, có thể họ nhất trí phạm tội ở hiện trường hoặc đồng phạm được hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm. Như vậy bàn bạc thỏa thuận trước không phải là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.

<b>17. Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.</b>

<i>Sai. Theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015: “Người thực hành là người trực tiếp thựchiện tội phạm”. Như vậy, người thực hành ngoài việc tự mình trực tiếp thực hiện hành vi</i>

phạm tội được mơ tả trong cấu thành tội phạm thì cịn có thể thực hiện tội phạm thông qua việc tác động đến người khác để họ thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm, khi người thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người khơng có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

- Người khơng có lỗi hoặc chỉ có lỗi cố ý do sai lầm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Người được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức về tinh thần.

<b>19. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thànhlà đồng phạm.</b>

Đúng. Hành vi giúp sức được thực hiện trước hoặc trong khi người thực hành thực hiện tội phạm. Cũng có khi hành vi giúp sức được tiến hành khi tội phạm thực hiện nhưng chưa kết thúc. Tội phạm hoàn thành là thời điểm tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Không phải tất cả mọi trường hợp, thời điểm tội phạm hoàn thành cũng trùng với thời điểm tội phạm kết thúc. Ví dụ: A lẻn vào nhà B nhằm giết B để cướp tài sản, sau khi giết B xong, A không biết B để tài sản ở đâu. Sau đó A gọi điện thoại cho C để C chỉ dẫn chỗ B thường để tài sản và cách thức để lấy tài sản của B. Như vậy hành vi của C là giúp sức trong khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.

<b>21. Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức.</b>

<i>Sai. Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự phân cơng vai trị (người</i>

thực hành, người giúp sức...) giữa các người đồng phạm. Ví dụ: A và B muốn có tiền tiêu nên đã rủ nhau đi trộm cắp tài sản, tại hiện trường, A phân công B canh gác để A lấy trộm tài sản. Đây là trường hợp đồng phạm phức tạp; không phải là trường hợp đồng

<i>phạm có tổ chức. Theo khoản 2 Điều 17 BLHS 2015: “Phạm tội có tổ chức là hình thứcđồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Như vậy,</i>

phạm tội có tổ chức có các dấu hiệu của đồng phạm chung và có thêm dấu hiệu “có sự câu kết chặt chẽ” giữa những người thực hiện. Thơng thường nó được thể hiện dưới các dạng<small>1</small>:

- Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đồn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội khơng có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.

- Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.

- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính tốn kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

<small>1 Nghị quyết số 02/1988/HĐTP ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số biểu hiện của sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội có tổ chức.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>29. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp vượt qgiới hạn phịng vệ chính đáng.</b>

Sai. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là khi sự tấn cơng đã thực sự chấm dứt thì mới có hành vi phịng vệ. Tức sự tấn cơng khơng cịn vì bảo vệ lợi ích chính đáng của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLHS 2015. Trong trường hợp này quyền phịng vệ khơng khởi phát. Một khi quyền phịng vệ khơng khởi phát thì khơng thể xem xét hành vi đó là phịng vệ chính đáng hay là vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng.

<b>II. BÀI TẬPBài tập 10</b>

A, B, C là một nhóm thanh niên có nhiều tiền án, tiền sự. Chúng đã thống nhất kế hoạch hành động là đột nhập vào nhà của một người để lấy trộm chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Theo sự phân công, A đứng ngồi cảnh giới, trong lúc gia đình chủ nhà ngủ say B và C lẻn vào lấy chiếc xe máy. B và C bị phát giác, cả gia đình chủ nhà hơ hốn đuổi bắt. Cả hai chạy ra cửa thì bị con trai chủ nhà giữ C lại. Sẵn có dao trong người, C đâm chết anh thanh niên đó. A và B thì chạy thốt.

<i>Biết rằng trong vụ án này có hai tội phạm là tội giết người (Điều 123 BLHS) và tộitrộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS); tội giết người quy định dấu hiệu hậu quả chết ngườilà dấu hiệu bắt buộc.</i>

<i>Anh (chị) hãy xác định:</i>

<b>1. Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản khơng? Nếu có thì mỗi người thựchiện tội phạm với vai trò nào, mức độ trách nhiệm ra sao?</b>

<i>Căn cứ theo Điều 17 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Đồng phạmlà trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Trong tình huống</i>

trên, A, B, C đã lên kế hoạch và thực hiện trộm cắp tài sản; thỏa mãn dấu hiệu về số lượng và dấu hiệu của hành vi phạm tội nên A, B,C là đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. Trong đó, A là người giúp sức; B và C là người thực hành.

<b>2. Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạnnào?</b>

Hành vi trộm cắp tài sản được quy định rõ tại Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Ở tình huống trên ra thấy, trong lúc thực hiện hành vi lén lút trộm chiếc xe máy thì B và C bị phát hiện do đó thì hành vi này đang ở giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành. Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại và cũng là dấu hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. B và C thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, tuy nhiên hành vi đang thực hiện thì bị phát giác, mặc dù chưa hoàn thành nhưng vẫn cấu thành tội phạm bởi B và C đã có dấu hiệu dịch chuyển chiếc xe ra khỏi vị trí ban đầu.

<b>3. Có đồng phạm trong tội giết người không? Tại sao?</b>

Theo quy định về đồng phạm thì phải có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Tuy nhiên trong trường hợp này, khi bị phát giác, sẵn dao ở trong người C đã đâm chết anh thanh niên kia mà khơng có sự trợ giúp của B – người cùng thực hiện hành vi trộm cắp trước đó. Đồng thời, việc gây thiệt hại về tính mạng trong tình huống cũng khơng được bàn bạc trước đó nên khơng thỏa mãn quy định của Luật đưa ra. Vì vậy, khơng có đồng phạm trong tội giết người trong trường hợp này.

<b>4. Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn nào?</b>

Hành vi giết người được quy định cụ thể tại Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Có thể hiểu Giết người là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật. Tại tình huống này thì tội giết người đã ở giai đoạn hồn thành vì C đã dùng dao thủ sẵn trong người và đâm chết anh thanh niên đó. Hậu quả của tội phạm là chết người đã xảy ra, do đó hành vi giết người ở tình huống này đã hồn thành.

<b>Bài tập 12</b>

A đang đi đường thì gặp B - một thanh niên khơng quen biết, đã say xỉn địi A cho điếu thuốc lá. A không chịu và bỏ đi. B cho là A coi thường mình nên đã rút dao giắt ở thắt lưng ra đâm A sượt qua bờ vai. A bỏ chạy nhưng B vẫn rượt đuổi cùng với con dao găm trên tay. Gặp hẻm cụt, A hết đường chạy, nên đã quay mặt lại đối diện với B, giằng được dao đâm nhiều nhát vào ngực của B. B chết tại chỗ.

<b>1. Trong tình huống trên quyền phịng vệ có khởi phát khơng? (phân tích cácđiều kiện khởi phát quyền phòng vệ)</b>

Cơ sở pháp lý: Điều 22 BLHS 2015.

Trong tình huống trên quyền phịng vệ có khởi phát.

Trong tình huống này, B đã có hành vi tấn công nguy hiểm và trái pháp luật, đe dọa tới tính mạng của A (B đã rút dao giắt ở thắt lưng ra đâm A sượt qua bờ vai. A bỏ

</div>

×