Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phân tích văn hóa doanh nghiệp FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.95 KB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>

<b> </b>

<b> </b>

<b> </b>

<b>BÀI THẢO LUẬN </b>

<b> Văn hóa kinh doanh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>PHẦN I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ... 2 </b>

<b>1.1. Một số khái niệm cơ bản ... 2 </b>

<b>1.1.1. Văn hóa ... 2 </b>

<b>1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp ... 3 </b>

<b>1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp ... 4 </b>

<b>1.2.1. Giá trị hữu hình ... 4 </b>

<b>1.2.2. Giá trị vơ hình ... 6 </b>

<b>1.3. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp ... 7 </b>

<b>1.4. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp ... 7 </b>

<b>PHẦN II: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP FPT ... 9 </b>

<b>2.1. Giới thiệu chung về tập đoàn FPT ... 9 </b>

<b>2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển... 9 </b>

<b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức ... 10 </b>

<b>2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh... 10 </b>

<b>2.2. Văn hóa doanh nghiệp FPT ... 11 </b>

<b>2.2.1 Biểu thị trực quan – hữu hình ... 11 </b>

<b>2.2.2. Biểu hiện văn hóa vơ hình ... 14 </b>

<b>2.2.2.1. Những giá trị được tuyên bố ... 14 </b>

<b>2.2.2.2. Những quan niệm chung ... 16 </b>

<b>PHẦN III: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP FPT ... 18 </b>

<b>3.1. Những hạn chế trong văn hóa doanh nghiệp ... 18 </b>

<b>3.1.1. Hạn chế về văn hóa thẩm mỹ ... 18 </b>

<b>3.1.2. Hạn chế về văn hóa đồng phục ... 18 </b>

<b>3.1.3. Hạn chế về văn hóa ứng xử trong tổ chức ... 18 </b>

<b>3.2. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp ... 19 </b>

<b>KẾT THÚC ... 20 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Trên con đường hội nhập hiện nay, bên cạnh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ thì các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng và nhất quán, để từ đó điều chỉnh mọi hoạt động của doanh nghiệp, tạo bản sắc riêng của mình, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thơng qua văn hóa, mục tiêu kinh doanh được đảm bảo hơn và còn thể hiện được cái tâm của nhà quản trị đối với doanh nghiệp qua cách giao tiếp với khách hàng, tuyên bố chiến lược kinh doanh, khẳng định vị trí trong tâm trí khách hàng. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu chí đánh giá, góp phần quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh là điều cần thiết vì văn hóa cịn ảnh hưởng tới hành vi của người lao động, niềm say mê cơng việc, gây dựng lịng trung thành của họ với tổ chức, gắn kết tình đồng nghiệp, từ đó họ gắn kết mục tiêu của tổ chức và phấn đấu cho mục tiêu đó.

Tại thị trường Việt Nam doanh nghiệp FPT đã và đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo nên một bản sắc, một nét riêng biệt tại FPT mà khi nhắc tới FPT không ai

<i>không biết tới. Để làm sáng tỏ vấn đề này, nhóm 5 sẽ đi phân tích tìm hiểu “Văn hóa </i>

<i>doanh nghiệp tại FPT”. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản </b>

<b>1.1.1. Văn hóa </b>

Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ và Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới, tới nay đã lên đến 400-500 định nghĩa về văn hóa. Từ những con số khổng lồ ta có thấy được sự phong phú và phức tạp của khái niệm văn hóa.

- Ở Phương Đông, “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, trí tuệ nhờ tu dưỡng mà có được, “hóa” là việc đem cái văn ( cái hay, cái tốt) để cảm hóa, giáo dục và đưa vào thực tiễn. Vậy văn hóa là cách thức giáo dục con người bằng cái tốt đẹp của những tầng lớp thống trị.

- Ở Phương Tây, “văn hóa” bắt nguồn từ tiếng Latinh “ Cultus Agri” (gieo trồng ruộng đồng) và “Cultus Animi” (gieo trồng tinh thần) nghĩa là sự giáo dục tinh thần và tâm hồn con người. Sau này nhiều nhà khoa học phương Tây đã đưa ra rất nhiều nhận định về văn hóa:

o Nhà khoa học Tylor (1871) đồng nhất văn hóa và văn minh , đều bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật đạo đức, pháp luật…

o Theo William Isaac Thomas (1863 – 1947), văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào…( các tập tục, cách ứng xử)

o Theo Sorokin ( 1889 – 1968), văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vơ thức của nhiều cá nhân tương tác với nhau.

- Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều có những nét chung.

Văn hóa là những biểu hiện cơ bản của con người trong quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển, đồng thời cũng là những hoạt động nhận thức nhằm tạo ra sự biến đổi môi trường xung quanh và bản thân con người.

Văn hóa tác động theo ba q trình:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Văn hóa là sản phẩm có tính cộng đồng, từ đó triển khai thành một sản phẩm có tính cá nhân với tư cách là một thành viên của cộng đồng.

Từ những phân tích trên ta có thể hiểu chung nhất về văn hóa như sau:

<i>Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh) và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với động vật khác: do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có đặc trưng riêng. </i>

<b>1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp </b>

<i>• Doanh nghiệp </i>

- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật.

- Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và mơi trường nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

<i>• Văn hóa doanh nghiệp </i>

Văn hóa doanh nghiệp tồn tại ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và phát tiền theo quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp thấm sâu vào gốc rễ của mọi quyết định và hành vi ứng xử của từng thành viên trong doanh nghiệp từ nhà quản trị cấp cao đến những nhân viên cấp thấp nhất của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệp sáng tạo ra và giữ gìn trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển doanh nghiệp trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp.

Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp có những đặc trưng riêng. Văn hóa doanh nghiệp được xác lập bởi một hệ thống các giá trị được các thành viên trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó.

Văn hóa doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Các cá nhân nhận thức được các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thơng qua những gì họ nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận thấy. Văn hóa doanh nghiệp được sự chấp nhận của cá nhân để hình thành những chuẩn mực đáp ứng với

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

số đông trong doanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp được ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp, và theo thời gian, văn hóa doanh nghiệp thấm sâu vào các hành vi ứng xử của từng thành viên; in đậm trong quyết định của nhà quản trị.

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.

<i>Cấp thứ nhất là cấp dễ thấy nhất thể hiện ngay trong việc xử lý các công việc </i>

hàng ngày như: xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện cơng việc, giữ gìn tài sản chung; cách ứng xử,...

<i>Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động đúng hay </i>

sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không.

<i>Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động, đó là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và </i>

xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau và hàn gắn nhau tạo thành một văn hóa thống nhất. Văn hóa doanh nghiệp trở thành trụ cột và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, tạo nên một tập quán ứng xử trong kinh doanh mà các doanh nghiệp khác không thế bắt chước được.

Văn hóa doanh nghiệp là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết doanh nghiệp với xã hội.

<b>1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 1.2.1. Giá trị hữu hình </b>

<i>• Kiến trúc doanh nghiệp </i>

Kiến trúc doanh nghiệp thể hiện diện mạo của doanh nghiệp, là nơi thể hiện đẳng cấp cũng như là niềm tự hào của mỗi doanh nghiệp. Nhìn vào kiến trúc xây dựng bên ngoài cũng như bên trong của một doanh nghiệp, khách hàng hay đối tác bên ngồi cũng có thể đánh giá sơ bộ được nét văn hóa của doanh nghiệp ấy.

Thực tế cho thấy, con người khi được làm việc ở nơi có đầy đủ phương tiện kỹ thuật hiện đại thì sẽ giúp họ làm việc có hiệu suất cao hơn. Mặt khác, không gian nơi làm việc cũng là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng tư duy, năng lực sáng tạo của con người.

<i>• Biểu tượng </i>

Biểu tượng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị. Biểu tượng là sự biểu trưng những giá trị, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong doanh nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thông qua các biểu tượng vật chất cụ thể. Các doanh nghiệp thường sử dụng các biểu tượng tả thực và trừu tượng để thể hiện hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Cách làm này đã tạo một ấn tượng khó quên đối với khách hàng.

Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại mang bản sắc văn hóa đặc thù của doanh nghiệp và có khả năng thích nghi trong các nền văn hóa hay ngơn ngữ khác nhau.

<i>• Khẩu hiệu </i>

Khẩu hiệu là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về một vấn đề nào đó mà doanh nghiệp muốn thông báo đến cho mọi người hay đơn giản là lấy lại tinh thần hay phát động một phong trào nội bộ. Trong lĩnh vực quảng bá thương hiệu, khẩu hiệu thường là những câu gợi nhớ tới lợi ích sản phẩm. Khẩu hiệu thường ngắn gọn hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ nhập tâm để cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

<i>• Nghi lễ </i>

Nghi lễ là một trong những giá trị văn hóa điển hình, bể nổi, phản ánh đời sống sinh hoạt của doanh nghiệp.

Nghi lễ góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa riêng của từng doanh nghiệp, làm phong phú đời sống tinh thần cho các thành viên trong doanh nghiệp.

<i>• Hình thức sản phẩm </i>

Hình thức biểu hiện bên ngồi của sản phẩm sẽ góp phần thu hút sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm và đối với sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Hình thức sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa thơng điệp định vị, thể hiện sự khác biệt, sự vượt trội của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại.

<i>• Trang phục của các thành viên trong doanh nghiệp </i>

Trang phục hay đồng phục của các thành viên trong doanh nghiệp là tình thần đồn kết, thống nhất, thể hiện sức mạnh tập thể lớn lao.

Trang phục mang thơng điệp vì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với khách hàng, sự tơn trọng đối tác, tính chun nghiệp trong công việc và nét khác biệt trong cộng đồng.

Những biểu hiện về hình thức và cách sử dụng trang phục cho thấy tri thức cũng như thẩm mỹ của lãnh đạo, nhân viên một doanh nghiệp về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

<i>• Ứng xử trong doanh nghiệp </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ứng xử là một trong những biểu hiện rõ nét văn hóa của một tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có văn hóa ứng xử riêng, được cấu thành bởi mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp.

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng, được thể hiện thông qua cách ứng xử giữa cấp trên cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp.

<b>1.2.2. Giá trị vô hình </b>

<i>• Triết lí doanh nghiệp </i>

Triết lý doanh nghiệp là tư tưởng, quan điểm của doanh nghiệp về kinh doanh, được khái quát thành tôn chỉ, phương châm hành động, chỉ dẫn hoạt động của doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp được xem là bước đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, Là cơ sở phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.

Triết lý doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều nội dung khác nhau, biểu hiện rõ nhất là sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp; phương thức hành động; và cách ứng xử của doanh nghiệp với mơi trường bên ngồi.

<i>• Chuẩn mực đạo đức </i>

Chuẩn mực đạo đức thường được thể hiện thành những quy tắc hay chuẩn mực hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Khi đó chuẩn mực đạo đức chính là tiêu chuẩn hành vi đạo đức của tổ chức, của doanh nghiệp và được coi là cách thức điều hành doanh nghiệp

Chuẩn mực đạo đức được các thành viên trong doanh nghiệp tôn trọng và cam kết thực hiện. Chúng được sử dụng làm căn cứ xây dựng các chính sách và biện pháp thực thi chiến lược doanh nghiệp, qua đó phản ánh quan điểm, triết lý, phương châm hoạt động của doanh nghiệp.

Chuẩn mực đạo đức là yếu tố giá trị vơ hình khơng thể thiếu được trong văn hóa doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có chuẩn mực đạo đức riêng mà khơng doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Chúng có tác động to lớn đến hành vi của mỗi thành viên và đến hoạt động của doanh nghiệp.

<i>• Niềm tin </i>

Niềm tin của doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng chính là: (1) lịng tin của nhân viên và các cổ đơng và (2) Lịng tin của khách hàng doanh nghiệp.

Niềm tin là yếu tố quan trọng trong cơng việc cũng như cuộc sống. Vì vậy tất cả thành viên trong doanh nghiệp từ nhân viên đến nhà quản trị cần đặc biệt quan tâm, cùng nhau xây dựng và gìn giữ niềm tin để phát triển doanh nghiệp bền vững.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>1.3. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp </b>

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

Trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới, cạnh tranh, thu hút nhân viên và khách hàng của tổ chức thì văn hóa doanh nghiệp chính là một yếu tố quan trọng. Văn hóa doanh nghiệp là sự pha trộn của các giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh và các khía cạnh hàng ngày của giao tiếp, tương tác, tạo ra văn hóa lan tỏa đến cách mọi người làm việc.

Theo thống kê của Science Daily về một nghiên cứu từ Đại học Nam California và Đại học Minnesota đã chỉ ra rằng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất trong việc “chèo lái con thuyền” của doanh nghiệp đi đúng hướng.

<b>1.4. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp </b>

<i>• Chức năng chỉ đạo </i>

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong một quá trình, do chủ doanh nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn mà không cá nhân nào trong doanh nghiệp dám đi ngược lại. Đến lượt nó, khi đã hình thành, văn hóa danh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù hợp với mục tiêu đã định...Chức năng chỉ đạo của văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ, nó có tác dụng chỉ đạo đối với hành động và tư tưởng của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng có tác dụng chỉ đạo đối với giá trị và hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.

<i>• Chức năng ràng buộc </i>

Văn hóa doanh nghiệp tạo ra những ràng buộc mang tính tự giác trong tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp, nó khơng mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính.

<i>• Chức năng liên kết </i>

Sau khi được cộng đồng trong doanh nghiệp tự giác chấp nhận, văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đồn kết nhất trí trong doanh nghiệp. Nó trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp ...

<i>• Chức năng khuyến khích </i>

Trọng tâm của văn hóa doanh nghiệp là coi trọng người tài, coi công việc quản lý là trọng điểm. Điều đó, giúp cho nhân viên có tinh thần tự giác, chí tiến thủ; đáp ứng được nhiều nhu cầu và có khả năng điều chỉnh những nhu cầu không hợp lý của nhân viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>• Chức năng lan truyền </i>

Khi một doanh nghiệp đã hình thành một nền văn hố của mình, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa, thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các quan hệ cá nhân, văn hóa doanh nghiệp được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

</div>

×