Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tiểu luận môn lập kế hoạch kinh doanh phân tích văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn viễn thông viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.6 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH


ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN
ĐỘI VIETTEL
Giáo viên HD : Ths. LÊ THANH TRÚC
Lớp

: VB17BAD01

Nhóm

:3

TP.HCM , THÁNG 10 NĂM 2016


DANH SÁCH SINH VIÊN

STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH
VIÊN



1

Nguyễn Thị Phương Thúy

2

Trần Thị Lệ Giang

33141026055

3

Dư Thị Diễm Quỳnh

33141025146

4

Nguyễn Trọng Tín

33141025980

5

Nguyễn Xuân Thái

33141025063

6


Lý Tự Tín

33141025147

7

Nguyễn Trọng Nghĩa

33141025027

8

Nguyễn Hữu Quỳnh

33141025068

9

Nguyễn Vũ Đức Tiến

33141026080

10

Phan Văn Tuân

33141025149

11


Nguyễn Hoàng Thịnh

33141025057

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ HOÀN

KÝ TÊN

THÀNH

33141025120

1


MỤC LỤC

A.

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........................................................................................ 7
1.

KHÁI NIỆM: .................................................................................................................. 7

2.


CấU TRÚC CủA VĂN HOÁ DOANH NGHIệP:........................................................... 8

2.1.

Triết lý quản lý và kinh doanh:.......................................................................................... 8

2.2.

Động lực của cá nhân và tổ chức: ..................................................................................... 8

2.3.

Qui trình qui định: ............................................................................................................ 8

2.4.

Hệ thống trao đổi thông tin:.............................................................................................. 8

2.5.

Phong trào, nghi lễ, nghi thức:.......................................................................................... 9

3.

ĐặC ĐIểM VĂN HÓA DOANH NGHIệP:..................................................................... 9

3.1.

Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”:................................................................. 9


3.2.

Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”: ......................................................................... 10

3.3.

Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”:....................................................................... 10

4.

VAI TRÒ, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: ................ 10

4.1.

Tạo động lực làm việc:.................................................................................................... 11

4.2.

Điều phối và kiểm soát:................................................................................................... 11

4.3.

Giảm xung đột: ............................................................................................................... 11

4.4.

Lợi thế cạnh tranh: ......................................................................................................... 11

B.


QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

(VIETTEL).................................................................................................................................. 12
1.

LƯỢC SỬ CÔNG TY :................................................................................................. 12

1.1.

Giới thiệu chung: ............................................................................................................ 12

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

2


1.2.

Cơ cấu lãnh đạo: ............................................................................................................ 12

1.3.

Quá trình hình thành và phát triển: ................................................................................. 13

2.

CẤU TRÚC HỮU HÌNH .............................................................................................. 14

2.1.


Thông điệp của Viettel: ................................................................................................... 14

2.2.

Ý nghĩa logo: .................................................................................................................. 14

2.3.

Ý nghĩa của trang phục Viettel:..................................................................................... 15

3.

GIÁ TRỊ TUYÊN BỐ ................................................................................................... 17

3.1.

Giá trị văn hóa 1: Thực tiễn kiểm nghiệm chân lý............................................................ 17

3.2.

Giá trị văn hóa 2: Trưởng thành qua những thử thách và thất bại ................................... 18

3.3.

Giá trị văn hóa 3: Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh ........................................... 20

3.4.

Giá trị văn hóa 4: Sáng tạo là sức sống........................................................................... 21


3.5.

Giá trị 5 - Tư duy hệ thống:............................................................................................. 23

3.6.

Giá trị 6 - Kết hợp đông tây: ........................................................................................... 24

3.7.

Giá trị 7 - Truyền thống và cách làm người lính:............................................................. 25

3.8.

Giá trị 8 - Viettel là ngôi nhà chung:............................................................................... 26

4.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP
VIETTEL:..................................................................................................................... 27

5.

ÁP DỤNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VIETTEL:..................................................................................................................... 28

C.

5.1.


Cơ sở mạng lưới hạ tầng:................................................................................................ 28

5.2.

Công tác chăm sóc khách hàng: ...................................................................................... 29

5.3.

Thu nhập của cán bộ nhân viên:...................................................................................... 30

5.4.

Hiệu quả công tác quản lý: ............................................................................................. 32

5.5.

Kết quả hoạt động kinh doanh: ....................................................................................... 33
QUY TRÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHUNG................................................ 34

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3


1.

NGƯỜI SÁNG LẬP (NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC) LẬP RA Ý TƯỞNG VỀ MÔ
HÌNH VĂN HÓA TỔ CHỨC CẦN CÓ TRONG DOANH NGHIỆP:. ............................ 34

2.


NHỮNG Ý TƯỞNG NÀY ĐƯỢC CHIA SẺ VỚI NHÂN VẬT CHỦ CHỐT ĐỂ ĐỊNH
HÌNH RÕ MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP: .................................................... 35

3.

NHÓM CỐT LÕI ĐI VÀO HÀNH ĐỘNG ĐỂ THỂ HIÊN NHỮNG Ý TƯỞNG NÀY: . 35

4.

NHỮNG Ý TƯỞNG NÀY ĐƯỢC ĐƯA VÀO ĐỜI SỐNG CỦA TỔ CHỨC ĐỂ TẠO
THÀNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.......................................................................... 35

D.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .................................... 37
1.

VĂN HOÁ DÂN TỘC:................................................................................................... 37

2.

NHÀ LÃNH ĐẠO: NGƯỜI TẠO RA NÉT ĐẶC THÙ CỦA VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP: ........................................................................................................................ 37

3.

NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ HỌC HỎI ĐƯỢC: .......................................................... 37

4.


NHỮNG KINH NGHIỆM TẬP THỂ CỦA DOANH NGHIỆP:...................................... 38

5.

NHỮNG GIÁ TRỊ HỌC HỎI ĐƯỢC TỪ NHỮNG DOANH NGHIỆP KHÁC:.............. 38

6.

NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ ĐƯỢC TIẾP NHẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU
VỚI NỀN VĂN HOÁ KHÁC: ........................................................................................ 38

7.
E.

NHỮNG GIÁ TRỊ DO THÀNH VIÊN MỚI ĐẾN MANG LẠI: ..................................... 39
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP....... 41

1.

KHI DOANH NGHIỆP BUỘC PHẢI THAY ĐỔI ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG
BÊN NGOÀI: ................................................................................................................. 41

2.

LÃNH ĐẠO CỦA DOANH NGHIỆP NHẬN THỨC RA SỰ CẦN THIẾT PHẢI THAY
ĐỔI VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỂ PHÙ HỢP VỚI THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN
NGOÀI:.......................................................................................................................... 41

3.


XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP KHÔNG CHỈ LÀ BÀI PHÁT BIỂU HAY
KHẨU HIỆU ĐƯỢC TRƯNG BÀY. CÔNG VIỆC NÀY ĐẶC BIỆT CẦN ĐẾN SỰ
CAM KẾT, GƯƠNG MẪU ĐI ĐẦU CỦA CẤP LÃNH ĐẠO TRONG DOANH
NGHIỆP: ........................................................................................................................ 41

4.

DOANH NGHIỆP CÒN PHẢI CÓ CÁC CAN THIỆP HƯỚNG VÀO CÔNG VIỆC VÀ

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

4


CƠ CẤU CỦA TỔ CHỨC ĐỂ CÓ SỰ PHÙ HỢP GIỮA GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ VÀ NHIÊM
VỤ MỚI CỦA TỔ CHỨC: ............................................................................................. 42
5.

CUỐI CÙNG, MỘT ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THIẾU ĐƯỢC LÀ CẦN MỘT THỜI
GIAN THÍCH HỢP CHO SỰ THAY DỔI VĂN HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP:............ 42

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

5


LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều kết luận nghiên cứu của các nhà kinh tế đã khẳng định, trong điều kiện hiện
nay, các doanh nghiệp thắng thế không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công

nghệgì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức con người như thế nào, cũng như nguyên
lý: con người có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ đi lên từ tay không
về văn hóa.
Rõ ràng, văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát
điểm của doanh nghiệp có thể sẽ cao và bền vững nếu như được xây dựng trên nền tảng
văn hóa . Điều đó được chứng thực tại Mỹ (nước đầu tiên khởi xướng xây dựng văn hoá
doanh nghiệp). Các nhà nghiên cứu Mỹ khi tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động, thành
tựu và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đã kết luận rằng, mỗi doanh nghiệp đều có nền
văn hóa riêng. Và, hầu hết các doanh nghiệp thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa
doanh nghiệp riêng của mình.
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp Việt
Nam,Với hầu hết những người lao động và công nhân viên rất ít được nghe tới cụm danh
từ“văn hóa doanh nghiệp”, vì vậy họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường
văn hóa nơi mà họ thường gắn bó và làm việc. Sức mạnh của doanh nghiệp chỉ được tạo
nên khi mọi cá nhân trong doanh nghiệp đó nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của
đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại
công nghiệp hiện đại. và đó cũng là lí do nhóm chúng tôi thực hiện tiểu luận “Phân tích
văn hóa doanh nghiệp tại Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội (Viettel) ”

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

6


A. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. KHÁI NIỆM:

-

Thành công hay thất bại của nhiều doanh nghiệp ngoài sự phụ thuộc vào

các yếu tố bên ngoài như điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế chung…còn
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên trong. Vậy yếu tố bên trong ấy là gì, sức
mạnh doanh nghiệp có từ đâu, chất lượng quản lý chi phối các hoạt động
doanh nghiệp như thế nào và ngược lại nó chịu tác động nào và chịu những
tác động nào? Một trong những nguồn sức mạnh mà doanh nghiệp có được
chính là sức mạnh từ văn hóa doanh nghiệp đó. Vậy văn hóa doanh nghiệp
là gì?

-

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, nhưng một
định nghĩa được coi là khái quát nhất là “văn hóa doanh nghiệp là một hệ
thống biểu đạt chung bao trùm lên toàn bộ doanh nghiệp, có tính chất quyết
định tới mọi hành vi và hoạt động của toàn bộ các thành viên trong doanh
nghiệp đó”.

-

Văn hóa là sự nhìn nhận, sự nhìn nhận này trong một số tổ chức hay một
doanh nghiệp cụ thể, không nằm trong mỗi cá nhân. Kết quả tạo ra là mỗi
thành viên với trình độ và xuất xứ khác nhau đều nhận thức và thể hiện văn
hóa đó như nhau, đây chính là cái gọi chung của ý nghĩa văn hóa.

-

Thứ hai là văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm mô tả. Nó đề cập tới việc
các thành viên nhìn nhận về doanh nghiệp cuả họ như thế nào chứ không
quan tâm đến việc họ thích hay không thích.

-


Thứ 3 là văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực này tạo nên và định hướng cho hành động của toàn doanh
nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung.

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

7


2. CẤU TRÚC CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP:

-

Gồm 5 lớp:

2.1.
-

Triết lý quản lý và kinh doanh:
Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của văn hoá doanh nghiệp, bao
gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất. Đây là
cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các
quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp
thời gian và ngoại cảnh. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng
văn hóa doanh nghiệp thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo
cao nhất của doanh nghiệp. Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc
của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết
lý kinh doanh, phương châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà
quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn

hóa cốt lõi này.

2.2.
-

Động lực của cá nhân và tổ chức:
Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của văn hóa doanh nghiệp chính là các động
lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực chung”
của tổ chức. Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những
hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp.

2.3.
-

Qui trình qui định:
Qui trình, qui định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo
chuẩn. Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày
càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo
tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng
khách hàng và xã hội.

2.4.
-

Hệ thống trao đổi thông tin:
Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu
thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời. Hệ thống này

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


8


cần đảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được thu thập,
truyền đạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên doanh
nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt
động thường nhật cũng như công tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng
chiến lược.
2.5.
-

Phong trào, nghi lễ, nghi thức:
Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty.
Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng
của nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên
truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của
công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó
góp phần xây dựng thương hiệu... Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của
doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh canh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân,
cán bộ quản lý cấp cao, các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất
thiết tham gia vào quá trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình.

3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP:

-

Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống như
“cá tính” của doanh nghiệp đó. Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người
này với người khác, “văn hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh
nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong

một lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường.Văn hóa
doanh nghiệp có ba nét đặc trưng, đó là:

3.1.
-

Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”:
Tức là gắn với con người. Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với
nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị
đó. Do đó, văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành một cách “tự phát” hay
“tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và
hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên, một doanh nghiệp, dù muốn hay

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

9


không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình. Văn hóa doanh
nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và
mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị
văn hoá mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực
sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh
cạnh tranh của mình.
3.2.
-

Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”:
Không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có
cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so

với định hướng phát triển của doanh nghiệp). Giá trị là kết quả thẩm định
của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định; và
những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹpxấu”..., nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù
hợp”. Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể,
không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình,
của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định
“đúng-sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào đó.

3.3.
-

Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”:
Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hoá doanh nghiệp khi đã được
định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của
các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và
tạo thành văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hoá.

4. VAI TRÒ, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP:

-

Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp
doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều
người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Tác
dụng của văn hóa doanh nghiệp thể hiện:

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

10



4.1.
-

Tạo động lực làm việc:
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản
chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ
tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành
mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình
làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp.
Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ
biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu
nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu
nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái,
được đồng nghiệp tôn trọng.

4.2.
-

Điều phối và kiểm soát:
Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các
câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi
phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp
phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

4.3.
-

Giảm xung đột:
Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó

giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và
định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau
thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.

4.4.
-

Lợi thế cạnh tranh:
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng
hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác
biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

11


B. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA TẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI(VIETTEL)

1. LƯỢC SỬ CÔNG TY :
1.1.

Giới thiệu chung:

-

Tên giao dịch quốc tế: Viettel Corporation( VIETTEL)

-


Trụ sở chính của công ty tại: Số 1A đường Giang Văn Minh - Quận Ba Đình
– TP Hà Nội.

-

Website:

-

Giấy chứng nhận ĐKKD: 109822 do UBKH NN cấp ngày 20 - 10 – 1995.

-

Tổng công ty Viễn thông Quân Đội là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách
pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng.

-

Tổng công ty Viễn thông Quân Đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng là một công
ty lớn bao gồm nhiều công ty con và nhiều chí nhánh phân bổ khắp cả nước
và vươn ra cả nước ngoài.

-

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam,
đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông
toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3
Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với tổng dân số hơn 190 triệu.

Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên
toàn cầu.

1.2.
-

Cơ cấu lãnh đạo:
Tổng Giám đốc: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng kiêm Phó Chủ tịch
HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội, Phó Bí thư Đảng ủy

-

Phó Tổng Giám đốc: Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Bí thư Đảng ủy

-

Phó Tổng Giám đốc: Đại tá Tống Viết Trung

-

Phó Tổng Giám đốc: Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

12


-

Phó Tổng Giám đốc: Đại tá Hoàng Sơn


-

Phó Tổng Giám đốc: Đại tá Nguyễn Đình Chiến

-

Phó Tổng Giám đốc: Thượng tá Đỗ Minh Phương

-

Phó Tổng Giám đốc: Thượng tá Tào Đức Thắng

1.3.
-

Quá trình hình thành và phát triển:
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là một doanh nghiệp Nhà nước,
được thành lập từ ngày 1 tháng 6 năm 1989 theo Quyết định số 58/ HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng (do đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó chủ tịch HĐBT
ký). Tổng công ty được thành lập với hai nhiệm vụ chính là: Phục vụ quốc
phòng và tham gia phát triển kinh tế.

-

Năm 1989: Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin, tiền thân của tổng công
ty Viễn thông Quân Đội được thành trên cơ sở sát nhập 3 doanh nghiệp:
Công ty điện tử viễn thông quân đội, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 1
và Công ty điện tử và thiết bị thông tin 2


-

Năm 1995: Công ty điện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành công ty điện
tử Viễn thông Quân Đội (tên giao dịch là Viettel) trở thành nhà cung cấp
viễn thông thứ hai tại Việt Nam.

-

Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ
bản, tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động
kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định
tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao

-

Năm 2004: Viettel chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động 098. Mạng
di động Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê
bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh
táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ

-

Năm 2005: Ngày 6 tháng 4 năm 2005 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết
định thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân Đội, trực thuộc Bộ Quốc
phòng.

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

13



-

Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn
thông. Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập
đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội
Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên
cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và
Điện thoại di động Viettel.

-

Thành tựu :
Là một trong những doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài.
Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải
thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.

2. CẤU TRÚC HỮU HÌNH
Thông điệp của Viettel:

2.1.

“ Hãy nói theo cách của bạn”
-

Câu nói này thể hiện 2 vế. Thể hiện sự quan tâm lắng nghe và đáp ứng nhu
cầu của Viettel đối với khách hàng và các thành viên.
-


Bên cạnh đó là khuyến khích sự
phản hồi, đóng góp xây dựng, và
sáng tạo của mọi người (nhân
viên và khách hàng). Nhằm tạo
ra sản phẩm hoàn hảo và đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng.

Ý nghĩa logo:

2.2.
-

Được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn
trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

14


cũng phù hợp với tầm nhìn thương hiệu và slogan mà Viettel đã lựa chọn.
Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng.
-

Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn
lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên
tục, sáng tạo không ngừng (văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho
âm dương hòa quyện vào nhau (văn hóa phương Đông).


-

Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu
vàng (địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con
người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel.

-

Slogan của Viettel thể hiện quan điểm của công ty không chỉ đáp ứng nhu
cầu hướng tới những nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể
hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó. Mặt khác, đối
với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng
nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho
phép họ thể hiện theo cách riêng của mình.

-

Văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần duy trì sự phát triển bền vững của xã hội.
Ý nghĩa của trang phục Viettel:

2.3.
-

Đồng phục thể hiện thương hiệu. Rất nhiều công ty đều có đồng phục công
ty riêng, thông qua những bộ đồng phục họ muốn truyền bá giới thiệu về
các doanh nghiệp. Thông qua logo, màu đồng phục hay chữ thêu trên đồng
phục… nhằm dùng đồng phục để định hướng thương hiệu đối với cộng
đồng. Ngoài ra nó còn thể hiện tính chuyên nghiệp của tổ chức đó.Những
mẫu đồng phục có in hình ảnh nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp

giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sự…có mặt của công ty quý vị. Theo thời
gian, đồng phục trở thành một phần không thể tách rời của việc xây dựng
thương hiệu cho các doanh nghiệp. Công chúng bắt đầu ghi nhớ về doanh
nghiệp của bạn thông qua những bộ quần áo đồng phục đẹp mắt.

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

15


-

Ngay từ khi thành lập và phát triển, Viettel đã cho ra đời một mẫu thiết kế
logo đơn giản với hai tông màu chủ đạo là màu xanh và màu cam.

-

Là những tông màu trầm, tối – Logo Viettel đặc biệt nổi bật trên các áo có
tông màu nóng, sang.

-

Thời gian này, sự tập trung phát triển chính của Viettel vẫn là mở rộng
mạng lưới cung cấp dịch vụ di động từ thành thị tới nông thôn.

-

Những ngày hội lớn của Viettel và các sản phẩm đồng phục công ty sáng
tạo độc đáo.


-

Trở thành một doanh nghiệp phát triển mạnh với hàng nghìn nhân viên và
hệ thống đại lý trên toàn quốc – Viettel hiểu rằng việc phát triển văn hóa
doanh nghiệp sẽ là cốt lõi để thu hút nhân tài.

-

Từ đó các ngày hội lớn thường được Viettel tổ chức. Đây là những ngày hội
của sự sáng tạo, nơi gặp gỡ - giao lưu giữa những thành viên trong tập thể
Viettel.

-

Hơn thế, những ngày hội sáng tạo sẽ luôn là tiền đề cho những ý tưởng mới
kinh doanh mới có cơ hội được phát triển.

-

Trân trọng những giá trị từ những ngày hội này nên mỗi lần tổ chức Viettel
đều chuẩn bị những sản phẩm đồng phục độc đáo với những tông màu nổi
bật.

-

Đồng phục sự kiện của Viettel – sự thành công cho những chiến dịch lớn

-

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp đều ít nhiều có

những đối thủ cạnh tranh lớn. Có lẽ rằng không có doanh nghiệp nào kinh
doanh mà không ít nhiều bị cạnh tranh.

-

Sự cạnh tranh đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các chương trình
khuyến mại, kích cầu. Các chương trình khuyến mại hiện nay rất đa dạng
nhưng mục đích chung đều là đem đến thông điệp về sản phẩm, dịch vụ,
truyền tải nội dung chương trình và ghi dấu trong lòng khách hàng.

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

16


-

Một điều không thể thiếu trong hoạt động tổ chức sự kiện hiện nay đó là
đồng phục sự kiện.

-

Nó giúp cho sự kiện của công ty bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, đó cũng là
cách để công ty bạn ghi dấu ấn trong lòng khách hàng. Nắm rõ điều này,
Viettel thường tổ chức các sự kiện lớn với các chương trình khuyến mại
hấp dẫn. Chúng ta không ít thì nhiều cũng đã được biết đến các chương
trình khuyến mại của Viettel.

-


Bởi lẽ, bản thân văn hóa luôn ngầm chứa trong nó giá trị nhân văn, do
đó, văn hóa doanh nghiệp luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải gắn bó chặt
chẽ hiệu quả trong việc kinh doanh với tính nhân văn trong kinh doanh:
không thể đạt hiệu quả bằng bất cứ giá nào mà coi nhẹ những giá trị
nhân văn.

Một số đồng phục của Viettel qua các chương trình chiến lược

3. GIÁ TRỊ TUYÊN BỐ
3.1.

Giá trị văn hóa 1: Thực tiễn kiểm nghiệm chânlý
 Nhận thức văn hóa:
-

Người Viettel cho rằng, lý thuyết khó có thể bao trùm toàn bộ các

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

17


mặt của thực tiễn phong phú vốn luôn liên tục vận động, phát triển.
-

Nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được lý thuyết còn phù hợp
hay không, đúng hay sai.Viettel nhận thức và tiệm cận chân lý thông
qua hoạt động thực tiễn.

-


Người Viettel nhận thức và tiếp cận chân lý thông qua hoạt động
thực tiễn, hiểu đến tận gốc chân lý thì phải có thực tiễn chứng minh.

 Hành động:
-

Phương châm hành động của Viettel “Dò đá qua sông” và liên tục
điều chỉnh

-

Tư tưởng chính ở giá trị văn hóa này là sẽ vừa làm vừa điều chỉnh.
Điều chỉnh mới là quan trọng.

-

Viettel đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn. Thông qua
quá trình đóng góp và trách nhiệm với công việc được giao.

 Kết luận:
-

Giá trị này muốn nhắc người Viettel hãy luôn áp dụng lý thuyết vào
thực tiễn và đúc kết thực tiễn thành chân lý. Muốn thực hiện mục tiêu
của mình thì phải hành động. Hành động đầu tiên không đem lại kết quả
ngay nhưng là hành động quan trọng nhất để có thông tin. Vừa làm vừa
điều chỉnh là cách làm cốt lõi của Viettel.

3.2.


Giá trị văn hóa 2: Trưởng thành qua những thử thách và thất bại
 Nhận thức văn hóa:
-

Viettel, có một quan điểm đó là coi trọng những thất bại. Bởi người
Viettel tin rằng, mỗi một thất bại sẽ giúp Viettel rút ra một bài học.

-

Mỗi một người đứng lên từ thất bại thì sẽ chín chắn và nhiều kinh
nghiệm. Có dám đối đầu với thất bại, con người mới dám làm, dám
chịu trách nhiệm và mới có khả năng thành công. Như vậy sẽ thấy
thất bại có giá trị:

 Hành động:
NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

18


-

“Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện.” Thách thức
tạo cho con người Viettel cơ hội.

-

Từng nhân viên Viettel muốn trưởng thành thì càng phải được rèn
luyện qua những khó khăn.


-

Một tổ chức muốn thành công thì luôn phải đặt ra những mục tiêu
mới để nỗ lực phát triển.

-

Quan điểm của người Viettel là sai lầm là không thể tránh khỏi trong
quá trình làm việc và tiến tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội
cho sự phát triển tiếp theo.Vì vậy mỗi nhân viên Viettel động viên
nhau không sợ mắc sai lầm.

-

Mỗi một tồn tại, khuyết điểm được nhìn nhận ra là một cơ hội vô
cùng lớn đối với đơn vị chi nhánh. Một tổ chức mà không có những
tồn tại thì không có sự kích thích để phát triển tốt hơn.

-

Viettel khuyến khích cái mới, chấp nhận cái mới và dần xây dựng
thành lý luận: thất bại là một cơ hội cho mọi người Viettel.

-

Viettel động viên những ai thất bại,Viettel tìm trong thất bại những
lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh và không cho phép tận dụng sai
lầm của người khác để đánh đổ người đó để tránh không lặp lại
những lỗi lầm cũ.


-

Viettel phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc sai
phạm còn nhỏ, giúp nhân viên thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.

 Kết luận:
-

Người Viettel luôn tự đặt thách thức cho mình để phát triển và
không bao giờ ở vào hoàn cảnh không có thách thức. Quan điểm
"Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống". Đi con đường ít người thì
nhanh nhưng không ít khó khăn, bất trắc. Đi chỗ mới có cái khó là
phải nghĩ mới tìm ra được con đường khác.

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

19


3.3.

Giá trị văn hóa 3: Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
 Nhận thức văn hóa:
-

Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh
tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ.

-


Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì những con người sẽ
chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.

-

Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù
hợp. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả
năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh “cải cách là động lực cho sự
phát triển”

-

Cuộc sống thay đổi từng ngày, từng giờ. Điều quan trọng là phải làm
chủ được quá trình thay đổi.

-

Khi sự thay đổi trở thành việc hàng ngày thì sẽ thấy hiển nhiên, dễ
chấp nhận. Khi chưa thay đổi, thì sẽ cảm thấy sợ hãi, nhưng khi làm
nhiều, trở thành việc bình thường thì sẽ thấy nó là tất yếu, không đáng
sợ.

 Hành động:
-

Viettel tự nhận thức để thay đổi thường xuyên thay đổi để thích ứng
với môi trường thay đổi. Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và
cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.


-

Mỗi ngày, hàng ngày người viettel thay đổi một chút thì không xảy ra
biến động. Viettel đã xác định một nét văn hóa về sự thích ứng nhanh,
môi trường thay đổi nhanh nên người Viettel phải thường xuyên thay
đổi. Viettel chủ động thay đổi.

-

Thay đổi mang tính cải cách sẽ mang lại cho Viettel nguồn lực mới,
tạo ra động lực mới.

-

Động lực mới và nguồn lực mới sẽ tạo ra sự phát triển,sợ thay đổi khi
ít thay đổi nhưng khi làm thường xuyên thì sẽ không sợ sự thay đổi và

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

20


sự thay đổi sẽ trở thành một nhu cầu.
-

Hôm nay Viettel đặt yêu cầu như thế này, nhưng mai phải đặt yêu cầu
khác. Hôm nay viettel quản lý trung tâm có 1 người, ngày mai phải
quản lý trung tâm 10 người, ngày kia lại có 1000 người...

-


Hôm nay Viettel có một đối thủ, ngày mai có 10 đối thủ…Thị trường
có thể co lại, có thể mở rộng hơn.

-

Trong bối cảnh ấy, Viettel ở từng vị trí cần phải thay đổi nhận thức và
hành động, cần những người có tố chất phù hợp với từng hoàn cảnh cụ
thể. Chính vì vậy, viettel luôn thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh.

-

Viettel không nói việc thay đổi vị trí có nghĩa là những cá nhân không
có năng lực, không được coi trọng mà là năng lực cá nhân có phù hợp
trong hoàn cảnh thay đổi như vậy không.

-

Động lực của sự thay đổi là phát triển. Mọi suy nghĩ, hành động của
mỗi con người trong ngôi nhà chung Viettel đều phải vì sự phát triển
của ngôi nhà chung Viettel, thậm chí phải hy sinh lợi ích bản thân.

-

Nếu không nhận thức rõ điều ấy, sự thay đổi có thể gây những hiểu
nhầm, hoang mang cho bản thân người được thay đổi cũng như những
người xung quanh.

-


Nếu mọi người đều có tâm nguyện vì sự phát triển chung của chi
nhánh, thì họ sẽ không có tâm lý sẵn sàng làm bất cứ việc gì vì sự phát
triển chung.

 Kết luận:
-

Phương châm của Viettel: Hãy thay đổi trước khi bắt buộc phải thay
đổi để làm chủ quá trình thay đổi. Người Viettel coi thay đổi là tất yếu:
Cái duy nhất không thay đổi, chính là sự thay đổi.

3.4.

Giá trị văn hóa 4: Sáng tạo là sức sống
 Nhận thức văn hóa
-

Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chỉ có

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

21


sáng tạo mới tạo ra sự khác biệt.
-

Ở Viettel, sáng tạo được coi là sức sống và Viettel mong muốn, hàng
ngày, mỗi người và mọi người sáng tạo từ những ý tưởng nhỏ nhất.


-

Cái duy nhất vô hạn đó là sức sáng tạo của con người. Những ý tưởng
mới cũng là những tài nguyên như dầu mỏ, than đá vậy.

-

Càng thiếu tài nguyên vật chất chúng ta càng phải phát huy và tận
dụng tài nguyên trí tuệ.

-

Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Viettel hiện thực hoá những ý tưởng sáng
tạo không chỉ của riêng Viettel mà của cả khách hàng.

 Hành động
-

Viettel trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất. Khi Viettel
muốn tạo ra một cái mới, thì sẽ mất rất nhiều chi phí, công sức, thời
gian.

-

Như Viettel tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, thường kèm theo
những đầu tư nghiên cứu phát triển rất lớn, nó sẽ làm giá thành cao
lên.

-


Trong khi đó, Người Viettel đang mong muốn tạo ra những sản phẩm,
dịch vụ chất lượng cao mà giá thành lại hạ. Sáng tạo còn là để tạo ra
giá trị mới.

-

Tạo ra giá trị mới chính là cách hiểu của Viettel về sáng tạo khác với
người khác. Giá trị chính là lợi ích, lợi ích phải liên quan đến đối
tượng sử dụng, hưởng thụ sản phẩm, nếu không sản phẩm tạo ra sẽ
thành vô giá trị.

-

Viettel xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người
Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.

-

Các doanh nghiệp thường có bộ phận nghiên cứu phát triển, coi sự
sáng tạo được mặc định ở một số người, một nhóm người trong một tổ
chức. Hầu hết các doanh nghiệp đều đang làm như vậy, Các doanh

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

22


nghiệp có một Trung tâm nghiên cứu phát triển, một phòng LAB…
-


Ở Viettel muốn sự sáng tạo được lan tỏa ở khắp nơi, ở mỗi người
Viettel. Bởi, nếu sáng tạo chỉ phụ thuộc vào một người có trình độ giỏi
thi không còn nhiều ý tưởng. Khi sáng tạo được hưởng ứng từ nhiều
người thì sẽ có nhiều ý tưởng sáng tạo. Viettel luôn huy động sáng tạo
ở tất cả những người Viettel và còn muốn huy động cả những người
trong xã hội, từ chính những khách hàng của Viettel.

-

Như vậy, nguồn sáng tạo của Viettel không bao giờ cạn. Sáng tạo của
viettel là sáng tạo của mọi người.

-

Những ngày hội ý tưởng còn là dịp vinh danh những ý tưởng, sáng
kiến và những ngườiđóng góp vào phong trào sáng kiến, ý tưởng của
chi nhánh và các đơn vị.

-

Mỗi đơn vị đều có hội đồng sáng kiến ý tưởng, đặc biệt gắn trách
nhiệm của Chỉ huy các đơn vị với công tác thúc đẩy sáng kiến ý tưởng
tại đơn vị. Chỉ huy phải là người khơi nguồn cho các sáng kiến ý
tưởng

 Kết luận:
-

Rất nhiều suy nghĩ rằng, sáng tạo là phải tạo ra những giá trị mà cả Tập
đoàn Viettel phải biết, phải phổ biến được đến hàng nghìn người, thay

đổi mô hình tổ chức, mở rộng lĩnh vực kinh doanh…Nhưng thực tế lại
cần những việc nhỏ. Những việc làm lớn là rất cần thiết, nhưng điều đó
cần có thời gian lâu dài, còn hàng ngày mỗi người Viettel nhận thức làm
những việc nhỏ, sáng tạo nhỏ để phục vụ tốt công việc đang làm. Việc
sáng tạo hàng ngày cần một môi trường khuyến khích, những ngày hội ý
tưởng, những cuộc thi ý tưởng mà chủ đề sát với những công việc hàng
ngày của đơn vị, cá nhân.

3.5.

Giá trị 5 - Tư duy hệ thống:
 Nhận thức:

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

23


-

Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Tư duy hệ thống là nghệ
thuật để đơn giản hoá cái phức tạp.

-

Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và
hệ thống làm nền tảng. Một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mô
thì phải chuyên nghiệp hoá.

-


Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tự
nó vận hành phải giải quyết được trên 70% công việc. Nhưng chúng ta
cũng không để tính hệ thống làm triệt tiêu vai trò các cá nhân.

 Hành động:
-

Chúng ta xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp,
bước đi và phương châm hành động của mình.

-

Chúng ta vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn
đề – Tìm nguyên nhân – Tìm giải pháp – Tổ chức thực hiện – Kiểm
tra và đánh giá thực hiện.

-

Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 40% - Nói được
cho người khác hiểu là 30% - Viết thành tài liệu cho người đến sau
sử dụng là 30% còn lại.

-

Chúng ta sáng tạo theo qui trình: Ăn – Tiêu hoá - Sáng tạo.

 Kết luận:
-


Tư duy hệ thống chỉ là một bộ phận cấu thành, không phải là tất cả
phương pháp làm việc của người Viettel. Tư duy này yêu cầu mỗi người
phải làm việc cụ thể, phải hiểu nguyên lý, làm việc ở bộ phận phải tìm
hiểu tổng thể, hành động cụ thể phải hiểu bản chất, hành động theo quy
trình nhưng phải sáng tạo.

3.6.

Giá trị 6 - Kết hợp đông tây:
 Nhận thức:
-

Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của
văn minh nhân loại. Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả

NHÓM 3 – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

24


×