Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.29 KB, 16 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Vấn đề 08: Nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động quốc tế - Một số vấn đề lý luận </b>
1.1. Khái niệm tiêu chuẩn lao động quốc tế theo ILO ... 1
1.2. Ý nghĩa của các tiêu chuẩn lao động Quốc tế: ... 2
1.3. Phân loại các tiêu chuẩn lao động Quốc tế: ... 2
2. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam. ... 4
2.1. Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế: ... 4
2.2. Tình hình thực hiện và tơn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam: ... 8
3. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả hơn các tiêu chuẩn lao động Quốc tế: ... 12
3.1. Một số vấn đề bấp cập khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động Quốc tế:... 12
3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa ngun tắc tơn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế: ... 13
<b>KẾT LUẬN ... 14 </b>
<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 14 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỞ ĐẦU </b>
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trong đó có việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về lao động là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian gần đây, Việt Nam tích cực phê chuẩn nhiều cơng ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhằm tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ, tiên tiến để xử lý hài hòa các quan hệ lao động. Đây cũng chính là một trong những điều kiện bảo đảm cạnh tranh công bằng khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do và là điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập. Pháp luật Việt Nam đã thể hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc
<i><b>tế như thế nào ? Để làm sáng rõ vấn đề này, Nhóm 1 xin lựa chọn đề tài: “ Nguyên tắc </b></i>
<i><b>tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.” </b></i>
<b>NỘI DUNG </b>
<b>1. Khái quát chung về Tiêu chuẩn lao động Quốc tế và nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế </b>
<i><b>1.1. Khái niệm tiêu chuẩn lao động quốc tế theo ILO </b></i>
Tiêu chuẩn lao động quốc tế là các văn bản pháp lý do các đối tác ba bên của ILO (chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động) soạn thảo và thông qua, quy định các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Các tiêu chuẩn này có thể tồn tại dưới dạng Cơng ước – mang tính ràng buộc pháp lý của điều ước quốc tế mà các quốc gia thành viên có thể phê chuẩn, hoặc dưới dạng Khuyến nghị – là những hướng dẫn khơng mang tính chất bắt buộc.
Có 8 Cơng ước cơ bản, bao trùm các chủ đề được xem là các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động: tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; chấm dứt phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp. Các nguyên tắc này cũng được thể hiện trong Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động (1998) của ILO.
Tám Cơng ước cơ bản bao gồm:
• Cơng ước về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền tổ chức, 1948 (Số 87) • Cơng ước về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, 1949 (Số 98)
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">• Cơng ước về Lao động Cưỡng bức, 1930 (Số 29)
• Cơng ước về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức, 1957 (Số 105) • Công ước về Tuổi Lao động Tối thiểu, 1973 (Số 138)
• Cơng ước về các Hình thức Lao động Trẻ em Tồi tệ nhất, 1999 (Số 182) • Cơng ước về Trả cơng Bình đẳng, 1951 (Số 100)
• Cơng ước về Chống Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp), 1958 (Số 111)
<i><b>1.2. Ý nghĩa của các tiêu chuẩn lao động Quốc tế: </b></i>
Vào năm 1919, các quốc gia ký Hiệp ước Versailles đã thành lập nên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với ghi nhận thực tế rằng “các điều kiện lao động hiện tại hàm chứa những bất công, nặng nhọc và thiếu thốn đối với rất nhiều người và có thể dẫn đến sự bất ổn tới mức có thể làm tổn hại tới hịa bình và sự hài hòa của thế giới”. Để giải quyết vấn đề này, ILO đã thiết lập nên một hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến lao động. Ngay từ năm 1919, những người sáng lập ILO nhận ra rằng nền kinh tế toàn cầu cần có luật chơi rõ ràng để đảm bảo sự phát triển kinh tế sẽ diễn ra song hành với cơng bằng xã hội, thịnh vượng và hịa bình cho tất cả mọi người. Cho đến nay, và kể cả trong tương lai, nguyên tắc này vẫn giữ nguyên tính phù hợp.
<i><b>1.3. Phân loại các tiêu chuẩn lao động Quốc tế: </b></i>
Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organisation – ILO), các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được chia thành 22 nhóm khác nhau (2). Trong 22 nhóm tiêu chuẩn đó, có những tiêu chuẩn được cơng nhận rộng rãi như: (i) gắn chặt với quyền của người lao động; (ii) làm nền tảng cho việc bảo đảm, thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế khác; (iii) mọi quốc gia thành viên của ILO phải tôn trọng và thúc đẩy thực hiện…
Những tiêu chuẩn lao động quốc tế đó được gọi là những tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản (TCLĐQTCB). Nhân dịp kỷ niệm tròn 90 ngày thành lập Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (4/1919 – 4/2009), Tạp chí NCLP xin giới thiệu bài nghiên cứu đề cập đến các TCLĐQTCB, trong đó tập trung vào các vấn đề: (i) ý tưởng về các TCLĐQTCB; (ii) quan niệm về TCLĐQTCB; (iii) lý giải tại sau những tiêu chuẩn đó lại được coi là tiêu chuẩn “cơ bản”; đồng thời, (iv) đánh giá tác động của việc thực hiện
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">các TCLĐQTCB này đối với năng lực cạnh tranh của quốc gia trên hai phương diện là khả năng thu hút FDI và khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu; qua đó, (v) đề xuất một số nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
ILO hiện có tất cả 190 Cơng ước và 206 Khuyến nghị (một số tồn tại từ năm 1919), và 6 Nghị định thư. Theo thời gian, một số tiêu chuẩn khơng cịn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới. Vì vậy, ILO cũng đã thơng qua các Công ước sửa đổi để thay thế cho các Cơng ước phiên bản cũ, hay cịn được gọi là các Nghị định thư, trong đó có đưa thêm vào các điều khoản mới so với các Công ước cũ.
Có 8 Cơng ước cơ bản, bao trùm các chủ đề được xem là các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động: tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; chấm dứt phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp. Các nguyên tắc này cũng được thể hiện trong Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản trong Lao động (1998) của ILO.
Tám Cơng ước cơ bản bao gồm:
• Cơng ước về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền tổ chức, 1948 (Số 87) • Cơng ước về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, 1949 (Số 98) • Cơng ước về Lao động Cưỡng bức, 1930 (Số 29)
• Cơng ước về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức, 1957 (Số 105) • Cơng ước về Tuổi Lao động Tối thiểu, 1973 (Số 138)
• Cơng ước về các Hình thức Lao động Trẻ em Tồi tệ nhất, 1999 (Số 182) • Cơng ước về Trả cơng Bình đẳng, 1951 (Số 100)
• Cơng ước về Chống Phân biệt đối xử (Việc làm và Nghề nghiệp), 1958 (Số 111) Tiêu chuẩn lao động quốc tế đầu tiên – Công ước về Thời giờ làm việc (Công nghiệp), 1919 (Số 1) – được Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ nhất thông qua vào năm 1919. Đó là thời điểm đặc biệt quan trọng đối với quyền của người lao động bởi Cơng ước giới hạn thời giờ làm việc cịn 8 tiếng mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần. Trước đó, một tuần làm việc trung bình của một người lao động toàn thời gian trong ngành sản xuất tại Mỹ vào năm 1890 là 100 giờ.
Công ước mới nhất của ILO là Công ước số 190 về Chấm dứt Bạo lực và Quấy rối tại nơi làm việc. Công ước được thông qua tại Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 108 vào
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">tháng 6/2019. Công ước ghi nhận rằng bạo lực và quấy rối trong thế giới việc làm“có thể cấu thành vi phạm hoặc lạm dụng quyền con người ... là mối đe dọa đối với cơ hội bình đẳng, là hành vi khơng thể chấp nhận và dung túng đối với việc làm thỏa đáng.”
<b>2. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc tôn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam. </b>
<i><b>2.1. Pháp luật Lao động Việt Nam thừa nhận các tiêu chuẩn lao động Quốc tế: </b></i>
Tính đến tháng 1/2020, Việt Nam đã gia nhập 24 Công ước Lao động Quốc tế. Riêng trong năm 2019, năm kỷ niệm một thế kỷ thành lập của ILO, Việt Nam đã phê chuẩn thêm 3 Công ước: Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng tập thể, Công ước số 159 về Phục hồi Chức năng Lao động và Việc làm (Người khuyết tật), và Công ước số 88 về Dịch vụ Việc làm.
Việt Nam đã phê chuẩn 6 trên 8 Công ước cơ bản của ILO. Hai Cơng ước cịn lại là Công ước số 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức và Công ước số 105 về Xóa bỏ Lao động Cưỡng bức.
Cơng ước số 87 thông qua ngày 09/7/1948. Công ước đã ghi nhận nguyên tắc rằng: Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, có quyền được thành lập và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình mà khơng phải xin phép trước, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó. Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền: (i) Lập ra điều lệ và quy tắc, bầu đại diện, tổ chức việc điều hành các hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình; (ii) Thành lập và gia nhập các liên đoàn, tổng liên đoàn và mọi tổ chức, liên đồn hoặc tổng liên đồn đó đều có quyền gia nhập các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động. Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ. Các cơ quan công quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền này hoặc cản trở việc thực hiện hợp pháp quyền đó.
Tại Việt Nam, điều này có nghĩa tổ chức của người lao động tại cơ sở có thể lựa chọn gia nhập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động. Tổ chức đó sẽ chỉ được hoạt động sau khi
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức của người lao động, sau khi hồn tất thủ tục nói trên, sẽ có một số quyền tự chủ nhất định phù hợp với quy định của ILO và pháp luật Việt Nam.
Mục đích hoạt động của tổ chức đại diện người lao động phải là để đại diện, bảo vệ cho các quyền và lợi ích của người lao động tại doanh nghiệp mà họ làm việc thông qua các hình thức được quy định trong pháp luật bao gồm đối thoại, thương lượng tập thể, đình cơng và các hành động tập thể khác trong quan hệ lao động. Các tổ chức của người lao động không được phép tiến hành bất cứ hoạt động nào có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng như không được tham gia bất cứ hoạt động nào ngồi tơn chỉ mục đích phù hợp với quy định của ILO và đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơng ước số 98 được thông qua ngày 01/7/1949. Theo Điều 1 Công ước này, người lao động phải được hưởng sự bảo vệ thích đáng trước mọi hành vi phân biệt đối xử chống lại việc làm của họ. Hiện nay, vấn đề đại diện, bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của người lao động, khơng bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vơ hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động cũng được đề cập và quy định rõ ràng. Đồng thời phải đề cao nghĩa vụ thương lượng, thiện chí của người sử dụng lao động khi tiến hành thương lượng tập thể với tổ chức của người lao động về tiền lương và các điều kiện lao động khác cho người lao động.
Ngày 14/6/2019, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 98 với các nội dung cơ bản nhằm đảm bảo thương lượng tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể diễn ra một cách hiệu quả, đó là: (i) Bảo vệ người lao động và cán bộ cơng đồn khơng bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc; (ii) Bảo đảm cho các tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động khơng bị can thiệp hoặc chi phối từ bên cịn lại; (iii) Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.
Cơng ước số 29 được thông qua ngày 28/6/1930, gồm 33 điều quy định các quốc gia thành viên cam kết phải có chính sách quốc gia hủy bỏ việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức trong thời gian ngắn nhất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Khoản 1 Điều 2 Công ước số 29 định nghĩa: Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó khơng tự nguyện làm.
Công ước số 29 cũng quy định các trường hợp ngoại lệ của tình trạng lao động cưỡng bức, bao gồm các công việc hoặc dịch vụ: (i) Có tính chất qn sự thuần túy; hoặc (ii) là nghĩa vụ cơng dân bình thường; hoặc (iii) buộc phải thực hiện do quyết định của Tòa án đặt dưới sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan công quyền; hoặc (iv) buộc phải làm do tình trạng khẩn cấp như chiến tranh, động đất, dịch bệnh…; hoặc (v) là những công việc nhỏ phục vụ cộng đồng.
Công ước số 105 được thông qua ngày 25/06/1957 đã ghi nhận rằng, mọi nước thành viên của ILO phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó (Điều 1). Công ước số 105 nhấn mạnh chi tiết rằng, lao động cưỡng bức không bao giờ được áp dụng như một biện pháp cưỡng chế hoặc giáo dục bắt buộc; như một sự trừng phạt vì bày tỏ quan điểm chính trị hoặc tham gia đình cơng; như một hình thức kỷ luật lao động; như một sự phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo; hoặc như một phương thức huy động nhân cơng vì mục đích phát triển kinh tế.
Công ước số 105 là công ước cùng cặp với Cơng ước số 29 trong nhóm tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Việt Nam đã gia nhập Công ước số 29 năm 2007). Tính đến ngày 19/02/2020, trên thế giới đã có 173 trên tổng số 187 quốc gia thành viên của ILO tham gia Công ước này.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc gia nhập Công ước số 105 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế - xã hội; phù hợp với xu thế tiến bộ chung của thế giới, thể hiện những cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động của Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Ngày 07/02/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đệ trình lên Chính phủ hồ sơ về việc xem xét gia nhập Công ước số 105[1]. Dự kiến hồ sơ này sẽ được Chính phủ trình lên Chủ tịch nước để trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 4/2020 và trình Quốc hội vào tháng 5/2020.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Công ước số 100 thông qua ngày 29/6/1951. Công ước quy định mỗi thành viên, bằng những biện pháp thích hợp với các phương pháp hiện hành trong việc ấn định mức tiền cơng, phải khuyến khích và trong chừng mực phù hợp với các phương pháp ấy, bảo đảm việc áp dụng cho mọi người lao động ngun tắc trả cơng bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với công việc có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc này có thể được áp dụng bằng pháp luật hoặc quy định quốc gia, bằng cơ chế ấn định tiền lương đã được thiết lập hay công nhận về mặt pháp lý, bằng thỏa ước tập thể giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng cách kết hợp những biện pháp đó. Việt Nam phê chuẩn Công ước này ngày 7/10/1997.
Công ước số 111 được thông qua ngày 25/6/1958. Công ước quy định, thành viên của Công ước này cam kết tuyên bố và theo đuổi một chính sách quốc gia, bằng những phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và thực tiễn quốc gia, nhằm thúc đẩy bình đẳng về cơ hội và về đối xử trong việc làm và nghề nghiệp để xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử về mặt này. Mỗi thành viên Công ước phải có các biện pháp phù hợp với hồn cảnh và thực tiễn quốc gia để: (i) Đạt được sự hợp tác của các tổ chức của người sử dụng lao động, của người lao động và các tổ chức thích hợp khác nhằm đẩy mạnh việc chấp nhận và thực hiện chính sách này; (ii) Ban hành pháp luật và thúc đẩy các chương trình giáo dục nhằm đảm bảo việc chấp nhận và thực hiện chính sách này; (iii) Hủy bỏ mọi quy định pháp luật và sửa đổi mọi hướng dẫn hoặc thủ tục hành chính khơng phù hợp với chính sách đó; (iv) Theo đuổi chính sách việc làm với sự kiểm soát trực tiếp của một cơ quan có thẩm quyền cấp quốc gia; (v) Bảo đảm sự tuân thủ chính sách trong hoạt động của các tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề và sắp xếp việc làm theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quốc gia; (vi) Thể hiện trong báo cáo hàng năm của mình về việc áp dụng Công ước này những biện pháp đã sử dụng để theo đuổi chính sách đó và kết quả đã đạt được. Việt Nam phê chuẩn Công ước số 111 năm 1997
Công ước số 138 được thông qua ngày 26/7/1973. Điều 1 Công ước số 138 ghi rõ: “Mọi nước thành viên chịu hiệu lực của Cơng ước này cam kết theo đuổi một chính sách quốc gia, nhằm bảo đảm thật sự việc bãi bỏ lao động trẻ em và nâng dần tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động tới độ tuổi mà các thiếu niên có thể phát triển đầy đủ nhất về thể lực và trí lực”. Khoản 1 Điều 2 Công ước này quy định: Mọi thành viên phê chuẩn Công ước này, trong bản tuyên bố kèm theo văn bản phê chuẩn,
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">sẽ phải ghi rõ tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được đi lao động trên lãnh thổ của mình và trên các phương tiện giao thơng có đăng kiểm trên lãnh thổ của mình; theo quy định tại các Điều từ 4 đến 8 Công ước này, không một ai ở tuổi dưới mức tối thiểu đó được đi làm việc hoặc được lao động trong bất cứ nghề nào.
Xét thấy các nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại và phù hợp với lợi ích của Việt Nam, nên ngày 24/6/2003 Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này.
Công ước số 182 được thông qua ngày 17/6/1999, mỗi một thành viên phê chuẩn Công ước này sẽ áp dụng những biện pháp tức thời và hữu hiệu để đảm bảo việc cấm và loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như một vấn đề khẩn cấp. Trong Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” sẽ được áp dụng cho tất cả những ai dưới 18 tuổi.
Công ước quy định các hình thức lao động bị coi là tồi tệ nhất đối với trẻ em phải xóa bỏ là: (i) Tất cả những hình thức nơ lệ hay những hành động tương tự như nô lệ, như buôn bán trẻ em, gán nợ, nông nô hoặc lao động cưỡng bức hay bắt buộc, bao gồm cả việc tuyển mộ trẻ em cưỡng bức hoặc bắt buộc để sử dụng trong xung đột vũ trang; (ii) Việc sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em cho mục đích mại dâm, cho việc sản xuất sách báo hay các chương trình khiêu dâm; (iii) Việc sử dụng mua bán hay chào mời trẻ em cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất và buôn lậu ma tuý như đã được định nghĩa trong các hiệp ước quốc tế liên quan; (iv) Những cơng việc có khả năng làm hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay đạo đức của trẻ em, do bản chất của công việc hay do hồn cảnh, điều kiện tiến hành cơng việc.
<i><b>2.2. Tình hình thực hiện và tơn trọng tiêu chuẩn lao động Quốc tế tại Việt Nam: </b></i>
Việt Nam tham gia trở lại tư cách thành viên của ILO từ năm 1992. Từ đó đến nay, Việt Nam tích cực thực hiện các Tiêu chuẩn lao động quốc tế, hoàn thiện thể chế quản trị thị trường lao động… Riêng trong năm 2019, Việt Nam đã phê chuẩn 03 công ước của ILO, bao gồm: Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm, Công ước số 159 về tái thích ứng việc làm cho người khuyết tật, đặc biệt là Công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể (01 trong 08 công ước cơ bản của ILO). Cùng với việc gia nhập các công ước, Việt Nam cũng thể hiện sự nghiêm túc trong việc nội luật hóa
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">các tiêu chuẩn lao động quốc tế được đề cập trong các công ước vào trong hệ thống luật pháp quốc gia.
Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết của mình trong việc tiếp tục gia nhập và thực hiện các tiêu chuẩn lao động của ILO thông qua nhiều văn kiện, kế hoạch, chương trình hành động như: Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (Nghị quyết số 06-NQ/TW); Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; Nghị quyết số 121/QĐ-TTg ngày 24/ 01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Quyết định số 2528/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện và đề xuất gia nhập các công ước của Liên hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế về lao động - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Theo các văn kiện và các chương trình, kế hoạch hành động nêu trên, Việt Nam cam kết sửa đổi hệ thống luật pháp (trong đó có Bộ luật Lao động) và tiếp tục nghiên cứu đề xuất gia nhập các cơng ước của ILO, trong đó có 02 cơng ước cơ bản là Cơng ước 105 về lao động cưỡng bức (dự kiến 2020), Công ước 87 về tự do liên kết (dự kiến 2023) và 06 công ước kỹ thuật khác về tiền lương và một số nhóm lao động yếu thế.
Để tiếp tục nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO, ngày 20/11/2019, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) (sau đây gọi là Bộ luật Lao động năm 2019). Những chính sách lao động của Nhà nước ta được cụ thể hóa trong nội dung của Bộ luật Lao động năm 2019 được các chuyên gia của ILO đánh giá cao. Theo Tiến sĩ Chang - Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam, việc ban hành Bộ luật Lao động năm 2019 đã đưa khuôn khổ pháp luật Việt Nam tiệm cận hơn các tiêu chuẩn
</div>