Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5‐6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO BIỂN XÃ TAM HẢI - HUYỆ N NÚI THÀNH - TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với quý thầy cô khoa Tiểu học – Mầm non của trường Đại học Quảng Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong quá trình học tập tại trường và hướng dẫn em làm bài khóa luận này.

Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cơ ThS. Lê Thị Bích Vân, đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành bài khóa luận này.

Và em cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường MG Sao Biển, Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam, các cô khối lớn và 2 cô tổ trưởng tổ chuyên môn cũng như các cháu lớp lớn đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và thực nghiệm tại trường.

Trong quá trình nghiên cứu, cũng như là trong q trình làm khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các q thầy cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô. Cuối cùng em kính chúc q thầy cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.

Em xin chân thành cảm ơn!

Quảng Nam, ngày 24 tháng 4 năm 2017 Tác giả

Trần Thị Thanh Vân

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong công cuộc hội nhập quốc tế, đứng trước những khó khăn và thách thức mỗi đất nước địi hỏi phải có một nguồn nhân lực tiến bộ, có trình độ, tay nghề cao và có khả năng giao tiếp tốt. Để có được nguồn nhân lực đó thì mỗi dân tộc luôn chú trọng tới việc tổ chức giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non bởi trẻ em ở lứa tuổi này chính là lực lượng nòng cốt giúp một đất nước phát triển phồn thịnh.

Giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non góp phần đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành các phẩm chất mới của con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Chủ động, thích ứng, sáng tạo, hợp tác. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng đó là kỹ năng giao tiếp (KNGT). Kỹ năng này được coi là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho mỗi con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ, là hành trang cho trẻ bước vào đời. Viê ̣c hı̀nh thành các mối quan hê ̣ có nô ̣i dung với người lớn cho phép trẻ khắc phu ̣c những bất lợi của hoàn cảnh, loa ̣i bỏ và sửa chữa được những lê ̣ch la ̣c do giáo du ̣c không đúng và chiếm lı̃nh những tầm cao mới trong các lı̃nh vực khác nhau của đời sống tâm lı́ từ tri giác, ngôn ngữ đến ý thức, nhân cách.

Đối với trẻ mẫu giáo lớn, khi các dạng hoạt động của trẻ còn hạn chế về số lượng thì giao tiếp là một phương thức quan trọng không thể thiếu giúp trẻ giúp trẻ trải nghiệm các dạng hoạt động khác của xã hội qua hoạt động vui chơi, trong đó trị chơi (TC) đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ) là trung tâm. Trò chơi đóng vai

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

theo chủ đề có rất nhiều ưu thế trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, bởi những chủ đề chơi thường rất gần gũi với trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Qua TC ĐVTCĐ trẻ học được nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân cũng như người khác khi tham gia vào các mỗi quan hệ xã hội. Trong quá trình chơi, trẻ phải học cách giao tiếp, ứng xử cho phù hợp với vai mình đóng, do đó mà kỹ năng giao tiếp của trẻ được rèn luyện tốt hơn. Như vậy, thấy rằng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp (KNGT) thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề có vai trị rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Nhận thức được điều này, Trường mẫu giáo Sao Biển đã đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, tiến hành tổ chức rèn luyện KNGT thơng qua TC ĐVTCĐ cho trẻ. Tuy nhiên cịn sơ sài, mang tính khái quát, một số giáo viên trình độ cịn non kém, giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT thơng qua TC ĐVTCĐ, chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ rèn luyện KNGT thông qua TC ĐVTCĐ, khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên cũng chưa chuẩn bị giáo án, kế hoạch cụ thể, không bao quát hết các nhóm, việc tổ chức chưa thực sự có hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi cho ̣n

<i><b>đề tài “Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải - huyện Núi thành - tỉnh Quảng Nam”. </b></i>

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng KNGT của trẻ 5 - 6 tuổi. Từ đó, đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ.

<b>3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ tại trường mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải - huyện Núi thành - tỉnh Quảng Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>3.2. Khách thể nghiên cứu </b></i>

Quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi.

<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Xây dựng cơ sở lý luận của việc rèn luyện KNGT cho trẻ thông qua TC ĐVTCĐ.

Nghiên cứu thực trạng rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ tại trường mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải - huyện Núi thành-tỉnh Quảng Nam.

Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi TC ĐVTCĐ tại trường mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải - huyện Núi thành - tỉnh Quảng Nam.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để thực hiện đề tài này, trong quá trı̀nh nghiên cứu tôi sử dụng phối hợp những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

<i><b>5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận </b></i>

Đo ̣c, nghiên cứu, khái quát la ̣i những tài liê ̣u trong và ngoài nước về vấn đề giao tiếp nói chung và giao tiếp trẻ em nói riêng dựa trên các quan niê ̣m như quan niê ̣m triết ho ̣c, tâm lý ho ̣c… Sau đó hê ̣ thống hóa các lý thuyết cần thiết nhằm xây dựng cơ sở lý luâ ̣n cho đề tài.

<i><b>5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b></i>

<b>- Phương pháp điều tra Ankest: Dùng phiếu điều tra để thu thập số liệu về </b>

thực trạng rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề dành cho các giáo viên tại trường mẫu giáo Sao Biển, Tam Hải, Núi

<b>Thành, Quảng Nam. </b>

- Phương pháp đàm thoại, trò chuyện: Trò chuyện, đàm thoại với các giáo viên giảng dạy tại nhóm lớp ở trường mẫu giáo, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, hệ thống hóa các tình huống giao tiếp nhằm tìm hiểu về các KNGT của trẻ

<b>thông qua TC ĐVTCĐ. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo viên và trẻ thơng qua q trình tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề nhằm thu thập thơng tin cho đề tài nghiên cứu..

- Phương pháp thống kê tốn học: Sử dụng một số cơng thức thống kê tốn học để phân tích và xử lý số liệu.

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm các phương pháp đã đề xuất nhằm kiểm nghiệm hiệu quả áp dụng các biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ.

<b>6. Lịch sử nghiên cứu đề tài </b>

<i><b>6.1. Trên thế giới </b></i>

Trước hết, trong tâm lý ho ̣c Xô Viết, L.X.Vugotxki đã đề câ ̣p từ những năm 30 trong chương trı̀nh: “ Sự phát triển của những chức năng tâm lý bâ ̣c cao”. Đă ̣c biê ̣t là từ những năm 70 đến nay, giao tiếp đã trở thành vấn đề quan tro ̣ng được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý ho ̣c quan tâm như: A. Nleochiev, DB. Enconin, A. V.daparogiet. M. Lisana với cuốn “ Nguồn gốc của sự hı̀nh thành giao tiếp trẻ em” -1978, A.V. Daproget và M. Llisana “Sự phát triển giao tiếp ở trẻ mẫu giáo” – 1974, A. Uxova với “Vai trò của trò chơi trong giáo du ̣c trẻ em” – 1976, E.I. Chikiepva “Sự phát triển của trẻ trước tuổi ho ̣c trò”- 1975. ([1]. Trang 23,24)

Nhı̀n chung, hầu hết các công trı̀nh nghiên cứu kể trên đều đi sâu vào những vấn đề cơ bản của giao tiếp đó là:

- Khẳng định đươ ̣c vi ̣ thế, vai trò, ý nghı̃a mang tı́nh chất quyết đi ̣nh của giao tiếp trong sự hı̀nh thành và phát triển nhân cách của trẻ.

- Tı̀m ra được các chức năng quan tro ̣ng đă ̣c biê ̣t của giao tiếp đó là: thông báo và tiếp nhâ ̣n thông tin, giúp trẻ tiếp thu và lı̃nh hô ̣i những kinh nghiê ̣m li ̣ch sử, xã hô ̣i của loài người, giúp trẻ tı̀m hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, thể hiê ̣n cảm xúc của mı̀nh với người khác, và hỗ trợ trong quá trı̀nh phối hợp hoa ̣t đô ̣ng cùng nhau.

- Kể ra đươ ̣c các da ̣ng giao tiếp trẻ em. - Những con đường giao tiếp trẻ em.

- Cách thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng giao tiếp cho trẻ em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Phương pháp nâng cao chất lượng hoa ̣t đô ̣ng giao tiếp.

<i><b>6.2. Ở trong nước </b></i>

Nghiên cứu về khía cạnh tâm lý giao tiếp trẻ em. Vấn đề khái niệm giao tiếp, hình thành nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của trẻ được phản ánh trong các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thạc, Ngô Cơng Hồn, Lê Xn Hồng. Các tác giả đã cho thấy rằng giao tiếp có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Đồng thời trong các tác phẩm đó, các tác giả cũng nêu lên được nhu cầu giao tiếp của trẻ em như thế nào, và đặc điểm về giao tiếp trẻ em qua từng độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó các tác giả cũng chỉ ra được các đối tượng giao tiếp của trẻ và tầm ảnh hưởng của các đối tượng đối với sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ như trẻ giao tiếp với người lớn, với bạn cùng tuổi, bạn khác giới và với thế giới đồ vật. Mỗi đối tượng trẻ thể hiện một cách giao tiếp riêng biệt. Đặc biệt các tác giả này đều đề cao vai trò sư phạm của người giáo viên mầm non, đây là một đối tượng có sự ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến quá trình giao tiếp của đứa trẻ. Để từ đó các tác giả xây dựng nên các hình thức, phương pháp, mơi trường nhằm góp phần hình thành cho trẻ KNGT tốt nhất có thể.

Cùng chủ đề nghiên cứu về giao tiếp của trẻ em, các tác giả Lưu Thu Thuỷ, Võ Nguyễn Du, Phạm Ngọc Định cũng tập trung nghiên cứu vấn đề giao tiếp ở học sinh tiểu học. Những kết quả nghiên cứu của họ về qui trình giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục và các điều kiện giáo dục hành vi giao tiếp có văn hố cho học sinh tiểu học là một trong những cơ sở quan trọng giúp chúng ta nghiên cứu sâu hơn về quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn. ([6]. Trang 8)

<b>7. Đóng góp của đề tài </b>

- Góp phần làm sáng tỏ lý luận về KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ.

- Làm rõ thực trạng việc sử dụng biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ.

<b>8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu </b>

Rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi có thể thực hiện được thơng qua nhiều hoạt động ở trường Mẫu giáo. Tuy nhiên do thời gian có hạn, tơi chỉ nghiên cứu vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ tại trường mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải - huyện Núi thành - tỉnh Quảng Nam.

<b>9. Cấu trúc tổng quan của đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ.

Chương 2: Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ tại trường mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải- huyện Núi thành –tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Biện pháp và thực nghiệm về việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ tại trường mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải- huyện Núi thành –tỉnh Quảng Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài </b>

<i><b>1.1.1. Biện pháp </b></i>

Biện pháp là cách làm, cách thực hiện, con đường để thực hiện một điều gì đó hiệu quả nhất.

<i><b>1.1.2. Kỹ năng </b></i>

Kỹ năng là khả năng của con người được thực hiện thuần thục trên kinh nghiệm của bản thân thơng qua q trình rèn luyện, luyện tập nhằm tạo ra kết quả

<i>mong đợi. </i>

<i><b>1.1.3. Giao tiếp </b></i>

Giao tiếp là sự tương tác giữa các cá nhân với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm mục đích xác lập các mối quan hệ giữa người với người, qua đó các cá nhân trao đổi thông tin, biểu đạt và tiếp cận thông tin, cảm xúc, tình cảm, các trạng thái, nhu cầu cá nhân với nhau và ảnh hưởng đến nhau, góp phần cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách.

<i><b>1.1.4. Kỹ năng giao tiếp </b></i>

Kỹ năng giao tiếp là sự thực hiện có hiệu quả hành động giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) để tác động đến đối tượng, điều khiển bản thân, tổ chức quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích nhất định. Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả tri thức giao tiếp, kĩ thuật

<i><b>hành động và thái độ phù hợp để giao tiếp có hiệu quả. 1.1.5. Trị chơi đóng vai theo chủ đề </b></i>

Trị chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trị chơi mà trẻ em mơ phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào các vai, tức là ướm mình vào một việc nào đó để hành động theo chức năng của họ trong mối quan hệ xã hội. Bản chất của trị chơi đóng vai theo chủ đề là một mơ hình hóa những quan hệ xã hội mà trẻ bị chi phối từ chúng. Đó là quan hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội, cách cư xử, hành vi ứng xử, văn minh được trẻ quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>1.1.6. Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề </b></i>

Trước tiên ta hiểu, biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp là cách thức tiến hành quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và trẻ nhằm giúp trẻ sử dụng hiệu quả các phương tiện giao tiếp từ đó hướng tới mục tiêu, yêu cầu của nhà trường, gia đình và xã hội đã đặt ra.

Biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề là q trình tổ chức các trị chơi đóng vai của người giáo viên nhằm giúp cho trẻ 5 - 6 tuổi biết cách sử dụng các phương tiện giao tiếp và hình thành khả năng điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ, hành động của mình trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.

<b>1.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp </b>

<i><b>1.2.1. Đặc điểm kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi </b></i>

Bước vào giai đoạn 5 - 6 tuổi trẻ đã hình thành cho mình kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong giao tiếp và việc điều khiển đó đã giúp trẻ có thể dễ dàng hịa nhập với tập thể trong quá trình giao tiếp đồng thời giúp trẻ lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng, các lập luận và kết luận chính xác hơn.

Ở độ tuổi này, trẻ định hướng tốt trong giao tiếp, trẻ đã biết nhìn những biểu hiện cảm xúc bên ngoài của các bạn khác như hào hứng, vui vẻ khi trao đổi với nhau, khi phát hiện ra điều gì đó mới lạ, từ đó trẻ cũng tự trao đổi với những bạn khác, với giáo viên và với mọi người xung quanh dựa vào những cảm xúc đó, trẻ có thể hiểu ý kiến của mình đúng hay sai. Trong q trình chơi trẻ cũng có trao đổi, nhất trí với nhau về vai chơi, nhiệm vụ, cách chơi.

Như vậy trẻ 5 - 6 tuổi, thông qua hoạt động chơi, nhất là trị chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ sẽ học được cách điều khiển, điều chỉnh kỹ năng định vị trong quá trình giao tiếp. Trong q trình chơi trẻ nói ra những hiểu biết của mình với cơ giáo, bạn bè và với những người xung quanh, đồng thời trẻ cũng nêu lên những thắc mắc, đặt ra những câu hỏi để tìm kiếm những câu trả lời cho những thắc mắc của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Trẻ 5 - 6 tuổi thường sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để diễn tả lại những gì mình biết. Việc cùng nhau chơi, cùng nhau học, cùng nhau trải nghiệm và cùng nhau thực hiện địi hỏi trẻ phải nhìn các cảm xúc, hành vi, cử chỉ, nét mặt điệu bộ của người giao tiếp, biết đặt mình vào đối tượng để hiểu và hoàn thành các nhiệm vụ là cách chia sẽ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, phát triển các kỹ năng giao tiếp của bản thân.

Ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, tư duy trực quan hình tượng và sơ đồ phát triển, nhờ đó trẻ có thể khám phá được mối quan hệ bên trong các sự vật hiện tượng và bước đầu hình thành tư duy logic. Vì vậy trẻ có khả năng và nhu cầu giải thích trạng thái cảm xúc, tình cảm riêng của mình đối với bạn bè và những người xung quanh. Trẻ đặt mình vào người khác nhằm tạo sự đồng cảm.

Như vậy, trẻ 5 - 6 tuổi đã bước đầu hình thành các kỹ năng định hướng và định vị, kỹ năng điều khiển và điều chỉnh trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên cịn mang tính ngây thơ, cảm tính. Vì vậy người giáo viên cần chú ý tổ chức các hoạt động chơi sao cho trẻ giao tiếp được nhiều hơn và ngày càng hoàn thiện hơn về KNGT.

<i><b>1.2.2. Các phương tiện giao tiếp </b></i>

<i>1.2.2.1. Phương tiện ngôn ngữ </i>

Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống thứ nhất là lời nói và chữ viết. Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản trong hệ thống giao tiếp xã hội bởi nó có chức năng như: Chức năng thơng báo, chức năng diễn cảm và chức năng tác động. Giao tiếp bằng ngơn ngữ có thể biểu diễn bằng nhiều hình thức. Tùy theo mục đích, hồn cảnh, đối tượng… mà người ta sử dụng các hình thức biểu đạt ngơn ngữ khác nhau như:

Hình thức chỉ nói theo quy ước rõ ràng ngơn ngữ nói hay ngơn ngữ từ vựng và ngữ nghĩa nhất định. Ngơn ngữ tốn, vi tính, chữ người mù sử dụng hình thức biểu đạt này.

Hình thức vận dụng giọng nói, tư thế, cử chỉ hay phi ngơn ngữ diễn tả tình cảm, quan hệ cảm xúc giữa hai bên đối thoại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hình thức sử dụng ngơn ngữ tình thái để phản ánh khía cạnh tâm lý, xã hội của chủ thể, giúp cho đối tượng hiểu tốt hơn ý nghĩa nội dung thông tin.

<i>1.2.2.2. Phương tiện phi ngôn ngữ </i>

Giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế nét mặt, thông qua các trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định khi tiếp xúc. Giao tiếp phi ngôn ngữ ra đời trước giao tiếp ngôn ngữ. Trong giao tiếp phi ngơn ngữ khơng phải lúc nào cũng có sự tham gia của ý thức, vì thế nên qua hình thức giao tiếp này người ta thường bộc lộ chân thật của cảm nghĩ, thái độ và ý kiến của mình. Giao tiếp phi ngơn ngữ được phân thành hai loại: Có chủ định và khơng có chủ định.

<i><b>1.2.3. Chức năng giao tiếp </b></i>

<i>1.2.3.1. Giao tiếp có chức năng xã hội </i>

Trong nhóm chức năng xã hội, trước hết chúng ta phải nhắc đến chức năng thông tin của giao tiếp. Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh truyền thơng (trao đổi thông tin) của giao tiếp: Qua giao tiếp, con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất định. Những thông tin này sẽ có ý nghĩa về nhiều mặt như kiến thức, tâm lý, cảm xúc. Sự thiếu thông tin sẽ làm cho con người cảm thấy lạc lõng và cơ đơn, mất đi tính cộng đồng vốn có.

Trong xã hội, con người luôn hoạt động trong một hay nhiều tổ chức nhất định. Đó có thể là gia đình, lớp học, trường học, công ty… Và trong một tổ chức, một công việc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện. Để có thể hồn thành công việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những con người này phải thống nhất với nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Muốn vậy họ phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người, phổ biến quy trình, cách thức thực hiện cơng việc và trong q trình thực hiện cũng phải có những “tín hiệu” để mọi người hành động một cách thống nhất. Đây chính là chức năng tổ chức phối hợp hành động của giao tiếp.

Chức năng điều khiển được thể hiện ở khía cạnh tác động ảnh hưởng qua lại của giao tiếp. Trong giao tiếp, chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác và ngược lại, người khác cũng tác động, ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thức khác nhau như: Thuyết phục, ám thị, bắt chước. Đây là một chức năng rất quan trọng của giao tiếp.

Trong xã hội, mỗi con người là một chiếc gương. Giao tiếp với họ chính là chúng ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những ưu điểm, những thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hồn thiện bản thân. Chức năng phê bình và tự phê bình này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới hiện nay của xã hội.

<i>1.2.3.2. Giao tiếp có chức năng tâm lý </i>

Bên cạnh nhóm chức năng xã hội, giao tiếp còn mang những chức năng tâm lý nhất định.

Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong đời sống tâm lý của con người. Trong giao tiếp, con người còn khơi gợi ở nhau những cảm xúc, tình cảm nhất định, chúng kích thích hành động của họ. Một lời khen chân tình được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt hơn.

Giao tiếp không chỉ là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn là cách thức để con người thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ đã có. Tiếp xúc, gặp gỡ nhau – đó là khởi đầu của các mối quan hệ. Nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay khơng, có trở nên bền chặt hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào q trình giao tiếp sau đó.

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ. Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan… chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm, cảm thơng và giải tỏa được cảm xúc của mình.

Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: Chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì đẹp, cái gì khơng đẹp, cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì khơng được làm và từ đó mà thể hiện thái độ, hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tơn trọng hay khơng tơn trọng người khác… Đó chính là q trình hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi chúng ta.

Như vậy giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng. Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các chức năng này thì điều đó khơng những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và hoạt động mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý nhân cách của mỗi chúng ta.

<i><b>1.2.4. Các nhóm kỹ năng giao tiếp </b></i>

<i>1.2.4.1. Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp </i>

Nhóm kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm không gian và thời gian để phán đoán về nhân cách cũng như mối quan hệ của chủ thể đối với đối tượng giao tiếp. Nhóm kỹ năng định hướng bao gồm các kỹ năng nhỏ như:

- Kỹ năng định hướng (kỹ năng định hướng trước và trong quá trình giao tiếp).

+ Định hướng trước khi giao tiếp: là sự cần thiết trước khi tiếp xúc với bất kì một đối tượng giao tiếp nào.

+ Định hướng trong giao tiếp: là thiết lập các thao tác trí tuệ, tư duy và liên tưởng với vốn kinh nghiệm cá nhân một cách cơ động, linh hoạt mềm dẻo của chủ thể đồng thời biểu hiện ra bên ngoài bằng phản ứng, hành vi, điệu bộ sao cho phù hợp với những thay đổi liên tục của đối tượng giao tiếp trong quá trình giao tiếp.

- Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói

- Dựa vào các trạng thái nét mặt của chỉ, ngữ điệu, âm điệu của lời nói mà có thể cảm nhận một cách chính xác về biểu hiện của đối tượng.

<i>1.2.4.2. Nhóm kỹ năng điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp </i>

Quá trình điều chỉnh và điều khiển hành vi giao tiếp là một việc khó trong quá trình giao tiếp và trong quá trình giao tiếp có nhiều đối tượng tham gia. Để thực hiện được quá trình điều khiển, điều chỉnh chính mình và đối tượng giao

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tiếp đòi hỏi chủ thể giao tiếp phải biết tìm ra chủ đề để giao tiếp và duy trì nó. Xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng, chủ thể giao tiếp có khả năng là chủ trạng thái cảm xúc của mình và biết sử dụng toàn bộ phương tiện giao tiếp. Nhóm kỹ năng điều chỉnh, điều khiển bao gồm những kỹ năng nhỏ như:

<i><b>- Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân. - Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. </b></i>

<i>1.2.4.3. Nhóm kỹ năng định vị </i>

Kỹ năng định vị không chỉ là khả năng biết chính xác vị trí của mình trong giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của người khác để khiến cho đối tượng giao tiếp vui vẻ, thoải mái và thích giao tiếp với mình vào q trình giao tiếp được thuận lợi mà cịn có khả năng biết xác định khơng gian và thời gian giao tiếp. Đối với trẻ mầm non, kỹ năng định vị đã được hình thành trong quá trình giao tiếp, trẻ đã xác định vị trí của mình trong giao tiếp để có thái độ phù hợp, trẻ cũng dần hình thành kỹ năng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và có sự đồng cảm với

<i><b>người giao tiếp với mình. </b></i>

<b>1.3. Trị chơi đóng vai theo chủ đề </b>

<i><b>1.3.1. Đặc điểm của trị chơi đóng vai theo chủ đề </b></i>

Trị chơi đóng vai theo chủ đề là một loại trị chơi giả bộ đã phát triển đến mức hoàn chỉnh. Trị chơi đóng vai theo chủ có một số đặc điểm như sau:

Trò chơi bao giờ cũng gắn với chủ đề. Trong khi chơi trẻ phản ánh cuộc sống của người lớn xung quanh rất đa dạng với những mảng hiện thực hết sức phong phú của xã hội. Các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi được gọi là chủ đề của trị chơi.

Trẻ phải đóng vai, đặt mình vào vị trí của người lớn nào đó và bắt chước hành động của họ như là để thực hiện các chức năng xã hội. Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi. Trong vai chơi, trẻ thường thực hiện một số công việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp như dạy học, bán hàng, chữa bệnh, lái xe, xây dựng. Đóng vai là con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Mô phỏng cuộc sống xung quanh của người lớn mà hoạt động của họ trong xã hội không mang tính chất riêng lẻ và đơn độc.

Mang tính hợp tác, đây là nét phát triển mới, tiêu biểu trong hoạt động vai chơi của trẻ mẫu giáo.

Trong trị chơi đóng vai theo chủ đề, các quan hệ xã hội được bộc lộ rõ rệt. Sức sống của trị chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra mối quan hệ giữa các vai chứ không phải là hành động với các đồ vật.

Mang tính biểu trưng cao, đó là chức năng kí hiệu - tượng trưng của trị chơi.

Khơng nhất thiết tạo ra sản phẩm.

Mang tính phụ thuộc: kinh nghiệm của trẻ, đồ dùng đồ chơi. Mang màu sắc vùng miền địa phương.

<i><b>1.3.2. Cấu trúc của trị chơi đóng vai theo chủ đề </b></i>

<i>a. Chủ đề chơi </i>

Đó là mảng hiện thực của cuộc sống sinh hoạt xung quanh trẻ được phản ánh trong trò chơi thường là các lĩnh vực gần gũi với kinh nghiệm của trẻ như: chủ đề gia đình, trường Mầm non, nghề nghiệp…

<i>b. Vai chơi </i>

Trẻ nhập vai, ướm thử vị trí của người lớn và tập thể hiện các hành động, cơng việc, cách ứng xử, đời sống tình cảm… tương ứng với vị trí của họ trong xã hội.

<i>c. Nội dung chơi </i>

Mảng hiện thực cuộc sống xung quanh được trẻ lĩnh hội và thể hiện nó qua việc đóng vai. Kinh nghiệm của trẻ càng phong phú bao nhiêu thì nội dung chơi càng được mở rộng bấy nhiêu.

<i>d. Luật chơi </i>

Đó là quy định về phương thức hành động, cư xử, cách thể hiện đời sống tình cảm… phù hợp với vai chơi.

Ví dụ: Bác sĩ phải biết khám bệnh, kê đơn, khám bệnh phải nhẹ nhàng, ân cần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Vốn kinh nghiệm của trẻ phong phú thì trẻ có khả năng thể hiện luật chơi tỉ mỉ, phong phú và giống thật bấy nhiêu. Luật chơi của trị chơi đóng vai theo chủ đề được ẩn kín sau các vai chơi.

Trị chơi đóng vai theo chủ đề chứa đựng hai mối quan hệ: quan hệ chơi và quan hệ thực. Quan hệ chơi là quan hệ giữa các vai chơi với nhau khi trẻ nhập vai trong tiến trình chơi, quan hệ thực là quan hệ giữa trẻ với trẻ được xác định trước

<i><b>khi chơi hoặc khi tách trẻ ra khỏi hoàn cảnh chơi. </b></i>

<i><b>1.3.3. Sự phát triển của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ 5 - 6 tuổi </b></i>

<i>a. Ý tưởng của trò chơi, xác định mục đích và nhiệm vụ chơi </i>

Trẻ xác định các nhiệm vụ chơi, tự quyết định chơi với bạn nào. Tuy nhiên trẻ chưa hoàn toàn hiểu nhau. Bởi vậy người lớn cần giúp trẻ thể hiện các nhiệm vụ chơi bằng lời nói.

<i>b. Nội dung chơi </i>

Trò chơi thao tác vai chuyển thành trị chơi đóng vai theo chủ đề. Trong trị chơi trẻ không chỉ phản ánh chức năng, công dụng của đồ vật mà còn phản ánh mối quan hệ của người lớn.

<i>c. Chủ đề chơi </i>

Trẻ nắm được các chủ đề sinh hoạt nhưng không ổn định. Trẻ thường sử dụng vào trị chơi một số đoạn trích của các câu chuyện cổ tích đã khá quen thuộc.

<i>d. Thực hiện vai chơi và các thao tác lẫn nhau trong vai chơi </i>

Trẻ chọn vai chơi cho mình nhưng ít khi chơi phù hợp với vai đó. Trẻ thích tái tạo các hành động vai, thể hiện các hành động vai đầy cảm xúc. Thoạt đầu trò chơi thường đi kèm với lời đối đáp riêng lẻ trong trò chơi, các thoại trong trị chơi dần dần phát triển. Trẻ thích chơi cùng các bạn, thích nhập cuộc chơi một cách bản năng. Thời gian chơi cùng nhau ngày càng lâu hơn.

<i>e. Các hành động chơi, các đồ chơi </i>

Trẻ sử dụng các biện pháp khác nhau khi thao tác với đồ vật: nắm chắc các thao tác với những đồ chơi có chủ đề, đưa vào trị chơi các vật thay thế một cách tự nhiên, thích ứng được với các tình huống tưởng tượng, đã biết sử dụng từ ngữ trong khi thao tác với đồ vật. Từ giữa năm thứ 4 trẻ đã hiểu chức năng chơi của

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

các đồ vật. Trẻ biết lựa chọn các đồ vật thay thế, sẵn sàng nhường vai chơi cho bạn cùng chơi, thay đổi những đồ chơi khơng có chủ đề bằng các vật khác.

<i>f. Luật chơi </i>

Luật chơi điều chỉnh mối quan hệ giữa các thao tác vai. Trẻ thể hiện luật chơi phù hợp với vai chơi. Trẻ chú ý đến việc thực hiện luật chơi của các trẻ khác.

<i><b>1.3.4. Các kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ </b></i>

Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TC ĐVTCĐ là những kỹ năng giao tiếp cơ bản tương ứng với các mối quan hệ trong chủ đề chơi, phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ. Như vậy, qua mỗi chủ đề chơi sẽ hướng tới việc hình thành và rèn luyện ở trẻ những kỹ năng giao tiếp cụ thể, tương ứng với các mối quan hệ và vai chơi trong chủ đề chơi đó. Tuy nhiên, không phải tất cả những kỹ năng tương ứng với những mối quan hệ đó ở cuộc sống thực đều phát triển cho trẻ, mà chỉ những kỹ năng cơ bản, phù hợp mới hình thành cho trẻ. Căn cứ vào Bộ chuẩn kỹ năng đối với trẻ ở mỗi độ tuổi nhất định, căn cứ vào chủ đề chơi và những điều kiện cụ thể ở mỗi trẻ, mỗi trường, mỗi địa phương mà xác định những kỹ năng cụ thể cần rèn luyện. Ở góc độ tổng thể có thể khái quát những kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho trẻ mẫu giáo lớn qua TC ĐVTCĐ bao gồm:

<i>Kỹ năng định hướng giao tiếp </i>

+ Kỹ năng xây dựng các phương án ứng xử có thể có, dự đốn, hướng trước các phản ứng có thể xảy ra.

+ Kỹ năng đọc nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói.

+ Biết lựa chọn cách nói năng hành vi linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với đối tượng và thực tế hoàn cảnh giao tiếp.

<i>Kỹ năng điều khiển – điều chỉnh quá trình giao tiếp </i>

+ Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc và điều khiển điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình.

+ Kỹ năng hướng đối tượng vào nội dung giao tiếp.

+ Biết tạo ra những cảm xúc tích cực ở đối tượng giao tiếp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

+ Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ.

+ Kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ…

<i>Kỹ năng định vị </i>

+ Biết xác định đúng vị trí của mình và của đối tượng giao tiếp, xác định đúng thời gian, khơng gian, khoảng cách giữ mình, biết chọn đúng thời điểm mở đầu và kết thúc cuộc giao tiếp.

+ Có sự đồng cảm chia sẻ với đối tượng giao tiếp.

<i><b>1.3.5. Vai trò của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi </b></i>

Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là TC ĐVTCĐ có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của trẻ về nhận thức, tình cảm, ý chí, vận động, ngơn ngữ và giao tiếp… Trị chơi đóng vai theo chủ đề có rất nhiều ưu thế trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi:

Thứ nhất, chủ đề chơi trong TC ĐVTCĐ rất phong phú và đa dạng, phản ánh được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ đời sống xã hội. Do đó, qua TC ĐVTCĐ không chỉ phát triển được vốn từ phong phú mà còn rèn luyện được kỹ năng giao tiếp - ứng xử trong các mối quan hệ khác nhau với những đối tượng giao tiếp khác nhau.

Thứ hai, chủ đề chơi trong TC ĐVTCĐ thường tập trung vào những mối quan hệ phổ biến, thường nhật trong đời sống, rất gần gũi với trẻ nên trẻ có nhiều cơ hội được chơi lại - được trải nghiệm trò chơi - được lặp đi lặp lại những khuôn mẫu hành vi theo chuẩn đã được người lớn (nhà giáo dục) hướng dẫn. Đó là cơ sở để hình thành kỹ năng nói chung, kỹ năng giao tiếp nói riêng. Hơn nữa, với những chủ đề chơi phổ biến sẽ khai thác được vốn hiểu biết của trẻ trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho chúng.

Thứ ba, TC ĐVTCĐ thường dễ tổ chức (dễ chọn không gian, dễ chọn đồ chơi, dễ hướng dẫn trẻ) và đặc biệt là trẻ dễ tự tổ chức - tự chơi ở những môi trường khác (gia đình, cộng đồng nơi sinh sống) sau khi đã được nhà giáo dục hướng dẫn. Đây là ưu thế để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp thành quá trình tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên.

Thứ tư, TC ĐVTCĐ thường gây được hứng thú chơi ở trẻ với những vai chơi và đồ chơi hấp dẫn, phong phú. Do vậy, một chủ đề chơi có thể được tổ chức nhiều lần mà trẻ vẫn hứng thú (với điều kiện phải tạo ra tính mới: đồ chơi mới,…). Đây là ưu thế để rèn kỹ năng giao tiếp đạt tới “chuẩn kỹ năng” trong những mối quan hệ nhất định.

Thứ năm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TC ĐVTCĐ rất phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ, nó diễn ra một cách tự nhiên, thoải mái (chơi mà học).

Thứ sáu, không chỉ ở trường với vai trò của giáo viên mà ngay cả ở gia đình các bậc cha mẹ cũng có thể tổ chức TC ĐVTCĐ nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Điều đó có nghĩa là một trong những nguyên lý của giáo dục Việt Nam “giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” đã được hiện thực hoá ở bậc mầm non.

<b>1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề </b>

<i><b>1.4.1. Vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân trẻ </b></i>

Vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân trẻ là những kiến thức có trong bản thân của mỗi cá nhân trẻ, được tích lũy trong suốt q trình sinh sống, học hỏi thơng qua q trình tự trao đổi kiến thức của bản thân từ những người xung quanh. Những yếu tố như vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ về các mặt: kiến thức, KNGT, khả năng hiểu biết về cách giải quyết các tình huống giao tiếp… là những yếu tố được trẻ học hỏi bắt chước và lĩnh hội trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân trẻ có vai trị rất cần thiết đối với việc rèn luyện KNGT. Vì vậy để tiến hành một cuộc giao tiếp hiệu quả, trẻ phải luôn là chủ thể của hoạt động. Vốn sống, vốn kinh nghiệm tốt sẽ giúp trẻ giải quyết các tình huống nhanh hơn, đúng hơn trong khi chơi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>1.4.2. Tính cách của trẻ </b></i>

Quá trình giao tiếp của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của mỗi cá nhân trẻ. Đối với những trẻ sơi nổi, hịa đồng, tích cực mạnh dạn thì q trình giao tiếp của trẻ được diễn ra một cách linh hoạt, sinh động và phong phú. Trẻ có thể dễ dàng lôi cuốn trẻ khác tham gia vào quá trình giao tiếp của mình, trẻ chủ động trong các mối quan hệ giữa các vai chơi, dễ dàng xử lí các tình huống giao tiếp trong khi chơi. Ngược lại, những trẻ sống thu mình, khép kín, rụt rè thì q trình giao tiếp diễn ra khó khăn hơn, trẻ thường bị các bạn xa lánh, không chơi cùng, trẻ thường bị động khi tham gia các vai chơi, không sôi nổi, tự tin khi giao tiếp với các bạn cùng chơi, từ đó làm cho quá trình giao tiếp bị trì truệ khơng hiệu quả, không tiếp thu được kiến thức cũng như KNGT.

<i><b>1.4.3. Vai trò hướng dẫn của giáo viên </b></i>

Trẻ em như một tờ giấy trắng, tờ giấy đó có trở thành tác phẩm hay khơng thì phụ thuộc vào người cầm bút vẽ lên tờ giấy ấy và người giáo viên chính là người cầm bút đó. Cơ là người truyền đạt tri thức, hình thành cho trẻ những kĩ năng cần thiết, như vậy người giáo viên cần rèn luyện cho mình những tác phong, lối giao tiếp lành mạnh, ứng xử có văn hóa trong mối quan hệ giữa các vai chơi trong quá trình hướng dẫn trẻ tham gia chơi.

<i><b>1.4.4. Phương tiện giao tiếp </b></i>

Phương tiện giao tiếp bao gồm phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Ở lứa tuổi mẫu giáo phạm vi giao tiếp của trẻ được mở rộng hơn, trẻ trở nên tự lực hơn, nó vượt qua giới hạn mối liên hệ gia đình và bắt đầu ở phạm vi rộng hơn đó là xã hội. Các mối quan hệ xã hội được trẻ thể hiện rõ rệt giữa các vai chơi. Việc mở rộng phạm vi giao tiếp đòi hỏi trẻ phải nắm đầy đủ các phương tiện giao tiếp, một trong những phương tiện giao tiếp chính là ngơn ngữ. Khi hoạt động giao tiếp của trẻ phức tạp dần địi hỏi u cầu ngơn ngữ của trẻ ngày càng cao, sự vận dụng ngôn ngữ vào quá trình giao tiếp giữa các vai chơi một cách thuần thục và hồn thiện hơn.

<i><b>1.4.5. Mơi trường hoạt động của trẻ </b></i>

Môi trường là nơi diễn ra q trình giao tiếp. Mơi trường giao tiếp của trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

diễn ra ở trường mầm non, trong gia đình và ngồi xã hội, nơi trẻ được trải nghiệm, áp dụng những KNGT mà trẻ có vào thực tiễn. Mơi trường giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện KNGT của trẻ, nếu trẻ được tổ chức rèn luyện trong một môi trường phong phú đa dạng, giàu tình huống giao tiếp, có cơ hội trải nghiệm, tham gia vào quá trình giao tiếp… thì KNGT sẽ hình thành hiệu quả hơn. Và ngược lại, mơi trường giao tiếp nghèo tình huống thì việc hình thành KNGT cho trẻ sẽ khó hơn. Tạo mơi trường giao tiếp và giúp trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời, tham gia vào quá trình giao tiếp một cách tự nhiên, tích cực thì việc rèn luyện KNGT cho trẻ sẽ đem lại hiệu quả hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Tiểu kết chương 1 </b>

Qua chương này, tôi đã làm rõ được các khái niệm và những vấn đề lí luận liên quan đến việc rèn luyện KNGT cho trẻ. Khái quát sơ lượt về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp và đặc điểm kỹ năng giao tiếp, chức năng giao tiếp, các nhóm KNGT, phương tiện giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi. Làm rõ đặc điểm, cấu trúc và vai trị của trị chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ và nội dung rèn luyện KNGT

<b>thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề, những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn </b>

luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề. Những kiến thức này nhằm hỗ trợ quá trình rèn luyện KNGT thơng qua trị chơi

<b>đóng vai theo chủ đề đạt hiệu quả. </b>

Từ những lí luận trên tơi nhận thấy rằng: việc rèn luyện KNGT ngay từ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng là rất cần thiết và vô cùng quan trọng và là một việc làm cấp thiết. Việc rèn luyện KNGT cho trẻ giữ vai trị quan trọng trong việc phát triển tồn diện nhân cách trẻ.

Việc rèn luyện KNGT thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng trị chơi đóng vai theo chủ đề một cách linh hoạt, có kế hoạch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI THEO CHỦ ĐỀ TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO BIỂN </b>

<b>XÃ TAM HẢI– HUYỆN NÚI THÀNH – TỈNH QUẢNG NAM </b>

<b>2.1. Vài nét về trường Mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải- huyện Núi Thành – tỉnh Quảng Nam </b>

<i><b>2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ( Căn cứ câu 1 – phụ lục 1) </b></i>

Trường Mẫu giáo Sao Biển thuộc xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tiền thân của trường mẫu giáo Sao Biển là trường mẫu giáo Tam Hải, được thành lập năm 1977 theo QĐ số 345 ngày 13/2/1997 của SGD–ĐT tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 28/7/2010 Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân huyện ký quyết định 3927/QĐ -UBND đổi tên trường là trường Mẫu giáo công lập Sao Biển. Trường nằm trong hệ thống giáo dục bậc học mầm non trực thuộc Phòng Giáo Dục và đào tạo Núi Thành, với nhiệm vụ chăm sóc, dạy dỗ các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo theo chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định. Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Tam Hải cịn nhiều khó khăn, hầu hết nhân dân trên địa bàn là ngư nghiệp nhưng Đảng bộ, chính quyền, các đồn thể và phụ huynh luôn ưu tiên chăm lo cho giáo du ̣c, ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường đa ̣t kết quả cao. Bên cạnh đó, với nhiệm vụ chính trị quan trọng là xây dựng xã nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền xã Tam Hải đã tâ ̣p trung xây dựng Trường Mẫu giáo Sao Biển đạt chuẩn Quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>b. Số lượng cán bộ giáo viên, công nhân viên ( Căn cứ câu 3 – phụ lục 1) </i>

Diễn giải Tổng số Đại học Cao đẳng Trung cấp Đảng viên

<i>2.1.2.2. Cơ sở vật chất ( Căn cứ câu 4 – phụ lục 1) </i>

Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất:

Trường gồm có: 9 phịng học, khơng gian được thiết kế mở với các phịng học gắn liền như thơng với nhau thư viện máy tính …đầy đủ các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy.

Phịng học rộng rãi, thống mát, n tĩnh đúng tiêu chuẩn, có nhà vệ sinh riêng cho từng phịng học.

Ngồi ra, trường cịn có phịng năng khiếu học nhạc và múa, giúp cho trẻ phát triển đầy đủ những kỹ năng về âm nhạc và khơi nguồn tiềm năng sẵn có của mỗi trẻ

Sân trường rộng, thống mát có nhiều đồ chơi ngồi trời cho trẻ vui chơi, có cây bóng mát, có vườn hoa, cây cảnh, vườn rau sạch cho trẻ khám phá môi trường. Môi trường sư phạm của trường xanh, sạch, đẹp, có sân cho trẻ tập thể dục buổi sáng, có khu vui chơi, các lớp đều có góc thiên nhiên, có thùng rác công

<b>cộng để giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ. </b>

<b>Khu vực bếp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, xây theo hệ thống một </b>

chiều, đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như chất lượng thức ăn dành cho trẻ.

<b>2.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề </b>

<i><b>2.2.1. Khái quát về quá trình điều tra 2.2.1.1. Mục đích điều tra </b></i>

Q trình điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

của giáo viên tại trường Mẫu giáo Sao Biển, từ đó xây dựng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động này.

<i><b>2.2.1.2. Nội dung điều tra </b></i>

- Điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức các trị chơi đóng vai theo chủ đề nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi.

- Điều tra thực trạng về quá trình tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.

- Điều tra thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.

<i><b>2.2.1.3. Thời gian điều tra </b></i>

Từ tháng 2/2017- tháng 3/2017

<i><b>2.2.1.4. Địa bàn và đối tượng điều tra </b></i>

<i>a. Địa bàn điều tra </i>

Trường Mẫu giáo Sao Biển, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

<i>b. Đối tượng điều tra </i>

Tiến hành điều tra 6 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi và 2 tổ trưởng các khối lớn tại trường Mẫu giáo Sao Biển.

Khảo sát sự mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp lớn 1 và lớp lớn 2, trường Mẫu giáo Sao Biển.

<i><b>2.2.1.5. Phương pháp điều tra </b></i>

<i>* Phương pháp đàm thoại với giáo viên </i>

Trao đổi với giáo viên về một số vấn đề liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm nắm được thực trạng của giáo viên về việc sử dụng các biện pháp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.

<i>* Phương pháp quan sát </i>

Quan sát quá trình tổ chức trị chơi đóng vai theo chủ đề nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mẫu giáo Sao Biển.

<i>* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Dùng phiếu hỏi để điều tra nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề.

<i>* Phương pháp thống kê toán học </i>

Nhằm xử lý số liệu điều tra.

<b>2.2.2. Kết quả điều tra thực trạng </b>

<i><b>2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại trường Mẫu giáo Sao Biển, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam </b></i>

Tôi tiến hành trưng cầu ý kiến 8 giáo viên đang công tác tại các lớp Mẫu giáo lớn tại trường Mẫu giáo Sao Biển, Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam. Tổng hợp ý kiến của các giáo viên qua phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả như sau:

<i>* Việc sử dụng trò chơi của giáo viên nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi </i>

<i><b>Bảng 2.1: Việc sử dụng trò chơi của giáo viên nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi (Căn cứ câu 1 – phụ lục 2) </b></i>

Qua bảng 2.1 cho thấy 100% đều chú trọng đến TC ĐVTCĐ và cho rằng TC ĐVTCĐ là phương pháp hữu hiệu nhất cho việc rèn luyện KNGT cho trẻ 5 -6 tuổi. Bên cạnh đó vẫn cịn một số giáo viên sử dụng một số trò chơi khác để hỗ trợ cho việc rèn luyện KNGT, tuy nhiên tỉ lệ sử dụng các trị chơi đó cịn thấp so với TC ĐVTCĐ. Điều đó cho thấy hầu hết giáo viên đã nhận thức đúng đắn về vai trò của TC ĐVTCĐ trong việc rèn luyện KNGT cho trẻ.

<i>* Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ (Căn cứ câu 2 – phụ lục 2) </b></i>

Theo cô rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ cần thiết ở mức độ nào?

Từ bảng 2.2, chúng tôi nhận thấy 75% giáo viên (6/8 phiếu) đồng ý rằng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề rất cần thiết, 25% giáo viên (2/8 phiếu) còn lại xác định là cần thiết và khơng có giáo viên nào cho rằng việc rèn luyện KNGT cho trẻ thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề là khơng cần thiết. Điều đó cho thấy rằng, hầu hết giáo viên đã ý thức đúng đắn được mức độ cần thiết của TC ĐVTCĐ đối với việc rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi và cũng nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện KNGT đối với sự phát triển của trẻ sau này.

<i>* Mức độ sử dụng trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi </i>

<i><b>Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mức độ mức độ sử dụng trị chơi đóng vai theo chủ đề nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Qua bảng 2.3, tôi nhận thấy 50% giáo viên (4/8 phiếu) thường xuyên sử dụng TC ĐVTCĐ để nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi, 37,5% giáo viên (3/8 phiếu) chỉ thỉnh thoảng sử dụng TC ĐVTCĐ để nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ và 12,5% giáo viên (1/8 phiếu) không bao giờ sử dụng TC ĐVTCĐ để nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ. Qua đó cho thấy việc sử dụng TC ĐVTCĐ để nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ đã được giáo viên chú ý đến. Tuy nhiên mức độ sử dụng chưa đồng đều, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề này. Đa số các giáo viên khi tổ chức TC ĐVTCĐ chỉ mong trẻ thực hiện đúng vai chơi, thể hiện mối quan hệ trong khi chơi… nhưng không chú ý đến việc giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

<i>* Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề </i>

<i><b>Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề </b></i>

<i><b>(Căn cứ câu 4 – phụ lục 2) </b></i>

<b>STT Theo cô việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ 5 - 6 tuổi </b>

Qua kết quả thể hiện ở bảng 2.4 cho thấy 25% giáo viên (2/8 phiếu) cho rằng việc rèn luyện KNGT cho trẻ thơng qua TC ĐVTCĐ có ý nghĩa giúp trẻ có khả năng xử lý các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, 37,5% giáo viên (3/8 phiếu) cho rằng giúp trẻ hòa đồng hơn với mọi người, và 25% giáo viên (2/8 phiếu) cho rằng giúp trẻ thể hiện được bản thân, còn lại 12,5% giáo viên (1/8 phiếu) thì xác định có ý nghĩa là cầu nối cho trẻ với xã hội người lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Từ kết quả phân tích trên, chúng tơi cho rằng hầu hết giáo viên thấy được ý nghĩa của việc rèn luyện KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ, song với các quan điểm khác nhau về ý nghĩa điều đó cũng thấy giáo viên chưa thật sự hiểu đúng và đầy đủ về ý nghĩa của việc rèn luyện KNGT, giáo viên chỉ thấy được ý nghĩa ở một khía cạnh, điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ra mục tiêu chung cho trẻ trong quá trình rèn luyện KNGT.

<i><b>2.2.2.2. Thực trạng về quá trình tổ chức hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại trường Mẫu giáo Sao Biển, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam </b></i>

<i>* Thực trạng rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ </i>

<i><b>Bảng 2.5: Mức độ các kỹ năng giao tiếp giáo viên rèn luyện cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ (Căn cứ câu 5 – phụ lục 2) </b></i>

Kỹ năng xây dựng các phương án ứng xử có thể có, dự đốn, hướng trước

Biết lựa chọn cách nói năng hành vi linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với đối tượng và thực tế hoàn cảnh giao tiếp

Kỹ năng hướng đối tượng vào nội dung giao tiếp

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ…

Biết xác định đúng vị trí của mình và của đối tượng giao tiếp, xác định đúng thời gian, không gian, khoảng cách giữ mình, biết chọn đúng thời điểm mở đầu và kết thúc cuộc giao

Qua bảng 2.5, chúng ta nhận thấy giáo viên quan tâm rèn luyện khá toàn diện các kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi qua TC ĐVTCĐ. Trong đó giáo viên chú ý hơn tới việc rèn luyện cho trẻ các kỹ năng:

+ Kỹ năng đọc nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói. (100% giáo viên thường xuyên chú ý rèn luyện)

+ Biết tạo ra những cảm xúc tích cực ở đối tượng giao tiếp. ( 87,5% giáo viên thường xuyên chú ý rèn luyện, 25% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện)

+ Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ. ( 87,5% giáo viên thường xuyên chú ý rèn luyện, 25% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện)

+ Có sự đồng cảm chia sẻ với đối tượng giao tiếp. ( 75% giáo viên thường xuyên chú ý rèn luyện, 12,5% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện)

- Năm kỹ năng như:

+ Kỹ năng xây dựng các phương án ứng xử có thể có, dự đoán, hướng trước các phản ứng có thể xảy ra. (chỉ có 37,5% giáo viên chú ý rèn luyện thường xuyên, 37,5% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện, có tới 25% giáo viên không bao giờ rèn luyện)

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

+ Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc và điều khiển điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình. (chỉ có 25% giáo viên chú ý rèn luyện thường xuyên, 50% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện, có tới 25% giáo viên khơng bao giờ rèn luyện)

+ Biết lựa chọn cách nói năng hành vi linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với đối tượng và thực tế hồn cảnh giao tiếp. (chỉ có 12,5% giáo viên chú ý rèn luyện thường xuyên, có tới 87,5% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện).

+ Kỹ năng hướng đối tượng vào nội dung giao tiếp (chỉ có 37,5% giáo viên chú ý rèn luyện thường xuyên, có tới 62,5% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện).

+ Kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ…(chỉ có 37,5% giáo viên chú ý rèn luyện thường xuyên, có tới 50% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện và 12,5% giáo viên không bao giờ rèn luyện)

+ Biết xác định đúng vị trí của mình và của đối tượng giao tiếp, xác dịnh đúng thời gian, khơng gian, khoảng cách giữ mình, biết chọn đúng thời điểm mở đầu và kết thúc cuộc giao tiếp. (chỉ có 25% giáo viên chú ý rèn luyện thường xuyên, có tới 75% chỉ thỉnh thoảng rèn luyện).

- Năm kỹ năng này ít được giáo viên chú ý rèn luyện vì một số giáo viên cho rằng năm kỹ năng này là quá sức so với lứa tuổi 5-6 tuổi, một số khác cho rằng không cần thiết bởi vì hãy để trẻ giao tiếp theo bản năng của nó, trẻ có kỹ năng gì hãy để trẻ phát huy khơng cần can thiệp. Qua đó cho thấy các giáo viên chưa thực sự nhận thức rõ và đầy đủ tầm quan trọng của việc rèn luyện cho trẻ các KNGT cần thiết, chưa nhận thức được mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các kỹ năng đó.

<i><b>* Thực trạng về việc lập kế hoạch tổ chức TC ĐVTCĐ và chuẩn bị đồ dùng nhằm </b></i>

<i>rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mẫu giáo Sao Biển, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i><b>Bảng 2.6: Thực trạng về việc lập kế hoạch tổ chức TC ĐVTCĐ và chuẩn bị đồ dùng nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mẫu giáo Sao Biển </b></i>

Qua bảng 2.6 tơi có một số nhận xét sau:

- Về việc lập kế hoạch tổ chức TC ĐVTCĐ: Có 75% giáo viên lập kế hoạch tổ chức TC ĐVTCĐ ở mức độ thường xuyên và có 25% giáo viên chỉ thỉnh thoảng lập kế hoạch. Qua đó cho thấy, nhìn chung hầu hết giáo viên đã chuẩn bị kế hoạch tuy nhiên kế hoạch khá sơ sài và chỉ mang tính hình thức. Vẫn cịn một số giáo viên chỉ thỉnh thoảng lập kế hoạch. Qua dự giờ, quan sát, chúng tôi thấy rằng giáo viên thì cứ tổ chức TC ĐVTCĐ theo cảm tính sư phạm với các bước logic đã gần như mặc định (chuẩn bị cho trẻ đồ chơi, tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, nhận xét, đánh giá sau khi chơi…), cịn trẻ thì cứ chơi “thoải mái”, khi nào thấy trẻ chơi không phù hợp với yêu cầu sư phạm (cũng theo cảm tính sư phạm) thì điều chỉnh. Bên cạnh đó, giáo viên chuẩn bị hoạt động góc cho trẻ rất chung chung, kế hoạch còn sơ sài và khi thực hiện thì dựa vào kinh nghiệm cảm tính. Do đó, chủ đề chơi thì phong phú, song nội dung chơi thì nghèo nàn thiếu tính định hướng và khơng được tổ chức một cách khoa học. Mặt khác giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ trong khi chơi, tình huống mà cơ tạo ra để trẻ bộc lộ cảm xúc hay thể hiện cách cư xử đẹp còn hạn chế. Trong q trình tổ chức TC ĐVTCĐ giáo viên có lồng ghép rèn luyện KNGT cho trẻ nhưng nhưng chưa thực sự quan tâm, nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc trẻ có thực hiện đúng vai chơi hay khơng, có thực hiện đúng luật chơi… chứ chưa chú trọng đến vấn đề rèn luyện KNGT cho trẻ.

Về việc chuẩn bị đồ dùng: Theo số liệu ở bảng 2.6 có 50% giáo viên chuẩn

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

đồ dùng. Điều đó cho thấy, hầu hết giáo viên đã chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi. Tuy nhiên các đồ dùng, đồ chơi chưa được chuẩn bị chu đáo, chưa tận dụng nguyên vật liệu, phế thải, đồ dùng còn chưa bắt mắt, dẫn dến trẻ chưa thực sự hứng thú, tích cực tham gia trị chơi cũng như tích cực tham gia q trình rèn luyện KNGT.

<i>* Thực trạng về những biện pháp giáo viên đã sử dụng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mẫu giáo Sao Biển </i>

Qua khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ của giáo viên ở trường MG Sao Biển, chúng tôi thu được kết quả sau:

<i><b>Bảng 2.7: Các biện pháp giáo viên đã sử dụng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng trị chơi đóng vai theo chủ đề </b></i>

<i><b>tại trường mẫu giáo Sao Biển (Căn cứ câu 7 – phụ lục 2) </b></i>

2 Liên kết các trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau để mở rộng mối quan hệ

3 Giúp trẻ thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi.

Với kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.7 chúng tôi nhận thấy rằng, nhìn chung giáo viên đã sử dụng tất cả các biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ, tuy nhiên mỗi biện pháp được sử dụng với các mức độ khác nhau như thường xuyên sử dụng nhưng cũng có biện pháp giáo viên đơi khi sử dụng và cũng có biện pháp giáo viên khơng bao giờ sử dụng, cụ thể:

+ Mở rộng chủ đề và làm phong phú nội dung chơi:

Qua phiếu điều tra, có 50% giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này, 50% giáo viên còn lại thực hiện ở mức độ bình thường. Để biết được nguyên nhân của sự không đồng nhất chúng tôi đã trao đổi với giáo viên và thấy rằng hầu hết giáo viên đã thấy được sự quan trọng của việc mở rộng chủ đề và làm phong phú nội dung chơi nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ. Tuy nhiên nội dung chơi vẫn còn nghèo nàn, chưa thực sự được chú ý.

+ Liên kết các trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau để mở rộng mối quan hệ:

Qua kết quả điều tra chỉ có 50% giáo viên sử dụng biện pháp này để rèn luyện KNGT cho trẻ một cách thường xuyên, 50% giáo viên chỉ thỉnh thoảng liên kết các trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau để mở rộng mối quan hệ nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ. Với kết quả đó chúng tơi thấy hầu hết giáo viên đã nhận thức được về sự quan trọng của biện pháp này. Tuy nhiên, qua khảo sát thì việc liên kết các trị chơi theo từng chủ đề của giáo viên chưa tốt, chưa liên kết được nhiều trò chơi, một số giáo viên chưa biết cách liên kết những trò chơi lại với nhau, chưa mở rộng mối quan hệ giữa các vai chơi với nhau, dẫn đến KNGT của trẻ chưa được phát huy.

+ Giúp trẻ thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi:

Khi được hỏi thì có 100% giáo viên thực hiện biện pháp này ở mức độ thường xun. Với kết quả khảo sát đó, chúng tơi tiến hành quan sát các trị chơi đóng vai theo chủ đề mà giáo viên tổ chức cho trẻ chơi thì nhận thấy trong quá trình chơi thì giáo viên luôn hướng dẫn và giúp trẻ thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi một cách linh hoạt, mọi lúc mọi nơi. Qua đó cho thấy giáo viên đã rất coi trọng việc giúp trẻ thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các vai chơi nhằm giúp trẻ rèn luyện KNGT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

+ Tạo tình huống để trẻ bộc lộ cảm xúc hay thể hiện cách cư xử đẹp:

Có 3/8 giáo viên (chiếm 37,5%) thực hiện biện pháp này ở mức độ thường xuyên, 4/8 giáo viên (chiếm 50%) thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng, và 1/8 giáo viên (chiếm 12,5%) không bao giờ thực hiện. Qua đó ta có thể nhận thấy việc sử dụng biện pháp này của giáo viên chưa đồng đều, một số ít giáo viên coi trọng và sử dụng phương pháp này thường xuyên, một số giáo viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng, việc tạo tình huống để trẻ bộc lộ cảm xúc hay thể hiện cách cư xử đẹp cịn rất ít, sơ sài, mang tính hình thức, chưa phát huy hết khả năng giao tiếp của trẻ. + Phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong khi chơi:

Qua khảo sát, có có 50% giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này, 50% giáo viên còn lại thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng. Để biết được nguyên nhân của sự không đồng nhất, tôi đã quan sát giáo viên tổ chức cho trẻ chơi TC ĐVTCĐ và thấy rằng giáo viên còn chưa thật sự quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ. Trẻ còn bỡ ngỡ, nhút nhát khi tham gia trò chơi, chưa thực sự linh hoạt trong quá trình chơi.

<i><b>2.2.2.3. Thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mẫu giáo Sao Biển xã Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam </b></i>

<i>Để đánh giá mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua trị chơi </i>

đóng vai theo chủ đề chúng tơi đã xây dựng tiêu chí và thang đánh giá như sau:

<i><b>* Tiêu chí: </b></i>

<i>Tiêu chí 1: Tính chính xác: Trẻ xác định đúng được đối tượng giao tiếp, sử </i>

dụng đúng các phương tiện giao tiếp.

<i>Tiêu chí 2: Thể hiện được sự thành thạo và linh hoạt: Trẻ thực hiện q </i>

trình giao tiếp có hiệu quả trong các hồn cảnh, điều kiện khác nhau.

<i>Tiêu chí 3: Hoàn thành tốt hoàn cảnh giao tiếp: Trẻ chủ động tham gia vào </i>

quá trình giao tiếp và quá trình giao tiếp được thực hiện thuận lợi, khơng có tình huống tiêu cực xảy ra, hoặc có xảy ra thì được trẻ giải quyết hợp lý.

Trên cơ sở đó chúng tơi gắn ba tiêu chí đánh giá vào mỗi kỹ năng nhằm mang lại tính hiệu quả của các kỹ năng. Thang điểm tối đa đánh giá là 10. Mỗi kỹ năng nhỏ trên chúng tôi ấn định mức điểm tối đa là 1 điểm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Chúng tôi xây dựng 5 mức độ đánh giá các kỹ năng của trẻ như sau: phương tiện giao

tiếp trong quá phương tiện giao tiếp trong quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Qua kết quả khảo sát mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi dựa trên các tiêu chí và thang đánh giá, chúng tôi thu được kết quả sau:

<i><b>Bảng 2.8: Mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường MG Sao Biển </b></i>

Qua kết quả thể hiện ở bảng 2.8, chúng tôi thấy rằng mức độ kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường MG Sao Biển còn thấp. Cụ thể: Trẻ đạt mức độ

</div>

×