Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Đề cương sinh lí thần kinh cấp cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 41 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐỂ CƯƠNG SINH LÝ THẦN KINH CẤP CAO Câu 1. Trình bày vai trị của các tế bào thần kinh đệm (glial cell). </b>

- Chiếm 90% lượng tế bào não, khơng tham gia hình thành xung thần kinh, không dẫn truyền xung thần kinh. - Gờm 4 loại: tế bào hình sao (astrocytes), tế bào ít nhánh (oligodendrocytes), microglia và ependymal cells. - Chức năng:

+ <b>Kết nối với các tế bào thần kinh và với nhau bằng các tín hiệu hóa học </b>

+ Duy trì cân bằng nội môi trong hệ thần kinh. + Hỗ trợ đệm vật lý

+ <b>Điều chỉnh chức năng synap và hiện được coi là quan trọng gần như các neuron đối với học tập và trí nhớ. Tế bào hình sao </b>

<b>(astrocytes) </b>

<b>Tế bào ít nhánh (oligodendrocytes) </b>

- Định hướng và giữ neuron ở các vị trí không gian thích hợp bên trong não.

- Giúp thiết lập hàng rào máu não

- Sửa chữa các chấn thương não, hình thành sẹo thần kinh.

- Hoạt động dẫn truyền thần kinh: Hấp thụ và phân hủy các chất dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế

-Tạo bao myelin quanh các sợi trục thần kinh.

<i><b>- Bệnh đa xơ cứng là một </b></i>

bệnh mãn tính dẫn đến tổn thương não, tủy sống và dây thần kinh thị giác. Đây là một bệnh miễn dịch và gây ra chứng viêm làm phá hủy myelin của neuron và để lại các mô sẹo có thể nhìn thấy trên MRI. Sự phá hủy

- Microglia là các tế bào miễn dịch của CNS, là "anh em họ" của bạch cầu đơn nhân, có nguồn gốc từ tủy xương

- Trong quá trình phát triển phôi, microglia di chuyển đến CNS và ở đây cho đến khi được kích hoạt bởi nhiễm trùng hoặc chấn thương.

- Ở trạng thái nghỉ, microglia là những tế bào mềm có nhiều nhánh dài tỏa ra bên ngoài

- Các microglia ở dạng nghỉ ngơi

- Tế bào Ependymal lót các khoang bên trong chứa đầy chất lỏng của CNS. - Ở giai đoạn phát triển phôi, khi hệ thần kinh từ một ống thần kinh rỗng khoang trung tâm ban đầu của ống này được duy trì và phát triển để tạo thành não thất (ventricle) và ống trung tâm. - Não thất gồm bốn khoang thông nhau trong phần bên trong não, liên tục với ống

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

(glutamate, GABA gamma-aminobutyric acid)

melanin không giống nhau ở các bệnh nhân nên có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau của bệnh.

không chỉ theo dõi và đợi cho đến khi được kích hoạt mà chúng còn giải phóng các yếu tố tăng trưởng ở mức độ thấp, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng thần kinh, giúp neuron và các tế bào thần kinh đệm khác tồn tại và phát triển.

- Khi sự cố (tổn thương, nhiễm trùng...) xảy ra ở CNS, các microglia rút lại các nhánh của chúng, tròn lại và trở nên di động cao, di chuyển về phía khu vực bị ảnh hưởng để loại bỏ “kẻ xâm lược” hoặc các mảnh vụn mô.

- Các microglia được kích hoạt sẽ giải phóng các chất hủy diệt để tấn công mục tiêu của chúng. Các nhà khoa học hiện nay đang nghi ngờ rằng việc giải phóng quá nhiều các chất này có thể làm hỏng các neuron, do đó dẫn đến tổn thương dần CNS (được thấy trong hiện tượng đột quỵ, bệnh Alzheimer, đa xơ cứng, sa sút trí tuệ (suy nhược thần kinh), AIDS và các

trung tâm hẹp, rỗng chạy giữa tủy sống.

- Tế bào Ependymal lót trong não thất giúp hình thành dịch não tủy bao quanh và đệm cho não và

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

bệnh thoái hóa thần kinh khác).

<b>Câu 2. Trình bày chức năng chính của bán cầu đại não. Lấy ví dụ minh hoạ </b>

<i><b>Đại não (gồm nhân nền – basal nuclei và vỏ não) - Vỏ não </b></i>

+ Cảm giác (thị giác, thính giác, xúc giác...) + Vận động chủ động

+ Ngôn ngữ

+ Hoạt động thần kinh cấp cao như suy nghĩ, trí nhớ, ra quyết định, + Sáng tạo, tự ý thức, tính cách

<i><b>- Nhân nền (hạch nền) </b></i>

+ Tích hợp các dự báo từ vỏ não

+ Vai trò trong nhận thức, cảm xúc và học tập.

+ Truyền thông tin qua đồi thị đến vỏ não vận động để lên kế hoạch và thực hiện các cử động phức tạp.

- Ví dụ: Khi học một kĩ năng vận động mới (vd: bơi, lái xe...) sẽ dẫn đến ảnh hưởng và có thể thay đổi (theo hướng kích thích hoặc ức chế) về các synap của các neuron nối ngang ở vùng vận động, và/hoặc hình thành synap mới, và/hoặc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (ví dụ, GABA).

<b>Câu 3. Tìm hiểu thêm về cơ sở khoa học của “Giải mã vân tay” và đưa lời khuyên với người mong muốn thực hiện giải mã vân tay. </b>

- <b>Sinh trắc vân tay được biết đến là phương pháp sử dụng công nghệ để phân tích hình dạng, độ dài và mật độ của dấu vân tay. Các </b>

thiết bị sẽ quét và nhận dạng các đặc điểm khi bạn đặt ngón tay lên. Mọi dữ liệu số sẽ được thu thập và chuyển tới các chuyên gia sinh trắc học vân tay để phân tích và đánh giá các chỉ số thông minh và khả năng não bộ quan trọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>- Dấu vân tay là những đường vân được thể hiện trên các ngón tay. Khi thai nhi ở tuần thứ 19 thì dấu vân tay được hình thành cùng thời </b>

<i>điểm não và tủy sống phát triển. Trong giai đoạn này, các dấu vân tay xuất hiện là sự phản ánh chính xác về số các nếp nhăn đang </i>

<b>được hình thành trong não của trẻ. </b>

Các cặp ngón tay sẽ liên kết tương ứng với các thùy não:

+ <b>2 ngón cái: Nhận thức: Giữ vai trò trong việc điều hành (lập kế hoạch và quản trị, mục tiêu và lãnh đạo), kiểm soát cảm xúc, thấu </b>

hiểu, tự giác về bản thân, khả năng dự đoán các tình huống xã hội, kiến tạo, thể hiện tính cách, …

+ <b>2 ngón trỏ: Suy nghĩ: Khả năng suy luận, tính toán và đánh giá logic, tư duy sáng tạo, ý tưởng, khái niệm về không gian, quan </b>

niệm, và năng lực xử lý cấu trúc ngơn từ.

+ <b>2 ngón giữa: Vận động: Khả năng thưởng thức và đánh giá về nghệ thuật vận động, am hiểu về sự vận hành, mô phỏng động tác </b>

mới, nắm bắt quy trình lắp ghép tinh xảo, cảm nhận và nhận dạng các loại hình vận động, phản xạ cơ thể, sức bền, khả năng giữ thăng bằng, xử lí tổng hợp thông tin cảm giác.

+ <b>2 ngón áp út: Thính giác: Khả năng lĩnh hội ngôn ngữ, cảm nhận và nhận dạng về âm thanh, khả năng sử dụng ngôn ngữ để nhớ </b>

thông tin. Phân tích các tín hiệu âm thanh, âm nhạc, xúc cảm.

+ <b>2 ngón út: Thị giác: Khả năng thưởng thức và đánh giá tốt về hình ảnh, quan sát, đọc và lĩnh hội tốt, cảm nhận và nhận dạng tốt </b>

về hình ảnh, màu sắc, biểu tượng, đường nét, bố cục, năng khiếu thẩm mỹ trong nghệ thuật hình họa.

- Bằng cách phân tích sinh trắc dấu vân tay, bạn sẽ hiểu sự phân bố và số lượng tế bào ở não trái hoặc phải và dự đoán tiềm năng nằm

<b>ở đâu. Nếu tiềm năng được nhận diện sớm, bạn có thể phát triển điểm mạnh của mình hơn nữa và cải thiện điểm chưa tốt để não trái và phải </b>

trở nên cân bằng, hòa hợp với nhau.

<b>Câu 4. Bằng những kiến thức liên quan đến hệ thần kinh, hãy nêu quan điểm của bản thân về việc sinh viên sử dụng cafe để tăng cường hiệu quả học tập. </b>

- Quan điểm của bản thân: sinh viên nên sử dụng cafe để tăng cường hiệu quả học tập nhưng phải dùng với liều lượng hợp lý vì:

<i><b>- Cơ chế hoạt động của caffeine: </b></i>

 Dung nạp => được hấp thụ vào ruột => máu => đến gan và bị phân hủy thành các hợp chất có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác nhau đặc biệt là não.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

 Caffeine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp thư giãn não bộ và

<b>khiến bạn cảm thấy mệt mỏi </b>

 <b>Làm tăng nồng độ adrenaline trong máu và tăng hoạt động não của các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và norepinephrine. </b>

 <b>Xu hướng phát huy tác dụng nhanh chóng. Ví dụ, lượng tìm thấy trong một tách cà phê có thể mất ít nhất 20 phút để đến được </b>

máu và khoảng một giờ để đạt được hiệu quả đầy đủ.

Caffeine có khả năng chặn phân tử tín hiệu não adenosine, gây ra sự gia tăng các phân tử tín hiệu khác, chẳng hạn như dopamine và norepinephrine. Sự thay đổi này có lợi cho tâm trạng và chức năng của não. Các nghiên cứu đã chỉ ra caffeine có tác dụng giúp tỉnh táo,

<b>giảm nguy cơ tự tử và tránh trầm cảm. </b>

<b>Câu 5. Hoạt động của cơ xương chịu sự điều khiển của cả vỏ não và tủy sớng theo cơ chế phản xạ có điều kiện hoặc khơng điều kiện. Hình dưới là sơ đồ đơn giản mơ phỏng lại q trình dẫn truyền thần kinh này. Biết rằng các chất dẫn truyền thần kinh từ N1 đến N5 gây mở một trong các kênh ion K+, Na+, Cl-. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>a) Một tổn thương ở rễ sau (mặt lưng) của dây thần kinh tủy sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động hay cảm giác của cơ thể? giải thích. </b>

<b>b) Tổn thương vùng vận động sơ cấp ở thùy trán bên trái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ đùi chân nào? Giải thích. </b>

<b>c) Chất dẫn truyền thần kinh N1 trong Hình gây mở kênh ion nào trên màng tế bào? Giải thích. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>d) Cho biết tác dụng mở kênh ion của các chất dẫn truyền thần kinh N2, N3, N4, N5 trong trường hợp cơ M1 co. Giải thích. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Câu 6. Lấy ví dụ một phản xạ không điều kiện và phân tích các bộ phận của cung phản xạ tạo nên phản xạ đó. </b>

Ví dụ: Khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại

<i><b>Cung phản xạ gồm các bộ phận: </b></i>

- <b>Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan đau ở da. </b>

- <b>Đường dẫn truyền vào: sợi cảm giác của dây thần kinh tủy. </b>

- <b>Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin: tủy sống. </b>

- <b>Đường dẫn truyền ra: sợi vận động của dây thần kinh tủy. </b>

- <b>Bộ phận thực hiện phản ứng: Cơ ngón tay. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Câu 7. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ khơng điều kiện. Lấy ví dụ và phân tích ví dụ. </b>

Bẩm sinh, di truyền, đặc trưng cho loài Là phản xạ tự tạo, hình thành trong đời sống cá thể, có tính chất cá thể

Đòi hỏi tác nhân kích thích thích ứng Được hình thành với tác nhân bất kì Trung khu thần kinh điều khiển nằm dưới vỏ não Trung khu nằm trong vỏ não

Báo hiệu trực tiếp tác nhân kích thích gây ra phản xạ. Báo hiệu gián tiếp tác nhân kích thích gây ra phản xạ Ví dụ: Khi chào đời em bé sẽ khóc ngay

- Đây là phản xạ có bẩm sinh (có từ lúc mới sinh ra), di truyền đặc trưng cho người.

- Rất bền vững, không bị mất đi nếu như không luyện tập.

Ví dụ: khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác không được củng cớ nên đã mất.

<b>Câu 8. Nêu vai trị của các cấu trúc não bộ tham gia vào hình thành phản xạ có điều kiện. </b>

<i><b>a. Vỏ não (Đại não) </b></i>

<b>- Chức năng vận động: </b>

 Do vùng vận động sơ cấp ở hồi trán lên đảm nhiệm.

 Vỏ não vận động sơ cấp điều khiển các cơ ở phía đối diện của cơ thể. Các vỏ não vùng vận động sơ cấp tạo ra các cử động cơ thể có ý thức; các vùng liên hợp vận động giúp lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phức tạp. Các đường dẫn truyền thần kinh từ vỏ não

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

vận động bắt chéo trước khi đi xuống tủy sống hoặc bắt chéo sang bên đối diện ngay trước khi đến các neuron vận động liên quan đến chúng. → Tổn thương vỏ não vận động ở phía bên trái của não sẽ tạo ra sự tê liệt bên phải cơ thể và ngược lại.

<b>- Chức năng ngôn ngữ </b>

 Có 2 vùng: Broca (Vùng vận động ngôn ngữ) và Vernicke (vùng hiểu ngôn ngữ)

 Khi lặp lại một từ đã nghe: Thính giác → Vùng Vernicke → Vùng Broca → Vận động (phát ra tiếng)  Nói một từ đã viết: Thị giác → Vùng Vernicke → Vùng Broca → Vận động (phát ra tiếng)

<b>- Chức năng tư duy: </b>

 Do nhiều vùng đảm nhận đặc biệt là vùng trước trán

 Là một quá trình phức tạp, linh hoạt do sự hoạt động phối hợp của nhiều nơron, nhiều vùng khác nhau của não bộ  Mang tính cá thể

<b>- Chức năng cảm giác: </b>

 Do hồi đỉnh lên phụ trách

 Nhận biết về: các cảm giác từ bề mặt của cơ thể (xúc giác, áp lực, nóng, lạnh và đau) và vị trí của cơ thể.

 Nhận biết cảm giác của phần đối diện cơ thể do đường dẫn truyền đi lên bắt chéo sang phía đối diện tủy sống. Tổn thương vỏ não cảm giác trái không cảm nhận được ác cảm giác ở phía bên phải cơ thể

<i><b>b. Hệ Limbic: </b></i>

- Nhận thông tin từ nhiều cơ quan kích thích

- Phát hiện cái mới, nhanh chóng thích nghi với kích thích mới lạ

- Ức chế, kích thích phản xạ sinh dưỡng, sinh dục, phản xạ tự vệ, phản xạ định hướng - Tham gia vào quá trình hình thành trí nhớ, chuyển trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn - Tham gia vào phản ứng cảm xúc

- Tham gia vào cơ chế thức ngủ

<i><b>c. Thể lưới thân não: </b></i>

<b>- Duy trì trạng thái trương lực của vỏ não, điều hòa các phản xạ của tủy sống và là trung khu của nhiều phản xạ quan trọng. </b>

- Thể lưới thân não duy trì trạng thái trương lực của vỏ não bằng cách gửi ĐTHĐ lên khắp các vùng của vỏ não để hoạt hóa các tế bào thần kinh trong vỏ não, bảo đảm cho chúng tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định kịp thời, chính xác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><b> Vỏ não, hệ limbic và thể lưới thân não kết hợp hoạt động với nhau nhằm tiếp nhận, xử lý thông tin và cho ra các đáp ứng phù hợp với trạng thái của HTK nói riêng và của cơ thể nói chung trong từng thời điểm, trong đó có các phản ứng PXCĐK - cơ sở của HĐTKCC. </b></i>

<b>Câu 9. Trình bày cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện theo quan điểm của Pavlop. </b>

<i><b>- Nghiên cứu của Pavlop và cộng sự vào những năm đầu của thế kỉ XX trên chó để xem các phản xạ có điều kiện tiết nước bọt. a. Đối tượng nghiên cứu: Chó vì: </b></i>

- Chó là loài động vật khỏe mạnh, dẻo dai.

- Đã được thuần hóa từ lâu đời, là người bạn tiền sử, biết lắng nghe người.

- <b>Bán cầu đại não phát triển. Các phản xạ bài tiết nước bọt dễ thành lập, không gây tổn hại đến động vật. </b>

- Lượng nước bọt tiết ra dễ thu nhận, cường độ của phản xạ cũng dễ dàng xác định bằng giọt hoặc bằng độ chia của ống thu nước bọt

<i><b>b. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện của Pavlop: </b></i>

- Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành các đường dây liên hệ tạm thời giữa các trung tâm của kích thích khơng

<b>có điều kiện và có điều kiện ở vỏ não. </b>

- Trong phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đó là sợi dây liên hệ tạm thời giữa trung tâm thị giác (thùy chẩm) và thức ăn. Khi có kích thích trung tính (ánh sáng) tác động vào cơ quan cảm thụ (võng mạc mắt) ở vùng cảm giác tương ứng trên vỏ não xuất hiện hưng

<b>phấn. Sau đó sẽ kích thích không điều kiện (thức ăn) sẽ gây ra một vùng hưng phấn trên vỏ não (hành não). </b>

- Theo nguyên tắc ưu thế vùng hưng phấn, các trung tâm hưng phấn yếu hơn về phía mình và giữa 2 trung tâm hình thành đường dây liên hệ tạm thời, chưa có từ trước. Đường dây này được lặp đi lặp lại nhiều lần, hình thành động lực và khi bỏ thức ăn chỉ chỉ sử dụng ánh sáng thì chó vẫn tiết nước bọt.

<b>Câu 10. Trình bày cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện theo quan điểm hiện đại. </b>

- Qua các thí nghiên cứu cho thấy, quá trình hình thành PXCĐK có sự  Tăng số lượng các gai trên các nhánh của tế bào nơron hình tháp  Tăng số lượng synap hoạt động

 Thay đổi cấu trúc và chức năng làm tăng khả năng dẫn truyền qua synap

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i> đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành ngay trong thân nơron và nhiều cấu trúc khác của não bộ: Có sự quy tụ nhiều luồng hướng tâm từ các cơ quan phân tích khác nhau (thị giác, thính giác, xúc giác) trong cấu trúc thần kinh, đặc biệt là hồi hải mã, vùng dưới đồi, thể lưới thân não, các vùng vỏ não khác nhau </i>

- Cơ chế kéo dài hưng phấn ở Synap:

• Chất dẫn truyền thần kinh ở màng trước synap có tác dụng hoạt hóa một số chất khác trên màng trước synap => hoạt hoá kéo dài kênh Ca2+ ở màng trước synap => kéo dài hưng phấn ở màng trước synap

• Ca2+ hoạt hóa receptor glutamat ở màng trước synap làm receptor màng có khả năng kết hợp với chất dẫn truyền qua synap => kéo dài hưng phấn ở synap

• Chất dẫn truyền thần kinh còn có tác dụng lên các neuropeptid có sẵn ở tận cùng trước synap, các neuropeptid tăng khả năng kết hợp giữa các receptor ở màng sau synap với chất dẫn truyền ở màng sau synap => tăng thời gian hưng phấn ở synap

• Do tác dụng hưng phấn kéo dài giữa kích thích có điều kiện và phản xạ không điều kiện mà đã mở một số gen trên phân tử ADN => mARN => Protein mới (engram trí nhớ). Protein mới này có thể là:

- Chất truyền tin trung gian mới - Kênh vận chuyển mới ở synap - Tạo synap mới

<b>11. Nêu 05 vai trò của việc hình thành phản xạ có điều kiện trong đời sống. Lấy ví dụ chứng minh. </b>

<b>● - Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, nhờ đó mà cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa ở người. </b>

<b>● Thích nghi với môi trường </b>

Cơ thể động vật, đặc biệt là các loài động vật cao cấp chỉ có thể tồn tại phát triển và hoạt động khi nào giữ được thăng bằng với môi trường sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Muốn giữ thăng bằng với môi trường luôn biến đổi, cơ thể phải có khả năng thích ứng linh hoạt hơn nữa đối với môi trường. Quá trình thích ứng đó là do hoạt động phản xạ có điều kiện.

- Phản xạ có điều kiện là phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể đối với môi trường, giúp cho cơ thể biết được hướng đi tìm thức ăn để sinh sống. Trong chiến tranh, nhờ có tiếng kẻng báo động, người ta đi tìm chỗ trú ẩn mặc dù chưa có máy bay đến ném bom.

<b>● Trong học tập </b>

- Nhờ thành lập phản xạ có điều kiện mà người ta có thể nắm được nội dung bài học khi đã lặp đi lặp lại những nội dung đó. Vì vậy, việc luyện tập, củng cố là những điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện.

- + nếu chúng ta hình thành những phản xạ tốt(đúng giờ phải học bài , dậy sớm học bài , luôn làm bt về nhà ,tham khảo các kiến thức mở rộng trên mạng , học bài cũ ....) thì kết quả hc tập của chúng ta sẽ cực kì tốt

- +nếu chúng ta hình thành những phản xạ xấu trog hc tập( đi hc muộn , k bao giờ làm bt , lười học bài cũ ,...) thì kết quả hc tập của chúng ta sẽ đi xuống và k tốt chút nào .

- + Khi làm bài kiểm tra (trả lời câu hỏi , kiểm tra bài cũ ,...), nếu nhưng ta đã hc bài tốt , hoặc đã đọc được câu trả lời ở một chỗ nào đó rồi thì ta có thể nhớ đc câu trả lời và hoàn thành bài kiểm tra tốt và ngược lại .

- + Hay trong văn học , đề cho là hãy tả mẹ của em thì bạn ngày nào cũng gặp mẹ rồi nên có thể nhớ đc những tình tiết , chi tiết của mẹ và hoàn thành bài văn tốt

<b>● Trong y học </b>

- Nhờ phản xạ có điều kiện người ta có thể cắt cơn nghiện rượi bằng apomorphin. Apomorphin là chất gây nôn, người ta trộn lẫn vào rượu và cho người nghiện rượu uống, khi uống rượu này sẽ nôn. Làm nhiều lần như vậy, về sau những người nghiện rượu chỉ cần ngửi thấy mùi rượu là họ đã có cảm giác buồn nôn và trở nên sợ , không dám uống rươu nữa.

- Nhờ có phản xạ có điều kiện người ta có thể dùng giả dược điều trị một số bệnh tâm lý.

<b>● Hình thành các thói quen, tập quán tốt </b>

- Liên hệ ví dụ thực tế:

+ Em có thói quen thức dậy lúc 4h sáng để học bài, do vậy sáng nào em cũng dậy đúng giờ và học bài rất tỉnh táo. Sau 2 tháng nghỉ hè ngủ dậy muộn, mỗi lần dậy sớm em đều thấy uể oải và buồn ngủ, không học được.

+ Hình thành phản xạ mới ví dụ như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

+ Tự dừng xe lại khi thấy đèn giao thông chuyển qua màu đỏ.

<b>12. Thế nào là hiện tượng ức chế phản xạ? </b>

Trong các tình huống khác nhau, phản xạ có điều kiện có thể bị chèn ép hay không được xuất hiện. Đó là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện. Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh trung ương là do sự tương tác giữa các quá trình hưng phấn và ức chế tạo ra.

Hiện tượng tương tác trong hệ thần kinh trung ương là cơ sở sinh lý để hiện thực hoá mọi hoạt động hành vi và được thực hiện theo nguyên tắc điểm ưu thế. Sự xuất hiện một ổ hưng phấn ưu thế tại một vùng nào đó thuộc hệ thần kinh trung ương luôn xảy ra đồng thời với ức chế các vùng khác. Đây chính là cơ sở để tạo ra các phản ứng khác nhau của cơ thể nhằm thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu các dạng ức chế khác nhau

<b>13. Có bao nhiêu loại ức chế phản xạ? Nêu ý nghĩa của ức chế phản xạ trong đời sống. Lấy ví dụ về mỗi loại ức chế phản xạ có điều kiện. </b>

<b>1. Ức chế khơng điều kiện (Ức chế ngồi) </b>

<b> Ức chế ngoài hay ức chế không điều kiện vì nguyên nhân gây ức chế nằm bên ngoài cung phản xạ có điều kiện. Đây là ức chế mang tính chất bẩm sinh, di truyền. Ức chế xuất hiện ngay từ khi mới sinh. Nó là phản ứng đặc trưng cho tất cả các bộ phận của hệ thần kinh trung </b>

ương. Để có ức chế không điều kiện, ta không cần tới bất kỳ sự luyện tập nào. Sau khi xuất hiện trên vỏ não, ức chế ngoài có thể ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động phản xạ không điều kiện lẫn hoạt động phản xạ có điều kiện.

<b> Ví dụ một con chó đang rất đói và bị kích thích gây đau đồng thời cho nhìn thấy thức ăn. Trong trường hợp này, việc nhét cho đầy dạ dày </b>

có mức độ quan trọng hơn. Vì vậy kích thích thức ăn chiếm ưu thế hơn và kích thích gây đau bị ức chế. Ngược lại, nếu con chó đang no thì kích thích gây đau chiếm ưu thế hơn và nó sẽ có phản ứng tự vệ mặc dù thức ăn ở ngay trước mặt.

Có 2 loại ức chế không điều kiện khác nhau là:

<b>Ức chế ngoại lai: Xuất hiện khi có kích thích bên ngoài còn mới lạ tác động lên cơ thể vào đúng lúc xảy ra phản xạ có điều kiện. Các bạn </b>

sẽ gặp ức chế ngoại lai khi lần đầu đi thi ở một ngôi trường xa lạ, với giám thị là những giáo viên lạ, cảnh quan trang nghiêm mà bạn chưa gặp lần nào. Điều này có thể làm bạn quên hết những gì đã học. Hay một trường hợp khác là bệnh “nhát gái”. Những bạn nam sống và làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

việc trong môi trường ít tiếp xúc với phụ nữ, đến khi thích 1 bạn nữ nào đó và tìm cách làm quen. Khi lần đầu làm quen thường sẽ ấp úng, lúng túng mặc dù đã chuẩn bị các câu nói từ trước đó. Những điều này là do các kích thích ngoại lai: bạn nữ, giám thị, trường thi, ... đã làm xuất hiện ổ hưng phấn mạnh, gây ức chế hoạt động của các trung tâm phản xạ có điều kiện trên vỏ não theo nguyên tắc điểm ưu thế . Ức chế ngoại lai sẽ bị mất khi bạn tiếp xúc nhiều với những môi trường lạ.

VD: bạn thi cử nhiều hơn, thi ở nhiều nơi khác nhau, gặp gỡ và nói chuyện với nhiều bạn nữ...

<b>Ức chế vượt hạn: Xuất hiện khi kích thích tác động lên cơ thể quá mạnh hay kéo dài. Dưới tác động của kích thích quá mạnh hoặc kéo dài, các tế bào thần kinh trên vỏ não sẽ có xu hướng bị ức chế. Ví dụ: Giả sử ta thành lập phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy ánh đèn cho </b>

một con chó. Khi con chó đang quá đói, sự tăng hưng phấn ở trung khu tiêu hoá sẽ làm ảnh hưởng tới phản xạ có điều kiện tiêu hoá. Khi đó nếu nhìn thấy ánh đèn thì sự tiết nước bọt của con chó sẽ bị giảm đi đáng kể.

Ngoài việc bị kích thích mạnh, nếu như khi bị kích thích trong một thời gian quá dài. Bộ não cũng tự phát tín hiệu ức chế. Bạn có thể thấy điều này trong lớp học. Đối với những giờ giảng bạn không mấy hứng thú. Lúc đầu nghe giáo viên giảng, mắt và tai bạn vẫn hướng lên bảng theo phản xạ, nhưng dần dần những lời giảng nhàm chán sẽ làm đầu óc bạn sẽ chìm dần vào giấc ngủ. Đó chính là ức chế vượt hạn.

<b>2. Ức chế có điều kiện </b>

Ức chế có điều kiện là ức chế hình thành trong quá trình phát triển của cá thể, cần phải luyện tập mới có được. Ức chế có điều kiện hình

<b>thành ngay bên trong cung phản xạ. Có các loại ức chế có điều kiện sau: ức chế phân biệt, ức chế dập tắt, ức chế có điều kiện và ức chế trì hỗn. </b>

<b>Ức chế phân biệt: là dạng ức chế phát sinh khi ta cho kích thích có điều kiện tác động xen kẽ với một tín hiệu gần giống nó. Với điều kiện </b>

là kích thích có điều kiện luôn được củng cố (bởi phản xạ không điều kiện), còn tín hiệu gần giống nó thì không. Ví dụ ta dùng âm thanh 400Hz và cho chó thấy thức ăn để tạo phản xạ tiết nước bọt. Sau đó khi nghe âm thanh 420Hz, chó cũng tiết nước bọt. Ta tiếp tục làm thí nghiệm cho chó nghe âm thanh 400Hz và nhìn thấy thức ăn, xen kẽ với việc nghe âm thanh 420Hz nhưng không nhìn thấy thức ăn. Sau nhiều lần luyện tập như vậy thì chó sẽ chỉ tiết nước bọt khi nghe âm thanh 400Hz.

Ức chế phân biệt có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tinh xảo các động tác. Khi học một kỹ năng gì đó, lúc đầu ta làm khá vụng về, nhưng sau khi nhìn theo mẫu và luyện tập nhiều lần thì động tác sẽ tinh xảo dần lên. Một ví dụ khác là việc học ngoại ngữ, có một số từ khá giống nhau như Sheep, Ship chẳng hạn. Lúc đầu khi mới nghe 2 từ này ta sẽ bị lẫn lộn. Nhưng tập luyện bằng cách nghe từ Sheep và nhìn ảnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

con cừu xen kẽ với việc nghe từ Ship và nhìn ảnh con tàu. Sau một thời gian kiên trì tập luyện, nhất định bạn sẽ phân biệt rất rõ 2 từ này. Đây chính là nhờ công lao của ức chế phân biệt đấy các bạn ạ.

<b>Ức chế dập tắt: </b>

Đây là hiện tượng biến mất các phản xạ có điều kiện đã được thành lập bền vững. Nó xuất hiện khi các kích thích có điều kiện không được củng cố thường xuyên. Ví dụ khi đã tạo ra được phản xạ tiết nước bọt khi nghe âm thanh cho chó. Nếu cứ nhiều lần bạn không cho chó thấy thức ăn mà chỉ nghe âm thanh thôi thì sau một thời gian, dù bạn cho chó nghe âm thanh đó nhưng chó vẫn không tiết nước bọt - Hmm, hay là nó nhận ra bạn lừa nó chăng.

Ức chế dập tắt không làm mất đường liên hệ thần kinh tạm thời. Nếu bạn cho chó nghỉ ngơi 1 thời gian, sau đó củng cố lại kích thích có điều kiện bằng cách lại cho chó nghe âm thanh đồng thời nhìn thấy thức ăn. Lặp lại tầm 1-2 lần là chó sẽ lấy lại được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt giống như lúc trước.

Đối với trẻ em, ức chế dập tắt rất khó thực hiện. Chính vì vậy mà những thói hư tật xấu từ lúc bé sẽ rất khó bỏ. Và trẻ em cũng hay bướng bỉnh hơn người lớn. Ức chế dập tắt là cơ sở sinh lý học để xoá bỏ lòng hận thù, sự ghen tị hay những cơn nghiện, giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Muốn làm được điều này, chúng ta phải rèn luyện thường xuyên một cách nghiêm túc.

<b>Ức chế trì hỗn: Ức chế trì hỗn xảy ra khi kích thích có điều kiện và tác nhân củng cố không điều kiện bị kéo dài trên 60s. Do khoảng </b>

thời gian giữa 2 kích thích bị kéo dài, kích thích có điều kiện đã gây ra sự ức chế trên vỏ não.

Ví dụ: Giả sử chúng ta đã tạo ra được phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy ánh đèn ở chó. Nếu chúng ta tiếp tục lặp lại nhiều lần kích thích bằng ánh đèn, nhưng sau đó dần dần kéo dài thời gian chó nhìn thấy thức ăn. Kết quả là khi nhìn thấy ánh đèn, phải 1 thời gian sau có mới tiết nước bọt.

Ức chế chậm là cơ sở sinh lý học của sự kiềm chế. Con người cần phải biết kiềm chế để đưa ra hành động/quyết định đúng lúc, đúng thời điểm. Tránh nóng vội làm hỏng việc. Ở trẻ em, ức chế chậm xảy ra rất khó khăn. Vì vậy bạn sẽ thấy chúng hay hành động theo cảm xúc, theo bản năng. Ức chế chậm cần phải được rèn luyện thường xuyên để giúp con người kiểm soát được tình hình.

<b>Ức chế có điều kiện: Ta đã biết, một kích thích dửng dưng nào đó kết hợp với một phản xạ không điều kiện sau nhiều lần luyện tập sẽ tạo </b>

thành phản xạ có điều kiện. Nếu bây giờ ta kết hợp kích thích đó với một kích thích dửng dưng khác (khác với phản xạ không điều kiện nêu trên). Thì sự kết hợp này chưa được củng cố bao giờ sẽ không gây ra phản xạ có điều kiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Nhờ có ức chế có điều kiện mà mọi hoạt động của cơ thể trở nên chính xác và hợp lý hơn. Những phản xạ không thích hợp với điều kiện sống sẽ bị dập tắt.

<b>14. Nêu các giai đoạn của giấc ngủ. Giải thích cơ sở sinh lý thần kinh của giấc mơ. </b>

<b>a. Dựa vào nhiều loại thiết bị chuyên biệt để ghi lại hoạt động điện của não bộ trong giấc ngủ và đã phân tích cấu trúc sinh lý giấc ngủ và chia giấc ngủ gồm 4 giai đoạn: </b>

<b>Giai đoạn 1: trạng thái lơ mơ hay ngủ thiu thiu, ngủ không sâu, thời lượng chiếm đến 50% giấc ngủ. Trong giai đoạn này, nhịp thở trở nên </b>

chậm, nhịp tim đều, huyết áp giảm, nhiệt độ não giảm, mắt bạn sẽ chuyển động chậm dần, dòng máu đến não giảm, sóng điện não chậm, biên độ nhỏ và ít đều đặn hơn một chút. Người ngủ dễ bị tỉnh và khi tỉnh có thể bị khó ngủ.

<b>Giai đoạn 2: kéo dài khoảng 20 phút. Người ngủ có thể ý thức một cách lơ mơ, một vài ý nghĩ rời rạc trôi nổi trong đầu nhưng không thể </b>

nhìn thấy bất cứ vật gì ngay cả khi mắt còn mở. Các chức năng cơ thể giảm xuống. Sóng điện não lúc này chậm lại, có biên độ lớn hơn và thỉnh thoảng có sự bùng phát của các sóng nhanh, mắt không động đậy, nhịp tim, nhịp thở đều đặn chậm lại. Người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các tác động như âm thanh.

<b>Giai đoạn 3: người ngủ rất khó tỉnh (ngủ sâu), phải có âm thanh to hoặc lay động vào người thì mới tỉnh. Sóng điện não chậm hơn giai </b>

đoạn 2, cứ 1 nhịp trên 1 giây, biên độ lớn (sóng delta), mắt và tay chân bất động, khó thức dậy kể cả khi bị động vào người. Giai đoạn này bắt đầu ngủ sâu, xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ khi lơ mơ ngủ. Giai đoạn này kéo dài hơn ở người trẻ và ngắn đi ở người già.

<b>Giai đoạn 4: Giai đoạn ngủ sâu nhất. Sóng não đồ là sóng Delta, biên độ lớn, tần suất chậm, có sóng nhọn. Tại thời điểm này người bệnh </b>

trải qua tiến trình quên lãng. Nếu người ngủ đi bộ (mộng du) hoặc tiểu dầm thì sẽ diễn ra trong giai đoạn này. Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn ngủ sâu nhất và ngủ ngon nhất của giấc ngủ. Khi bị đánh thức ở giai đoạn này người ngủ sẽ bị mất phương hướng và những suy nghĩ bị tan rã.

<b>b. Giải thích cơ sở sinh lý thần kinh của giấc mơ. </b>

<b>Câu 15: Thế nào là trí nhớ? Có thể phân loại trí nhớ thành những loại nào? Lấy ví dụ. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>- Trí nhớ: là khả năng duy trì lâu dài thơng tin về các sự kiện của thế giới bên ngoài và về các phản ứng xảy ra trong cơ thể, là khả năng tái hiện các kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức và tập tính => trí nhớ hoàn chỉnh </b>

- Phân loại:

1. Phụ thuộc vào quá trình hình thành đặc điểm:

- Trí nhớ hình tượng: VD: trong học tập nhớ kênh hình dễ hơn kênh chữ

- Trí nhớ vận động: VD: dựa vào động tác: đánh đàn, lái xe, chơi thể thao => hình thành kĩ năng, kĩ xảo - Trí nhớ cảm xúc: VD: các cảm xúc, vui, buồn… gắn với các SK cụ thể, có tiếng nói

- Trí nhớ ngôn ngữ - logic: VD: hình thành khi tiếp nhận ngôn ngữ nói, viết: học thuộc mà ghi ra sẽ dễ nhớ hơn chỉ đọc 2. Dựa trên mức biểu hiện

- Trí nhớ ẩn (nhớ âm tính): Các thói quen vận động, kĩ năng

- Trí nhớ có ý thức (nhớ dương tính): các sự kiện, sự việc, từ ngữ, nét mặt… 3. Theo thời gian lưu trữ thơng tin:

• Nhớ tức thời (nhớ cảm giác)

• Nhớ ngắn hạn (nhớ làm việc): sớ điện thoại, ngày sinh, địa chỉ nhà • Nhớ dài hạn: thói quen

<b>Câu 16: Trình bày mới quan hệ và cơ sở thần kinh của trí nhớ tức thời, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

a. <b>Nhớ tức thời: Là khả năng nhớ trong vài giây – vài phút </b>

VD: Nhớ ngày sinh,sđt,tên Cơ chế:

• Do mạch nơron dội lại tín hiệu thần kinh nên thông tin được duy trì trong vài giây, vài phút.

• Do khử cực kéo dài ở màng trước synap

b. <b>Nhớ ngắn hạn: Là khả năng nhớ trong vài phút – vài tuần sau đó mất đi hoặc chuyển thành </b>

nhớ dài hạn VD:

Cơ chế: Do biến đổi lý hóa ở synap

- Nơron trung gian:giải phóng serotonin vào màng trước synap.

- Seroronin hoạt hóa adenylcylase trong màng trước,xúc tác quá trình hình thành AMPvòng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- AMP vòng hoạt hóa proteinkinase, proteinkinase photphoryl hóa 1 protein là thành phần cấu trúc của kênh K+ làm nghẽn quá trình vận chuyển K+ trong vài phút đến vài tuần, gây hưng phấn kéo dài ở màng trước synap (vì cần vận chuyển K+ từ trong ra ngoài mới khôi phục lại điện thể nghỉ màng)

c. <b>Nhớ dài hạn • Là khả năng nhớ trong vài tuần – vài tháng – vài năm (hoặc cả đời) </b> sau đó mất đi hoặc chuyển thành nhớ ngắn hạn

Cơ chế:

•Do khử cực kéo dài ở synap (trí nhớ ngắn hạn) => hoạt hóa một số gen trên phân tử ADN => mARN => Protein tương ứng (engram trí nhớ )

• Protein mới này có thể là:

- Chất truyền tin trung gian mới (hoặc tăng số lượng chất truyền tin cũ ) - Kênh vận chuyển mới ở synap

- Tạo synap mới

• Thời gian củng cớ nhớ (chuyển từ trí nhớ tức thời sang dài hạn):tùy loài, tùy cá thể:

• Người:10-60phút quan sát ở người khi gây gián đoạn hoạt động não như chấn thương não, gây mê, sốc điện thì người đó sẽ quên các sự việc xảy ra trước đó 10-60 phút. Tức thời gian củng cố nhớ 10-60 phút

• Chuột: thí nghiệm trên chuột đã thuộc bài:đạp cần đạp có thức ăn.

</div>

×