Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

hình tượng người trí thức trong truyện ngắn nguyễn minh châu và nguyễn huy thiệp giai đoạn sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.33 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI</b>

<b>ĐỀ TÀI:</b>

<b>HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU VÀ NGUYỄN HUY THIỆP GIAI ĐOẠN SAU 1975 </b>

<b>ĐỀ CƯƠNG</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌCCHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM</b>

<b>Học viên thực hiện: MA THỊ HƯỜNGCao học khóa K31 - (2021 - 2023)</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG</b>

<b>HÀ NỘI, 2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤCMỞ ĐẦU</b>

Lí do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Phạm vi, nghiên cứu

Pphương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận văn Cấu trúc luận văn

<b>NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT CHUNG</b>

<b>1.1. Khái lược về hình tượng nghệ thuật trong văn học1.2. Hình tượng người trí thức trong văn học</b>

1.2.1. Hình tượng người trí thức trong văn học trung đại 1.2.2. Hình tượng người trí thức trong văn học hiện đại

<b>CHƯƠNG II: MỘT SỐ KIỂU LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜITRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU VÀ </b>

<b>NGUYỄN HUY THIỆP GIAI ĐOẠN SAU 1975 </b>

<b>2.1. Thống kê tần số xuất hiện hình tượng người trí thức xuất hiện trongtruyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp giai đoạn sau 1975</b>

2.1.1. Hình tượng người trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 2.1.2. Hình tượng người trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

<b>2.2. Một số kNhững kiểu loại và đặc điểm tiêu biểu của hình tượng ngườới tríthức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp giai đoạnsau 1975 .</b>

2.2.1. Trí thức với nhu cầu tự vấn, tự ý thức về đạo đức và nhân cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.2.2. Trí thức và sự phá hủy nhân phẩm, nhân tính 2.2.3. Trí thức trong mối quan hệ với “thời” và “thế” 2.2.4. Trí thức với trạng thái cơ đơn, lạc lồi

<b>CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRÍTHỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU VÀ </b>

<b>NGUYỄN HUY THIỆP GIAI ĐOẠN SAU 19753.1. Những thủ pháp dựng chân dung nhân vật</b>

3.1.1. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động nhân vật 3.1.2. Miêu tả suy nghĩ, tâm lý nhân vật

3.1.3. Xây dựng tình huống truyện “có vấn đề”

<b>3.2. Điểm nhìn trần thuậtNgười kể chuyện</b>

3.1.1. Đan xen, luân chuyển điểm nhìn trần thuậtNgười kể chuyện ngơi thứ ba 3.1.2. Điểm nhìn bên trong nhân vậtNgười kể chuyện ngôi thứ nhất

<b>3.2. Ngôn ngữ nhân vật</b>

3.2.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại

<b>3.3. Giọng điệu trần thuật</b>

3.3.1. Giọng lạnh lùng, vô âm sắc 3.3.2. Giọng giễu nhại, châm biếm 3.3.3. Giọng triết lý, suy tư

<b>3.4. Nhân vật</b>

3.4.1. Xây dựng nhân vật qua những chi tiết ngoại hình, hành động 3.4.2. Miêu tả tâm lí nhân vật

<b>KẾT LUẬN</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài</b>

1.1. Đại thắng mùa xuân năm 1975 giúp đất nước ta hoàn toàn thay đổi, đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, thống nhất hai miền Nam – Bắc. Đất nước ta bắt đầu công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Do sự phá hủy của chiến tranh với q trình khắc phục, hồi sinh đất nước cịn nhiều hạn chế nên sự thay đổi diện mạo còn chậm. Nhưng đến chặng đường đổi mới, đã có biến chuyển nhanh chóng về kinh tế, xã hội, về đời sống của con người, cuộc sống dần dần có sự đa dạng, phong phú và toàn diện hơn. Sau chiến tranh, đời sống con người trở lại bình thường, văn chương cũng bắt đầu có những sáng tác mới phản ánh về đời sống con người thời hậu chiến. Văn học thời kỳ đổi mới đã có sự xuất hiện của nhiều tên tuổi. Nguyễn Minh Châu được coi là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cùng với một số tác giả quen thuộc như Tô Hồi, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải,… đã có những đóng góp đáng kể cho thành tựu văn học đổi mới. Ngoài lớp nhà văn đi trước, trên thi đàn văn học bắt đầu xuất hiện nhiều cái tên mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, … là đại diện xuất sắc cho giai đoạn đổi mới. Đặc biệt, hình ảnh con người con xã hội mới được các nhà văn chú ý, khai thác về nhiều mặt đời sống, thế giới nội tâm giúp văn chương càng sâu sắc hơn.

1.2. Giai đoạn sau năm 1975, trên bình diện ý thức nghệ thuật, đã có nhiều biến đổi quan trọng theo hướng dân chủ hóa của các quan niệm về vai trị, vị trí và chức năng của văn học, nhà văn và quan niệm về hiện thực. Văn học thời kỳ đổi mới hướng tới tinh thần dân chủ, đòi hỏi và có thể thừa nhận tư tưởng riêng, cái nhìn riêng của mỗi người. Cùng với những thay đổi trong quan niệm về nhà văn thì quan niệm về hiện thực như là đối tượng phản ánh, khám phá của văn học cũng được mở rộng và mang tính tồn diện. Hiện thực đó là cuộc sống hằng ngày với các quan hệ phức tạp chằng chịt của đời sống; là đời sống cá nhân của mỗi người với những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách, khát vọng, hạnh phúc và bi kịch.

Quan niệm nghệ thuật thay đổi dẫn đến các bình diện của sáng tác cũng có sự thay đổi. Từ đề tài, kiểu kết cấu, motif chủ đề, cốt truyện, giọng điệu, ngôn ngữ và đặc biệt là nhân vật. Văn học giai đoạn đổi mới không lựa chọn một kiểu nhân vật để ca ngợi hoặc bình luận mà đề cập đến nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Nếu giai đoạn chiến tranh, hình tượng người chiến sĩ luôn được ngợi ca, là chủ đề lớn trong sáng tác văn học thì giai đoạn này xuất hiện những kiểu nhân vật mới, họ có thể là trẻ em, là anh thợ chữa khóa, là bác sĩ, …. Và đặc biệt hình tượng người trí

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thức giai đoạn này xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của nhiều nhà văn như Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp. Hình tượng người trí thức cũng xuất hiện với nhiều diện mạo, nhiều ngành nghề, nhiều cá tính, suy tư khác nhau.

1.3. Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay, hình tượng người trí thức ngày càng có vị trí quan trọng, trở thành nhân vật trung tâm trong cơ cấu thành phần nhân vật. Hàng loạt các tác phẩm có sự hiện diện của người trí thức hoặc “pha trí thức” ra đời, được đón nhận và gây tiếng vang trong dư luận, càng chứng tỏ được vị trí trong văn học.

Hình tượng người trí thức đã đặt ra hàng loạt các vấn đề xã hội mang tính thời sự như: vai trị của trí thức trong sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố; mâu thuẫn giữa lý tưởng khoa học với mong muốn làm giàu trong thời kỳ kinh tế thị trường; những bài học về sử dụng trí thức trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội;…

Nhân vật người trí thức cịn có nhiều đóng góp trong việc phát triển nghệ thuật văn xuôi. Công việc mang đặc thù là lao động trí óc, có trình độ văn hố, có tri thức khoa học và là lớp người nhạy cảm nhất trước mọi biến đổi của thời cuộc nên nhân vật trí thức có ưu thế đặc biệt trong các sáng tác văn xuôi.

1.4. Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp là những cây bút tiêu biểu cho văn học thời kì đổi mới. Mỗi tác giả đều có đặc trưng riêng cho phong cách truyện ngắn của mình. Nhận thấy được sự thay đổi của văn chương, đề tài sáng tác cũng thay đổi và nhân vật trong các sáng tác cũng có nhiều sự thay đổi. Bởi vậy các nhà văn như Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp đã sớm tiếp cận, tuân thủ và thậm trí là bứt phá để văn chương ln mới mẻ. Hình tượng người trí thức trong sáng tác của ba tác giả này cũng xuất hiện dày đặc hơn, mang nhiều dáng vóc, tính cánh, quan điểm khác nhau, từ đó có thể nói lên tiếng nói cá nhân hoặc phản ánh một vấn đề lớn của thời đại.

Như đã nói ở trên, hình tượng người trí thức giai đoạn sau 1975 có thể làm thành đề tài đáng được nghiên cứu. Với nghiên cứu này có thể bổ sung vào việc làm sáng tỏ và đánh giá văn học sau 1975. Đây cũng là lý do chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Hình tượng người trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp gia đoạn sau 1975.

<b>2. Lịch sử vấn đề</b>

Hình tượng người trí thức đã và đang trở thành nhân vật quan trọng của văn xuôi Việt Nam giai đoạn hiện nay. Trước năm 1975, hình tượng người trí thức đã xuất hiện trong sáng tác của Nam Cao và trở thành đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên về

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nhân vật người trí thức trong văn xi giai đoạn sau 1975 mới chỉ được đề cập rải rác trong một số tiểu luận hoặc một số bài phê bình về tác phẩm cụ thể trong đó có miêu tả nhân vật trí thức. Tập hợp tài liệu nghiên cứu về hình tượng người trí thức, chúng tơi thấy những người đi trước đã quan tâm tới các phương diện sau:

Đầu tiên có thể kể đến là nghiên cứu của tác giả Dương Khánh Tồn về Hình tượng người trí thức trong văn xi Việt Nam thời kỳ đổi mới – Luận văn Thạc sĩ, 2004) (Đại học Quốc gia Hà Nội). Với đề tài này, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu về lý do ra đời của nhân vật trí thức; tìm hiểu và lý giải các xu hướng thể hiện hình tượng người trí thức như xu hướng khai thác lịch sử, xu hướng nhập cuộc hiện đại và xu hướng phê phán hoài nghi. Tác giả Dương Khánh Toàn cũng chỉ ra vai trị của người trí thức trong cấu trúc hướng nội và vai trò trong sự phát triển tiểu thuyết.

Nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng trở thành đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2007 của tác giả Nguyễn Thị Hoa (Trường Đại học Vinh). Đề tài này được tác giả tập trung chỉ ra thế giới nhân vật, vị trí, ý nghĩa của nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Khóa luận cũng trình bày nghệ thuật xây dựng nhân vật trí thức về ngoại hình, tâm lý, ngơn ngữ và hành động.

Đến tháng 10, năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Quất đã có bài viết Người trí thức trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải sau 1975 đăng trên Tạp chí Văn học nghệ thuật số 388. Và đến năm 2017, tiếp tục mở rộng vấn đề, đề tài Nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 trở thành đề tài cho Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Quất (Đại học Quốc gia Hà Nội). Với đề tài này, tác giả tập trung khai thác về hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết từ đặc điểm loại hình và phương thức biểu hiện như nghệ thuật xây dựng nhân vật hay thể hiện nhân vật qua khơng gian – thời gian.

Nhìn chung, về hình tượng người trí thức sau 1975 mới chỉ tìm hiểu qua sáng tác của một số tác giả và giới hạn về thể loại. Cho đến nay, tình hình nghiên cứu về nhân vật trí thức trong văn xi hiện đại nói chung và trong văn xi thời kỳ đổi mới nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mà loại nhân vật này đặt ra.

<b>3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu</b>

Nghiên cứu đề tài Hình tượng người trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp gia đoạn sau 1975, chúng tôi nhằm chỉ ra:

- Khái lược chung về hình tượng người trí thức trong văn học, đặc biệt là văn học giai đoạn sau 1975. Nghiên cứu sẽ hướng đến tìm hiểu được một số kiểu loại và

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

đặc điểm của hình tượng người trí thức, tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trí thức sau năm 1975 được khảo sát qua truyện ngắn của hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp.

- Nhận diện vị trí của hình tượng người trí thức trên bức tranh văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đồng thời, thấy được những đóng góp của các nhà văn trong q trình sáng tác văn học sau 1975 vào nền văn học Việt Nam.

<b>4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu4.1. Phạm vi nghiên cứu</b>

Đối với đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát hình tượng người trí thức trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp giai đoạn sau 1975. Đồng thời, đặt trong tương quan so sánh với các tác phẩm khác của nhà các văn khác để nhận thấy sự tương đồng và khác biệt.

<b>4.25. Phương pháp nghiên cứu</b>

Để hoàn thành luận văn, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính và cơ bản sau:

- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo thể loại: Qua việc phân tích cụ thể trong tác phẩm chúng ta mới thấy được những kiểu loại, đặc điểm và nghệ thuật xây dựng hình tượng người trí thức sau năm 1975, sự tiếp thu và thể hiện hình tượng nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp.

- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm: Tìm hiểu tác giả, tìm hiểu hồn cảnh sáng tác, phương pháp phân tích nhân vật trong tác phẩm.

- Phương pháp thống kê, khảo sát: Nhận biết nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp làm cơ sở để hệ thống hoá thành những luận điểm khoa học của vấn đề.

- Phương pháp đối chiếu, so sánh: So sánh văn học là phương pháp dùng để so sánh học thuyết văn học trong một hoặc nhiều nền văn học, giúp chúng ta có thể nhận ra sự tương đồng, cũng như sự khác biệt giữa văn học giữa các khu vực. So sánh hình tượng nhân vật người trí thức giai đoạn sau năm 1975 với các giai đoạn trước của văn học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>65. Đóng góp mới của đề tài</b>

Luận văn hi vọng đem lại một cái nhìn mang tính hệ thống về sự phát triển hình tượng ngưới trí thức trong văn xuôi Việt Nam, đặc biệt giai đoạn sau 1975, đặc biệt đi sâu vào hình tượng người trí thức trong truyện ngắn của hai nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp. Riêng giai đoạn văn học từ sau 1975 đến nay, hình tượng người trí thức khơng chỉ được mơ tả, hệ thống hóa mà cịn được chỉ ra những kiểu loại, đặc điểm chính và nghệ thuật xây dựng hình tượng.

Luận văn có thể đóng góp một nghiên cứu, tài liệu học tập về hình tượng người trí thức trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói riêng, về văn học Việt Nam thời kì sau 1975 nói chung.

<b>67. Cấu trúc luận văn</b>

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm các chương:

<b> Chương I: Giới thuyết chung</b>

<b> Chương II: Một số kiểu loại và đặc điểm hình tượng </b>của người trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp giai đoạn sau 1975.

<b> Chương III: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người trí thức trong truyện</b>

ngắn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp giai đoạn sau 1975.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Nguyễn Thị Bình, Văn xi Việt Nam sau 1975, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2012.

2. Đoàn Ánh Dương, Không gian văn học đương đại, NXB Phụ nữ, 2014. 3. <b>Nguyễn Thị Hoa, Nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nguyễn Huy</b>

<b>Thiệp, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2007. </b>

4. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điểm thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006.

5. Nguyễn Văn Long (Chủ biên) – Nguyễn Thị Bình – Lê Quang Hưng – Trần Hạnh Mai – Mai Thị Nhung – Chu Văn Sơn – Trần Đăng Suyền, Văn học Việt Nam - Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tái bản năm 2019.

6. Nguyễn Văn Long, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001

7. Phương Lựu (Chủ biên) – La Khắc Hịa - Trần Mạnh Tiến, Lí luận văn học (tập 3) – Tiến trình văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tái bản năm 2020.

8. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Con người trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Luận văn, Đại học Sư phạm, TP Hồ Chí Minh, 2008.

9. Hồ Tấn Nguyên Minh………. 10.Kiều Thị Kim Phượng, Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975,

Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2006.

11.Nguyễn Thị Quất, Người trí thức trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải sau 1975, Luận án, Tạp chí Văn học nghệ thuật, số 388, 2017.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

12.Trần Đình Sử (chủ biên) – La Khắc Hòa – Phùng Ngọc Kiếm – Nguyễn Xuân Nam, Lí luận văn học (tập 2) – Tác phẩm và thể loại văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tái bản năm 2022.

13. Dương Khánh Tồn,về Hình tượng người trí thức trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới, Luận văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.

14.Nguyễn Thị Hải Vân, Những đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975, ĐH Quy Nhơn, 2006

</div>

×