Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc từ thị trường trung quốc của công ty tnhh máy thiết bị và xây dựng trung dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.73 KB, 63 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

<b>KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ ---o0o--- </b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG </b>

<b>QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG </b>

<b> </b>

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

LỚP: K56E3

MÃ SV: 20D130189

HÀ NỘI – 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<i><b>Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện </b></i>

<i><b>hợp đồng nhập khẩu máy móc từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG.” là cơng trình nghiên cứu do cá </b></i>

nhân tôi tự nghiên cứu, phân tích tổng hợp và thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Vi Lê

Trong q trình thực hiện, tơi có tham khảo một số tài liệu như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo nhưng không hề sao chép. Các số liệu, chương trình phần mềm và những kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

<b>Người thực hiện Chu Văn Sáng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để có thể hồn thành đề tài khố luận một cách hồn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ThS. Nguyễn Vi Lê, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hồn thành cơng trình nghiên cứu này. Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập và khi thực hiện đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, các anh chị, bạn bè đã hỗ trợ cho em rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh.

Em xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... vii </b></i>

<i><b>CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 1 </b></i>

<i><b>1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ... 1 </b></i>

<i><b>1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ... 2 </b></i>

<i><b>1.3 Mục đích nghiên cứu ... 3 </b></i>

<i><b>1.4 Đối tượng nghiên cứu ... 4 </b></i>

<i><b>1.5 Phạm vi nghiên cứu ... 4 </b></i>

<i><b>1.6 Phương pháp nghiên cứu ... 4 </b></i>

<i><b>1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liêu ... 4 </b></i>

<i><b>1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu. ... 4 </b></i>

<i><b>1.7 Kết cấu khóa luận ... 4 </b></i>

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH </b><i><b>THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẨP KHẨU ... 6 </b></i>

<i><b>2.1 Tổng quan hoạt động nhập khẩu ... 6 </b></i>

<i><b>2.1.1 Khái niệm nhập khẩu ... 6 </b></i>

<i><b>2.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế ... 6 </b></i>

<i><b>2.1.3 Các hình thức nhập khẩu ... 7 </b></i>

<i><b>2.2 Tổng quan về quản trị rủi ro ... 9 </b></i>

<i><b>2.2.1 Các khái niệm cơ bản ... 9 </b></i>

<i><b>2.2.2 Phân loại rủi ro ... 12 </b></i>

<b>2.3 Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu . 13 2.3.1. Nhận dạng rủi ro ... 13 </b>

<i><b>2.3.2 Phân tích, đo lường rủi ro ... 15 </b></i>

<i><b>2.3.3 Kiểm soát rủi ro ... 17 </b></i>

<b>2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện </b><i><b>hợp đồng ... 18 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><b>2.4.1 Nhân tố chủ quan ... 18 </b></i>

<i><b>2.4.2 Nhân tố khách quan ... 19 </b></i>

<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG </b><i><b>TRUNG DŨNG ... 20 </b></i>

<b>3.1 Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty TNHH Máy </b><i><b>Thiết Bị Và Xây Dựng Trung Dũng ... 20 </b></i>

<i><b>3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển ... 20 </b></i>

<i><b>3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của cơng ty ... 20 </b></i>

<i><b>3.1.3 Khái qt tình hình kinh doanh của cơng ty ... 21 </b></i>

<i><b>3.1.4 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ... 23 </b></i>

<b>3.2 Nội dung quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc từ thị trường </b><i><b>Trung Quốc của Công ty TNHH Máy Thiết Bị Và Xây Dựng Trung Dũng ... 25 </b></i>

<i><b>3.2.1 Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu ... 25 </b></i>

<i><b>3.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ... 25 </b></i>

<i><b>3.2.2 Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng NK. ... 31 </b></i>

<b>3.3 Thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy móc từ thị trường Trung Quốc của Cơng ty TNHH Máy Thiết Bị Và Xây </b><i><b>Dựng Trung Dũng ... 32 </b></i>

<i><b>3.3.1 Thực trạng nhận dạng rủi ro Thực trạng nhận dạng rủi ro ... 32 </b></i>

<i><b>3.3.2 Thực trạng phân tích, đo lường rủi ro ... 34 </b></i>

<i><b>3.3.3 Thực trạng kiểm soát rủi ro ... 36 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>KHẨU MÁY MĨC CỦA CƠNG TY TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG </b>

<i><b>TRUNG DŨNG ... 40 </b></i>

<i><b>4.1. Xu hướng ngành xây dựng-vật liệu xây dựng Việt Nam trong 5 năm tới ... 40 </b></i>

<b>4.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Máy Thiết Bị Và Xây Dựng Trung </b><i><b>Dũng ... 40 </b></i>

<b>4.3. Một số giải pháp quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp hợp đồng nhập </b><i><b>khẩu tại Công ty TNHH Máy Thiết Bị Và Xây Dựng Trung Dũng ... 42 </b></i>

<i><b>4.3.1 Giải pháp về quy trình quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu ... 42 </b></i>

<i><b>4.3.2 Giải pháp về hồn thiện q trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ... 42 </b></i>

<i><b>4.3.3 Giải pháp về tuyển dụng và đào tạo nhân lực ... 44 </b></i>

<i><b>4.3.4 Giải pháp về sự hợp tác với các cơ quan, bộ, ngành ... 45 </b></i>

<i><b>4.4 Một số kiến nghị ... 45 </b></i>

<i><b>4.4.1 Kiến nghị với Nhà nước ... 45 </b></i>

<i><b>4.4.2. Kiến nghị với Bộ thương mại ... 46 </b></i>

<i><b>4.4.3. Kiến nghị với Bộ Ngoại giao ... 47 </b></i>

<i><b>4.4.4. Kiến nghị với ngành Hải quan ... 47 </b></i>

<i><b>KẾT LUẬN ... 48 </b></i>

<i><b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 49 </b></i>

<i><b>PHỤ LỤC ... 50 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

<i><b>Bảng 2. 1 Ma trận đo lường rủi ro ... 15</b></i>

<i><b>Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG năm 2021-2023 (Đơn vị tính: Đồng) ... 21</b></i>

<i><b>Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG ... 23</b></i>

<i><b>Bảng 3.3: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty GĐ 2021-2023 ... 24</b></i>

<i><b>(Đơn vị: Tỷ VNĐ) ... 24</b></i>

<i><b>Bảng 3.4: Bảng thể hiện số lượng PTVT được thuê để chuyên chở. ... 26</b></i>

<i><b>Bảng 3.5: Bảng thể hiện số lượng giấy phép được nộp lên chi cục hải quan ... 28</b></i>

<i><b>Bảng 3.6: Số tờ khai phân vào các luồng theo sản phẩm máy móc của cơng ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG năm 2021-2023. ... 29</b></i>

<i><b>Bảng 3.7: Bảng thể hiện hoạt động kiểm tra hàng hóa của công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG ... 30</b></i>

<i><b>Bảng 3.8: Bảng thể hiện phương thức thanh tốn của cơng ty. ... 30</b></i>

<i><b>Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện mức độ tổn thất của các rủi ro ... 35</b></i>

<i><b>Bảng 3.9 Ma trận đo lường rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG ... 35</b></i>

<i><b>Biểu đồ 3.2 Biểu đồ đánh giá chung về hiệu quả quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG ... 38</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu </b>

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay, thì thương mại quốc tế (TMQT) ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước ta nói riêng và đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung. TMQT nó tạo cho mỗi quốc gia phát huy mạnh những mặt hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh tăng cường xuất khẩu những mặt hàng đó và nhập khẩu những mặt hàng khơng phải lợi thế của mình. TMQT thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đã đem lại lợi ích cho nền kinh tế, nó tạo điều kiện cho cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần vào việc đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân. TMQT trở thành một tất yếu đối với mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng.

Tại cơng ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG, hoạt động nhập khẩu chủ yếu diễn ra là nhập khẩu máy móc và thiết bị xây dựng, nó mang lại nguồn doanh thu tương đối lớn cho công ty. Thị trường nhập khẩu của công ty là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc trong đó chủ yếu là Trung Quốc. Các thị trường nhập khẩu là không giống nhau nên trong quá trình nhập khẩu đã xảy khá nhiều rủi ro và bất cập, đặc biệt là trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Tất cả những rủi ro tiềm ẩn này đều có thể làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp, nó cịn ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, làm giảm hiệu quả hoạt động chung của công ty. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thì nguyên nhân sâu xa của những rủi ro đã xảy ra xuất phát từ công tác thực hiện hợp đồng của công ty chưa thực sự hiệu quả và chưa thực hiện sát xao. Tất cả các cấp quản lý cũng như nhân viên của công ty chưa thấy hết được tầm quan trọng của cơng tác thực hiện, tn thủ quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, do đó, cơng tác này chưa được quan tâm đúng mức và thực tế, chỉ khi xảy ra những rủi ro đó rồi cơng ty mới tìm cách khắc phục mà khơng có những biện pháp phịng ngừa mang tính chủ động trước đó. Vì vậy, tìm ra các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là vấn đề cần được giải quyết tại Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG hiện nay. Do đó, em lựa chọn nghiên cứu đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>tài: “ Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. </b>

<b>1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu </b>

Trong những năm gần đây, cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong đó có nghiên cứu về rủi ro trong q trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu cũng có nhiều những cơng trình nghiên cứu về các vấn đề xung quanh quy trình nhập khẩu. Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu không phải là một đề tài mới mẻ, song đứng trên mỗi góc độ khác nhau lại có những cái nhìn khác nhau về vấn đề này. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu về rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp như:

1. Luận văn “Rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” do sinh viên Nguyễn Đăng Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế quốc tế thực hiện năm 2016. Luận văn đã phân tích rất cụ thể những rủi ro sảy ra trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đo lường rủi ro và mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro, từ đó đưa ra những đề xuất và biện pháp khắc phục để phát triển quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.

2. Luận văn “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng thép không gỉ sang thị trường Mỹ của Công ty TNHH Tajima Việt Nam”, do sinh viên Trần Dung, Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế thực hiện năm 2017. Việc thực hiện quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thép không gỉ, đặc biệt trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của cơng ty TNHH Taijima Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Tác giả đã tiến hành nhận dạng, xác định các nguyên nhân dẫn tới rủi ro từ đó tiến hành phân tích, đánh giá những nguyên nhân gây ra rủi ro cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng thép không gỉ sang thị trường Mỹ của công ty Taijima Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3. Luận văn “Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy móc từ thị trường Nhật Bản của Cơng Ty TNHH Ơ Tơ Đơng Phong”, do Sinh viên Nguyễn Thị Bộ, Trường Đại học Thương Mại, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, thực hiện năm 2017. Luận văn đã đưa ra được những bất cập khi thực hiện giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu với nguồn nhân lực hạn chế.

4. Luận văn: “Giải pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hải Phong”, của sinh viên Nguyễn Minh Chiến, Khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại, 2018. Tác giả đã đưa ra một số lý luận về kiểm soát rủi ro và đề xuất giải pháp để né tránh và giảm thiểu tác hại khi rủi ro xảy ra tại Công ty Hải Phong

5. Luận văn: “Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại Công ty TNHH đầu tư thương mại và sản xuất hàng xuất khẩu Trimexco”, Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đinh Thị Hằng, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Đại học Thương Mại, 2018. Tác giả đã tập trung phân tích những rủi ro và đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhằm hạn chế rủi ro tại Cơng ty.

Tồn bộ những bài viết, luận văn trên đã đóng góp cho em cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khác với các luận văn trên, đề tài khóa luận của em sẽ tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng bao gồm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro, các biện pháp được áp dụng chủ yếu để hạn chế rủi ro của công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG. Do đó, đề tài của em là hồn tồn mới và độc lập.

<b>1.3 Mục đích nghiên cứu </b>

Trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập được và vận dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản thân, mục đích nghiên cứu đề tài gồm 3 mục đích cơ bản:

<small>• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp </small>đồng nhập khẩu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>• Phân tích thực trạng quy trình nhập khẩu vật liệu xây dựng của Công ty </small>TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG

<small>• </small>Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG.

<b>1.4 Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG.

<b>1.5 Phạm vi nghiên cứu </b>

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật liệu xây dựng của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG.

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Bao gồm các thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG.

- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ năm 2021 đến năm 2023.

<b>1.6 Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liêu </b></i>

<small>• </small>Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn chuyên gia và dùng phương pháp quan sát.

<small>• </small>Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu nội bộ của Công ty.

<i><b>1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu. </b></i>

Q trình phân tích dữ liệu có sử dụng phương pháp lập bảng biểu thống kê, phân tích và so sánh để đánh giá khái quát vấn đề và rút ra kết luận.

<b>1.7 Kết cấu khóa luận </b>

Căn cứ vào yêu cầu thực hiện đề tài, nội dung của đề tài và mục tiêu mà đề tài hướng đến kết cấu của khóa luận được chia làm 4 chương như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu. </b>

<b>Chương 2: Cơ sở lý luận của quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp </b>

đồng nhập khẩu.

<b>Chương 3: Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong q trình thực hiện hợp </b>

đồng nhập khẩu máy móc từ thị trường Trung Quốc của công ty TNHH Máy Thiết Bị Và Xây Dựng Trung Dũng.

<b>Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro </b>

trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc của cơng ty TNHH Máy Thiết Bị Và Xây Dựng Trung Dũng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẨP KHẨU </b>

<b>2.1 Tổng quan hoạt động nhập khẩu </b>

<i><b>2.1.1 Khái niệm nhập khẩu </b></i>

Nhập khẩu hàng hóa được hiểu là các nghiệp vụ cần thiết để đưa hàng hóa hay nguyên vật liệu từ bên ngoài vào trong lãnh thổ một quốc gia hoặc từ khu vực đặc biệt như khu vực hải quan riêng nằm trên quốc gia đó để phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hoặc để chờ tái xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. (Nguồn: PGS. TS. Dỗn Kế Bơn – TS. Lê Thị Việt Nga, 2021, Giáo trình kinh doanh quốc tế, Trang 188)

<i><b>2.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế </b></i>

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hoạt động nhập khẩu đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia bởi hình thức này đảm bảo khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của mỗi nước và góp phần thực hiện chun mơn hóa trong sản xuất. Thực tế cho thấy khơng có quốc gia nào là có lợi thế về mọi mặt để tự sản xuất và cung ứng tất cả các hàng hóa phục vụ cho đời sống của người dân trong nước. Dựa trên lợi thế so sánh, mỗi quốc gia sẽ tập trung nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất những loại hàng hóa mà mình có lợi thế nhất để cung cấp cho thị trường trong nước cũng như quốc tế. Đổi lại họ sẽ nhập khẩu những mặt hàng vốn là lợi thế của quốc gia khác về phục vụ tiêu dùng trong nước. Có thể khẳng định hoạt động nhập khẩu thể hiện một số vai trò quan trọng như sau:

- Nhập khẩu góp phần làm đa dạng thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân trong nước đồng thời tránh được tình trạng khan hiếm bất ổn. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngồi giúp thị trường hàng hóa trong nước trở nên đa dạng và nhiều chủng loại hơn. Nhờ đó người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hóa với chất lượng, giá cả, mẫu mã và nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Bên cạnh đó, có những mặt hàng đặc biệt do khan hiếm hoặc do trình độ cơng nghệ mà một quốc gia có thể chưa tự sản xuất được thì nhập khẩu từ nước ngồi là kênh hiệu quả giúp người tiêu dùng ở quốc gia đó tiếp cận và sử dụng được các mặt hàng này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Nhập khẩu góp phần xóa bỏ thế độc quyền của các doanh nghiệp sản xuất trong nước đồng thời tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp này không ngừng thay đổi để phát triển. Khi hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngồi về nhiều, sức ép cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng không ngừng tăng lên. Việc người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn đối với các hàng hóa hay nguyên vật liệu ngoại nhập khiến các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có cũng như tạo ra các sản phẩm mới và chất lượng cao hơn, đồng thời thực hiện các hoạt động maketing và xây dựng kênh phân phối hiệu quả hơn từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Nhập khẩu là quá trình để thực hiện việc chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, từ quốc gia có trình độ phát triển cơng nghệ cao hơn sang các quốc gia khác. Việc chuyển giao công nghệ và học hỏi giữa các quốc gia giúp các công nghệ mới nhanh chóng được lan tỏa đồng thời tạo nên sự cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia. Các nước đang phát triển sẽ có điều kiện tiếp cận với các công nghệ mới nhanh hơn với mức chi phí thấp hơn. Điều này cũng giúp cho việc phân cơng lao động và chun mơn hóa trong sản xuất ở các nước được thực hiện hiệu quả hơn, từ đó nâng cao năng xuất lao động và phát huy được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.

<i><b>2.1.3 Các hình thức nhập khẩu </b></i>

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế khi thực hiện hoạt động nhập khẩu thường sử dụng hai hình thức nhập khẩu chính là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Căn cứ theo điều kiện kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng, năng lực kinh nghiệm cũng như yêu cầu cụ thể của khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn phương thức nhập khẩu phù hợp, Theo đó:

• Nhập khẩu trực tiếp là việc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa hay nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài vào trong nước với chi phí và danh nghĩa của mình và sau đó phân phối hàng hóa nhập khẩu này đến những khách hàng có nhu cầu trong nước

• Nhập khẩu ủy thác là việc doanh nghiệp ủy thác cho một đơn vị trung gian làm cầu nối thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

vào trong nước. Với cách này thì đơn vị trung gian sẽ thực hiện các công việc được giao với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên ủy thác giao cho.

<small>• Đối với hình thức nhập khẩu trực tiếp: </small>

- Khi tiến hành nhập khẩu trực tiếp doanh nghiệp thực hiện bằng danh nghĩa và chi phí của mình, vì vậy có thể tiết kiệm được chi phí kinh doanh do khơng phải trả phí ủy thác cho bên trung gian. Điều này giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận khi tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu ở thị trường trong nước.

- Thực hiện nhập khẩu trực tiếp khiến doanh nghiệp phải tự mình nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác cung ứng ở nước ngồi. Tuy phải tự đảm trách nhiều cơng việc liên quan để mua và đưa hàng từ nước ngoài về tiêu thụ trong nước nhưng bằng cách này doanh nghiệp có thể bám sát và nắm vững thơng tin thị trường, thường xuyên trao đổi và hiểu rõ được đối tác, qua đó giúp nắm bắt được các cơ hội trên thị trường.

- Phương thức trực tiếp này cũng giúp doanh nghiệp giám sát và kiểm sốt chặt chẽ các phần cơng việc trong q trình tìm kiếm đối tác, ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Từ đó doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt và đưa ra cách thức xử lý phù hợp khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa và ngun vật liệu từ nước ngồi.

<small>• </small>Đối với phương thức nhập khẩu ủy thác:

- Đây là hình thức phù hợp với những cá nhân chưa có tư cách pháp nhân hoặc với doanh nghiệp nhỏ hay mới được thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng khó nhập khẩu hoặc thường bị yêu câu nhiều loại giấy tờ và thủ tục phức tạp. Bằng cách ký hợp đồng ủy thác cho bên trung gian thay mặt thực hiện hoạt động nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tận dụng sự am hiểu thị trường và kinh nghiệm của bên trung gian này để tiết kiệm được thời gian cũng như nhân lực đồng thời đảm bảo việc nhập-khẩu hàng diễn ra thông suốt như kế hoạch.

<small>• </small>Đối với phương thức nhập khẩu trực tiếp:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Thực hiện phương thức trực tiếp này đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải tự mình chịu tồn bộ trách nhiệm đối với các hoạt động của mình liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Điều này có thể tiềm ẩn rủi ro dẫn đến sai sót khi thực hiện hợp đồng nếu đội ngũ nhân viên của cơng ty khơng có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại quốc tế, không am hiểu về các nghiệp vụ và quy trình liên quan đến nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi, hoặc khơng nắm vững luật pháp cũng như các tập quán thương mại trong nước và quốc tế.

<small>• </small>Đối với phương thức nhập khẩu ủy thác:

- Doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng dịch vụ ủy thác cho bên trung gian. Mức chi phí này sẽ do các bên thỏa thuận trước và thường được tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị của hợp đồng Với các lô hàng nhập khẩu phức tạp về mặt thủ tục và đòi hỏi nhiều giấy tờ liên quan, có thể bên trung gian được ủy quyền sẽ yêu cầu mức phí ủy thác cao, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc mức phí và lựa chọn đối tác trung gian phù hợp nhằm đảm bảo đạt được lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng

- Bên ủy thác có thể rơi vào tình trạng bị động và chậm phản ứng trước các tình huống phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa do phải làm việc qua bên trung gian. Phương thức này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định về thông tin liên quan đến nhà cung cấp nước ngoài và sản phẩm nhập khẩu do quá tin tưởng vào bên được ủy thác. Trong thực tế, có những trường hợp bên trung gian sau khi hoàn thành hợp đồng ủy thác nhập khẩu đã tận dụng mối quan hệ với nhà cung cấp ở nước ngồi để tự mình thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào tiêu thụ ở thị trường trong nước. Lúc này bên trung gian từ vị thế là cầu nối để thực hiện hợp đồng nhập khẩu sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp trên thị trường.

<b>2.2 Tổng quan về quản trị rủi ro </b>

<i><b>2.2.1 Các khái niệm cơ bản </b></i>

<i>2.2.1.1 Khái niệm rủi ro </i>

Ngày nay có khơng ít định nghĩa được đưa ra về rủi ro nói chung theo những tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các định nghĩa đều cho rằng, rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài mong đợi của con người và gây những thiệt hại cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

con người trong các hoạt động của mình. Mặc dù rủi ro là sự kiện khách quan. xảy ra ngoài ý muốn của con người, nhưng con người lại hồn tồn có thể kiểm sốt được rủi ro ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro mang đến. Nói đến rủi ro là đề cập đến một thực tại khách quan, đã xảy ra đối với con người và gây thiệt hại cho con người. Từ tiếp cận như trên, có thể định nghĩa rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người.

Như vậy, khi nói đến rủi ro chúng ta cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau: - Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là con người khơng thể lường trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai và bất kỳ ở đâu. Mọi rủi ro đều là bất ngờ. cho dù mức độ bất ngờ có thể khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của con người, vào quy luật của rủi ro. Sự kiện bất ngờ đó phải đã xảy ra thì mới được coi là rủi ro. Trong thực tế có rất nhiều nguy cơ rủi ro (có khả năng xảy ra), nhưng không phải mọi nguy cơ đều mang đến rủi ro cho con người.

- Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Khi rủi ro xảy ra, luôn để lại những hậu quả (có thể là hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng, hậu quả trực tiếp hoặc hậu quả gián tiếp). Hay nói cách khác, mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất, nhưng trong khơng ít các trường hợp, tổn thất là khơng đáng kể hoặc tổn thất gián tiếp. khó nhận ra nên đã có quan niệm cho rằng khơng phải mọi rủi ro đều dẫn đến tổn thất.

- Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và vì thế, nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó, rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi cịn nói lên tính khó lường trước, tính khách quan và loại bỏ các ý đồ chủ quan của chủ thể tham gia các hoạt động.

Ba vấn đề trên được coi là ba điều kiện của rủi ro. Hay nói cách khác, một sự kiện được coi là rủi ro khi hội đủ (đồng thời thỏa mãn) ba điều kiện trên đây. Nếu sự kiện xảy ra là do chủ định hoặc đã biết trước chắc chắn sẽ xảy ra hoặc xảy ra nhưng không để lại hậu quả thì sự việc đó khơng được coi là rủi ro. Hoặc nếu như một sự kiện xảy ra gây tổn thất nhưng nằm trong kế hoạch dự định của chủ thể thì cũng khơng được coi là rủi ro. Như vậy, việc nghiên cứu rủi ro thực chất nhằm đạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

được mục đích cuối cùng là hạn chế những thiệt hại cho các đối tượng có liên quan. Nghĩa là việc nghiên cứu rủi ro được xem xét trong những phạm vi nhất đinh, gắn với từng đối tượng nhất định, gắn với từng đối tượng nhất định trong từng hoạt động, bởi rất có thể một sự kiện xảy ra được coi là rủi ro với người này, với công ty này nhưng lại là cơ hội, sự may mắn đổi với người khác hoặc công ty khác.

<i>2.2.1.2. Khái niệm về nguy cơ rủi ro </i>

“Nguy cơ rủi ro là những đe dọa nguy hiểm có thể xảy ra, là hiện tượng bất lợi đối với con người, luôn tiềm ẩn và song hành cùng các hoạt động của con người" (PGS.TS Dỗn Kế Bơn, 2009, Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Trang 334).

Các nguy cơ nếu là dạng bất hoạt hoặc tiềm ẩn, chỉ có xác suất gây hại về mặt lý thuyết. Một sự kiện được gây ra bởi sự tương tác với mối nguy được gọi là sự cố. Mức độ nghiêm trọng của các hậu quả không mong muốn của một sự cố liên quan đến một mối nguy, kết hợp với xác suất tạo ra tạo thành rủi ro liên quan.

Các nguy cơ có thể được phân loại theo nhiều cách. Một trong những cách này là phân loại bằng cách chỉ ra nguồn gốc của mối nguy (phân loại theo nguồn gốc mối nguy). Một khái niệm quan trọng trong việc xác định mối nguy theo nguồn gốc là sự hiện diện của năng lượng được lưu trữ trong mối nguy, khi được giải phóng, có thể gây ra thiệt hại.

<i>2.2.1.3. Khái niệm về tổn thất </i>

Tốn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hướng: về con người, tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra. Tổn thất có thể là hữu hình (tổn thất tài sản, con người, sức khỏe) và cũng có thể là vơ hình (cơ hội mất hưởng, tinh thần, đe dọa sự nghiệp...). Tổn thất vơ hình hồn tồn có thể đo lường và quy đổi ra thành tiền, và trong khơng ít các trường hợp tổn thất vơ hình cịn lớn hơn cả tổn thất hữu hình, chẳng hạn, vì rủi ro chậm trễ thời gian trong vận chuyển hàng hóa, đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. dẫn đến khơng được hưởng lãi và cịn bị phạt hợp đồng, giảm uy tín trong kinh doanh... Trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế. thường người ta chỉ để cập đến những tổn thất hữu hình. Chính vì vậy, khơng ít các tài liệu liên quan đến bảo hiểm trong hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

xuất nhập khẩu cho rằng có những rủi ro gây ra tổn thất và có những rủi ro khơng gây tổn thất.

<i>2.2.1.4 Khái niệm về quản trị rủi ro </i>

“ Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro.” ( PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 28)

Theo Linda Tucci “Quản trị rủi ro là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát các mối đe dọa đối với vốn và thu nhập của tổ chức. Những rủi ro này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sự khơng chắc chắn về tài chính, trách nhiệm pháp lý, vấn đề công nghệ, lỗi quản lý chiến lược, tai nạn và thiên tai”.

Mục tiêu của quản trị rủi ro là tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực thông qua việc tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro gây ra và khai thác những cơ hội từ rủi ro. Quản trị rủi ro không chỉ đơn thuần là hoạt động thụ động, né tránh hay phòng tránh, mà còn là những hoạt động chủ động, tích cực của nhà quản trị trong công việc dự kiến những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra và tìm cách làm giảm nhẹ hậu quả của chúng.

Quản trị rủi ro trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không là hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trình tiến hành các tác nghiệp giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường khơng.

Một chương trình quản trị rủi ro thành cơng giúp tổ chức xem xét tồn bộ các rủi ro mà tổ chức phải đối mặt. Quản lý rủi ro cũng xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và tác động theo tầng mà chúng có thể có đối với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

<i><b>2.2.2 Phân loại rủi ro </b></i>

Xuất phát từ những mục đích và hướng tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân chia rủi ro trong kinh doanh nói chung và thương mại quốc tế nói riêng thành các loại khác nhau dựa trên những dấu hiệu (tiêu chí phân loại) khác nhau:

<small>- </small>Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, chia ra: Rủi ro cơ bản (là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của con người) và rủi ro

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

riêng biệt (là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và khách quan liên quan đến hành vi của con người).

<small>- </small>Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô, chia ra: Rủi ro kinh tế (do các yếu tố kinh tế gây ra), rủi ro chính trị (do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra), rủi ro pháp lý (do sự thay đổi luật pháp, các quy tắc, tập quán...), rủi ro cạnh tranh (do sự thay đổi thị hiểu, sự xuất hiện sản phẩm mới...), rủi ro thông tin (thông tin sai lệch, thiếu...).

<small>- </small>Dựa vào phạm vi được bảo hiểm, chia ra: Rủi ro được bảo hiểm (là những rủi ro được ghi trong các hợp đồng bảo hiểm, trong đó lại được chia nhỏ hơn thành rủi ro thơng thường và rủi ro đặc biệt), rủi ro không được bảo hiểm (là những rủi ro sẽ không được các cơng ty bảo hiểm bồi thường khi có tổn thất xảy ra, lại được chia nhỏ hơn thành rủi ro loại trừ và rủi ro không thoả thuận).

<small>- </small>Dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế, chia ra: Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng (là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế), rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu (là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu, gồm cả thu gom, sản xuất, gia công, tái chế), rủi ro trong giao nhận hàng hóa (là những rủi ro xảy ra xảy ra trong quá trình giao nhận đối với hàng hóa xuất nhập khẩu): rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa (là những rủi ro xảy ra trong quá trình), rủi ro trong thanh toán tiền hàng (là những rủi ro xảy ra trong q trình thực hiện các nghiệp vụ thanh tốn tiền hàng, tiền bảo lãnh, tiền đặt cọc...), rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại (là những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện việc khiếu nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế) và các rủi ro khác.

<b>2.3 Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu </b>

<i><b>2.3.1. Nhận dạng rủi ro </b></i>

Nhận dạng rủi ro là việc xác định các đe dọa, mối nguy hiểm hoặc cơ hội có thể xảy ra trong suốt q trình hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều loại rủi ro rất dễ nhận dạng và dễ điều tiết, nhưng cũng có rất nhiều loại rất khó nhận dạng hoặc nhận dạng sai, do đó nhiều rủi ro gây ra tổn thất vơ cùng lớn vì khơng nhận biết

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

được chúng từ trước. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Phương pháp nhận dạng rủi ro có thể là:

<small>- </small>Phân tích các báo cáo tài chính: áp dụng phương pháp này nhà quản trị rủi ro sẽ phải nghiên cứu từng khoản mục trong bảng báo cáo tài chính để tìm ra những rủi ro tiềm năng. Các rủi ro được nhận dạng ở phương pháp này là những rủi ro thuần túy, nó khơng bao gồm rủi ro suy đoán.

<small>- </small>Thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ: phương pháp này rất cần thiết trong quá trình quản trị rủi ro, bằng quan sát và nhận xét thực tế những hoạt động của công nhân viên có thể dẫn tới rủi ro, từ đó nhà quản trị rủi ro có thể nhận dạng được những nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp.

<small>- </small>Phân tích các hợp đồng: do có quá nhiều rủi ro phát sinh từ quan hệ hợp đồng, để tránh rủi ro gây tổn thất các hợp đồng kinh doanh cần được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng về các điều khoản để tránh những sai sót dẫn đến kiện tụng và tranh chấp.

<small>- </small>Phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: các số liệu thống kê cho phép các nhà quản trị rủi ro đánh giá được những xu hướng của các tổn thất gây ra. Từ những số liệu đã thống kê từ những năm trước có thể nhận dạng được những rủi ro có thể gặp phải vào những năm tiếp theo.

<small>- </small>Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: nhà quản trị có thể nhận dạng rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cá nhân và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, hoặc thông qua hệ thống tổ chức khơng chính thức. Ngồi ra thơng qua sự tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với các cá nhân và các tổ chức bên ngồi doanh nghiệp có mối quan hệ với doanh nghiệp nhà quản trị có điều kiện bổ sung các rủi ro mà bản thân nhà quản trị bỏ sót, đồng thời có thể phát hiện ra các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>2.3.2 Phân tích, đo lường rủi ro </b></i>

Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro, nhưng rủi ro có rất nhiều loại, một tổ chức không thể cùng một lúc kiểm sốt, phịng ngừa tất cả mọi loại rủi ro. Từ đó cần phân loại rủi ro, loại nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, cịn loại nào ít nghiêm trọng hơn… từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Để làm việc này cần tiến hành đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với tổ chức. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể gặp phải những rủi ro là do các nguyên nhân sau:

<small>• Nguyên nhân khách quan: Là những nguyên nhân không xuất phát từ những </small>hành động trực tiếp của con người như: Những điều kiện tự nhiên bất lợi, Những ngun nhân từ mơi trường kinh doanh

<small>• </small>Ngun nhân bất khả kháng

<small>• </small>Nguyên nhân chủ quan: Là những nguyên nhân xuất phát từ những hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của con người tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế như: Sự khơng ổn định của thể chế chính trị, hệ thống pháp luật luôn thay đổi, pháp chế không nghiêm, sự khác biệt trong các quy tắc ứng xử, tập quán kinh doanh và tiêu dùng; Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh; cơ chế quản lý; thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch; thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; những sơ suất, bất cẩn của cá nhân, tổ chức; Buôn lậu, làm hàng giả, lừa đảo, cạnh tranh không lành mạnh; nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu.

Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro:

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức người ta sử dụng cả 2 tiêu chí: mức độ tổn thất nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, trong đó mức độ tổn thất nghiêm trọng đóng vai trị quyết định. Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản trị trước hết những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó theo thức tụ mới đến những rủi ro nhóm II, III và sau cùng là những rủi ro thuộc nhóm IV.

Các phương pháp đo lường rủi ro:

- Phương pháp đo lường định tính là phương pháp cảm quan, sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia để xác định tỷ lệ tổn thất qua đó ước lượng tổng số tổn thất.

• Phương pháp xác suất thống kê: là xác định tổn thất bằng cách xác định các mẫu đại diện, tính tỷ lệ tổn thất trung bình, qua đó xác định tổng tổn thất.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp sử dụng tổng hợp các công cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánh giá mức độ tổn thất.

- Phương pháp dự báo tổn thất: là phương pháp dự đoán những tổn thất có khi rủi ro đã xảy ra. Phương pháp này dựa trên cơ sở đo lường xác suất rủi ro, mức độ tổn thất trung bình của mỗi sự cố, từ đó dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Người ta có thể dự báo mức tổn thất trung bình có thể xảy

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

ra: T= n*P*Ttb

T: Tổn thất trung bình có thể xảy ra. n: Số lần quan sát dữ kiện xảy ra ở tương lai. P: Xác suất rủi ro. Ttb: Mức độ tổn thất bình qn của mỗi sự cố

<i>2.3.3 Kiểm sốt rủi ro </i>

Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là Việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể đến với tổ chức. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro

<small>- </small>Các biện pháp né tránh rủi ro: đây là các biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho doanh nghiệp khơng tham gia vào, nhờ đó khơng phải chịu rủi ro.

<small>- </small>Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro: đây là các biện pháp nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro khiến cho rủi ro không thể xảy ra. Chẳng hạn để ngăn chặn những rủi ro do thiếu thông tin khi tham gia vào một thị trường mới, có thể sử dụng hình thức bán hàng qua đại lý thay vì trực tiếp bán hàng.

<small>- </small>Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: Một khi không thể né tránh rủi ro nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. Ví dụ để giảm rủi ro bị đối tác lừa đảo, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin đến mức có thể để nắm rõ về đối tác.

<small>- </small>Các biện pháp chia sẻ rủi ro: Để chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải ký kết những hợp đồng với những điều khoản đặc biệt. Ví dụ để tránh rủi ro giá cả biến động, doanh nghiệp sẽ phải ký những hợp đồng dài hạn với giá cả cố định, hoặc doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn để tránh rủi ro tỷ giá. Với những hợp đồng như vậy rủi ro sẽ được chia sẻ với cả bên mua và bên bán.

<i>2.3.4 Tài trợ rủi ro </i>

Rủi ro có rất nhiều loại, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, rủi ro có thể đến với bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào. Do đó dù phịng bị kỹ đến đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng khơng thể né tránh, ngăn chặn hết tất cả mọi tổn thất. Vậy một khi tổn thất xảy ra thì phải giải quyết bằng cách nào ? Trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nguồn lực, về giá trị pháp lý. Tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia thành hai nhóm:

<small>• Chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra. • </small>Chuyển giao rủi ro: chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác,

tổ chức khác; chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người khác, tổ chức khác trong đó có quy định chỉ chuyển giao rủi ro.

<b>2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng </b>

<i>2.4.1 Nhân tố chủ quan </i>

Tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo đối với công tác quản lý rủi ro hoạt động: Hoạt động quản trị rủi ro hoạt động nếu được ban lãnh đạo quan tâm coi trọng, đưa nó vào tầm nhìn chung của chiến lược phát triển doanh nghiệp và hoạch định các chính sách cụ thể về quản trị rủi ro hoạt động sẽ làm cho hoạt động quản trị rủi ro được thống nhất trên toàn hệ thống, có lộ trình phát triển rõ ràng, có định hướng và quy tắc ứng xử chung, từ đó hình thành văn hóa quản trị rủi ro hoạt động trong doanh nghiệp và giúp công tác quản trị rủi ro được mở rộng, phát triển, hoạt động thống nhất, đồng bộ và hiệu quả hơn.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phân quyền rõ ràng, phù hợp sẽ giúp hoạt động quản trị rủi ro hoạt động được thống nhất, dễ kiểm soát và báo cáo hơn.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên giỏi, chuyên nghiệp sẽ hạn chế tối đa rủi ro sai sót có thể phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

- Nguồn lực tài chính: Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính vững mạnh sẽ có khả năng đầu tư các hệ thống kiểm soát, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, thuê tư vấn để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, các quy trình, quy chế và việc kiểm sốt cũng như phịng ngừa rủi ro hoạt động tốt hơn; bên cạnh đó tiềm lực tài chính vững mạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết các rủi ro hoạt động khi thực tế phát sinh tốt hơn và chủ động hơn.

- Sự hỗ trợ của hệ thống cơng nghệ thơng tin: Một doanh nghiệp có hệ thống cơng nghệ thơng tin tốt có vai trị hỗ trợ rất lớn cho việc đảm bảo hiệu quả trong hoạt động vận hành của công ty về tốc độ xử lý giao dịch, tính ổn định, chính xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

của giao dịch và khả năng quản trị dữ liệu. Ngoài các phần mềm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, vận hành thì phần mềm quản trị dữ liệu, quản trị thông tin, quản trị rủi ro hoạt động cũng rất quan trọng trong việc thống kê, báo cáo. Hệ thống công nghệ thông tin hoạt động trơn tru sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động báo cáo rủi ro hoạt động thông suốt, kịp thời và là cơ sở để chỉ đạo và xử lý kịp thời khi các rủi ro hoạt động phát sinh.

<i>2.4.2 Nhân tố khách quan </i>

<small>- </small>Mức độ ổn định và phát triển của nền kinh tế:Một nền kinh tế ổn định sẽ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp phát triển theo định hướng chung của Nhà nước, Chính phủ, từ đó tránh được các ảnh hưởng từ bên ngồi khơng tốt do nền kinh tế khơng ổn định tác động tới hoạt động của doanh nghiệp, do vậy, hoạt động quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng được đi vào ổn định và phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước, Chính phủ nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

<small>- </small>Môi trường pháp lý: Một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định, ngăn chặn rủi ro hoạt động có thể phát sinh. Các quy định của doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền sẽ là cơ sở giúp các doanh nghiệp trong công tác phòng ngừa, dự phòng, xử lý rủi ro hoạt động để không bị vượt quá mức hạn chế theo quy định của cơ quan nhà nước, điều này có thể làm hạn chế việc quản trị rủi ro hoạt động tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu các chính sách, quy định, hướng dẫn của doanh nghiệp đối với hoạt động quản trị rủi ro hoạt động được ban hành theo đúng chuẩn mực quốc tế, có hướng dẫn chi tiết rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giúp cơng tác quản trị rủi ro hoạt động có thể được thực hiện đồng nhất, theo đúng chuẩn mực và tiết kiệm chi phí.

<small>- </small>Nhân tố xã hội: Bao gồm trình độ dân trí, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng . Bởi vì ngày càng xuất hiện nhiều hành vi giả mạo, lừa đảo qua các hình thức tinh vi, xảo quyệt như làm giả con dấu, hồ sơ chứng từ, hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài đề lừa đảo, chiếm đoạt tiền, tài sản của doanh nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY </b>

<b>DỰNG TRUNG DŨNG </b>

<b>3.1 Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Máy Thiết Bị Và Xây Dựng Trung Dũng </b>

<i>3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển </i>

<b>- Tên công ty: Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG </b>

DŨNG

- Tên quốc tế: TRUNG DUNG MACHINE EQUIPMENT AND CONSTRUCTION COMPANY LIMITED

- Người đại diện theo pháp luật: Lê Thị Hạnh

- Địa chỉ: Tầng 4, Số nhà TT12-07 Khu đấu giá, Thị Trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Điện thoại: 0979715046 - Mã số thuế: 0108441874 - Ngày hoạt động: 21/09/2018

- Vốn điều lệ: 18.000.000.000 đồng ( Mười tám tỷ đồng)

Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG là công ty được sáng lập bởi bà Lê Thị Hạnh, chuyên kinh doanh các sản phẩm máy móc thiết bị cơng trình vận tải, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp bên Trung Quốc

Sự tăng trưởng liên tục bền vững của công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG trong thời gian qua là kết quả hoạt động của đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, gắn bó tận tụy với khách hàng. Từ năm 2021 đến năm 2023, với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và tồn thể cán bộ nhân viên, cơng ty đã nhanh chóng phát triển và có dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt. Đến cuối năm 2023, theo thống kê công ty đã có hơn 3.000 khách hàng thân thiết, có một văn phịng giao dịch chính tại Tầng 4, Số nhà TT12-07 Khu đấu giá, Thị Trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

<i><b>3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty </b></i>

Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG là một doanh nghiệp trẻ, tiềm năng hoạt động kinh doanh trên một số lĩnh vực như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Mua bán, máy móc, cơng cụ, thiết bị chun dùng, hàng cơng nghiệp, hàng tiêu dùng, phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất và sửa chữa, vật liệu xây dựng.

- Mua bán, lắp đặt, sửa chữa, thuê và cho thuê các loại máy móc xây dựng, khai thác đá, cát quặng, than. Xây dựng các cơng trình, hạng mục cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, cơng trình thủy lợi, thuỷ điện.

- Sản xuất, buôn bán vật tư, vật liệu, phụ tùng khai thác các loại máy móc, thiết bị xây dựng cơng nghiệp,... là đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.

<i><b>3.1.3 Khái qt tình hình kinh doanh của cơng ty </b></i>

Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG cung cấp các thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện nước, mua bán, sản xuất, lắp đặt sửa chữa các loại máy móc xây dựng, buôn bán vật tư, vật liệu phụ tùng…tại Việt Nam

Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển đến nay công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG đã đứng vững trên thị trường, tự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi, mặc dù gặp khơng ít những khó khăn nhưng công ty đã gặt hái được nhiều thành công rõ rệt trong lĩnh vực kinh doanh – nhập

<b>khẩu, thể hiện qua kết quả kinh doanh những năm gần đây (2021 – 2023) </b>

<i><b>Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ </b></i>

<i><b>VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG năm 2021-2023 (Đơn vị tính: Đồng) </b></i>

<b>Tốc độ PT (%) </b>

<b>Năm 2023 </b>

<b>Tốc độ PT (%</b>

<b>) </b>

1. DT BH & CCDV 19.111.788.427 22.023.899.232 15,24 26.940.102.283 22,32 2. Giá vốn hàng bán 15.143.564.137 16.299.344.334 7,63 19.920.887.729 22,22 3. LN gộp về BH và

CCDV <sup>5.151.564.910 </sup> <sup>6.834.679.900 </sup> <sup>32,67 </sup> <sup>7.019.763.597 </sup> <sup>2,71 </sup>4. Doanh thu hoạt

động tài chính <sup>318.345.216 </sup> <sup>385.172.487 </sup> <sup>21,00 </sup> <sup>470.962.829 </sup> <sup>22,27 </sup>5. Chi phí hoạt động

tài chính <sup>195.611.126 </sup> <sup>425.545.002 </sup> <sup>117,55 </sup> <sup>537.973.684 </sup> <sup>26,42 </sup>6. Chi phí BH 3.755.464.264 4.671.876.123 24,40 5.296.851.724 13,38 7. Chi phí quản lý DN 582.122.651 796.327.171 36,80 804.471.983 1,02

8. LN thuần từ hoạt

động kinh doanh <sup>976.839.211 </sup> <sup>2.036.493.961 </sup> <sup>108,48 </sup> <sup>2.701.538.892 </sup> <sup>32,66 </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

9. Thu nhập khác 600.124.752 795.964.712 32,63 830.954.977 4,40 10. Chi phí khác 504.906.558 577.052.769 14,29 583.772.090 1,16 11. Lợi nhuận khác 16.659.254 31.812.296 90,96 38.562.987 21,22

12. Tổng LNTT 897.520.125 2.014.981.377 124,51 2.168.971.894 1,54 13. Thuế thu nhập DN

phải nộp <sup>361.258.413 </sup> <sup>294.082.876 </sup> <sup>71,41 </sup> <sup>416.584.275 </sup> <sup>41,66 </sup>14. LNST 670.301.745 780.698.789 16,47 922.787.527 18,20 15. Tổng Doanh thu <sup>19,953,536,07</sup>

5

21,964,844,401

26,961,868,538 16. Tổng Chi phí <sup>19,056,015,95</sup>

0

19,949,863,024

24,792,896,644

<i>(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 – 2023 của phịng tài chính-kế tốn) </i>

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2022 tăng 2.011.308.326 VNĐ tương ứng 10,08%, năm 2023 tăng so với năm 2022 là 4.997.024.137 VNĐ tương ứng tăng 22,75%. Như vậy doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua các năm 2021- 2023, đồng thời tốc độ tăng có xu hướng tăng dần. Đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đang trên đà kinh doanh có hiệu quả. Giá vốn hàng bán năm 2022 tăng 7,63% so với năm 2021 và tốc độ tăng giá vốn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí bán hàng, chi phí sản xuất. Tuy nhiên năm 2023 tốc độ tăng giá vốn bán hàng của bán hàng cao hơn tốc độ tăng doanh thu đó là do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Về việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thì cơng ty thực hiện đầy đủ và tăng qua các năm: năm 2021 thuế thu nhập công ty phải nộp là 361.258.413 VNĐ, năm 2022 là 294.082.876 VNĐ, năm 2023 là 416.584.275 VNĐ. Chỉ tiêu lợi nhuận gộp của công ty ngày càng tăng lên. Tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định. Ban lãnh đạo công ty cần đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>3.1.4 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty </b></i>

<i><b>Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty TNHH MÁY THIẾT BỊ VÀ XÂY DỰNG TRUNG DŨNG </b></i>

<i>(Đơn vị: triệu đồng) </i>

Năm

Mặt hàng

Trị giá

Tỷ

trọng <sup>Trị giá Tỷ trọng Trị giá </sup> <sup>Tỷ trọng </sup>Máy móc thiết bị

xây dựng

4.557 51,61% 5.893 43,74% 9.109 42,33% Máy móc, cơng cụ,

thiết bị chuyên

dùng <sup>135 </sup> <sup>1,53% </sup> <sup>1.735 </sup> <sup>12,87% </sup> <sup>2.998 </sup> <sup>13,93% </sup>Hàng công nghiệp,

thiết bị công nghiệp <sup>1.978 22,40% </sup> <sup>2.596 </sup> <sup>19,27% </sup> <sup>3.574 </sup> <sup>16,61% </sup>Phụ tùng, linh kiện

<i>(Nguồn: Phịng kinh doanh- xuất nhập khẩu) </i>

Nhìn vào bảng số liệu tình hình nhập khẩu các mặt hàng trong từng năm của công ty, ta nhận thấy giá trị ngày càng tăng và tập trung mạnh vào mặt hàng máy móc thiết bị xây dựng do giá trị nhập khẩu của một chiếc máy là rất lớn. Việt Nam

</div>

×