Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường ấn độ của công ty cổ phần kinh doanh vmpc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 68 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ </b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN </b>

<b>KINH DOANH VMPC </b>

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

<b>Lớp: K56E3</b>

<b>Mã sinh viên: 20D130145 </b>

<b>HÀ NỘI - 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

<b>Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp – đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC.”, là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng </b>

dẫn của TS. Nguyễn Duy Đạt. Khóa luận chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong đây là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tơi xin chịu trách nhiệm về tồn bộ nội dung của khóa luận tốt nghiệp.

Người thực hiện TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Trong q trình nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân, cơ quan và nhà trường; em xin chân thành cảm ơn các cá nhân, cơ quan và nhà trưởng đã tạo điều kiện cho em hồn thành khóa luận này.

<b>Trước hết em xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Duy Đạt, người </b>

thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế cùng các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Các anh, chị trong Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng em những khó khăn, động viên và giúp đỡ cho em nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.

Do kiến thức cịn hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ trong việc nghiên cứu thực hiện đề tài nên khó tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế trong khóa luận. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cơ và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em có thể hồn thiện một cách đầy đủ nhất.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2024 Người thực hiện

Trần Thị Phương Anh

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ... vii </b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 1 </b>

<b>1.1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1 </b>

<b>1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài ... 2 </b>

<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu ... 6 </b>

<b>1.4. Đối tượng nghiên cứu ... 7 </b>

<b>1.5. Phạm vi nghiên cứu ... 7 </b>

<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu ... 7 </b>

<b>1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu ... 7 </b>

<b>1.6.2. Phương pháp xử lí dữ liệu... 8 </b>

<b>1.7. Kết cấu đề tài ... 8 </b>

<b>2.1. Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ... 9 </b>

<b>2.1.1. Khái niệm cạnh tranh ... 9 </b>

<b>2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh ... 10 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2.4. Phân định nội dung nghiên cứu ... 26 </b>

<b>CHƯƠNG 3: NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VMPC ... 27 </b>

<b>3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC ... 27 </b>

<b>3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty ... 27 </b>

<b>3.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty giai đoạn 2023………… ... 28 </b>

<b>2021-3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021-2023 ... 30 </b>

<b>3.2.1. Khái quát về thị trường Ấn Độ đối với mặt hàng bột đá ... 30 </b>

<b>3.2.2. Thực trạng xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC ... 34 </b>

<b>3.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC ... 37 </b>

<b>3.2.4. Các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC ... 41 </b>

<b>3.3. Các nhân tố tác động đến nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC ... 42 </b>

<b>3.3.1. Sản phẩm thay thế ... 42 </b>

<b>3.3.2. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu ... 44 </b>

<b>3.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng... 45 </b>

<b>3.4.2. Vấn đề tồn tại và nguyên nhân ... 48 </b>

<b>CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU BỘT ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VMPC ... 53 </b>

<b>4.1. Triển vọng và bối cảnh ... 53 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang </b>

<b>thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC ... 54 </b>

<b>4.2.1. Nâng cao nguồn vốn và khả năng quản lí vốn linh hoạt ... 54 </b>

<b>4.2.2. Giải pháp về marketing và quảng bá công ty ... 55 </b>

<b>4.2.3. Đa dạng hóa thị trường, khai thác các khu vực mới ... 56 </b>

<b>4.2.4. Đầu tư nâng cao và phát triển chất lượng sản phẩm ... 56 </b>

<b>4.2.5. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực ... 57 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 59 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH TỪ CỤM VIẾT TẮT </b>

<b>Chữ cái viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt </b>

Joint Stock Company

Cơng ty Cổ phần Bột khống Việt Nam

Carbonate

Canxi cacbonat kết tủa

ISO International Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ </b>

Bảng 3.1. Thống kê doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh từ 2021-2023 ... 28

Bảng 3.2. Doanh thu các sản phẩm chính của cơng ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021-2023 ... 29

<i>Bảng 3.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ đạo Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC 30</i>Bảng: 3.4. Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ của công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021-2023 ... 36

Bảng 3.5. Thị phần xuất khẩu bột đá mã HS Code 283650sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC giai đoạn 2021 – 2023 ... 37

Bảng 3.6. Bảng so sánh giá bột đá tráng phủ D97 cùng loại của 3 cơng ty... 39

Hình 3.1. Giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo mã HS Code 283650 ... 33

Hình 3.2. Giá trị nhập khẩu bột đá của Ấn Độ theo quốc gia năm 2021 ... 34

Hình 3.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu bột đá sang thị truờng Ấn Độ của Công ty Cổ Phần Kinh Doanh VMPC giai đoạn 2021 – 2023 ... 35

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Hiện nay, cả thế giới đang tiến vào quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, rào cản giữa các quốc gia dần được lới lỏng. Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế ở mức cao, chủ động tham gia và đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới... Điều này đã mang đến nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sản phẩm của các doanh nhiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thị phần cho sản phẩm của mình, nhưng bên cạnh đó, sản phẩm đến từ Việt Nam cũng phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác. Không chỉ vậy thị trường quốc tế luôn biến động và phản ứng với nhiều yếu tố kinh tế và chính trị. Do đó, để khơng bị đào thải khỏi thị trường, các doanh nghiệp Việt cần phải có chiến lược dài hạn, thơng minh và hợp lý cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Một giải pháp cấp bách là nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra lợi thế so với các đối thủ khác.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2023, Ấn Độ hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á, chiếm tỷ trọng gần 80% xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực này. Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ, liên tục đạt tăng trưởng đều đặn trong hơn 20 năm qua. Quan hệ song phương từ mức khoảng 200 triệu USD năm 2000 đã đạt mức 15 tỷ USD năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Ấn Độ năm 2022 đạt 8 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2021. Có thể thấy Ấn Độ là luôn là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Và công ty Cổ phần kinh doanh VMPC, với hơn 15 năm tồn tại và phát triển chuyên về xuất khẩu vật liệu khoáng sản công nghiệp, đặc biệt là bột đá cũng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh doanh trên thị trường này. Theo trang OEC.World, vào năm 2022, Ấn Độ đã nhập khẩu 133 triệu USD bột đá, trở thành nước nhập khẩu bột đá lớn nhất trên thế giới, do ngành công nghiệp giấy và bột giấy đang mở rộng cùng với sự tăng trưởng trong các lĩnh vực khác trong những năm gần đây. Nhu cầu nội địa tăng mạnh mẽ sẽ thúc đẩy thị trường bột đá ở Ấn Độ đi lên, kéo đó là sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù đã tiến vào thị trường Ấn Độ hơn 10 năm nhưng việc xuất khẩu của VMPC vẫn đang gặp phải nhiều thách thức. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ chỉ chiếm 0,77% tổng kim ngạch nhập khẩu bột đá của Ấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Độ. Khơng chỉ vậy, Ấn Độ ngồi việc được biết đến là quốc gia nhập khẩu bột đá nhiều nhất thế giới, thì cũng đứng top đầu quốc gia xuất khẩu bột đá nhiều nhất trên toàn cầu. Nhu cầu về bột đá tại đây tăng nhanh trong trong 2 năm trở lại đây. Thị trường này được phục vụ bởi 4 nhà sản xuất canxi cacbonat quy mô lớn, chiếm khoảng 30% thị trường và chỉ có 20%–22% nhu cầu được đáp ứng bằng hàng nhập khẩu, phần còn lại của thị trường bị phân mảnh và được phục vụ bởi các nhà sản xuất vừa, quy mô nhỏ và khơng có tổ chức. Có thể thấy, ngồi các đối thủ trong và ngồi nước, VMPC cịn phải cạnh tranh với các công ty nội địa của Ấn Độ. Các nhà sản xuất quy mô lớn thường chiếm ưu thế về vốn, cơng nghệ, tính kỉ luật lao động, văn hóa kinh doanh... Cơng ty VMPC là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ln trong tình trạng thiếu vốn, cơng nghệ cịn hạn chế, kỉ luật lao động chưa cao cũng như chưa hình thành được một nét văn hóa kinh doanh đặc thù... Vì thế, để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thị trường Ấn Độ, VMPC cần phải có những giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của mình để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, vượt xa các đổi thủ lớn mạnh khác.

Từ thực trạng ấy, tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình có thể đưa ra những đánh giá khái quát về thực trạng năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất giải pháp để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

<b>1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài </b>

Năng lực cạnh tranh về sản phẩm luôn là một mối quan tâm hàng mà các doanh nghiệp quan tâm để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đến thời điểm hiện tại, đã có một loạt các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm nói riêng. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại tiếp cận vấn đề này từ góc độ và phương pháp khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, cách thức thực hiện, nội dung và các tiêu chí đánh giá khác nhau. Dưới đây là một số cơng trình và luận án nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này:

<i><b>Bài báo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh </b></i>

<i><b>nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay” (2019) của Thạc sĩ Kiều Thị Tuấn trên Tạp </b></i>

Chí Cơng Thương. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên đã tập trung vào việc đánh giá và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh năm 2019. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

một ngành, một lĩnh vực của nền kinh tế như nâng cao nhận thức, trình độ quản lý, điều hành và quản trị của doanh nghiệp.

<i><b>Luận án: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ điện tử Việt Nam </b></i>

<i><b>trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (năm 2015) của Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh </b></i>

Hoa- Đại học kinh tế Hồ Chí Minh nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm của một số doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp điện tử. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam theo các tiêu chí lựa chọn từ năm 2010- 2015. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.

<i><b>Luận án tiến sĩ kinh tế: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường </b></i>

<i><b>các nước EU của các doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam” (2019) của tác </b></i>

giả Nguyễn Ngọc Quỳnh, trường Đại học Thương Mại. Tác giả thông qua luận án đã tiếp cận một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh xuất khẩu chè sang thị trường EU của doanh nghiệp bằng cách phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu chè của các doanh nghiệp ở các cấp độ (nguồn lực, phân phối thị trường) và theo vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời tác giả còn phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó tác giả có cái nhìn tổng quan và chi tiết về những thành công và hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu chè của cách doanh nghiệp chế biến chè xuất khẩu Việt Nam, và phân tích mơ hình SWOT. Thơng qua đó, tác giả đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu chè vào thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam.

<i><b>Bộ Công Thương (2014) với đề án: "Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng </b></i>

<i><b>XK Việt Nam thời kỳ 2014 - 2020, định hướng đến 2030". Đề án tập trung đã sử dụng </b></i>

phương pháp tiếp cận mới phổ biển trên thế giới hiện nay để kết hợp với cách tiếp cận truyền thống đó là tiếp cận trực tiếp và cụ thể vào các yếu tố vi mơ của hàng hóa được tiêu dùng. Nghiên cứu đã xây dựng các nhóm giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề từ ở tầm vĩ mô đến cấp vì mơ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

<i><b>Luận văn: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng cà </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>phê Việt Nam của công ty Simexco Daklak sang thị trường EU" của Th.S Trần Thị </b></i>

Tuyết Nhung (2020). Đây là đề tài nghiên cứu đã thể hiện rõ được thực trạng sản xuất và xuất khẩu của mặt hàng cà phê sang thị trường Châu Âu từ năm 2015 đến năm 2029, tác giả đánh giá về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê của cơng ty dựa trên các tiêu chí năng lực sản xuất, năng lực tiếp cận thị trường, năng lực quản lý, năng lực đổi mới đồng thời tác giả cũng đưa ra giải tận trung hóa vào thị trường mục tiêu là EU nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường khó tính này. Tuy nhiên những giải pháp của tác giả đưa ra của tác giả vẫn còn lý thuyết, chưa phù hợp với hồn cảnh và tài chính hiện tại của công ty Simexco Daklak.

<i><b>Luận văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang </b></i>

<i><b>thị trường EU của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại TNG" (2022) của TS. </b></i>

Nguyễn Thị Khánh Linh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả tập trung vào các nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty TNG sang thị trường EU với sản phẩm là hàng may mặc như: Thị phần xuất khẩu, mặt hàng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu, thực trạng về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu (trong đó tác giả phân tích về năng lực và tay nghê người lao động, công tác nghiên cứu thị trường, và công tác quản trị hệ thống phân phối và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, cùng một vài nội dung khác về doanh nghiệp). Tuy nhiên giải pháp của khóa luận chưa gắn liền với những hạn chế tác giả đưa ra sau nghiên cứu tìm hiểu về đề tài.

<i><b>Khóa luận: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị </b></i>

<i><b>trường Mỹ của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội” (2022) của tác giả Lê Thị Anh, </b></i>

trường Đại học Thương Mại. Khóa luận phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu theo góc độ của sản phẩm là hàng may mặc. Tác giả tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá (chất lượng sản phẩm, danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp và thị phần xuất khẩu may mặc của doanh nghiệp) cùng cùng các nhân tố ảnh hưởng (nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong) đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng cơng ty sang Mỹ. Ngồi ra, tác giả còn đề cập đến chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Tổng công ty giúp cơng trình hồn thiện hơn. Tuy nhiên các giải pháp đề xuất vẫn còn chung chung, chưa thiết thực và cụ thể giúp Tổng công ty nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của mình.

<i><b>Khóa luận: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu các sản phẩm nhựa công </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>nghiệp sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội” (2022) của tác </b></i>

giả Nguyễn Thị Thư, trường Đại học Thương Mại. Tác giả phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty thông qua các yếu tố cấu thành (bao gồm: trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh về sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp, và công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp) và nhân tố ảnh hưởng (nhà cung ứng và đối thủ cạnh tranh) để đánh giá và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao năng lực canh tranh xuất khẩu sản phẩm nhựa công nghiệp sang thị trường Nhật Bản của Tổng cơng ty. Tuy nhiên cơng trình chưa đi vào phân tích sâu về các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Tổng cơng ty.

<i><b>Khóa luận: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng rau củ quả sang thị </b></i>

<i><b>trường Nhật Bản của Công ty TNHH Thương Mại Và XNK Tre Việt” (2023) của tác </b></i>

giả Nguyễn Thị Diệu Linh, trường Đại học Thương Mại. Khóa luận phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu theo góc độ của sản phẩm là hàng rau củ quả. Tác giả tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá (chất lượng sản phẩm, danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp và thị phần xuất khẩu rau củ của doanh nghiệp) cùng các nhân tố ảnh hưởng (nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong) đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng rau củ của công ty sang Nhật Bản. Ngồi ra, tác giả cịn đề cập đến chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của cơng ty giúp cơng trình hồn thiện hơn. Tuy nhiên các giải pháp đề xuất vẫn còn chung chung, chưa thiết thực và cụ thể để giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của mình.

<i><b> Khóa luận: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cổ phần Khống Sản </b></i>

<i><b>Và Thương Mại Địa Trung Hải - Nghệ An trong hoạt động xuất khẩu bột đá trắng sang thị trường Trung Quốc” (2023) của tác giả Đặng Thái Hoàng, trường Đại học </b></i>

Thương Mại. Qua bài luận, tác giả đã phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty thông qua các yếu tố cấu thành (bao gồm: trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, nguồn lực, năng lực cạnh tranh về sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp, và công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp) và nhân tố ảnh hưởng (nhà cung ứng và đối thủ cạnh tranh) để đánh giá và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao năng lực canh tranh xuất khẩu sản phẩm bột đá trắng sang thị trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Trung Quốc. Tuy nhiên cơng trình chưa đi vào phân tích sâu về các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của cơng ty.

<i><b> Khóa luận: “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang </b></i>

<i><b>thị trường Hàn Quốc của Công Ty Cổ Phần May Xuất Khẩu Đại Đồng” (2023) của </b></i>

tác giả Bùi Thị Thuỳ, trường Đại học Thương Mại. Tác giả tập trung vào các nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Xuất Khẩu Đại Đồng sang thị trường Hàn Quốc với sản phẩm là hàng may mặc như: Thị phần xuất khẩu, mặt hàng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu, thực trạng về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu (trong đó tác giả phân tích về năng lực và tay nghề người lao động, công tác nghiên cứu thị trường, và công tác quản trị hệ thống phân phối và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, cùng một vài nội dung khác về doanh nghiệp). Tuy nhiên giải pháp của khóa luận chưa gắn liền với những hạn chế tác giả đưa ra sau nghiên cứu tìm hiểu về đề tài.

Trong các bài nghiên cứu, luận văn trên, vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã được đề cập cho một số ngành nghề và quốc gia, bên cạnh đó, cịn có các cơng trình đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC” chưa có một cá nhân hay tổ chức nào thực hiện, em đã kế thừa và chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài để phân tích tình hình thực tiễn và tìm một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC sang thị trường Ấn Độ với mặt hàng bột đá.

<b>1.3. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<b> Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng </b>

lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp, tác giả đề xuất các giải nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần

<b>Kinh doanh VMPC. </b>

<b> Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói chung trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm cụ chủ yếu sau: </b>

- Hệ thống khái quát những vấn đề cơ bản liên quan đến năng lực canh tranh xuất

<b>khẩu sản phẩm của doanh nghiệp. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC.

<b>1.4. Đối tượng nghiên cứu </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC.

<b>1.5. Phạm vi nghiên cứu </b>

<b>Phạm vi không gian: Nghiên cứu chủ yếu tại Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC. </b>

<b>Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá </b>

sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC trong giai đoạn 2021 – 2023.

<b>Nội dung nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần kinh doanh VMPC </b>

<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu </b></i>

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu thu thập được thông qua quá trình thực tập tìm hiểu và tiếp xúc trực tiếp với công việc cũng như công nhân viên tại phòng Xuất Nhập khẩu, qua đó đánh giá về năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của công ty.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

- Nguồn dữ liệu thứ cấp khóa luận sử dụng được lấy từ nguồn dữ liệu nội bộ Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC, báo cáo tài chính giai đoạn 2021 – 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2021 – 2023 dữ liệu trên trang web của International TradeAdministration, Tổng cục Hải quan và các nguồn dữ liệu khác.

- Tham khảo một số công trình của các tác giả trong nước có liên quan đến đề tài. Đồng thời tham khảo giáo trình Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế và Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế của trường Đại học Thương Mại để tìm hiểu các tiêu chí đánh giá cùng các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>1.6.2. Phương pháp xử lí dữ liệu </b></i>

Phương pháp thống kê, phân tích: Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về kim ngạch xuất khẩu bột đá của công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC trong giai đoạn 2021 – 2023 và kim ngạch nhập khẩu bột đá của Ấn Độ từ Việt Nam để đưa ra những phân tích, đánh

<i><b>giá về thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá của công ty. </b></i>

Phương pháp tổng hợp: Từ những tài liệu đã có nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất bột đá cùng những số liệu thu thập được, qua đó tổng hợp lại nhằm có cái nhìn toàn diện và thực tế nhất về đối tượng nghiên cứu, để đạt được mục tiêu nghiên

<i><b>cứu. </b></i>

Phương pháp so sánh: Phân tích và so sánh số liệu giữa các năm của Tài liệu thu thập được về Công ty nói riêng và ngành bột đá nói chung. Từ đó có cái nhìn khái qt về tình hình kinh doanh của Công ty và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực canh

<b>tranh xuất khẩu bột đá của công ty Cổ phần kinh doanh VMPC. 1.7. Kết cấu đề tài </b>

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp

Chương 3: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC

Chương 4: Giải pháp nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP </b>

<b> 2.1. Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh </b>

<i><b>2.1.1. Khái niệm cạnh tranh </b></i>

Thuật ngữ cạnh tranh thường được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành sản phẩm hay quốc gia. Tùy vào mục tiêu nghiên cứu khác nhau người ta có thể đưa ra các khái niệm khác nhau về cạnh tranh. Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra khái niệm cạnh tranh, điển hình là một số quan niệm như sau:

<i>Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (tái bản năm 1997): “Cạnh tranh là </i>

hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.

<i>Từ điển thuật ngữ kinh doanh Anh - Việt (xuất bản năm 1992) định nghĩa: “Cạnh </i>

tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.

<i>Theo Từ điển Tiếng Việt (Tác giả: Viện ngôn ngữ học – Tái bản năm 2010): “Cạnh </i>

tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau".

<i>Theo Luật cạnh tranh (2004), "Cạnh tranh là sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà </i>

kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn."

<i>Trong Đại từ điển Kinh tế thị trường (Viện Nghiên cứu và Phổ biển tri thức Bách Khoa, Hà Nội 1998) cũng đưa ra định nghĩa: “cạnh tranh hữu hiệu là một phương thức </i>

thích ứng với thị trường của xí nghiệp mà các mục đích là giành được hiệu quả hoạt động thị trường làm cho người ta tương đối thỏa mãn nhằm đạt được lợi nhuận bình qn vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh bình thường và thù lao cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời hoạt động của các đơn vị sản xuất cũng đạt được hiệu suất cao, khơng có hiện tượng q dư thừa về khả năng sản xuất trong một thời gian dài, tính chất sản phẩm đạt trình độ hợp lý".

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Theo K. Marx (1987): “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà </i>

tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.

<i>Các nhà kinh tế học Samuelson và Nordhaus (1997) cho rằng: “Cạnh tranh là sự </i>

kình địch giữa các với nhau để giành khách hàng và thị trường”.

<i>Theo quan điểm cạnh tranh cổ điển, Cac-Mac – F.Anghen ( tái bản năm 1993) cho </i>

rằng: “Cạnh tranh là hình thức đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hóa dựa theo chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, nhằm giành giật những điều kiện có lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất gây ra cạnh tranh, theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, các nhà tư bản đưa ra những biện pháp sử dụng để cạnh tranh là thường xuyên cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, để thu lợi nhuận siêu ngạch".

<i>Theo nhà kinh tế học người Mỹ - Michael Porter (1996): "Cạnh tranh là việc giành </i>

giật từ đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh hông phải là tiêu diệt đối thủ mà là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ cạnh tranh để họ có thể lựa chọn cho mình mà khơng đến với đối thủ cạnh tranh".

<i>Theo tác giả Đặng Đức Thành (2010) cho rằng: “Cạnh tranh là một quan hệ kinh </i>

tế nảy sinh trong cơ chế thị trường, trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua với nhau nhằm giành lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu hút khách hàng về phía mình, tối đa hóa lợi nhuận cịn khách hàng đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”.

<i>Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004): “Cạnh tranh không phải là tiêu diệt đối thủ </i>

mà là mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao, mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ khơng lựa chọn đối thủ cạnh tranh”.

<i><b> Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu “Cạnh tranh là sự ganh </b></i>

đua giữa các chủ thể kinh tế, bằng mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, mục tiêu thơng thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất, mục tiêu cuối cùng là tối đa hố lợi ích”.

<i><b>2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i> Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì: “năng lực cạnh tranh là </i>

khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện kinh tế quốc tế.”

<i>Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại (1997): Năng lực cạnh tranh của </i>

doanh nghiệp là không bị doanh nghiệp khác đánh bại về kinh tế, lại có khái niệm cho rằng năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với nâng cao lợi thế cạnh tranh, hay năng suất lao động”.

<i>Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (1977): “Năng lực cạnh tranh là khả </i>

năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ”.

<i>Theo quan điểm của Giorno Durand và cộng sự (1987), Anderton và Dunnett </i>

(1987) và Fagerberg (1988): “ Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là lợi thế về giả của hàng hóa/dịch vụ của quốc gia đó trên thị trường quốc tế”.

<i>Theo quan điểm của UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển)(1999): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực của doanh nghiệp trong </i>

việc giữ vững hoặc tăng thị phần một cách vững chắc hay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp”.

<i>Theo diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) (2006), “Năng lực cạnh </i>

tranh là khả năng của một đất nước trong việc đạt được tỉ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao và bền vững”.

<i>Theo quan điểm của Michael Porter (1990): “Năng lực cạnh tranh là khả năng của </i>

một tổ chức kinh tế, một địa phương hay một quốc gia có thể cạnh tranh trên thị trường về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thể hiện ưu thế của tổ chức kinh tế, một địa phương hay một quốc gia trong việc đáp ứng một cách bền vững và lâu dài nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ đó, tổng hịa các yếu tố kỹ thuật, công nghệ, tổ chức và quản lý trong việc cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường”.

<i>Theo quan điểm của tác giả Cho, D. (1994) cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của </i>

một quốc gia là khả năng chiếm lĩnh được vị trí cao trên thị trường thơng qua mức lợi ích cao và tăng trưởng liên tục so với đối thủ cạnh tranh. Một quốc gia khơng thể có NLCT quốc tế nếu chỉ có một hoặc hai ngành cơng nghiệp thành cơng và quốc gia đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

cần phải tạo ra những ngành có lợi thể CT có sức lan tỏa tới những ngành cơng nghiệp khác.

<i>Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học của tác giả Hữu Khuê Mai (2001): “Năng lực cạnh </i>

tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị trường”.

<i>Theo Bạch Thụ Cường (2002) trong Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại: </i>

“Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác ngành khác, quốc gia khác đánh bại về năng lực kinh tế”.

<i>Theo tác giả Momaya và Ambastha (2004): “Năng lực cạnh tranh đơn giản là khả </i>

năng cạnh tranh”. Ngày nay đây là một khái niệm phố biển để chỉ sức mạnh về mặt kinh tế của một quốc gia, một ngành kinh tế hoặc một doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ của nó trong nền kinh tế thị trường tồn cầu mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, kỹ năng và ý tưởng có thể dịch chuyển tự do không giới hạn bởi các biên giới địa lý.

<i>Theo Pitts và Lagnevik (1997): “Năng lực cạnh tranh chỉ là một khái niệm tương </i>

đổi và có tính chất động do các điều kiện về thị trường liên tục thay đổi. Nó liên quan với việc duy trì hoặc tăng thị phần trong tương lai của quốc gia, một ngành, hay một DN.

<i><b> Như vậy, ta có thể hiểu “Năng lực cạnh tranh của một chủ thể kinh tế là khả năng </b></i>

sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm chiếm vị trí cao trên thị trường được thể hiện thông qua thị phần và danh tiếng so với đối thủ cạnh tranh”.

<i><b>2.1.3. Các cấp độ cạnh tranh </b></i>

<i> Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: </i>

Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Có rất nhiều cách hiểu về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia.

<i>Theo Asia Development Outlook 2003: "Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng </i>

cạnh tranh của một nước để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của cơng dân nước đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thương mại quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó."

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), thì năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu </i>

là “sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mơ, đó là năng lực của một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. Và được đo bằng tám chỉ tiêu: mức độ mở của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, vai trị của thị trường tài chính, mơi trường công nghệ, kết cấu hạ tầng, chất lượng quản trị kinh doanh, hiệu quả và tính linh họat của thị trường lao động, môi trường pháp lý.

<i>Scott và Lodge (1985) định nghĩa năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của </i>

một quốc gia tạo ra, sản xuất, phân phối các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường quốc tế và thu được nguồn lợi tăng lên tử các nguồn lực của nó.

<i>Trong bảo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (1997) đã nêu khái niệm: “Năng lực </i>

cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. Năng lực cạnh tranh quốc gia phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên về vốn của một quốc gia, bởi vì chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỷ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên.

<i><b>Tóm lại có thể hiệu rằng "năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng vận hành nền </b></i>

kinh tế có hiệu quả, với chi phí hợp lý nhất mang lại kết quả thịnh vượng và bền vững tối đa nhất".

<i> Năng lực cạnh tranh cấp ngành: </i>

<i>Theo IMD (2004): “Năng lực cạnh tranh ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh </i>

nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi và kết quả là tạo nên tỷ suất lợi nhuận bình tuân và giá trị sản xuất”. Năng lực cạnh tranh ngành thường được dùng cho ngành sản xuất trong phạm vi một quốc gia, thể hiện khả năng của một ngành trong việc đương đầu với các thách thức phát sinh từ các đối thủ cạnh

<i>tranh nước ngồi. Vì vậy, năng lực cạnh tranh ngành không chỉ được quyết định bởi các </i>

yếu tố nội tại của ngành, tức năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, mà cịn bởi các yếu tố từ Chính phủ trong việc xây dựng môi trường kinh doanh, tức là năng lực cạnh tranh quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i> Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp: </i>

<i>Theo Công nghiệp Canada (1995) và Grossi (1990): “Năng lực cạnh tranh cấp </i>

doanh nghiệp thể hiện qua khả năng sinh lời của đồng vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh”. Ở cấp độ này, chỉ số cạnh tranh thể hiện ở các yếu tố như khả năng sinh lợi nhuận, chi phí, năng suất sản xuất và thị phần. Bên cạnh đó, các yếu tố như các kĩ năng quản trị, tài chính, những kiến thức về mặt công nghệ, bản chất của thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

<i>Theo Michael Porter (1990) định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là khả </i>

năng của một doanh nghiệp nhất định cạnh tranh thành công trong một môi trường kinh doanh nhất định”

<i>Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại (1997): “Năng lực cạnh tranh của </i>

doanh nghiệp là không bị doanh nghiệp khác đánh bại về kinh tế, lại có khải niệm cho rằng năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với nâng cao lợi thế cạnh tranh, hay năng suất lao động".

<i>Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD (1992): “Năng lực cạnh tranh </i>

của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tổ sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế."

<i>Theo GS.TS. Nguyễn Bách Khoa (2004) trình bày trong bài viết "Phương pháp luận </i>

xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp” được đăng trên tạp chí khoa học thương mại của trường ĐH Thương Mại thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là: “Tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của sản phẩm của doanh trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu xác định".

<i>Theo TS. Nguyễn Minh Tuấn (2010) cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh </i>

nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững”.

<i><b>Như vậy có thể hiểu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng </b></i>

sinh lời từ vốn mà họ đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Đa số năng lực cạnh tranh ở cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

độ này được biểu hiện qua lợi nhuận, chi phí, năng suất sản xuất và thị phần. Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực này bao gồm quản lý nhân sự, tài chính, kinh doanh và cơng nghệ.

<i> Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm, hàng hoá: </i>

Đối với khái niệm này, cho đến nay các nhà nghiên cứu kinh tế cũng vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất. Các khái niệm đưa ra đều dựa trên khái niệm về năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp:

<i>Theo Porter (1990) thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm là: “Sự vượt trội về các </i>

chỉ tiêu so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ cung cấp trên cùng một thị trường”.

<i>Theo hai tác giả Keinosuke Ono và Tatsuyuki Negoro (1995) nhận định: “Sản </i>

phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ khơng phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh".

<i>Theo một số tác giả: “năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó về </i>

các tiêu chí so với sản phẩm cùng loại do đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường”. Khái niệm này cho thấy, việc xác định sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay khơng trên thị trường là xác định mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm về số lượng, chất lượng, bao bì, mẫu mã, về giá cả, đổi mới cơng nghệ, dịch vụ sau bán hàng... so với sản phẩm cùng loại mà các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.

<i>Một số tác giả khác lại cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là năng </i>

lực nằm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định”.

<b>Hoặc có thể hiểu "Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng sản </b>

phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh. Được nhận biết thông qua lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại có thể được đánh giá thơng qua: giá sản phẩm, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thương hiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường vào cùng một thời điểm.

<b>2.2. Một số lý thuyết về hoạt động nâng cao cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm </b>

<i><b>của doanh nghiệp </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp </b></i>

<i> Khái niệm về xuất khẩu </i>

<i> Theo điều 28, mục 1 chương 2 luật thương mại Việt Nam năm 2005, “xuất khẩu </i>

hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Xuất khẩu đóng vai trị khơng thể phủ nhận trong lĩnh vực thương mại quốc tế, là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng nhất. Mục tiêu chính của việc xuất khẩu là tận dụng những điểm mạnh của từng quốc gia trong hệ thống phân cơng lao động tồn cầu. Thơng qua việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thơng qua q trình mua bán, điều này sẽ tạo điều kiện cho sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đồng thời mở rộng phạm vi chun mơn hóa sản xuất. Số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người đang ngày càng tăng lên và mối phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia cũng ngày càng mở rộng.

<i> Khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm </i>

Trước đây, quan niệm về cạnh tranh dựa vào giá cả của sản phẩm đã được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chất lượng, thương hiệu, sự khác biệt của sản phẩm cũng là những yếu tố quan trọng. Dễ dàng nhận thấy rằng, trên thị trường quốc tế, sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng ln có sức cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm tương tự mà khơng có thương hiệu hoặc có thương hiệu chưa được cơng nhận. Như vậy có thể hiểu có thể hiểu năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm đó là sự vượt trội sản phẩm của một quốc gia so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác về chất lượng và giá cả, với cùng điều kiện đáp ứng được yêu cầu của thị trưởng nhập khẩu trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, ngày nay vẫn để cạnh tranh khơng chỉ cịn là việc so sánh giữa giá cả và chất lượng mà còn nhiều yếu tố khác như thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, sự độc đáo của sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm... Nếu sản phẩm chỉ có giá rẻ hơn hoặc chất lượng hơn chưa chắc đã thuyết phục người tiêu dùng chọn mua.

Với cách nhìn nhận như trên kết hợp với sự kế thừa, tác giả đề xuất khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm là sự vượt trội cả về định tính (gồm: chất lượng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,...) và định lượng (gồm: giá bán, thị phần, sản lượng, doanh thu,...) của một sản phẩm xuất khẩu so với các sản phẩm cùng loại ở thị trường nước ngoài tại cùng một thời điểm. Đồng thời để đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu cần sử dụng các tiêu chí như: chất lượng, số lượng sản phẩm bán ra, doanh thu, giá cả, thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng, sự độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm, ..so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh tại thời điểm nghiên cứu.

<i><b>2.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp </b></i>

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp có thể dựa trên nhiều nghiên cứu và mơ hình khác nhau. Theo tác giả TS. Nguyễn Thị Khánh Linh (năm 2022) trong luận án :" Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường EU của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại TNG" đã đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp là thị phần, chất lượng sản phẩm, giá cả và chi phí, thương hiệu, marketing. Trong khn khổ bài khóa luận này, tơi sử dụng các tiêu chí trên vì chúng vẫn phù hợp và đúng đắn trong bối cảnh hiện nay. Đánh giá cá tiêu chí đúng đắn sẽ cung cấp một khung hệ thống để doanh nghiệp phát triển các chiến lược cụ thể dựa trên hiểu biết về lực lượng cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm. Dựa và các tiêu chí đó, doanh nghiệp có thể đạt được một cái nhìn sâu sắc về thị trường mục tiêu và củng cố các chiến lược để tối đa hóa lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng tăng. Những tiêu chí đó cụ thể là:

<i> Thị phần </i>

Thị phần là một chỉ tiêu thường hay được sử dụng khi đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của một doanh nghiệp. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Do đó thị phần của doanh nghiệp được xác định:

Chỉ tiêu này phản ánh sức ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường, khi càng lớn thì doanh nghiệp càng chiếm ưu thế rộng lớn hơn. Qua sự biến động của chỉ số này, ta có thể đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, với một mảng thị trường lớn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

chỉ số này sẽ cao nhất, đồng thời xác định vị trí ưu thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi thị trường hẹp, chỉ số sẽ thấp, cho thấy doanh nghiệp đang gặp áp lực từ các đối thủ cạnh tranh. Thông qua chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể tự đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường so với toàn bộ ngành. Để đánh giá khả năng cạnh tranh so với các đối thủ, ta còn sử dụng chỉ tiêu thị phần tương đối: tỉ lệ so sánh doanh thu của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, từ đó phân tích mặt mạnh và hạn chế của doanh nghiệp so với đối thủ. Ưu điểm của chỉ tiêu này là sự đơn giản và dễ hiểu, nhưng nhược điểm là khó nắm bắt được thông tin cụ thể và xác thực của đối thủ.

<i> Chất lượng sản phẩm: </i>

Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của một doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm là một tiêu chí quan trọng. Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường quốc tế để có thể cạnh tranh hiệu quả. Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trên thế giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí. Nâng cao chất lượng với chi phí tối thiểu cho phép là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng để thực hiện nó là cả một vấn đề. Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và các các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng của doanh nghiệp về sản phẩm của mình.

<i> Giá cả và chi phí </i>

Giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thị phần thị trường và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Nó cũng là một cơng cụ linh hoạt và mềm dẻo nhất trong các chiến lược cạnh tranh. Giá của sản phẩm thường được xác định thông qua sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, và đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua sắm của khách hàng. Trong một nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, khách hàng là những người quyết định cuối cùng, và họ có quyền lựa chọn sản phẩm tốt nhất theo ý họ. Trong trường hợp các sản phẩm có chất lượng tương đương, khách hàng thường sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn. Tuy nhiên, khi thu nhập trung bình của dân cư tăng lên và công nghệ phát triển, việc giá thấp không phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

lúc nào cũng là giải pháp tối ưu. Trong một số trường hợp, giá thấp có thể dẫn đến suy giảm chất lượng và khơng thu hút được khách hàng. Vì vậy, việc định giá thấp, ngang bằng thị trường hoặc cao, và việc sử dụng giá cả như một công cụ cạnh tranh hiệu quả, tùy thuộc vào chiến lược marketing của doanh nghiệp, giai đoạn trong chu kỳ sản phẩm và đặc điểm của từng thị trường cụ thể.

<i> Thương hiệu: </i>

Thương hiệu của một doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh. Xây dựng một thương hiệu uy tín địi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài và hiệu quả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc duy trì thương hiệu là một thách thức khơng nhỏ. Thương hiệu là minh chứng cho sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh. Một khi doanh nghiệp đã xây dựng được sự tin cậy từ phía khách hàng, điều này sẽ tạo ra tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai. Độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mức độ tin cậy từ người tiêu dùng cao thì năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tốt hơn.

<i> Tiếp thị: </i>

Hoạt động tiếp thị là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp ngày nay. Chúng đóng vai trị quan trọng trong việc phân tích nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và dự báo số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ trong tương lai. Dựa trên những phân tích này, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả, sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu và sở thích của khách hàng, điều chỉnh mức giá phản ứng với biến động của thị trường, và phát triển mạng lưới tiếp thị trên quy mơ tồn cầu, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của mình. Các yếu tố liên quan đến tiếp thị như khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu, chiến lược giá cả cạnh tranh, quản lý quan hệ khách hàng và phát triển các liên kết đối tác cũng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của một doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>2.2.3. Các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp </b></i>

<i>Theo Michael Porter, nhà kinh tế học nổi tiếng, đã xác định ba chiến lược cạnh </i>

tranh mà doanh nghiệp có thể áp dụng là:

<i><b> Dẫn đầu về chi phí (Cost Leadership Strategy</b></i>)

Chiến lược này tập trung vào việc giảm thiểu chi phí sản xuất và vận hành để có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cả thấp hơn so với đối thủ trên thị trường từ đó thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần.

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp có một số ưu điểm như: Doanh nghiệp bán sản phẩm với mức chi phí thấp hơn đối thủ mà vẫn duy trì được mức lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận trên vốn như mong đợi, với mức chi phí thấp sẽ nâng cao sức chịu đựng của công ty nếu xảy ra chiến tranh về giá cả hay có sức ép về giá từ phía nhà cung cấp, đồng thời mức chi phí thấp sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh và từ đó tạo nên rào cản gia nhập ngành đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Khả năng linh hoạt trong xử lý việc tăng chi phí cũng giúp cơng ty bảo vệ mình trước sức ép từ phía các nhà cung cấp. Đồng thời chi phí thấp cũng mang lại lợi thế so với các sản phẩm thay thế.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, chiến lược này cũng bộc lộ một số rủi ro. Việc thực hiện chiến lược này có thể địi hỏi một số vốn đầu tư ban đầu lớn vào các thiết bị chất lượng, chiến lược giá cả mạnh mẽ và thậm chí là sự thua lỗ trong giai đoạn khởi nghiệp. Nguy cơ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn về chi phí, những thay đổi khơng ngưng về cơng nghệ sẽ làm cho nguồn đầu tư vào dây chuyền sản xuất khổng lồ trở thành vơ nghĩa, thậm chí sản phẩm có thể bị thay thế hồn tồn gây lãng phí rất lớn. Chỉ phí thấp cũng tạo ra hiệu ứng e ngại trong tâm lí của khách hàng.

<i><b> Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm (Differentiation Strategy) </b></i>

Sự phân biệt hóa liên quan đến việc làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Cách thực hiện điều này phụ thuộc vào bản chất chính xác của ngành cơng nghiệp cũng như đặc điểm riêng của các sản phẩm và dịch vụ, thường liên quan đến các yếu tố như tính năng, chức năng, độ bền, hỗ trợ khách hàng và cả hình ảnh thương hiệu mà khách hàng đánh giá cao. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm chỉ phủ hợp với những cơng ty có quy mơ lớn, có năng lực marketing, nghiên cứu & phát triển mạnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm mang lại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp. Đầu tiên, nó cung cấp khả năng áp đặt mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó tối đa hóa lợi nhuận thu được. Thứ hai, việc sản phẩm được phân biệt hóa giúp thu hút lịng trung thành của khách hàng một cách dễ dàng hơn mà không cần đến nhiều nỗ lực tiếp thị. Cuối cùng, chiến lược này tạo ra một rào cản đối với các đối thủ muốn thâm nhập vào ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, chiến lược này cũng mang theo một số hạn chế. Đầu tiên, sản phẩm dễ bị làm giả hoặc nhái, gây ảnh hưởng đến doanh thu và thương hiệu của công ty. Thứ hai, sự trung thành của khách hàng có thể dễ dàng bị mất khi có q nhiều thơng tin và khi chất lượng của các sản phẩm cạnh tranh ngày càng tăng, đặc biệt là khi sự khác biệt về chi phí giữa các cơng ty thực hiện chiến lược phân biệt hóa sản phẩm và các cơng ty tiên phong về chi phí thấp trở nên rõ ràng. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi nhu cầu và nhận thức thị trường thay đổi nhanh chóng, và nếu doanh nghiệp khơng theo kịp, họ có thể để mất thị trường cho các doanh nghiệp tiên phong về chi phí thấp. Các cơng ty lớn thường phải linh hoạt trong q trình phát triển sản phẩm mới của họ để đạt được thành cơng với chiến lược phân biệt hóa. Nếu khơng, họ có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh tấn cơng từ nhiều phía, đặc biệt là khi theo đuổi chiến lược tập trung khác biệt hóa tại các phân khúc thị trường khác nhau.

<i><b> Chiến lược tập trung trọng điểm (Focus Strategy) </b></i>

Các công ty sử dụng chiến lược tập trung trọng điểm vào các thị trường hay ngách cụ thể mà doanh nghiệp có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ khác trên cơ sở ưu thế về chi phí hay khác biệt hố sản phẩm. Nói cách khác, chiến lược tập trung trọng điểm chuyên tâm vào việc phục vụ một ngách thị trường đặc biệt được phân định theo địa lý, theo hạng khách hàng hoặc theo phân khúc nhỏ trên một tuyển sản phẩm đặc thù. Mục tiêu của chiến lược này là tập trung đáp ứng cầu của 1 nhóm người tiêu dung nào đó hay một đoạn thị trường. Chiến lược này phù hợp với những công ty có quy mơ nhỏ, sản xuất một hay một số loại sản phẩm hướng vào một tập khách hàng hay vùng địa lí nhất định.

Các ưu điểm của chiến lược này bao gồm việc xây dựng được lòng trung thành của khách hàng, khi công ty trở thành người cung cấp sản phẩm/dịch vụ độc đáo, tạo ra rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, cho phép doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

khách hàng và phản ứng linh hoạt trước các thay đổi về nhu cầu. Đồng thời, chiến lược này cũng cho phép công ty phát triển và tối ưu hóa các thế mạnh của mình để tăng cường doanh thu và lợi nhuận.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, chiến lược này cũng đi kèm với một số nhược điểm như chi phí sản xuất cao do quy mô sản xuất nhỏ, sự phụ thuộc vào một đoạn thị trường duy nhất có thể làm suy yếu vị thế cạnh tranh của công ty khi có sự thay đổi về cơng nghệ, sở thích của khách hàng hoặc thay đổi trong đoạn thị trường mục tiêu. Hơn nữa, cơng ty có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp thực hiện chiến lược phân biệt hóa hoặc dẫn đầu về chi phí thấp trên diện rộng.

<b>2.3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp </b>

<i><b> Sản phẩm thay thế </b></i>

Sự ra đời của các sản phẩm thay thế đóng vai trị quan trọng trong việc tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong cùng ngành. Việc xuất hiện các sản phẩm thay thế mới là không thể tránh khỏi, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường. Điều này dẫn đến giảm đáng kể sức cạnh tranh của các sản phẩm hiện tại. Thường thì các sản phẩm thay thế có ưu điểm về cơng nghệ, thiết kế và giá cả, từ đó dần chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm gốc. Để vượt qua tình trạng thị trường này, các doanh nghiệp cần liên tục cải tiến chất lượng và thiết kế của sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế. Đồng thời, họ cũng cần tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để đáp ứng các yêu cầu mới.

Các yếu tố liên quan đến sản phẩm thay thế bao gồm:

- Đa dạng và chất lượng của sản phẩm thay thế: Sự hiện diện của nhiều lựa chọn sản phẩm thay thế tốt hơn về mặt chất lượng và đa dạng về mẫu mã, thương hiệu, giá cả, đặc tính kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn cho doanh nghiệp.

- Thị trường tiêu thụ: Sự thành công trong xuất khẩu sản phẩm phụ thuộc đặc biệt vào thị trường tiêu thụ. Nếu thị trường đó có sẵn nhiều sản phẩm thay thế tốt hơn về mặt chất lượng, giá cả, tiêu chuẩn chất lượng và đặc tính kỹ thuật, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cạnh tranh và tiếp cận thị trường đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Đặc tính của sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, đặc tính kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng của thị trường mục tiêu. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu này, sản phẩm thay thế có thể chiếm lĩnh vị trí của nó trên thị trường.

- Đa dạng của ngành cơng nghiệp: Sự đa dạng của các sản phẩm thay thế trong ngành công nghiệp tạo ra áp lực cạnh tranh từ nhiều đối thủ khác nhau trên thị trường. Điều này đặt nhiều áp lực lên doanh nghiệp phải liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố trên và áp dụng các giải pháp để cải thiện sản phẩm và tăng cường khả năng sản xuất.

<i><b> Đối thủ cạnh tranh hiện hữu </b></i>

Năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm được biểu hiện qua tính chất và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong cùng một ngành. Khi nhu cầu từ thị trường tăng cao, các công ty phải thi đấu quyết liệt để giành thị phần và mở rộng thị trường. Điều này thường đi kèm với lợi nhuận thấp. Yếu tố đối thủ cạnh tranh hiện hữu có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm:

<i>Số lượng đối thủ cạnh tranh: Đối diện với một lượng đối thủ cạnh tranh lớn, doanh </i>

nghiệp phải đối mặt với một cuộc đua cạnh tranh ác liệt hơn. Điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tiếp cận và giành được thị phần.

<i>Tính chất và chất lượng của sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Nếu sản phẩm của </i>

đối thủ có chất lượng cao hơn, đa dạng hơn và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường, thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một cạnh tranh gay gắt hơn.

<i>Chiến lược cạnh tranh của đối thủ: Chiến lược cạnh tranh của đối thủ cũng ảnh </i>

hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu đối thủ có một chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khó khăn hơn.

<i>Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ của sản phẩm cũng có ảnh hưởng đến năng </i>

lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu thị trường đó hiện đã có nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn để giành được thị phần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i><b> Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng </b></i>

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là những cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp chưa tham gia vào cùng ngành, nhưng có khả năng sẽ gia nhập khi có cơ hội thuận lợi. Trong các ngành có lợi nhuận cao và khơng có rào cản đáng kể để tham gia, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm thường sẽ tăng lên nhanh chóng khi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhận thấy tiềm năng lợi nhuận từ ngành này. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp khi đối mặt với các đối thủ mới trên thị trường.

-Ưu thế của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: đó là những ưu thế để có thể tham gia vào thị trường như: nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn, nguồn lực sẵn có và cơng nghệ hiện đại.

- Thị trường tiêu thụ tiềm năng: Thị trường tiêu thụ tiềm năng cũng đóng vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp. Sự hiện diện của nhiều đối thủ cạnh tranh mới trong thị trường tiêu thụ tiềm năng có thể tạo ra một mơi trường cạnh tranh khốc liệt hơn..

<i><b> Nhà cung cấp </b></i>

Nhà cung cấp có thể có ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là do tính quan trọng của sản phẩm được cung cấp, sự đặc thù cao của mối quan hệ giữa người cung ứng và người sản xuất, và sự biến động trong chi phí sản phẩm mà người sản xuất phải chấp nhận và thực hiện. Trong hoạt động thương mại quốc tế, nhà cung cấp thường đóng vai trị như nhà xuất khẩu nguyên liệu. Khi doanh nghiệp không thể tận dụng các nguồn lực nguyên liệu nội địa, nhà cung cấp quốc tế trở thành yếu tố quan trọng. Các yếu tố này bao gồm:

Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm cung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Giá cả hợp lý: Giá cả cạnh tranh từ nhà cung cấp giúp doanh nghiệp giữ vững sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng: Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật và hỗ trợ sau bán hàng là rất quan trọng để đảm bảo sự hài lịng của khách hàng và thành cơng của sản phẩm trên thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Khả năng đáp ứng nhu cầu đặc biệt: Nhà cung cấp linh hoạt và có khả năng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt từ doanh nghiệp giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung ứng.

Độ tin cậy và giao hàng đúng hạn: Sự đáng tin cậy của nhà cung cấp trong việc giao hàng đúng hẹn là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp duy trì quy trình sản xuất và cung ứng hiệu quả.

<i><b> Khách hàng </b></i>

Khách hàng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Họ là những người mua hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, và đóng góp quan trọng vào sự thành cơng và phát triển của nó. Khách hàng khơng chỉ là nguồn thu nhập mà còn là yếu tố quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp. Trong q trình sản xuất và kinh doanh, khách hàng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc hồn thành chu trình tiêu thụ của sản phẩm. Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp mới thu được doanh thu và lợi nhuận để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, việc tăng cường nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng cũng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn và đồng thời tạo ra thu nhập và việc làm cho cộng đồng. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng lên. Họ không chỉ muốn đáp ứng nhu cầu cơ bản như thức ăn và quần áo, mà còn mong muốn sự trải nghiệm tốt hơn, sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Do đó, hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng không chỉ là cách để tăng doanh số bán hàng mà cịn là chìa khóa để thành công và phát triển trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Khách hàng đóng vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:

Tầm quan trọng của khách hàng đối với doanh thu: Nếu một lượng lớn doanh thu của công ty phụ thuộc vào một vài khách hàng lớn, sức mạnh đàm phán của những khách hàng này sẽ rất lớn. Họ có thể yêu cầu giá thấp hơn, chất lượng cao hơn hoặc dịch vụ tốt hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận và chiến lược sản xuất của doanh nghiệp. Yêu cầu và mong muốn của khách hàng: Khách hàng thường xuyên đặt ra các yêu cầu và mong muốn về sản phẩm và dịch vụ. Khả năng của doanh nghiệp đáp ứng và đồng hành cùng những yêu cầu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng và doanh số bán hàng.

Sự trung thành và độ hài lịng của khách hàng: Khách hàng trung thành khơng chỉ tạo ra doanh số ổn định mà còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực. Sự hài

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

lịng của khách hàng khơng chỉ là mục tiêu cuối cùng mà còn là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị trường.

Tương tác và quan hệ khách hàng: Việc xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và tương tác tích cực với khách hàng giúp tạo ra một cộng đồng người ủng hộ và lan tỏa uy tín tích cực về doanh nghiệp. Điều này có thể tăng cường sự khả năng cạnh tranh thông qua lời giới thiệu và tiếp thị từ miệng-đến-miệng.

<b>2.4. Phân định nội dung nghiên cứu </b>

<i>Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ phần Kinh doanh VMPC. </i>

<i>Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty trong việc </i>

xuất khẩu bột đá sang thị trường Ấn Độ, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như các giải pháp đưa ra để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của công ty.

<i>Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu có thể được xác định cụ thể dựa trên </i>

phương pháp và phạm vi của nghiên cứu.

<i>Phạm vi địa lý: Nghiên cứu tập trung vào hoạt động xuất khẩu bột đá của công ty </i>

Cổ phần Kinh doanh VMPC sang thị trường Ấn Độ.

</div>

×