Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ Điều trị của người bệnh tăng huyết Áp tại xã phù lưu, hòa xá, vạn thái, huyện Ứng hòa, hà nội năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.9 KB, 54 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

SỞ Y TẾ HÀ NỘI

<b>TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ỨNG HÒA</b>

<b>THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TUÂN THỦ ĐIỀUTRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ PHÙ LƯU, HÒA XÁ,</b>

<b>VẠN THÁI, HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI NĂM 2023</b>

<b>ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ</b>

<b>Chủ nhiệm đề tại: Đặng Anh TuânChức vụ: Giám đốc</b>

<b>Đơn vị: Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa</b>

<b>Hà Nội năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...ii

DANH MỤC BẢNG...iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ...v

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3

1. Tổng quan về tăng huyết áp...3

2. Tổng quan về tuân thủ điều trị tăng huyết áp...5

3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu...11

4. Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị THA của bệnh nhân điều trị ngoại trú...12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...13

1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu...13

2. Phương pháp nghiên cứu...13

3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu...14

4. Tiêu chí đánh giá chỉ số nghiên cứu...15

5. Các bước thực hiện nghiên cứu...17

6. Kiểm soát sai số và xử lý số liệu...17

7. Đạo đức nghiên cứu...18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...19

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...19

2. Đặc điểm tuân thủ điều trị...22

3. Các yếu tố liên quan...25

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...27

1. Đặc điểm chung của đối tượng...27

2. Tuân thủ chế độ thuốc...28

3. Tuân thủ điều trị không dùng thuốc...30

4. Tuân thủ điều trị chung...31

5. Các yếu tố liên quan...32

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...36

TÀI LIỆU THAM KHẢO...37

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

THA : Tăng huyết áp

WHO : Tổ chức Y tế thế giớiBHYT : Bảo hiểm Y tế

BN : Bệnh nhân

CSSK : Chăm sóc sức khỏeCBYT : Cán bộ y tế

BYT : Bộ Y tế

ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1. Một số đặc điểm chung khác của đối tượng nghiên cứu...20

Bảng 2. Thời gian phát hiện mắc bệnh của bệnh nhân...20

Bảng 3. Các bệnh kèm theo...21

Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu...21

Bảng 5. Đặc điểm về tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân...21

Bảng 6. Phân bổ điểm Morisky của bệnh nhân...22

Bảng 7. Tuân thủ điều trị thuốc...22

Bảng 8. Tuân thủ chế độ ăn...23

Bảng 9. Tuân thủ điều trị hạn chế sử dụng rượu bia...23

Bảng 10. Tuân thủ không hút thuốc lá, thuốc lào...23

Bảng 11. Tuân thủ chế độ sinh hoạt, rèn luyện thể lực...23

Bảng 12. Đặc điểm theo dõi huyết áp...24

Bảng 13. Tuân thủ điều trị chung...24

Bảng 14. Đặc điểm tuân thủ điều trị chung...24

Bảng 15. Liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng ngiên cứu với tuân thủ điều trị chung...25

Bảng 16. Liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và theo dõi huyết áp với tuân thủ điều trị chung...25

Bảng 17. Liên quan giữa tuân thủ một số chế độ không dùng thuốc với tuân thủ điều trị chung...26

Bảng 18. Liên quan giữa tuân thủ điều trị chung và đạt huyết áp mục tiêu....26

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biều đồ 1. Phân bổ bệnh nhân theo giới tính...19Biểu đồ 2. Phân bổ bệnh nhân theo nhóm tuổi...19Biểu đồ 3. Tuân thủ điều trị thuốc theo Morisky...22

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mãn tính phổ biến trên thế giới. Tổ chức Ytế thế giới (WHO) đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là“Kẻ giết người số một”. Theo thống kê của WHO trên tồn thế giới tính tới tháng 3năm 2023, ước tính có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành trong độ tuổi từ 30-79 bịtăng huyết áp, hầu hết (hai phần ba) sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình.[1]

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc THA ngày một tăng cao và trẻ hóa. Kết quảđiều tra năm 2021 đã chỉ ra tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành là 26,2%,tương đương 17 triệu người. Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với gánh nặngbệnh tật kép. Trong khi các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn có xu hướng giảm thìcác bệnh khơng lây nhiễm (BKLN) lại tăng. Các BKLN đang là nguyên nhân tửvong hàng đầu, lớn hơn tất cả các nguyên nhân tử vong khác cộng lại. Năm 2019,ước tính có 592.000 ca tử vong do các BKLN, chiếm 81,4% tổng số tử vong do mọinguyên nhân. Trong đó chủ yếu là tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường,ung thư và bệnh hơ hấp mạn tính. [2]

Mặc dù đã có rất nhiều những khuyến cáo về việc quản lý và điều trị THAđược đưa ra, nhưng tỷ lệ phát hiện và điều trị THA nhìn chung vẫn cịn rất thấp.WHO đã thống kê được rằng chỉ có khoảng 42% người trưởng thành bị THA đượcchẩn đoán và điều trị. Trong khi đó, số người bị THA chưa được điều trị tại ViệtNam chiếm tới hơn 70%. [3]

THA có thể khống chế được với mục tiêu mong muốn nhưng số người điều trịđạt được “huyết áp mục tiêu” lại khơng nhiều. Ngun nhân của tình trạng này là dotính chất âm thầm của bệnh nên thường bị bỏ qua ở giai đoạn chưa biến chứng, sự tácđộng của nhiều yếu tố liên quan đến lối sống, thói quen ăn uống và tập thể dục, lạmdụng rượu bia và hút thuốc lá. Đặc biệt, mặc dù việc duy trì dùng thuốc hạ huyết ápđóng vai trị quan trọng nhất trong việc giúp đạt được huyết áp mục tiêu ở bệnh nhânthì qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy việc bỏ trị vàtuân thủ điều trị kém phổ biến ở hầu hết các khu vực. Theo CDC, năm 2013, tỷ lệtuân thủ điều trị trên thế giới chỉ đạt từ 20-30% [4]. Tại Việt Nam, Vũ Xuân Phú và

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bùi Thị Mai Tranh cho biết tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân thành thị khoảng từ 44,8% [5]. Khảo sát tình trạng bỏ điều trị ở bệnh nhân đã từng khám và điều trị ởbệnh viện Trưng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh, Lý Huy Khanh cho biết sau khirời phịng khám 6 tháng đã có tới 79% bệnh nhân bỏ trị [4]. Điều này cho thấy tìnhtrạng bỏ điều trị và không tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân ngoại viện hết sức đánglo ngại và cần có những can thiệp kịp thời.

25-Xuất phát từ những lý do trên, nhóm triển khai nghiên cứu đề tài “ Mô tả thựctrạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại 03 xã Phù Lưu, Hòa Xá,Vạn Thái của huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội năm 2023 và một số yếu tố liênquan” với các mục tiêu sau:

<i>1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại 03 xãPhù Lưu, Hịa Xá, Vạn Thái của huyện Ứng Hồ, thành phố Hà Nội.</i>

<i>2. Phân tích hoặc xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc tuânthủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại 03 xã Phù Lưu, Hòa Xá, Vạn Thái.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1. Tổng quan về tăng huyết áp</b>

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theothống kê, năm 1960, tỷ lệ THA ở người trưởng thành phía bắc Việt Nam là 1%,năm 1992 tỷ lệ này là 11,2%, tăng lên hơn 11 lần. Theo Tổng điều tra toàn quốc vềyếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam năm 2015, có 18,9% ngườitrưởng thành trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, trong đó có 23,1% nam giớivà 14,9% nữ giới. Trong độ tuổi 18-25 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3%năm 2010 lên 20,3% năm 2015. Như vậy, cứ 5 người trưởng thành từ 25-64 tuổi thìcó 1 người bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp được xác định là một yếu tố nguy cơchính dẫn đến các biến cố tim mạch nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim,suy thận và mù lòa. Trong năm 2012, gánh nặng bệnh tật (DALYs) do các bệnh timmạch chiếm tỷ lệ lớn nhất (13,4%) trong tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, trongđó đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim do tăng huyết áp là 3 trong số 20 nguyênnhân gây tử vong hàng đầu.

<b>1.1. Định nghĩa tăng huyết áp</b>

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), người được gọi là tăng huyết áp (THA)khi có một trong hai hoặc cả 2 trị số:

Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu)> 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu(huyết áp tâm trương) > 90 mmHg. Trị số được tính trung bình cộng của ít nhất 2lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [6].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm tăng huyết áp của Tổ chứcy tế Thế giới được trình bày ở trên. Khái niệm này cũng trùng với khái niệm chuyênmôn mà Bộ y tế và các Chương trình y tế tại Việt Nam đang sử dụng [7].

<b>1.2. Phân loại tăng huyết áp</b>

Có 2 cách phân loại THA, đó là phân loại THA theo nguyên nhân và phân loạitheo mức chỉ số huyết áp:

Theo nguyên nhân tìm được, THA gồm 2 loại:- THA nguyên phát (THA chưa rõ nguyên nhân)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Một số yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng tới bệnh THA: do hút thuốc lá, rốiloạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường, người cao tuổi trên 60 tuổi dễ bị tăng huyếtáp, nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh, nghiện rượu bia, béo phì, ít vận động cơ thểhoạt động thể chất ...

+ Tăng huyết áp là bệnh lý có thể gây tử vong và có di chứng thần kinh nặngnề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suytim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống.

- THA thứ phát là triệu chứng của những bệnh dưới đây:

+ Bệnh thận: viêm thận mạn, viêm thận cấp, suy thận, thận đa nang, ứ nước bểthận, u tăng tiết renin...

+ Nguyên nhân nội tiết: hội chứng Cushing, phì đại tuyến thượng thận bẩmsinh, u tủy thượng thận: gây ra cơn THA sau đó huyết áp tự trở lại bình

+ Bệnh tim mạch: hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên,chi dưới huyết áp lại thấp hơn, hở van động mạch chủ: huyết áp tối đa tăng, huyếtáp tối thiểu giảm.

+ Một số nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu,nguyên nhân thần kinh (nhiễm toan hô hấp); do sử dụng thuốc corticoid kéo dài,thuốc tránh thai... cũng khiến huyết áp tăng cao.

<b>1.3. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp</b>

- Tuổi và giới

+ Bệnh THA dần theo tuổi, những người lớn tuổi có nguy cơ cao đối với tỷ lệmắc bệnh và tử vong do những bệnh có liên quan đến THA. Huyết áp cũng thay đổitheo giới, trước tuổi 55 trị số huyết áp nam giới cao hơn nữ nhưng sau tuổi này trịsố huyết áp ở hai giới như tương đương nhau [8,9].

- Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình

+ Nhiều nghiên cứu khẳng định yếu tố di truyền của THA và THA có tính giađình rõ rệt.

- Địa lý, thói quen và lối sống [10,11,12].

+ Tỷ lệ THA khác nhau ở các nước có điều kiện kinh tế, văn hóa và chủng tộckhác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

+ Hút thuốc lá Nicotin trong khói thuốc lá gây co mạch ngoại biên, tăng nồngđộ sertonin, cathecholamin ở não, tuyến thượng thận.

+ Uống nhiều rượu bia: rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA

+ Ăn mặn: lượng muối ăn hàng ngày cao là một nguyên nhân gây ra THA.+ Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện phápphòng ngừa THA và là cách điều trị không dùng thuốc tốt nhất [13].

+ Ít vận động, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.

+ Hội chứng chuyển hóa: THA là một trong những biểu hiện của hội chứngchuyển hóa, hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì, rối loạn chuyển hóa glucose,rối loạn chuyển hóa lipid và THA.

<b>2. Tổng quan về tuân thủ điều trị tăng huyết áp2.1 Điều trị tăng huyết áp</b>

- Mục tiêu điều trị

Mục tiêu điều trị THA là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức chophép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu. Lưu ý, các mứchuyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Hội tim mạch học Việt Nam đưa ra mức huyết áp mục tiêu < 140/90 mmHgcho tất cả các bệnh nhân trên 18 tuổi. Duy nhất chỉ có trường hợp bệnh nhân tănghuyết áp trên 80 tuổi không mắc kèm bệnh thận mạn hoặc đái tháo đường có thể cânnhắc mục tiêu huyết áp cao hơn < 150/90 mmHg [14].

Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp JNC – 8 đưa ra mức huyết áp < 140/90mmHg cho các bệnh nhân < 60 tuổi thông thường hoặc mắc kèm đái tháo đường,bệnh thận mạn, trong khi đó bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) nên đặt huyết áp mụctiêu là < 150/90 mmHg [15]. Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của ESH/ESC 2013khuyến cáo huyết áp mục tiêu < 140/90 mmHg các bệnh nhân thông thường. Cáctrường hợp đặc biệt như cao tuổi (>80 tuổi), đái tháo đường và bệnh thận mạn cóprotein niệu tương ứng sẽ có các mức huyết áp mục tiêu riêng [16].

- Nguyên tắc điều trịThay đổi lối sống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trị cực kỳ quantrọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân cóthể kiểm sốt huyết áp bằng cách:

• Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);tăng cường rau xanh, hoa quả tươi;

• Tập thể dục đều đặn, vừa sức;

• Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;• Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;

• Tránh nhiễm lạnh đột ngột;• Kiểm sốt tốt các bệnh liên quan;

• Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;

• Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thíchhợp.

Kiểm sốt huyết áp là một việc làm hết sức cần thiết cho người bệnh, đồngthời là nhiệm vụ hàng đầu của thầy thuốc, để phòng ngừa biến chứng cũng nhưgiảm gánh nặng cho xã hội. Theo Uỷ ban phòng, chống THA Hoa Kỳ và Hội timmạch học Việt Nam, hành vi điều chỉnh lối sống hợp lý có hiệu quả kiểm sốt huyếtáp, cụ thể thể như bảng sau [12,13].

Tại Trung Quốc từ những năm 1991-2000, Bộ Y tế Trung Quốc đã tiến hànhchương trình quản lý Đái tháo đường và THA tại cộng đồng của 03 thành phố lớn làBắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, chương trình kết hợp truyền thơng nâng caokiến thức cho người dân về THA, khám phát hiện, quản lý và điều trị THA. Chươngtrình đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể: Tỷ lệ phát hiện sớm THA từ23,6% năm 1991 tăng lên 44,7% năm 2001, tỷ lệ người dân THA được điều trị từ12,1% tăng lên 28,2%, và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp ở mức bình thường tăng từ2,8% lên 8,1%, các biến chứng do THA cũng giảm đáng kể. [17]

Tại Israel thống kê năm 1980, tỷ lệ người đân ≥ 20 tuổi mắc THA khoảng28,6%. Chính phủ Israel đã triển khai chương trình phát hiện sớm và kiểm sốtTHA trên phạm vi tồn quốc. Giải pháp chính của chương trình này là kết hợptruyền thông và giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hành lối sống lành mạnh để dự phòng THA và điều trị THA. Chương trình này đãmang lại kết quả tích cực về thực trạng THA cho quốc gia này, đồng thời cũng tiếtkiệm được cho chính phủ của họ 185 triệu USD/năm do giảm được chi phí về gắngnặng bệnh tật do THA [18].

<b>2.2. Tuân thủ điều trị</b>

<i><b>2.2.1. Khái niệm tuân thủ điều trị</b></i>

Theo Tổ chức Y tế thế giới “Tuân thủ là mức độ mà bệnh nhân thực hiện theocác hướng dẫn được đưa ra cho phương pháp điều trị”: Ranial và Morisky cũng đưara định nghĩa về tuân thủ điều trị như sau: “Tuân thủ là mức độ hành vi của bệnhnhân đối với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng, và/hoặc thay đổi lối sốngtương ứng với khuyến cáo của nhân viên y tế" [19,20].

* Điều kiện cần dể BN tuân thủ điều trị- Hiểu và tin chẩn đoán.

- Quan tâm đến sức khỏe.- Tin vào hiệu quả của điều trị.

- Biết chính xác dùng thuốc như thế nào và bao lâu.- Biết khi nào thì bắt đầu có tác dụng.

- Đánh giá hiệu quả điều trị quan trọng hơn chi phí.- Sẵn sàng dùng thuốc.

* Lợi ích của tuân thủ điều trị:- Tăng an tồn cho bệnh nhân.- Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.- Cải thiện hiệu quả điều trị.

- Đầu tư hiệu quả để quản lý các bệnh mạn tính.

Đối với tăng huyết áp, một số biện pháp không dùng thuốc cũng đã đượcchứng minh là có hiệu quả trong việc hạ áp và giúp bệnh nhân dễ dàng đạt huyết ápmục tiêu hơn như chế độ ăn phỏng chống tăng huyết áp, vận động cơ thể hợp lý,giảm cân, giảm muối và rượu bia trong khẩu phần ăn... (thường gọi chung là thựchành thay đổi lối sống). Và vì vậy, theo WHO định nghĩa tuân thủ điều trị cần phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

được hiểu rộng hơn, bao hàm cả việc tuân thủ thuốc và những thực hành khôngdùng thuốc [20,21].

Tuân thủ điều trị là việc rất quan trọng để người bệnh duy trì được sự kiểmsốt huyết áp, giảm tình trạng bệnh tật, các hậu quả, biến chứng và cải thiện chấtlượng cuộc sống.

<i><b>2.2.2. Thực trạng tuân thủ điều trị THA trên thế giới và Việt Nam </b></i>

Nguyên nhân khiến THA gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong nặng nề đãđược chỉ ra trong báo cáo của WHO trên phạm vi tồn cầu, đó là có 3 nghịch lýđang tồn tại trong hoạt động phỏng chống tăng huyết áp ở hầu khắp các khu vực: (i)THA phát hiện dễ nhưng tỷ lệ được phát hiện rất thấp, (ii) điều trị đơn giản nhưngtỷ lệ được điều trị chỉ chiếm khoảng 30% và quan trọng hơn nữa (iii) tỷ lệ đạt đượchuyết áp mục tiêu rất hạn chế.

Một trong những rào cản lớn nhất khiến tỷ lệ kiểm soát được huyết áp khơngcao chính là do tn thủ điều trị thấp. Nghiên cứu cắt ngang của Ezubier AG1,Husain AA và cộng sự tại Đông Sudan năm 2000 cho biết có 59,3% bệnh nhân tuânthủ điều trị và trong số đó có tới 92% kiểm sốt tốt huyết áp trong khi nhóm khơngtn thủ chỉ có 18% đạt được ngưỡng huyết áp mục tiêu [22].

Do người bệnh THA phải khám lấy thuốc uống định kỳ hàng tháng, việc đi lại,chờ đợi để khám và được cấp thuốc là một trong những khó khăn, trở ngại đối vớingười bệnh. Chia sẻ của nhiều bệnh nhân bị THA cho biết, việc đi khám cấp thuốctại bệnh viện huyện đường xa phương tiên đi lại khó khăn, thời tiết nhiều hơm bấtlợi, đến khám tại bệnh viện thì bệnh nhân đơng nên mất rất nhiều thời gian chờ đợi,dẫn đến mệt mỏi, tốn kém chi phí. Từ khi có mơ hình quản lý, điều trị THA tại trạmY tế, người bệnh cảm thấy rất thuận lợi, nhiều lúc quên chưa đến khám thì được bácsỹ gọi điện nhắc nhở, được theo dõi uống thuốc, giảm thời gian chờ đợi, được bácsỹ tư vấn chế độ ăn uống, tập luyện nên huyết áp ổn định, sức khỏe khá hơn [23,24].Saman K Hashmi nghiên cứu năm 2007 trên 460 bệnh nhân được chọn ngẫunhiên tại Bệnh viện Đại học Aga Khan, Pakistan sử dụng thang đo tuân thủ điều trịcủa Morisky trong đó phân định số điểm tử mức không tuân thủ) tới tuân thủ (0-4điểm) cho kết quả tại điểm cắt 77% bệnh nhân tuân thủ tốt. Bệnh nhân lo lắng về tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

dụng của thuốc cũng được cho là yếu tố làm kém tuân thủ và ngược lại tin tưởngvào tác dụng của thuốc cũng làm tăng tuân thủ. Việc bệnh nhân sử dụng quá nhiềuloại thuốc khác nhau cũng là yếu tố nguy cơ gây tình trạng kém tuân thủ diều trị[25]. Nghiên cứu tại Cộng hòa Congo năm 2009 về những lý do khiến bệnh nhânkhông tuân thủ điều trị, tác giả Pereira và cộng sự cho biết, có 5 lý do quan trọngkhiến bệnh nhân bỏ thuốc và kém tuân thủ điều trị bao gồm: thiếu kiến thức về bệnhvà các loại thuốc đang sử dụng, lo lắng và chán nản khi gặp phải các tác dụng phụcủa thuốc, BN sẽ chỉ tin tưởng dùng thuốc khi họ đã có những triệu chứng rõ rệt củabệnh và sự hỗ trợ, động viên của gia đình có vai trị tích cực trong việc khuyếnkhích BN tn thủ điều trị [26].

Nghiên cứu của Pauline E. Osamor ở một thành phố phía Nam Nigeria năm2011 trên 440 bệnh nhân tuổi từ 25 -90 được chọn ngẫu nhiên đơn cho thấy khơngcó sự khác biệt về tn thủ điều trị giữa bệnh nhân nam và nữ nhưng tình trạng hơnnhân lại có mối liên quan có ý nghĩa, 63,4% bệnh nhân dùng thuốc theo đơn của bácsĩ trong bệnh viện và có 5% dùng thuốc mua tại hiệu thuốc. Khoảng 10% bệnh nhânđã đến khám từng dùng các thuốc dân gian và 7,5% bệnh nhân đến hiệu thuốc từngdùng thuốc dân gian [27].

Tại Việt Nam, hệ thống y tế trải dài từ tuyến Trung ương, tỉnh thành, huyệnđến xã phường và thơn bản trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Trong đó y tế cơ sở đóng vai trị quan trọng trong khám phát hiện, quản lý, điều trịTHA, đặc biệt là các trạm Y tế xã/phường/thị trấn là tuyến quan trọng trong quản lý,điều trị THA được toàn diện, liên tục. Việt Nam đã triển khai chương trình phịngchống THA quốc gia. Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, nhiều địa phương đã triển khainhững mơ hình quản lý THA nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong phịngchống THA tại địa phương mình. Theo một nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Hải thựchiện năm 2015 về hiệu quả mơ hình quản lý - điều trị bệnh THA ở người lớn tạitrạm Y tế xã, ấp huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chỉ ra rằng: Kết hợpquản lý, điều trị THA tại tuyến y tế cơ sở giúp quản lý toàn diện hơn thực trạngTHA của người dân tại cộng đồng, góp phần phát hiện sớm, điều trị liên tục và giảmđược các gánh nặng bệnh tật do THA. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng: Sự chủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

động của y tế tuyến cơ sở trong quản lý - điều trị THA và vai trò của y tế thơn đãđóng góp quan trọng, tạo thuận lợi cho người bệnh trong việc đi lại, thụ hưởng dịchvụ CSSK tại nơi sinh sống, từ đó giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn. Thơngqua mơ hình, kiến thức cũng như thực hành về các biện pháp phòng chống, giảmthiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp của người dân được nâng cao [28].

Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Quang Thọ năm 2019 về Đánh giá hiệuquả can thiệp trong quản lý THA tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã chỉ ra: tỷ lệcán bộ y tế tại huyện Hạ Hịa có kiến thức quản lý THA từ 26,9% tăng lên 76,9%sau can thiệp, so với nhóm chứng từ 23,8% chỉ tăng lên 28,6%; tỷ lệ cán bộ có kiếnthức chẩn đốn và điều trị bệnh THA ở mức đạt từ 19% tăng lên 69,2% sau canthiệp, so với nhóm chứng từ 16,7% chỉ tăng lên 19%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằngtỷ lệ người dân ở huyện trong nhóm can thiệp có kiến thức, hiểu biết, thái độ vàthực hành các biện pháp giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp và kiểm sốt huyết áp caohơn so với nhóm chứng [29].

Một nghiên cứu gần đây của Nguyễn Đức Hòa năm 2020 về xây dựng và đánhgiá mơ hình quản lý bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh THA tại tuyến xã, huyệnSóc Sơn, Hà Nội đã chỉ ra những hiệu quả, mặt lợi ích của việc triển khai khám,điều trị THA cho người bệnh tại tuyến y tế cơ sở. Mô hình này phù hợp với địnhhướng phát triển mơ hình bác sỹ gia đình. Việc khám, quản lý, điều trị bệnh nhânTHA tại y tế tuyến xã khơng chỉ góp phần vào giảm quá tải bệnh viện tuyến trên,nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý bệnh THA mà cịn tạo điều kiện thuận lợi chongười bệnh tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế và tuân thủ điều trị HA qua đó nâng caođược hiệu quả điều trị và kiểm soát tốt huyết áp [30].

<i><b>2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị THA</b></i>

Một số tác giả tìm cách giải thích cho việc tn thủ điều trị yếu kém; RossS,W.A tại Anh năm 2004 cho biết việc bệnh nhân tin vào tác dụng của loại thuốcđang dùng sẽ tuân thủ tốt hơn; bệnh nhân ở nhóm tuổi cao thường tuân thủ tốt hơnnhóm tuổi trẻ hơn. Cũng trong năm này, Gascón J J và cộng sự cũng đưa ra mộtkhung logic, đề cập 4 nhóm yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị: gồm các tính chấtđặc trưng của bệnh, lối sống của người bệnh, các yếu tố liên quan đến cán bộ y tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Năm 2010, Van Onzenoort HA tại Hà Lan lại tìm thấy mối liên quan giữa việc bệnhnhân tự theo dõi huyết áp thường xuyên tới việc tuân thủ điều trị tốt hơn một cáchcó ý nghĩa thống kê [31].

Ở Việt Nam, Lý Huy Khanh và Bùi Thị Mai Tranh đều chỉ ra rào cản từ kiếnthức kém và một số quan niệm sai lầm của người bệnh trong điều trị dẫn tới việc bỏtrị. Ngược lại, một số lý do khiến người bệnh yên tâm điều trị hơn cũng được tìmthấy như việc chi trả tiền thuốc hợp lý, thuốc ít tác dụng phụ [4],[32].

Những kết quả nghiên cứu trên đã giúp nhiều tác giả tìm kiếm can thiệp nhằmtăng cường tuân thủ điều trị tăng huyết áp. Từ năm 1980, Veen cho rằng người bệnhTHA nên có bảng ghi lại trị số huyết áp hàng ngày. Năm 2011, Márquez khuyếnnghị nên duy trì hệ thống phản hồi 2 chiều giữa bệnh nhân và thầy thuốc, đồng thờihình thức nhắn tin hàng ngày nhắc uống thuốc vào điện thoại di động được tác giảchứng minh là có hiệu quả. Năm 2014, Ontario Pharmacists Association and GreenShield tại Canada công bố kết quả can thiệp dựa trên giải pháp tư vấn của dược sỹvề dùng thuốc hạ áp, trong đó nhóm can thiệp gia tăng tuân thủ điều trị thêm 15%,trong khi nhóm chứng chỉ tăng 2,2% với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p =0,08). Phân tích theo bệnh nhân cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được can thiệp giatăng 0,8% tuân thủ trong khi nhóm chứng giảm 1%, (p = 0,07) [33].

<b>3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu</b>

Huyện Ứng Hòa là một huyện nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội, cáchtrung tâm Thành phố khoảng 50km. Với đặc điểm là một huyện có diện tích rộng,dân số đơng, có trục đường quốc lộ 21B chạy qua, trải dài hơn 30 km từ đầu huyệnđến cuối huyện.

- Diện tích: 186,727 km<small>2</small>.

- Dân số: 215.492 người (tính đến hết 31/3/2022).- Đơn vị hành chính: Gồm 28 xã và 01 thị trấn.

Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa là đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năngtriển khai các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về Y tế dự phòng và khám chữa bệnhcho nhân dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Trung tâm Y tế hiện có 05 khoa, 03 phịng, 01 cơ sở điều trị Methadone, 02Phòng khám ĐKKV Đồng Tân, Lưu Hoàng và 29 trạm Y tế xã, thị trấn.

Hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa hiện đã đi vào chiều sâu, triểnkhai thực hiện các chương trình/dự án y tế có chất lượng và hiệu quả hơn, tuy vậy vẫncịn nhiều khó khăn như: Cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độđại học và sau đại học, chất lượng nhân lực chưa đồng đều.

<b>4. Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị THA củabệnh nhân điều trị ngoại trú</b>

Hoạtđộngtruyềnthông,GDSKhạn chế

Thực trạng tuân thủ điều trị THA

Không tuân thủ chế độ điều trị không

dùng thuốc

Thực hành chế độ ăn hạn chế

Thực hành chế độ sinh hoạt, vận động

hạn chế

Thực hành theo dõi huyết áp và tái khám

định kỳ hạn chế

Không tuân thủ chế

độ điều trị thuốc <sup>Thực hành dùng </sup>thuốc hạn chế

Chất lượngdịch vụ y tế

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

<b>1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu1.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

- Người bệnh THA được khám, lập danh sách quản lý tại 03 xã Phù Lưu, HòaXá, Vạn Thái.

<i>* Tiêu chuẩn lựa chọn đối với đối tượng nghiên cứu là người:</i>

- Bệnh nhân có khả năng trả lời phỏng vấn.

<i>- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.* Tiêu chuẩn loại trừ:</i>

- Từ chối tham gia vào nghiên cứu.

- Có các vấn đề về sức khỏe không thể tham gia trả lời câu hỏi nghiên cứu.

<b>1.2. Địa điểm nghiên cứu</b>

Xã Phù Lưu, Hòa Xá, Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội.

<b>1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2023 đến tháng 6/2023.2. Phương pháp nghiên cứu</b>

<b>2.1. Thiết kế nghiên cứu </b>

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

<b>2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu</b>

- Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ:n = Z<small>1-α/2</small><sup>2</sup> x <sup>p (1-p)</sup>

d<sup>2</sup>Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu.

p = 0,33 (ước tính tỷ lệ khơng tn thủ điều trị THA theo nghiên cứu của ĐỗThị Bích Hạnh năm 2013).

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Bất kỳngười bệnh nào đến khám, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không vi phạmtiêu chuẩn loại trừ sẽ được chọn vào nghiên cứu cho đến khi đủ 340 người.

<b>3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu</b>

<b>3.1. Đặc điểm chung các đối tượng nghiên cứu</b>

- Giới, tuổi

- Trình độ học vấn- Tình trạng chung sống- Đặc điểm kinh tế

- Đặc điểm mắc bệnh của bệnh nhân: thời gian phát hiện mắc bệnh- Các bệnh mắc kèm theo

- Đặc điểm dùng thuốc ở bệnh nhân: chế độ liều dùng, số thuốc dùng, tác dụngkhông mong muốn

- Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu

<b>3.2. Đặc điểm tuân thủ điều trị tăng huyết áp</b>

- Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc- Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn

- Tỷ lệ tuân thủ hạn chế sử dụng rượu, bia- Tỷ lệ tuân thủ không hút thuốc lá thuốc lào- Tỷ lệ tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực- Tỷ lệ tuân thủ theo dõi huyết áp và khám bệnh định kỳ- Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung

<b>3.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp</b>

- Các yếu tố liên quan giữa giới tính với các chỉ tiêu cần tuân thủ (thuốc, chếđộ ăn, hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá thuốc lào, chế độ thể dục, theo dõihuyết áp).

- Các yếu tố liên quan giữa trình độ văn hóa với các chi tiêu cần tuân thủ(thuốc, chế độ ăn, hạn chế rượu/bia, ngừng hút thuốc lá thuốc lào, chế độ thể dục,theo dõi huyết áp).

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Các yếu tố liên quan giữa tình trạng chung sống, điều kiện kinh tế với các chitiêu cần tuân thủ (thuốc, chế độ ăn, hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá thuốc lào,chế độ thể dục, theo dõi huyết áp).

- Các yếu tố liên quan giữa đặc điểm dùng thuốc với tuân thủ điều trị thuốc.- Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ chế độ sinh hoạt, rèn thể lực, tuân thủ theodõi huyết áp và khám định kỳ với tuân thủ chế độ ăn.

- Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc, thăm khám định kỳ, theodõi huyết áp với với tuân thủ điều trị chung.

- Các yếu tố liên quan giữa tuân thủ điều trị và đạt huyết áp mục tiêu.

<b>4. Tiêu chí đánh giá chỉ số nghiên cứu</b>

Tất cả các tiêu chỉ đều được đánh giá trong khoảng thời gian 1 tháng. Trướckhi mô tả mức độ tuân thủ chế độ điều trị THA chung, nghiên cứu sẽ mô tả chi tiếtvề mức độ tuân thủ từng tiêu chí trên của BN, rồi xác định một số các yếu tố liênquan với một số loại tuân thủ này.

<b>4.1. Đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc</b>

Tuân thủ sử dụng thuốc: là sử dụng thường xuyên tất cả các loại thuốc được kêđơn theo đúng chỉ dẫn của CBYT.

Nghiên cứu này sử dụng Bộ câu hỏi phỏng vấn của Morisky (MAQ medicationadherence questionaire - Morisky 8) làm thang đo tuân thủ điều trị. Trong đó theoMorisky, mỗi câu hỏi trong bộ câu hỏi được đánh giá theo điểm số là 0 và 1 điểm.Mức độ tuân thủ được phân loại dựa vào tổng số điểm đạt được, dao động từ 0 - 8điểm [5].

- 0 điểm: Tuân thủ tốt

- 1-2 điểm: Tuân thủ trung bình

- > 3 điểm: Tn thủ kém/khơng tn thủ

Sau đó, để phù hợp với việc so sánh với các nghiên cứu tại Việt Nam, nghiêncứu sinh chia theo 2 mức gồm:

- Có tuân thủ (điểm số từ 0-2)- Không tuân thủ (>3 điểm)

<b>4.2. Đánh giá tuân thủ chế độ ăn</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Tuân thủ chế độ ăn: Là ăn hạn chế muối natri, cholesterol và acid béo no.Hạn chế muối natri: Không tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối natri được quyước trong nghiên cứu này là khi BN ăn > 6gr muối hay > 1 thìa cà phê muối mỗingày hay thường ăn các loại thực phẩm có nhiều muối natri như các thực phẩmđóng hộp, chế biến sẵn (thịt hun khói, xúc xích, thịt hộp, bơ mặn, nước tương, muốivừng khi ăn chung với gia đình [4].

Hạn chế cholesterol và acid béo no: Không tuân thủ chế độ ăn hạn chếcholesterol và acid béo no là ăn mỡ động vật dạng thịt mỡ hoặc dùng mỡ động vậtrán/chiến/xảo, lòng đỏ trứng, bơ...

Đánh giá tuân thủ chế độ ăn thông qua bảng câu hỏi, từ câu 9 đến câu 16, BN sẽđược hỏi về mức độ thưởng xuyên ăn các thức ăn trên với thang đo 4 mức:

Thường xuyên (> 4 lần/tuần): 3 điểmThỉnh thoảng (2 - 3 lần/tuần): 2 điểmCó khi (1 lần/tuần): 1 điểm

Khơng bao giờ: 0 điểm

Tổng điểm từ 0-24 điểm, nếu BN có số điểm trên 8 điểm được coi là khôngtuân thủ chế độ ăn, từ 8 điểm trở xuống được coi là có tuân thủ chế độ ăn.

<b>4.3. Đánh giá tuân thủ hạn chế rượu/bia, không sử dụng thuốc lá, thuốclào</b>

- Hạn chế uống rượu/bia: Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết ápcủa BYT năm 2010, bệnh nhân tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng bia rượu. Cụ thể,số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn ngày (nữ) và tổng cộngít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/ngày (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10gethanol tương đương 330ml bia hoặc 120ml rượu vang).

Trong khi đó, bệnh nhân tăng huyết áp phải ngừng hoàn toàn việc hút thuốc láhoặc thuốc lào [4].

- Nghiên cứu này đánh giá tuân thủ điều trị liên quan đến rượu/bia trong tuầnqua bằng cách hỏi về số lượng rượu hoặc bia uống vào ngày nhiều nhất và lượngtrung bình mà BN uống trong mỗi ngày, rồi tính tổng số lượng cốc chuẩn tuần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Đánh giá tuân thủ không hút thuốc lá, thuốc lão thơng qua các câu hỏi bệnhnhân về tình trạng sử dụng loại thuốc này.

<b>4.4. Đánh giá tuân thủ theo dõi HA</b>

Căn cứ vào khuyến nghị của Phân Hội Tăng huyết áp Việt Nam về mức độcần theo dõi huyết áp, trong nghiên cứu này chúng tôi chia như sau [14]:

Theo 3 mức:

- Theo dõi huyết áp Tốt: Đo và ghi lại giá trị huyết áp > 3 lần/tuần

- Theo dõi huyết áp Trung bình: Đo và ghi lại giá trị huyết áp 1 - 2 lần/tuần- Không theo dõi thường xuyên: Không đo hoặc đo < 1 lần/tuần

Sau đó chúng tơi đánh giá theo 2 mức là có theo dõi huyết áp và không theodõi huyết áp như sau:

- Có theo dõi: Đo và ghi lại tối thiểu 1 lần/tuần- Không theo dõi: Đo và ghi lại dưới 1 lần/tuần

<b>4.5. Đánh giá tuân thủ chế độ sinh hoạt luyện tập thể lực</b>

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của BYT năm 2010, bệnhnhân tăng huyết áp cần tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp; tập thể dục,đi bộ hoặc vận động ở mức vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày: Tránhlo âu, căng thẳng thần kinh; Cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý: Tránh bịlạnh đột ngột [4]. Sử dụng câu hỏi xây dựng sẵn để đánh giá bệnh nhân có tuân thủchế độ sinh hoạt, luyện tập.

<b>4.6. Đánh giá tuân thủ diều trị chung</b>

BN được coi là tuân thủ khi đạt 4 tiêu chuẩn trở lên trong 1 tháng trước khiBN nhân phỏng vấn, dưới 4 tiêu chuẩn là không tuân thủ điều trị.

<b>5. Các bước thực hiện nghiên cứu</b>

- Đối tượng nghiên cứu được mời đến một phịng riêng được bố trí gần phòngkhám bệnh để tránh việc BN phải đi lại nhiều sau khi BN hoàn tất các thủ tục khámbệnh và lĩnh thuốc.

- Thu thập thông tin từ hồ sơ khám bệnh của BN.

- Sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế (phụ lục), phỏng vấn và đánh giá điểmcho từng bệnh nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

- Tiến hành nhập liệu, xử lý số liệu.

<b>6. Kiểm soát sai số và xử lý số liệu</b>

- Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.- Mơ tả các biến định tính theo tần số và tỷ lệ, đánh giá các yếu tố liên quanvới tn thủ điều trị theo thuật tốn khi bình phương.

- Sai số do lỗi của người thu thập thông tin trong quá trình chọn mẫu và nhậpliệu hoặc mã hóa số liệu thu được. Nhằm hạn chế sai số này, số liệu thu thập được từphiếu khảo sát và bệnh án sẽ được cập nhật 2 lần độc lập và kiểm tra đối chiếu đểtránh sai sót trong quá trình nhập số liệu. Bên cạnh đó, người thực hiện cần nắm vữngkiến thức chuyên môn, thu thập số liệu cẩn thận, chính xác để tránh sai lệch và nhầmlẫn.

<b>7. Đạo đức nghiên cứu</b>

- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng thông qua đề cương của Trung tâm Ytế huyện Ứng Hịa.

- Gặp gỡ trao đổi mục đích và nội dung của nghiên cứu với đối tượng nghiêncứu nhằm giúp họ hiểu và tham gia tự nguyện vào nghiên cứu.

- Thông tin và ý kiến cá nhân của các đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật,chỉ sử dụng để tổng hợp, phân tích đưa ra nhận định chung.

- Số liệu nghiên cứu được thông báo lại cho các bên liên quan nhằm giúp cáccơ quan chức năng có thêm thơng tin trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan.

- Những thông tin thu được chỉ phục vụ cho nghiên cứu và các mục đích nhằmcải thiện để nâng cao chất lượng quản lý và điều trị THA trên địa bàn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>

<b>1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu</b>

<b>Biều đồ 1. Phân bổ bệnh nhân theo giới tính</b>

<i><b>* Nhận xét: Trong số 360 đối tượng nghiên cứu, có 211 bệnh nhân là nữ</b></i>

(chiếm 59%) và số bệnh nhân nam là 149 (chiếm 41%).

<b>Biểu đồ 2. Phân bổ bệnh nhân theo nhóm tuổi</b>

<i><b>* Nhận xét: Trong số bệnh nhân THA đến khám, nhóm tuổi trên 65 chiếm tỷ lệ</b></i>

cao nhất với 213 bệnh nhân (chiếm 59,2%), nhóm tuổi từ 45-65 có 145 bệnh nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

(chiếm 40,3%), nhóm tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ ít nhất với 2 bệnh nhân tương đương0,5%.

<b>Bảng 1. Một số đặc điểm chung khác của đối tượng nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>Bảng 3. Các bệnh kèm theo</b>

<i><b>* Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân THA đi kèm với bệnh lý rối loạn chuyển hóa.</b></i>

Trong đó Đái tháo đường và rối loạn Lipid là phổ biến nhất.

<b>Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu</b>

<b>Đạt được huyết áp mục tiêuSố lượngTỷ lệ (%)</b>

<i><b>* Nhận xét: Sau q trình điều trị, có 253/360 bệnh nhân đạt được huyết áp</b></i>

mục tiêu chiếm 70,3%. Còn lại 107 bệnh nhân chưa đạt dược huyết áp mục tiêu,chiếm 29,7%.

<b>Bảng 5. Đặc điểm về tác dụng không mong muốn trên bệnh nhânXuất hiện tác dụng không mong</b>

<i><b>* Nhận xét: Trong số 360 bệnh nhân, chỉ có 31 trường hợp xuát hiện tác dụng</b></i>

không mong muốn khi điều trị chiếm 8,6%.

</div>

×