Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

thảo luận đề tài 1 văn hóa vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.62 MB, 36 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>

<b>THẢO LUẬN </b>

<b>Đề tài 1: Văn hóa vùng Tây Bắc </b>

<b>Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Thị Huyền Ngân Sinh viên thực hiện : Nhóm 1 </b>

<b>Lớp HP : 231_ENTI0111_01 Môn học : Cơ sở văn hóa Việt Nam </b>

<b> Bộ môn Marketing du lịch </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2

<b>Danh sách thành viên nhóm 1 </b>

4 Nguyễn Thị Mai Anh 21D105142

13 Lương Quỳnh Dương 22D170033 14 Nguyễn Thị Lan Dương 22D170034 15 Vũ Thị Thùy Dương 22D170035

17 Nguyễn Hương Giang 22D170046

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

3

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU...4 </b>

<b>PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC ... 5 </b>

<b>1. Đặc điểm tự nhiên vùng Tây Bắc ... 5 </b>

<b>2. Đặc điểm xã hội vùng Tây Bắc ... 6 </b>

<b>PHẦN II: VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC ... 8 </b>

<b>1. Ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc ... 8 </b>

<b>1.1. Ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc tày vùng Tày ... 8 </b>

<b>1.2. Ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ... 10 </b>

<b>1.3. Ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ... 12 </b>

<b>2. Một số nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Tây Bắc ... 16 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

“Ta lạc bước giữa núi rừng Tây Bắc Hồn đắm say bỏ mặc những muộn phiền Ghé nơi này cảm thấy sự bình yên Bởi thơ mộng của một miền hùng vĩ”

(Sắc màu Tây Bắc- Hồng Vũ) Tây Bắc khơng chỉ là xứ sở hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng với những cánh rừng đại ngàn, những triền ruộng bậc thang mà còn là kho trầm tích văn hố dân gian được hình thành, lưu giữ và phát triển từ ngàn đời. Sinh sống từ lâu đời trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào vùng Tây Bắc đã hình thành cho mình vốn văn hố bản địa vơ cùng đặc sắc. Mỗi dân tộc lại có một nét riêng, mang cái hồn rất riêng, rất “lạ” trong dòng chung văn hoá dân gian Tây Bắc.

Vùng Tây Bắc của Việt Nam là một nơi đầy sắc màu và đa dạng về văn hóa, lịch sử và địa lý. Nằm ẩn mình trong vùng núi non hùng vĩ, với những ngọn núi cao, con sông quyến rũ và những bản làng bản địa xinh đẹp, vùng Tây Bắc không chỉ là một thiên đàng của cảnh đẹp tự nhiên mà cịn là một kho tàng văn hóa độc đáo và đầy hấp dẫn.

Văn hóa của vùng Tây Bắc được đánh dấu bởi sự đa dạng dân tộc, với những cộng đồng người H'Mông, Dao, Thái, Mường và nhiều dân tộc khác, mỗi một dân tộc lại mang trong mình một bản sắc độc đáo về ngơn ngữ, trang phục, tập tục và tín ngưỡng. Đây là một trong những khu vực duy nhất ở Việt Nam, nơi bạn có thể trải nghiệm sự đa dạng về văn hóa một cách rất rõ ràng.

Ngồi ra, vùng Tây Bắc còn được biết đến với những nét văn hóa truyền thống đặc biệt như nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật thêu, và thậm chí là lễ hội truyền thống vơ cùng hồnh tráng và ấn tượng. Những giá trị văn hóa này đã được bảo tồn qua hàng thế kỷ và vẫn còn rất sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Tây Bắc.

Chúng ta hãy cùng nhau khám phá và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa vùng Tây Bắc, với tất cả sự tị mị và lịng kính trọng đối với những di sản văn hóa độc đáo mà vùng này đã đóng góp cho bản sắc văn hóa phong phú của đất nước Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

5

<b>PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC </b>

<b>1. Đặc điểm tự nhiên vùng Tây Bắc </b>

- Dãy Hoàng Liên Sơn, được người Thái gọi là “sừng trời” (Khau phạ), chính là bức tường thành phía đơng và vùng Tây Bắc.Chiều dài dãy Hồng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở lên, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m, đỉnh cao nhất như Phanxipang là đỉnh núi cao nhất Tây Bắc với độ cao 3.143m so với mực nước biển.

- Dãy núi Sơng Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sơng Đà (cịn gọi là địa máng sông Đà). Bên cạnh sông lớn như sông Đà (tên Thái là Nặm Tè), vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sơng Đà cịn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lịng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

<b>ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU </b>

Khí hậu ẩm với chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đơng) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió “phơn” (hay quen được gọi là “gió lào”) được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Mặt khác, do địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, các dịng sơng, khe suối, tạo nên những thung lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên nên Tây Bắc cịn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu.

<b>TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6

- <b>Nước: Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn như sông Đà, </b>

sông Mã sông Bôi. Sông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), ông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), km (trên đất Việt Nam dài 543 km). Đây là nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam. Nguồn nước nóng ở trong vùng tương đối nhiều nhưng đang ở dạng tiềm năng và chưa được khai thác nhiều.

Đây là nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam. Nguồn nước nóng ở trong vùng tương đối nhiều nhưng đang ở dạng tiềm năng và chưa được khai thác nhiều. Ở Tây Bắc phát hiện được 80 điểm nước nóng và nước khống, trong đó có 16 điểm đã được điều tra kỹ và có giá trị sử dụng.

- Khống sản:

Than: Vùng Tây Bắc là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản như than, kim loại đen, kim loại màu v.v. Than có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu của địa phương.

<b> 2. Đặc điểm xã hội vùng Tây Bắc </b>

- Tây Bắc là vùng đất rộng thưa dân, số dân khoảng 4.229.543 người (2010) (tỉ lệ 4.3% so với tổng số dân cả nước), bình qn khoảng 84 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề.

- Đây là vùng nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên tình trạng lạc hậu và nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người.

- Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngồi ra, cịn khoảng 20 dân tộc khác như Mơng, Dao, Tày, Kinh, Nùng, ...

- Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt:

+ Vùng rẻo cao ( đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến, với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.

+ Vùng rẻo giữa ( sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Mơng - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công.

+ Vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7

- Sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn giữa các dân tộc mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

8

<b>PHẦN II: VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC </b>

<b>1. Ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc </b>

Tết đến, Xuân về, trên khắp các vùng quê Việt Nam đều rộn ràng khơng khí đón mừng năm mới. Tết đón mừng năm mới thường sẽ gồm chuỗi các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa đặc sắc diễn ra vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo lịch pháp của từng tộc người. Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi tộc người lại có cách đón năm mới khác nhau cả về thời điểm, nghi lễ, phong tục, ẩm thực…. Mỗi dân tộc có một phong tục, nghi lễ, trang phục đón Tết khác nhau, với những nét đặc trưng riêng, tạo nên một bức tranh ngày Tết đa sắc màu và đậm đà bản sắc văn hóa nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp là cầu mong năm mới được ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hịa, mùa màng tốt tươi, gặp nhiều may mắn. Khu vực miền núi phía Bắc là nơi sinh sống lâu đời của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Thái, Dao … Phong tục đón Tết của mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng trong bức tranh đa dạng về phong tục đón Tết của các dân tộc thiểu số mà có lẽ nhiều người chưa thực sự biết đến.

<b>1.1. Ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc tày vùng Tày 1.1.1. Khái quát chung </b>

Khi những cánh hoa đào, hoa mai bừng nở báo hiệu mùa xuân về cũng là lúc đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Như các dân tộc anh em khác, Tết Nguyên đán của người Tày Tây Bắc vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc… Vào ngày 27, 28 tháng chạp âm lịch, các gia đình dân tộc Tày đã nhộn nhịp thịt lợn, gói bánh chưng. Những con lợn to nhất được chọn thịt trong ngày tết. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng của người Tày, như thịt lam, thịt treo gác bếp, lạp sườn, thịt ướp muối gừng… và một phần để gói bánh chưng. Những phong tục này đã tạo nên bản sắc đậm đà tính dân tộc, góp phần làm giàu vốn văn hóa cổ truyền của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.

<b> 1.1.2. Một số phong tục đặc trưng trong ngày Tết truyền thống của người dân tộc Tày </b>

<b>a. Lau dọn bàn thờ tổ tiên </b>

- Nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời khắc đón xuân sang là lau dọn bàn thờ tổ tiên. Ngày 30 tết, chủ nhà thường là đàn ông làm nhiệm vụ sửa sang bàn thờ, quét sạch bụi bẩn, đốt rơm lúa nếp sạch lấy tro bù vào bát hương, cắm lại 1 - 3 chân hương và đặt vào chỗ cũ; lấy nước lá bưởi lau rửa các đồ thờ. Rửa sạch khay, ấm chén rót nước chè đặt bên dưới mỗi bát hương một chén. Trước các bát hương, bày khay hoa quả vào

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

9

chính giữa; hai bên đặt bánh chưng, bánh khảo, mứt, kẹo... Mỗi bên bàn thờ dựng một cây mía to, lá được buộc túm cụm vào nhau như đầu rồng..., bày trí gọn, đẹp tạo được khơng khí tĩnh lặng và nghiêm trang.

<b>b. Tục xin lửa, lấy nước vào đêm giao thừa </b>

- Đối với người Tày thì ngọn lửa và nước là hai thứ đặc biệt quan trọng đối với họ, gắn bó chặt chẽ và sâu nặng trong cuộc mưu sinh của đồng bào. Vì vậy, vào đêm giao thừa, nghi lễ lấy nước, xin lửa được người Tày vùng Tây Bắc tổ chức trang trọng và linh thiêng.

- Khi tiếng gà gáy đầu tiên của năm mới báo hiệu thời khắc giao thừa đã đến, họ chuẩn bị ba chiếc bánh chưng, ba lá trầu đẹp, ba que hương cắm vào nơi bếp lửa và nơi lấy nước thường ngày. Chủ nhà cầu xin thần nước, thần lửa ban cho ngọn lửa ấm và dòng nước ngọt từ trong núi. Xin được lấy lửa và nước của năm mới, cầu xin được sang năm mới có cuộc sống no ấm, sung túc hơn năm cũ.

- Sau khi lấy lửa xong, lửa được đưa vào bếp chính giữa nhà sàn, chất thêm củi để cho bếp lửa cháy bùng tạo hơi ấm và ánh sáng vào khoảnh khắc giao thừa. Nước lấy được đun trên bếp giữa nhà sau đó pha chè, mời tất cả các thành viên trong nhà cùng uống để thưởng thức chén nước mới của năm mới.

<b>c. Cúng ma tổ vào ngày mùng một Tết </b>

- Sáng mùng một Tết, người Tày dậy thật sớm để chuẩn bị làm mâm cơm cúng ma tổ. Trong quan niệm của đồng bào Tày, ma tổ có vai trị bao quát tất cả mọi việc của gia đình trong cả một năm. Do vậy, trước khi người nhà và vật ni được ăn cỗ Tết thì phải dâng lên ma tổ mâm cơm thịnh soạn tùy theo hoàn cảnh gia đình để mời ma tổ về chứng giám lịng thành tâm và ăn bữa cơm năm mới. Làm như thế, các thành viên trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và phát đạt trong năm mới.

<b>d. Kiêng không sát sinh vào mùng một Tết </b>

- Người Tày có tục kiêng khơng sát sinh vào những ngày tết. Vì vậy, mọi hoạt động chuẩn bị cho các món ăn đều được làm trước ngày mùng 1 tết. Vào những ngày cuối của năm, người ta hái rau, đào măng, mổ gà, mổ vịt, mổ lợn, chặt các loại cây…còn đã bước sang năm mới, tuyệt đối không được sát sinh dù chỉ là hái rau hay đào củ.

<b>e. Nghi lễ đuổi kiến, đuổi mối đầu năm </b>

- Sau ba ngày Tết, buổi sáng mùng 3 hoặc mùng 4 âm lịch, người già trong gia đình lại tiếp tục thực hiện “nghi lễ đuổi kiến”. Sau khi hóa vàng, sau ba ngày Tết khơng qt nhà, người cao tuổi nhất trong nhà cầm chổi chít qt từ những góc kín nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

10

của nhà cho đến gầm giường, gầm tủ và nền nhà. Khi quét, tay lia chổi, miệng người quét liên hồi đọc câu nói vần: “Kiến kềnh kiến càng, kiến vàng kiến nghệ, lệ khệ theo mẹ mà đi chợ”, “Mối kềnh mối càng, mối vàng mối nghệ, lệ khệ theo mẹ mà đi chợ”. Những câu nói vần được đọc lên như hát theo nhịp quét của chổi. Nếu có chú kiến, chú mối nào lẫn vào đống rác thì người quét cũng nhẹ tay chổi để chúng khỏi bị chết và được đưa ra khỏi nhà. Mục đích của tục đuổi kiến là muốn xua đuổi kiến, mối ra khỏi nhà, làm cho chúng không làm hỏng cột nhà, làm hại mùa màng và vật chất của con người.

<b>f. Phong tục “pây tái” của dân tộc Tày vùng Tây Bắc </b>

- Đối với những người con gái đi lấy chồng, họ có một tục rất đặc biệt. Đó là “Đi tái” hay cịn được gọi là “pây tái”, đây là tục con gái đã đi lấy chồng trở về nhà thăm và ăn Tết cùng bố mẹ đẻ.

- Theo đồng bào nơi đây, vì tâm lý lo sợ, ngại ngùng của dâu mới nên cô dâu sẽ được ăn Tết năm đầu tiên tại nhà bố mẹ đẻ, từ năm thứ 2 trở đi sẽ ăn tết tại nhà nội nên tục “đi tái” sẽ bắt đầu thực hiện từ cái Tết thứ hai và thường sẽ vào mùng 2 Tết. Thông thường, thực hiện “đi tái” bao gồm cả vợ chồng và con cái (nếu có), khi “đi tái” mang theo 1 con gà, bánh khảo, bánh chưng, bánh gai và một ít bánh kẹo thắp hương nhà ngoại.

- Tục này mang ý nghĩa như con gái trong nhà đã lấy chồng, làm lụng bên nhà chồng, cả năm mới được một ngày về thăm bố mẹ đẻ nên mang một ít lễ như của cải làm được trong năm đem về biếu bố mẹ. Tuy nhiên, ngày nay xã hội đã tiến bộ hơn nhiều, ngày “đi tái” khơng cịn là ngày về biếu q bố mẹ nữa mà sự có mặt của con cháu trong Tết, cùng nhau ăn bữa cơm sum vầy là điều quan trọng nhất, nên người ta khơng cịn q chú trọng đến việc mang đủ “lễ” như xưa.

<b> 1.1.3. Lễ hội “Lồng Tồng” - Lễ hội không thể thiếu </b>

- Hội Lồng Tồng là hội mở đầu vụ gieo trồng, nên người ta cịn gọi đó là ngày hội xuống đồng. Tùy từng địa phương mà hội Lồng Tồng tổ chức vào một ngày nào đó, có nơi người ta có sự “xếp đặt” ngày mở hội Lồng Tồng sao cho xen kẽ nhau, có nơi này cịn đến nơi kia tham dự.

- Đó cũng là ngày hội xuân, thời điểm giao hòa âm dương, cầu mong mùa màng, muôn vật sinh sôi nảy nở, đó là ngày lễ cầu an tồn cho tồn thể cộng đồng bản làng bước vào năm mới. Trên cơ sở những nghi lễ như vậy đã nảy sinh và tích hợp nhiều hoạt động vui chơi giải trí mang tính phong tục.

<b>1.2. Ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Thái </b>

- Dân tộc Thái ở Việt Nam có nhiều ngày lễ truyền thống quan trọng, nhưng một trong những dịp tết truyền thống quan trọng của họ là "Tết Còn" (còn được gọi là Tết Xăm Tơi). Đây là một dịp quan trọng để cộng đồng Thái kỷ niệm và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, thường diễn ra vào tháng 1 âm lịch hàng năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

11

- Tết Còn thường kéo dài từ một đến ba ngày, trong đó người dân thường tham gia các hoạt động truyền thống như cắt lúa, làm bánh, và tổ chức các lễ hội truyền thống. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình và cộng đồng có cơ hội tụ họp, chia sẻ niềm vui, và bày tỏ lịng đồn kết.

- Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Thái có một số đặc điểm độc đáo: 1. Ngày tổ chức: Tết truyền thống của người Thái thường diễn ra vào tháng 1 âm lịch hàng năm, thường vào mùa đông, khi mùa lúa đã được thu hoạch xong. Ngày chính để kỷ niệm Tết thường khá linh hoạt, nhưng nó thường kéo dài từ một đến ba ngày.

2. Hoạt động chính: Một trong những hoạt động quan trọng trong Tết của người Thái là cắt lúa và làm bánh. Cắt lúa là một nghi lễ quan trọng, thể hiện sự gắn kết với đất đai và công lao của người nông dân. Bánh Tết truyền thống của họ thường được làm từ gạo nếp và có hình dáng và màu sắc độc đáo.

3. Lễ hội và nghi lễ: Tết của người Thái thường đi kèm với các lễ hội truyền thống, như múa xòe, hát gọi là "cơi", và các trị chơi dân gian. Ngồi ra, trong Tết Còn, họ còn thực hiện các nghi lễ tôn vinh tổ tiên và thần linh, bao gồm cả việc làm lễ cúng, cầu xin sự bình an và tài lộc.

4. Trang phục truyền thống: Trong Tết, người Thái thường mặc trang phục truyền thống đẹp và đặc biệt. Đối với phụ nữ, đó thường là áo dài dài và váy nhiều màu sắc, còn nam giới thường mặc áo gile và quần nỉ truyền thống.

5. Là dịp tụ họp gia đình và cộng đồng: Tết của người Thái là thời gian quan trọng để các thành viên trong gia đình và cộng đồng tụ họp, chia sẻ niềm vui, kể chuyện, và thể hiện lịng đồn kết và tình thân thương.

➔ Những đặc điểm này thể hiện sự duy trì và phát huy các giá trị truyền thống và văn hóa độc đáo của người Thái trong việc kỷ niệm Tết truyền thống của họ.

- Tết của người dân tộc Thái có nhiều nghi lễ đặc biệt và thú vị. Dưới đây là một số trong những nghi lễ quan trọng trong ngày Tết của họ:

6. Lễ cắt lúa và lễ làm bánh cơm: Lễ cắt lúa là nghi lễ quan trọng nhất trong Tết của người Thái. Người dân Thái tin rằng việc này sẽ mang lại tài lộc và bình an cho gia đình và cộng đồng. Lễ này thường được tổ chức vào sáng sớm, và sau khi cắt lúa xong, mọi người thường tổ chức lễ làm bánh cơm truyền thống.

7. Lễ cúng thần linh và tổ tiên: Trong Tết, người Thái thường dành thời gian để tổ chức lễ cúng thần linh và tổ tiên. Họ đặt bàn thờ tại nhà và cúng lễ để bày tỏ lịng biết ơn và tơn vinh tổ tiên và thần linh.

8. Múa xòe và hát gọi là "cơi": Múa xịe và hát gọi là "cơi" là những hoạt động văn hóa quan trọng trong Tết của người Thái. Những màn trình diễn này thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

10. Trang phục truyền thống: Trong Tết, người Thái thường mặc các trang phục truyền thống đẹp và đặc biệt. Phụ nữ thường mặc áo dài dài và váy nhiều màu sắc, trong khi nam giới thường mặc áo gile và quần nỉ truyền thống.

➔ Những nghi lễ này thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa và truyền thống của người dân tộc Thái và cũng có ý nghĩa kết nối gia đình và cộng đồng trong ngày Tết.

<b>1.3. Ngày Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Mông </b>

Khác với dân tộc Kinh và nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở trong cả nước nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng, người Mơng ở Sơn La và một số tỉnh ở Tây Bắc thường ăn Tết vào đầu tháng Chạp Âm lịch. Tết của người Mông thường diễn ra trong 3 ngày nhưng trước đó cả tháng, khắp các bản trên, bản dưới tại các xã vùng cao của Sơn La, người Mơng đã nhộn nhịp khơng khí đón xn.

<b>a. Người Mơng dán giấy vào cơng cụ lao động để dưới bàn thờ để công cụ được nghỉ ngơi ngày Tết. </b>

- Sau khi hoàn tất công việc đồng áng, họ nghỉ ngơi sau một năm lao động hăng say, vất vả để chuẩn bị sắm sửa, đón ngày Tết về. Người Mơng sống chủ bằng các hoạt động nông nghiệp, những công cụ dụng cụ sản xuất đối với họ vơ cùng có ý nghĩa. Vì vậy, sau khi dừng các cơng việc, họ phong lại tất cả các công cụ sản xuất. Mỗi thứ lại được họ "phong" bằng những hình thức khác nhau, ví dụ các lị rèn phải làm lễ đóng lị, chiếc cối xay ngơ thì phải được tháo ra, dán một tờ giấy bản lên các công cụ lao động.

<b>b. Món ăn ưa thích của người Mơng trong ngày Tết. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

13

- Món ăn ưa thích của người Mơng trong ngày Tết chính là thắng cố nấu bằng xương thịt trâu, ngựa. Ngày thường thì phải ra chợ mới có thắng cố. Tết đến, chảo thắng cố luôn sôi sùng sục trong bếp lửa người Mông.

- Thắng cố nhắm với rượu ngô, thắng cố ăn cùng mèn mén. Chảo thắng cố không mấy xa lạ với những ai đã từng lên cao nguyên đá, nhưng mèn mén và bánh ngô thì khơng dễ gì thấy được vì đó khơng phải là món bày bán thường xuyên ở chợ.

- Mèn mén làm bằng bột ngơ đồ chín, sậm sật khi nhai trong miệng, nhưng nếu quen rồi sẽ cảm thấy vị bùi béo, thơm ngon. Tết cũng là cơ hội để món bánh bột ngơ bốc mùi thơm phức trên bếp than người Mơng. Chúng trịn và to như chiếc đĩa khi nướng trên than củi, bánh ngô chắc nịch, bẻ ra ăn có vị chua chua ngọt ngọt.

<b>c. Trang phục ngày lễ của người dân dân tộc Mơng </b>

Trong những ngày đón Tết, người dân tộc Mơng sẽ cùng nhau chơi Tết và khốc lên mình những bộ váy, áo đẹp nhất. Bởi vậy, nổi bật trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là gam màu rực rỡ của những chiếc váy tung xòe trên sườn đồi ngút ngàn cùng những tiếng leng keng của đồng bạc trên người các chàng trai, cô gái đi chơi xuân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

14

<b>d. Lễ hội ngày Tết của người Mông. </b>

- Hội Gầu Tào là nghi thức đón Tết cộng đồng của người Mơng. Lễ hội có ý nghĩa cầu phúc cho dân bản một năm mới mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển. Sau lễ cúng là các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống như đánh yến, hát đối, đẩy gậy…. Tiếng khèn, tiếng hát giao duyên tạo nên khơng khí rộn ràng, náo nhiệt khắp bản làng trong những ngày đón Tết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

15

- Chẳng những có các lễ hội truyền thống, cả năm vất vả, Tết chính là quãng thời gian họ nghỉ ngơi, tổ chức trò chơi, tổ chức giao lưu âm nhạc. Những điệu hát, điệu khèn ngày Tết, những trò chơi dân gian ấy như là một thứ không thể thiếu trong ngày Tết ở Hà Giang. Cùng nhau hòa vào âm thanh ngày xuân rộn ràng, họ như quên hết bao vất vả của năm cũ, chỉ cịn đó niềm vui, niềm hạnh phúc nơi rẻo cao.

➔ Ngày nay đời sống của người Mông ở Hà Giang dần được nâng lên cùng với sự thay đổi về nhận thức, nhiều hủ tục lạc hậu đã được bài trừ. Và Tết sớm của người Mông vẫn luôn là nét đẹp văn hóa riêng, đặc sắc trên miền cực Bắc của Tổ quốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

16

<b>2. Một số nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của đồng bào Tây Bắc </b>

Trên các địa bàn vùng Tây Bắc, có các ngành dân tộc cùng sinh sống, trong đó, mỗi một dân tộc tại nơi đây lại có một nét văn hóa độc đáo, mang cái hồn rất riêng, rất “lạ” so với người Kinh ở miền. Cưới hỏi là một trong những phong tục đặc sắc và vô cùng quan trọng đối với người H’Mông, người Thái, người Dao... Lễ cưới của đồng bào vùng Tây Bắc là việc trọng đại của đời người, của mỗi gia đình, dịng họ, đánh dấu sự trưởng thành của những chàng trai, cô gái. Đồng thời, là nghi lễ hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc như văn hóa trang phục, phong tục, tập quán, nghi lễ, ẩm thực, âm nhạc... Tất cả đều toát lên nét độc đáo, riêng biệt của văn hóa vùng Tây Bắc. Trong lễ cưới của người dân tộc, những nghi lễ truyền thống thực chất gắn liền với những quan niệm nhân sinh của đồng bào nơi đây. Tuy nhiên mỗi dân tộc lại có những nghi lễ khác nhau, góp phần vào sự đa dạng bản sắc văn hóa các dân tộc tại vùng cao Tây Bắc.

<b>2.1. Dân tộc Tày </b>

Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.

<b>2.1.1. Lễ Dạm hỏi </b>

Tại lễ này, một người chú, bác đại diện cho nhà trai mang theo một đôi gà trống thiến, gạo nếp cùng một người đi cùng gánh lễ vật để xin ăn hỏi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

17

<b>2.1.2. Lễ Ăn hỏi (Lễ nhận thông gia) </b>

Lễ ăn hỏi (khát căm) với ý nghĩa là đã dứt lời, việc cưới xin đã được thống nhất giữa 2 gia đình. Thơng thường, lễ này được tiến hành từ 1 đến 2 tháng sau lễ dạm hỏi. Trong lễ này, ông trưởng họ dẫn đầu cùng một số chàng trai đi giúp việc và đem các lễ vật đã thoả thuận từ trước giữa bà mối và nhà gái. Trong lễ vật nhà trai đem đến, một tục lệ bắt buộc phải có lợn quay. Từ lễ ăn hỏi này, hai bên xin phép được qua lại nhà nhau như người nhà trong những ngày lễ tết hay có cơng việc lớn. Tổ chức lễ này to hay nhỏ tùy thuộc khả năng, điều kiện nhà trai và yêu cầu của nhà gái, nhưng phải theo phong tục truyền thống. Kể từ sau lễ này, cô gái tự khâu chăn cho mình để dùng khi về nhà chồng.

<b>2.1.3. Lễ cưới (kin lẩu) </b>

- Theo phong tục, đám cưới của người Tày được tổ chức trong hai ngày, nhà gái tổ chức trước. Cỗ cưới thường được tổ chức vào buổi chiều (tầm 4 - 5 giờ chiều), thông thường, buổi chiều cỗ cưới dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Buổi tối, bắt đầu vào khoảng 7 - 8 giờ tối gia đình sẽ tổ chức ăn uống dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu, chú rể.

- Cùng với đó, tất cả các chi phí tổ chức cưới của nhà gái sẽ do nhà trai lo liệu từ tiền mặt, đến mâm cỗ... Điều đó có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, mong muốn đền đáp một phần công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang, cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vịng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm, chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

18 - Trang phục ngày cưới:

</div>

×