Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

những vấn đề lý luận và thực tiễn về các cách nuôi dạy con parenting styles của các bậc cha mẹ ảnh hưởng của cách làm cha mẹ parenting đến đặc điểm nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 38 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>

<b>KHOA TÂM LÝ HỌC </b>

<b>-------TIỂU LUẬN CUỐI KÌ </b>

<b>HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN </b>

<b>ĐỀ BÀI: </b>

<i>Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các cách nuôi dạy con (parenting styles) của các bậc cha mẹ. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ (parenting) đến đặc điểm nhân cách (năng lực, tính cách, lịng tự trọng, tự đánh giá, bản sắc cá nhân, các </i>

<i>mối quan hệ thân tình) của trẻ em và thanh thiếu niên. </i>

<b>Giảng viên: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà </b>

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Mai Cẩm Nhung Mã sinh viên: 20031827

<b>Lớp: K65 Tâm lý học CLC </b>

Hà Nội, tháng 01/2022

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cách làm cha mẹ (Parenting) ... 3

1.2. Đặc điểm của các phong cách nuôi dạy con dựa trên nghiên cứu của Diana Baumrind (1966) và Maccoby và Martin (1983) ... 6

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái của cha mẹ ... 10

<i><b>1. Những vấn đề lý luận: ... 16 </b></i>

1.1. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến lòng tự trọng/ tự đánh giá của trẻ em và thanh thiếu niên: ... 17

1.2. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến năng lực của trẻ em và thanh thiếu niên: ... 20

1.3. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến các mối quan hệ thân tình của trẻ em và thanh thiếu niên ... 24

1.4. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến các đặc điểm tính cách của con cái: ... 24

1.5. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến bản sắc cá nhân của trẻ em và thanh thiếu niên... 25

1.6. Đánh giá, kết luận về cách làm cha mẹ đến nhân cách của trẻ em và thanh thiếu niên... 25

<i><b>2. Quan sát, phỏng vấn, phân tích sâu một trường hợp thực tế ... 26 </b></i>

2.1. Thông tin về đối tượng được phỏng vấn ... 26

2.2. Mục đích và phạm vi phỏng vấn ... 26

2.3. Câu hỏi và thông tin thu được từ phỏng vấn ... 26

2.4. Phân tích thơng tin thu được từ phỏng vấn ... 29

<b>KẾT LUẬN ... 31 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 32 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Xuyên suốt học phần Tâm lý học phát triển, tiến trình phát triển của một cá nhân từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: môi trường, gen di truyền, sự ni dưỡng của gia đình, tính tích cực hoạt động của cá nhân... Trong tất cả các yếu tố đó, sự ảnh hưởng của gia đình, cách chăm sóc của cha mẹ có vai trị vơ cùng quan trọng đến sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách, hành vi của một con người, đặc biệt từ khi còn nhỏ đến độ tuổi thanh thiếu niên (độ tuổi mà cá nhân vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ để phát triển). Vì vậy, việc nghiên cứu về các cách làm cha mẹ cũng như ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của cá nhân là vô cùng cần thiết.

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, các phương pháp nuôi dạy con cái trên tồn thế giới có chung ba mục đích: đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho trẻ em; chuẩn bị cho trẻ em cuộc sống như những người trưởng thành tích cực và truyền tải các giá trị văn hóa (APA, 2018). Việc trở thành một bậc cha mẹ thành công khơng phải là điều dễ dàng và con cái có trở thành người lớn có năng lực, khỏe mạnh và tích cực hay khơng phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường và sinh học. Những tác động đến trẻ là rất nhiều, trong đó rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cách nuôi dạy con cái là một phần quan trọng, và mức độ ảnh hưởng của các nuôi dạy con cái đến sự phát triển của một đứa trẻ là vơ cùng phức tạp (Jordan L.Mullins, 2018)

<b>Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin trình bày những vấn đề lý luận và </b>

<b>thực tiễn về các cách nuôi dạy con (parenting styles) của các bậc cha mẹ và ảnh hưởng của cách làm cha mẹ (parenting) đến đặc điểm nhân cách (năng lực, tính cách, lịng tự trọng, tự đánh giá, bản sắc cá nhân, các mối quan hệ thân tình) của trẻ em và thanh thiếu niên. Từ đó, liên hệ với tình hình thực tiễn ở Việt Nam, cũng như một trường hợp cụ </b>

thể thông qua phỏng vấn để có sự đối sánh giữa lý luận và thực tiễn.

Thông qua bài tiểu luận, đây là cơ hội tốt để tôi đánh giá lại sự lĩnh hội kiến thức đã học trong môn Tâm lý học phát triển, cũng như rèn luyện tư duy phân tích, lập luận và làm sáng tỏ vấn đề. Bên cạnh đó, có cái nhìn sâu và rộng hơn về các chiều cạnh khác nhau của phong cách làm cha mẹ đến sự phát triển tâm lý của một cá nhân./.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>NỘI DUNG CHÍNH </b>

<b>I. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các cách nuôi dạy con (parenting styles) của các bậc cha mẹ </b>

<b>1. Những vấn đề lý luận: </b>

<i><b>1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cách làm cha mẹ (Parenting) </b></i>

<i><b>a. Nghiên cứu về các chiều cạnh chính của cách làm cha mẹ (Parenting Dimensions) </b></i>

Rất nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều năm đã tích cực tìm hiểu sự khác biệt trong cách làm cha mẹ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ. Trong giai đoạn từ 1930 đến 1960, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều nghiên cứu và phương pháp luận, phân tích những nhân tố khác nhau để xác định các chiều cạnh liên quan đến đặc điểm chung của cách làm cha mẹ (parenting characteristics) (Thomas G. Power, 2013). Trong bài nghiên cứu tổng quan, Thomas G. Power đã nhận thấy rằng có hai chiều cạnh chính liên quan đến cách làm cha mẹ

<i>trong hầu hết các nghiên cứu: Sự ấm áp (Warmth) và Sự kiểm soát (Control). Riêng sự kiểm </i>

soát được chia thành hai yếu tố riêng biệt: hành vi của cha mẹ có tính chỉ đạo cao và có sự chỉ trích (mệnh lệnh, ngăn cấm, bình luận tiêu cực và đe dọa - demandingness); hành vi của cha mẹ phản ánh quyền tự chủ thúc đẩy sự kiểm soát (đề xuất, đưa ra các lựa chọn, cộng tác, khuyến khích - responsiveness). Còn sự ấm áp thể hiện việc tham gia tích cực, mức độ yêu thương và sự hỗ trợ của cha mẹ với con cái trong các hoạt động hằng ngày.

Sau năm 1960, những nhà nghiên cứu về cách làm cha mẹ đầu tư nhiều hơn vào tìm hiểu các chiều cạnh khác của nuôi dạy con cái, bao gồm sự thúc đẩy về mặt nhận thức (Clarke-Stewart KA, 1973 & Bradley RH, Caldwell BM, 1976), sự hỗ trợ trong giải quyết vấn đề (Bradley RH, Caldwell BM, 1976), sự giám sát (Patterson GR, Stouthamer-Loeber M , 1984) và các nghi thức trong gia đình (Fiese BH, 1992). Điều này dẫn đến việc xuất hiện nhiều chiều cạnh hơn về cách làm cha mẹ, trong đó có tính tổ chức (dimension-labeled structure) – liên quan đến việc mức độ cha mẹ cung cấp cho con cái mơi trường có thể dự đốn được, có lợi cho con và nhất quán. Trong một nghiên cứu trên một lượng lớn khách thể, Skinner, Johnson, and Snyder (2005) đã xác định có 6 chiều cạnh về cách làm cha mẹ: ấp áp (warmth); chối bỏ (rejection); hỗ trợ sự tự chủ (autonomy support); ép buộc (coercion); có tổ chức (structure) và hỗn loạn (chaos). Sáu chiều cạnh này đại diện cho hai hướng đối lập của 3 chiều cạnh chính là ấm áp; kiểm sốt và tổ chức (Thomas G. Power, 2013)

<i><b>b. Nghiên cứu về các phong cách nuôi dạy con (Parenting styles) trong bối cảnh nước ngoài </b></i>

Dựa trên các chiều cạnh về cách làm cha mẹ, rất nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại thành nhiều kiểu nuôi dạy con khác nhau (parenting styles). Tổng quan các nghiên cứu dưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>đây được khái quát lại dựa trên luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Tố Uyên (2015) về đề tài: “Phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường quốc tế Kaola House”. </i>

Macarenco, Schaefer (1959) khẳng định rằng mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và nhận thức xã hội của trẻ. Việc mà cha mẹ có thể làm để tạo cho con môi trường phát triển tốt là mối quan hệ gắn bó, thân thiện giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Ơng đã đưa ra mơ hình lý thuyết về các kiểu

<i>giáo dục dựa trên 2 chiều cạnh chính, độc lập và đối cực với nhau là: Sự u thương/ghét bỏ và sự kiểm sốt/tự chủ. Theo đó, các phong cách ni dạy con dân chủ, độc đốn, thờ ơ hay </i>

nuông chiều được thiết lập (Trịnh Thị Linh, 2010) cụ thể như sau:

Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, Diana Baumrind chính là người đặt dấu ấn quan trọng cho các nghiên cứu đương đại về phong cách nuôi dạy con. Theo bà yếu tố tạo nên

<i>phong cách giáo dục của cha mẹ chính là sự đáp ứng của cha mẹ và sự kỳ vọng của cha mẹ </i>

đối với con. Sự đáp ứng của cha mẹ thể hiện ở sự trợ giúp của cha mẹ đối với con cái nhằm thỏa mãn những nhu cầu của trẻ. Sự kỳ vọng của cha mẹ được thể hiện thơng qua sự kiểm sốt của họ đối với con cái của mình làm sao chúng trưởng thành, cư xử có trách nhiệm hơn. Sự kết hợp của hai yếu tố này làm nên phong cách giáo dục của các bậc cha mẹ. Căn cứ vào tính chất, cường độ của từng yếu tố mà D. Baumrind phân chia phong cách nuôi dạy con thành 3 kiểu: phong cách giáo dục dân chủ, độc đoán và tự do (Diana Baumrind, 1966)

Sau đó, năm 1983, hai tác giả Maccoby và Martin (1983) đã bổ sung thêm 1 phong cách nuôi dạy con dựa trên sự phân chia của Baummrind, đó là bỏ mặc (Uninvolved). Theo

<i><b>đó, các tác giả này đưa ra 4 kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ là: dân chủ (</b></i>Authoritative),

<i><b>độc đoán (Authoritarian)</b>, dễ dãi (</i><b>Permissive) </b><i>và bỏ mặc (Uninvolved). Các tác giả này cho </i>

rằng cha mẹ bỏ mặc rất ít đáp ứng yêu cầu của trẻ và cũng rất ít kiểm soát trẻ. Cách phân chia

<i>này dựa trên hai chiều cạnh chính của cha mẹ: sự ấm áp (parental warmth) – liên quan đến mức độ tình cảm và sự chấp nhận của cha mẹ đối với con; sự kiểm soát (parental control) – </i>

liên quan đến vai trị tích cực của cha mẹ trong việc thúc đẩy sự tôn trọng các quy tắc và tục

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

lệ xã hội (Maccoby & Martin, 1983). Như vậy, có thể nói những nghiên cứu trên đây về các phong cách giáo dục của cha mẹ đã đặt nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu lý thuyết đương đại về vấn đề này.

Nghiên cứu của Kellerhals và Montandon (1991) đã phân ra 3 cách giáo dục con chính chính: phong cách mang tính “hợp đồng” - sự ít kiểm soát, nhấn mạnh tới động cơ, tới chiến thuật quan hệ; phong cách theo “thể chế” cần nhiều đến sự kiểm soát hơn là đến động cơ và quan hệ; phong cách “gia trưởng của mẹ” đặc trưng bởi việc nhấn mạnh đến sự điều ứng cho thích hợp hơn là tính tự chủ, tự điều chỉnh. Tương ứng với đó là 3 phong cách làm cha mẹ: Dân chủ, độc đoán và bao bọc (Kellerhals et Montandon, 1991)

Năm 1993, 1999, Darling và Steinberg qua các nghiên cứu đã khẳng định rằng: Trách nhiệm của cha mẹ và yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ là hai thành tố tạo nên những cha mẹ tốt. Cha mẹ có trách nhiệm là người biết cân bằng rõ ràng giữa nhu cầu cao của cha mẹ với sự đáp ứng tình cảm và cơng nhận quyền tự chủ của con cái. Đây được xem như là một trong những yếu tố dự báo gia đình phù hợp nhất cho sự phát triển từ thời thơ ấu tới tuổi trưởng thành của con trẻ (Darling.N & Steinberg.L, 1993).Đồng tình với quan điểm này, Ulla Bjornberg, cũng cho rằng cha mẹ thường sử dụng 3 kiểu phong cách giáo dục sau đây trong q trình ni dưỡng trẻ: phong cách theo luật định; phong cách gia trưởng; phong cách theo thỏa thuận.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu của D. Baumrind, nhóm tác giả Jessica M. Miller, Colleen Dilorio và William Dudley (2002) đã chỉ ra mối liên hệ giữa phong cách giáo dục của các bà mẹ với tính xung đột và bạo lực ở thiếu niên Mỹ. Kết quả cho thấy, ở những gia đình cha mẹ có phong cách giáo dục dễ dãi thì con cái họ thường có phản ứng dữ dội và tiêu cực trong những tình huống có xung đột, ít làm chủ được bản thân khi chịu sự kích động. Trong khi đó, ở những gia đình cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ hoặc độc đốn thì tính chất xung đột của trẻ thấp hơn. Nói một cách khác, nhóm tác giả nhận thấy rằng phong cách giáo dục của mẹ có liên quan tới các phản ứng của thanh thiếu niên trong các tình huống gây ra xung đột.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu về phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con ở độ tuổi này, tác giả Winsler (2005) nhận thấy chỉ có một số ít bố mẹ sử dụng phong cách giáo dục tương đồng trong quá trình giáo dục con. Đây là cơ sở để tác giả khẳng định rằng việc thống nhất trong cách giáo dục con của mỗi gia đình là vơ cùng quan trọng và cần tìm ra những yếu tố tối ưu để có phương pháp ni dạy con cho phù hợp.

Gần đây nhất, tại một hội thảo giáo dục của Romania năm 2010 có đề cập đến phong cách giáo dục của cha mẹ gồm: “Phong cách lơi cuốn; phong cách kỉ luật; phong cách gắn bó quan hệ, phong cách tự do. Ngoài ra, tại hội thảo còn đề cập tới kỹ thuật giáo dục và 4 yếu tố tác động tới giáo dục: Sự kiểm soát, động lực, luân lý, kỹ thuật trong các mối quan hệ. Để

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thực hiện tốt vai trị giáo dục địi hỏi cần có kỹ thuật giáo dục phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi”.

<b>Kết luận: Dựa trên tổng quan trên, mỗi nghiên cứu đều chỉ ra các phong cách làm cha </b>

mẹ khác nhau, tuy nhiên một điểm chung là cách phân loại phong cách làm cha mẹ của các nghiên cứu đều dựa trên các yếu tố, chiều cạnh và quan điểm riêng của mỗi tác giả.

<b>1.2. Đặc điểm của các phong cách nuôi dạy con dựa trên nghiên cứu của Diana Baumrind (1966) và Maccoby và Martin (1983) </b>

Qua tổng quan các nghiên cứu, có rất nhiều cách phân chia các kiểu nuôi dạy con khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin chọn cách phân chia dựa trên nghiên cứu của Diana Baumrind (1966) và Maccoby và Martin (1983) để tìm hiểu cụ thể hơn về đặc

<i><b>điểm của các phong cách làm cha mẹ khác nhau: dân chủ (</b></i>Authoritative)<i>, độc đoán </i>

<b>(</b>Authoritarian)<i><b>, dễ dãi (</b></i><b>Authoritarian) </b><i>và bỏ mặc (Uninvolved). Sự phân chia này dựa trên hai chiều cạnh chính của cách ni dạy con: Sự ấm áp (warmth) và sự kiểm sốt (control). </i>

Do tính chất nghiên cứu của Diana Baumrind (1966) và Maccoby và Martin (1983) về phong cách nuôi dạy con dựa trên sự tương quan với kết quả phát triển của một đứa trẻ, vì vậy, thơng qua tìm hiểu từng phong cách ni dạy con cụ thể, tôi cũng xin rút ra một vài đặc điểm của đứa trẻ khi tiếp nhận kiểu nuôi dạy tương tự của cha mẹ.

<i><b>a. Phong cách độc đoán (Authoritarian)</b></i>

Cha mẹ độc đoán thường đặc trưng bởi sự kết hợp sự ấm áp thấp và sự kiểm soát cao đối với con cái. Họ áp dụng phương pháp kỷ luật nghiêm khắc với đặc điểm sự thương lượng tối

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thiểu với trẻ, kỳ vọng cao, hạn chế sự linh hoạt và thường xuyên sử dụng hình phạt và giao tiếp một chiều với con cái (Baumrind, 1991). Thay vì coi trọng kĩ năng tự chủ và dạy trẻ kiểm soát hành vi của mình, cha mẹ độc đốn tập trung vào sự tn thủ quyền hạn, thay vì khen ngợi những hành vi tích cực, họ đưa ra phản hồi dưới hình thức trừng phạt đối với những hành vi phạm lỗi (Thomas G. Power, 2013). Cụ thể:

 <b>Địi hỏi nhưng khơng gợi ý giúp đỡ: Cha mẹ độc đoán đặt ra rất nhiều quy tắc và </b>

kiểm soát dường như mọi khía cạnh trong cuộc sống của con. Họ cũng có những quy tắc khơng nói trước, u cầu con tn theo mà khơng cần bất kì lí do nào, ngay cả khi con họ không được hướng dẫn để thực hiện các quy tắc đó. Con cái của cha mẹ độc

<i>đốn khơng có nhiều sự lựa chọn ngồi tn theo các quy tắc đã đặt ra (không được thương lượng). </i>

<b> Thiếu sự ấm áp và nuôi dưỡng: tỏ ra lạnh lùng, khó gần và nghiêm khắc, thường cằn </b>

nhằn và la mắng con hơn là khuyến khích và khen ngợi.

<b> Áp dụng hình phạt khơng cần lí do: Nếu các quy tắc khơng được tn theo hoặc con </b>

có lỗi, hình phạt là điều đương nhiên.

<b> Thiếu tin tưởng: Làm hết mọi việc thay con vì sợ con sẽ mắc sai lầm, khơng cho con </b>

quyền tự chủ trong các tình huống.

<b> Chỉ trích: Chỉ trích và khiến con xấu hổ là cách họ nghĩ sẽ khiến con không mắc sai </b>

lầm và tốt hơn.

Việc nuôi dạy con theo kiểu độc đốn cũng có liên quan đến kết quả của trẻ như sự thù địch, phạm pháp, nổi loạn và gây hấn, chống đối xã hội (Baumrind, 1991). Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trải nghiệm của một đứa trẻ với sự kiểm soát quá mức của cha mẹ có xu hướng tương quan với triệu chứng lo âu (Chorpita & Barlow, 1998). Có thể sự lo lắng này bắt nguồn từ việc thiếu cơ hội phát triển tính tự chủ thông qua việc khám phá môi trường một cách độc lập (Bowlby, 1977).

<i><b>b. Phong cách dễ dãi (Permissive) </b></i>

Cha mẹ dễ dãi thể hiện mức độ ấm áp cao và mức độ kiểm soát thấp. Họ ứng xử như một người bạn, đồng hành cùng con hơn là với vai trò của cha mẹ, áp dụng các hình thức kỷ luật lỏng lẻo với ít quy tắc, không đặt nhiều kỳ vọng, hạn chế tối đa sự chỉ đạo nghiêm ngặt, thay vào đó là nhiều sự hướng dẫn, hỗ trợ con (Baumrind, 1991). Cha mẹ dễ dãi có xu hướng u thương và ni dưỡng, nhưng cũng cho phép con cái của họ giải quyết các vấn đề mà không cần sự tham gia của cha mẹ (Baumrind, 1991). Cụ thể, theo Dalimonte-Merckling D, Williams JM (2020):

 Rất quan tâm và dành tình yêu thương lớn cho con cái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

 Hỏi ý kiến của con về những quyết định lớn.

 Coi trọng quyền tự do của con hơn là trách nhiệm

 Có ít quy tắc hoặc tiêu chuẩn về hành vi.

 Sử dụng quà tặng để hối lô như đồ chơi, thức ăn như một pháp pháp để trẻ điều chỉnh cách cư xử.

 Cung cấp ít thơng tin về thời khóa biểu, lịch trình.

 Hiếm khi trừng phạt những hậu quả trong hành vi của con.

Trong một nghiên cứu về phong cách nuôi dạy con dễ dãi, thiếu sự tham gia, thiếu sự giám sát và thiếu tự tin vào khả năng nuôi dạy con cái là những yếu tố dự báo quan trọng về các vấn đề hành vi của trẻ được báo cáo bởi cả phụ huynh và giáo viên (Calzada, 2001). Bởi vì cha mẹ dễ dãi có xu hướng khơng địi hỏi cao, việc kiểm soát hành vi của trẻ và vạch ra ranh giới trong môi trường của trẻ trở nên khó khăn hơn nhiều (Baumrind & Black, 1967). Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự nng chiều quá mức của cha mẹ dễ dãi và sự giảm sút năng lực xã hội và thành tích học tập của trẻ (Chen & cộng sự, 2000). Việc nuôi dạy con cái có liên quan đến hành vi hách dịch, phụ thuộc, bốc đồng ở trẻ em, với mục độ thấp ở sự tự chủ, thành tích học tập thấp, khơng học được tính kiên trì và kiểm sốt cảm xúc không tốt (Baumrind, 1967).

<i><b>c. Phong cách bỏ mặc (Uninvolved) </b></i>

Cha mẹ bỏ mặc có mức độ ấm áp thấp và kiểm soát thấp đối với con cái, khơng sử dụng bất kì biện pháp kỉ luật cụ thể nào (Baumrind, 1991). Người cha/ người mẹ tỏ ra ít quan tâm đến vai trị làm cha mẹ của mình, việc giao tiếp bị hạn chế, khả năng ni dưỡng thấp và đứa trẻ có q nhiều sự tự do (Baumrind, 1991). Cụ thể:

 Hành động xa cách về mặt tình cảm đối với con cái, thể hiện ít tình cảm thân mật, gần gũi với con.

 Hạn chế tương tác với con cái vì họ quá bận bịu, loay hoay với những vấn đề riêng của mình.

 Cung cấp ít hoặc khơng có sự giám sát với con.

 Đặt ra ít hoặc khơng có sự kỳ vọng, u cầu nào về hành vi ứng xử.

 Bỏ qua các sự kiện liên quan đến học tập của con như họp phụ huynh, tương tác với giáo viên.

Bởi vì một đứa trẻ rất cần sự phụ thuộc nhiều ở cha mẹ, nhưng cha mẹ bỏ mặc không quan tâm, không địi hỏi cũng khơng đáp ứng đủ các nhu cầu của con, phong cách dạy con dễ dãi có liên quan đến các vấn đề về hành vi và trầm cảm ở trẻ (Downey & Coyne, 1990). Ngoài ra, những thiếu niên có cha mẹ bỏ mặc thường nhận thức cao về sự bỏ rơi, xu hướng biểu hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhiều hơn các hành vi hướng ra bên ngoài, hung hăn, gây hấn, thù địch và các vấn đề về sự chú ý (Ruchkin et al., 1998; Meesters et al., 1995; & Barnow et al., 2002). Trong một nghiên cứu ở sinh viên năm nhất đại học, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những cá nhân được ni dưỡng bởi cha mẹ bỏ mặc có nhiều vấn đề về nội tâm khi tương tác với các cảm xúc tiêu cực như nhớ nhà (Nijhof & Engles, 2007). Ngoài ra, khả năng giải quyết vấn đề ở những sinh viên này kém hiệu quả hơn so với những sinh viên lớn lên trong mơi trường gia đình nhiều yêu thương và sự chấp nhận (Nijhof & Engles, 2007).

<i><b>d. Phong cách dân chủ (Authoritative) </b></i>

Cha mẹ dân chủ là những người có mức độ ấm áp cao và mức độ kiểm soát cao. Họ là những người có khả năng ni dưỡng, đặt ra kỳ vọng cao nhưng cũng giải thích các quy tắc kỷ luật rõ ràng và tham gia giao tiếp thường xuyên với con cái của họ (Baumrind, 1991). Cụ thể:

 Quản lí con với các ngun tắc kỷ luật cơng bằng, hợp lí và có sự nhất qn khi các quy tắc đặt ra được phá vỡ.

 Cho phép con cái bày tỏ ý kiến.

 Khuyến khích con thảo luận về các lựa chọn.

 Thể hiện tình cảm nồng nhiệt và ni dưỡng.

 Bồi dưỡng tính độc lập, tự chủ cho con.

 Lắng nghe con cái.

 Đặt ra những giới hạn, hậu quả và lỳ vọng vào hành vi của con mình. Ngồi ra cũng có xu hướng linh hoạt trong việc điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp.

Phong cách ni dạy con dân chủ có liên hệ với kết quả rằng trẻ có năng lực cao hơn, sự trưởng thành đặc biệt, tính quyết đốn và tự chủ (Baumrind, 1991). Cha mẹ dân chủ áp dụng phương pháp dạy lấy con làm trung tâm và sử dụng lý lẽ, giải thích bằng lời nói, những đứa con có xu hướng có trình độ lý luận cao, có lương tâm đạo đức và hành vi ủng hộ xã hội (Krevans & Gibbs, 1996).

<i><b>NHẬN XÉT CHUNG: </b></i>

<i><b>Nghiên cứu chỉ ra rằng nuôi dạy con theo cách dân chủ là phong cách giáo dục hiệu </b></i>

<i><b>quả nhất, tuy nhiên, phong cách này cũng có xu hướng địi hỏi nhiều nhất về năng lượng và </b></i>

thời gian của cha mẹ (Greenberger & Goldberg, 1989). Có thể một bộ phận cha mẹ đang sống trong điều kiện căng thẳng (nghèo đói), có xu hướng ít thể hiện các hành vi nuôi dạy con dân chủ và nhiều khả năng áp dụng các phương pháp dạy con kém hiệu quả hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy, các bậc cha mẹ của hộ gia đình có địa vị kinh tế xã hội cao hơn, có nhiều khả năng áp dụng phong cách dạy con dân chủ (Hoffman, 1963) và lấy con cái làm trung tâm (Sears và

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cộng sự, 1957), trái ngược với phong cách độc đoán là lấy cha mẹ làm trung tâm - đặc trưng cho gia đình có tình trạng kinh tế thấp. Vì vậy, bên cạnh việc mỗi phong cách nuôi dạy con đều có ảnh hưởng đến con cái theo các kết quả riêng biệt, mỗi phong cách dạy con của cha mẹ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, sẽ được trình bày ở phần ngay dưới đây.

<b>1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái của cha mẹ </b>

Dưới góc nhìn tâm lý học, mọi biểu hiện về mặt nhận thức và hành vi đều bắt nguồn từ những lý do nào đó, có thể là mơi trường sống, tính cách – khí chất của cá nhân... Vì vậy, bên cạnh việc hiểu về đặc điểm của phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ, sẽ rất cần thiết nếu hiểu sâu thêm về lý do tại sao họ lại có cách ni dạy như vậy với con thông qua các nghiên cứu về những nếu tố ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái của cha mẹ.

<i><b>Một là, mẫu hình gắn bó của cha mẹ dự đốn phong cách ni dạy con. </b></i>

Nghiên cứu của Deborah và cộng sự (1992) đã tìm ra mối tương quan giữa mẫu hình tương tác của cha mẹ (parents' working models of childhood attachments) đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái – yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc định hình phong cách nuôi dạy con. Cụ thể, những cha mẹ có kiểu gắn bó khơng an tồn thể hiện ít sự ấm áp và cung cấp ít mơi trường thuận lợi cho con hơn là cha mẹ có kiểu gắn bó an tồn. Những đứa trẻ của cha mẹ gắn bó khơng an tồn cũng thể hiện ít sự gần gũi đối với cha mẹ hơn những đứa trẻ có cha mẹ gắn bó an tồn.

Trong một nghiên cứu khác, Doinita & Maria (2015) đã chỉ ra mối liên hệ giữa từng kiểu gắn bó cụ thể của cha mẹ đến phong cách nuôi dạy con cái. Cụ thể, trải nghiệm gắn bó an tồn và chăm sóc tích cực với đối tác làm tăng khả năng thể hiện phong cách dạy con dân chủ và giảm khả năng dạy con theo cách độc đốn và dễ dãi. Ngồi ra, kiểu gắn bó né tránh và lo âu liên quan đến mức độ chăm sóc tích cực thấp hơn, do đó giảm khả năng ni dạy con cái dân chủ và tăng khả năng áp dụng cách dạy con độc đoán và dễ dãi.

<i><b>Hai là, phong cách giáo dục con của cha mẹ chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế </b></i>

<b>- văn hóa xã hội – gia đình và trình độ học vấn của cha mẹ </b>

<i>Ở khía cạnh kinh tế, điều kiện kinh tế gia đình góp phần rất lớn vào việc cha mẹ áp </i>

dụng cách nuôi dạy và hành xử thế nào với con cái. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cha mẹ chưa có điều kiện kinh tế tốt (nghèo đói...) thường dạy con theo các cách kém hiệu quả hơn. Trong mẫu hình về mục tiêu ni dạy con của cha mẹ của LeVine (1998) cho rằng sự khác biệt trong các hành vi của cha mẹ với con cái được coi là sự khác biệt trong các chiến lược đạt được các mục tiêu thứ bậc này (sự tồn tại, sức khỏe, lợi ích về điều kiện kinh tế của gia đình và thu nhận các giá trị văn hóa) và giảm thiểu các rủi ro cho con cái của họ (Xu và cộng sự, 2005). Vì vậy, khi điều kiện kinh tế chưa đủ, cha mẹ chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu tối

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thiểu như sự tồn tại, sức khỏe, chưa quan tâm đến những nhu cầu cao hơn của con và có hành vi phù hợp.

<i>Về khía cạnh bối cảnh gia đình, hiện nay ở Phương Đơng, nhất là những quốc gia có </i>

điều kiện kinh tế đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, cha mẹ thường dùng kiểu dân chủ hơn là độc đoán bởi tiêu chuẩn sống của họ tăng lên, ít căng thẳng hơn trong cuộc sống, nhu cầu nuôi dạy con cái vượt xa khỏi sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con (ăn ở, đi lại...) mà đã tiếp thu hệ thống giáo dục ở phương Tây. Thêm vào đó, nếu kết cấu và các nguồn lực trong gia đình bị xáo trộn, gây căng thẳng cho cha mẹ thì cũng ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái của họ, khiến họ khó hồn thành các mục tiêu ni dạy con cái như cha mẹ thiếu sự đáp ứng (responsiveness) và con cái không nghe lời. (Xu và cộng sự, 2005).

<i>Về bối cảnh xã hội, cách nuôi dạy con của cha mẹ phụ thuộc vào các giá trị văn hóa, </i>

mục tiêu xã hội hóa và tín ngưỡng của mỗi nền văn hóa khác nhau (Bornstein, 1991; Chao, 2000; Harwood, 1992). Ở Bắc Mỹ, cha mẹ thúc đẩy hành vi độc lập và tính tự chủ ở con cái bằng cách sử dụng sự kiểm sốt phù hợp, cơng khai thể hiện sự ấm áp và thân mật của họ, thường xuyên khen ngợi con cái (Wilcox, 1998). Ngược lại, cha mẹ Trung Quốc nuôi dưỡng hành vi phụ thuộc ở con cái bằng cách nhân mạnh sự tuân theo các quy tắc và yêu cầu của người lớn, đồng thời thể hiện sự ấp áp đối với con theo cách tế nhị, kín đáo hơn bằng cách là người trợ giúp và nhạy cảm với con cái (Chao, 1994; Ho, 1986; D. Y. H. Wu, 1985).

<i>Ở khía cạnh trình độ học vấn của cha mẹ, những người có trình độ học vấn cao hơn, </i>

hệ thống giáo dục họ được giảng dạy tốt hơn sẽ góp phần ảnh hưởng đến cách giáo dục con cái. Chen và cộng sự (2000) cho rằng trình độ giáo dục của những người mẹ có tương quan thuận với việc tán thành phong cách dạy con dân chủ và tương quan nghịch với việc tán thành cách dạy con độc đoán.

<i><b>Ba là, trạng thái tâm lý của cha mẹ ảnh hưởng đến cách dạy con. </b></i>

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người mẹ trải qua đau khổ khi nuôi dạy con cái thể hiện nhiều cảm xúc tiêu cực như lo lắng và hồi hộp khi tiếp xúc với con cái của họ (Dix, 1991; McLoyd, 1990) và thường cảm thấy thất vọng, dễ mất kiểm sốt trong vai trị làm cha mẹ hơn những người có mức độ căng thẳng thấp hơn (Bugental, Blue, & Lewis, 1990; Dix, 1991). Mức độ căng thẳng cao có khiến phong cách ni dạy con cái đặc trưng bởi việc sử dụng các chiến lược kỉ luật ít dân chủ hơn và mang tính đe dọa, quyết đốn hơn (Dix, 1993; Dix & Lochman, 1990), dẫn đến chủ yếu là sự tương tác giữa cha mẹ và con cái xa cách và ít tình cảm hơn.

<i><b>Bốn là, đặc điểm tính cách – khí chất của con cái cũng ảnh hưởng đến phong cách </b></i>

<b>dạy con của cha mẹ. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Một số nghiên cứu ở Bắc Mỹ chỉ ra rằng tính khí khó chịu của đứa trẻ ảnh hưởng đến khả năng và khuynh hướng của cha mẹ trong việc phản ứng với đặc điểm rắc rối của đứa trẻ, như là cảm xúc nóng nảy và thiếu bình tĩnh để vượt qua căng thẳng (Buss & Plomin, 1975; Crockenberg & McCluskey, 1986). Những người mẹ cho rằng con mình có cảm xúc nóng nảy và khó chịu thường cho rằng họ thiếu sự củng cố tích cực với con (Beebe, Casey, & Pinto-Martin, 1993; Creasey & Jarvis, 1994), họ trải nghiệm mức độ căng thẳng cao khi làm cha mẹ và thường xuyên xảy ra sự tương tác tiêu cực giữa cha mẹ và con cái (Gelfand, Teti, & Fox, 1992), và có xu hướng dạy con theo cách kiểm soát và độc đoán (Deater & Deckard, 2000).

<b>Kết luận: Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã rút ra nhiều tác nhân khác ảnh hưởng </b>

đến phong cách nuôi dạy con của cha mẹ, tuy nhiên tơi chỉ trình bày những tác nhân cơ bản nhất. Qua đó, có thể hiểu thêm một cách tồn cảnh về việc tại sao cha mẹ có những hành vi nuôi dạy con khác nhau. Việc hiểu rõ về các tác nhân ảnh hưởng đến phong cách dạy con phần nào tác động tích cực đến việc sử dụng phương pháp thúc đẩy sự thay đổi của cha mẹ từ cách dạy con như bỏ mặc, độc đoán đến cách dạy con văn minh hơn cho sự phát triển tâm lý của trẻ một cách lành mạnh và tích cực.

<b>2. Những vấn đề thực tiễn: </b>

<i><b>2.1. Các kết quả nghiên cứu về thực trạng phong cách ni dạy con đặt trong bối cảnh văn hóa châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. </b></i>

<i><b>a. Một vài đặc điểm chung về phong cách nuôi dạy con của cha mẹ châu Á </b></i>

Trên thực tế, tùy từng nền văn hóa và quan niệm khác nhau về vai trò của cha mẹ và con cái trong xã hội, các phong cách nuôi dạy con sẽ khác nhau trong những bối cảnh văn hóa, xã hội khác nhau. Các kiểu nuôi dạy con được phân loại ở trên phù hợp với văn hóa phương Tây, nơi tính dân chủ được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên trong bối cảnh các quốc gia phương Đông, đặc biệt là châu Á với quan niệm sống vì cộng đồng, tập thể, cách giáo dục con có thể khác so với cách phân chia trên.

Năm 1994, nghiên cứu của Chao (1994), Chen và cộng sự (1997) cho thấy các bậc cha mẹ châu Á vẫn duy trì quan điểm dạy dỗ truyền thống bằng việc sử dụng uy quyền và các phương pháp độc đốn như đánh địn đứa trẻ, ln dùng mệnh lệnh để áp đặt đối với trẻ, trừng phạt trẻ nghiêm khắc nếu trẻ làm sai... Chen cũng khẳng định, kiểu nuôi dạy con cái theo cách chuyên quyền của các bậc cha mẹ Trung Quốc vẫn tồn tại ở Đài Loan (Chen và cộng sự, 1997).

Cũng qua nghiên cứu này, Chao cho rằng các mơ hình phân chia phong cách ni dạy con của Baumring có thể khơng phù hợp và có ý nghĩa đối với người châu Á do có sự khác nhau trong quan niệm về sự kiểm sốt và sự chăm sóc của cha mẹ (Vũ Thị Tố Uyên, 2015).

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Khi nghiên cứu các bà mẹ Mỹ gốc Trung Quốc về cách nuôi dạy con theo kiểu “nghiêm khắc” hay “chuyên quyền” và thành tích của chúng tại trường trung học, ông khẳng định người Trung Quốc nuôi dạy con theo kiểu “giáo dục” và “quản lý” khác với phương pháp “dân chủ” và “độc đoán” của Baumrind, lại đạt được kết quả tích cực ở trẻ (Chao, 2001).

Tương tự như thế, nghiên cứu của Mimi Chang (2007), cũng nhận thấy sự khác biệt rất lớn về văn hóa trong cách sử dụng phong cách giáo dục của cha mẹ người Mỹ gốc Trung Quốc với người Mỹ chính thống (Vũ Thị Tố Uyên, 2015). Kết quả nghiên cứu cho biết những cha mẹ gốc Trung Quốc hay sử dụng uy quyền của mình để “quản lý” con cái và điều đó dẫn đến một kết quả là có sự xung đột về văn hóa giữa bố mẹ, con cái trong gia đình người Mỹ gốc Trung quốc (Chang Mimi, 2007).

<i><b>Kết luận: Qua các nghiên cứu, đặc biệt ở nền văn hóa Trung Quốc – cái nơi đại diện </b></i>

cho nền văn hóa Á Đơng, cha mẹ có xu hướng giáo dục con theo cách nghiêm khắc hơn, đặt ra nhiều quy tắc và quản lý con chặt chẽ hơn so với cha mẹ ở văn hóa phương Tây.

<i><b>b. Một vài đặc điểm chung về phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Việt Nam </b></i>

Khi tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu về phong cách giáo dục con ở trong nước, nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Khánh Linh (2007) có đưa ra kết luận rằng: Trong thực tiễn giáo dục, các bậc cha mẹ được nghiên cứu sử dụng cả 3 loại phong cách giáo dục: dân chủ, độc đốn và tự do. Có sự khác biệt về kiểu phong cách giáo dục giữa các bậc cha mẹ trong những gia đình khác nhau, giữa cha mẹ trong cùng một gia đình. Các gia đình cha mẹ có phong cách giáo dục trùng nhau chiếm tỉ lệ thấp. Phong cách giáo dục chiếm ưu thế nhất là phong cách giáo dục dân chủ, kế đến là phong cách giáo dục độc đoán và chiếm tỉ lệ thấp nhất là phong cách giáo dục tự do. Khơng có phong cách nào hồn tồn chiếm ưu thế trong một nhóm nghề nghiệp, độ tuổi hay trình độ học vấn của cha mẹ (dẫn theo Vũ Thị Tố Uyên, 2015). Nghiên cứu của tác giả Lưu Song Hà (2008) về mối liên hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và đã chia ra 3 kiểu cha mẹ, đó là kiểu quan hệ tin tưởng – bình đẳng, kiểu cha mẹ bàng quan – xa cách, kiểu cha mẹ nghiêm khắc – cứng nhắc (dẫn theo Nguyễn Thị Anh Thư, 2017). Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến thực trạng cha mẹ Việt Nam đang áp dụng các phương pháp nuôi dạy con nào là phổ biến.

<i><b>Kết luận: Qua việc tìm kiếm các nghiên cứu về thực trạng áp dụng các phương pháp </b></i>

giáo dục con tại Việt Nam, tôi thu về rất ít kết quả. Vì vậy rất khó để so sánh sự giống và khác nhau trong cách nuôi dạy con ở Việt Nam so với lý thuyết qua tài liệu nghiên cứu. Do đó, tơi xin đưa ra những quan sát cá nhân và so sánh phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Việt Nam so với lý thuyết dựa theo quan điểm cá nhân, được trình bày ngay dưới đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>2.2. Quan sát cá nhân và so sánh sự giống và khác nhau trong cách nuôi và giáo dục con của những bậc cha mẹ Việt Nam so với lý thuyết </b>

<i><b>a. Giống nhau: </b></i>

Dựa trên cách phân chia các kiểu phong cách giáo dục con của cha mẹ, và theo quan sát cá nhân trong bối cảnh ở Việt Nam, tôi cảm thấy cách phân chia ở các chiều cạnh hồn tồn hợp lí và có thể áp dụng một cách rộng rãi ở Việt Nam. Vì vậy, sự giống nhau giữa lý thuyết về cách nuôi dạy con của Diana Baumrind (1966) & Maccoby và Martin (1983) và thực

<b>tế ở Việt Nam thể hiện ở chiều cạnh của cách phân chia. </b>

Để phân chia thành 4 kiểu nuôi dạy con chính, các tác giả dựa trên hai chiều cạnh chính:

<i><b>Mức độ ấm áp (warmth) và mức độ kiểm soát (control). Ở chiều cạnh mức độ ấm áp </b></i>

<i><b>(warmth), các tác giả xét trên hai khía cạnh là tình cảm gần gũi, yêu thương, thân mật và sự </b></i>

<i><b>khuyến khích, động viên và hỗ trợ tích cực cho con cái. Ở chiều cạnh mức độ kiểm sốt </b></i>

<i><b>(control) cũng bao gồm hai khía cạnh là việc áp dụng các nguyên tắc, kỷ luật nghiêm ngặt và </b></i>

<i>sự đòi hỏi, yêu cầu, kỳ vọng ở con cái. Đặc điểm trong cách nuôi dạy con của cha mẹ Việt </i>

Nam đều dựa trên các chiều cạnh này, từ đó dựa vào từng mức độ của mỗi chiều cạnh mà phân chia phong cách giáo dục của từng cha mẹ cụ thể theo 4 kiểu là dân chủ, độc đoán, dễ dãi và bỏ mặc.

<i><b>b. Khác nhau: </b></i>

<i><b>Một là, đa số các cha mẹ Việt Nam hiện đại khơng có một phong cách ni dạy </b></i>

<b>con cụ thể nào mà thường kết hợp nhiều phong cách trong việc nuôi dạy con cái. Điều </b>

này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Khánh Linh (2007) rằng sử dụng cả 3 loại phong cách giáo dục: dân chủ, độc đoán và tự do. Tuy nhiên kết quả này chỉ phù hợp ở đối tượng của mẫu nghiên cứu. Trên thực tế, các kiểu nuôi dạy có thể được kết hợp đa dạng hơn, phù thuộc vào văn hóa của từng gia đình và quan điểm nuôi dạy con của từng cha mẹ. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Anh Thư (2017) cũng đã chỉ ra các PCGD con hỗn hợp ở

<i>Việt Nam là: PCGD dân chủ trội, PCGD dân chủ kết hợp với độc đoán, PCGD dân chủ kết hợp với tự do, PCGD độc đoán, Kết hợp 3 PCGD yếu, Kết hợp 3 PCGD mạnh, PCGD tự do trội, PCGD độc đốn kết hợp với tự do. Có hai vấn đề có thể được sử dụng để làm rõ quan </i>

điểm này như sau:

Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa có sự cởi mở trong việc tiếp nhận các giá trị tinh

<i><b>hoa từ bên ngoài, điều này không loại trừ việc tiếp thu các phương pháp giáo dục mới. Ví dụ, </b></i>

nhiều bà mẹ, ơng bố có thể lắng nghe chia sẻ từ những người quen, bạn bè thậm chí là những cha mẹ có con cái thành đạt về các cách nuôi dạy con hiệu quả, tạo mơi trường có ích cho con, rồi từ đó áp dụng theo. Do đó, khơng có sự nhất quán trong một phương pháp dạy con cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Thực tế hiện nay, với sự phát triển của mạng internet và lan tỏa tâm lý học của nhiều chuyên gia trong ngành, nhiều bà mẹ, ông bố cũng tích cực đi học các kỹ năng làm cha mẹ, họ cũng chăm đọc sách về nuôi dạy con cái, vì vậy có sự cởi mở và tiếp thu nhiều phương pháp được

<i><b>khuyến khích, từ đó thay đổi các phương pháp giáo dục cũ của mình. Ví dụ, một người có </b></i>

phương pháp dạy con độc đốn, sau khi tìm hiểu và biết rằng phương pháp này có thể khơng tốt cho sự phát triển tâm lý, lòng tự trọng và cảm nhận hạnh phúc của con, có thể chuyển sang

<b>phong cách dân chủ. Vì vậy, một kết luận khác là phong cách nuôi dạy con cũng có sự linh </b>

<b>hoạt biến đổi theo thời gian của các cha mẹ Việt Nam. </b>

Tùy từng lĩnh vực cụ thể mà biểu hiện của các chiều cạnh cũng khác nhau, dẫn đến một

<b>cha mẹ có nhiều phong cách giáo dục khác nhau. Trong học tập, đây là yếu tố được đề cao </b>

trong xã hội Việt Nam và cha mẹ Việt dành nhiều sự hy sinh để cung cấp cho con một môi trường giáo dục tốt nhất (Selin, 2014). Năng lực của con cái được trơng đợi thể hiện ở thành tích học tập. Vì vậy, cha mẹ Việt có xu hướng đặt nhiều kỳ vọng cũng như áp lực cho con cái trong học tập, cũng khó chấp nhận việc con mình khơng đáp ứng các tiêu chuẩn mình mong

<i>muốn, từ đó cũng khắt khe với con hơn trong các hoạt động liên quan đến học tập (liên quan </i>

<i><b>đến phong cách độc đoán – kỳ vọng và kỷ luật cao, ấm áp thấp). Ví dụ, phải làm xong bài tập </b></i>

mới được đi chơi, phải đạt điểm cao trong bài kiểm tra mới được thưởng một món đồ chơi u thích, nếu khơng đạt học sinh giỏi thì cha mẹ khơng thương, thậm chí con đạt kết quả khơng

<b>tốt có thể trừng phạt mà không cần biết lý do tại sao con đạt thành tích kém... Trong việc xử </b>

<b>lí các tình huống hằng ngày, cha mẹ Việt Nam có xu hướng bảo bọc con, làm thay con mọi </b>

<i>thứ, ít tin tưởng và giao cho cho con tự giải quyết vấn đề một cách tự chủ (mức độ khuyến </i>

<i><b>khích sự tự chủ thấp, kiểm soát thấp – liên quan đến phong cách dễ dãi). Trong chuẩn mực </b></i>

<b>giao tiếp và ứng xử, cha mẹ Việt Nam đề cao sự lễ phép, ứng xử nhã nhặn, hài hòa với mọi </b>

người, hạn chế con bày tỏ quan điểm riêng với người lớn một cách bình đẳng, mong muốn

<i><b>con nghe theo lời cha mẹ (liên quan đến phong cách độc đốn). Trong các hoạt động, sở </b></i>

<b>thích hằng ngày, cha mẹ Việt Nam có xu hướng ít kiểm sốt, đặt ra những quy tắc hợp lí, </b>

<i>linh hoạt và tơn trọng sở thích của con (liên quan đến phong cách dân chủ). Các đặc điểm của </i>

hành vi cha mẹ trong các lĩnh vực trên xuất phát từ quan sát cá nhân nên mang nghĩa phù hợp với đa số, khơng phải áp dụng cho tất cả gia đình, cha mẹ.

<i><b>Hai là, đặt trong bối cảnh Việt Nam, tính chất của các chiều cạnh như kiểm soát </b></i>

<b>(control), ấm áp (warmth), sự đáp ứng (responsiveness) và sự kỳ vọng (demandingness) </b>

<i><b>cũng khác nhau. Ở chiều cạnh ấm áp, cha mẹ Việt Nam ít khi thể hiện hành động yêu thương, </b></i>

<i>lời nói ân cần với con (như mẹ yêu con, con mẹ giỏi quá...), thay vào đó là sự nhắc nhở, sự </i>

quan tâm và sự hy sinh mà họ dành cho con cái, mong con có được những điều tốt nhất. Đơi khi, tình u thương cịn được hiểu như là thái độ tôn trọng mà con cái dành cho cha mẹ, bởi

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đạo hiếu là điều rất được coi trọng ở Việt Nam; và cha mẹ thương con bằng quan điểm “thương

<i><b>cho roi cho vọt”. Ở chiều cạnh sự đáp ứng, lý thuyết hiểu theo nghĩa là khuyến khích sự tự </b></i>

chủ, động viên con độc lập, nhưng sự đáp ứng của cha mẹ Việt Nam lại thiên về việc thay con làm hết mọi việc vì nghĩ con cịn nhỏ, vì chưa có lịng tin đối với con, và nỗi sợ con làm sai

<i><b>và chịu hậu quả - điều cha mẹ rất đau lịng. Ở chiều cạnh kiểm sốt và kỳ vọng, lý thuyết diễn </b></i>

giải theo nghĩa là yêu cầu con làm theo mọi điều mình muốn, khơng được có ý kiến phản hồi, đặt kì vọng cao và bắt con làm theo. Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam, cha mẹ Việt (thậm chí ở Trung Quốc) coi việc con cái phải nghe lời cha mẹ là điều hiển nhiên. Đặc biệt, thay vì hiểu kiểm sốt và kì vọng theo nghĩa tiêu cực, cha mẹ Việt (cả Trung Quốc) coi đó là sự đào tạo, dạy dỗ (training) với mong muốn là con được trưởng thành trong môi trường tốt, và con cái sẽ thành công trong tương lai. Sự kiểm soát hiểu theo quan niệm đào tạo ở cha mẹ Việt nghĩa là: nhắc nhở con làm bài tập, sắp xếp lịch trình cho con, dạy con phải chăm chỉ hơn, kỷ luật hơn và phải học thật tốt ở trường. Do đó, sự nghiêm khắc trong cách giáo dục con lại được con cái Việt hiểu theo nghĩa là sự quan tâm của cha mẹ dành cho mình, vì vậy khi đánh giá về phong cách giáo dục của cha mẹ, các em thường coi chiều cạnh này là tích cực (Nguyễn Thị Anh Thư, 2017). Bởi vậy, khi áp dụng mơ hình của Diana Baumrind (1966) & Maccoby và Martin (1983) vào nghiên cứu phong cách giáo dục của cha mẹ Việt Nam cũng cần lưu ý tính chất khác nhau của các chiều cạnh này để có sự phù với bối cảnh văn hóa phương Đơng.

<i><b>Ba là, theo quan sát cá nhân, cha mẹ Việt Nam dần thay đổi và áp dụng phương </b></i>

<b>pháp dân chủ, tự do thay vì độc đốn trong việc nuôi dạy con cái. Trong quan niệm của </b>

cha mẹ Việt truyền thống, họ dạy con với suy nghĩ “thương cho roi cho vọt”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vì con cái thường bé bỏng, thiếu trải nghiệm cuộc sống (phong cách độc đốn), vì vậy hạn chế tính tự chủ của đứa trẻ đồng thời để lại nhiều tổn thương cho con khi dạy trẻ bằng bạo lực. Tuy nhiên ngày nay, với sự dịch chuyển của nền kinh tế, hệ thống giáo dục và quan điểm xã hội cũng cởi mở và thay đổi, cha mẹ khuyến khích con tự chủ và dành thời gian quan tâm đến con nhiều hơn (warmth & responsiveness), do vậy số lượng cha mẹ có phong cách ni dạy dân chủ cũng tăng lên.

<b>II. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ (parenting) đến đặc điểm nhân cách (năng lực, tính cách, lịng tự trọng, tự đánh giá, bản sắc cá nhân, mối quan hệ thân tình) của trẻ em và thanh thiếu niên. </b>

<b>1. Những vấn đề lý luận: </b>

Sự phát triển tâm lý của một cá nhân chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó sự ảnh hưởng của gia đình là một nhân tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là cách làm cha mẹ. Bởi qua cách nuôi dạy con của cha mẹ, sự tương tác giữa cha mẹ và con cái, đứa con sẽ hình thành những đặc điểm nhất định về tâm lý. Nghiên cứu mối quan hệ nhân – quả: ảnh hưởng của cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

làm cha mẹ (parenting) đến đặc điểm nhân cách của cá nhân nói chung và trẻ em, thanh thiếu niên nói riêng chiếm sự quan tâm nhiều của các nhà nghiên cứu.

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến các chiều cạnh trong nhân cách của thanh thiếu niên tại trường THCS tại Kenya, Kilonzo (2017) cho rằng: Mỗi phong cách nuôi dạy con đều có sự ảnh hưởng khác nhau đến con cái. Cụ thể, thanh thiếu niên được giáo dục theo kiểu dân chủ có sự phát triển về cảm xúc-xã hội, sự thể hiện trong học tập tốt hơn và thể hiện tính tổ chức và khuynh hướng lí trí cao hơn (Hill, 2005), đồng thời ít sử dụng chất kích thích, có sự phát triển về tâm lý và năng lực khoa học tốt hơn (Stinburg và cộng sự, 2004). Trong khi đó, cha mẹ ni con theo kiểu dễ dãi thiếu sự kiểm soát với con và do đó thanh thiếu niên này thiếu tự tin, sự tị mị, tính tự chủ và gặp khó khăn trong việc kiểm sốt các xung động, nhìn nhận những điều có giá trị và vô giá trị (Mamarind, 2001). Những cha mẹ độc đoán thường làm “bẽ mặt” con họ và ít giải thích lí do cho các hình phạt, điều này làm hạn chế sự xử lí thơng tin và sự kết nối với cha mẹ, chúng số trong nỗi sợ hãi (Barber, 2000).

Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến đặc điểm nhân cách của trẻ em và vị thành niên, tơi xin trình bày ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến vài yếu tố nhất định của nhân cách: lòng tự trọng/ tự đánh giá (self-esteem); năng lực (competence); tính cách (personality), các mối quan hệ thân mật (intimacy relationships) và bản sắc cá nhân (identity development).

<b>1.1. Ảnh hưởng của cách làm cha mẹ đến lòng tự trọng/ tự đánh giá của trẻ em và thanh thiếu niên:</b>

<i><b>Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến tự đánh giá tổng thể (nhìn nhận tổng quát về bản thân) của con cho thấy rằng: Cha mẹ có PCGD dân </b></i>

chủ và tự do/ dễ dãi có ảnh hưởng tích cực đến tự đánh giá của con, trong khi cha mẹ có PCGD độc đốn có tác động tiêu cực đến tự đánh giá của trẻ (DeHart, Pelham & Tennen, 2006). Tương tự như thế, các tác giả Zora Raboteg - Saric, Marija Sakic (2014) nghiên cứu về ảnh hưởng của PCGD (dân chủ, độc đoán, tự do) của người cha và người mẹ đến tự đánh giá, sự hài lòng với cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc chủ quan của trẻ vị thành niên cho thấy rằng: Trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có PCGD dân chủ và tự do có tự đánh giá và sự hài lòng cuộc sống cao hơn những trẻ vị thành niên đánh giá cả cha và mẹ có PCGD độc đốn. Các nghiên cứu trên đều cho thấy ở những gia đình mà cha mẹ có PCGD dân chủ hoặc tự do, trẻ có tự đánh giá tổng thể cao. Ngược lại, cha mẹ có PCGD độc đốn hoặc bỏ mặc thì trẻ có

<b>tự đánh giá tổng thể thấp. Vì vậy nhìn chung, con cái tự đánh giá tích cực có xu hướng </b>

<b>được ni dạy bởi cha mẹ dân chủ và dễ dãi, trong khi cha mẹ độc đốn có ảnh hưởng tiêu cực đến tự đánh giá của con. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong nghiên cứu tổng hợp tài liệu mới nhất về mối liên hệ giữa phong cách nuôi dạy con và lòng tự trọng của trẻ em và vị thành niên, Martin Pinquart và Dana-Christina Gerke (2019) đã đưa ra kết luận rằng: Con cái của cha mẹ có phong cách dân chủ thể hiện lòng tự trọng/tự đánh giá ở mức cao nhất do sự ấm áp, kỳ vọng và sự hỗ trợ tự chủ từ cha mẹ. Ngược lại, trẻ em của những cha mẹ bỏ mặc thể hiện lòng tự trọng ở mức thấp nhất do thiếu sự ấm áp và sự kỳ vọng khuyến khích. Mặc dù phong cách bỏ mặc tạo cơ hội cho đứa trẻ thể hiện hành vi tự chủ, nhưng những bậc cha mẹ này khơng tích cực giúp đứa trẻ lựa chọn hướng đi riêng của mình (Chirkov và Ryan, 2001) cũng như trẻ khơng có chỗ dựa an tồn ở cha mẹ để nỗ lực đưa ra những quyết định mang tính tự chủ, do đó thất bại trong sự tự lực này (Petersen & Govender, 2010). Việc nuôi con theo kiểu độc đốn khiến trẻ có lịng tự trọng thấp vì con cái khơng nhận được những cảm xúc tích cực của cha mẹ với mình, thay vào đó lại tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực từ hình phạt khắc khe của cha mẹ, và nhu cầu tự chủ của con không được thoải mãn. Ảnh hưởng của phong cách dạy con dễ dãi đến lịng tự trọng khó dự đoán hơn: trong khi sự ấm áp của cha mẹ và sự trao quyền tự chủ thúc đẩy cái nhìn tích cực của con về bản thân, việc thiếu kỳ vọng và quy tắc sẽ kiềm hãm sự phát triển năng lực của bản thân – điều liên quan đến cảm xúc tích cực về chính mình.

<i><b>Ảnh hưởng của PCGD của cha mẹ đến các lĩnh vực của tự đánh giá </b></i>

<i>Martínez và García đã tìm hiểu mối quan hệ giữa PCGD của cha mẹ (dân chủ, độc đoán, tự do/ dễ dãi và bỏ mặc) và tự đánh giá về 5 lĩnh vực (học đường, xã hội, cảm xúc, gia đình và thể chất) của 1239 vị thành niên Brazil từ 11 đến 15 tuổi năm 2007 và của 1.198 trẻ </i>

<i><b>vị thành niên Brazil từ 15 đến 18 tuổi. Kết quả đã chỉ ra như sau: Trong lĩnh vực học đường, </b></i>

vị thành niên ở gia đình có PCGD dễ dãi tự đánh giá ở mức trung bình; trong khi đó PCGD dễ dãi và dân chủ khiến con tự đánh giá cao hơn PCGD độc đoán và bỏ mặc (ở cả hai đối

<i><b>tượng 11-15 và 15-18 tuổi). Trong lĩnh vực xã hội; vị thành niên ở gia đình có PCGD dễ dãi </b></i>

tự đánh giá ở mức trung bình (11-15 tuổi); trong khi đó PCGD dễ dãi và dân chủ khiến con tự đánh giá cao hơn PCGD độc đoán và bỏ mặc (11-15 tuổi). Vị thành niên từ 15-18 trong gia

<i><b>đình có PCGD bỏ mặc tự đánh giá mức thấp nhất (15-18 tuổi). Trong lĩnh vực thể chất, vị </b></i>

thành niên ở gia đình có PCGD dễ dãi tự đánh giá cao hơn gia đình PCGD độc đoán và bỏ mặc (11-15 tuổi); vị thành niên trong gia đình có PCGD dễ dãi và dân chủ tự đánh giá cao hơn

<i><b>gia đình độc đốn và bỏ mặc. Trong lĩnh vực cảm xúc, vị thành niên 15-18 tuổi trong gia đình có PCGD dễ dãi, bỏ mặc tự đánh giá cao hơn PCGD độc đoán và dân chủ. Trong lĩnh vực gia </b></i>

<i><b>đình, vị thành viên 11-15 trong gia đình PCGD dễ dãi và dân chủ tự đánh giá cao hơn PCGD </b></i>

<b>độc đoán và bỏ mặc, trong đó PCGD dễ dãi tự đánh giá cao hơn dân chủ. Như vậy, hai nghiên </b>

<b>cứu đã chỉ ra cha mẹ có PCGD dân chủ và tự do thì trẻ có tự đánh giá cao hơn so với </b>

</div>

×