Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK - PGD LÁI THIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.45 KB, 86 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI</b>

LÊ VĂN ĐẠT

<b> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁCQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG</b>

<b>EXIMBANK - PGD LÁI THIÊU</b>

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI</b>

LÊ VĂN ĐẠT

<b> THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CƠNG TÁCQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG</b>

<b>EXIMBANK - PGD LÁI THIÊU</b>

Ngành: Quản trị kinh doanhMã số: 7340101

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S DƯƠNG QUỐC MINH TRIỀU

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>

<b>---o0o---NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP</b>

<b> 1- Tên đề tài : </b>

<b>THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK - PGD LÁI THIÊU</b>

<b>2- Các tài liệu cơ bản :</b>

1) PGD Eximbank Lái Thiêu: Báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2020 đến 2022.

2) TS. Hồ Diệu, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2003.3) PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.

4) PGS.TS. Đinh Xuân Hạng, Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2012.

5) TS. Hồ Diệu, Giáo trình Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2002.

<b>3- Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn: </b>

<b>Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các </b>

ngân hàng thương mại .

<b>Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Eximbank- PGD Lái Họ tên sinh viên:Lê Văn ĐạtHệ đào tạo: Chính quy</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân </b>

hàng Eximbank- PGD Lái Thiêu.

<b>4- Bảng biểu và Sơ đồ: Khố luận có 06 bảng và 08 sơ đồ và hình vẽ 5- Giáo viên hướng dẫn từng phần: </b>

<b>Giáo viên hướng dẫn toàn bộ khóa luận : ThS. Dương Quốc Minh Triều6- Ngày giao nhiệm vụ khóa luận:</b>

<b> Ngày….. tháng …. năm 2023Trưởng Bộ môn</b>

<b>TS. Hà Kiên Tân</b>

<b>Giáo viên hướng dẫn chính</b>

<b>ThS. Dương Quốc Minh Triều</b>

Nhiệm vụ khóa luận đã được Hội đồng thi tốt nghiệp của Khoa thông qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi tên Lê Văn Đạt sinh viên lớp S22-61QT-TMĐT. Tôi xin cam đoan luận văn tốt

<i><b>nghiệp “ Thực trạng và giải pháp cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân</b></i>

<i><b>hàng Eximbank- PGD Lái Thiêu”. Là kết quả của quá trình học tập, thực tập và</b></i>

nghiên cứu một cách nghiêm túc. Những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tíchvà dẫn dắt đề tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu và kết quả hoạt động của ngânhàng Eximbank- PGD Lái Thiêu. Ngoài ra, đối với các tài liệu diễn giải để làm rõ thêmcác luận điểm đã phân tích và trích dẫn trong phần phụ lục cũng được chú thích nguồngốc dữ liệu.

<b> </b>

<b> Tác giả khóa luận tốt nghiệp</b>

<i>( Chữ ký và họ tên )</i>

<b> Lê Văn Đạt</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Để hoàn thành bài khóa luận của mình, suốt thời gian qua ngồi sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ tất cả mọi người xung quanh. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa kinhtế quản lý cùng tồn thể các thầy, cơ giáo trường Đại học Thủy Lợi đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian gần 4 năm học vừa qua.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Dương Quốc Minh Triều đã tận tình động viên, giúp đỡ, dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này. Nếu khơng có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và kỹ lưỡng của thầythì tơi rất khó để hồn thành được.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc cùng toàn thể anh chị nhân viên tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam – PGD Lái Thiêu đã tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian ba tháng thực tập tại đây, nhờ vậy tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý giá, cần thiết cho việc hồn thành khóa luận cũng như cơng việc thực tế sau này.

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn vì vậy luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy cơ giáo cùng những người quan tâm đến đề tài đóng góp ý kiến để khóa luận này được hồn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn

TP.HCM, ngày…..tháng.…năm 2023 Sinh viên thực hiện

<b>Lê Văn Đạt</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.Tính cấp thiết của đề tài:...1

2. Mục tiêu tiên nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

5. Kết cấu của khóa luận...2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...4

1.1 . Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại...4

1.1.1 . Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng...4

1.1.2 . Phân loại tín dụng ngân hàng...5

1.1.3 . Vai trị của tín dụng đối với nền kinh tế...7

1.2 . Rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại...8

1.2.1 . Khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng...8

1.2.2 . Phân loại rủi ro tín dụng ...9

1.2.3 . Đặc điểm của rủi ro tín dụng ...9

1.2.4 . Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng ...10

1.2.4.1 . Nợ quá hạn...10

1.2.4.2 Phân loại nợ ...11

1.2.5 . Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng ...11

1.2.5.1. Nguyên nhân khách quan ...11

1.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan ...12

1.2.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng ...13

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng ...13

1.3.1. Khái niệm mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng ...13

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.3.2. Nhận biết rủi ro của các khoản vay tín dụng ...14

1.3.3. Các mơ hình phân tích ,đánh giá rủi ro tín dụng ...15

1.3.3.1. Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng ...15

1.3.3.2. Mơ hình lượng hóa về rủi ro tín dụng ...16

1.3.3.3. Các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng ...17

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng ...18

1.3.4.1. Mơi trường kinh tế xã hội...18

1.3.4.2. Khả năng sinh lời - rủi ro của các khoản vay ...19

1.3.4.3. Chất lượng cán bộ tín dụng ...20

1.3.4.4. Hệ thống công nghệ của ngân hàng...20

1.4. Áp dụng các mơ hình quản trị rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm quản trịrủi ro từ các ngân hàng thương mại Việt Nam ...21

1.4.1. Áp dụng các mơ hình quản trị rủi ro...21

1.4.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam...22

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGEXIMBANK - PGD LÁI THIÊU ...23

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Eximbank- PGD Lái Thiêu...23

2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...23

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Eximbank - PGD Lái Thiêu..30

2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Eximbank - PGDLái Thiêu...34

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

2.4.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng...42

2.4.2.2. Quy trình cho vay...43

2.4.3. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng...45

2.4.3.1. Nhận diện và đo lường rủi ro tín dụng ...45

3.1 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Eximbank- PGD Lái Thiêu..51

3.1.1 Định hướng chung của Eximbank PGD Lái Thiêu...51

3.1.2. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng...52

3.2 Giải pháp...53

3.2.1 Nâng cao chất lượng tín dụng...53

3.2.1.1 Hoạt động huy động vốn...53

3.2.1.2 Hoạt động cho vay...53

3.2.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng...54

3.2.2.1. Phân loại khách hàng và đa dạng hoá khách hàng...54

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng...55

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định, xét duyệt cho vay...56

3.2.2.4. Kiểm tra, nhận diện liên tục các dấu hiệu về rủi ro tín dụng...56

3.2.2.5. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng...57

3.2.2.6. Giám sát các khoản vay...58

3.2.2.7. Tăng cường cho vay bằng tài sản đảm bảo chất lượng...58

3.2.2.8. Tổ chức hạn chế nợ quá hạn...59

3.2.2.9. Áp dụng hình thức bảo hiểm tài sản và đối tượng liên quan đến hoạtđộng cho vay...59

3.2.3. Giải pháp hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng...60

3.2.3.1. Xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo...60

3.2.3.2. Tổ chức giám sát và xử lý các khoản nợ xấu...60

3.3. Kiến nghị...61

3.3.1. Đối với ngân hàng nhà nước...613.3.1.1. Hoàn thành khung pháp lý và nâng cao chất lượng quản lý điều hành 61

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng (CIC).62

3.3.1.3. Tăng cường thanh tra giám sát...63

3.3.2. Đối với ngân hàng ngân hàng Eximbank...64

3.3.2.1. Nâng cao chính sách tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ cán bộ và chínhsách khen thưởng hợp lý...64

3.3.2.2. Tăng cường công tác quản lý hoạt động tín dụng...65

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH</b>

Hình 2.1.1: Logo Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam...23

Hình 2.1.2: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB) Bình Dương PGD Lái Thiêu...24

Sơ đồ 2.1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại ngân hàng EIB- PGD Lái Thiêu...26

Hình 2.3.1: Dư nợ tín dụng cá nhân theo mục đích vay...35

Hình 2.3.2: Tỷ lệ theo nhóm nợ tại Eximbank PGD Lái Thiêu...39

Sơ đồ 2.4.1 : Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng EIB...42

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

Bảng 2.2.1: Hiệu suất sử dụng nguồn vốn của Eximbank - PGD Lái Thiêu...31

Bảng 2.2.2 : Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng Eximbank - PGD Lái thiêu từ năm 2020-2022. ...32

Bảng 2.3.1: Tình hình Doanh số cho vay giai đoạn 2020 đến 2022. ...34

Bảng 2.3.2 :Tỷ lệ dư nợ tín dụng cá nhân theo mục đích vay...35

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ </b>

9 HDB <sup>Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành </sup><sub>phố Hồ Chí Minh</sub>

10 VIB Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

<b>1.Tính cấp thiết của đề tài</b>

Ngân hàng đóng vai trị cực kì quan trọng trong nền kinh tế, nó được xem như là mạchmáu cho sự sống của nền kinh tế. Là nơi vận chuyển và điều khiển dòng tiền đi đến từng tế bào của nền kinh tế. Ngành ngân hàng hoạt động tốt và hiệu quả, bền vững sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển và vững mạnh và càng ngày đi lên. Các ngân hàng thương mại là nơi luân chuyển dòng tiền hay vốn đi vào nền kinh tế với những hoạt động chính như kinh doanh tiền tệ thơng qua hai hoạt động chính đó là huy động vốn và cho vay vốn. Khách hàng của ngân hàng cũng rất đa dạng về lứa tuổi, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,….và số lượng khách hàng đã và sẽ giao dịch với ngân hàng ngày càng đông. Trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là nguồn đem về lợi nhuận cao nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hoạt động tín dụng cũng là một hoạt động rất phức tạp và đem đến nhiều rủi ro nhất đối với hoạt động của ngân hàng. Vì thế nếu có xảy ra rủi ro tín dụng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng đó, cao hơn nữa nó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống các ngân hàng và tệ hơn là ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của tồn bộ nền kinh tế. Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới, đây cũng là cơ hội đồng thời là thách thức lớn của tồn bộ hệ thống tài chính cũng như hoạt động cung cấp vốn cho nền kinh tế của các ngân hàng thương mại. Trong thời gian gần đây hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở nước ta đang cố gắng nâng cao hoạt động tín dụng nhưng đi kèm với đó là chất lượng tín dụng chưa cao, việc quản trị rủi ro còn khá bất cập, nợ xấu nợ quá hạn đang là một trong những vấn đề vô cùng nan giải của các ngân hàng thương mại hiện nay. Chính vì thế cơng tácquản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ cực kì quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung đặc biệt là trong bối cảnh nền tài chính trên thế giới cónhiều biến động như hiện nay. Vậy làm thế nào? Xác định nguyên nhân từ đâu? Làm thế nào để tìm ra những giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Với những lí do trên, là một sinh viên đang thực tập tạingân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank - PGD Lái Thiêu, em đã chọn

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>đề tài “Thực trạng và giải pháp cải thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân </b></i>

<i><b>hàng Eximbank PGD Lái Thiêu”. Để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp </b></i>

bậc đại học của mình.

<b>2. Mục tiêu tiên nghiên cứu </b>

Tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Tìm hiểu về thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam PGD (Phòng Giao Dịch) Lái Thiêu. Đề ra những giải pháp và đề xuất nhằm cải thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam PGD Lái Thiêu.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam PGD Lái Thiêu. Trong đó trọng tâm là đưa ra những giải pháp về đề xuất nhằm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam PGD Lái Thiêu. Phạm vi nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2020 đến 2022, địa điểm phục vụ cho quá trình nghiên cứu tại ngân hàng

Eximbank - PGD Lái Thiêu.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Khóa luận sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp. Thu tập số liệu: các báo cáo, tài liệu từ ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam PGD Lái Thiêu, và một số thơng tin từ báo chí.

<b>5. Kết cấu của khóa luận </b>

Ngồi phần mở đầu và kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời cam đoan, lời cảm ơn ….kết cấu khóa luận gồm ba chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại .

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngân hàng Eximbank-PGDLái Thiêu .

Chương 3. Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Eximbank - PGD Lái Thiêu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại</b>

<b>1.1 . Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại</b>

<i><b>1.1.1 . Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng</b></i>

Theo TS Hồ Diệu (2003) thì: “ Tín dụng là một quan hệ vay mượn và giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính) và bênđi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sửa dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm phải hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian nhất định được thỏa thuận trước đó. Thơng thường giá trị được hồn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay, phần lớn hơn này là lợi tức ”.

Trong môi trường kinh tế phát triển hiện nay có nhiều loại tín dụng như tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là phương thức cho vay, chiếc khấu, bảo lãnh, và cho thuê tài chính. Là việc ngânhàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác, dựa trên cơ sở lòng tin và phải tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn.

Tín dụng có khái niệm rộng hơn cho vay bởi cho vay chỉ là một nghiệp vụ nhỏ của tín dụng, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì nghiệp vụ cho vay lại là nghiệp vụ quan trọng nhất và sử dụng nhiều nhất, cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vay mượn tài sản giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế mà ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay và vừa là người cho vay.

Trong hoạt động thực tế, quan hệ tín dụng được hình thành rất đa dạng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng ln có mối quan hệ kinh tế với nền sản xuất hàng hoá và cùng đồnghành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những quan hệ hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

những mục đích và tính chất của nền sản xuất hàng hố. Sự vận động của tín dụng lnln chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi các quy luật kinh tế và phương thức sản xuất trong xã hội đó.

<i><b>1.1.2 . Phân loại tín dụng ngân hàng </b></i>

Để đáp ứng kịp sự thay đổi của kinh tế thị trường cũng như thoả mãn những yêu cầu của khách hàng, đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh buộc các ngân hàng thương mại (NHTM) phải liên tục nghiên cứu, phát triển và triển khai những loại hình tín dụngđa dạng. Việc phân chia tín dụng trở nên quan trọng và khoa học để thiết lập quy trình cung cấp các sản phẩm vay hợp lý.

Căn cứ vào thời gian tín dụng thì có thể phân loại ra thành ba khoảng thời gian gồm: Tín dụng ngắn hạn gồm những khoản cho vay có thời hạn có thời hạn cho vay đến 12 tháng (dưới 1 năm) và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đây là loại hình tín dụng có ít rủi ro đối với ngân hàng vì thường phát sinh trong một thời gian ngắn cho nên ít có sự biến động lớn xảy ra và ngân hàng cũng đã dự tính và tiên lượng trướcsự biến động trên. Nó bao gồm tín dụng cung cấp bổ sung vốn lưu động, tín dụng thấu chi và chiết khấu, tín dụng ứng trước.

Tín dụng trung hạn gồm khoản tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại hình tín dụngnày thường được sử dụng để đầu tư mua sắm và trang bị tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới các thiết bị công nghệ cần thiết, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mơ nhỏ với thời gian thu hồi và tạo vòng quay vốn nhanh. Ngồi ra, tín dụng trung hạn cũng là nguồn bổ sung vốn lưu động chủ yếu của các doanh nghiệp đặcbiệt là nhóm doanh nghiệp mới thành lập với loại hình chính như tín dụng triển khai theo dự án, tín dụng th tài chình và hợp vốn

Tín dụng dài hạn gồm các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm cá biệt đến 40 năm. Sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn như xây dựng các xí nghiệp mới, xây dựng nhà ở, cơng trình cơ sở hạ tầng (đường, cầu, sân bay ….), cải tạo và mở rộng quymô cơ sở sản xuất. Với khoản tín dụng này sẽ đem lại mức độ rủi ro cao do khó nhận

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn có thể phân thành bảy mục đích như sau:

Với mục đích cấp vốn để sản xuất và lưu thơng hàng hố, hình thức cấp tín dụng này lấy đối tượng triển khai trong quá trình sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cấp tín dụng như các chủ doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thơng hànghình thức này áp dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Cho vay kinh doanh bất động sản gồm các khoản cho vay và cấp tín dụng nhằm cung cấp hoặc bổ sung vốn cho các mục đích liên quan đến việc mua bán và xây dựng bất động sản nhà cửa, quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên bất động sản là đất thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ, công nghiệp.

Cho vay công nghiệp và thương mại thuộc hình thức cho vay và cấp vốn trong thời gian ngắn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp thuộc hình thức trên. Cho vay nơng nghiệp gồm những khoản vay để hỗ trợ hoạt động sản xuất cho người vay như cấp vốn để chi vào các chi phí sản xuất trong q trình sản xuất và chăn nuôi nông nghiệp như phân, thuốc, thưc ăn chăn nuôi….. Hỗ trợ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt và thu hoạch nơng nghiệp.

Tín dụng tiêu dùng là cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm trăngthiết bị gia đình, các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thơng thường của đời sống nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền như ơtơ, nhà, máy tính, di động, trang thiết bị trong gia đình, trang trải các chi phí phục vụ các nhu cầu thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.

Cho vay các định chế tài chính là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tổ chức có mơ hình kinh doanh như mơ hình tín dụng, cho vay, cầm cố tài sản.

Cho th các định chế tài chính là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng chỉ quan tâm đến các nguồn trả và thu nhập của khách hàng (nguồn thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng), loại tín dụng này thường có mức độ rủi ro bởi vì ngân hàng mà ít quan tâm tới mục đích và hiệu quả của khoản tín dụng đã cấp. Tài sản cho th tài chính chủ yếu là máy móc thiết bị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tín dụng tín chấp hay tín dụng khơng có tài sản cầm cố, thế chấp hay khơng có bảo lãnh của người thứ ba. Đối với những khách hàng được triển khai và áp dụng hình thứctín dụng này, đảm bảo rằng có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn, đầy đủ cả gốc và lãi. Có các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ mang tính khả thi, có khả năng hồn trả nợ, hoặc có các dự án với phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. Có khả năng và năng lực tài chính để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp vốn vay sử dụng không đúng với thỏa thuận phải cam kết thực hiện biện pháp bằng tài sản bảo đảm theo yêu cầu, phải cam kết trả nợ trước hạn khi không thực hiện được các biện pháp đảm bảo bằng tài sản.

Tín dụng có bảo đảm là loại tín dụng được cấp có thế chấp, cầm cố bằng tài sản (của bên vay hoặc bên thứ ba) tài sản phải có tính pháp lí đầy đủ và có khả năng tạo ra dòngtiền. Tài sản bảo đảm giúp ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai trường hợp khách hàng khơng có hoặc khơng đủ khả năng hồn trả nợ đúng hạn.

<i><b>1.1.3 . Vai trị của tín dụng đối vơi nền kinh tế </b></i>

Tín dụng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, đồng thời góp phần đầu tư vào các thành phần phát triển kinh tế trong xã hội. Đáp ứng các nhu cầu vốn trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, bên cạnh đó quan hệ mua bán chịu (mua trước trả sau)luôn tồn tại trên thị trường.

Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất thông qua bản chất và hoạt động cơ bản của ngân hàng là việc huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế và thực hiện cho vay đến các đơn vị chủ thể cần vốn trong nền kinh tế để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Nhằm hạn chế sự lãng phí vốn, cung cấp vốn kịp thời và tập trung được nguồn lực vốn cho các ngành kinh tế chủ chốt và có triển vọng kinh tế trong sản xuất kinh doanh.

Hoạt động tín dụng ln chịu sự chi phối trực tiếp của chính sách phát triển kinh tế củachính phủ, tín dụng là kênh chuyển tải tác động của nhà nước đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như việc ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo cơng ăn việc làm. Góp phần đẩy

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ vận hành trong nền kinh tế thị trường, hạn chế thấpnhất sự tồn đọng, thừa thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh vịng quayvốn.

Thơng qua sự tài trợ tín dụng của các ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện mộtchế độ hạch toán kinh tế một cách minh bạch và hiệu quả hơn qua đó góp phần thúc đẩy chế độ hoạch tốn kinh tế

Tín dụng là nguồn cung cấp vốn đầu tư đắc lực trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng tham gia vào thị trường quốc tế thông qua việc tài trợ việc mua bán chịu hàng hóa, nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm để phù hợp với yêu cầu về quy mô và chất lượng của thị trường thế giới. Để tạo ra môi trường kinh tế phát triển bền vững và vững mạnh, Chính phủ có những chính sách tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn chủ chốt, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

<b>1.2 . Rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại </b>

<i><b>1.2.1 . Khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng </b></i>

Theo Saunders, A., Cornett, M. M. (2005): “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về số lượng và thời hạn”.

Theo Fitch, T. P. (1993): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay khơng thanh tốn được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng”.

Rủi ro tín dụng là hoạt động có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng và cho vay của ngân hàng, dẫn đến những tổn thất về mặt tài sản, giảm thu nhập ròng và giá trị về vốn,thường xảy xa trong trường hợp khách hàng vay không thực hiện trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn trong cam kết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i><b>1.2.2 . Phân loại rủi ro tín dụng </b></i>

Rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục thông qua việc căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng.

Rủi ro giao dịch xảy ra từ các nguyên nhân phát sinh thông qua những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, khả năng đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ, cụ thể rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến việc đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả cao để quyết định cho vay.

Rủi ro danh mục xảy ra khi xuất hiện các nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế trong việc quản lý danh mục cho vay của ngân hàng bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tậptrung.

Rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan, thơng qua việc căn cứ vào tính chất rủi ro tín dụng. Cụ thể như sau:

Trong đó rủi ro khách quan là những rủi ro từ các nguyên nhân khách quan như bão lũ hạn hán mưa gió lũ lụt thời tiết cực đoan, dịch bệnh (như covid ),…. các biến động ngồi ý muốn khơng dự báo trước được gây ra ảnh hưởng và làm thất thoát vốn vay, mặc dù đã thực hiện đầy đủ và triển khai đúng với các quy định về quản lý và sử dụng khoản vay.

Rủi ro chủ quan xảy ra trực tiếp thuộc về lỗi của ngân hàng hoặc bên đi vay do những hành vi việc làm vơ tình hoặc cố ý gây ra, dẫn đến thất thoát vốn vay. Đối với rủi ro chủ quan, nếu có như ngân hàng hoặc người đi vay có những biện pháp hợp lý phịng ngừa và khơng cố tình làm sai với quy định quy quy trình cho vay thì có thể khắc phục hoặc hạn chế được loại rủi ro này.

<i><b>1.2.3 . Đặc điểm của rủi ro tín dụng </b></i>

Để chủ động phịng ngừa các rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của rủi ro tín dụng rất là một biện pháp rất cần thiết và hữu ích. Rủi ro tín dụng thường mang 3 đặc điểm sau bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp, trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất bởi những sai lầm trong quá trình sử dụng vốn, hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng thường rất đa dạng và phức tạp về những nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ, nên khi thực hiện các phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải thật sự chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phịng ngừa phù hợp.

Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại thơng qua những tình trạng thơng tin bất cân xứng khiến cho ngân hàng không thể cập nhật đầy đủ các thông tin và nắm bắt được hết các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay lớn hay nhỏ nào cũng luôn tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất là hình thức kinh doanh rủi ro và phải điều chỉnh rủi ro đó về mức phù hợp và đạt đượclợi nhuận tương ứng.

<i><b>1.2.4 . Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng</b></i>

<i>1.2.4.1 . Nợ q hạn</i>

Là khoản tín dụng trả nợ khơng đúng hạn và không được phép cũng như không đủ tiêu chuẩn để gia hạn nợ thông qua các mốc thời gian trả nợ cụ thể trên hợp đồng tín dụng, thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng. Cơng thức tính hệ số nợ q hạn:

Dư nợ quá hạn

Hệ số nợ quá hạn = X 100%Tổng dư nợ

Hệ số nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Theo chuẩn quốc tế thì hệ số nợ quá hạn dưới 3% là khoản an toàn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>1.2.4.2 . Phân loại nợ </i>

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), thuộc nhóm các khoản nợ nếu chưa được thanh toán khi đến ngày trả nợ nợ được ân nợ trong 10 ngày đầu. Có khả năng thu hồi đầy đủ gốc lãi đúng hạn .

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý ) khách hàng thuộc nhóm nợ này đang có khả năng suy giảm vềkhả năng thanh toán, các khoản nợ quá hạn 10-90 ngày, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ từ nhóm 1.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) các khoản nợ tiếp diễn từ nhóm 2 hoặc các nhóm nợ miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Mất khả năng thu hồi gốc lãi khi đến hạn, nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) các khoản nợ quá hạn từ 181- 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại từ nhóm 2 được cơ cấu lãi lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai thuộc nhóm 3. Các khoản nợ ở nhóm này có khả năng bị tổn thất rất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) nợ khơng cịn khả năng thu hồi, dẫn đến mất vốn, các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

<i><b>1.2.5 . Nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng</b></i>

<i>1.2.5.1. Nguyên nhân khách quan</i>

Tín dụng là hoạt động chịu ảnh hưởng cùng pha với chu kì kinh tế, khi nền kinh tế pháttriển và vững mạnh thì hoạt động tín dụng cũng phát triển và ổn định theo sau. Do những nguyên nhân khách quan từ thiên tai (mưa, bão, lũ lụt, hạn hán ….), dịch bệnh, tai nạn, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố ….

Ảnh hưởng từ tình hình chính trị trong và ngồi nước. Do tác động từ các cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, hệ thống tài chính khơng ổn định. Mơi trường pháp lý khơng thuận lợi, chính sách lỏng lẻo trong quản lý nền kinh tế vĩ mô. Các chính sách tiền tệ làm tác động đến lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát dẫn đến các chỉ sốgiá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến chi phí hoạt động sản xuất tăng cao làmảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến khơng có khả năng trả nợ. Ví dụ cụ thể như việc bị ảnh hưởng lãi suất từ hiệu ứng tăng lãi

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

suất của cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED) làm ảnh hưởng đến hệ thống lãi suất tại Việt Nam.

Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng lớn và xuất hiện các yếu tố cạnh tranh chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trongcho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.

<i>1.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan</i>

Thơng qua các yếu tố chủ quan thì có 2 yếu tố tạo ra rủi ro tín dụng gồm: Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý để từ đó sử dụng khoản vay cũng như quy định một cách đúng đắn tù khoản vay. Sử dụng vốn vay khơng đúng vào mục đích vay, sử dụng vốn vay kém hiệu quả, khơng có thiện chí trả nợ, do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa khơng tiêu thụ được do mơ hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh khơng hiệu quả, quản lý vốn và dịng tiền không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản, chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực quản lý điều hành, do tham ơ và lừa đảo, do mất đồn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành.

Về phía ngân hàng do chính sách tín dụng không hợp lý, không rõ ràng cụ thể làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, quá nhấn mạnh và chỉ tập trung nhiều vào mục tiêulợi nhuận tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn lách luật dẫn đến những rủi ro và tổn thất trong hoạt động của ngân hàng.

Cán bộ tín dụng khơng tn thủ chính sách tín dụng, khơng chấp hành đúng quy trình cho vay, do bị áp doanh số cho vay, cần hoàn thành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án khơng có hiệu quả, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng, cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ, cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh, định giá tài sản khơng chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết, hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là dễ định giá, dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố để được cấp tín dụng nhiều hơn, gây thất thốt không nhỏ cho ngân hàng, thường xuyên trao đổi chú ý đến khách hàng sẽ giúp ngân hàng xác nhận khách hàng có tuân thủ của các điều khoản đề ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trong hợp đồng tín dụng hay không, đồng thời sớm phát hiện ra được vấn đề khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro thích hợp.

<i><b>1.2.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng </b></i>

Rủi ro tín dụng ln tiềm ẩn và có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng có khả năng khơng thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, những ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi trong hoạt động luân chuyển vốn, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng có kết kinh doanh khơng hiệu quả, chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên so với dự kiến.

Với ngân hàng bị rủi ro do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.

Đối với nền kinh tế, vì ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và cung cấp dòng tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất cân bằng về quan hệ cung cầu trong tín dụng, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…Trong quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng và hoạt động tài chính quốc gia, cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.

<b>1.3. Quản trị rủi ro tín dụng</b>

<i><b>1.3.1. Khái niệm mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng</b></i>

Theo Schroeck, G. (2002) thì : “Quản trị rủi ro là một q trình mang tính chủ động và có chiến lược cụ thể, tích hợp các phương pháp bao gồm cả nhận diện đo lường và

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

giảm thiểu rủi ro, phân tích các nhân tố rủi ro với mục tiêu cơ bản và cốt lõi là tối đa hóa giá trị của một ngân hàng, đồng thời giảm thiểu tuyệt đối nguy cơ phá sản”. Theo TS.Hồ Diệu (2002) thì: “Quản trị rủi ro là quá trình xem xét, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra nguy cơ từ các hoạt động liên quan đến tín dụng, từ đó có những hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó”.

Quản trị rủi ro đối với khoản tín dụng là hoạt động mà các ngân hàng cần phải xây dựng và tạo ra hệ thống các biện pháp nhằm có thể đánh giá các khả năng về mặt rủi rocó thể xảy ra cũng như lợi nhuận mà các khoản cấp tín dụng có thể mang lại cho ngân hàng khi cấp tín dụng cho một khách hàng, bao gồm q trình từ khi tiếp xúc gặp gỡ khách hàng, đánh giá và thẩm định khách hàng, quyết định cấp vốn, thu hồi vốn, báo cáo kết quả và xử lý rủi ro (nếu có).

Quản trị rủi ro tín dụng đối với một danh mục tín dụng là hệ thống các hoạt động được xây dựng và tạo ra nhằm giúp cho ngân hàng nhận biết và đo lường mức độ rủi ro cho cả một danh mục tín dụng thơng qua đó có thể cho ngân hàng biết thêm và nắm bắt được những thơng tin cần thiết từ đó có thể nhận biết và đánh giá được rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được và lợi nhuận có thể thu được nhằm giúp ngân hàng kiểm sốt, giảm thiểu được những rủi ro đó.

<i><b>1.3.2. Nhận biết rủi ro của các khoản vay tín dụng </b></i>

Các dấu hiệu nhận biết một khoản cho vay có vấn đề như: Thanh tốn tiền vay khơng đúng kì hạn. Kỳ hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục. Biện pháp gia hạn nợ kém hiệu quả (vốn gốc trước mỗi lần gia hạn không giảm đáng kể). Lãi suất cao bất thường (cố gắng bù đắp rủi ro cao). Khách hàng bị chiếm dụng vốn quá nhiều từ hoạt động kinh doanh và hàng tồn kho tăng lên quá lớn. Tỷ lệ đòn bẩy nợ trên vốn cổ phần lớn vàtăng lên. Tài sản thế chấp bảo đảm cho khoản vay khơng đủ tiêu chuẩn như khơng có thanh khoản, pháp lý, và có thể thành tiêu sản. Khơng có các báo cáo hay dự đốn về dịng tiền. Việc trông chờ của khách hàng vào các nguồn vốn bất thường để đáp ứng nghĩa vụ thanh tốn (ví dụ: bán các máy móc hay thanh lý hàng tồn kho).

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i><b>1.3.3. Các mơ hình phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng </b></i>

Những nhà quản trị, chuyên gia kinh tế, chuyên gia phân tích đã sử dụng và thơng qua nhiều mơ hình khác nhau để tổng hợp và đánh giá rủi ro tín dụng. Thường thơng qua hai mơ hình chính để phân tích rủi ro tín dụng đó là mơ hình định lượng và mơ hình định tính.

<i>1.3.3.1. Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng </i>

Thơng qua các yếu tố định tính cán bộ tín dụng cần phân tích 5 yếu tố sau:

Năng lực pháp lý, cán bộ tín dụng phải đánh giá tình trạng về tính pháp lý khách hàng. Dựa trên các bộ giấy tờ khác nhau (hồ sơ pháp lí: căn cước cơng dân, sổ hộ khẩu ,…quyết định thành lập công ty, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng, giám đốc phải có tư cách như một cá nhân bình thường….).

Uy tín, thái độ, phẩm chất, thiện chí của người vay, thơng thường uy tín thể thiện ở việc sẵn lòng trả nợ, mong muốn trả nợ, kiên quyết trả, uy tín là cái bên trong, để đánh giá uy tín của người vay, cán bộ tín dụng cần thơng qua các biểu hiện bên ngồi rồi dựa vào những mối quan hệ xã hội, danh tiếng …. đặc biệt là lịch sử vay nợ của khách hàng, danh tiếng dư luận, kết quả phỏng vấn trực tiếp (đây là căn cứ chính xác nhất). Mục đích vay, cán bộ tín dụng cần xem xét đánh giá một cách chính xác và chi tiết mục đích vay của người vay có thỏa mãn, tính phù hợp với giấy phép kinh doanh đến mục đích sử dụng vốn, tính hợp pháp là ngành nghề kinh doanh không bị pháp luật nghiêm cấm và xu hướng cũng như khả năng phát triển nghành nghề của mục đich vaytrong tương lai hay không.

Năng lực tạo lợi nhuận, người vay phải có kiến thức về kinh tế và có năng lực về tài chính, phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và có kế hoạch kinh doanh với mục tiêu rõ ràng có tính thực tế đồng thời phải đáp ứng các chỉ số tạo lợi nhuận (tần số tạo lợi nhuận cao hay thấp, tỉ suất lợi nhuận và vịng quay vốn lớn hơn hoặc bằng trungbình ngành).

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Môi trường kinh doanh, cán bộ tín dụng cần nắm rõ các thơng tin sau: Mức dự báo lạmphát, các biến động kinh tế, chính trị xã hội, xu hướng tăng trưởng của ngành tại thời điểm hiện tại và tương lai.

<i>1.3.3.2. Mơ hình lượng hóa về rủi ro tín dụng </i>

Mơ hình lượng hóa về rủi ro tính dụng gồm có 2 chỉ tiêu là nguồn trả nợ của khách hàng và TSĐB, ngoài ra còn căn cứ theo tiêu chuẩn khác. Nguồn trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng cần xem xét tính cần thiết, tính hiệu quả, tính khả thi, phương ánkỹ thuật, tiến độ thực hiện của phương án vay, bên cạnh đó cán bộ tín dụng cịn phải đánh giá nguồn trả nợ thông qua năng lực tài chính ngồi phương án của khách hàng. Tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cần xem xét các tiêu chuẩn về tài sản như: Tài sản phải của người vay hoặc được ủy quyền có giấy tờ chứng thực, có giá trị phù hợp với khoản vay, có thị trường trong tương lai, phải có hợp đồng thế chấp hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản đó cho ngân hàng trong thời gian vay…thẩm định giá trị và định giá tài sản đó trong tương lai có bị biến thành tiêu sản hay khơng.

Ngồi ra, cán bộ tín dụng có thể phân tích và đánh giá các khoản tín dụng căn cứ theo các tiêu chuẩn sau:

Tư cách người vay, cán bộ tín dụng cần phải xem xét đánh giá và chắc chắn rằng ngườivay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn, xác định người vay có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hay khơng, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những yếu tố làm nên tính cách khách hàng trong cách nhìn nhận của cán bộ tín dụng, lịch sử vay trả nợ của khách hàng, các vụ kiện tụng liên quan tới khách hàng và các đối tượng liên quan đến khách hàng (ví dụ như vợ chồng, anh chị em ruột, ba mẹ …) cũng là yếu tố để cán bộ tín dụng đánh giá về tư cách người vay.

Năng lực của người vay, người đi vay hoặc người bảo lãnh phải có năng lực pháp lý vànăng lực hành vi dân sự dễ ký kết hợp đồng tín dụng, những hồ sơ pháp lý chứng minhnăng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn, đối với doanh nghiệp cần mơ tả q trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu, tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thu nhập của người vay dựa vào đó để xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay, người vay có đủ khả năng trả nợ hay khơng, gồm các dịng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, dòng tiền từ bán tài sản, các nguồn vốn huy động khác, cho thuê, thu nhập từ lương…. ngân hàng thường quan tâm đến dòng tiền tạo từ doanh thu bán hàng và thu nhập, xem đây là nguồn tiền chính để trả nợ vay ngân hàng.

Tài sản bảo đảm tiền vay, là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng phòng trường hợp khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ. Ngân hàng sẽ xem xét kĩ và đánh giá các yếu tố như pháp lý của tài sản, hiện trạng tài sản ở hiện tại và tương lai, có khả năng thành tiêu sản khơng, giá trị tài sản có phù hợp với mức giá thị trượng ở hiện tại không, tài sản có đang bị đảm bảo cho món vay khác khơng, tình trạng bảo hiểm, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm, và tỷ lệ tài sản có phù hợp với tỷ lệ cấp vốn theo duy định chưa.

Kiểm soát là đánh giá những ảnh hưởng có thể mang lại từ những sự thay đổi về mặt luật pháp, các quy định quy chế trong hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. Khách hàng cần phải thực hiện các điều kiện như cung cấp đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết để phục vụ cho q trình kiểm sốt, cung cấp hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải được ký bởi các bên, mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, quy định của ngân hàng.

<i> 1.3.3.3. Các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng </i>

Mơ hình điểm số Z.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009) thì: “Mơ hình điểm số "Z" do E. I.

Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với công ty sản xuất của Mỹ. Đây là mơ hình lượng hóa rủi ro tín dụng cơ bản nhất thường được sử dụng, trong đó đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj).Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay”, mơ hình được mơ tả như sau:Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0 X5

Trong đó:

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

X2: Tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.

X3: Tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”.X4: Tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”.X5: Tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.

Đánh giá việc đo lường rủi ro tín dụng thơng qua mơ hình điểm số Z :Z < 1.8 : Khách hàng có khả năng rủi ro cao.

1.8 < Z <2.99 : Không xác định được.

Z > 2.99 : Khách hàng khơng có khả năng vỡ nợ.Mơ hình điểm số tín dụng.

Các yếu tố quan trọng để cung cấp cho quá trình đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng trong mơ hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, độ tuổi người vay vốn, trạng thái số lượng tài sản người vay vốn đang sở hữu hoặc đang được ủy quyền, số người phụ thuộc, tỷ lệ thu nhập hiện tại trên tổng chi phí sinh hoạt hiện tại, thơng tin liên lạc, trình độ, thời gian làm việc, chất lượng doanh nghiệp cơ quan đang làm việc.

<i><b>1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng </b></i>

<i>1.3.4.1. Môi trường kinh tế xã hội</i>

Tác động từ môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác độnglên hệ thống tất cả các chủ thể trong nền kinh tế nên nó tác động tới hoạt động ngân hàng trên nhiều khái cạnh khác nhau về mặt chiều hướng. Với đặc thù của ngành ngân hàng mang tính nhạy cảm cao nên những biến động dù lớn hay nhỏ từ môi trường vĩ mô cũng có thể gây nên những tác động đến quá trình hoạt động của ngân hàng. Vì vậytrong quá trình một ngân hàng hoạt động trong trong những điều kiện mơi trường kinh doanh khác nhau có nhiều biến động khác nhau thì yêu cầu đối với hoạt động quản trị phải nhạy bén và liên tục, mọi hoạt động đều phải nâng cao tính chính xác, cơng tác đềcao rủi ro cần thực hiện một cách cụ thể có phương án rõ ràng, đặc biệt là trong công tác đề ra các biện pháp phòng ngừa và tài trợ rủi ro tín dụng.

Lạm phát là một tác động vĩ mơ mang tính trực tiếp ảnh hưởng đến quản trị rủi ro, môi

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

vay, làm cho nguồn vốn vào thị trường giảm xuống. Tốc độ phát triển nền kinh tế, khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động tín dụng ngân hàng cũng sẽ phát triển theo. Nền kinh tế phát triển thì các cá nhân doanh nghiệp sẽ tiếp tục vay vốn và sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra được nhiều dịng tiền luân chuyển trong nền kinh tế. Khi đó doanh nghiệp ăn nên làm ra có lượng ngân sách đủ để vay và trả được lãi vay. Ngược lại nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, doanh nghiệp gặp khó khăn khả năng trả nợ giảm xuống nguy cơ vỡ nợ cao.

Tác động từ những chính sách tiền tệ, ngân hàng chịu sự điều tiết mang tính trực tiếp và gián tiếp thơng qua các chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, do đó khi chính sách tiền tệ có sự thay đổi, quy định trong chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn thời điểm sẽ thay đổi khác nhau mà vì thế địi hỏi các ngân hàng cần có sự điều chỉnh trong hoạt động quản trị rủi ro để phù hợp với những chính sách hiện tại.

Hệ thống pháp luật, hoạt động của ngân hàng liên quan đến hầu hết đến tất cả các hoạt động khác trong nền kinh tế hiện nay, cho nên những các quy định từ các hệ thống văn bản pháp lý đều có sự tác động mang tính ít hoặc nhiều tới hoạt động quan trị của ngânhàng. Hệ thống pháp lý đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nói là những chỉ dẫn cung cấp những thông tin cơ bản cho các cấp lãnh đạo ngân hàng hoạch định các cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cho hoạt động của ngânhàng của mình.

<i>1.3.4.2. Khả năng sinh lời - rủi ro của các khoản vay </i>

Lợi nhuận là một trong những mục tiêu mà các ngân hàng thường cố gắng và thực hiệntốt nhất có thể và hướng tới hàng đầu. Nhưng tìm ra một dự án có lợi cao để cho vay thì ln tiềm ẩn những rủi ro lớn kèm theo đó. Vì thế hoạt động quản trị tín dụng cần phải được xây dựng dựa trên cơ sở lựa chọn các phương án tối ưu giữa yếu tố lợi nhuận thu được và rủi ro có thể chấp nhận được. Những khoản vay khác nhau mang bản chất đặc thù của từng lĩnh vực ngành nghề và thị trường hoạt động khác nhau, cũng như các yếu tố đánh giá về năng lực tài chính, năng lực quản lý của từng đối tượng khách hàng cũng khác nhau trong quyết định đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khoản vay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Vì vậy trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng cần xem xét các đặc điểm cụ thể của từng khách hàng để đưa ra các chính sách quản trị phù hợp mang lại lợi nhuận cũng như đo lường được mức độ rủi ro. Tùy vào chiến lược hoạt động và mục tiêu khác nhau của từng ngân hàng mà nhà quản trị đề ra các chiến lược hoạt độngtín dụng khác nhau .

<i>1.3.4.3. Chất lượng cán bộ tín dụng </i>

Con người hay chất lượng nhân sự là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công và thất bại trong hoạt động của ngân hàng, yếu tố này bao gồm: số lượng, trình độ chun mơn, kinh nghiệm, cơ cấu nhân sự, đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản lý và tác nghiệp. Một trong những chỉ tiêu đánh giá yếu tố này là trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, đây yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Để cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đạtđược kết quả cao cần phải có những yêu cầu cụ thể đối với các cấp cán bộ ngân hàng về việc nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Đối với lãnh đạo cấp cao cần phải có những yêu cầu về khả năng lãnh đạo và quản lý, khả năng hoạch định và tổ chức, khả năng tổng hợp và phân tích đánh giá các thông tinvề mọi hoạt động trong hệ thống. Từ đó đưa ra những chiến lược phát triển hiệu quả vàtổ chức thực hiện các chính sách đó.

Đối với nhân viên ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng ngân hàng cần phải có khả năng đánh giá các rủi ro liên quan tới từng đối tượng khách hàng. Cán bộ ngân hàng luôn phải đề cao đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu, phần lớn các sai phạm trong hệ thống các ngân hàng là do đạo đức nghệ nghiệp, khi nhân viên đặt lợi ích các nhân của mình lên lợi ích chung của ngân hàng vì vậy nếu điều này bị vi phạm gây nên rủi ro tácnghiệp và những hậu quả to lớn đối với ngân hàng.

<i>1.3.4.4. Hệ thống công nghệ của ngân hàng</i>

Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng. Việc áp dụng và triển khai các công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trọng hàng đầu để hỗ trợ hoạt động quản trị đạt hiệu quả. Một ngân hàng có trang thiết bị hiện đại sẽ phục vụkịp thời các yêu cầu về tiền gửi và cho vay và các dịch vụ khác, nâng cao chất lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

và uy tín đối với khách hàng, đồng thời giúp cho các nhà quản lý ngân hàng nắm bắt kịp thời các thơng tin về hoạt động tín dụng từ đó giúp cho việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo kịp thời.Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm hiện đại, khoa học thì mọi hoạt động thu thập và xử lý thơng tin có thể được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác.

<b>1.4. Áp dụng các mơ hình quản trị rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro từ các ngân hàng thương mại Việt Nam </b>

<i><b>1.4.1. Áp dụng các mơ hình quản trị rủi ro</b></i>

Thẩm định cho vay là q trình mà mỗi ngân hàng sẽ có những quy trình khác nhau nhằm thảm định doanh nghiệp và cá nhân vay vốn thông qua các chỉ tiêu về pháp nhân,pháp lý, tính chất của hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính, mục đích sử dụng vốn vay,….. thẩm định tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Quá trình thẩm tra sẽ được thực hiện ngay sau khi thực hiện các bước thẩm định cơ bản. Việc thực hiện thẩm tra bao gồm các công việc như thẩm tra mức độ uy tín của khách hàng vay vốn, thẩm tra về năng lực tài chính, thẩm tra tính hiệu quả của phương án vay vốn, thẩm tra tính xác thực của các nguồn thu để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thẩm tra tài sản bảo đảo cho khoản vay.

Kiểm tra tín dụng là q trình được triển khai và thực hiện theo định kỳ nhất định và có kế hoạch, chương trình kèm theo nội dung một cách chi tiết và cụ thể. Nhằm đưa ra kết quả đầy đủ và chi tiết nhất về tình trạng của các khoản tí dụng và hoạt động chung của ngân hàng từ đó có những thơng tin dữ kiện để có thể phát hiện sớm các rủi ro tiềmẩn trong q trình hoạt động của ngân hàng.

Xử lý tín dụng là q trình xảy ra khi khoản tín xuất hiện những vấn đề và có những rủi ro đang xuất hiện từ khoản tín dụng đó. Q trình xử lý này cần sử dụng đến khả năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Cụ thể cán bộ ngân hàng cần phải tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề và rủi ro trên và cùng phối hợp trao đổi với khách hàng đẻ tìm ra phương án giải quyết vấn đề xuất phát từ nguyên nhân đó.Phương án giải quyết này phải thỏa mãn và đảm bảo rằng là phương án tối ưu hóa nhấtđể có khả năng thu hồi nợ từ khách hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>1.4.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM tại Việt Nam</b></i>

Kinh nghiệm từ Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank). Với thành quả đã đạt từ thông qua việc đã công bố thực hiện thành công hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng gồm: các định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này một cách đúng và hiệu quả sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng của từng khoản tín dụng, phân loại nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng phù hợp, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và tồn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát. Kinh nghiệm từ Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB). Trong thực tế hiện nay, công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề như có q ít hoặc quá nhiều dữ liệu thông tin nhưng những thông tin này lại khơng đáp ứng được u cầu về tính phù hợp và quan trọng cho q trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề trên, tại VIB thành lập ra những phịng ban chun trách, với mơ hình đồng nhất với nhau, có tinh nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến từng bộ phận hỗ trợ. Mơ hình 3 tầng lớp bảo vệ (Đơn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của tồn hệ thống nói chung một cách hiệu quả và tối ưu nhất, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, sửa dụng vốn khơng đúng mục đính, tham ơ hối lộ. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ kiểm soát sang hợp tác mà khơng ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng.Kết luận chương 1.

Rủi ro tín dụng trong ngân hàng có tính tất yếu khách quan và ln có thể xuất hiện bấtcứ lúc nào nên không thể tránh hoặc khó khỏi. Vì thế, trong thực tế trong hoạt động của mình, các ngân hàng chỉ có thể đề ra các biện pháp mang tính phịng ngừa để nhằmkiểm sốt, giảm thiểu, hạn chế rủi ro tín dụng về một mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Cơ sở lý thuyết trong chương 1, đã khái quát được các vấn đề cơ bản nhất về rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mơ hình đo lường và biện pháp đảm bảo hạn chế

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Eximbank PGD Lái Thiêu </b>

<b>-2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Eximbank- PGD Lái Thiêu</b>

<i><b>2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam </b></i>

Eximbank (EIB) với tên đầy đủ là: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Ngày thành lập: 24/05/1989.

Trụ sở chính đặc tại thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 8 của Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1.

<i>Hình 2.1.1: Logo Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.</i>

Website : .

Facebook : Tổng đài : 18001199.

Là một trong những ngân hàng có lịch sự lên đến 30 năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tính đến tháng hết quý 1 năm 2023 Eximbank có tổng tài sản đạt 183.684.007 triệu đồng. Riêng vốn chủ sở hữu là 21.151.024 triệu đồng. Hiện nay, Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có tổng cộng hơn 6 Chi nhánh/phịng giao dịch (PGD) đặt tại Bình Dương. Trong đó nhiều nhất phải kể đến: (Tp.Thủ Dầu Một - 1 chi nhánh lớn, Tp. Thuận An - 2 PGD, Tp.Dĩ An 1 PGD, Thị xã Tân Uyên - 1 PGD, Thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Eximbank PGD Lái Thiêu nằm tại mặt tiền đường Nguyễn Trãi thuộc thành phố ThuậnAn nằm ở phía nam của tỉnh Bình Dương, phía Đơng giáp thành phố Dĩ An và phường bình chiểu thành phố Thủ Đức, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một, phía Tây giáp quận 12, phía Đơng Nam giáp phường Vĩnh Phú thành phố Thủ Đức. Nằm trong vị trí tiếp giám với các khu cơng nghiệp lớn của Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh như (VSIP1, Việt Hương, Đồng An 1, Đồng An 2, Linh Trung, Sóng Thần) là nơi tập trung nhiều cơng ty với những lĩnh vực nghành nghề đa dạng cụ thể khoảng 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

<i> (Nguồn: Chụp từ điện thoại)Hình 2.1.2: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB) Bình Dương PGD Lái Thiêu.</i>

Tổng quan về Phòng Giao dịch Eximbank Lái Thiêu . Eximbank Lái Thiêu được thànhlập ngày 09/07/2010 trước đây trực thuộc PGD Bình Dương, trụ sở chính ban đầu đặt tại số 544A khu phố Nguyễn Trãi, Phường Lái Thiêu, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Sau đó thay đổi địa điểm đến số 499 Nguyễn Trãi, Phường Lái Thiêu,

Tp.Thuận An, tỉnh Bình Dương kể từ ngày 28/12/2015 và cho đến nay hoạt động được 8 năm. Dưới sự lãnh đạo của Bà Hoàng Minh Anh là Giám Đốc PGD. Hoạt động kinh doanh của Eximbank Lái Thiêu tăng trưởng mạnh trở thành Tier 3 mơ hình tái cấu trúccủa Eximbank. Nhân sự của phịng ln có định biên tăng theo đến nay có 28 nhân sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

(khơng bao gồm bảo vệ) và ln duy trì được sự ổn định nhất là nhân sự chủ chốt, nòng cốt từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên, thâm niên gắn bó với Eximbank Lái Thiêutừ lãnh đạo trên 10 năm, nhân viên từ 3-5 năm.

Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0274 3636 036. Fax: (0274) 3636037. Thời gian làm việc đồng nhất trên toàn hệ thống làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 6 hàng tuần, sáng: 7h30 – 11h30 và chiều: 13h – 17h00.

<i><b>2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh </b></i>

Huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức, huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND,ngoại tệ và vàng. Cho vay theo các khoảng thơi hạn ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi bảo lãnh, cho vay tiêu dùng.

Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ, thực hiện các giao dịch chuyển tiền trong và ngồi nước, dịch vụ tài chính trọn gói cung cấp và hỗ trợ du học, bảo hiểm..Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT ( Hiệp hội Viễn thơng tài chính liên ngân hàng tồn cầu), bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an tồn với các hình thức thanh tốn bằng thanh tốn theo thư tín dụng (L/C), thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ trả chậm (D/A), thanh toán giao chứng từ khi giao tiền (D/P), chuyển tiền bằng điện (T/T), thanh tốn thư tín dụng chứng từ L/C (TTR).

Cung cấp và phát hành các dịch vụ thanh toán quốc tế thơng qua việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i><b>2.1.3. Cơ cấu tổ chức </b></i>

<i>2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức</i>

<i>Sơ đồ 2.1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại ngân hàng EIB- PGD Lái Thiêu</i>

<i> (Nguồn: Phòng nhân sự Eximbank-PGD Lái Thiêu)</i>

<i>2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban </i>

Các PGD là đơn vị phụ thuộc vào các qiuy định quy chế của ngân hàng và hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc của chi nhánh, phù hợp với các điều lệ và quy định của pháp luật cũng như điều lệ của Eximbank. Mỗi PGD phải có bảng cân đốitài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập và chi phí, hoạt động phải có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hịa vốn, hoạt động của PGD theo sự ủy quyềncủa giám đốc chi nhánh. Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận như sau :

Tư vấn viên Giao dịch viên

Hỗ trợ tín dụng Ngân quỹ

Bộ Phận Khách Hàng Cá

Nhân

Bộ Phận Khách Hàng Doanh NghiệpKiểm Soát Viên

Giám Đốc PGD

Phịng Dịch Vụ

Khách Hàng <sup>Phó Phụ Trách Phịng Kinh Doanh</sup>Phó Giám Đốc

</div>

×