Tải bản đầy đủ (.doc) (270 trang)

Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 270 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫnkhoa học của PGS.TS Phạm Minh Hùng. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án nàychưa được công bố trong bất kỳ luận văn và luận án nào khác.

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Lê Văn Tấn</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TTCác chữ viết tắtCác chữ viết đầy đủ</b>

2 AR Thực tế tăng cường (Augmented Reality)

11 CNTT-TT Công nghệ thông tin - Truyền thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.2.Đối tượng nghiên cứu ... 3

4.Giả thuyết khoa học ... 4

5.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ... 4

5.1.Nhiệm vụ nghiên cứu ... 4

5.2.Phạm vi nghiên cứu ... 4

6.Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ... 5

6.1.Quan điểm tiếp cận ... 5

6.2.Phương pháp nghiên cứu ... 6

7.Luận điểm cần bảo vệ ... 7

8.Đóng góp mới của luận án ... 7

9.Cấu trúc của luận án ... 8

<b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNGĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ... 9 </b>

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ... 9

1.1.1. Những nghiên cứu về chuyển đổi số ở trường đại học ... 9

1.1.2. Những nghiên cứu về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 12

1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học 18

1.1.4. Đánh giá chung ... 21

1.2.Lý luận về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 23

1.2.1. Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 23

1.2.2. Ý nghĩa của chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 27

1.2.3. Mục đích, yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 29

1.2.4. Nội dung chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.3.1. Quan niệm về quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 41

1.3.2. Sự cần thiết phải quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 41

1.3.3. Chu trình PDCA và vận dụng chu trình này vào quản lý chuyển đổi số trong hoạt độngđào tạo ở trường đại học ... 42

1.3.4. Nội dung quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học theo chu trìnhPDCA ... 45

1.3.5. Quản lý điều kiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại họctheo chu trình PDCA ... 50

1.3.6. Chủ thể quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học theo chu trìnhPDCA ... 53

1.4.ác yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học551.4.1. Các yếu tố khách quan ... 55

2.2.Khái quát về các trường đại học khảo sát ... 64

2.2.1.Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ chí Minh ... 64

2.2.2.Trường Đại học công nghiệp Hà Nội ... 66

2.2.3.Trường Đại học Hồng Đức ... 67

2.2.4.Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh ... 68

2.2.5.Trường Đại học Vinh ... 71

2.3.Thực trạng chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học ... 74

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nghĩa chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 74

2.3.2.Thực trạng thực hiện mục đích, yêu cầu chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường đại học 78

2.3.3.Thực trạng thực hiện các nội dung chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường đại học ... 82

2.4.Thực trạng quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học ... 90

2.4.1.Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên về sự cần thiết phảiquản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học ... 90

2.4.2.Thực trạng thực hiện nội dung quản lý chuyển đổi số trong HĐĐT ở các trường đại học .92

2.4.3.Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học ... 100

2.5.Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ởtrường đại học ... 101

3.1.Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ... 108

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ... 108

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ... 108

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ... 108

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ... 109

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ... 109

3.2.Giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 109

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên về vai trò, tầmquan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 109

3.2.2. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo phù hợp với điều kiện thực tếcủa nhà trường ... 113

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.2.6. Đảm bảo các điều kiện để quản lý chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường đại học ... 137

3.3.Mối quan hệ giữa các giải pháp ... 148

3.4.Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ... 150

3.5.2. Giả thuyết thử nghiệm ... 154

3.5.3. Đối tượng và phạm vi thử nghiệm ... 155

3.5.4. Nội dung thử nghiệm ... 155

Kết luận chương 3 ... 165

K<b> ẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 166 </b>

1.Kết luận ... 166

2.Khuyến nghị ... 167

2.1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ... 167

2.2.Đối với các trường đại học ... 167

2.3.Đối với cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên các trường đại học ... 168

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 170 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng cán bộ theo các trường ... 60

Bảng 2.2. Bảng thống kê đối tượng được khảo sát ... 60

Bảng 2.3. Thang đánh giá theo các mức độ ... 62

Bảng 2.4. Bảng quy đổi điểm trung bình với mức độ đánh giá ... 63

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ về chuyển đổi số trong hoạt độngđào tạo ở trường đại học ... 74

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ về ý nghĩa chuyển đổi số trong hoạtđộng đào tạo ở trường đại học ... 76

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện mục đích chuyển đổi số trong hoạt động đào tạoở trường đại học ... 78

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện yêu cầu chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ởtrường đại học ... 80

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong phát triển chương trình đàotạo ... 82

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chuyển đổi số hoạt động tuyển sinh và nhậphọc ... 84

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện phát triển học liệu số ... 85

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và kiểmtra đánh giá ... 86

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý kết quảhọc tập và cấp phát văn bằng ... 88

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và NV về sự cần thiết phảiquản lý CĐS trong quản lý HĐĐT ở các trường ĐH ... 90

Bảng 2.15 Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đào tạoở trường đại học ... 92

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đàotạo ở trường đại học ... 94

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số tronghoạt động đào tạo ở trường đại học ... 96

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện điều chỉnh, cải tiến chuyển đổi số trong hoạtđộng đào tạo ở trường đại học ... 98

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 100

Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý chuyển đổisố trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 101

Bảng 3.1. Bộ tiêu chí đánh giá kết quả triển khai HĐĐT trên môi trường số ... 125

Bảng 3.2. Bảng mô tả quy trình đánh giá kết quả chuyển đổi số ... 133

Bảng 3.3. Khung năng lực số của giảng viên đại học ... 139

Bảng 3.4. Vai trò của các chủ thể QL trong thực hiện các giải pháp ... 149

Bảng 3.5. Thống kê số lượng đối tượng khảo sát ... 151

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức cần thiết và khả thi ... 152

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ nhà trường đối với 2 phương phápthủ công truyền thống và phương pháp chuyển đổi số ... 160

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của các bên liên quan đối với 2 phương phápthủ công truyền thống và phương pháp chuyển đổi số ... 162

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ giá trị trung bình (X ̅ ) và độ lệch chuẩn (ĐLC) mức độ nhận thức của cán bộvề chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 75Biểu đồ 2.6. Biểu đồ giá trị trung bình (X ̅ ) và độ lệch chuẩn (ĐLC) mức độ nhận thức của cán bộvề ý nghĩa chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 77Biểu đồ 2.7. Biểu đồ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện mục đích chuyển đổisố trong HĐĐT ở trường đại học ... 79Biểu đồ 2.8. Biểu đồ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện yêu cầu chuyển đổi sốtrong HĐĐT ở trường đại học ... 81Biểu đồ 2.9. Biểu đồ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện chuyển đổi số pháttriển chương trình đào tạo ... 83Biểu đồ 2.10. Biểu đồ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện chuyển đổi số hoạtđộng tuyển sinh và nhập học ... 85Biểu đồ 2.11. Biểu đồ giá trị TB và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện phát triển học liệu số ... 86 Biểu đồ 2.12. Biểu đồ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện chuyển đổi số hoạtđộng dạy học và kiểm tra đánh giá ... 87Biểu đồ 2.13. Biểu đồ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện chuyển đổi số hoạtđộng quản lý kết quả học tập và cấp phát văn bằng ... 89Biểu đồ 2.14. Biểu đồ giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ nhận thức của CBQL, GV vàNV về sự cần thiết phải quản lý CĐS trong quản lý HĐĐT ở trường ĐH ... 91Biểu đồ 2.15. Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện xây dựngkế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 93Biểu đồ 2.16. Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện kế hoạchchuyển đổi số trong HĐĐT ở trường đại học ... 95Biểu đồ 2.17. Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện đánh giáthực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 97Biểu đồ 2.18. Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện điều chỉnh,cải tiến chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 99Biểu đồ 2.19. Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ thực hiện các điềukiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường ĐH ... 101Biểu đồ 2.20. Biểu đồ biểu diễn giá trị trung bình và độ lệch chuẩn mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố đến quản lý chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường ĐH ... 102Biểu đồ 3.1. So sánh mức cần thiết và mức khả thi của các giải pháp ... 153

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hình 1.1. Chu trình PDCA [32] ... 43

Hình 3.1. Kiến trúc hệ thống thơng tin theo mơ hình đại học số ... 116

Hình 3.2. Mơ hình tổng thể Hệ thống thông tin quản lý đào tạo ... 117

Hình 3.3. Triển khai chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học ... 122

Hình 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp ... 148

Hình 3.5. Mơ hình vận hành của hệ thống cấp phát và xác minh văn bằng ... 156

Hình 3.6. Hệ thống quản lý và xác thực văn bằng trực tuyến được triển khai tại Trường đại họcVinh ... 158

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài</b>

Nhân loại đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhờ sự phát triểnmạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông cùng với các thành tựu khoa họccông nghệ hiện đại khác. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số(Digital transformation) được xem là một xu hướng tất yếu. Chuyển đổi số giữ một vaitrò quan trọng trong thay đổi tư duy quản lý, văn hóa tổ chức; cung cấp thơng tin, dữliệu nhanh chóng; giảm chi phí vận hành; nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nói đến nhiều vào khoảng năm 2015,phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nói đến nhiều vàokhoảng năm 2018. Trong xu thế chung của thế giới về chuyển đổi số, ngày 03/6/2020,Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trìnhChuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với quan điểm nhấtquán “chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức” và “người dân là trung tâm củachuyển đổi số”. Trong đó, giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổisố, hướng đến “phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệsố trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nềntảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến”.Chuyển đổi số sẽ tạo ra mơ hình giáo dục thơng minh, từ đó giúp việc học kiến thức củangười học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đãtạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học củangười học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian.

Để định hướng cho việc triển khai chuyển đổi số trong giáo dục, ngày 25 tháng 10năm 2022 Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vàchuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm2030. Tiếp đến, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 theo Quyết định số1282/QĐ- BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2022. Tuy nhiên, khi triển khai chuyển đổi sốnói chung và chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo nói riêng, các cơ sở giáo dục đạihọc cịn khá lúng túng trong công tác quản lý, chỉ đạo triển khai. Một số vấn đề cơ bảnđặt ra đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

các nhà quản lý khi chỉ đạo, triển khai chuyển đổi số trong các hoạt động của nhàtrường nói chung cũng như chuyển đối số trong hoạt động đào tạo: Nội dung triển khai?Các yêu cầu cần đáp ứng? Cách thức triển khai? Những thuận lợi, khó khăn? …

Giáo dục đại học có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.Để thực hiện sứ mạng của mình, giáo dục đại học Việt Nam phải không ngừng đổi mớinhằm mục tiêu “tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triểnphẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Một trongnhững đổi mới của giáo dục đại học nước ta trong bối cảnh của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư là nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số. Dưới tác động của chuyểnđổi số, giáo dục đại học đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng, tồn diệnvề mơ hình, cách thức tổ chức và quản lý q trình đào tạo. Chính vì vậy, chuyển đổi sốtrong giáo dục đại học khơng chỉ mang tính tất yếu, khách quan mà còn là vấn đề cấpthiết, là chìa khóa nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu pháttriển của xã hội. Song, trong quá trình chuyển đổi số, các trường đại học Việt Nam đangphải đối diện với nhiều thách thức về chiến lược, chi phí, nguồn lực cơng nghệ, nguồnnhân lực triển khai, thay đổi phương pháp sư phạm, chương trình đào tạo và các vấn đềbảo mật dữ liệu và pháp lý liên quan.

Đối với các trường đại học Việt Nam và thế giới, chuyển đổi số trong giáo dục đạihọc nói chung, chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo nói riêng hiện là vấn đề vừa mớimẻ, vừa có tính cấp thiết. Do đó, nghiên cứu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trởthành hướng nghiên cứu quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa họctrong và ngoài nước. Ở ngoài nước, có các nghiên cứu tiêu biểu của M. Hanefi Calp và

<i>R. Butuner (cơng trình Current Studies in Digital Transformation and Productivity); O.Vindaca (cơng trình Effective digital transformation in the context of higher education);D. M. Voronin, V. G. Saienko, H. V. Tolchieva (cơng trình Digital transformation of</i>

<i>pedagogical education at the university) … Ở trong nước, có các nghiên cứu tiêu biểu</i>

<i>của Vũ Hải Qn (cơng trình Chuyển đổi số trong giáo dục đại học), Bùi Thị Huế (cơngtrình Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: Thực trạng và Giải pháp), Tô HồngNam (cơng trình Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải</i>

<i>pháp), Phùng Thế Vinh (cơng trình Chuyển đổi số trong quản trị đại học: Kinh nghiệmquốc tế và thực tiễn Việt Nam) </i>…Các nghiên cứu này, bước đầu đã góp phần làm rõmột số vấn

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

đề lý luận và thực tiễn của chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Quan niệm về chuyểnđổi số trong giáo dục đại học; ý nghĩa của chuyển đổi số trong giáo dục đại học; nhữngthách thức đối với trường đại học trong chuyển đổi số… Đồng thời, các nghiên cứu nàycũng đề cập đến chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học dưới các gócđộ khác nhau: chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy của giảng viên; chuyển đổi sốtrong hoạt động học tập của sinh viên; mô hình đào tạo trực tuyến… Tuy nhiên, ở trongnước và ngồi nước, hầu như rất ít các cơng trình trực tiếp nghiên cứu vấn đề quản lýchuyển đổi số trong HĐĐT ở trường đại học. Điều rõ ràng là, nếu q trình chuyển đổisố trong trường đại học nói chung, chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đạihọc nói riêng khơng được tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá (nói cách khác khơngđược quản lý) một cách chặt chẽ thì hiệu quả của quá trình triển khai chuyển đổi số sẽhạn chế. Vì thế, nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt độngđào tạo ở trường đại học có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Hơn nữa, sau khi tìm hiểu các nghiên cứu về quản lý chuyển đổi số trong hoạtđộng đào tạo tại trường đại học, chúng tôi nhận thấy chưa có bất kỳ cơng trình nghiêncứu liên quan nào ở cấp độ bài báo khoa học hoặc luận án tiến sĩ.

<i>Từ những lý do trên, vấn đề “Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở</i>

<i>trường đại học” đã được chọn để làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý giáo</i>

dục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học.

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chuyển đổi số, quản lý chuyển đổi sốtrong hoạt động đào tạo, đề xuất các giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt độngđào tạo ở các trường đại học theo chu trình PDCA nhằm nâng hiệu quả quản lý chuyểnđổi số trong HĐĐT ở trường đại học.

<b>3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu</b></i>

Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học.

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học theo chu trìnhPDCA.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>4. Giả thuyết khoa học</b>

Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học là xu thế tất yếu, mộtyêu cầu bắt buộc để thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia. Mặc dù trong thờigian qua các trường đại học nước ta đã quan tâm chỉ đạo triển khai chuyển đổi số trongnhà trường nói chung và trong hoạt động đào tạo nói riêng nhưng việc làm này cịnthiếu tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi dựatrên chu trình PDCA (Plan - Do - Check - Act); đồng thời đảm bảo các điều kiện cầnthiết và phù hợp với tình hình thực tế của từng trường đại học thì có thể nâng cao hiệuquả quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học, góp phần nâng caohiệu quả quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học.

<b>5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

<i>5.1.1.</i> Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học theo chu trình PDCA;

<i>5.1.2.</i> Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học;

<i>5.1.3.</i> Đề xuất giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học; khảo sát sự cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp và thử nghiệm 01 giải pháp.

<i><b>5.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

<i>Về phạm vi: (1) Chuyển đối số trong hoạt động đào tạo hệ đại học chính quy. (2)</i>

Tập trung vào các hoạt động: phát triển chương trình đào tạo; quản lý cơng tác tuyểnsinh và nhập học; phát triển học liệu; tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá;quản lý kết quả học tập và cấp phát văn bằng.

<i>Về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chuyển đổi số</i>

trong quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học; đề xuất các giải pháp quản lý CĐStrong hoạt động đào tạo ở một số các trường đại học công lập Việt Nam.

<i>Về địa bàn khảo sát: Khảo sát thực trạng chuyển đổi số và quản lý chuyển đổi số</i>

trong HĐĐT tại 5 trường đại học thuộc 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i>Về đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của các trường đại</i>

học trên.

<i>Về thời gian nghiên cứu : Từ năm 2020 - 2023.</i>

<b>6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>6.1. Quan điểm tiếp cận</b></i>

<i>6.1.1.Tiếp cận hệ thống</i>

Tiếp cận hệ thống là cách tiếp cận đòi hỏi nghiên cứu đối tượng một cách biệnchứng, đa chiều, toàn diện với tất cả các thành tố của nó trong một chỉnh thể thống nhất,có mối quan hệ qua lại với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Quán triệt quan điểm tiếp cận hệthống đối với quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học đòi hỏiphải xem xét sự quản lý này một cách toàn diện; đề xuất các giải pháp tác động đồng bộlên tất cả các bước của chu trình quản lý, từ xây dựng kế hoạch; thực hiện kế hoạch;kiểm tra thực hiện kế hoạch đến thay đổi, điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi số trong hoạtđộng đào tạo ở trường đại học.

<i>6.1.2.Tiếp cận chu trình quản lý chất lượng PDCA</i>

Mục tiêu chính của quản lý hoạt động đào tạo là nâng cao chất lượng đào tạo. Đểnâng cao chất lượng đào tạo các nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện,đánh giá kết quả và cải tiến một cách thường xuyên để phù hợp với thực tiễn. PDCA làmơ hình (chu trình) quản lý chất lượng, gồm 04 bước: Plan - Do - Check - Act (Lập kếhoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Cải tiến). Chu trình này nhằm cải tiến chất lượng liên tụcđể đạt hiệu quả quản lý tối ưu. Vận dụng chu trình PDCA vào quản lý chuyển đổi sốtrong hoạt động đào tạo ở các trường đại học là cách tiếp cận phù hợp và cần thiết.

<i>6.1.3.Tiếp cận thực tiễn</i>

Việc chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo ở trườngđại học cần phải tính đến yêu cầu chuyển đổi số của cả hệ thống giáo dục nói chung, củagiáo dục đại học nói riêng; đồng thời phải tính đến sự sẵn sàng và khả năng của từngtrường đại học. Quán triệt quan điểm thực tiễn, địi hỏi q trình chuyển đổi số tronghoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo phải xuất phát từ thực tiễn phát hiệnđược những mặt mạnh, mặt hạn chế để đề xuất các giải pháp chuyển đổi số trong quảnlý hoạt động đào tạo có cơ sở khoa học và có tính khả thi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>6.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

<i>6.2.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu</i>

Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu,tài liệu liên quan vấn đề nghiên cứu của đề tài để xây dựng khung lý luận của đề tài, làmcơ sở để khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt độngđào tạo ở trường đại học.

<i>- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập</i>

Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những nhận định, kết luận mang tínhkhái quát của người nghiên cứu về các vấn đề liên quan từ các kết quả nghiên cứu đã cócủa các nhà khoa học khác.

<i>6.2.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi</i>

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để thu tập ý kiến của cán bộ, giảngviên các trường đại học về thực trạng chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo và quản lýchuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học; khảo sát tính cấp thiết và khảthi của các giải pháp đề xuất.

<i>- Phương pháp phỏng vấn</i>

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý,giảng viên nhằm làm rõ hơn về các kết quả thu được thông qua khảo sát bằng phiếu hỏilàm cơ sở cho việc đưa ra các nhận định, đánh giá của tác giả.

<i>- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm</i>

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong hoạtđộng đào tạo và quản lý CĐS trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học hiện nay.

<i>- Phương pháp thử nghiệm</i>

Tác giả sử dụng phương pháp này để thử nghiệm, kiểm chứng tính hiệu quả, sựphù hợp của các giải pháp đề xuất thông qua thử nghiệm 01 giải pháp đại diện trong sốcác giải pháp đề xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>6.2.3.Phương pháp thống kê toán học</i>

Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 để xử lý dữ liệu khảo sát.

<b>7. Luận điểm cần bảo vệ</b>

7.1. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học nói chung, trong hoạt động đào tạo ởtrường đại học nói riêng hiện đang là xu thế tất yếu. Quản lý chuyển đổi số trong hoạtđộng đào tạo ở trường đại học có thể theo các cách tiếp cận khác nhau nhưng theo chutrình PDCA là cách tiếp cận có nhiều ưu thế hơn.

7.2. Chuyển đổi số và quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trườngđại học thời gian qua tuy đạt được những kết quả bước đầu nhưng còn gặp nhiều khókhăn, hạn chế trong tổ chức thực hiện do thiếu một mơ hình quản lý phù hợp.

7.3. Để nâng cao hiệu quả quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở cáctrường đại học cần sử dụng đồng bộ các giải pháp dựa trên chu trình PDCA: Xây dựngkế hoạch CĐS trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học; thực hiện kế hoạch CĐStrong hoạt động đào tạo ở các trường đại học; đánh giá CĐS trong hoạt động đào tạo ởcác trường đại học; điều chỉnh, cải tiến CĐS trong HĐĐT ở các trường đại học.

<b>8. Đóng góp mới của luận án</b>

8.1. Luận án xây dựng lý luận về chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường đại học vàquản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học. Dựa trên chu trìnhPDCA, luận án đã xác định được nội dung quản lý chuyển đổi số trong HĐĐT ở trườngđại học.

8.2. Luận án phát hiện các thực trạng chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ởtrường đại học và quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học.Từ đó làm rõ mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở thực tiễncho việc đề xuất các giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở cáctrường đại học.

8.3. Luận án đề xuất được các giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đàotạo ở các trường đại học dựa trên chu trình PDCA. Các giải pháp này không chỉ vậndụng vào quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo mà cịn có thể vận dụng vàoquản lý chuyển đổi số trong các hoạt động khác của trường đại học.

8.4. <i>Luận án đã xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá kết quả chuyển đổi số trong</i>

<i>hoạt động đào tạo ở trường đại học và Khung năng lực số của giảng viên trường đạihọc.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>9. Cấu trúc của luận án</b>

Ngoài Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận án gồm 3 chương:

<i>Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở </i>

trường đại học.

<i>Chương 2. Thực trạng quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học. Chương 3. Giải pháp quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường </i>

đại học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONGHOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC</b>

<b>1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề</b>

<i><b>1.1.1. Những nghiên cứu về chuyển đổi số ở trường đại học</b></i>

Chuyển đổi số đang là vấn đề có tính thời sự, thu hút được sự quan tâm nghiên cứucủa các nhà khoa học trong và ngồi nước. Các cơng trình nghiên cứu về chuyển đổi sốtrong các trường đại học được tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau.

<i>Nghiên cứu về sự cần thiết phải CĐS ở trường đại học:</i>

Tác giả Mehmet YAVUZ, Selcuk KARAMAN [63] và A. Uvarov [81] cho rằngchuyển đổi số trong giáo dục nói chung, trong giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng đượccoi là một q trình tất yếu của sự thay đổi nội dung, phương pháp và hình thức tổ chứcgiáo dục, diễn ra trong môi trường giáo dục số đang phát triển nhanh chóng, nhằm giảiquyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ 4 và sự hình thành các nền kinh tế số.

Theo các tác giả Voronin và Saienko, trong nền GDĐH hiện đại, một vấn đề cấpthiết đặt ra là hiện đại hóa hệ thống phải thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế số.Chuyển đổi số đối với GDĐH là một phần quan trọng của quá trình hiện đại hóa hệthống giáo dục, tạo ra nhu cầu, cơ chế cho q trình chuyển đổi số [84].

Trong khn khổ Hội thảo các nhà nghiên cứu giáo dục Nga - Trung lần thứ II vớichủ đề “Những vấn đề và triển vọng của chuyển đổi số giáo dục Nga - Trung” tổ chứcvào tháng 9/2019 tại Moscow khi đề cập đến chuyển đổi số trong GDĐH cũng cho rằng:Chuyển đổi số trong giáo dục là một quá trình tất yếu để thay đổi nội dung, phươngpháp và hình thức tổ chức của việc dạy học, diễn ra trong môi trường số đang phát triểnnhanh chóng và nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước [81].

O.Vindaca và các cộng sự cho rằng: Chuyển đổi số trong trường đại học giúp chosinh viên tiếp cận thông tin, kiến thức dễ dàng, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp vềkhông gian và thời gian, cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội học tập, phát triển bảnthân; thơng qua cá nhân hóa q trình giáo dục dựa trên việc sử dụng những ưu thế củacác công cụ kỹ thuật số, bao gồm các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo...; mơi trườnggiáo dục số

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

của cơ sở giáo dục; cung cấp truy cập Internet băng thông rộng, sử dụng dữ liệu lớn đểphân tích thơng tin...[66].

Theo các tác giả M. Yavuz và S. Karaman, CĐS là một trong những nhân tố quantrọng giúp cho trường ĐH thích ứng với sự thay đổi của xã hội và công nghệ; giúp choSV khi ra trường có thể nhanh chóng thích ứng với cơng việc của mình. Tuy nhiên, theocác tác giả, kết quả triển khai chuyển đổi số trong các trường ĐH vẫn chưa được nhưmong muốn; chưa trở thành chính sách ưu tiên để tồn tại và tiếp tục phát triển. Cũngtheo nghiên cứu của nhóm tác giả , chuyển đổi số làm tăng khả năng cạnh tranh củatrường ĐH và thay đổi kỳ vọng của SV cũng như thay đổi vai trị của giảng viên trongtrường ĐH. Ngồi ra, các trường ĐH đang cố gắng sử dụng và bổ sung các công nghệmới để giúp hoạt động giảng dạy không bị giới hạn về thời gian và không gian. Trongbối cảnh này, các trường ĐH phải bắt kịp quá trình chuyển đổi số và thực hiện nhữngthay đổi trong quản lý, cơ sở hạ tầng, quy trình đào tạo và phát triển chuyên môn [62,63, 78].

Kết quả nghiên cứu của HolonIQ và Inter-American Development Bank năm 2021

<i>về “Chuyển đổi số giáo dục đại học ở Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê” ở 10.000 trường ĐH</i>

Mỹ Latinh và Ca-ri-bê, có 76% số người được hỏi cho rằng CĐS rất quan trọng đối vớitrường ĐH; 15% số người được hỏi cho rằng CĐS quan trọng đối với trường ĐH; CĐSsẽ thay đổi căn bản cách tổ chức dạy học, cung cấp chương trình giáo dục và trảinghiệm giáo dục cũng như cách thức tương tác với người học trong tương lai…[51].

Các tác giả V. Kryukov và A. Gorin [82] cho rằng, chuyển đổi số là một nhân tốquan trọng thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong trường ĐH và tạo lợi thế cạnh tranh củacác trường ĐH. Từ đó, theo các tác giả này, nếu các trường ĐH khơng nhanh chóngCĐS, giảng viên và SV sẽ gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy, học tập trên khía cạnhnhư: thiếu tài liệu số chất lượng cao; thiếu cơ sở dữ liệu thống nhất; thiếu các ứng dụngdi động và phương pháp dữ liệu lớn để phân tích kết quả học tập....

Ở Việt Nam, tác giả Vũ Hải Quân cho rằng, CĐS là một phần tất yếu trong quátrình phát triển của các trường ĐH nước ta hiện nay; nếu không triển khai sẽ bị tụt hậu,không đạt được những kỳ vọng như mong muốn. Vì thế, để nâng cao chất lượng đàotạo, CĐS phải được chọn làm công cụ, phương pháp triển khai [17].

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Vân, trước yêu cầu CĐS đang diễn ra mạnh mẽ, ngành

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Giáo dục, đặc biệt là các trường ĐH phải xác định sứ mệnh tiên phong trong thực hiệnnhiệm vụ này, góp phần rút ngắn quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT, đónggóp tích cực vào q trình CĐS quốc gia [30].

Tác giả Nguyễn Vĩnh An tập trung khái quát một số vấn đề về kỷ nguyên Cáchmạng công nghiệp 4.0 và vấn đề chuyển đổi số. Trên cơ sở đó làm rõ những tác độngcủa Cách mạng công nghiệp 4.0 đến mơ hình đại học 4.0 như: tác động mạnh mẽ và làmthay đổi vai trò của các trường đại học trong xã hội, địi hỏi đại học phải thích ứng vớicác yêu cầu của xã hội, là hạt nhân cho sự hợp tác và các vấn đề về giảng dạy, nghiêncứu, quản lý và chiến lược phát triển đại học 4.0 [1].

Bùi Thị Huế và các cộng sự, CĐS trong các nhà trường, trong đó có trường đạihọc có vai trị vơ cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phươngthức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho ngườihọc [11].

Tác giả Tơ Hồng Nam cho rằng, trong trường ĐH, CĐS sẽ hỗ trợ đổi mới quátrình giảng dạy, học tập theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang pháttriển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cánhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ củanền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệulớn - điện tốn đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mơhình giáo dục thơng minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ thôngtin; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và mộtphương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống thựchiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng đượcnhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa trường ĐH với giảng viên, sinh viên vàcác bên liên quan gần như tức thời [14].

<i>Nghiên cứu về những thách thức trong CĐS ở trường đại học:</i>

Theo tác giả Vincenzo Maltese [60], các trường ĐH đang gặp vấn đề về cung cấpđầy đủ tài liệu, cập nhật và nhất quán về các nguồn tài liệu học cho SV trên các nền tảngCĐS và các kênh truyền thông khác nhau. Vấn đề khó khăn lớn nhất là việc phân mảnhdữ liệu và tính đa dạng của dữ liệu, các dữ liệu thường nằm rải rác trên nhiều website vàthông tin đơi khi bị trùng lặp và khó tương đồng về định dạng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Các tác giả Cem Cantekin, Ceren Cubukcu Cerasi [42] cho rằng, CĐS đã đưa đếncho trường ĐH những thách thức: tâm lý ngại thay đổi của giảng viên và sinh viên; kiếnthức và kĩ năng số của cán bộ, GV và SV hạn chế; thiếu các kho dữ liệu số; thiếu sựhướng dẫn hoặc chiến lược chuyển đổi số; sự khơng tương thích của các hệ thống.

Các tác giả Bogdan Fleaca, Elena Fleaca, Sanda Maiduc cũng chỉ ra những tháchthức của CĐS trong trường ĐH, đó là: có mức chi tiêu cơng thấp, trình độ kỹ thuật sốchưa đạt yêu cầu đối với cả SV và GV... Những hạn chế này cản trở khả năng thực hiệnmục tiêu nâng cao chất lượng trong đào tạo và làm chậm quá trình chuyển đổi số củatrường đại học... [39].

Theo tác giả Vũ Hải Quân khi CĐS, các trường ĐH sẽ phải đứng trước các tháchthức: 1) Khả năng và mức độ sẵn sàng cho quá trình CĐS, hiểu được ý nghĩa và giá trịcốt lõi của CĐS của lãnh đạo, giảng viên người học và các bên liên quan; 2) Chi phí đầutư khởi điểm cho CĐS cao so với hiệu quả ban đầu; 3) Hạn chế về đường truyền, băngthông và các phần mềm, thiết bị hỗ trợ dạy học…[17].

Tác giả Nguyễn Hoàng [10] cho rằng, bên cạnh những tiện ích mang lại giúp choviệc học và dạy trở nên nhẹ nhàng và thông minh hơn thì CĐS trong các trường ĐH vẫngặp khá nhiều trở ngại và thách thức như: chiến lược, chi phí đầu tư, nguồn lực côngnghệ, nguồn nhân lực triển khai, đổi mới phương pháp sư phạm và chương trình giảngdạy, bảo mật dữ liệu và các vấn đề pháp lý liên quan. Các tác giả Bùi Thị Nga, Lê VũToàn, Lưu Đức Long đã đưa ra bốn thách thức đối với CĐS trong trường ĐH, đó là:Năng lực ứng dụng cơng nghệ của giảng viên và CBQL còn hạn chế; CĐS khơng chỉ làvề cơng nghệ; mà cịn vấn đề tài chính và đánh giá chất lượng [15].

Tác giả Phạm Quang Trình đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về chuyển đổi sốtrong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong đó đã đưa ra những vấn đề trọng tâmcần thực hiện khi chuyển đổi số: tiếp tục đẩy mạnh số hóa trong ngành Giáo dục để tạotiền đề cho chuyển đổi số; xây dựng mô hình hoạt động số; chuẩn bị các điều kiện nềntảng cho hoạt động số; phát triển nguồn nhân lực hoạt động số [24].

<i><b>1.1.2. Những nghiên cứu về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học</b></i>

Ở khía cạnh này, có các nghiên cứu về tầm quan trọng của CĐS trong hoạt độngđào tạo ở trường đại học; mơ hình đào tạo trực tuyến ở trường đại học; CĐS trong hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

động dạy học ở trường đại học; CĐS trong hoạt động học tập của sinh viên…

<i>Nghiên cứu về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ởtrường đại học:</i>

Các tác giả D. M. Voronin, V. G. Saienko, H. V. Tolchieva cho rằng, trường ĐHlà nơi khởi nguồn, nuôi dưỡng và phát triển những tri thức mới của nhân loại, thực hiệnsứ mệnh về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là trung tâm nghiên cứu và chuyểngiao công nghệ, đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Hoạt độngđào tạo ở trường đại học là rất quan trọng và có ý nghĩa sống cịn đối với sự phát triểnbền vững của nhà trường. Do đó, CĐS trong hoạt động đào tạo được xác định là nộidung trọng tâm của chiến lược CĐS nhà trường [44].

Theo các tác giả I. Petkovics, CĐS trong hoạt động đào tạo là một phần quan trọngcủa quá trình hiện đại hóa trường ĐH. Một trường ĐH được hiện đại hóa khơng thểthiếu được cơng nghệ đào tạo dựa trên nền tảng CĐS [68].

Các tác giả A. Marks, M. AL-Ali, R. Atassi, A. Z. Abualkishik, Y. Rezgui cũngkhẳng định tầm quan trọng của CĐS trong hoạt động đào tạo ở khía cạnh lợi ích mà nómang lại cho người dạy, người học và nhà quản lý [34].

<i>Mơ hình đào tạo trực tuyến ở trường đại học:</i>

Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về mơ hình đào tạo trực tuyến vàxem đây là một trong những con đường để nâng cao chất lượng và đạt được các mụctiêu phát triển của trường ĐH trong bối cảnh CĐS.

Nghiên cứu của A. G. Picciano chỉ ra rằng: Mơ hình đào tạo trực tuyến là một hìnhthức đào tạo trong đó q trình học tập và giảng dạy được diễn ra hồn tồn hoặc mộtphần lớn thơng qua mơi trường trực tuyến. Mơ hình này cung cấp khả năng tiếp cậnkiến thức và tương tác học tập từ xa cho sinh viên và giảng viên [69].

Các khía cạnh của mơ hình đào tạo trực tuyến cũng được nghiên cứu trong cơngtrình của các tác giả như: George Siemens [74] với mơ hình Kết nối; Linda Harasim[49] với mơ hình Học tập hợp tác trực tuyến; Picciano với mơ hình Đa phương thức; H.Staker,

M. B. Horn [50] với mơ hình kết hợp (Blended learning) giữa việc học truyền thống trênlớp và cách học trực tuyến qua mạng; Matthew Wicks và cộng sự [85] với mơ hìnhTPAC (“T” Công nghệ và Nền tảng, “P” - Con người, Phát triển chuyên môn và Sưphạm, “A”

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Đánh giá và Thích ứng, “C” - Nội dung và Chương trình giảng dạy).

Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về mơ hình đào tạo trực tuyến tronggiáo dục nói chung, ở trường ĐH nói riêng.

Theo các tác giả Ngơ Thị Lan Anh và Hồng Minh Đức: Lợi thế của đào tạo trựctuyến là đơn giản và dễ tiếp cận người học, linh hoạt, chủ động định hướng học tập vàhọc mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến cũng có những hạn chế nhất định vềthực hành thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng, khoảng cách giữa người dạy và người học,thói quen học, hạ tầng cơng nghệ, giáo trình chưa đáp ứng được u cầu, sự tiếp cậncơng nghệ của giảng viên…Từ đó, để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trườngĐH, cần thực hiện các giải pháp: Đảm bảo chất lượng đối với hình thức đào tạo trựctuyến; nâng cao năng lực giảng dạy và tiếp cận công nghệ của giảng viên; đáp ứng nhucầu, khả năng học tập của SV…[2].

Tác giả Nguyễn Minh Tân cho rằng, ưu thế của đào tạo trực tuyến là cho phép tổchức, quản lý và triển khai các hoạt động học trực tuyến từ lúc nhập học đến khi SVhồn thành khóa học. Cụ thể, đào tạo trực tuyến giúp cán bộ các phòng ban trong nhàtrường theo dõi và quản lý quá trình học tập của học viên; giúp giảng viên giao tiếp vớiSV trong công việc giao bài tập, trợ giúp, giải đáp; SV có thể theo dõi được tiến trìnhhọc tập, tham gia các nội dung học trực tuyến, kết nối với GV và các SV khác để traođổi bài. Theo tác giả, hệ thống đào tạo trực tuyến được xây dựng không chỉ tuân theocác tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ trên thế giới mà cịn gắn kết với các quy trình mộtcách xun suốt và đồng nhất, phản ánh rõ nghiệp vụ trong tất cả các hoạt động của quátrình vận hành một hệ thống đào tạo trực tuyến [19].

Tác giả Huỳnh Đệ Thủ cho rằng, để hỗ trợ và nâng cao chất lượng đào tạo trongcác trường ĐH, cần triển khai mô hình đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo truyềnthống. Mơ hình đào tạo tích hợp này đã được đông đảo giảng viên, sinh viên và các nhàquản lý đón nhận tích cực [20].

<i>Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học ở trường đại học:</i>

Ở nước ngoài, nghiên cứu về CĐS trong dạy học, có các tác giả như: L. M.CastroBenavides và cộng sự [41], B. Schenk và M. Dolata [45], I. Yakovenko và cộng sự [52]… Nghiên cứu của các tác giả nói trên đã đề cập đến những phương diện khác nhau củaCĐS

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trong hoạt động dạy học như: (1) Giảng dạy trực tuyến thông qua sử dụng công nghệtrực tuyến như video học trực tuyến, phần mềm họp trực tuyến và các nền tảng videochia sẻ như Zoom, Microsoft Teams hay Google Meet; (2) Sử dụng tài liệu số, sách điệntử và tài liệu đa phương tiện để người học truy cập từ máy tính hoặc thiết bị di động. (3)Thi trực tuyến và hệ thống đánh giá trực tuyến cho phép sinh viên hoàn thành và nộpbài qua mạng, giúp giảng viên tiết kiệm thời gian và tăng tính linh hoạt trong quá trìnhđánh giá.

(4) Khai thác tài nguyên học trực tuyến như video học trực tuyến, bài giảng ghi âm, tàiliệu tham khảo trực tuyến và các khóa học trực tuyến mở (MOOCs) để bổ sung kiếnthức và nâng cao kỹ năng của sinh viên. (5) Thảo luận và tương tác trực tuyến thông quacác công cụ trực tuyến như diễn đàn trực tuyến, blog, email và các nền tảng mạng xã hộiđể khuyến khích sinh viên thảo luận, chia sẻ ý kiến và tương tác với giảng viên và giữasinh viên với sinh viên…

Ở khía cạnh tích cực hóa hoạt động của người học, Olha Pinchuk và cộng sự [67]cho rằng, nhờ chuyển đổi số mà phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy họctrong nhà trường có sự thay đổi; sự tương tác giữa các chủ thể của giáo dục (nhà quản lý- người dạy; người dạy - người dạy; người dạy - người học; người học - người học;người học - tài liệu học tập…) được tăng cường. Tất cả những thay đổi đó đã góp phầntích cực hóa hoạt động của người học. Theo FSI [7], những lợi ích này bao gồm: (1)Chủ động học tập: Việc ứng dụng công nghệ số sẽ giúp người học có thời gian học tậpthoải mái mọi lúc mọi nơi. Người học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, bỏ qua về giớihạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả cũng như khả năng tiếp cậnnhiều tài liệu, thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh mà người học quan tâm;(2) Nâng cao chất lượng giáo dục đại học: Bigdata sẽ giúp lưu trữ các kiến thức từ cơbản đến chuyên sâu, IoT sẽ theo dõi chính xác hoạt động của GV, SV và người quản lý.Blockchain sẽ quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của người học rõ ràng,khơng bị thất thốt hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập cũng như bảng điểmmột cách minh bạch. (3) Tiết kiệm chi phí.

Ở trong nước, tác giả Ngô Thị Thu Dung [8] cho rằng, CĐS trong hoạt động dạyhọc được hiểu là vừa thay đổi môi trường, phương thức dạy học, vừa thay đổi kỹ thuật,công nghệ dạy học. Tác giả đã chỉ ra những thay đổi căn bản khi CĐS trong dạy học ởĐH, bao gồm sự thay đổi trong mơ hình dạy học và sự thay đổi của các yếu tố dạy họcvà

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

sự tương tác giữa chúng trong CĐS. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra 9 khuyến nghị đối vớiCĐS trong dạy học ở ĐH như hạ tầng cơ sở mạng, các thiết bị, đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ,các phần mềm chuyên dụng trong dạy học; môi trường dạy học số; hệ thống quản lý số;hệ sinh thái số; nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng CĐS và vận hành; trang bị kỹnăng, công cụ sử dụng cho SV và các bên liên quan; trang bị cơ sở vật chất đồng bộ, từmáy chủ, đến hệ thống máy tiếp nhận; cần triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng độingũ giảng viên và cán bộ quản lý về năng lực và kỹ năng số.

Nghiên cứu của Tô Hồng Nam [14] cũng đã tập trung đến CĐS trong dạy học,đánh giá; cụ thể gồm các vấn đề số hóa học liệu, thư viện số, phịng thí nghiệm ảo, triểnkhai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học trực tuyến,...

<i>Chuyển đổi số trong hoạt động học tập của sinh viên:</i>

Các nghiên cứu của Ö. H. Kuzu [58], A. Balyer and Ö. Öz [38], I. Petkovics [68],S. M. Tang và H. N. Tien [77] tập trung vào khía cạnh CĐS trong hoạt động học tập củaSV để thay đổi trong phương pháp học tập và ứng dụng công nghệ của sinh viên.Chuyển đổi số trong học tập của sinh viên có thể áp dụng trong nhiều khía cạnh để cungcấp cho sinh viên trải nghiệm học tập hiện đại, linh hoạt và tương tác số.

Theo tác giả Ö. H. Kuzu [58], CĐS cung cấp cho SV trải nghiệm học tập hiện đại,linh hoạt và tương tác số. Đồng thời, đòi hỏi phải thay đổi phương pháp học tập truyềnthống và áp dụng các công nghệ, phương pháp số hóa để tăng cường hiệu quả học tập.

Các tác giả A. Balyer, Ö. Öz [38] cho rằng, khi CĐS hình thức học tập của sinhviên trở nên phong phú, đa dạng hơn. Đó là các hình thức:

<i>Tự học theo nhịp độ (self-paced learning): Sử dụng các nền tảng học trực tuyến,</i>

video học trực tuyến và tài liệu học trực tuyến, SV có thể học theo tốc độ của riêngmình, phù hợp với khả năng và lịch trình cá nhân.

<i>Học tập tương tác: Sử dụng các công cụ và ứng dụng tương tác như diễn đàn trực</i>

tuyến, thảo luận trực tuyến, hệ thống học tập cộng đồng và các nền tảng hợp tác để SVcó thể tương tác với GV và SV khác nhằm tạo ra một môi trường học tập đa chiều,khuyến khích trao đổi ý kiến và kinh nghiệm giữa các thành viên trong cộng đồng họctập.

<i>Học tập trực tuyến trực quan: Sử dụng công nghệ như video học trực tuyến, phần</i>

mềm giả lập, đồ họa và hình ảnh động để tạo ra trải nghiệm học tập trực quan và sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

động nhằm giúp sinh viên hiểu và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.

<i>Học tập dựa trên đánh giá và phản hồi trực tuyến: Sử dụng cơng cụ đánh giá trực</i>

tuyến để sinh viên hồn thành và nộp bài tập, làm bài kiểm tra và nhận phản hồi từgiảng viên nhằm giúp sinh viên nhận được phản hồi nhanh chóng và cải thiện kỹ nănghọc tập.

<i>Cơ sở hạ tầng, công nghệ và giải pháp kỹ thuật số triển khai chuyển đổi số tronghoạt động đào tạo ở trường đại học:</i>

Đây là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả RoslindXaviour Thambusamy, Parmjit Singh, Mohd Adlan Ramly [70], Chanin Tungpantong[43] cho rằng, các thiết bị phần cứng như máy tính bảng, điện thoại thơng minh hoặcbảng tương tác SMART có ý nghĩa rất quan trọng đối với CĐS trong HĐĐT của trườngĐH.

Nghiên cứu của V. Kryukov và A. Gorin [82] đã khẳng định, yếu tố cốt lõi thúcđẩy sự đổi mới sáng tạo trong đào tạo là nhờ các trường ĐH triển khai công nghệ số mộtcách rộng rãi và cũng chính cơng nghệ số đã trở thành một phần tạo ra lợi thế cạnh tranhgiữa các trường đại học.

Những nghiên cứu của B. Schenk and M. Dolata [45], R. Housewright và R. C.Schonfeld [73] tập trung phân tích hệ thống các thành phần cơng nghệ và hạ tầng vật lýcần thiết để triển khai và hỗ trợ chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo. Đây là các yếu tốcơ bản để đảm bảo việc truyền tải thông tin, tương tác và truy cập vào tài liệu điện tửqua môi trường số, bao gồm: Kết nối mạng, thiết bị kỹ thuật số, hệ thống quản lý họctập trực tuyến (LMS), hệ thống bảo mật và quyền riêng tư, lưu trữ và điện toán đámmây,…

Tác giả Vũ Hải Quân cho rằng, sự thành công của CĐS trong trường đại học địihỏi phải có hạ tầng số. Hạ tầng số bao gồm hạ tầng logic và hạ tầng vật lý. Hạ tầng logicchính là dữ liệu. Hạ tầng vật lý bao gồm mạng lưới kết nối, băng thông mạnh, phươngthức sư phạm hiện đại, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm người học và quan trọng hơnhết là các công cụ/nền tảng hỗ trợ triển khai. Những công cụ này, dưới dạng hạ tầng kỹthuật, phải đủ ổn định và tin cậy để vận hành được các yêu cầu, tính năng của giáo dụcđào tạo thế hệ mới. Vì vậy, thực hiện CĐS cần có chính sách cụ thể, rõ ràng cho thànhphần tiên quyết này [17].

Theo tác giả Nguyễn Hoàng, hạ tầng mạng và các trang thiết bị phải được cải tiến,đổi mới khi chuyển đổi số trong trường ĐH; tăng cường kết hợp các công nghệ hiện đại

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

trên thế giới như AI, Big data, IoT, Blockchain,... với cơ sở dữ liệu số để xây dựng hệthống thu thập thông tin, đưa ra dự báo và thiết lập ứng dụng, dịch vụ phù hợp đến từngđối tượng người học [10].

<i><b>1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trườngđại học</b></i>

Ở khía cạnh này, có các nghiên cứu về chuyển đổi mơ hình, phương thức quản lýtrong CĐS; chuyển đổi số trong quản lý các nội dung của hoạt động đào tạo…

<i>Nghiên cứu về chuyển đổi mơ hình, phương thức quản lý trong chuyển đổi số:</i>

Tác giả Peter Van Gils cho rằng, những ứng dụng của cơng nghệ có thể cung cấpcho các trường ĐH cơ hội để tối ưu hóa quản lý hoạt động của nhà trường, trong đó cóhoạt động đào tạo. Một trường đại học thường xuyên ứng dụng cơng nghệ thì sẽ tiếp cậnvới cách giải quyết các cơng việc hành chính và quản lí hoạt động đào tạo một cáchchuyên nghiệp hơn. Từ đó, theo tác giả, CĐS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sựthay đổi cách thức tổ chức quản lý hoạt động đào tạo của trường ĐH [47].

Nghiên cứu của Sukanta Sarkar cũng chỉ ra công nghệ và truyền thông đã tác độngvào thực tiễn giáo dục ĐH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo của trườngĐH. Chuyển đổi số không chỉ diễn ra ở các hoạt động giảng dạy, đào tạo mà phải đượcthực hiện mạnh mẽ ở các khâu của công tác quản lý của trường đại học. Theo tác giả,việc CĐS trong quản lý hoạt động đào tạo là một vấn đề cốt lõi của đổi mới giáo dục đạihọc, đồng thời xem công nghệ như là một khía cạnh thiết yếu của bộ cơng cụ văn hóa ởtrường đại học trong thế kỷ XXI [72].

Nghiên cứu của I. Yakovenko và cộng sự đã đề xuất các giải pháp CĐS trong quảnlý HĐĐT ở trường ĐH: Giải pháp tích hợp hệ thống thơng tin tổng thể từ các hệ thốngquản lý đào tạo và kết nối trường ĐH với các bên liên quan, hệ thống nhận diện khuônmặt AI, hệ thống quản lý cán bộ, giảng viên, hệ thống quản lý giao việc và đánh giáKPI; giải pháp phòng họp đa kết nối và giải pháp Blockchain xác minh nguồn gốc vănbằng…[52].

Các tác giả K. Sandkuhl, H. Lehmann khi nghiên cứu về các mơ hình CĐS ở trườngđại học cũng đã đề cập đến CĐS cho các quy trình quản lý đào tạo ở trường đại học. Cácnội dung như CĐS trong quản lý tuyển sinh, quản lý sinh viên, đăng ký mơn học, đánh giávà khảo thí, xây dựng chương trình, đảm bảo chất lượng, xây dựng thời khóa biểu, phâncơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

giảng viên, thư viện điện tử… cũng đã được đề cập đến trong nghiên cứu này [71].Khi nghiên cứu về quản lý trường đại học hiệu quả, các tác giả K.B. Morris,Geoffrey và Wilson Ian cho rằng: Một trong những yêu cầu mới, đó là cán bộ, giảngviên, sinh viên phải biết ứng dụng công nghệ vào trong các hoạt động quản lý, dạy vàhọc. Trong quản lý trường ĐH nói chung, quản lý hoạt động đào tạo nói riêng, địi hỏicác chủ thể quản lý phải có kiến thức và kỹ năng về cơng nghệ để giúp q trình quản lýđạt được mục tiêu đã đặt ra [53].

Nghiên cứu của Ö. H. Kuzu cũng đã khái quát các nội dung quản lý hoạt động đàotạo gắn với chiến lược chuyển đổi số ở trường đại học. Theo tác giả, công nghệ số ngàycàng trở thành hữu hiệu trong việc quản trị đại học số, đại học thông minh, giúp cáctrường đại học nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện quản lý và tối ưu hóa nguồn lực.Chuyển đổi số trong quản lý hoạt động đào tạo giúp các nhà quản lý giáo dục phân tíchdữ liệu và đưa ra quyết định thông minh, nâng cao hiệu quả trong việc quản lý các hoạtđộng đào tạo. Dựa trên công nghệ số để phân tích dữ liệu, dự đốn nhu cầu tuyển sinhtrong tương lai và đưa ra các kế hoạch phát triển [58].

<i>Nghiên cứu về chuyển đổi số trong quản lý các nội dung của hoạt động đào tạo:</i>

Các khía cạnh của quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại họccũng được các tác giả quan tâm. Nghiên cứu của K. Sandkuhl và H. Lehmann đề cậpđến chuyển đổi số trong quản lý tuyển sinh ở các trường đại học. Tác giả cho rằng,chuyển đổi số được áp dụng vào quản lý tuyển sinh ở trường đại học để nâng cao hiệuquả và tối ưu hóa quy trình tuyển sinh. Nghiên cứu cho thấy, việc CĐS trong công táctuyển sinh sẽ giúp các trường đại học: (1) Xử lý tự động hồ sơ tuyển sinh như tự độngquét và xử lý hồ sơ tuyển sinh, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ tuyểnsinh, cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn; (2) Hỗ trợ quyết địnhtuyển sinh bằng việc phân tích dữ liệu để đưa ra đánh giá về khả năng học tập của từngthí sinh. Dựa trên các thơng tin như điểm số, thành tích và kỹ năng để từ đó đưa ra dựđốn về khả năng thành cơng của từng thí sinh và đề xuất quyết định tuyển sinh phùhợp; (3) Tư vấn tuyển sinh thông minh, tự động trả lời các câu hỏi thường gặp về quytrình tuyển sinh, yêu cầu đầu vào, chương trình học, v.v. Điều này giúp cung cấp thơngtin nhanh chóng và chính xác cho thí sinh, cải thiện trải nghiệm tuyển sinh và giảm tảicho nhân viên tuyển sinh; (4) Phân tích dữ liệu tuyển sinh từ các năm trước để tìm racác xu hướng và mơ hình tuyển

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

sinh hiệu quả. Dựa trên kết quả này, trường đại học có thể điều chỉnh chiến lược tuyểnsinh, tăng cường quảng bá và thu hút các thí sinh phù hợp; (5) Giao tiếp và tương tácngười-máy, sử dụng chatbot hoặc trợ lý ảo để hỗ trợ thí sinh trong quá trình tìm hiểu vềtrường và nộp đơn tuyển sinh. Chatbot có thể cung cấp thơng tin, giải đáp câu hỏi vàhướng dẫn thí sinh qua quy trình tuyển sinh [71].

Nghiên cứu của C. E. Tømte và cộng sự, tập trung vào đánh giá và quản lý kết quảhọc tập của người học. Theo các tác giả, CĐS trong quản lý kết quả học tập của sinhviên để cung cấp phản hồi nhanh, đánh giá hiệu quả hơn và tạo ra các giải pháp tùychỉnh. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc bảo mật và đảm bảo tính cơng bằng. Nghiên cứu đãđưa ra một số khuyến nghị về: Hệ thống đánh giá tự động có thể được sử dụng để tựđộng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên bài tập, bài kiểm tra và bài thi giúptiết kiệm thời gian và công sức cho giảng viên và giúp sinh viên nhận phản hồi nhanhchóng về kết quả của họ. Khả năng dự đoán hiệu suất học tập trong tương lai của sinhviên trên cơ sở phân tích dữ liệu học tập của sinh viên. Đưa ra đánh giá về khả năng vàtiềm năng của sinh viên, từ đó giúp sinh viên và giảng viên có những quyết định học tậpvà hỗ trợ phù hợp. Phát hiện gian lận học tập, chẳng hạn như sao chép bài, vi phạm quytắc không được sử dụng tài liệu, v.v. Thống kê và tạo ra báo cáo tổng quan về tiến độhọc tập, điểm số, khả năng và các chỉ số liên quan khác của sinh viên [40].

Ở Việt Nam, tác giả Phùng Thế Vinh cho rằng, các trường đại học có nhiệm vụđào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phục vụ quá trình CĐS. Để thành công, cáctrường ĐH trước hết phải CĐS trong quản trị đại học, trong đó có quản lý HĐĐT. Theotác giả, CĐS trong quản lý HĐĐT đòi hỏi phải đổi mới mơ hình, chương trình vàphương thức đào tạo. Mục tiêu đào tạo cần thay đổi theo hướng thúc đẩy sáng tạo, pháttriển năng lực cá nhân. Đào tạo theo định hướng khởi nghiệp có thể triển khai theo mơhình “5 trong 1”, trong đó, chuẩn đầu ra với nhiều kỹ năng mới của công dân 4.0 và 5thành tố bao gồm: có nhiều chương trình đào tạo mới có tính liên ngành và xun ngànhcao và nhiều chương trình đào tạo gắn với cơng nghiệp 4.0; cấu trúc chương trình đàotạo mới; cơng nghệ đào tạo mới; các dự án khởi nghiệp mới và hệ sinh thái giáo dụckhởi nghiệp mới kết nối tất cả các bên liên quan: người dạy, người học, giảng đường,phịng thí nghiệm và người sử dụng. Thay vì giảng dạy một chương trình chung, cầnxây dựng nhiều chương trình khác nhau giúp cá nhân hóa việc đào tạo; cần xác định rõđiểm mạnh, điểm yếu của từng người

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

học để đưa ra chương trình đào tạo riêng phù hợp. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển cácngành học mới (chẳng hạn, ngành trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, ngành hội tụ ICTthơng minh), hệ thống giáo trình cũng cần thay đổi, cập nhật liên tục. Chú trọng đào tạocác kỹ năng mới như: tìm kiếm thông tin; cập nhật phần mềm; tiếp cận và lưu trữ dữliệu; sử dụng các thiết bị cảm biến, làm việc cùng robot; sử dụng công nghệ Blockchain;giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo; quản lý nhân sự; làm việc nhóm...[31].

Các tác giả Ngơ Thị Lan Anh và Hoàng Minh Đức nhấn mạnh sự cần thiết phảiCĐS trong quản lý HĐĐT; đồng thời chỉ ra các nội dung CĐS trong quản lý HĐĐT,bao gồm: CĐS trong quản lý nội dung đào tạo; CĐS trong quản lý phương thức đào tạo;CĐS trong quản lý người dạy và người học; CĐS trong quản lý kết quả đào tạo; CĐStrong quản lý thể chế và quy chế đào tạo; CĐS trong quản lý hạ tầng công nghệ và họcliệu số [2].

Theo các tác giả Bùi Thị Nga, Lê Vũ Toàn, Lưu Đức Long, CĐS trong quản lýhoạt động đào tạo tác động mạnh mẽ nhất đến quản lý phương thức đào tạo của trườngĐH. CĐS đem đến nhiều phương thức đào tạo hoàn toàn mới mẻ, trực quan, sinh độnggiúp việc học cũng trở nên thú vị hơn, đồng thời cũng đòi hỏi các trường ĐH phải đổimới quản lý các phương thức đào tạo này [15].

Nghiên cứu về nội dung chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo, chúng tôi hiểurằng: chuyển đổi số làm thay đổi cách thức vận hành, mơ hình hoạt động, văn hóa tổchức, phương thức cung cấp các dịch vụ cho khách hàng cũng như nâng cao hiệu quảhoạt động của tổ chức dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ số.Chuyển đổi số làm thay đổi môi trường làm việc từ môi trường truyền thống sang mơitrường số, địi hỏi việc quản lý, điều hành cũng cần có sự thay đổi phù hợp. Chuyển đổisố trong quản lý hoạt động đào tạo cần triển khai thực hiện các nội dung chính sau:chuyển đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học; chuyểnđổi môi trường, phương thức quản lý điều hành; chuyển đổi về công cụ hỗ trợ quản lý,điều hành; phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; chuyển đổi các điều kiệncho hoạt động dạy học; phát triển năng lực lãnh đạo số, quản trị số; xây dựng môitrường văn hóa số.

<i><b>1.1.4. Đánh giá chung</b></i>

<i>Những vấn đề luận án tiếp thu, kế thừa:</i>

Từ tổng quan nghiên cứu, luận án có thể tiếp thu những vấn đề sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng. Đây làgiải pháp then chốt để xây dựng trường đại học thông minh, đổi mới sáng tạo; đáp ứngyêu cầu của CMCN 4.0. Chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích cho trường ĐH nhưng cũngđặt trường ĐH trước những thách thức mà trường ĐH cần vượt qua, nếu muốn thànhcông.

Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo là nội dung trọng tâm của chiến lược CĐStrường ĐH; có dựa trên nền tảng CĐS, hoạt động đào tạo của trường ĐH mới được hiệnđại hóa. Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo phải được triển khai một cách đồng bộtrên tất cả các khía cạnh của nó.

Chuyển đổi số tối ưu hóa quản lý hoạt động của trường ĐH, trong đó có hoạt độngđào tạo. Chuyển đổi số trong quản lý hoạt động đào tạo ở trường ĐH, cần tập trung vàocác nội dung: phát triển chương trình đào tạo; quản lý cơng tác tuyển sinh và nhập học;phát triển học liệu; tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý kết quả họctập và cấp phát văn bằng.

<i>Những vấn đề chưa được giải quyết:</i>

Các nghiên cứu về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo của trường đại học đã đềcập đến vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các trường đại học nói chung vàhoạt động đào tạo nói riêng; chuyển đổi số trong một số nội dung của hoạt động đào tạo:hoạt động dạy học của giảng viên, hoạt động học tập của sinh viên, hoạt động kiểm trađánh giá; khó khăn, thách thức khi triển khai chuyển đổi số... Tuy nhiên, một số vấn đềchưa được làm rõ trong các nghiên cứu trên:

- Nội dung chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học;- Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học.

<i>Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết:</i>

<i>Thứ nhất, tiếp tục làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý CĐS trong HĐĐT ở trường</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>1.2. Lý luận về chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học</b>

<i><b>1.2.1. Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học</b></i>

<i>1.2.1.1. Chuyển đổi số</i>

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ đã làm biến đổi sâu sắc xãhội. Công nghệ thông tin ra đời, phát triển đã giúp con người nâng cao năng suất, hiệuquả công việc; nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu củangười sử dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã mang lại nhữnghiệu quả to lớn cho các cơ quan, tổ chức thông qua các phần mềm, các hệ thống thôngtin quản lý. Việc xây dựng Chính phủ điện tử và các dịch vụ công trực tuyến đã tạo ramột sự thay đổi lớn trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanhnghiệp của Chính phủ.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và một số công nghệ hiện đại khác,như: Tự động hóa, In 3D, Cơng nghệ vật liệu,… đã tạo ra cuộc Cách mạng công nghiệplần thứ tư. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm thay đổi về cơ cấu ngànhnghề, mơ hình sản xuất, lực lượng sản xuất, phương thức cung ứng dịch vụ,… địi hỏicác quốc gia phải thay đổi mơ hình, phương thức quản lý xã hội, phát triển kinh tế - xãhội.

Nước ta đã thành công trong xây dựng chính phủ điện tử, đang tiến tới xây dựngchính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần trảiqua một q trình triển khai, thực hiện đó là chuyển đổi số.

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về chuyển đổi số:

Emily Henriette, Mondher Feki, Imed Boughzala quan niệm rằng: Chuyển đổi sốlà sự chuyển đổi sâu sắc các hoạt động, quy trình, năng lực và mơ hình kinh doanh và tổchức để tận dụng triệt để những thay đổi và cơ hội của sự kết hợp giữa các công nghệ kỹthuật số và tác động nhanh chóng của chúng đối với xã hội theo cách có chiến lược vàưu tiên, có tính đến những thay đổi hiện tại và tương lai [46].

Các tác giả Swen Nadkarni và Reinhard Prügl quan niệm, chuyển đổi số không chỉlà một thách thức do cơng nghệ thúc đẩy mà cịn địi hỏi sự thay đổi sâu sắc về văn hóa.Mọi người trong tổ chức phải được chuẩn bị sẵn bộ kỹ năng thích ứng và bí quyết kỹthuật số [76].

Theo Hồ Tú Bảo, chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, cáchlàm việc và phương thức sản xuất với các công nghệ số [3].

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Tác giả Phùng Thế Vinh quan niệm CĐS là sự thay đổi tồn diện mơ hình doanhnghiệp, tổ chức bằng thơng tin số. Chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp đangchuyển đổi từ mơ hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách ứng dụng các côngnghệ mới như Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây(Cloud) và thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa cơngty [83].

SAS Software cho rằng: Chuyển đổi số dùng để chỉ q trình, chiến lược sử dụngcơng nghệ thông tin và truyền thông để thay đổi cách thức tổ chức, hoạt động, văn hóa,cách phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, cơ quan, trường học nhằm mang lại hiệuquả tốt hơn trong thời đại kỹ thuật số [75].

Trong Cẩm nang chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thơng: CĐS là qtrình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc vàphương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếptheo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những cơng nghệ mới mangtính đột phá, nhất là cơng nghệ số. Trong khi đó, tin học hóa, hay ứng dụng cơng nghệthơng tin, là số hóa quy trình đã có, theo mơ hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụđã có [5].

Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về chuyển đổi số, mỗi cách hiểu cho ta thấy mộtcách tiếp cận khác nhau trong triển khai chuyển đổi số. Để nghiên cứu về chuyển đổi sốtrong quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học, chúng tôi chọn tiếp cận chuyển đổi sốlà q trình thay đổi tổng thể và tồn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làmviệc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Theo đó, q trình chuyển đổisố cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

(1) Cần được triển khai trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

(2) Tích hợp cơng nghệ kỹ thuật số, các cơng nghệ hiện đại vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

(3) Sự tham gia của tất cả mọi cá nhân, tổ chức.

(4) Thay đổi mơ hình, phương thức hoạt động, văn hóa, phương thức cung cấp dịch vụ của tổ chức.

<i>1.2.1.2. Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại họca) Hoạt động đào tạo ở trường đại học</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Dưới góc độ tiếp cận theo quy trình mang tính hệ thống, chúng tơi cho HĐĐT củatrường đại học là một q trình liên quan đến: (1) Các yếu tố đầu vào: Người dạy, ngườihọc, chương trình, các điều kiện hỗ trợ đào tạo; (2) Quá trình tổ chức đào tạo: Xây dựngkế hoạch đào tạo; hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá; (3) Kết quả đầu ra: Kết quả tốtnghiệp của người học, khả năng có việc làm, mức độ đáp ứng yêu cầu và khả năng pháttriển của người học sau tốt nghiệp; (4) Môi trường, bối cảnh vận hành hoạt động đàotạo: Bối cảnh chính trị, kinh tế - xã hội; chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,của ngành Giáo dục; tác động của khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.

Theo cách tiếp cận này, hoạt động đào tạo của trường đại học bao gồm các nộidung: hoạt động tuyển sinh và nhập học; phát triển chương trình đào tạo; xây dựng họcliệu; tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá; quản lý kết quả học tập và cấpphát văn bằng; phát triển đội ngũ tham gia quá trình đào tạo; chuẩn bị các điều kiện hỗtrợ.

<i>b) Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học</i>

Với cách tiếp cận khái niệm về chuyển đổi số và hoạt động đào tạo ở trường đạihọc ở trên và trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chuyển đổi số trong hoạt động đàotạo ở trường đại học được hiểu như sau:

Chuyển đổi số trong HĐĐT ở trường đại học là quá trình thay đổi một cách đồngbộ và toàn diện hoạt động đào tạo nhờ ứng dụng công nghệ số để cải thiện và tối ưu hóahoạt động đào tạo, giúp cho hoạt động đào tạo của trường đại học đạt hiệu quả cao hơn,góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, bắt kịp xu thế phát triển giáo dụcđại học trên thế giới. Trong phạm vi luận án, chúng tôi giới hạn chuyển đổi số tronghoạt động đào tạo bao gồm: Chuyển đổi số trong hoạt động tuyển sinh; chuyển đổi sốtrong phát triển chương trình đào tạo, xây dựng học liệu số; chuyển đổi số trong hoạtđộng dạy học và kiểm tra đánh giá; chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và cấpphát văn bằng.

Triển khai chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học là một q trìnhphức tạp và địi hỏi sự xem xét cẩn thận về điều kiện thực tiễn và mục tiêu chiến lượccủa mỗi trường. Khi nghiên cứu về các bước triển khai chuyển đổi số trong các cơ sởgiáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay [18], chúng tơi đề xuất một quy trình, gồm cácbước:

1) Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và người học về ý nghĩa và tầm quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

trọng của triển khai chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học. Việc nângcao nhận thức có thể được thực hiện theo các hình thức khác nhau: tuyên truyền, bồidưỡng và tự bồi dưỡng.

2) Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về CNTT: Bồi dưỡng kiến thức về CNTT khôngchỉ giúp giảng viên và nhân viên tự tin hơn trong việc triển khai chuyển đổi số mà cịngiúp nâng cao ý thức làm việc trên mơi trường số được an toàn và hiệu quả hơn. Nănglực số bao gồm năng lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hiện nay năng lực công nghệthông tin của CBQL, GV, NV và người học rất khác nhau, đặc biệt có một bộ phậnkhơng nhỏ năng lực cơng nghệ thơng tin cịn hết sức hạn chế. Do đó, trước khi pháttriển năng lực số cho CBQL, GV, NV và người học cần phát triển năng lực CNTT để họđạt đến một mức độ năng lực nhất định. Việc bồi dưỡng năng lực CNTT có thể đượcthực hiện thơng qua các lớp bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng.

3) Xây dựng cơ sở dữ liệu số và học liệu số: xây dựng cơ sở dữ liệu số giúp việc tổchức lưu trữ và quản lý thông tin về hoạt động đào tạo, thông tin của người học được antồn và tồn vẹn, đảm bảo tính đồng bộ và liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thôngtin của nhà trường; xây dựng nguồn học liệu số để đảm bảo việc triển khai dạy học vàkiểm tra đánh giá trên môi trường số. Xây dựng cơ sở dữ liệu số và học liệu số bao gồmcác bước: Thiết kế cơ sở dữ liệu, số hóa và lưu trữ, phân quyền khai thác sử dụng.

4) Phát triển khung năng lực số cho CBQL, GV, NV và người học: Năng lực sốcủa CBQL, GV, NV và người học là yếu tố quyết định thành công của việc dạy học trênmôi trường số. Phát triển năng lực số là một quá trình quan trọng trong việc chuẩn bị vàđảm bảo rằng mọi người trong tổ chức có kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vàtận dụng hiệu quả cơng nghệ số trong q trình chuyển đổi số. Để phát triển năng lực sốcho CBQL, GV, NV và người học trước hết cần xây dựng được khung năng lực số chotừng đối tượng. Sau đó sẽ tiến hành đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng để phát triểncác năng lực kheo khung năng lực số.

5) Thiết kế mơ hình HĐĐT trên mơi trường số, bao gồm: Tái cơ cấu tổ chức về hệthống đào tạo, xây dựng quy trình về hoạt động đào tạo trên mơi trường số, xác định cácmối quan hệ thông tin về HĐĐT bên trong và với bên ngoài nhà trường.

6) Phát triển hạ tầng công nghệ kỹ thuật số đáp ứng yêu cầu triển khai đào tạo trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

môi trường số: Hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ.

7) Phát triển phần mềm, hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi số trong hoạt độngđào tạo: Để triển khai đào tạo trên môi trường số, các trường đại học cần phát triển phầnmềm đào tạo tích hợp các phân hệ phục vụ các hoạt động đào tạo (phát triển chươngtrình đào tạo; tuyển sinh và nhập học; hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá; quản lýcấp phát văn bằng chứng chỉ,…). Đồng thời để quản lý hoạt hoạt động đào tạo cáctrường đại học cần phát triển hệ thống thơng tin quản lý, trong đó tích hợp phân hệ quảnlý đào tạo.

8) Xây dựng mơi trường văn hóa số: Mơi trường hoạt động thay đổi kéo theo sựthay đổi về văn hóa làm việc. Các trường đại học cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trênmôi trường số và tuyên truyền, phổ biến đến từng cá nhân để thực hiện.

9) Xây dựng hành lang pháp lý: Việc triển khai đào tạo trên môi trường số chỉ cóthể thực hiện được khi có đầy đủ căn cứ pháp lý, đặc biệt là pháp lý về sự thừa nhận sảnphẩm đào tạo. Do đó các trường đại học cần cập nhật, cụ thể hóa các văn bản, quy địnhcủa các cấp có thẩm quyền, đồng thời ban hành các quy định nội bộ của trường.

<i><b>1.2.2. Ý nghĩa của chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học</b></i>

Chuyển đổi số mang lại cơ hội áp dụng công nghệ để tạo ra những thay đổi nhanhchóng về mơ hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy học. Chuyển đổi số là quátrình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc vàphương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Đây là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậccủa những cơng nghệ mới mang tính đột phá, đã tác động mạnh mẽ để con người thayđổi tư duy làm việc, vận hành bộ máy từ đó sẽ tìm cách để ứng dụng nó vào từng hoạtđộng cụ thể của doanh nghiệp nói chung và các trường đại học nói riêng. Có thể nóichuyển đổi số trong giáo dục là bước đi then chốt trong việc đẩy nhanh sự phát triển củahoạt động dạy và học trong tương lai. CĐS trong các cơ sở GDĐH nói chung và tronghoạt động đào tạo nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, mang lại những hiệu quả thiếtthực, như:

<i>Thứ nhất, tạo môi trường giáo dục linh hoạt:</i>

Thay vì sinh viên phải ngồi trong phòng học với bốn bức tường như trước đây,công nghệ số đã mở ra một không gian học tập linh động hơn [16]. Người học được tiếpcận với nhiều kiến thức, chương trình học hơn. Việc học tập được thực hiện một cáchthường

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

xun và suốt đời mà khơng có giới hạn về thời gian cũng như không gian. Bất cứ thờiđiểm nào, tại bất cứ đâu, bất cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến thức mộtcách đa chiều nhất. Nó loại bỏ hồn tồn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thờigian học và nâng cao nhận thức, tư duy của người học. Với các hoạt động chuyển đổisố, các cơ hội như theo dõi các bài học một cách dễ dàng, cung cấp cơ hội học tập cộngtác trực tuyến, cải thiện khả năng giao tiếp giữa sinh viên-giảng viên, nhân viên, hiệnthực hóa quy trình học tập tích cực với các cơ hội học tập được hỗ trợ bởi đa phươngtiện và nhận phản hồi tức thì trên các nền tảng trực tuyến [36, 55, 59, 65, 79].

<i>Thứ hai, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học:</i>

Việc đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện thông qua việc đẩymạnh các hoạt động “tự học, tự rèn” nhờ sự hỗ trợ của cơng nghệ số. Tích cực triển khaiquan điểm, phương pháp dạy học tích cực, chuyển từ “chủ yếu cung cấp kiến thức” sangvừa “cung cấp kiến thức” vừa dạy “cách học, cách nghĩ, cách làm, cách sống” gắn vớiđổi mới hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của ngườihọc. Các mơ hình giáo dục mới, các phương pháp dạy học hiện đại được phát huy, giúphình thành ở người học tinh thần, kỹ năng “tự giác, tự quản, tự học, tự kiểm tra đánhgiá”. Qua đó, người học được tiếp cận với những phương pháp học tập tiên tiến; năngđộng, sáng tạo, chủ động vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề thựctiễn.

<i>Thứ ba, đa dạng hóa nguồn học liệu số và nâng cao chất lượng học liệu:</i>

Chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội để đa dạng hóa nguồn học liệu số và nângcao chất lượng học liệu bằng cách sử dụng công nghệ và các phương tiện số hóa. Sửdụng cơng nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi sách, giáo trình, bài giảng, bài viết và tài liệugiảng dạy truyền thống thành định dạng số hóa. Kết hợp văn bản, hình ảnh, video, âmthanh, và đồ họa để tạo ra nội dung học tập đa phương tiện hấp dẫn hơn; giúp người họcdễ dàng tiếp cận kiến thức bằng nhiều cách khác nhau. Thông qua nền tảng kỹ thuật sốđể tổng hợp và tích hợp nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như: khóa họctrực tuyến, bài giảng trực tuyến, diễn đàn học tập, và các tài liệu tham khảo trực tuyếnđể bổ sung học liệu. Hơn nữa, sử dụng dữ liệu phản hồi từ người học và các dấu vết họctập để cải tiến và cập nhật nguồn học liệu số giúp nâng cao chất lượng học liệu và đápứng nhu cầu của người học.

</div>

×