Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

pháp luật quốc tế và việt nam veef dẫn độ tội phạm kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 104 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Từ viết tắtTừ được viết tắt</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI MỞ ĐẦU... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM.. 6 </b>

1.1. Sự ra đời và khái niệm dẫn độ tội phạm... 6

<i>1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của dẫn độ tội phạm... 6 </i>

<i>1.1.2. Khái niệm dẫn độ tội phạm... 8 </i>

1.2. Nội dung của hoạt động dẫn độ tội phạm... 11

<i>1.2.1. Đặc điểm của hoạt động dẫn độ tội phạm... 11 </i>

<i>2.1.4. Các trường hợp không dẫn độ tội phạm... 40 </i>

<i>2.1.5. Một số quy định khác của dẫn độ tội phạm... 43 </i>

2.2. Một số điều ước quốc tế song phương về dẫn độ tội phạm... 44

<i>2.2.1. Hiệp định dẫn độ song phương giữa CHNDND Lào và một số quốc gia 44 2.2.2. Hiệp ước dẫn độ giữa Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu năm 2003...- 52 -</i>

2.3. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về dẫn độ tội phạm... 53

<i>2.3.1. Luật dẫn độ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa... 53 </i>

<i>2.3.2. Đạo luật dẫn độ của Canada... 56 </i>

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 2... 60 </b>

<b>-CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊHOÀN THIỆN...- 61 -</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

quốc gia khác... 61

3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về dẫn độ tội phạm... 69

<i>3.2.1. Luật Tương trợ Tư pháp năm 2007... 69 </i>

<i>3.2.2. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015... 78 </i>

<i>3.2.3. Bộ Luật Hình sự năm 2015 ( được sửa đổi, bổ sung năm 2017)... 81 </i>

3.3. Thực tiễn hoạt động dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và các quốc gia... 82

<i>3.3.1. Một số hoạt động dẫn độ đã được thực hiện... 82 </i>

<i>3.3.2. Những khó khăn, vướng mắc khi hoạt động dẫn độ tại Việt Nam... 85 </i>

3.4. Kiến nghị nâng cao hiệu quả của hoạt động dẫn độ tội phạm tại Việt Nam... 90

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 3... 95 </b>

<b>KẾT LUẬN... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>-LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

Để cùng hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, nhất là khingười phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, các quốc gia đã cùng nhau ký kết các Điều ướcquốc tế (ĐƯQT) về DĐTP. Các quốc gia thực hiện hoạt động dẫn độ trên cơ sở cácĐƯQT song phương và đa phương, pháp luật của quốc gia và tập quán quốc tế (TQQT).Tuy nhiên, quy định của các ĐƯQT đa phương hiện nay chỉ đưa ra các quy định chung đểquốc gia dựa vào để xây dựng các ĐƯQT song phương và pháp luật quốc gia nhằm hợptác với nhau trong hoạt động dẫn độ. Vì vậy, hoạt động dẫn độ hiện nay được thực hiệntrên cơ sở các ĐƯQT song phương, một số trường hợp được thực hiện theo ngun tắc cóđi có lại.

Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã tích cực, chủ động gia nhập hoặc ký kếtcác ĐƯQT đa phương tồn cầu, gia nhập các tổ chức phịng, chống tội phạm (Hiệp hộicảnh sát các nước ASEAN (ASEANPOL), Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế(INTERPOL). Để hoạt động dẫn độ được thực hiện dễ dàng hơn, Việt Nam cũng đã tiếnhành ký kết các Hiệp định Tương trợ tư pháp (TTTP) có nội dung về dẫn độ tội phạm(DĐTP) và các Hiệp định chuyên biệt về DĐTP, đặc biệt là đối với các quốc gia lánggiềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết 21 Hiệpđịnh song phương về TTTP về hình sự và 17 Hiệp định song phương về DĐTP. Trongnước, Việt Nam cũng đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DĐTP, điển hình làLuật TTTP năm 2007.

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện dẫn độ ở Việt Nam thời gian vừa qua, hoạt dẫn độtừ Việt Nam sang quốc gia khác hay từ quốc gia khác đến Việt Nam vẫn cịn nhiều hạnchế. Bên cạnh đó, các hoạt động liên quan đến dẫn độ như tìm kiếm, điều tra, giam giữ,chuyển giao người bị dẫn độ tại Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Nguyên nhânlà do những khó khăn về nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật...

<i><b>Chính vì vậy, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Phap luât quôc tê va Việt Nam vê dân đô tôipham - kinh nghiệm quôc tê va kiên nghi cho Việt Nam” làm đề tài cho cơng trình</b></i>

NCKH của mình.

<b>2. Tình hình nghiên cứu</b>

Hoạt động DĐTP là một hoạt động phức tạp, phổ biến giữa các quốc gia và chủ đềthu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Dưới đây là một số cơng trìnhnghiên cứu nổi bật liên quan đến đề tài:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Luận án Tiến sỹ Luật học (2012) với đề tài “Dẫn độ trong luật quốc tế và pháp</i>

<i>luật Việt Nam” của tác giả Ngơ Hữu Phước. Cơng trình này đã nghiên cứu toàn diện các</i>

vấn đề lý luận và thực tiễn về dẫn độ trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam nhằm gópphần hồn thiện các ĐƯQT có quy định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập vàpháp luật Việt Nam về dẫn độ.

<i>Luận văn Thạc sỹ Luật học (2012) với đề tài “Dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế</i>

<i>và liên hệ thực tiễn Việt Nam” của tác giả Hà Thanh Hịa. Cơng trình này tập trung nghiên</i>

cứu các vấn đề lý luận về cơ bản của hoạt động hợp tác dẫn độ v à nghiên cứu thực vềthực trạng hợp tác quốc tế về dẫn độ ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật Việt Nam.

<i>Luận văn Thạc sỹ Luật học (2014) với đề tài “Tội phạm và dẫn độ tội phạm trong</i>

<i>lĩnh vực hàng không quốc tế” của tác giả Đỗ Thị Qun. Cơng trình này tập trung nghiên</i>

cứu vấn đề tội phạm và DĐTP xâm phạm đến hoạt động hàng không dân dụng quốc tếtrong các ĐƯQT đa phương và những Hiệp định TTTP về hình sự, Hiệp định về DĐTP.Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định vềDĐTP.

<i>Luận văn Thạc sỹ Luật học (2015) với đề tài “Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc</i>

<i>tế theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ly. Cơng trình này tập</i>

trung nghiên cứu và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc dẫn độ, trên cơ sở đó,đề xuất việc hồn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động dẫnđộ trong quá trình giải quyết vụ án ở Việt Nam.

<i>Luận văn Thạc sỹ Luật học (2020) với đề tài “Thực hiện pháp luật quốc tế và pháp</i>

<i>luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về dẫn độ tội phạm” của tác giả Bounthai</i>

Phommachit. Công trình này tập trung khái qt, phân tích, đánh giá những quy định củapháp luật quốc tế, pháp luật Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thực tiễn thực hiện hoạtđộng này tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trên cơ sơ đó, đề xuất những giải phápnhằm nâng cao hiệu quả thực tiễn hoạt động DĐTP của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

<i>Cuốn sách (2006) “Dẫn độ - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả</i>

Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công. Cơng trình này đã khái qtnhững vấn đề lý luận về dẫn độ, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về dẫn độ, cũngnhư thực tiễn thực hiện hoạt động dẫn độ tại Việt Nam.

Bên cạnh những Luận văn trên, các cơng trình nghiên cứu về nội dung DĐTP cịnđược đăng trên các tạp chí, có thể kể đến như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>- Mai Thanh Hiếu (2003), Vấn đề dẫn độ theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003</i>

(Bài viết được đăng trên Tạp chí Luật học, Đặc sản về Bộ Luật Tố tụng Hình sự(BLTTHS) năm 2003, tr.1 - tr.5);

<i>- Dương Tuyết Miên (2006), Vấn đề dẫn độ tội phạm (Bài viết được đăng trên Tạp</i>

chí Tịa án nhân dân số 10 (5/2006), tr.2 - tr.7);

<i>- Hà Thanh Hòa (2014), Khái niệm dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế và pháp</i>

<i>luật nước ta (Bài viết được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 07 (263) T4/2014,</i>

tr.14 - tr.19);

<i>- Nguyễn Ngọc Chí - Nguyễn Thị Ly (2015), Dẫn độ tội phạm và định hướng hồn</i>

<i>thiện pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta (Bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học</i>

ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2, tr.1 - tr.12);

<i>- Nguyễn Giang Nam (2008), Dẫn độ theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành</i>

(Bài viết được đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 04/2008, tr.67 - tr.79);

<i>- Nguyễn Thành Trung (2022), Dẫn độ tội phạm và thực thi dẫn độ tội phạm theo</i>

<i>quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 (Bài viết được đăng trên Tạp chí điện tử</i>

Tịa án nhân dân - Cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao);

<i>- Nguyễn Hương (2023), Hoàn thiện khung pháp lý về dẫn độ phù hợp với pháp</i>

<i>luật và thông lệ quốc tế, (Bài viết được đăng trên Tạp chí điện tử Cơng an nhân dân).</i>

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Mục đích của đê tai</b></i>

Việc nghiên cứu đề tài này với mục đích khái quát, phân tích và đánh giá các quyđịnh của pháp luật quốc tế, pháp luật của Việt Nam về dẫn độ và thực tiễn thực hiện hoạtđộng DĐTP tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất những kiến nghị các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả của hoạt động dẫn độ trong quá trình giải quyết vụ án tại Việt Nam trong thờigian tới.

<i><b>3.2. Mục tiêu của đê tai</b></i>

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, cơng trình đã đặt ra những mục tiêunghiên cứu sau:

- Tìm hiểu về các quan điểm về khái niệm của DĐTP và đưa ra định nghĩa, đặcđiểm và mục đích của DĐTP theo quan điểm của nhóm tác giả;

- Phân tích và làm rõ những nguyên tắc của DĐTP;

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá quy định của các ĐƯQT đa phương toàn cầu,ĐƯQT song phương mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia về TTTP hoặc DĐTP;

- Phân tích và đánh giá quy định về DĐTP trong hệ thống pháp luật Việt Nam;- Khái quát thực tiễn hoạt động dẫn độ tại Việt Nam. Đồng thời, làm rõ những khókhăn, vướng mắc trong thực hiện hoạt động DĐTP của Việt Nam từ Luật TTTP năm2007, BLTTHS năm 2015 và BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017);

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp pháp lý và các vấn đề liên quan đến hoạt độngdẫn độ trên cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động DĐTPcủa Việt Nam trong thời gian tới.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Đơi tượng nghiên cứu</b></i>

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là pháp luật quốc tế hiện hành (gồm các ĐƯQT đaphương toàn cầu và ĐƯQT song phương giữa các quốc gia, đặc biệt là các ĐƯQT màViệt Nam là thành viên) về DĐTP, pháp luật Việt Nam về DĐTP và thực tiễn thực hiệnhoạt động dẫn độ tại Việt Nam từ khi ban hành Luật TTTP năm 2007.

<i><b>4.2. Pham vi nghiên cứu</b></i>

Đề tài nghiên cứu các ĐƯQT đa phương, song phương mà Việt Nam là thành viên;pháp luật Việt Nam hiện hành; pháp luật một số quốc gia như: Cộng hòa nhân dân TrungHoa (Trung Quốc), Canada,...

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

Để cơng trình NCKH được hồn thành chỉn chu và chuẩn xác, nhóm tác giả đã sửdụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích: Phân tích những nội dung quy định trong các ĐƯQT vàpháp luật của Việt Nam về DĐTP. Đồng thời, dùng phương pháp này để diễn giải, trìnhbày các luận điểm khoa học, quan điểm của tác giả.

- Phương pháp tổng hợp: Từ kết quả đã được phân tích, phương pháp này được sửdụng để nhìn thấy được cái bao qt, cái chung nhất từ đó tìm ra bản chất, quy luật củađối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quy định về DĐTP theo từng thời kỳ phát triển.- Phương pháp so sánh: Nghiên cứu và tiến hành so sánh quy định của pháp luậtquốc tế, một số quốc gia và Việt Nam về quy định DĐTP để tiếp thu những quan điểmtiến bộ, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu cụ thể về số lượng hoạt động DĐTPđã thực hiện tại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DẪN ĐỘ TỘIPHẠM</b>

<b>1.1. Sự ra đời và khái niệm dẫn độ tội phạm</b>

<i><b>1.1.1. Qua trình ra đời va phat triển của dân đô tôi pham</b></i>

Ngày nay, do ảnh hưởng của q trình tồn cầu hóa, hoạt động của tội phạm khơngcịn mang tính chất “nội bộ” của một quốc gia mà đã vượt qua khỏi phạm vi của quốc giavới xu hướng gia tăng và diễn biến rất phức tạp. Trên cơ sở đó, DĐTP được ra đời khi cónhu cầu trao đổi về tội phạm giữa các quốc gia thông qua thỏa thuận quốc tế. Các nghiêncứu cho rằng, các quy định đầu tiên về DĐTP trong lịch sử nhân loại được ghi nhận làtrong quy tắc trong hiệp ước về Hịa bình giữa Ramses II, Pharaon của Ai Cập, và vuaHittite Hattusili III, được ký sau khi các nước cố gắng xâm chiếm Ai Cập. Cụ thể, nội

<i>dung của quy tắc nêu rõ “Nếu một người bỏ trốn từ Hattite đến Reamasesa, vị vua vĩ đại</i>

<i>của quốc gia này sẽ giữ người đó và trao trả người này cho Hattusili, vị vua của nướcHattite; Nếu một người quý tộc bỏ trốn từ Hattite do không muốn phục vụ đức vua củađất nước này sang Ai Cập, vua Reamasesa sẽ không cho phép họ cư trú ở Ai Cập mà giaohọ cho Hattusili...</i><small>1</small>”. Văn bản này được coi là các ví dụ sớm nhất về việc hợp tác đấutranh phòng chống tội phạm giữa các quốc gia thơng qua hoạt động DĐTP.

Có thể thấy, hoạt động dẫn độ ra đời khá sớm, từ thời kỳ cổ đại chứ không phảicho đến thời kỳ hiện đại như một số quan điểm của các học giả. Tuy nhiên, vào thời kỳnày, quy chế về hoạt động dẫn độ chưa đầy đủ nội hàm và phạm vi như ngày nay. Mặc dùquy định mới ở mức sơ khai nhưng quy định DĐTP cũng đã được ghi nhận, đây được coilà quá trình các quy phạm TQQT được chuyển thành quy phạm điều ước. Trải qua quátrình lịch sử và phát triển xã hội, các quy chế về hoạt động dẫn độ đã và đang dần gắn liềnvới sự phát triển của các quan hệ quốc tế và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm củacác quốc gia trên thế giới. Tới đầu thế kỷ XVIII, việc ký kết các ĐƯQT giữa các quốc giavề việc dẫn độ tội phạm chính trị và những người phạm tội hình sự. Cũng trong thời giannày, một số lượng lớn dân cư từ Châu Âu đã di cư sang các Châu lục khác, những tộiphạm hình sự đã lợi tình hình này để bỏ trốn khỏi quốc gia của mình nhằm tránh khỏi sựtruy lùng và kết án hình sự. Với mục đích bảo vệ nền pháp chế, Chính phủ các nước ChâuÂu đã tìm kiếm các chế định mới mà trong đó có chế định DĐTP. Trong đó, có thể kể đếnnhững ĐƯQT đa phương đầu tiên về DĐTP đã ký kết vào năm 1802 giữa nước Pháp, TâyBan Nha, Hà Lan và Vương quốc Anh trong lĩnh vực tội làm tiền giả, vỡ nợ và giết người.

<small>1</small> <i><small>Dr. Sameh M. Arab, The Pharaoh Who Made Peace with his Enemies And the First Peace Treaty in History,</small></i>

<small> truy cập ngày 13/7/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Sau đó, hàng loạt các ĐƯQT được ký kết tại Châu Âu, Châu Mỹ và các Châu lục khác.Thời kỳ này, mục đích DĐTP là công cụ hợp tác giữa các quốc gia để ngăn chặn tội phạmvà là công cụ để bảo vệ người bị dẫn độ. Do vậy, vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cácquốc gia Châu Âu đã thống nhất một nguyên tắc đó là chỉ dẫn độ các tội phạm hình sự,chứ khơng dẫn độ các tội phạm về chính trị hay những cá nhân đào ngũ. Sau chiến tranhthế giới lần thứ nhất, vào năm 1924, Uỷ ban các chuyên viên về pháp điển hóa tiến bộ luậtquốc tế đã được thành lập, có nhiệm vụ dự thảo và kiến nghị ký kết các công ước quốc tếphổ cập điều chỉnh vấn đề hợp tác giữa các quốc gia trong việc DĐTP. Tuy nhiên, dự thảonày chưa được thơng qua thì Hội quốc liên đã ngừng hoạt động do chiến tranh.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Tòa án Nuremberg và Tịa án Tokyo xét xử xít đã đề cập đến việc DĐTP, do vậy đến năm 1946 Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghịquyết áp dụng các biện pháp truy tìm, bắt giữ và DĐTP chiến tranh về quốc gia nơi thựchiện tội phạm để xét xử theo pháp luật quốc gia sở tại. Năm 1947, Đại hội đồng LHQ tiếptục thông qua Nghị quyết về nghĩa vụ các quốc gia trong việc dẫn độ và chuyển giao tộiphạm chiến tranh cho Tòa án xét xử<small>2</small>. Trong q trình phát triển, hàng loạt các ĐƯQT vềphịng, chống tội phạm xuyên quốc gia ra đời, trong đó quan trọng là các quy định vềDĐTP như Công ước về khủng bố, trẻ em, buôn bán ma túy, buôn bán người,... Bên cạnhđó, năm 1990 Đại hội đồng LHQ còn thống qua điều ước mẫu về DĐTP làm cơ sở để cácquốc gia tham gia, ký kết các ĐƯQT về đấu tranh chống tội phạm nói chung và DĐTPnói riêng. Trên cơ sở, những ĐƯQT đa phương mang tính toàn cầu, các khu vực cũng đãký kết các điều ước khu vực, mà tiêu biểu là Công ước quốc tế về DĐTP Châu Âu năm1975<small>3</small>,...

phát-Có thể thấy, chế định DĐTP ngày càng được phát triển theo hướng hoàn chỉnh hơn.Mặc dù vậy, chế định này vẫn chưa được hoàn chỉnh như mong muốn của cộng đồngquốc tế trong thời điểm của cuộc chiến chống tội phạm - thời điểm bùng nổ mạnh mẽ củamột xu thế tồn cầu hóa tất yếu và theo đó là làn sóng tội phạm ngày càng gia tăng, đặcbiệt là tội phạm có tính chất quốc tế. Đồng thời, chế định DĐTP được quy định ở cácĐƯQT có mức độ và phạm vi hiệu lực thi hành rất khác nhau.

Hơn nữa, quy định về DĐTP theo pháp luật của các quốc gia có nội dung điềuchỉnh khơng hồn tồn giống nhau đã làm cho vấn đề DĐTP vốn đã phức tạp lại càng trở

<small>2</small><i><small>Nguyễn Thị Ly (2015), Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc</small></i>

<small>sĩ Luật học, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.8.</small>

<small>3</small><i><small>Nguyễn Ngọc Chí - Nguyễn Thị Ly (2015), Dẫn độ tội phạm và định hướng hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự ở</small></i>

<i><small>nước ta, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015), tr. 1 - tr. 12.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nên khó khăn hơn trong tiến trình giải quyết giữa các quốc gia trong hợp tác quốc tếchống tội phạm. Chính vì vậy, việc ký kết một ĐƯQT chun mơn về DĐTP có tính phổcập tồn cầu là mục tiêu của những nỗ lực cố gắng và phấn đấu khơng mệt mỏi của nhânloại. Mong muốn sống cịn này là chính đáng nhưng khó có thể thực hiện trong một tươnglai gần, khi thực tiễn quốc tế về DĐTP còn biết đến trường hợp một số quốc gia sử dụngvấn đề này như là công cụ thể hiện đường lối chính sách của mình trong quan hệ quốc tế,trái với mục đích và chức năng của DĐTP là giúp đỡ pháp lý trong đấu tranh chống tộiphạm.

Ở Việt Nam, năm 2007, Luật TTTP ra đời, đạo luật này chính là cơ sở pháp lý rấtquan trọng trong việc Việt Nam thực hiện hợp tác trong lĩnh vực DĐTP với các quốc giakhác. Như vậy, kể từ khi ban hành Luật TTTP năm 2007, DĐTP đã được luật hóa mộtcách chi tiết, đầy đủ và thống nhất.

<i><b>1.1.2. Khai niệm dân đô tôi pham</b></i>

<i>Theo từ điển Cambridge cho rằng dẫn độ là việc đưa một người nào đó trở lại</i>

<i>quốc gia mà họ bị cáo buộc là đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc gia đó để xétxử</i><small>4</small>. Khái niệm này chỉ mới đề cập đến đối tượng của DĐTP là cá nhân bị cáo buộc vì đãthực hiện hành vi phạm tội tại một quốc gia, mà chưa chỉ ra chủ thể tiến hành hoạt độngdẫn độ, nguyên tắc, thủ tục và mục đích của dẫn độ. Đồng thời, khái niệm có chỉ đến thuật

<i>ngữ “hành vi vi phạm” ở một phạm vi quá rộng, bởi vì khi nói đến hành vi vi phạm sẽ</i>

bao hàm đến các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật dân sự...

<i>Theo từ điển Oxford cũng đã đưa ra khái niệm dẫn độ tội phạm là việc dẫn độ một</i>

<i>người bị buộc tội hoặc bị kết án đối với một tội phạm về quốc gia nơi tội phạm thực hiện</i><small>5</small><i>.</i>

Với khái niệm này đã tiếp cận đến đối tượng của hoạt động dẫn độ, đó là cá nhân bị buộctội hoặc bị kết án về hành vi vi phạm theo luật hình sự của quốc gia. Tuy nhiên, khái niệmnày đã mất đi tính thuyết phục khi giải thích khái niệm dẫn độ bằng việc lặp lại từ “dẫn độ”(dẫn độ là dẫn độ). Bên cạnh đó, khái niệm vẫn chưa làm rõ được bản chất của DĐTP làhoạt động thực thi pháp luật hướng tới mục đích chuyển giao người phạm tội để truy cứutrách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án giữa các quốc gia trong việc đấu tranh xét xử tộiphạm trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, quy trình và mục đích của việc dẫn độ tội phạmcũng chưa được nêu rõ trong khái niệm này.

<small>4Từ điển Cambridge, truy cập ngày15/8/2023.</small>

<small>5Từ điển Oxford, truycập ngày 15/8/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trong từ điển pháp lý quốc tế Black’s Law Dictionary đưa ra khái niệm về dẫn độ

<i>là sự bỏ trốn của một cá nhân phạm tội đến nước khác, nơi cá nhân phạm tội đang lẩn</i>

<i>trốn nhằm tránh khỏi sự xét xử của quốc gia có quyền tài phán đối với tội phạm mà họ đãthực hiện, họ có thể bị truy tố theo pháp luật của quốc gia sở tại. Dẫn độ có thể đượcthực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, hoặc có thể được thực hiện theo các điều ướcvề dẫn độ giữa các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ</i><small>6</small><i>. Khái niệm này đã đề cập đến chủ</i>

thể của hoạt động dẫn độ là các quốc gia (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu), cơsở của hoạt động hợp tác này chính là các điều khoản về DĐTP trong các ĐƯQT hoặc cácTQQT giữa các quốc gia; đối tượng bị dẫn độ là cá nhân tiến hành hành vi vi phạm phápluật của quốc gia yêu cầu và đang lẩn trốn trên lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu. Tuynhiên, khái niệm cũng chưa nói rõ tới mục đích của hoạt động DĐTP, đó là việc dẫn độđể quốc gia yêu cầu tiến hành xét xử hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật với cánhân có hành vi vi phạm đó<small>7</small>.

<i>Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học, dẫn độ là việc đưa phạm nhân</i>

<i>người nước ngồi bị bắt ở nước mình giao cho cơ quan tư pháp ở nước ngồi đó xét xử”</i><small>8</small><i>.</i>

Với khái niệm này, đây được xem là khái niệm chưa hoàn chỉnh bởi chỉ nêu ra một mụcđích là đưa người bị kết án về nước để xét xử, mà không đề cập đến việc đưa người đó vềnước để thi hành án phạt. Ngoài ra, tương tự như từ điển Cambridge và Oxford, khái niệmnày cũng chưa nêu ra nguyên tắc, thủ tục và bản chất của dẫn độ.

Với cách tiếp cận tổng thể và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đấu tranh xử lý tộiphạm giữa các quốc gia, những khái niệm về DĐTP trong các ĐƯQT và khái niệm do cácchuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra ngắn ngọn, phù hợp với bản chất hơn.

<i>Theo Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL) đã khái quát DĐTP là việc một quốc</i>

<i>gia (quốc gia được yêu cầu) trao trả một cá nhân đang hiện diện trong lãnh thổ quốc giamình cho quốc gia khác (quốc gia yêu cầu) để xét xử hoặc thi hành một bản án đã có hiệulực đối với hành vi phạm tội của cá nhân này trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu</i><small>9</small>. Kháiniệm này được xem là khá đầy đủ mô tả về hoạt động dẫn độ. Từ khái niệm này, có thể

<small>6</small> <i><small>Henry Campbell Black, M. A. (1968), Từ điển pháp lý quốc tế Black’s Law Dictionary, St. Paul, Minn. West</small></i>

<small>Publishing Co. 1968, tr. 698.</small>

<small>7</small><i><small>Hà Thanh Hòa (2014), Khái niệm dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế và pháp luật nước ta, Tạp chí Nghiên cứu lập</small></i>

<small>pháp số 07 (263) T4/2014, tr. 14.</small>

<small>8</small><i><small>Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Viện Ngơn ngữ học, tr. 297.</small></i>

<small>9</small><i><small>Hà Thanh Hịa (2012), Dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật</small></i>

<small>học, Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tr. 15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

biết được chủ thể của hoạt động dẫn độ (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu), đốitượng bị dẫn độ (cá nhân đang sống trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu) và mục đích củadẫn độ là nhằm xét xử hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực với cá nhân đó. Tuy vậy, mộthạn chế của khái niệm này, đó là xem DĐTP là “việc” thay vì là “sự hợp tác” giữa cácquốc gia.

Theo giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội thì

<i>dẫn độ là hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự giữa các quốc gia thể hiện ở chỗ cơ quancó thẩm quyền tiến hành tố tụng của quốc gia được yêu cầu dẫn độ bắt giữ người phạmtội hoặc người đã bị Tòa án của quốc gia yêu cầu kết án hình sự và bản án đã có hiệu lựcpháp luật và giao cho người đó cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của quốcgia yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án</i><small>10</small><i>. Khái niệm đã nêu</i>

lên bản chất và mục đích của việc DĐTP khơng chỉ để truy cứu trách nhiệm hình sự màcịn để thi hành án phạt nhưng vẫn còn thiếu đi những nội dung quan trọng của dẫn độ.

<i>Theo Giáo sư Nguyễn Huy Chiêu, dẫn độ là thủ tục quốc tế, do một quốc gia (gọi</i>

<i>là quốc gia thỉnh cầu) thỉnh cầu một quốc gia (gọi là quốc gia bị thỉnh cầu) giao chomình một căn phạm trốn tránh ở trong lãnh thổ quốc gia ấy để xét xử hoặc bắt chịu hìnhphạt đã tuyên xử”</i><small>11</small>.

<i>Theo quan điểm khác của Tiến sỹ Dương Tuyết Miên lại cho rằng dẫn độ là</i>

<i>trường hợp một quốc gia chuyển giao người phạm tội đến một quốc gia khác để truy cứutrách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt trên cơ sở quy định tại Công ước. Hiệpđịnh hay pháp luật quốc gia</i><small>12</small>.

<i>Theo quan điểm của nhóm tác giả Mai Thanh Hiếu dẫn độ là hình thức hợp tác</i>

<i>quốc tế trong tố tụng hình sự, theo đó quốc gia được u cầu dẫn độ trao người có hànhvi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang trên lãnh thổcủa mình cho quốc gia yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấphành hình phạt</i><small>13</small><i>.</i>

<i>Ngồi ra, khái niệm dẫn độ còn được quy định trong Luật TTTP năm 2007, dẫn độ</i>

<i>là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết</i>

<small>10</small><i><small>Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Cơng an nhân dân, tr. 585.</small></i>

<small>11</small><i><small>Viện Đại học Sài Gịn (1969), Giáo trình hình luật, NXB Sài Gòn 1969, tr. 358.</small></i>

<small>12</small><i><small>Dương Tuyết Miên (2006), Vấn đề dẫn độ tội phạm, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10 (5/2006), tr. 2.</small></i>

<small>13</small><i><small>Mai Thanh Hiếu (2003), Vấn đề dẫn độ theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Tạp chí Luật học, Đặc sản về Bộ</small></i>

<small>Luật Tố tụng Hình sự năm 2003, tr. 29.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu tráchnhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó”</i><small>14</small><i>.</i>

Có thể thấy rằng, khái niệm về DĐTP vẫn cịn tồn tại nhiều quan điểm, chưa thậtsự thống nhất và định nghĩa chính xác. Mặt khác, trên cơ sở tham khảo các ý kiến, quanđiểm trên, cũng như dựa trên góc độ ngữ nghĩa và các quy định về dẫn độ trong cácĐƯQT đa phương, các Hiệp định TTTP mà Việt Nam tham gia ký kết và hệ thống pháp

<i>luật Việt Nam, nhóm tác giả đã thống nhất về dẫn độ như sau: DĐTP là việc một quốc gia</i>

<i>chuyển giao cho quốc gia khác mà người được chuyển giao đang có mặt trên lãnh thổcủa quốc gia mình, mà người đó đã có hành vi phạm tội bị truy cứu TNHS của quốc giađược chuyển giao hoặc đã bị Toà án của quốc gia được chuyển giao kết án và bản án đãcó hiệu lực pháp luật để quốc gia được chuyển giao tiếp tục truy cứu TNHS hoặc thi hànhhình phạt đối với người đó trên cơ sở các ĐƯQT và pháp luật của mỗi quốc gia.</i>

<b>1.2. Nội dung của hoạt động dẫn độ tội phạm</b>

<i><b>1.2.1. Đặc điểm của hoat đông dân đô tôi pham</b></i>

Nếu một người thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ của một quốc gia thì ngườiđó đương nhiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của quốc gia đó. Trong trường hợpngười thực hiện hành vi phạm tội “trốn thoát” sang lãnh thổ của quốc gia khác, thẩmquyền xét xử nơi người đó thực hiện hành vi vi phạm đã bị giới hạn về thẩm quyền tàiphán. Chính vì vậy, mục đích của hoạt động dẫn độ chính là việc buộc cá nhân phạm tộiphải quay trở về quốc gia mà họ đã thực hiện hành vi phạm tội, chịu trách nhiệm về hànhvi đã gây ra trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc gia đó. Bên cạnh đó, việc DĐTPcũng có thể nhằm mục đích thực hiện một bản án đã được cơ quan tài phán của quốc gianày tiến hành xét xử đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội trước khi lẩn trốn sanglãnh thổ quốc gia khác<small>15</small>. Đồng thời, hoạt động dẫn độ còn có mục đích là hướng đến việcngăn ngừa, răn đe những cá nhân phạm tội khác đang có ý định lẩn trốn và tăng cườnghợp tác giữa các quốc gia trên thế giới trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.Qua những phân tích trên, DĐTP có những đặc điểm sau:

<i><b>Thứ nhất, chủ thể thực hiện DĐTP: Quôc gia đơc lâp va có chủ qun la chủthể cơ bản, phổ biên thực hiện hoat đông DĐTP</b></i>

Những quốc gia này tham gia vào quá trình xây dựng và thống nhất nên các ĐƯQTvề DĐTP, đồng thời cũng có thể trở thành một bên trong mối quan hệ của hoạt động dẫn

<small>14Khoản 1 Điều 32 Luật TTTP năm 2007.</small>

<small>15Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr. 14.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

độ. Trong quan hệ đó, quốc gia có thể là bên yêu cầu (quốc gia đưa ra yêu DĐTP trên cơsở trình tự và thủ tục được ghi nhận tại các ĐƯQT) hoặc có thể là bên chuyển giao (quốcgia nhận được yêu cầu DĐTP từ quốc gia khác, quốc gia này có thể đáp ứng về trình tự vàthủ tục đã có hoặc đưa ra lời từ chối dựa trên các quy định của luật quốc tế). Trong đó,quốc gia đưa ra yêu cầu DĐTP là quốc gia phát hiện ra đối tượng có hành vi xâm phạmđến quyền và lợi ích của quốc gia mình đang hiện diện trên lãnh thổ của một quốc giakhác thì quốc gia này sẽ đưa ra yêu cầu dẫn độ nhằm đảm bảo việc cá nhân phạm tội phảichịu sự xét xử hoặc thực hiện bản án đã có hiệu lực một cách phù hợp và nghiêm túc vớiquốc gia mình. Quốc gia chuyển giao người phạm tội là quốc gia không bị xâm phạm đếnquyền và lợi ích từ hành vi phạm tội, tuy nhiên, đối tượng có hành vi phạm tội tại mộtquốc gia khác đang hiện diện trên lãnh thổ của quốc gia này, trên cơ sở mối quan hệ giữacác quốc gia và phụ thuộc vào ý chí của quốc gia mình mà họ có thể tiến hành bắt giữ vàchuyển giao đối tượng đã phạm tội trước đó cho quốc gia yêu cầu. Tuy nhiên, quốc giachuyển giao người phạm tội vẫn có quyền từ chối yêu cầu dẫn độ trong những trường hợpnhất định được quy định bởi luật quốc tế.

<i><b>Thứ hai, DĐTP được thực hiện trên cơ sở phap lý la cac ĐƯQT hoặc môi quanhệ giữa cac quôc gia</b></i>

Đây được xem là một đặc điểm rất quan trọng hoạt động DĐTP. Bởi lẽ, trongtrường hợp không có cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động DĐTP thì việc quốc gia đápứng yêu cầu DĐTP đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia được xem là quyền chứ khơngphải là nghĩa vụ của quốc gia đó. Trường hợp này, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cácquốc gia mà quốc gia đó có tồn quyền trong việc quyết định có cho phép dẫn độ một cánhân phạm tội đang hiện diện tại quốc gia mình quay trở lại quốc gia phạm tội hay khơng?Quốc gia đó có quyền cho cá nhân đó được cư trú (tị nạn, cư trú chính trị,...) trên lãnh thổnước mình mà không cần phải xin phép bất kỳ một quốc gia nào khác. Hoạt động DĐTPlà việc trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích của một quốc gia, nó khơng tồn tại dướihình thức là nghĩa vụ pháp lý mà sẽ chịu sự ảnh hưởng vào mối quan hệ của những quốcgia này, quốc gia sẽ không bị buộc phải thực hiện DĐTP nếu quốc gia này khơng cómong muốn làm việc đó.

Đơn cử là vụ việc của Edward Snowden là một nhân viên của Cục Tình báo Quốcgia Hoa Kỳ (NSA) và đã tiết lộ các thông tin bí mật của Chính phủ Hoa Kỳ về chươngtrình giám sát tồn cầu của NSA. Sau khi tiết lộ thơng tin này, ông bị Hoa Kỳ truy nã và

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

tuyên bố là tội phạm chống quốc gia. Tuy nhiên, Snowden đã trốn khỏi Mỹ đến Nga vàNga từ chối dẫn độ về Mỹ để xét xử vì khơng có hiệp định giữa hai quốc gia<small>16</small>.

Nghĩa vụ DĐTP sẽ chỉ phát sinh trong trường hợp mà giữa các quốc gia có cơ sởpháp lý để thực hiện nghĩa vụ này, biểu hiện thông qua việc các quốc gia ký kết các điềuước song phương hoặc đa phương phương có nội dung về DĐTP với các quốc gia khác.Trong trường hợp này, nếu quốc gia yêu cầu dẫn độ phù hợp với các ĐƯQT có liên quangiữa các nước là thành viên thì u cầu đó bắt buộc phải thi hành. Nếu quốc gia từ chốikhơng có cơ sở thì đã vi phạm nghĩa vụ quốc tế. Do vậy, hoạt động DĐTP phải tuân thủnguyên tắc của luật pháp quốc tế và nguyên tắc riêng của hoạt động dẫn độ. Mặt khác,trong trường hợp giữa các quốc gia không ký kết ĐƯQT về hợp tác dẫn độ thì quốc giachuyển giao cũng có thể tiến hành trao trả đối tượng phạm tội trên cơ sở nguyên tắc có đicó lại được tồn tại dưới dạng TQQT trong quan hệ giữa hai quốc gia.

Ngoài ra, một số ĐƯQT đa phương cũng quy định rõ ràng nếu trong trường hợpgiữa các quốc gia không tồn tại ĐƯQT song phương điều chỉnh về hoạt động DĐTP, thìĐƯQT mà giữa hai (2) quốc gia đó là thành viên có thể được coi là cơ sở ràng buộc giữahai (2) quốc gia đó là thành viên như Công ước Châu Âu 1957, Công ước Liên Hợp quốcvề chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000,...

<i><b>Thứ ba, vê nguồn của hoat đông DĐTP</b></i>

Nguồn của hoạt động DĐTP là những hình thức pháp lý chứa đựng những nguyêntắc và các quy phạm về DĐTP. Trong đó, có thể kể đến là ĐƯQT, TQQT và pháp luậtquốc gia.

<i>Một là, nguồn của hoạt động DĐTP là ĐƯQT, bao gồm ĐƯQT song phương và đa</i>

Đầu tiên là các ĐƯQT song phương, là loại nguồn chiếm số lượng lớn và điềuchỉnh cụ thể, chi tiết các thỏa thuận về dẫn độ được ký kết giữa các quốc gia. Nội dung vềhoạt động DĐTP có thể được ghi nhận trong một điều ước riêng biệt như Hiệp định vềdẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hịa Mơ-dăm-bích năm 2021,Hiệp định DĐTP giữa Hoa Kỳ và Pháp năm 1996,... Các ĐƯQT song phương này lnthể hiện được ưu thế rõ rệt của mình trong việc thỏa thuận chi tiết, phù hợp về điều kiện,hoàn cảnh và mối quan hệ giữa hai quốc gia.

<small>16TTXVN (2013), “Nga sẽ khơng dẫn độ Edward Snowden vì khơng có hiệp định dẫn độ với Mỹ”, truy cập lần cuối ngày 23/4/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Bên cạnh đó, các ĐƯQT đa phương là những điều ước được xây dựng bởi nhiềuthành viên trong cộng đồng quốc tế (điều ước đa phương toàn cầu, điều ước đa phươngkhu vực,....). Và có thể kể đến như Cơng ước thống nhất các chất ma tuý, Công ước vềchất hướng thần, Hiệp định mẫu về dẫn độ của LHQ năm 1990, Hiệp định ASEAN vềTTTP trong lĩnh vực hình sự năm 2005,... Các ĐƯQT đa phương này đều thể hiện rõ vaitrò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình hợp tácDĐTP. Những ĐƯQT thường đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự yêu cầu vàđáp ứng yêu cầu về dẫn độ của các quốc gia, những ĐƯQT này được xem như là “đềcương chi tiết” về các trường hợp, nguyên tắc và trình tự, thủ tục cơ bản nhất cho các bêntiến hành thỏa thuận nhằm cụ thể hóa quy định dựa trên hoàn cảnh thực tiễn trong quan hệgiữa các bên để đưa ra yêu cầu hoặc đáp ứng yêu cầu dẫn độ.

<i><b>Hai la, nguồn của hoạt động DĐTP là TQQT, loại nguồn đã được hình thành lâu</b></i>

đời và có “sức bền” trong việc điều chỉnh mối quan hệ của tất cả các chủ thể của luậtquốc tế.

TQQT là những quy tắc xử sự được hình thành từ trong thực tiễn quan hệ quốc tế,được sử dụng lặp đi lặp lại được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận là luật<small>17</small>. Có thể kểđến những TQQT trong hoạt động này như nguyên tắc có đi có lại, ngun tắc khơng dẫnđộ cơng dân nước mình, khơng dẫn độ tội phạm chính trị...

Với sự tồn tại lâu đời của mình, các TQQT dần được ghi nhận trong hầu hết cácĐƯQT về DĐTP và không làm mất đi giá trị điều chỉnh của TQQT trong hợp tác đấutranh phòng chống tội phạm của cộng đồng quốc tế.

<i><b>Ba la, nguồn của hoạt động DĐTP là luật quốc gia.</b></i>

Do có sự khác biệt về chế độ chính trị, nền kinh tế và pháp luật của mỗi quốc giasẽ có các quy định về DĐTP khác nhau trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là các quy địnhvề trình tự, thủ tục dẫn độ, điều kiện để thực hiện hoạt động DĐTP. Trên cơ sở quy địnhcủa luật pháp quốc tế, bên cạnh việc sửa đổi các văn bản pháp luật đã được ban hành chophù hợp với cam kết về DĐTP, quốc gia có thể ban hành mới các văn bản dưới dạng LuậtTTTP nhằm bảo đảm cho hoạt động hợp tác đấu tranh phịng chống tội phạm (trong đóquy định về hoạt động hợp tác DĐTP liên quan đến trình tự, thủ tục cụ thể, các trườnghợp từ chối dẫn độ...) phù hợp với luật pháp với quốc gia đó như Luật TTTP năm 2007của Việt Nam, Luật Dẫn độ năm 1999 của Canada... Đồng thời, đây cũng là cơ sở để quốcgia xem xét các đối tượng có thể được dẫn độ, trình tự, thủ tục và các yêu cầu khác để đáp

<small>17Lê Thị Anh Đào (2018), “Sự hình thành luật tập quán quốc tế trước bối cảnh thay đổi cơ bản”, truy cập ngày 18/7/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

ứng khi xây dựng yêu cầu dẫn độ gửi cho quốc gia được yêu cầu. Quốc gia được yêu cầucũng có thể căn cứ vào đó để xem xét thẩm quyền tiếp nhận, quyết định và thực hiện cáchoạt động hỗ trợ khác như điều tra, bắt giữ tạm thời, trao trả cá nhân bị dẫn độ cho quốcgia u cầu...

<i><b>Thứ tư, đơi tượng chính của hoat đơng dân đô la tôi pham la cac ca nhân thựchiện hanh vi pham tơi trên lãnh thổ qc gia mình va đang hiện diện trên lãnh thổquôc gia khac</b></i>

Ngày nay, trong khoa học luật hình sự quốc tế có ghi nhận về ba loại hình tội phạm,đó là tội ác quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế và tội phạm hình sự chung<small>18</small>. Trong đó:

<i>Tội phạm quốc tế: Là loại tội phạm bị truy cứu trên cơ sở luật quốc tế và chủ yếu</i>

diễn ra tại tòa án quốc tế được thành lập theo thỏa thuận của cộng đồng quốc tế. Đây là tộiphạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao, xâm hại hịa bình và an ninh quốc tế. Cáchành vi này vi phạm pháp luật quốc tế về nghĩa vụ cơ bản của quốc gia trong việc đảmbảo “quyền lợi sống còn” của cộng đồng quốc tế và tồn thể nhân loại<small>19</small>.

Nhóm tội phạm này gồm các hành vi được ghi nhận trong luật quốc tế (được ghinhận bởi ĐƯQT hoặc dưới dạng TQQT). Trên cơ sở các ĐƯQT, cụ thể tại Quy chế Romevề Tịa án hình sự quốc tế đã xác định tội phạm quốc tế bao gồm tội diệt chủng, tội chốngloài người, tội phạm chiến tranh và tội phạm xâm lược. Trong lịch sử, một số Tòa ánAdhoc như Nuremberg, Tokyo, Nam Tư cũ, Ruanda đã được thành lập để xét xử các tộiphạm này. Theo đó, các quốc gia phải tiến hành dẫn độ tội phạm đang hiện diện trên lãnhthổ quốc gia mình cho các Tịa án quốc tế trên xét xử. Tuy vậy, trong thực tiễn đời sốngquốc tế, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tơn trọng chủ quyền quốc gia trong lĩnh vựchành pháp, cộng đồng quốc tế thừa nhận khả năng và quyền của quốc gia khi quốc gia đócó thể tiến hành trực tiếp xét xử mà không cần thiết phải dẫn độ để xét xử tại Tòa án quốctế, và các Tòa án quốc tế sẽ chỉ tiến hành xét xử khi các quốc gia khơng có khả năng xétxử hoặc chấp nhận thẩm quyền của Tòa án quốc tế trong các trường hợp này.

<i>Tội phạm có tính chất quốc tế: Là những hành vi nguy hiểm, xâm hại trật tự pháp</i>

luật của các quốc gia, được quy định trong các ĐƯQT và bị trừng phạt bởi quốc gia theocác quy định của luật hình sự quốc gia phù hợp với những điều ước này<small>20</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Theo quan điểm chung của các quốc gia, tội phạm có tính chất quốc tế nhằm vàolợi ích và quyền lợi của các quốc gia, vượt ra khỏi phạm vi “kiểm soát” của một quốc gia.Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chỉ ra cụ thể những lợi ích chung nào bị xâm hại. Vìvậy, các nhà nghiên cứu luật quốc tế cho rằng thành phần đảm bảo tính chất quốc tế chonhóm tội phạm này là phương thức và hoàn cảnh thực hiện các tội phạm. Các tội phạm cótính chất quốc tế thường xuất hiện trong các lĩnh vực thương mại, lưu thông và giao thôngvận tải - đây là môi trường dễ hình thành và phát triển các loại tội phạm. Các hành viphạm tội có thể được tiến hành trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau (ví dụ như matúy, buôn bán tiền giả,...) hoặc ở nơi không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào (vídụ như cướp biển,...)<small>21</small>. Những hồn cảnh được tính tốn cẩn thận, những phương thứcthay đổi tinh vi sẽ tạo điều kiện cho tội phạm lẩn tránh sự trừng phạt nếu khơng có sự hợptác giữa các quốc gia.

Việc xác định cụ thể và phân loại các tội phạm có tính chất quốc tế cũng là vấn đềquan trọng để từ đó các quốc gia có thể tiến hành hợp tác hiệu quả trong việc chống lạiloại tội phạm này. Theo giáo sư I.J Cácpét (học giả Xô Viết), tội phạm có tính chất quốctế được chia thành bốn loại sau:

<i>Một là, các tội phạm xâm hại đến hịa bình và quan hệ quốc tế như hành vi khủng</i>

bố quốc tế, phát thanh bất hợp pháp...;

<i>Hai là, các tội phạm xâm phạm đến sự phát triển ổn định chế độ kinh tế, văn hóa</i>

và xã hội của dân tộc, các quốc gia như tội hủy hoại môi trường sống, tội phạm xâmohaamj di sản văn hóa dân tộc, hành vi bn lậu và di cư bất hợp pháp, tội buôn bán matúy, tội phạm tiền giả....;

<i>Ba là, các tội phạm xâm phạm đến con người, tài sản cá nhân và tài sản quốc gia,</i>

các giá trị đạo đức xã hội như tội buôn bán con người, tội cướp biển, tội truyền bá văn hóaphẩm đồi trụy...;

<i>Bốn là, các tội phạm có tính chất quốc tế như tội rửa tiền, tội xâm phạm tình dục</i>

trẻ em, tội phá hoại dây cáp ngầm dưới biển...<small>22</small>

Xét về thẩm quyền tài phán được quy định với tội phạm có tính chất quốc tế và vấnđề DĐTP có tính chất quốc tế trong các quy định ĐƯQT có liên quan, tội phạm có tínhchất quốc tế bao gồm: tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia<small>23</small>, tội buôn bán nô lệ và con

<small>21</small><i><small>Nguyễn Thị Thuận (2007), Luật hình sự quốc tế, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.</small></i>

<small>22Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr. 17 - tr. 18.</small>

<small>23Cơng ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 của LHQ.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

người<small>24</small>, tội đe dọa hịa bình vầ an ninh hàng không và hàng hải quốc tế<small>25</small>, tội buôn bán bấthợp pháp ma túy<small>26</small>, tội làm tiền giả<small>27</small>, tội cướp biển<small>28</small>, tội khủng bố quốc tế<small>29</small>, tội bắt cóccon tin<small>30</small>...

Như vậy, nếu so sánh giữa tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế sẽ cónhững điểm khác biệt như sau:

<b>Tiêu chíTội phạm quốc tếTội phạm có tính chất quốc tế</b>

Mức độ nguyhiểm

Gây ảnh hưởng trực tiếp đếnquyền và lợi ích của cộngđồng quốc tế

Gây ảnh hưởng đến lợi ích củaquốc gia hoặc một số quốc giaCơ sở truy cứu Dựa trên pháp luật quốc tế

(các ĐƯQT)

Ghi nhận trong các ĐƯQTnhưng ở mức độ định danh tộiphạm của hành vi thuộc phạmvi điều chỉnh của từng ĐƯQTTòa án tiến hành

xét xử

Tòa án quốc tế Tòa án quốc gia có thẩm quyềntheo quy định của ĐƯQT hoặcpháp luật quốc gia

Luật áp dụng xétxử

Luật quốc tế Luật quốc gia thành viên xét xửtội phạm đó

<b>Bảng 1: Sự khác biệt giữa tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế</b>

<i>Trong sự phân biệt với tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm</i>

<i>hình sự chung bao gồm tội phạm được xác định trên cơ sở luật hình sự quốc gia, khơng có</i>

đặc tính quốc tế (về chủ thể, hậu quả hay địa điểm thực hiện), về bản chất không xâm hại

<small>24Công ước Xanh - Giecmanh năm 1919; Công ước về vấn đề nô lệ năm 1926.</small>

<small>25Công ước Tokyo về tội phạm và các hành vi khác thực hiện trên các phương tiện bay, Công ước Roma về đấutranh chống các hành bất hợp pháp chống lại an ninh hàng hải quốc tế năm 1988.</small>

<small>26Công ước về các chất hướng thần năm 1971.</small>

<small>27Công ước Giơnevơ về chống làm tiền giả năm 1929.</small>

<small>28Công ước về biển cả năm 1958; UNCLOS 1982 của LHQ.</small>

<small>29Công ước Châu Âu về đấu tránh chống khủng bố năm 1976.</small>

<small>30Công ước về đấu tranh chống tội phạm bắt cóc con tin năm 1979.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

đến trật tự pháp lý quốc tế và quyền lợi của cộng đồng quốc tế<small>31</small>. Đây là loại tội phạmxâm hại trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, pháp nhân và chính quốc gia mà tội phạm thựchiện. Việc xét xử loại tội phạm này được dựa trên cơ sở pháp luật của quốc gia đó. Tuynhiên, khơng loại trừ trường hợp cá nhân thực hiện hành vi xâm hại trật tự pháp lý củaquốc gia đó rồi bỏ trốn sang quốc gia khác, khi đó, việc thực thi cơng lý đối với loại tộiphạm này sẽ không thể thực hiện hoặc gặp nhiều khó khăn nếu khơng có sự giúp đỡ củacác quốc gia khác. Trong trường hơp này, các quốc gia có thể thực hiện việc truy nã,DĐTP, TTTP... Để thực hiện được sự hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần cho quốc gia có kẻphạm tội đã bỏ trốn, các quốc gia cần ký kết các ĐƯQT về DĐTP hoặc TTTP.

Tóm lại, dựa trên sự phân tích về khái niệm, mục đích, đặc điểm và chỉ ra sự khácbiệt giữa các loại tội phạm cũng như làm rõ một số thuật ngữ được sử dụng trong hoạtđộng hợp tác đấu tranh phịng chống tội phạm, có thể thấy rằng đối tượng chính của hoạtđộng này là loại tội phạm có tính chất quốc tế hoặc một số trường hợp là tội phạm hình sựchung. Quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu là hai chủ thể tham gia vào q trìnhDĐTP, thẩm quyền tiến hành hoạt động này có thể được quốc gia trao cho các cơ quan cóthẩm quyền của quốc gia mình, thơng thường là các cơ quan điều tra hoặc là các cơ quantố tụng của quốc gia đó. Sự hợp tác của quốc gia trong hoạt động DĐTP phải được thựchiện trên cơ sở ĐƯQT về TTTP hoặc DĐTP giữa các quốc gia (quy định về nghĩa vụ dẫnđộ, đối tượng dẫn độ, trình tự, thủ tục DĐTP...).

<i><b>1.2.2. Cac nguyên tắc dân đô tôi pham</b></i>

<i><b>Thứ nhất, ngun tắc bình đẳng chủ qun giữa cac qc gia</b></i>

Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như hoạt động DĐTP. Chủquyền quốc gia là tối cao và bất khả xâm phạm thể hiện qua quyền lập pháp, hành pháp vàtư pháp. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trong tuyên bố của LHQ về cácnguyên tắc của luật quốc tế năm 1970 với các yếu tố:

- Về mặt pháp lý các quốc gia đều bình đẳng;

- Mỗi quốc gia đều sử dụng các quyền thuộc chủ quyền đầy đủ;

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tơn trọng quyền năng chủ thể của các nước khác;- Tính tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm;- Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinhtế và văn hóa của quốc gia mình;

<small>31Nguyễn Tuyết Mai (2013), tlđd (18), tr. 49.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ quốc tế và chungsống hịa bình với các quốc gia khác.

Trong hoạt động dẫn độ, nguyên tắc này được thể hiện khi quốc gia nhận được mộtyêu cầu DĐTP, quốc gia đó có quyền từ chối hay chấp nhận tùy vào pháp luật dẫn độ củaquốc gia mình hay các ĐƯQT mà mình đã kí kết hoặc tham gia. Quốc gia yêu cầu chỉđược tiếp nhận đối tượng sau khi quốc gia được yêu cầu thực hiện xong các hoạt độngliên quan đến dẫn độ<small>32</small>. Bởi lẽ, DĐTP là vấn đề tác động trực tiếp đến quyền và lợi íchcủa mỗi quốc gia, vì vậy hoạt động này khơng tồn tại dưới dạng một nghĩa vụ pháp lýtrong quan hệ giữa các quốc gia khác nên quốc gia được yêu cầu sẽ không bị buộc phảiDĐTP nếu quốc gia này khơng muốn làm việc đó.

Tuy nhiên, trong cơng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra trênphạm vi tồn cầu thì nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia để dẫn độ những người phạm tộicàng trở nên cần thiết, bởi quốc gia không thể đảm bảo rằng trong mọi trường hợp đều cóthể tiến hành xử lý người phạm tội khi người đó có thể tự do di chuyển từ quốc gia nàysang quốc gia khác. Trường hợp này, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực DĐTP thường

<i>được thể hiện một cách linh hoạt thông qua nguyên tắc có đi có lại hoặc ĐƯQT được đàm</i>

phán, ký kết giữa các quốc gia hoặc gia nhập các ĐƯQT về dẫn độ để thực hiện dẫn độngười phạm tội cho một bên tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án phạtđối với người phạm tội đó.

<i><b>Thứ hai, ngun tắc có đi có lai</b></i>

Đây khơng là chỉ là nguyên tắc DĐTP hay hợp tác quốc tế về phòng chống tộiphạm, mà còn là nguyên tắc của các lĩnh vực khác (thương mại quốc tế, ngoại giao lãnhsự, lĩnh vực biển...). Nguyên tắc này được hiểu là sự tương xứng về cách đối xử trongquan hệ giữa hai quốc gia theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Sự tương xứng ở đây đượchiểu là mỗi quốc gia sẽ dành sự tương xứng với những gì đã nhận được (lợi ích hay trảđũa tương xứng) trong quan hệ với quốc gia khác<small>33</small>.

Về bản chất, DĐTP là sự phối hợp giữa các quốc gia và sự phối hợp này chủ yếudựa trên cơ sở có đi có lại, vì khơng có một ĐƯQT đa phương hay song phương nào quyđịnh nghĩa vụ DĐTP với mọi quốc gia. Vì vậy, đây được coi là nguyên tắc truyền thốngvà phổ biến nhất trong hoạt động DĐTP, cơ sở của nguyên tắc này là dựa trên nguyên tắc

<small>32Vân Ly (2016), “Các nguyên tắc của dẫn độ tội phạm”, pham-post222188.html , truy cập ngày 26/6/2023.</small>

<small> Phommachit (2020), Thực hiện pháp luật quốc tế và pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về</small></i>

<i><small>dẫn độ tội phạm, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 16.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo nội dung của nguyêntắc này, quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ thực hiện dẫn độ theo yêu cầu nếu nhận đượcsự đảm bảo từ phía quốc gia yêu cầu dẫn độ rằng trong trường hợp tương tự, quốc gia nàychắc chắn sẽ thực hiện DĐTP cho quốc gia đối tác hữu quan<small>34</small>. Đơn cử, trong thời gianvừa qua, đã có nhiều quốc gia từ chối DĐTP và cũng nhận lại đối xử tương tự như năm2007, khi Liên Bang Nga từ chối dẫn độ Alexander Litvinenko - người bị cáo buộc đầuđộc một cựu sĩ quan KGB theo yêu cầu của Vương Quốc Anh, với lý do động cơ chính trịvà vấn đề quốc tịch. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự việc này là trước đó Vương QuốcAnh từ chối dẫn độ tỷ phú người Nga Boris Berezovsky và vị lãnh đạo Chechnya -Akhamed Zakayev trước đó<small>35</small>.

Ngồi ra, ngun tắc này thường được ghi nhận trong các đạo luật quốc gia của cácquốc gia như Luật DĐTP năm 1958 hay BLTTHS của Tây Ban Nha, đạo luật của ĐạiCông quốc Luxembua năm 1870, đạo luật của Israel năm 1954, Luật Tố tụng Hình sự củaLào năm 2017,... Điển hình, khoản 2 Điều 4 Luật TTTP năm 2007 của Việt Nam quy định

<i>“Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngồi chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư</i>

<i>pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưngkhơng trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế”.</i>

Với ý nghĩa tích cực của ngun tắc có đi có lại trong hoạt động DĐTP thể hiệnthông qua việc khi quốc gia yêu cầu dẫn độ và quốc gia được yêu cầu dẫn độ không làthành viên của bất kỳ của ĐƯQT đa phương nào, hoặc không ký kết với nhau một ĐƯQTsong phương về TTTP hoặc DĐTP thì áp dụng nguyên tắc này để thực hiện hoạt độngDĐTP. Điều này càng trở nên ý nghĩa hơn khi hiện nay sự đi lại, cư trú giữa các quốc giađã trở nên đơn giản hơn, tạo điều kiện cho tội phạm dễ dàng lẩn trốn và gia tăng nhu cầuDĐTP thì việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại là tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạtđộng dẫn độ cũng như trong việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm. Mặc dù vậy,nguyên tắc này vẫn có những hạn chế nhất định, nhất là trường hợp quốc gia từ chối ucầu dẫn độ vì chưa “có đi có lại” giữa các quốc gia và quốc gia được yêu cầu dẫn độ sẽlàm cho quan hệ giữa hai bên càng trở nên căng thẳng, ảnh hưởng đến các quan hệ hợptác khác giữa hai quốc gia này.

<i><b>Thứ ba, ngun tắc khơng dân đơ cơng dân nước mình</b></i>

<small>34</small><i><small>Trường Đại học Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Quốc tế, tr. 347 - tr. 348.</small></i>

<small>35Quang Long (2018), “Bí ẩn xung quanh cái chết của điệp viên Nga Alexander Litvinenko”, truy cập ngày18/7/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Nguyên tắc này được ghi nhận trong hầu hết các ĐƯQT song phương hoặc đaphương về DĐTP giữa các quốc gia. Theo đó, quốc gia được yêu cầu DĐTP có quyền từchối yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác nếu tội phạm bị dẫn độ là cơng dân của quốc giamình. Ngun tắc này chịu ảnh hưởng lớn từ thuộc tính chính trị pháp lý mà chỉ quốc giacó được đó là “chủ quyền” và một chế định trong luật quốc tế, đó là “quốc tịch”<small>36</small>.

Trước hết, quốc tịch là mối liên hệ pháp lý - chính trị giữa một cá nhân với mộtquốc gia nhất định và biểu hiện rõ ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được phápluật quy định và bảo đảm thực hiện<small>37</small>. Từ mối liên hệ này, quốc gia có trách nhiệm bảo vệquyền và lợi ích của cơng dân quốc gia mình, cho dù cơng dân đó có bị xâm hại haykhơng. Do vậy, sẽ rất khó có thể yêu cầu quốc gia dẫn độ cơng dân mình cho quốc giakhác để xét xử bởi các thủ tục tố tụng của các quốc gia đó. Bởi lẽ, nếu quốc gia không thểbảo vệ công dân của quốc gia mình dù cơng dân đó có hành vi xâm hại đến quyền và lợiích của quốc gia khác thì sẽ khơng thể duy trì được niềm tin, sự bảo vệ và nghĩa vụ màcông dân sẽ thực hiện với họ<small>38</small>.

Bên cạnh đó, xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với dân cư (một trong yếu tố cấuthành quan trọng của quốc gia) nên việc không dẫn độ cơng dân nước mình đã trở thànhngun tắc của hoạt động DĐTP và được ghi nhận trong các ĐƯQT về DĐTP. Điển hìnhnhư ĐƯQT “Bustamante Code” thơng qua tại Hội nghị Havana-Cuba ngày 20/02/1928

<i>với sự tham gia ký kết của 21 quốc gia Châu Mỹ ghi nhận “Các nước tham gia khơng có</i>

<i>nghĩa vụ dẫn độ cơng dân của chính họ” hay trong Hiệp định TTTP về dân sự và hình sự</i>

<i>giữa Việt Nam và Lào có quy định “Việc dẫn độ người phạm tội sẽ bị từ chối trong</i>

<i>trường hợp người bị dẫn độ là công dân của nước ký kết được yêu cầu...</i><small>39</small>” hoặc trong

<i>quy định về dẫn độ giữa Lào và Campuchia năm 2001 “Không dẫn độ công dân của quốc</i>

<i>gia được yêu cầu dẫn độ</i><small>40</small>”.

Tuy nhiên, thực tế cá nhân có thể thực hiện hành vi phạm tội ở một quốc gia khácvới quốc gia mà họ có quốc tịch và sau đó cá nhân này trở về quốc gia mà họ có quốc tịchnhằm trốn khỏi sự trừng phạt của pháp luật quốc gia nơi mà họ tiến hành hành vi phạm tội.Trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi chủ quyền của quốc gia đối với dân cư,

<small>36Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr. 22.</small>

<small>37Giáo trình Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2021), tlđd (1), tr. 418.</small>

<small>38Bounthai Phommachit (2020), tlđd (13), tr. 18.</small>

<small>39Điểm a khoản 1 Điều 61 Hiệp định TTTP về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào năm 1998.</small>

<small>40Khoản 2 Điều 4 Hiệp định về dẫn độ giữa Lào và Campuchia năm 2001.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

mà cụ thể là ảnh hưởng đến thẩm quyền tài phán của quốc gia<small>41</small>. Vì vậy, để đảm bảo hànhvi phạm được trừng trị nghiêm minh, qua đó thể hiện được sự thiện chí, trách nhiệm củamỗi quốc gia trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm thì các ĐƯQT về TTTPnói chung và DĐTP nói riêng thường sẽ có những điều khoản quy định đối với nhữngtrường hợp khơng dẫn độ cơng dân của quốc gia mình nhưng phải tiến hành các biện phápnhằm trừng trị hành vi phạm tội một cách thích đáng. Điển hình, tại Điều 3 Hiệp định vềdẫn độ giữa Argentina và Tây Ban Nha năm 1881 đã thỏa thuận sẽ không dẫn độ cơngdân nước mình, tuy nhiên, các bên cam kết sẽ tiến hành khởi tố, truy tố cá nhân đó theoquy định của pháp luật quốc gia đó trên cơ sở yêu cầu của quốc gia dẫn độ. Thông thường,vấn đề này được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, quốc gia yêu cầu phải cungcấp những tài liệu, hồ sơ, chứng cứ và các thông tin cần thiết khác về hành vi phạm tội đểquốc gia được yêu cầu có đủ cơ sở tiến hành khởi tố, truy tố cá nhân này hay tại Công ướcChâu Âu về dẫn độ năm 1957 cũng đề ra nguyên tắc không dẫn độ cơng dân nước mình.

<i>Cụ thể, khoản 2 Điều 6 Công ước này ghi nhận “Nếu bên được yêu cầu khơng tiến hành</i>

<i>dẫn độ cơng dân nước mình thì theo yêu cầu của bên quốc gia yêu cầu dẫn độ phải đưacác cá nhân phạm tội đó ra trước cơ quan có thẩm quyền phù hợp với thủ tục tố tụng củaquốc gia đó” hay tại khoản 2 Điều 4 Hiệp định dẫn độ giữa Lào và Campuchia năm 2001</i>

<i>quy định “Trong trường hợp không dẫn độ công dân của quốc gia mình, thì quốc gia</i>

<i>được yêu cầu dẫn độ phải có nghĩa vụ đưa cơng dân đó ra xét xử và thi hành án theo quyđịnh của pháp luật quốc gia đó”.</i>

Đối với trường hợp khơng quốc tịch, việc dẫn độ có thể được tiến hành theo quyếtđịnh của quốc gia mà cá nhân khơng có quốc tịch đó đang sinh sống và cư trú, thường làcác quốc gia sẽ ghi nhận việc có hay khơng dẫn độ cá nhân là người không quốc tịchtrong các văn bản pháp luật quốc gia. Chẳng hạn, khoản 2 Điều 273 Luật Tố tụng Hình sự

<i>Lào năm 2017 quy định “Việc dẫn độ đối với người không quốc tịch sẽ được thực hiện</i>

<i>trên cơ sở quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làthành viên hoặc dựa trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại” hoặc theo Luật Hình sự đã được</i>

<i>sửa đổi, bổ sung năm 1999 của Georgia quy định “Người khơng quốc tịch trên lãnh thổ</i>

<i>Georgia có thể bị dẫn độ sang quốc gia khác hoặc đến ICC để tiến hành truy cứu tráchnhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án theo cách thức và phạm vi của điều ước quốc tế màGeorgia là thành viên</i><small>42</small><i>”.</i>

<small>41Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr. 23.</small>

<small>42Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr. 24.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Đối với trường hợp cá nhân có hai hay nhiều quốc tịch cũng được áp dụng nguntắc khơng dẫn độ cơng dân của quốc gia mình. Thực tế, nhiều người cho rằng việc manghai hay nhiều quốc tịch có nhiều thuận lợi nhiều hơn là những khó khăn, bởi lẽ cá nhânnày vẫn có quyền và nghĩa vụ, được sự bảo hộ của những quốc gia mà họ mang quốc tịchnhư đối với những công dân của quốc gia đó. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra là khi cánhân thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ quốc gia mà họ có quốc tịch, sau đó lẩntrốn sang quốc gia cũng đồng thời có quốc tịch cịn lại, trong trường hợp này, theo thônglệ các quốc gia sẽ giải quyết thông qua con đường ngoại giao để đảm bảo việc xét xử vàthi hành án đối với cá nhân đó.

Đối với trường hợp dẫn độ công dân của quốc gia thứ ba, tức là công dân của mộttrong hai quốc gia thành viên có ĐƯQT về dẫn độ mà thực hiện hành vi phạm tội tại quốcgia thứ ba và cá nhân đang hiện diện ở một trong hai quốc gia này, quốc gia thứ ba yêucầu dẫn độ cá nhân đó<small>43</small>. Trường hợp này, Luật Quốc tế ghi nhận thẩm quyền quyết địnhdẫn độ thuộc về quốc gia mà cá nhân đó đang cư trú, trên cơ sở chủ quyền của mình, quốcgia đó hồn tồn có thể tiến hành dẫn độ hoặc khơng dẫn độ cá nhân đó cho quốc gia thứba. Nhìn về thực tiễn, xuất phát từ việc tơn trọng, gìn giữ và phát triển mối quan hệ ngoạigiao giữa các quốc gia, quốc gia được yêu cầu thường sẽ thực hiện dẫn độ cá nhân đó choquốc gia thứ ba đã đưa ra yêu cầu dẫn độ. Đơn cử, vụ việc Ousama M.Naaman, công dâncủa Canada và Lebanon đã được Đức dẫn độ sang Hoa Kỳ năm 2010 vì hành vi hối lộ cácquan chức Iraq để giành hợp đồng dầu mỏ trong “Chương trình Lương thực” của LHQ<small>44</small>

hay năm 1940, Hoa Kỳ cũng đã dẫn độ công dân Đức cho Vương quốc Anh<small>45</small>.

Tuy vậy, nguyên tắc không dẫn độ cơng dân nước mình cũng có ngoại lệ. Cụ thể,theo quy chế Rome năm 1998 về Tòa án Hình sự quốc tế thì khi cơng dân của một quốcgia phạm các tội ác quốc tế (tội phạm quốc tế) như: tội xâm lược, tội ác chiến tranh, tộiphạm diệt chủng, tội chống lại loài người,... phải bị dẫn độ cho tòa án quốc tế hoặc tòa ánquốc gia khác xét xử<small>46</small>. Sở dĩ có ngoại lệ vì đây là những hành vi phạm tội có tính chấtđặc biệt nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của nhân loại. Thực tiễn đã chứngminh ngoại này như các Tòa án Adhoc được thành lập để xét xử tội phạm chiến tranh sauChiến tranh thế giới lần thứ hai, như ngày 20/11/1945 Tòa án quân sự đặc biệt của Mỹ,

<small>43Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr.25.</small>

<small>44Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr.26.</small>

<small>45</small><i><small>Trường Đại học MGIMO (2000), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Quan hệ Quốc tế, Matxcowva, tr. 343.</small></i>

<small>46Nguyễn Thị Thuận (2007), tlđd (7), tr.52.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Pháp, Anh, Liên Xô được mở ở Nuremberg, Đức để xét xử 24 cựu quan chức của ĐứcQuốc xã vì tội chống nhân loại, tội ác chiến tranh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai<small>47</small>.

<i><b>Thứ tư, nguyên tắc không dân đơ tơi pham chính tri</b></i>

Đây cũng là một trong những nguyên tắc phổ biến trong hoạt động hợp tác DĐTP.Nội dung của nguyên tắc này là quốc gia được yêu cầu có quyền từ chối yêu cầu dẫn độcác cá nhân khi cho rằng họ đã phạm tội về chính trị, tức là cá nhân này có sự đối lập vềtư tưởng và hoạt động chính trị với quốc gia yêu cầu dẫn độ. Tuy vậy, “tính chính trị” vẫnchưa đạt được sự thống nhất, đồng thuận cao trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, việc xácđịnh “tính chính trị” của loại tội phạm này được thực hiện trong quá trình xét xử tại Tịấn và hồn tồn phụ thuộc vào chính sách của quốc gia nơi đang có cá nhân bị yêu cầudẫn độ hiện diện.

Nguyên tắc không DĐTP chính trị được thể hiện lần đầu qua quy định về quyền cư

<i>trú chính trị trong Hiến pháp 1973 của Pháp: “Nước Pháp sẽ là nơi để cư trú cho những</i>

<i>người đấu tranh vì sự nghiệp tự do của nhân loại và bị trục xuất khỏi quốc gia họ”. Nghĩa</i>

là, những cá nhân này sẽ được cư trú tại Pháp và Pháp sẽ từ chối yêu cầu dẫn độ nhữngngười này cho quốc gia khác<small>48</small>. Từ quy định này cho thấy, việc xác định “tội phạm chínhtrị” dựa trên cơ sở những cá nhân này bị truy đuổi vì các lý do hoạt động và quan điểmchính trị tại quốc gia mình. Tuy vậy, pháp luật quốc tế cũng ghi nhận những hành vikhông được phép hưởng quyền cư trú chính trị đó là những cá nhân là tội phạm quốc tế;những cá nhân là tội phạm hình sự thực hiện các hành vi phạm tội có tính chất quốc tế;những cá nhân là tội phạm hình sự mà việc dẫn độ được quy định trong các ĐƯQT đaphương và song phương về dẫn độ; những cá nhân thực hiện hành vi trái với mục đíchcủa LHQ<small>49</small>.

Ngồi ra, Luật Quốc tế đã thừa ngoại lệ của nguyên tắc không dẫn độ tội phạmchính trị. Theo đó, nếu cá nhân thực hiện hành vi giết hại nguyên thủ quốc gia, ngườiđứng đầu Chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cấp cao của một quốc gia thì khơng được coilà tội phạm chính trị và sẽ bị dẫn độ sau khi tiến hành hành vi vi phạm. Ngoại lệ này làđảm bảo cho việc cá nhân tiến hành các hành vi chống lại sự hịa bình và ổn định củaquốc gia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành động của mình.

<small>47</small><i><small>H.Thanh (2022), Phiên tịa ở Noremberg: Chấn động vụ xử các lãnh đạo Đức Quốc xã, </small></i>

<small> truy cập ngày 13/7/2023.</small>

<small>48Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr.27.</small>

<small>49</small><i><small>Nguyễn Thị Kim Ngân - Chu Mạnh Hùng (2012), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Giáo Dục, tr.247.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>Thứ năm, nguyên tắc đinh danh kép</b></i>

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng và cần thiết trong hoạt động DĐTP.Theo đó, cá nhân phạm tội sẽ được dẫn độ khi hành vi của họ được định danh là hành viphạm tội theo quy định hiện hành của pháp luật cả hai quốc gia (quốc gia yêu cầu và quốcgia được yêu cầu. Hay nói cách khác, DĐTP chỉ được tiến hành khi nếu luật của quốc giayêu cầu dẫn độ và quốc gia được yêu cầu dẫn độ đều quy định về hành vi của cá nhân bịyêu cầu dẫn độ đó là tội phạm và mức hình phạt là tù giam, với thời hạn được xác địnhtheo pháp luật của hai quốc gia đó hoặc được các bên thỏa thuận để ghi nhận vào ĐƯQTcó liên quan<small>50</small>. Đơn cử, Điều 60 của Hiệp định TTTP về dân sự và hình sự giữa Việt Nam

<i>và Lào năm 1998 quy định “Căn cứ vào các điều kiện của Hiệp định này, hành vi phạm</i>

<i>pháp dẫn đến việc dẫn độ người phạm tội là hành vi vi phạm luật mà theo pháp luật củacác Nước ký kết có thể bị kết án tù từ một năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn”.</i>

Tuy nhiên, việc hệ thống pháp luật về hình sự của quốc gia yêu cầu và quốc giađược yêu cầu dẫn độ giống nhau một cách cơ học về định danh tội phạm và hình phạt làrất khó. Do đó, các quốc gia thường ghi nhận nguyên tắc định danh kép dưới dạng hoạtđộng dẫn độ sẽ được thực hiện nếu một cá nhân thực hiện hành vi phạm tội được quy địnhtương tự trong pháp luật của hai quốc gia như tên gọi, yếu tố cấu thành,... Do đó, nguyêntắc này đòi hỏi hai quốc gia phải tiến hành xem xét toàn bộ các hành vi cáo bộ của ngườiphạm tội, từ đó xác định yếu tố cấu thành tội phạm và đưa ra kết luận về hành vi đó cóthỏa mãn ngun tắc này khơng?

<i><b>1.2.3. Cac trường hợp không dân đô tôi pham</b></i>

<i>* Trường hợp 1: Không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án đối với tội phạmkhác</i>

Một cá nhân bị dẫn độ sẽ chỉ bị truy tố và xét xử đối với hành vi phạm tội trên cơsở định danh tội phạm tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội đó, tội danh này được xemnhư là điều kiện cam kết để dẫn độ giữa quốc gia yêu cầu DĐTP và quốc gia được yêucầu. Việc quốc gia yêu cầu tiến hành xét xử cá nhân bị dẫn độ với những hành vi phạm tộikhác (không nằm trong trong yêu cầu dẫn độ) sẽ bị coi là không đảm bảo điều kiện pháplý. Đối với trường hợp này, quốc gia được u cầu có quyền từ chối DĐTP mà khơng bịcoi là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.

<small>50Trường ĐH Luật Hà Nội (2018), tlđd (2), tr.348.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Các quốc gia đưa ra điều kiện này nằm đảm bảo quyền lợi cho cá nhân bị dẫn độvà xét xử. Hơn nữa, yêu cầu này nhằm tránh việc các quốc gia lợi dụng hoạt động DĐTPđể đạt được những mục đích về quyền lợi chính trị hoặc tơn giáo,...<small>51</small>

Đơn cử, tại điểm g Điều 4 Hiệp định mẫu LHQ về dẫn độ quy định những trườnghợp quốc gia được yêu cầu có quyền từ chối dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ về quốc giayêu cầu để bị truy tố và xét xử về một tội phạm khác (khơng được ghi nhận trong ĐƯQTvề dẫn độ) thì quốc gia được u cầu hồn tồn có quyền từ chối dẫn độ.

<i><b>* Trường hợp 2: Không dẫn độ trong trường hợp cá nhân sẽ bị kết án tử hình</b></i>

Trong hoạt động DĐTP giữa các quốc gia đã đưa ra thỏa thuận về việc quốc giađược yêu cầu có quyền từ chối dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án tử hình đối vớitội danh của mình tại quốc gia yêu cầu hoặc quốc gia đó sẽ chấp nhận dẫn độ người phạmtội nếu nhận được sự cam kết của quốc gia yêu cầu rằng cá nhân đó chỉ chịu hình phạt tùgiam, khơng bị lĩnh án tử hình. Đây được xem là điều kiện hiệu quả và được áp dụng rộngrãi hầu hết trong các ĐƯQT về DĐTP song và đa phương.

Nguyên nhân điều kiện này được sử dụng phổ biến rộng rãi xuất phát từ việc bảovệ nhân quyền ngày càng phát triển trong đời sống quốc tế, trong đó việc đảm bảo quyềnsống là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, số lượng quốc gia khơng áp dụng hình phạt “tử hình”nhằm tước đi mạng sống của người phạm tội được ghi nhận rộng rãi ở các quốc gia nhưNaUy, Thụy Điển, Pháp,...<small>52</small>. Tuy vậy, vẫn cịn một số quốc gia duy trì án tử hình nhưHoa Kỳ<small>53</small>, Việt Nam, Trung Quốc, Ai Cập...<small>54</small>

Đơn cử, điểm d Điều 4 Hiệp định mẫu LHQ về dẫn độ năm 1970 có quy định cáctrường hợp từ chối dẫn độ. Trong đó, ghi nhận trường hợp nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kếtán tử hình theo quy định của quốc gia yêu cầu dẫn dộ thì quốc gia được u cầu hồn tồncó quyền từ chối yêu cầu đó. Hoặc trong đạo luật về bắt giữ của Châu Âu năm 2003, cóquy định rằng một cá nhân sẽ bị dẫn độ nếu đảm bảo một số điều kiện nhất định, trong đócó điều kiện án tử hình sẽ khơng được áp dụng đối với hành vi phạm tội của cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Tuy vậy, vấn đề loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi khung hình phạt cũng nhận đượcnhiều luồng ý kiến của các quốc gia. Những quốc gia không loại bỏ án phạt tử hình chorằng với tỷ lệ tội phạm ngày càng nguy hiểm và gia tăng thì hình phạt tử hình là sự trừngphạt cao nhất của quốc gia đối với một cá nhân có hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng,nếu khơng áp dụng hình phạt tử hình, kẻ phạm tội có thể có nhiều cơ hội để lẩn tránh sựtrừng phạt nghiêm khắc của công lý, đồng thời làm gia tăng tỷ lệ phạm tội ở quốc gia.Bên cạnh đó, luồng ý kiến trái ngược cho rằng việc một người sinh ra là bởi tạo hóa vàchỉ có tạo hóa mới có quyền tước đi cuộc sống của họ. Với những khác biệt về quan điểmpháp lý cũng như hệ thống pháp luật của quốc gia đã tạo nên “rào cản” đối với q trìnhhợp tác phịng, chống tội phạm nói chung và hoạt động DĐTP giữa các quốc gia. Vì vậy,việc xem xét hình phạt áp dụng đối với cá nhân bị dẫn độ được coi là một trong nhữngbiểu hiện đáp ứng nguyên tắc định danh kép<small>55</small>.

<i>* Một số trường hợp không dẫn độ khác</i>

Trong thỏa thuận giữa các quốc gia tại ĐƯQT song phương hoặc đa phương cũngnhư trong pháp luật quốc tế còn quy định một số trường hợp không dẫn độ:

<i>Một là, không dẫn độ cá nhân bị xét xử về cùng một tội. Tức là, cá nhân nếu được</i>

xét xử tại quốc gia được yêu cầu dẫn độ về một tội phạm, mà trong yêu cầu của quốc giayêu cầu dẫn độ cũng tiến hành xét xử về tội phạm đó. Tuy nhiên, trường hợp cá nhânđược ân xá hoặc giảm nhẹ hình phạt tại quốc gia yêu cầu thì vẫn có thể tiến hành dẫn độcho quốc gia yêu cầu. Chẳng hạn, điểm c Điều 4 Hiệp định mẫu của LHQ về DĐTP năm1970.

<i>Hai là, cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu hành vi phạm tội của cá nhân ở quốc gia</i>

này mà quốc gia khác lại đưa ra yêu cầu dẫn độ. Ví dụ, điểm e Điều 4 Điều 4 Hiệp địnhmẫu của LHQ về DĐTP năm 1970.

<i>Ba là, cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã ví</i>

dụ. Ví dụ, Điều 10 Công ước Châu Âu về DĐTP năm 1957.

<i>Bốn là, cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu các hành vi phạm tội nếu hành vi đó thuộc</i>

sự điều chỉnh đặc biệt (thẩm quyền đặc biệt) của quốc gia được yêu cầu (như các tội xâmphạm đến chủ quyền quốc gia hoặc đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội,...) Vídụ, điểm F Điều 4 Hiệp định mẫu của LHQ về DĐTP năm 1970.

Ngoài ra, quốc gia được yêu cầu có thể từ chối yêu cầu dẫn độ khi cân nhắc cácyếu tố nhân đạo như tuổi tác, tình trạng sức khỏe hoặc các vấn đề khác liên quan đến nhân

<small>55Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr.32.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thân của cá nhân đó. Trường hợp này được cụ thể hóa tại điểm h Điều 4 Hiệp định mẫucủa LHQ về DĐTP năm 1970.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1</b>

Trong phạm vi Chương 1 của cơng trình nghiên cứu này, nhóm tác giả đã nêu lênnhững cơ sở lý luận cơ bản nhất về hoạt động DĐTP. Thơng qua Chương 1, nhóm tác giảđã trình bày những vấn đề lý luận làm tiền đề cho việc nghiên cứu những nội dung ở cácChương tiếp theo, như: Quá trình ra đời và phát triển của hoạt động DĐTP, các khái niệmvề DĐTP, mục đích và hoạt động hoạt động DĐTP, các trường hợp không dẫn độ. Trongđó, nhóm tác giả tập trung phân tích những nguyên tắc DĐTP.

Từ việc nghiên cứu những lý luận cơ bản tại Chương 1, nhóm tác giả đã khái quátlại một số kết luận sau:

<i><b>Thứ nhất, hoạt động DĐTP thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều</b></i>

quốc gia nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hoạtđộng này. Mặc dù vậy, hầu hết các quốc gia đều hiểu DĐTP là hoạt động tương trợ tưpháp quốc tế, theo đó, quốc gia được yêu cầu dẫn độ sẽ chuyển giao cho quốc gia yêu cầudẫn độ cá nhân phạm tội đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình để quốc gia đó tiếnhành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực đối với cá nhân đó.Vì bản chất là hoạt động phổ biến và phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều phương diện, đặcbiệt là quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia nên hoạt động DĐTP phải tuân theo nhữngnguyên tắc nhất định.

<i><b>Thứ hai, trước tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, nhất là trong bối cảnh tồn</b></i>

cầu hóa, việc đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả là vấn đề bức thiết được đặt ra.Đến nay, LHQ và các tổ chức quốc tế đã nỗ lực xây dựng các ĐƯQT đa phương với mụcđích tạo ra khung pháp lý để định hướng cho các quốc gia ký kết các thỏa thuận songphương hoặc đa phương trong TTTP về hình sự hoặc DĐTP (như Hiệp định mẫu củaLHQ về DĐTP năm 1970, Luật mẫu về DĐTP năm 2004 của LHQ,...). Về cơ bản, cácĐƯQT đa phương về DĐTP đã quy định tương đối đầy đủ về các vấn đề cơ bản củaDĐTP. Đến nay, ngoài việc gia nhập các ĐƯQT đa phương về hoạt động này, Việt Namcũng đã tích cực đàm phán, ký kết các ĐƯQT song phương trong TTTP về hình sự hoặccác thỏa thuận về dẫn độ với các quốc gia hữu quan. Các ĐƯQT này là cơ sở để hợp tácnhằm phòng, chống tội phạm giữa các quốc gia. Tuy nhiên, các ĐƯQT mà Việt Nam đãký kết hoặc gia nhập vẫn bộc lộ những hạn chế nhất, cần xem xét đàm phán sửa đổi, bổsung trong thời gian tới.

Với kết quả đã được ở Chương này sẽ là cơ sở quan trọng để nhóm tác giả tiếnhành phân tích những nội dung ở những Chương tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN QUỐC TẾ KHI QUY ĐỊNH VỀ DẪN ĐỘ TỘIPHẠM</b>

<b>2.1. Dẫn độ tội phạm theo một số quy định trong văn kiện quốc tế và thỏathuận khu vực</b>

Với tầm quan trọng của việc hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cộng đồngquốc tế đã cùng nhau thỏa thuận và ký kết một số ĐƯQT đa phương khu vực và toàn cầunhằm tạo tiền đề để thực hiện hoạt động TTTP, DĐTP trong quan hệ giữa các quốc giathành viên. Các ĐƯQT này hướng đến việc thống nhất trong quan điểm của các quốc giavề một số nội dung của hoạt động DĐTP như: đối tượng dẫn độ, các trường hợp khôngdẫn độ, các vấn đề liên quan đế thủ tục, trình tự của một yêu cầu hoặc đáp ứng yêu cầudẫn độ... Ngày nay, khi nhắc đến các ĐƯQT đa phương về DĐTP có thể kể đến như:

Đầu tiên là Hiệp định mẫu về dẫn độ năm 1990: Hiệp định ra đời trên cơ sở kếhoạch hành động Milan được thông qua tại Hội nghị lần thứ VII về phòng, chống tộiphạm và trừng trị người phạm tội, cùng với đề xuất của Đại hội đồng LHQ ghi nhận trongNghị quyết 40/32 ngày 29/11/1985. Một trong những mục đích của Hiệp định này ra đờilà quy định khung để các quốc gia có thể tham chiếu khi đàm phán và ký kết các Hiệpđịnh song phương về dẫn độ trong hợp tác về phịng, chống tội phạm và tư pháp hình sự<small>56</small>.Hơn nữa, Hiệp định loại bỏ sự khác biệt và khơng thống nhất về những nội dung, trình tựvà thủ tục khơng cịn phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm cải thiện có hiệu quả vềnhững thủ tục sao cho phù hợp với thực tiễn của luật hình sự quốc tế trong giai đoạn hiệnnay. Với vai trò như “một đề cương chi tiết” về những nội dung của hoạt động DĐTP,Hiệp định đóng vai trị “chủ chốt” cho các bên trong quá trình đàm phán và ký kết cácĐƯQT về TTTP hoặc về DĐTP giữa các quốc gia. Đây có thể khơng phải là cơng cụ trựctiếp để điều chỉnh quan hệ hợp tác về DĐTP giữa các quốc gia nhưng là sự tập hợp rõràng và xúc tích những nội dung mà các quốc gia cần phải chú ý khi xây dựng các ĐƯQTvề DĐTP, giúp quốc gia được yêu cầu và quốc gia yêu cầu tìm được tiếng nói chungtrong việc thống nhất các nội dung về dẫn độ<small>57</small>.

Tiếp đến, Luật mẫu về DĐTP năm 2004: Đây là văn bản pháp lý quốc tế quantrọng nhằm bổ sung các quy định của Hiệp định mẫu về dẫn độ năm 1990 để đáp ứng nhucầu và sự phát triển của hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. Mơ hình về Luật mẫu nàyđược xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của các văn bản pháp lý quốc tế xuất hiện

<small>56</small><i><small>Nguyễn Ngọc Chí (2015), Dẫn độ tội phạm và định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta, Tạp chí</small></i>

<small>Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 2 (2015) 1-12, tr.6.</small>

<small>57Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr.36.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

trước đó như: Hiệp định mẫu về dẫn độ năm 1990, Cơng ước của LHQ về chống tội phạmcó tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, Công ước của LHQ về chống tham nhũng năm2003, các ĐƯQT về chống khủng bố,...<small>58</small>

Ngồi ra, cịn có Cơng ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957: Công ước này được kýkết ngày 13/12/1957 với 47 thành viên tham gia phê chuẩn, phê duyệt cùng với ba quốcgia không phải là thành viên Hội đồng phê chuẩn gồm Hàn Quốc, Isarel và Nam Phi.Công ước này sau đó được bổ sung bằng hai Nghị định thư năm 1975 và năm 1978<small>59</small>.Công ước này được xem là ĐƯQT đa phương đầu tiên, đánh dấu bước ngoặc của sự pháttriển về hoạt động DĐTP giữa các quốc gia thành viên EU, bởi trước đó các quốc gia chủyếu sử dụng những ĐƯQT song phương để điều chỉnh những vấn đề này.

Ngoài ra, các quốc gia trong cộng đồng quốc tế đã ký kết rất nhiều ĐƯQT đaphương khu vực và toàn cầu nhằm điều chỉnh hiệu quả mối quan hệ giữa các quốc giathành viên cộng đồng quốc tế trong hoạt động dẫn độ, như các ĐƯQT trong khuôn khổcác quốc gia Ả Rập, Châu Phi, Đông Nam Á,...

Mặt khác, trong các ĐƯQT đa phương về DĐTP, ngồi việc tn thủ các quy địnhchung về hình thức (ngôn ngữ, kết cấu, tên gọi,...), về mặt nội dung, các ĐƯQT còn ghinhận những vấn đề cơ bản như về đối tượng, các trường hợp không dẫn độ và những vấnđề liên quan đến trình tự, thủ tục của yêu cầu DĐTP và một số quy định khác.

<i><b>2.1.1. Vê nghĩa vụ dân đô tôi pham</b></i>

Một trong những nội dung cơ bản được nhắc đến trong các ĐƯQT đa phương vềDĐTP là quy định về nghĩa vụ DĐTP. Với quy định này, khi quốc gia gia nhập vàoĐƯQT này thì xem như hoạt động DĐTP là một nghĩa vụ phải thực hiện giữa các quốcgia thành viên. Nghĩa là, khi nhận được một yêu cầu dẫn độ của quốc gia thành viên khác,quốc gia được yêu cầu sẽ tiến hành dẫn độ một cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ quốcgia mình nhằm thực hiện việc truy tố, xét xử hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luậtvới cá nhân đó theo pháp luật của quốc gia đưa ra yêu cầu.

<i>Tại Điều 1 Hiệp định mẫu về dẫn độ năm 1990 của LHQ quy định “Mỗi bên đồng</i>

<i>ý dẫn độ bất cứ cá nhân nào theo yêu cầu (có sự tồn tại của điều ước song phương giữacác bên) hoặc theo các quy định của Hiệp định này để truy tố cá nhân có hành vi phạmtội để xét xử hoặc thi hành một bản án đối với cá nhân đó”. Chủ thể đưa ra yêu cầu là</i>

<small>58Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr. 36.</small>

<small>59Council of Europe, “Details of Treaty No.024”, detail&treatynum=024, truy cập ngày 20/7/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

eaty-những quốc gia độc lập có chủ quyền và pháp luật hình sự của quốc gia bị xâm phạm bởihành vi phạm tội của cá nhân và cá nhân đó đã lẩn trốn sang quốc gia khác. Trong đó,quốc gia được yêu cầu dẫn độ là quốc gia nơi cá nhân phạm tội đang hiện diện vào thờiđiểm yêu cầu dẫn độ được đưa ra. Quốc gia này có thể tồn tại mối quan hệ ĐƯQT vềDĐTP với quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ hoặc không tồn tại mối quan hệ ĐƯQT này.

Trong Luật mẫu về dẫn độ năm 2004 ghi nhận nghĩa vụ dẫn độ sẽ được tiến hànhtrên cơ sở các ĐƯQT được ký kết giữa các quốc gia, trong trường hợp giữa các bênkhơng có ĐƯQT điều chỉnh hoặc thỏa thuận về dẫn độ thì vẫn có thể sử dụng những quyđịnh của Luật mẫu để làm cơ sở cho quan hệ hợp tác này.

So với Hiệp định mẫu về dẫn độ năm 1990 và Luật mẫu về dẫn độ năm 2004,Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957 có những quy định tương đối khác về nghĩa vụDĐTP. Cụ thể, nghĩa vụ trong Công ước này là nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc giathành viên thay vì là nghĩa vụ lựa chọn (các thành viên có thể sử dụng ĐƯQT này hoặckhông). Hơn nữa, phạm vi áp dụng của Công ước này là các vùng lãnh thổ của các quốcgia thành viên, kể cả Aligieria của Pháp và Bắc Ireland, đảo Channel và Isle của Man<small>60</small>.Trên cơ sở các điều kiện được đưa ra trong Công ước, các quốc gia thành viên sẽ tiếnhành dẫn độ cá nhân có hành vi phạm tội hoặc bị cơ quan có có thẩm quyền của quốc giatruy nã hay ban hành lệnh bắt giữ<small>61</small>.

<i><b>2.1.2. Đôi tượng của dân đô tôi pham</b></i>

Khi thực hiện hoạt động DĐTP, việc xem xét loại tội phạm nào là đối tượng củaDĐTP là vấn đề hết sức quan trọng. Những quy định về đối tượng dẫn độ trong cácĐƯQT đa phương sẽ giúp các quốc gia thành viên đưa ra yêu cầu dẫn độ đối với các loạitội phạm phù hợp được ghi nhận trong các ĐƯQT về DĐTP. Thông thường, các ĐƯQTchuyên môn sẽ quy định đối tượng dẫn độ cụ thể là các loại tội phạm liên quan đến lĩnhvực chuyên môn đó<small>62</small>. Đơn cử như Cơng ước LHQ về chống tham nhũng năm 2003, cácloại tội phạm có hành vi tham nhũng sẽ trở thành đối tượng dẫn độ của các quốc gia, haytại Cơng ước LHQ về phịng, chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia năm 2000 thì đốitượng dẫn độ của các quốc gia thành viên là loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Đa số các ĐƯQT đa phương về dẫn độ sẽ quy định đối tượng dẫn độ là những loạitội phạm đáp ứng được các quy định trong hệ thống pháp luật của cả hai quốc gia (quốc

<small>60Khoản 2 Điều 27 Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957.</small>

<small>61Điều 1 Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957.</small>

<small>62Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr.38.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu) về tội phạm đó và hình phạt tối thiểu được áp dụng.Trong Hiệp định mẫu về dẫn dộ của LHQ năm 1990, đối tượng dẫn độ được khái quát lànhững cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định tromg pháp luật của cả hai quốcgia (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu) mà hình phạt được áp dụng đối với loạitội đó tối thiểu là 01 đến 02 năm hoặc một hình phạt nặng hơn. Trường hợp việc DĐTPnhằm thi hành một bản án thì hình phạt được áp dụng có thể ít nhất là 04 đến 06 tháng.Những thiếu sót trong cấu thành tội phạm để định danh tội phạm đó có thể được bổ sungtrong yêu cầu dẫn độ mà quốc gia yêu cầu hoàn thành sau đó<small>63</small>. Đối với các loại tội phạmliên quan đến thuế, hải quan, kiểm soát ngoại hối hoặc các vấn đề khác liên quan đến tàichính thì việc dẫn độ khơng thể bị từ chối kể cả trong trường hợp pháp luật giữa hai quốcgia không tương ứng trong việc áp dụng cùng một loại thuế<small>64</small>. Trong trường hợp yêu cầudẫn độ bao gồm một số tội phạm riêng biệt, mỗi tội phạm đều có thể bị trừng phạt theopháp luật của hai quốc gia, nhưng một trong số đó khơng đáp ứng được điều kiện về thờigian tối thiểu áp dụng hình phạt tù thì quốc gia được yêu cầu vẫn có thể đáp ứng yêu cầudẫn độ của quốc gia yêu cầu<small>65</small>.

Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957 cũng đưa ra quy định về đối tượng củahoạt động dẫn độ. Cụ thể là những cá nhân có hành vi phạm tội theo pháp luật của cảquốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu thì hành vi phạm tội đó sẽ bị tước quyền tự dotối thiểu 01 năm hoặc hình phạt nghiêm khắc hơn<small>66</small>. Tuy vậy, đối với hình phạt tử hình,cộng đồng quốc tế vẫn chưa đạt sự thống nhất trong việc dẫn độ cá nhân đến một quốc giakhác để chịu hình phạt này. Tại Công ước này cũng ghi nhận việc nếu hành vi phạm tộicủa một cá nhân sẽ bị trừng phạt bằng hình phạt tử hình theo pháp luật quốc gia yêu cầuthì quốc gia được yêu cầu sẽ chỉ dẫn độ trong trường hợp nhận được sự đảm bảo chắcchắn rằng hình phạt tử hình sẽ khơng được áp dụng đối với tội phạm đó<small>67</small>. Trong trườnghợp dẫn độ cá nhân để thực hiện một bản án thì hình phạt tước quyền tự do được áp dụngphải ít nhất 04 tháng<small>68</small>. Nếu yêu cầu dẫn độ bao gồm một số hành vi riêng biệt bị trừngphạt bởi pháp luật của cả hai quốc gia nhưng một số hành vi lại khơng đáp ứng được cácđiều kiện về hình phạt tối thiểu được áp dụng thì bên được yêu cầu vẫn có thể tiến hành

<small>63Điểm a khoản 2 Điều 2 Hiệp định mẫu về dẫn độ năm 1990.</small>

<small>64Khoản 3 Điều 2 Hiệp định mẫu về dẫn độ năm 1990.</small>

<small>65Khoản 4 Điều 2 Hiệp định mẫu về dẫn độ năm 1990.</small>

<small>66Khoản 1 Điều 2 Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957.</small>

<small>67Điều 11 Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957.</small>

<small>68Khoản 1 Điều 2 Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

dẫn độ. Một trong những ưu điểm của Công ước Châu Âu về DĐTP năm1957 đó là việcđưa ra quy định đối tượng dẫn độ là các hành vi phạm tội chính trị<small>69</small>. Cụ thể, Công ướcquy định việc nỗ lực giết hại một nguyên thủ quốc gia hoặc thành viên của gia đình ngườiđó khơng được coi là tội phạm chính trị để từ chối dẫn độ theo quy định<small>70</small>. Trong trườnghợp nếu một quốc gia thành viên nhận được yêu cầu dẫn độ nhưng pháp luật quốc gia lạiquy định không cho phép dẫn độ đối với tội phạm đó thì những tội phạm này sẽ được loaikhỏi phạm vi dẫn độ của Công ước. Tuy vậy, để thực hiện quy định, quốc gia được yêucầu phải tiến hành thông báo cho Tổng Thư ký Hội đồng Châu Âu khi nộp văn kiện phêchuẩn hoặc gia nhập thông qua việc đưa ra căn cứ pháp luật về các trường hợp không dẫnđộ. Sau đó, Tổng Thư ký Hội đồng Châu Âu sẽ có nghĩa vụ chuyển tiếp danh sách nàyđến các bên ký kết. Thơng báo này sẽ có hiệu lực cho đến kết thời hạn trong vòng 03tháng kể từ ngày Tổng Thư ký nhận được văn kiện thông báo<small>71</small>. Ngồi ra, Cơng ước nàycịn quy định việc dỡ bỏ thông báo về các loại tội phạm sẽ bị từ chối dẫn độ thông quaviệc gửi thông báo thay đổi cho Tổng Thư ký để chuyển đến các quốc gia thành viên khác.Những quy định này nhằm đảm bảo cho quốc gia thành viên được quyền quyết định phạmvi DĐTP trên cơ sở quy định pháp luật của quốc gia đó. Mặt khác, với quy định này cũngcho thấy sự khó khăn cho các quốc gia thành viên khác trong việc tìm kiếm sự đồng ý đốivới một yêu cầu dẫn độ do quốc gia đó đưa ra. Tuy nhiên, Công ước này cũng quy địnhviệc các quốc gia thành viên cịn lại vẫn có thể áp dụng ngun tắc có đi có lại đối vớinhững hành vi trong danh sách các tội phạm sẽ không tiến hành dẫn độ<small>72</small>.

Bên cạnh đó, Nghị định thư năm 1975 đã đưa ra những quy định nhằm bổ sung cácđiều khoản trong Công ước Châu Âu về DĐTP năm 1957, nhất là quy định về các hành viphạm tội chính trị (Điều 3 của Công ước) và các trường hợp không DĐTP (Điều 9 củaCông ước). Cụ thể, quy định về đối tượng dược dẫn độ được bổ sung như sau: Điều 1 củaNghị định thư đã bổ sung Điều 3 Công ước Châu Âu về DĐTP năm 1957 nhằm làm rõhành vi khơng được xem là tội phạm chính trị, bao gồm: tội ác chống nhân loại quy địnhtrong Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng hay các hành vi được quy địnhtại Công ước Giơnevơ về bảo hộ các nạn nhân bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu trong lựclượng vũ trang trên biển (Điều 130 và Điều 147 của Công ước Giơnevơ bao gồm việctrừng trị các tội phạm chiến tranh và liên quan đến việc bảo vệ dân thường trong thời gian

<small>69Đây là một đối tượng gây tranh cãi giữa nhiều quan điểm giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.</small>

<small>70Khoản 3 Điều 3 Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957.</small>

<small>71Điều 3, Điều 4, Điều 5 Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957.</small>

<small>72Khoản 7 Điều 2 Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

chiến tranh) hay quy định tất các hành vi được coi là tội phạm chiến tranh kể từ khi Nghịđịnh thư này có hiệu lực.

Mặc khác, việc xem xét hành vi phạm tội là tội phạm chính trị hay khơng phụthuộc vào từng quan điểm của mỗi quốc gia nơi cá nhân xin cư trú tại thời điểm đó.Những quan điểm này thường xuất phát từ một chiều (quan điểm mang tính chủ quan) vàcó thể là ngun nhân dẫn đến những hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho cộng đồngquốc tế tránh khỏi việc bị trừng phạt. Vì vậy, bên cạnh việc tơn trọng quan điểm chính trịcủa mỗi quốc gia, Nghị định thư còn đưa ra quy định liên quan đến các tội ác chống nhânloại và các tội phạm chiến tranh, đây là những tội ác quốc tế xâm hại hịa bình và an ninhquốc tế. Do vậy, đối với những tội phạm này sẽ không được coi là tội phạm chính trị vàkhơng được coi là cơ sở để một quốc gia từ chối yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác.

Hơn nữa, tại Nghị định thư bổ sung năm 1978 đã quy định rằng việc DĐTP cũngsẽ được áp dụng đối với các tội phạm bị áp dụng mức xử phạt bằng tiền<small>73</small>. Mặc dù vậy,thực tế cho thấy, quy định đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi cho rằng chỉ giới hạnphạm vi dẫn độ là các tội phạm hình sự mà hình phạt là tù giam chứ khơng nên đặt vấn đềdẫn độ đối với những loại tội phạm mà hình phạt chỉ dừng ở mức phạt tiền. Tuy nhiên,dưới góc độ nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng có những loại tội phạm có thể gâyra tác động lớn cho xã hội (thường là các tội phạm liên đến bảo vệ môi trường) nhưngtrong hệ thống pháp luật của một số quốc gia chỉ quy định hình thức phạt tiền. Hơn nữa,nhóm tác giả cho rằng bản chất của hình phạt khơng phải chỉ dừng lại ở trách nhiệm màcá nhân phải gánh chịu đối với hành vi của mình gây ra mà quan trọng là hạn chế, chấmdứt và khắc phục hậu quả cho xã hội. Bên cạnh đó, Nghị định thư cũng bổ sung các quyđịnh liên quan đến tội phạm tài chính. Khác với Cơng ước Châu Âu, thay vì chỉ đưa raviệc dẫn độ với loại tội này dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc gia về hành vi, mứcđộ thì Nghị định thư năm 1978 đã đưa ra quy định rõ ràng hơn rằng dẫn độ có thể đượcđáp ứng đối với các hành vi có cùng tính chất được quy định trong pháp luật của cả haiquốc gia. Sở dĩ có sự khác nhau là do quan điểm của nhiều quốc gia khi cho rằng các loạitội phạm tài chính cũng giống như các loại tội phạm về chính trị hay quân sự mà theotruyền thống sẽ không làm phát sinh quan hệ dẫn độ giữa các quốc gia (đây là công việcnội bộ của từng quốc gia và quốc gia khơng có nghĩa vụ bảo vệ tài chính cho quốc giakhác). Tuy vậy, với sự phát triển đa dạng của các loại tội phạm về tài chính xuyên quốcgia đã đặt ra yêu cầu cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong lĩnh vực này,do đó, hoạt động hợp tác DĐTP trong lĩnh vực này là cần thiết. Ngoài ra, Nghị định thư

<small>73Điều 1 Nghị định thư bổ sung năm 1978.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

còn quy định các vấn đề về dẫn độ trong trường hợp có bản án được tuyên vắng mặt đốivới một cá nhân và các quy định liên quan đến ân xá (được ghi nhận như là một trongnhững trường hợp không DĐTP)<small>74</small>.

<i><b>2.1.3. Thủ tục dân đô tôi pham</b></i>

Những quy định về trình tự, thủ tục DĐTP là vấn đề rất quan trọng trong q trìnhhợp tác phịng, chống tội phạm giữa các quốc gia. Bởi lẽ, mỗi quốc gia riêng biệt lại cónhững quy định khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia và để đáp ứng những điềukiện nhỏ lẻ, riêng rẽ như vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các quốc gia khác trong việcđưa ra yêu cầu dẫn độ. Vì vậy, các ĐƯQT đa phương về DĐTP đã thống nhất hướng điphù hợp cho các quốc gia khi đưa ra các quy định về thủ tục của yêu cầu dẫn độ (các bước,hồ sơ, điều kiện,...).

Tại Hiệp định mẫu về DĐTP năm 1990 của LHQ quy định yêu cầu dẫn độ phảiđược thực hiện trên cơ sở hồ sơ, văn bản và tài liệu sẽ được chuyển qua kênh ngoại giaotrực tiếp giữa các cơ quan có thẩm quyền của các bên<small>75</small>. Trong đó, yêu cầu dẫn độ phảibao những nội dung: Miêu tả chính xác về người bị yêu cầu dẫn độ, quốc tịch kèm theonhững thông tin về nhân thân (lý lịch, nhận dạng,..); các văn bản quy định của pháp luậtquốc gia u cầu về tội danh, khung hình phạt có thể được áp dụng đối với tội phạm đó.Những văn bản hoặc hồ sơ, tài liệu này không cần chứng thực nếu khơng có sự u cầucủa quốc gia được u cầu (Điều 7). Nếu một cá nhân bị buộc tội bởi Tịa án hoặc cơquan có có thẩm quyền tư pháp khác thì phải có lệnh bắt giữ hoặc phải có bản sao xácnhận của lệnh bắt đó, bản luận tội (bản kết tội) đối với tội phạm bị yêu cầu dẫn độ gồmhành vi, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm (điểm b khoản 2 Điều 5); Nếu một cá nhânđã phạm tội nhưng bị chưa kết án bởi Tịa án thì tài liệu, hồ sơ phải kèm theo bản mô tảhành vi cấu thành tội phạm và mơ tả đặc điểm pháp lý của tội phạm đó, bản luận tội vàmột văn bản kết luận sẽ có một bản án áp dụng cho tội phạm đó (điểm e khoản 2 Điều 5).Ngoài ra, quốc gia được yêu cầu dẫn độ cịn có thể đưa ra những u cầu bổ sung vềthông tin cần thiết khác trong quá trình xem xét yêu cầu dẫn độ (Điều 8).

Cũng tại Hiệp định mẫu này quy định quốc gia được yêu cầu có thể tiến hành dẫnđộ cá nhân phạm tội sau khi nhận được một yêu cầu bắt giữ tạm thời (kể cả trường hợpchưa hoàn thành đầy đủ thủ tục của một yêu cầu dẫn độ) nếu cơ quan có thẩm quyền củaquốc gia này bày tỏ sự đồng ý rõ ràng (Điều 6). Bên cạnh đó, đối với những trường hợp

<small>74Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr.42.</small>

<small>75Điều 5 Hiệp định mẫu về DĐTP năm 1990 của LHQ.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

khẩn cấp, quốc gia vẫn có thể tiến hành việc bắt giữ tạm thời đối với cá nhân đang trongquá trình yêu cầu dẫn độ để tránh trường hợp cá nhân này chạy trốn. Tuy vậy, để thựchiện hoạt động bắt giữ này, quốc gia yêu cầu phải thông báo cho quốc gia được yêu cầuviệc cá nhân phạm tội đó tạm thời bị bắt giữ nhằm phục vụ cho công tác dẫn độ, kèm theovới những miêu tả về cá nhân, nơi bị bắt giữ, về tình tiết vụ án... Quốc gia được yêu cầusẽ xem xét và đưa ra quyết định trong thời gian ngắn nhất (khoản 2 và khoản 3 Điều 9).Cá nhân sẽ bị bắt giữ sẽ được trả tự do nếu quá thời hạn (40 ngày) mà quốc gia được yêucầu không nhận được yêu cầu dẫn độ và những tài liệu, hồ sơ liên quan.

Đối với các quy định về việc chuyển giao cá nhân bị dẫn độ: Theo quy định củaHiệp định mẫu về DĐTP năm 1990, khi yêu cầu dẫn độ được chấp thuận, các bên cónghĩa vụ phối hợp với nhau trong việc chuyển giao cá nhân bị dẫn độ. Quốc gia được yêucầu sẽ thông báo cho quốc gia yêu cầu biết về thời gian cá nhân bị yêu cầu dẫn độ đã bịtạm giam trước khi chuyển giao cho quốc gia yêu cầu (khoản 1 Điều 11). Nếu quá thờihạn quy định mà cá nhân bị dẫn độ khơng được chuyển giao trên thực tế thì quốc gia đượcyêu cầu sẽ có quyền trả tự do cho cá nhân bị yêu cầu dẫn độ, đồng thời có thể từ chối dẫnđộ cá nhân đó về cùng một tội danh. Trường hợp nếu có hồn cảnh vượt ngồi tầm kiểmsoát của quốc gia yêu cầu, quốc gia này phải thông báo cho quốc gia được yêu cầu. Haibên sẽ thống nhất lại thời điểm thích hợp khác để chuyển giao cá nhân bị dẫn độ (khoản 3Điều 11).

Đối với các quy định về đơn giản hóa thủ tục dẫn độ: Tại Điều 6 Hiệp định mẫu vềDĐTP năm 1990 đã quy định về việc đơn giản hóa thủ tục dẫn độ. Theo đó, quốc giađược yêu cầu có thể cho phép dẫn độ sau khi nhận được yêu cầu bắt giữ tạm thời nếu nhưcó sự đồng ý rõ ràng của cơ quan có thẩm quyền, thủ tục bắt giữ tạm thời được quy địnhtại Điều 9 Hiệp định<small>76</small>. Với quy định này đã khắc phục những rắc rối và phức tạo trongthủ tục dẫn độ tại các quốc gia, kịp thời bắt giữ tội phạm, tránh tình trạng tạo cơ hội chohọ lẩn trốn khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Mơ hình được đưa ra trong Hiệp định cùngvới những hướng dẫn đã cung cấp một đề cương chi tiết về các quy định của một ĐƯQTvề dẫn độ.

Tại Công ước Châu Âu về DĐTP năm 1957, mọi thủ tục dẫn độ phải được ghinhận bằng văn bản và phải được trao đổi thông qua con đường ngoại giao, trường hợp nếusử dụng đến con đường truyền thơng khác (như chuyển fax,...) thì phải có sự thống nhấtgiữa hai quốc gia. Các tài liệu yêu cầu gồm: Bản gốc hoặc bản sao chứng thực bảnán/lệnh bắt đã có hiệu lực theo quy định của pháp luật quốc gia yêu cầu; Bản miêu tả

<small>76Hà Thanh Hòa (2012), tlđd (12), tr.50</small>

</div>

×