Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

pháp luật quốc tế về bồi thường do tội ác chiến tranh tội diệt chủng và tội chống lại loài người và bài họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.91 KB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

1. Khái niệm, đặc điểm về tội ác chiến tranh ... 1

2. Khái niệm, đặc điểm về tội diệt chủng ... 3

3. Khái niệm, đặc điểm về tội chống lại loài người ... 5

4. Bồi thường thiệt hại quốc tế do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người gây ra ... 7

<b>II. Cơ sở pháp lý quốc tế về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài ngoài và vấn đề bồi thường do những tội danh này gây ra ... 10 </b>

1. Cơ sở pháp lý ghi nhận về tội ác chiến tranh ... 10

2. Cơ sở pháp lý ghi nhận về tội diệt chủng ... 12

3. Cơ sở pháp lý ghi nhận về tội chống lại loài người ... 13

4. Bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 14

<b>Chương 2: Các chủ thể tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 18</b>

<b>I. Khái quát về chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 18</b>

1. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 18

1.1. Cơ quan tài phán quốc tế ... 18

1.2. Toà án quốc gia ... 21

2. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do các tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 24

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>II. Thực tiễn xác định chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, </b>

<b>tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 28 </b>

1. Thực tiễn xác định chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh tội diệt chủng, tội chống lại loài người trên thế giới ... 29

1.1. Thực tiễn tại tịa án hình sự quốc tế - ICTR và ICTR ... 29

1.2. Cơ chế bồi thường thông qua Liên hợp quốc - Ủy ban Bồi thường trực thuộc Hội đồng Bảo an ... 31

1.3. Thực tiễn xét xử về bồi thường thiệt hại do tội ác quốc tế tại Hàn quốc và Nhật Bản... 33

1.4. Kết hợp nhiều cơ chế ... 35

2. Thực tiễn xác định chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người tại Việt Nam ... 36

2.1. Vụ kiện với Mỹ về hậu quả chất độc da cam ... 36

2.2. Khiếu kiện tội ác của lính Hàn Quốc ... 38

2.3. Một số vụ việc khác ... 39

<b>III. Kiến nghị về xác định chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người. ... 41 </b>

1. Kiến nghị về xác định chủ thể có quyền khởi kiện ... 41

2. Kiến nghị về xác định chủ thể bị khởi kiện ... 42

3. Kiến nghị về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp ... 43

<b>Chương 3: Các loại thiệt hại được bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người gây ra ... 46</b>

<b>I. Khái quát về loại thiệt hại được bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người gây ra ... 46 </b>

1. Loại thiệt hại được bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người gây ra ... 46

2. Ý nghĩa của việc xác định các loại thiệt hại ... 51

<b>II. Vấn đề thực tiễn ... 52 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2. Thực tiễn xác định thiệt hại được bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người gây ra tại Việt Nam ... 57

<b>III. Kiến nghị về xác định loại thiệt hại được bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người gây ra ... 59 Chương 4: Cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 63</b>

<b>I. Khái quát về cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 63 </b>

1. Cơ sở pháp lý về cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 63 2. Phân loại cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 66

<b>II. Thực tiễn về cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 68 </b>

1. Thực tiễn về cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người trên thế giới ... 68 2. Thực tiễn về xác định cách thức bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người tại Việt Nam ... 72

<b>III. Kiến nghị về xác định cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 76</b>

1. Kiến nghị áp dụng những tiền lệ của quốc tế về xác định cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người tại Việt Nam ... 76 2. Kiến nghị một số cách thức khác trong việc xác định cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người ... 78

<b>KẾT LUẬN ... 1</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: </b>

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển để đạt đến một xã hội như hiện tại, loài người đã chứng kiến biết bao nhiêu cuộc chiến tranh khốc liệt, những cuộc tàn sát đẫm máu làm đảo lộn trật tự cuộc sống của những con người bị cuốn vào đó. Ngay cả tận bây giờ, những tội ác đó vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt và những hậu quả mà chúng để lại cho nhân loại vẫn cịn ln hiện hữu.

Về tội ác chiến tranh, nhân loại đã chứng kiến những cuộc xâm lược của các quốc gia, gần đây nhất là cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine năm 2022, mặc dù chưa kết thúc nhưng đến hiện tại, cuộc chiến đã để lại rất nhiều hậu quả cho người dân Ukraine nói riêng và cả nhân loại nói chung. Cụ thể là Nga đã phát động những cuộc tấn cơng bừa bãi, sử dụng vũ khí vào khu vực đông dân cư khiến cho hàng loạt người dân bị thiệt mạng và thương vong, các khu nhà ở, trường học, đặc biệt là bệnh viện cũng bị phá hủy. Người dân thì bị hành hạ, tra tấn dã man trong lúc bị giam giữ trái phép, không những thế, những người trong độ từ 4 tuổi đến 82 tuổi cịn bị bạo lực tình dục và bạo lực lao động. Có thể thấy, những thiệt hại đó đã làm xáo trộn cuộc sống n bình của đất nước Ukraine, khiến họ từ một nước bình yên nay phải chịu sự mất mát, đau thương. Hơn nữa, cuộc chiến giữa hai quốc gia cũng đã khiến nền kinh tế trên thế giới thay đổi, đặc biệt là thị trường điện tử lao dốc. Thế nhưng, dù Ukraine và rất nhiều nước cáo buộc Nga phải chịu trách nhiệm và bồi thường cho tội ác chiến tranh mà họ đã gây ra, điều tra viên của Liên hợp quốc cũng đã cơng nhận điều đó, song Nga bác bỏ mọi cáo buộc, cuộc chiến vũ trang cũng như những hành vi tàn ác của Nga vẫn tiếp diễn, hậu quả là những thiệt hại vẫn chưa thống kê chính xác được. Tính đến ngày 22/8/2022, tức sáu tháng sau khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bắt đầu, những tổn thất được công bố<small>1</small>:

<small> </small> Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) cho biết, kể từ ngày 24/2, hơn 5.500 dân thường đã được báo cáo là thiệt mạng và gần 7.900 người

<small>1 tham khảo ngày 22/12/2022. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small> </small> ⅓ số dân - 41 triệu người đã bị buộc phải rời khỏi nhà ở, sơ tán khắp nơi trên thế giới.

bị thương, mặc dù con số thương vong thực tế có lẽ cao hơn.

<b>Chủ quyền </b>

<small> </small> Ukraine đã mất quyền kiểm sốt khoảng 22% diện tích lãnh thổ kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, theo tính

Reuters.

<small> </small> Mất quyền kiểm soát một dải bờ biển.

<b>Kinh tế </b>

<small> </small> Cuộc xung đột cũng gây tốn kém cho Moskva - mặc dù họ không tiết lộ chi phí.

<small> </small> Ngân hàng Trung ương Nga hiện dự báo nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ USD sẽ giảm 4% - 6% vào năm 2022, thấp hơn mức giảm 8% - 10% mà họ dự báo hồi tháng 4 vừa qua.

Nền kinh tế bị tê liệt. ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Ukraine sẽ sụt giảm 45% vào năm 2022.

<small> </small> Cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã dẫn đến việc giá phân bón, lúa mì, kim loại và năng lượng tăng mạnh, dẫn đến cả cuộc khủng hoảng lương thực và làn sóng lạm phát đang lan tràn trong nền kinh tế toàn cầu

<small> </small> Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia và là nước xuất khẩu khí đốt tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small> </small> Tháng 7, Nga lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu nước ngoài kể từ năm 1917.

nhiên, lúa mì, phân đạm toàn sẽ đẩy khu vực đồng euro vào một cuộc suy thoái, với sự suy giảm mạnh ở cả Đức và Italy.

Ngồi ra cịn phải kể đến cuộc diệt chủng kinh hoàng năm 1942 của Đức quốc xã gây ra cho người Do Thái và những hậu quả đến nay vẫn cịn tồn tại và khơng thể khơi phục. Kế hoạch diệt chủng ấy chỉ mất đúng 90 phút đã được lập ra với tên gọi Holocaust với 15 người trực tiếp tham dự Hội nghị Wannsee. Cuộc diệt chủng đó đã dẫn đến cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái bao gồm 3 triệu đàn ông, 2 triệu phụ nữ và 1 triệu trẻ em,<small>2</small> thế nhưng theo một số nhà sử học thì nó đã khiến 11 triệu người, bao gồm cả những người không phải người Do Thái phải thiệt mạng. Mặc cho kế hoạch được đánh máy trên 15 trang giấy với những nội dung rất “hịa bình” như: “sơ tán”, “giảm thiểu” hay “điều trị” thì mục đích chính mà họ hướng tới chính là tiêu diệt tồn bộ người Do Thái. Đỉnh cao của cuộc diệt chủng chính là giai đoạn được gọi là "Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái" (die Endlösung der Judenfrage), một kế hoạch tận diệt người Do Thái ở châu Âu. Ban đầu chính quyền Đức cho thơng qua các đạo luật nhằm lọc bỏ người Do Thái ra khỏi xã hội, tiêu biểu nhất là Luật Nuremberg năm 1935. Kể từ năm 1933, một mạng lưới các trại tập trung và tiếp theo sau sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1939 là các khu Do Thái, được thiết lập. Trong năm 1941, sau khi chinh phạt được vùng lãnh thổ mới ở Đông Âu, Quốc xã đã sử dụng các đơn vị bán quân sự chuyên biệt gọi là Einsatzgruppen để tàn sát khoảng hai triệu người Do Thái và những người thuộc phe kháng chiến bằng phương thức chủ đạo là xử bắn hàng loạt. Kế hoạch diệt chủng tiếp tục diễn ra cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai tại chiến trường châu Âu chấm dứt vào tháng 4-5 năm 1945. Hậu quả là 90% người Do Thái ở Ba Lan<small>3</small> và hai phần ba số người Do Thái ở châu Âu đã bị giết.<small>4</small> Và dù cho họ có đứng lên đấu tranh bao nhiêu lần đi chăng nữa thì kết quả đều thất bại. Bằng chứng là Joseph Wulf, thành viên phong trào kháng chiến Do Thái đã thoát khỏi cuộc đại diệt chủng và trở thành nhà sử học nổi tiếng sau chiến tranh, từng dẫn đầu một chiến dịch yêu cầu biến biệt thự thành khu tưởng niệm và viện lịch sử. Thế nhưng đề xuất của Wulf liên tục bị từ chối và trong một bức thư gửi cho con trai mình vào năm 1974, ơng đã tỏ rõ nỗi tuyệt vọng: "Con có thể cung cấp cho người Đức bằng chứng cho đến khi kiệt sức", ông viết. "Đây là chính

<small>2</small><i><small> Timothy S. (2010), Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin. London: The Bodley Head, tr. 45. </small></i>

<small>3</small><i><small> David S. Wyman; Charles H. Rosenzveig (1996), The World Reacts to the Holocaust. JHU Press. tr. 99 </small></i>

<small>4</small><i><small> “Final Solution”: Overview. United States Holocaust Memorial Museum. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phủ dân chủ nhất từng tồn tại nhưng những kẻ sát nhân hàng loạt vẫn tự do đi lại, sở hữu những ngôi nhà nhỏ và trồng hoa trên chúng", và cuối cùng Wulf tự sát vài tháng sau

hợp ngoại lệ đáng chú ý nhất là cuộc nổi dậy ở khu Do Thái Warsaw năm 1943, với hàng ngàn người đấu tranh Do Thái trang bị vũ khí nghèo nàn cầm cự trước lực lượng Waffen-SS trong vòng bốn tuần. Theo ước tính có khoảng 20.000 đến 30.000 lính kháng

Pháp cũng hoạt động tích cực trong Phong trào kháng chiến Pháp, với các chiến dịch du kích đối chọi lại Quốc xã và giới cầm quyền Pháp Vichy. Tổng cộng đã có hơn 100 cuộc

Thậm chí đến nay 2022, người Do Thái vẫn là đối tượng của rất nhiều quốc gia, họ bị các cuộc tấn công của các nước nhằm vào, số lượng người Do Thái, đặc biệt là những nhân chứng của cuộc diệt chủng năm ấy cịn sống là rất ít. Vì sự tàn khốc của các quốc gia, dù lòng yêu dân tộc mãnh liệt thì dường như người Do Thái ngày nay cũng khơng dám lên án hay cáo buộc những tội ác đó. Vì những lí do đó, ta cần có những biện pháp trừng trị thích đáng, những biện pháp phù hợp nhằm giúp người Do Thái nói riêng và con người bị thiệt hại do chiến tranh nói chung có thể được bồi thường, tìm lại được cơng bằng cho dân tộc.

Những tội ác của phát xít Nhật trong bối cảnh Thế chiến thứ hai cũng để lại nhiều hậu quả đau thương cho nạn nhân trực tiếp chịu thiệt hại nói riêng và cả nhân loại nói chung. Hiện nay, việc ước tính tổng số phụ nữ bị xâm hại tình dục tại các vùng bị Nhật Bản chiếm đóng vẫn gặp nhiều khó khăn do cịn thiếu tài liệu chính thống, các vật chứng chứng minh tội ác của binh lính và sĩ quan Nhật hầu như đã bị phá hủy sau chiến tranh.

Tuy nhiên các học giả đã đưa ra một số ước tính dựa trên các tài liệu hiện có:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU ƯỚC TÍNH THEO CÁC HỌC GIẢ<small>8</small></b>

<b>Tên học giả </b>

<b>Năm phát hành bài </b>

<b>viết </b>

<b>Số quân nhân </b>

<b>Tỉ lệ phụ nữ/ quân nhân </b>

<b>Tỉ lệ thay thế </b>

<b>Tổng số “phụ nữ mua vui” </b>

<small>8 tham khảo ngày 06/01/2023. </small>

<small>9</small><i><small> Ikuhiko Hata (1993), Showa-shi no Nazo wo Ou (Inside Japan's Showa Years, 1920s to 1980s), Volume 2, </small></i>

<small>Bungeishunju. </small>

<small>10</small><i><small> Yoshiaki Yoshimi (2000), Jugun Ianfu (The Wartime Comfort Women), Iwanami Shoten, 1995, English translation, Comfort Women: Sexual Slavery in Japanese Military during the World War II, Columbia University </small></i>

<small>Press. </small>

<small>11</small><i><small> Su Zhiliang (1999), Ianfu Kenkyu (Research on Comfort Women) (in Chinese), Shanghai Bookstore Publishers. </small></i>

<small>12</small><i><small> Ikuhiko Hata (1999), Ianfu to Senjo no Sei (The Comfort Women and Sex in War), Shincho-Sha. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bình Dương hay sâu trong rừng Burma đã cố cầm cự bằng cách ăn thịt những người phụ nữ này.<small>13</small>

Những nạn nhân may mắn sống sót trở về sau chiến tranh đã ln bị ám ảnh tâm lý và khơng thể hịa nhập với cuộc sống bình thường. Như vậy, ta cần có một cơ chế để bồi thường cho những tổn thất về thân thể và tinh thần của những nạn nhân đó hoặc người thân của họ.

Các quy định của pháp luật quốc tế về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người được tập hợp tại các văn bản như Luật Nhân đạo Quốc tế, Quy chế Rome về Tịa án hình sự Quốc tế (ICC), Cơng ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng 1948, Nguyên tắc và Hướng dẫn Cơ bản về Quyền được Khắc phục và Bồi thường do Vi phạm Tổng thể Luật Nhân quyền Quốc tế và Các Vi phạm Nghiêm trọng về Luật Nhân đạo Quốc tế vào năm 2006. Dù đã được ghi nhận như vậy nhưng vấn đề về giải thích thuật ngữ và áp dụng các quy phạm này vào thực tiễn xét xử vẫn gặp nhiều bất cập. Cụ thể, định nghĩa về tội chống lại lồi người vẫn có nhiều điểm tương đồng với các định nghĩa về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, khiến cho việc xét xử đúng người, đúng tội trở nên khó khăn cho các cơ quan tài phán.<small>14</small>

Những vấn đề bồi thường và những tội ác man rợ trên tồn thế giới từ trước đến nay ln khiến dư luận phải bàng hoàng. Và tại Việt Nam, những tội ác này đã bành trướng tại các cuộc chiến tranh xâm lược. Một trong số đó phải kể đến là tội ác chiến tranh của Mỹ được khẳng định qua những hành động tàn bạo, man rợ, mà trong đó phải kể đến là cuộc chiến tranh hố học của Mỹ ở Việt Nam - được coi là lớn nhất từ trước

đến năm 1971 và để lại những hậu quả đau thương. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính

họ đã mắc các bệnh bao gồm ung thư (đặc biệt là bệnh ung thư bạch cầu), và con cháu của họ đã bị dị tật qua nhiều thế hệ. Hoa Kỳ cho rằng các chất hoá học đó khơng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân Việt Nam, bức xúc trước sự thừa nhận đó, vào năm 2004, Hiệp hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã đệ đơn kiện các nhà sản xuất hố chất này lên Tịa án Liên bang Hoa Kỳ ở New York, yêu cầu bồi thường và cáo buộc họ vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật quốc tế, bao gồm Nghị định thư Geneva 1925 và Cơng ước La-Hay 1907. Ngồi ra, họ cũng yêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

cầu Hoa Kỳ và các công ty sản xuất chất độc da cam bồi thường cho các nạn nhân, và đã được gửi đến Liên Hợp Quốc và chính phủ Hoa Kỳ, nhưng Tịa án lương tâm nhân dân quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam khơng có quyền lực pháp lý

và do đó phải bồi thường cho các nạn nhân bị ảnh hưởng và gia đình của họ.

Những vụ cưỡng hiếp của lính Mỹ đối với phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh cũng được ghi nhận lại. Có thể thấy cuỡng hiếp cũng là một trong những tội ác chiến tranh,

phụ nữ Việt Nam diễn ra trên trận địa tại các thơn xóm chỉ có phụ nữ và trẻ em khi người Mỹ ập đến. Cưỡng hiếp là một cách để khẳng định quyền lực thống trị, đơi khi cịn là vũ khí chiến tranh, được sử dụng trong các cuộc thẩm vấn tù binh nữ để lấy thông tin về quân địch, đặc biệt các vụ hãm hiếp tập thể diễn ra phổ biến một cách đáng sợ. Theo số liệu thống kê, trong 07 vụ thảm sát của Mỹ từ năm 1967 đến năm 197 đã có 15 vụ cưỡng hiếp. Ngồi ra Mỹ cịn có những hành động tra tấn tù binh man rợ, đặc biệt phải kể đến Nhà tù Phú Quốc với những hình thức như: đóng kim, ăn cơm nhạt, đục răng và bẻ răng, gõ thùng, đóng đinh, lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi,...

Cuộc diệt chủng Campuchia diễn ra từ khi chính quyền Khơ-me Đỏ cầm đầu đã khiến cả đất nước Campuchia từ sau ngày 17/4/1975 đến trước ngày 7/1/1979 chìm trong loạn lạc đẫm máu. Tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary ra quyết định đưa Campuchia vào chế độ Diệt chủng, loại trừ tận gốc mọi cơ sở xã hội để xây dựng “nhà nước mới”: một xã hội không tiền, không chợ, không trường học, không tôn giáo – một xã hội nơng nghiệp dựa trên bốn tiêu chí là: tư liệu sản xuất tập thể, công cụ sản xuất tập thể, ăn uống và sống tập thể, và làm việc tập thể. Các đối tượng được nhắm tới trong cuộc Diệt chủng là các tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Hồi Giáo) và dân tộc thiểu số đặc biệt là Người Hồi giáo Chăm là nhóm người bị ảnh hưởng nhất trong cuộc diệt chủng, có tới

Khơ-me Đỏ nắm chính quyền từ năm 1975 đến năm 1979, 158 nhà tù được mở ra và đi vào hoạt động (trong đó đặc biệt là nhà tù Toul Sleng (S-21), nay là bảo tàng trưng bày những tội ác diệt chủng của chế độ Khơ-me Đỏ, ước tính rằng có gần 20.000 tù nhân bị giam giữ tại nơi này),<small>20</small> 309 khu mộ tập thể với tổng số ước tính khoảng 19.000 hố mộ,<small>21</small>

<small>17 tham khảo ngày 07/01/2023. </small>

<small>18</small><i><small> Hải Yến (2017), Hiếp dâm - công cụ gây tội ác khủng khiếp trong chiến tranh, Vietnamplus. </small></i>

<small>19</small><i><small> University of Minisota, Cambodia - Holocaust and Genocide studies - College of Liberal Arts. </small></i>

<small>20</small><i><small> Locard, Henri, State Violence in Democratic Kampuchea (1975-1979); Retribution (1979-2004), European Review of History, Vol. 12, No. 1, tr.121–143. </small></i>

<small>21 tham khảo ngày 07/01/2023. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

gần hơn hai triệu người<small>22</small> bị giết hại một cách tàn khốc, toàn bộ hạ tầng và kiến trúc thượng tầng bị phá bỏ.

Sau khi chính quyền tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary lên cầm quyền ở Campuchia, cách mạng ở Campuchia càng ngày càng thắng lợi thì Pol Pot ráo riết chuẩn bị kế hoạch chống phá Việt Nam. Tháng 5 năm 1975, sau khi cách mạng hai nước thắng lợi, quân Khơ-me Đỏ đã đánh chiếm đảo Thổ Chu của tỉnh Kiên Giang, bắt hơn 500 người dân vô tội Việt Nam, bắt đầu cuộc tấn cơng đối với các vùng ở phía Tây Nam Việt Nam, làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia bắt đầu ngày một xấu đi. Từ đầu năm 1977, quân Pol Pot tiếp tục mở các cuộc tiến cơng vào các đồn biên phịng Việt Nam ở Bu Prăng (Đắk Lắk), vùng Mỏ Vẹt (Long An) và một số nơi ở Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang. Ngày 30/4 đến 19/5/1977, Pol Pot sử dụng lực lượng quy mơ sư đồn tiến cơng sang đất Việt Nam trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang, giết hại 222 người, làm bị thương 614 người, bắt đi 10 người, đốt cháy 552 nhà dân, cướp 134 tấn lúa, phá hoại hàng trăm héc-ta lúa đang đến mùa gặt; cướp phá nhiều tài sản của nhân dân…

chứng rõ ràng nhất nói lên tội ác của chế độ Khơ-me Đỏ dưới sự cầm quyền của Pol Pot - Ieng Sary gây ra đối với những người dân vô tội Việt Nam. Theo số lượng ước tính hơn 3.000 người dân tại xã Ba Chúc bị thiệt mạng. Và chứng tích tội ác tày trời của tập đoàn Diệt chủng Pol Pot được lưu trữ tại Nhà mồ Ba Chúc nơi lưu trữ gần 1.159 bộ hài cốt, chiếm một phần ba số nạn nhân bị Pol Pot sát hại tại Ba Chúc.<small>24</small>

Đối với Pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là trong Pháp luật Hình sự Việt Nam, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), tại chương XXIV của bộ luật này có quy định về “Các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội ác chiến tranh”, theo đó khách thể của các loại tội phạm này là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia; chế độ Nhà nước của một Nhà nước có chủ quyền; tính mạng, sức khoẻ của một khu vực dân cư; lợi ích chính đáng của một phong trào giải phóng dân tộc. Chủ thể của tội phạm quy định ở đây là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự là cơng dân nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cố trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp thực hiện những hành vi được quy định tại các điều luật trong chương này. Thêm vào đó theo Điều 28 và Điều 61 của Bộ luật này thì chủ thể vi phạm sẽ khơng được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành án.

<small>22 tham khảo ngày 08/01/2023. </small>

<small>23, tham khảo ngày 08/01/2023. </small>

<small>24 Số liệu được công bố tại Nhà mồ Ba Chúc, tỉnh An Giang. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam hiện nay khơng có quy định cụ thể nào về vấn đề bồi thường thiệt hại do các loại tội phạm trên gây ra và hầu hết sẽ giải quyết theo Luật Quốc tế. Một hướng khác là giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định Bộ luật Dân sự của Việt Nam hiện hành, tuy nhiên rất khó để xác định được tổng thiệt hại thực tế mà người phạm tội phải bồi thường. Đối với những tội diệt chủng, tội chống lại lồi người thì khó để xác định được số liệu cụ thể về những thiệt hại, tổn thất về sức khỏe, tài sản, tinh thần,… theo Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định và về mức độ bồi thường thiệt hại cũng giới hạn theo quy định của Nhà nước (Ví dụ: Theo khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc nếu khơng thỏa thuận được mức độ bồi thường thì mức bồi thường tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm khơng q mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định).

Đối với việc bồi thường thiệt hại do tội ác quốc tế đã xảy ra trên Việt Nam và trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa chính thức nhận được một phần bồi thường nào từ các cuộc chiến tranh, các cuộc thảm sát, những tội ác mà các quốc gia xâm lược đã gây ra cho Việt Nam. Thứ nhất, về vấn đề bồi thường giữa Pháp - Nhật - Việt vẫn còn gây tranh cãi, rõ ràng rằng khơng gì có thể bù đắp cho người Việt Nam về những thiệt hại về người do hậu quả của các chính sách của Nhật Bản và Pháp trong nạn đói lớn xảy ra ở Việt Nam năm 1945. Và về việc khoản bồi thường chiến tranh của Nhật Bản được dồn vào việc xây dựng một dự án duy nhất, Đập Đa Nhim xây dựng chính phủ Việt Nam Cộng Hịa thì người được lợi ích nhất vẫn là phía người tư vấn và các cơng ty xây dựng của

Pháp, can thiệp vào chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1975 với vai trò đi từ viện trợ, cố vấn cho tới việc trực tiếp tham chiến. Mỹ đã gây ra mất mát không nhỏ đối với người dân Việt Nam, mà ảnh hưởng nhất cho tới ngày nay chính là việc hơn 3 triệu người dân Việt Nam vẫn còn là nạn nhân của chất độc dioxin được rải ra trong cuộc chiến hóa học của Mỹ. Với các số liệu về hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam mà nhóm tác giả đã trình bày ở trên cùng với việc Hiệp hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã đệ đơn kiện các nhà sản xuất hố chất này lên Tịa án Liên bang Hoa Kỳ ở New York, hiện nay vẫn chưa thật sự nhận được phản hồi từ phía Mỹ về một khoản bồi thường hợp lý cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu Da Cam.

<b>2. Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi trường: </b>

<i>2.1. Trong trường </i>

<small>25</small><i><small> Gunn, G. (2011). War Claims and Compensation: Franco-Vietnamese Contention over Japanese War Reparations and the Vietnam War. ASIA-PACIFIC JOURNAL-JAPAN FOCUS, 9(49). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Luật Nhân đạo quốc tế: Lý luận và thực tiễn áp dụng, Vũ Thị Thu Trang - 2010, </i>

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Khóa luận phân tích, đề cập đến những vấn đề xoay quanh Luật Nhân đạo quốc tế, cụ thể: (1) Sự phát triển cũng như thực tiễn của việc áp dụng Luật Nhân đạo quốc tế trong các cuộc chiến tranh trong lịch sử; (2) Các quy tắc, nội dung về khía cạnh bảo vệ con người khi các cuộc chiến vũ trang diễn ra; (3) Ý nghĩa của Luật Nhân đạo quốc tế đối với nhân loại; (4) Vấn đề áp dụng và thực tiễn áp dụng Luật Nhân đạo quốc tế ở Việt Nam. Khóa luận đã phân tích được các khía cạnh nổi bật của vấn đề, cho thấy được ưu điểm rằng từ khi luật pháp quốc tế cịn chưa hồn thiện thì con người ln là đối tượng mà luật quốc tế đặc biệt cần quan tâm và bảo vệ, đồng thời giúp ta hiểu hơn tiền đề của thế nào là cuộc chiến tranh vũ trang, nguồn gốc của mọi tội ác. Hơn nữa, khóa luận cũng cho thấy được sự kết hợp vận dụng khéo léo của Bác Hồ vào pháp luật Việt Nam từ Luật Nhân đạo quốc tế.

Tuy nhiên, khóa luận cũng cho thấy được nhiều bất cập, lỗ hổng của Luật Nhân đạo quốc tế. Bất cập lớn nhất chính là những quy định khơng triệt để loại bỏ các cuộc chiến tranh vũ trang xảy ra, mà chỉ nhằm mục đích ngăn chặn, giảm thiểu các hành động vũ trang có thể xảy ra. Khơng những thế, luật này vẫn chưa quy định về vấn đề bồi thường sau khi các cuộc chiến tranh đó kết thúc cũng như không phân định rõ về các loại tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người. Việc luật không quy định khiến người bị thiệt hại gặp khó khăn trong q trình địi lại cơng bằng, bảo vệ công lý cho họ. Và tổng hợp khóa luận cũng chưa đưa ra được giải pháp nào cho vấn đề bồi thường thiệt hại.

<i>2.2. Ngoài trường </i>

Bài viết “Vai trò của Liên Hợp Quốc trong đảm bảo thực thi các quy định của Luật

luận về các cáo buộc vi phạm Luật nhân đạo quốc tế và/hoặc quyền con người và những khuyến nghị rằng cần bồi thường thiệt hại liên quan đến những thường dân bị bạo lực

<i>tình dục với nội dung “thiết lập những hoạt động hỗ trợ về giới, y tế, pháp lý, xã hội; </i>

<i>tuyển dụng và đào tạo các nữ điều tra viên; khuyến khích và hỗ trợ thành lập các tổ chức xã hội dân sự dân sự để hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực tình dục”<small>27</small></i> hoặc khuyến nghị thành lập các cơ chế bồi thường quốc tế như trường hợp của Darfur, Uỷ ban điều tra tại nước này đã kêu gọi Hội đồng bảo an thành lập một uỷ ban bồi thường quốc tế. Bài viết cũng chỉ ra rằng mặc dù có những nỗ lực trong hoạt động của các thiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

chế quốc tế như Liên hợp quốc, nhưng việc thực thi những quy định của Luật nhân đạo quốc tế nói chung cũng như những quy định về bảo vệ thường dân nói riêng vẫn đối mặt với rất nhiều thách thức.

Bài viết về vấn đề bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của tội ác chống lại loài người của Quỹ Xã hội mở (Open Society Institute, nay là Open Society Foundations)

<i>với tiêu đề: “Unfulfilled Promises: Achieving Justice for Crimes against Humanity in </i>

<i>East Timor”<small>28</small></i> đặt ra vấn đề về những tội ác đẫm máu của Indonesia đối với Đông Timor, đỉnh điểm là vào năm 1999. Đối mặt trước các sự kiện đó, Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác cho rằng phải có biện pháp trừng phạt và bồi thường thích hợp đối với Indonesia.

Tuy nhiên bài viết cũng chỉ ra một số khó khăn và rào cản ngăn việc thực thi những biện pháp đó một cách có hiệu quả. Cụ thể, các tác giả nêu ra những bất cập của các cơ quan tài phán về quyền con người trước tội ác chiến tranh, tội chống lại loài người và tội diệt chủng, và các thiếu sót của thẩm phán cũng như cơ quan thi hành án của tịa đã khơng thể giải quyết đến cùng các vụ việc được đưa ra. Các vấn đề đặt ra chủ yếu nằm ở thẩm quyền hạn chế của cơ quan tài phán tại Đông Timor và Indonesia về quyền con người, hệ thống tòa án nhân quyền được xây dựng sơ sài, còn nhiều lỗ hổng, khơng có khả năng thi hành án đối với các phán quyết được đưa ra.

Các tác giả từ đó đưa ra một số định hướng và gợi ý phương pháp đối phó với những khó khăn này như: (1) Mở rộng thẩm quyền tạm thời đối với Đơn vị xử lý tội phạm nghiêm trọng (Serious Crime Unit - SCU) của Đông Timor, tạo nền tảng để Đơn vị này phát triển thành một hệ thống cơ quan tài phán quốc tế kiểu mới; (2) Thành lập Ủy ban hoặc Tòa án bồi thường dân sự quốc tế nằm ngoài hệ thống pháp luật Đông Timor chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến tội phạm chiến tranh, tội diệt chủng và chống lại loài người; (3) Thảnh lập Ủy ban chân lý quốc tế có thẩm quyền yêu cầu trách nhiệm giải trình, đưa ra các biện pháp như đóng băng tài sản, tái hịa nhập cộng đồng… với những tội phạm ít nghiêm trọng hơn; (4) Sửa đổi, phát triển hệ thống tòa ad hoc tại Indonesia; (5) Thành lập tịa án hình sự ad hoc quốc tế chuyên xét xử những bị cáo có trách nhiệm lớn nhất trong các tội ác chống lại loài người; (6) Cách chức, thu hồi danh hiệu, huân chương đối với những sĩ quan, binh sĩ Indonesia có hành vi bạo lực tại Đông Timor; (7) Lời xin lỗi công khai và chân thành từ chính quyền Indonesia.

<small>28</small><i><small> New York, Open Society Institute (2004). Unfulfilled Promises: Achieving Justice for Crimes against Humanity in East Timor. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Tác giả Karen Parker và Jennifer Chew, qua bài viết “Compensation for Japan's </i>

<i>World War II War-Rape Victims”,<small>29</small></i> đã tập trung nghiên cứu vào vấn đề bồi thường của Nhật Bản đối với các nạn nhân bị xâm phạm tình dục thời chiến trong giai đoạn Thế chiến thứ hai. Những hành vi này của quân đội Nhật Bản được quốc tế xác định là tội chống lại loài người, tội ác chiến tranh. Sau hơn 50 năm giữ yên lặng, một số lượng lớn nạn nhân, từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và nhiều quốc gia khác, đã đứng lên địi quyền cơng bằng cho mình, u cầu chính phủ Nhật Bản phải có lời xin lỗi cơng khai và bồi thường một khoản tiền cho họ thông qua các tịa án Nhật Bản. Trước tình hình đó, Chính phủ Nhật Bản đã có lời xin lỗi tới các nạn nhân bị ép buộc làm “phụ nữ mua vui” thời chiến; tuy nhiên, họ vẫn từ chối bồi thường bằng tiền cho các nạn nhân. Bài viết phân tích động thái của Nhật Bản và quốc tế nhằm giải quyết vụ việc này, đồng thời đặt ra những bất cập trong quá trình tố tụng của các nạn nhân tại Nhật Bản như sau: (1) Mỗi nạn nhân trong vụ việc có một đơn khởi kiện riêng biệt sẽ tất nhiên làm đình trệ bộ máy tư pháp do số lượng đơn rất nhiều và phức tạp; (2) Các nạn nhân bị cưỡng bức phần lớn được đưa tới từ nhiều nước bị Nhật chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai, hầu hết họ khơng nói tiếng Nhật hay có hiểu biết cơ bản về hệ thống pháp lý của Nhật Bản, dẫn đến những khó khăn nhất định khi khởi kiện, thậm chí nhiều người cịn khơng thể khởi kiện; (3) Do phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác và do hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc lúc bấy giờ, các nạn nhân cũng khơng thể có bằng chứng cụ thể và xác đáng cho tội ác của quân đội Nhật; (4) Chi phí tố tụng cũng là một rào cản, nạn nhân bị cưỡng bức thường không thể chi trả cho các vụ kiện tại Nhật Bản; (4) Và cũng khơng thể bỏ qua rằng có khả năng các tòa án tại Nhật xét xử các vụ kiện địi bồi thường này theo hướng có lợi cho quân đội và Chính phủ Nhật Bản.

Các tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị về việc bồi thường cho các nạn nhân bị xâm phạm bởi tội chống lại loài người, tội ác chiến tranh của Nhật Bản: (1) Các cách thức và nguyên tắc cơ bản về bồi thường cho nạn nhân; (2) Thành lập tòa án xét xử các vụ việc bồi thường quốc tế; (3) Thành lập và quyên góp vào các quỹ hỗ trợ nạn nhân của tội ác chiến tranh, tội chống lại loài người của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

deGuzman đã đề cao tính cấp thiết của việc xây dựng một khuôn khổ quy phạm pháp luật về vấn đề tội chống lại loài người một cách có hệ thống. Trong những quy phạm pháp luật đó cần làm rõ: Những quy định này sẽ thuộc về quốc gia hay quốc tế? Người

<small>29</small><i><small> Parker, K., & Chew, J. F. (1994), Compensation for Japan's World War II War-Rape Victims, Hastings </small></i>

<small>International and Comparative Law Review, 17(3), 497-550. </small>

<small>30</small><i><small> DeGuzman, M. M. (2011), Crimes against humanity. In Research handbook on international criminal law, </small></i>

<small>Edward Elgar Publishing. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

vi phạm có trách nhiệm phải biết về những quy định này khơng? Người vi phạm có phải biết về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của mình và hậu quả xảy ra hay không? Các quy định về tội chống lại lồi người có thể áp dụng lên qn nhân trong thời bình được khơng? Một hành vi gây ảnh hưởng tới nhiều nạn nhân thì hành vi đó có phải là tội chống lại lồi người? Ở mức độ nào thì hành vi khủng bố và những hành vi phi nhân tính khác được ghép thành tội chống lại loài người? Đây là những câu hỏi bài viết đặt ra mà vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Tác giả Hannibal Travis đi đến nghiên cứu về các nạn nhân của cuộc diệt chủng

<i>Darfur trong bài viết “Genocide in Sudan: The role of oil exploration and the entitlement </i>

<i>of the victims to reparations”.</i><small>31</small> Đầu năm 2003, cuộc xung đột tại Sudan nổ ra, về bản chất là mâu thuẫn giữa chính quyền Sudan gốc Ả Rập với người dân bản địa gốc Phi. Bài viết phân tích sâu về các mốc sự kiện của cuộc xung đột, hậu quả về người, về vật chất, cùng những động thái của Liên Hợp Quốc và các cơ quan tài phán quốc tế với vụ việc. Ngoài ra tác giả cũng đặt ra vấn đề về trách nhiệm của các cơng ty dầu khí đối với sự kiện diệt chủng này, trên cơ sở họ đã cung cấp tài chính, vật chất, hậu cần cho các lực lượng gây chiến của chính phủ Sudan.

Bài viết chỉ ra rằng mặc dù đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề bồi thường cho nạn nhân trong các điều ước quốc tế mà Sudan là thành viên, ví dụ như Cơng ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, Hiến chương Châu Phi về Quyền Con người và Quyền Dân tộc, việc giải quyết của các cơ quan tài phán về những vấn đề này vẫn còn nhiều chậm trễ và bất cập và trên thực tế có rất ít nạn nhân của nạn diệt chủng được bồi thường, và nếu có thì cũng khơng ở mức thỏa đáng.

<i>Trong tài liệu “Reparations for victims of genocide, crimes against humanity and </i>

<i>war crimes: Systems in place and systems in the making”<small>32</small></i> đã chỉ ra rằng các nạn nhân của các tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội chống lại loài người đang vấp phải một số định kiến truyền thống khi cho rằng một số thành phần của xã hội đã bị gạt ra ngồi lề xã hội và góp phần gây ra những tội ác đã gây ra cho họ. Ngoài ra bài viết cũng đề cập đến thách thức của các nạn nhân về vấn đề bồi thường như: khơng đủ tiếp và tham vấn, ngồi ra các nạn nhân đa phần đã chết nên việc bồi thường là bất khả thi khi không thể “sửa chữa” những vi phạm đó,... vì vậy các biện pháp đền bù sẽ mang tính biểu tượng hơn. Chế độ bồi thường của ICC không thể đáp ứng đầy đủ các quyền được bồi thường của nạn nhân do không thể bồi thường hoàn toàn những thiệt hại gây ra và bất kỳ hình

<small>31</small><i><small> Travis, H. (2008). Genocide in Sudan: the role of oil exploration and the entitlement of the victims to reparations. </small></i>

<small>Ariz. J. Int'l & Comp. L., 25, 1. </small>

<small>32</small><i><small> Clemens Nathan Research Centre (2007), Reparations for victims of genocide, crimes against humanity and war crimes: Systems in place and systems in the making, The Peace Palace, The Hague, The Netherlands. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

thức đền bù nào cũng không thể vượt qua nỗi đau khổ của cá nhân. Toà án ICC cho rằng sẽ phải quyết định cách thức giải quyết bồi thường cho từng cá nhân trên cơ sở công bằng và bình đẳng. Ngồi ra có một bất cập là khi bị xâm phạm, các nạn nhân đã không đệ đơn kiện lên Tịa án nên khơng thể giải quyết được bồi thường cũng như không thiết lập nguyên tắc để bồi thường, điều này cần phải vận động các nạn nhân trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần.

<b>3. Mục tiêu của đề tài </b>

Đề tài hướng đến nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người, cũng như những quy tắc về bồi thường cho các nạn nhân bị tổn hại do các tội ác đó.

Đồng thời, đề tài cũng phân tích những vụ việc thực tiễn xét xử của các cơ quan tài phán quốc tế về các vấn đề liên quan, đặc biệt xem xét về các phương án bồi thường cho nạn nhân bị ảnh hưởng bởi tội ác chiến tranh, tội diệt chủng hay tội chống lại loài người. Các sự kiện cho thấy những tội ác chiến tranh, tội diệt chủng của các quốc gia Pháp, Mỹ và Campuchia tại Việt Nam cũng được xem xét để đưa ra những kết luận toàn diện nhất.

Từ đó, đưa ra những bài học kinh nghiệm, giải pháp thiết thực nhất cho vấn đề yêu cầu bồi thường cho nạn nhân của tội ác chiến tranh, diệt chủng và chống lại loài người ở Việt Nam, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người bị tác động bởi các tội ác này.

<b>4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>Phương pháp nghiên cứu: </b></i>

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Pháp luật quốc tế về bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng ba phương pháp:

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các vụ việc tiêu biểu liên quan đến vấn đề bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người trên phạm vi thế giới và lịch sử Việt Nam từ đầu thế XX đến hiện nay. Từ đó, nhóm sẽ rút ra được những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn của vấn đề bồi thường trên nhiều khía cạnh, giúp Việt Nam có thể tìm ra được giải pháp phù hợp nhất cho mình.

Phương pháp nghiên cứu so sánh, pháp luật nước ngoài với pháp luật Việt Nam: Thơng qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các quy định, quy tắc, án lệ, công ước,... của các quốc gia trên thế giới về vấn đề bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

chống lại loài người gây ra, nhóm tác giả sẽ rút ra những ưu, nhược điểm của hệ thống pháp luật nước ngoài, từ đó giúp Việt Nam xây dựng hành lang pháp lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại lồi người gây ra để Việt Nam có được lợi thế trong cơng cuộc tìm lại cơng bằng cho dân tộc.

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Nhóm tác giả tiến hành tạo một khảo sát đối với lượng người dân nhất định với mục đích tìm hiểu sự hiểu biết và suy nghĩ của người dân về vấn đề bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại lồi người gây ra. Thơng qua khảo sát, nhóm tác giả thu nhập được số liệu căn cứ cho vấn đề, rút ra những hạn chế và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, từ đó rút ra kiến nghị hồn thiện cho Việt Nam thơng qua thực tiễn khảo sát.

<i><b>Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu pháp luật của các quốc gia nước ngoài, liên quan chủ yếu đến vấn đề bồi thường của các tồ án quốc tế để tìm ra ưu điểm và khuyết điểm trong việc xử lí vấn đề bồi thường. Từ đó đưa ra những kiến nghị, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và xây dựng cơ chế lập pháp của Việt Nam (xây dựng Quỹ phát triển về bồi thường...) để xác định vấn đề bồi thường hợp lý nhất do các tội phạm về chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại lồi người gây ra.

Phạm vi về khơng gian: Nhóm sẽ nghiên cứu về các tội ác diễn ra ở pháp luật quốc tế và Việt Nam, đặc biệt là tội ác chiến tranh của Pháp, Mỹ tại Việt Nam và cuộc diệt chủng của chế độ Khơ-me đỏ. Đồng thời tạo bảng khảo sát dành cho mọi đối tượng trên phạm vi tại Việt Nam về việc bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người để khảo sát và nghiên cứu tình hình thực tiễn, từ đó đưa ra giải pháp hợp lý nhất về vấn đề bồi thường.

Phạm vi về thời gian: Nhóm tác giả sẽ nghiên cứu toàn diện từ đầu thế kỉ XX đến hiện tại, cụ thể là những tội ác diễn ra ở thế chiến thứ hai, tội ác chiến tranh và tội diệt chủng của các nước tại Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của các nạn nhân ở hiện tại và cả trong tương lai để có một cái nhìn tổng quan về vấn đề bồi thường, tìm ra giải pháp hợp lý để đem lại sự công bằng nhất cho các nạn nhân tại Việt Nam.

<b>5. Bố cục của đề tài </b>

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 04 chương chính sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Chương 2: Các chủ thể tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người.

Chương 3: Các thiệt hại được bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người gây ra.

Chương 4: Cách thức bồi thường thiệt hại đối với hậu quả của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người </b>

<b>I. Khái niệm đặc điểm tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người và bồi thường thiệt hại do các hành vi đó gây ra </b>

<i>1. Khái niệm, đặc điểm về tội ác chiến tranh </i>

Khái niệm về tội ác chiến tranh đã được ra đời và tồn tại từ rất lâu, nhưng khi thuật ngữ “tội ác chiến tranh” xuất hiện vào những năm 1800, đa phần đều là các thuật ngữ mang tính xã hội và chưa được cụ thể hóa thơng qua văn bản pháp luật nào mang tính quốc tế, áp dụng chung. Do đó, trong q trình phát triển của lịch sử lồi người, đặc biệt là hai cuộc chiến tranh thế giới, thì khái niệm về tội ác chiến tranh đã được các nhà nghiên cứu và các quốc gia hoàn thiện một cách cụ thể và đầy đủ. Thuật ngữ “tội ác chiến tranh” lần đầu tiên được sử dụng bằng tiếng Đức vào năm 1872 bởi Johann Casper Bluntschli, người đã định nghĩa tội ác chiến tranh là lực lượng quân sự hành động khơng có mệnh lệnh trong thời chiến.<small>33</small> Trong hơn ba thập kỷ sau, một luật gia người Đức là ông Lassa Francis Lawrence Oppenheim đã sử dụng thuật ngữ “tội ác chiến tranh” trong

<i>chuyên luận nổi tiếng của ông về Luật Quốc tế, ông cho rằng “tội ác chiến tranh là </i>

<i>những hành động thù địch hoặc những hành động khác của binh lính hoặc những cá </i>

cũng đã định nghĩa bốn loại tội phạm chiến tranh khác nhau.<small>35</small> Tiếp theo đó một số người cho rằng Francis Lieber, một nhà luật gia nổi tiếng người Mỹ đã viết Luật Lieber (Lieber Code) nổi tiếng (được sử dụng trong Thế chiến nội tranh để xác định các tội vi phạm luật chiến tranh đối với qn đội Liên minh), ơng có thể đã sử dụng thuật ngữ "tội ác chiến tranh" nhưng ông chưa từng viết nó ra giấy. Người ta cho rằng ơng Lieber có thể đã sử dụng thuật ngữ này trong các cuộc trị chuyện bằng miệng.<small>36</small> Mặc dù khơng đề cập đến thuật ngữ “tội ác chiến tranh”, bộ luật này cũng đã quy định rằng luật chiến

<i>tranh từ chối “mọi hành vi tàn ác và ý đồ xấu xa liên quan đến các thỏa thuận được ký </i>

thể thấy, tội ác chiến tranh không phải là một hành động bình thường, mà là một hành động tàn bạo và đáng bị lên án nhất, xâm phạm đến quyền sống cao cả của con người. Không những vậy, tội ác chiến tranh không chỉ gây thiệt hại tới từng cá thể riêng biệt

<small>33 , tham khảo ngày 10/3/2023. </small>

<small>34</small><i><small>Oona A. Hathaway, Paul K. Strauch, Beatrice A. Walton, Zoe A. Y. Weinberg (2019), What is a War Crime?, </small></i>

<small>Yale Law School Legal Scholarship Repository, tr.61. </small>

<small>35</small><i><small> Oona A. Hathaway, Paul K. Strauch, Beatrice A. Walton, Zoe A. Y. Weinberg (2019), tlđd, tr.61. </small></i>

<small>36 , tham khảo ngày 10/3/2023. </small>

<small>37</small><i><small> Oona A. Hathaway, Paul K. Strauch, Beatrice A. Walton, Zoe A. Y. Weinberg (2019), tlđd, tr.58. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

mà ở đó cịn là vận mệnh của cả một quốc gia dân tộc, vận mệnh của con người ở quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Đến thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu và luật gia bắt đầu đưa ra các lập luận về tội ác chiến tranh. Như trong phần kết thúc phiên tịa của mình tại Nuremberg năm 1946, Robert H. Jackson mặc dù khơng đưa ra chính xác khái niệm về tội ác chiến tranh, ơng đã có những đúc kết về dấu hiệu định tội cho loại tội ác chiến tranh. Theo ông, (1) khởi nguồn của tội ác chiến tranh không phải là hành động tự phát của nhân dân, mà là hành động được lên kế hoạch, có sự chuẩn bị và chủ đích rõ ràng từ phía nhà cầm đầu<small>38</small>; (2) Tội ác chiến tranh được tạo ra bởi các cuộc chiến liên tục với cường độ tấn cơng mạnh mẽ, nhanh chóng và khơng vì lý do chính đáng.<small>39</small> Hay theo Hans Kelsen trong q trình chuẩn bị truy tố các nhà lãnh đạo Đức tại Nuremberg đã đưa ra lập luận rằng: tội ác

<i>chiến tranh có “tính chất kép”: “chúng là tội hình sự chống lại luật pháp quốc tế và đồng </i>

<i>tranh “Là tội vi phạm công pháp quốc tế về luật lệ và tập tục chiến tranh được thực hiện </i>

<i>bằng các hành vi như: tàn sát dân thường, tra tấn, giam giữ, đối xử vô nhân đạo đối với tù binh, thực hành chế độ lao động nô lệ đối với nhân dân vùng bị chiếm đóng, cưỡng hiếp, làm nhục phụ nữ, xua đuổi nhân dân rời khỏi quê hương, nơi sinh sống, bắn giết, cướp bóc tài sản, tấn công triệt hạ các mục tiêu dân sự, các công trình phục vụ dân sinh, các đê, đập; tiến hành chiến tranh không tuyên bố, tấn công các quốc gia trung lập, các </i>

Về góc độ pháp lý, khái niệm tội ác chiến tranh được quy định và sửa đổi, bổ sung nội dung trong rất nhiều văn bản pháp luật qua từng thời kỳ. Vào thế kỷ 19, các quốc gia vẫn chưa chú trọng việc quy định luật pháp về các tội ác quốc tế, chỉ sau khi hai thế chiến xảy ra, đặc biệt là tội ác do Đức Quốc xã gây ra để lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho nhân loại thì lúc này, các quốc gia mới nhận thức được tính cấp thiết của việc hợp tác quốc tế trừng trị các tội ác trong cơng cuộc gìn giữ nền hịa bình thế giới. Từ đó, các hiệp ước, cơng ước, hiến chương... quy định về các tội ác quốc tế đã nhanh chóng xuất hiện nhằm xác định tội ác quốc tế cũng như trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ. Mặc dù tồn tại ở những văn bản khác nhau nhưng các quy định về tội ác chiến tranh vẫn được dùng để hỗ trợ nhau trong việc xác định tội phạm, và cho đến ngày nay thì tội ác chiến tranh có thể hiểu ngắn gọn là những hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Nhân đạo quốc tế, còn gọi là Luật Xung đột vũ trang hoặc Hiệp ước Geneva 1949. Còn ở Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Nam có quy định về tội phạm chiến tranh tại Điều 423 Bộ luật Hình sự 2015: “Người </i>

<i>nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung </i>

người, tội ác chiến tranh diễn ra trong thời chiến và có thể được thực hiện đối với nhiều nạn nhân, dù là chiến binh hay thường dân, tùy thuộc vào loại tội phạm.

<i>Theo nhóm tác giả, khái niệm về tội ác chiến tranh có thể được hiểu như sau: “Tội </i>

<i>ác chiến tranh là những hành vi cố ý sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các hành vi khác có tính chất bạo lực ở mức độ nghiêm trọng được thực hiện trong bối cảnh chiến tranh nhằm xâm hại đến quyền con người, quyền tài sản, an nguy của quốc gia và các quyền khác trong một khu vực, lãnh thổ nhất định.” Từ đó có thể rút ra tội ác chiến tranh </i>

có những đặc điểm sau: Đầu tiên, người thực hiện có những hành vi cố ý sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các hành vi khác có tính chất bạo lực trái quy định của pháp luật quốc tế và quốc gia. Thứ hai, những hành vi vi phạm đó phải ở mức độ nghiêm trọng trở lên. Thứ ba, đối tượng mà tội ác chiến tranh hướng đến là khu vực, lãnh thổ nhất định. Thứ tư, mục đích nhằm phá hủy hoặc biến nơi đó thành của mình, gây thiệt hại cho con người, quốc gia bị tấn công. Cuối cùng, bối cảnh thực hiện hành vi vi phạm là trong thời chiến, nếu hành vi diễn ra trong thời bình thì sẽ khơng được xem là phạm tội ác chiến tranh.

<i>2. Khái niệm, đặc điểm về tội diệt chủng </i>

Tội diệt chủng được xem là một trong những tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất từ trước đến nay và luôn được thế giới quan tâm. Trên góc độ học thuật, khái niệm về tội diệt chủng được đưa ra lần đầu tiên bởi luật sư người Ba Lan - Raphäel Lemkin vào năm 1944, trong cuốn sách “Axis Rule in Occupied Europe” của ông nhằm phơi bày tội

<i>ác của Đức Quốc xã đối với người Do Thái. Theo ơng “”diệt chủng” tức nói đến sự hủy </i>

<i>diệt của một quốc gia hoặc một nhóm dân tộc (...) được ghép từ từ “genos” trong tiếng Hy Lạp cổ đại (chủng tộc, bộ lạc) và từ tiếng Latinh “cide” (giết người), do đó, trong q trình hình thành của nó, nó tương ứng với các từ như bạo chúa, giết người đồng </i>

<small>42Luật số 100/2015/QH13 của Quốc hội: Bộ Luật Hình sự; ban hành ngày 27/11/2015; có hiệu lực ngày 01/7/2016. </small>

<small>43</small><i><small>Lemkin, R (2014), Axis rule in occupied Europe: Laws of occupation, analysis of government, proposals for redress ((Foundations of the Laws of War), The Lawbook Exchange, Ltd, tr.79. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>ngay lập tức của một quốc gia, trừ khi được thực hiện bằng các vụ giết người hàng loạt tất cả các thành viên của quốc gia đó. Thay vào đó, nó nhằm biểu thị một kế hoạch phối hợp các hành động khác nhau nhằm phá hủy những nền tảng thiết yếu cho cuộc sống của các nhóm quốc gia, với mục đích tiêu diệt chính các nhóm đó (...) Tội diệt chủng nhằm vào nhóm quốc gia với tư cách là một thực thể và các hành động liên quan nhắm vào các cá nhân, không phải với tư cách cá nhân của họ, mà với tư cách là thành viên </i>

nghiên cứu khác cũng đã đưa ra khái niệm về tội diệt chủng, góp phần quan trọng trong việc xác định và đánh giá tội diệt chủng trong từng trường hợp, tiêu biểu như Irving

<i>Louis Horowitz đã đưa ra khái niệm về “Sociocide - Diệt chủng là sự hủy diệt có hệ </i>

<i>thống và có cấu trúc đối với những người dân vô tội bởi một bộ máy quan liêu của nhà nước... Diệt chủng thể hiện một nỗ lực có hệ thống theo thời gian nhằm loại bỏ dân số quốc gia, thường là thiểu số... và có chức năng như một chính sách chính trị cơ bản để </i>

<i>Chalk and Kurt Johansson đã đưa ra năm 1990: “Diệt chủng là một hình thức giết người </i>

<i>hàng loạt từ một phía, trong đó một nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có ý </i>

Từ hai khái niệm trên, ta nhận thấy cả hai tác giả Horowitz và Chalk and Johansson đều nhận định rất chính xác về xuất phát điểm của tội diệt chủng, thừa nhận tội diệt chủng là tội ác có sự chuẩn bị, có tổ chức, lãnh đạo một cách bài bản bởi những người có quyền lực nhằm loại bỏ một hoặc một số cộng đồng người nhất định.

Tính đến hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm riêng biệt về tội diệt chủng bởi lẽ tội ác này không được thực hiện nhiều trong lịch sử. Thế nhưng Việt Nam cũng là thành viên của các điều ước quốc tế về các tội ác quốc tế bao gồm tội diệt chủng nhằm chung tay xây dựng một nền hịa bình, độc lập trong và ngoài nước. Đồng thời tội diệt chủng vẫn bị xem là một tội ác nghiêm trọng nhằm chống phá con người, dân tộc, các hành vi hướng đến tội ác này đều sẽ bị truy tố và xử lý theo các quy định của các công ước, nghị định mà Việt Nam là thành viên.

<i>Theo nhóm tác giả, có thể hiểu tội diệt chủng như sau: “Tội diệt chủng là hành vi </i>

<i>một quốc gia hoặc một tổ chức cố ý tiêu diệt hoàn toàn một nhóm người nhất định, bộ tộc hay cộng đồng nhất định trong hoàn cảnh chiến tranh hoặc hịa bình thơng qua nhiều hình thức như: giết tập thể, tra tấn, bạo hành hoặc đưa ra các biện pháp ngăn chặn sự tồn tại, sinh sản và phát triển của cộng đồng đó.” Như vậy, tội diệt chủng bao </i>

<small>44</small><i><small>Lemkin, R (2014), tlđd, tr.79. </small></i>

<small>45</small><i><small> Jones, A (2016), Genocide: A comprehensive introduction, Routledge, tr.16. </small></i>

<small>46 </small><i><small>Jones, A (2016), tlđd, tr.17. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

gồm các đặc điểm sau: Thứ nhất, hành vi phạm tội có thể là bất kì hành vi vi phạm pháp luật nào như giết tập thể, tra tấn, bạo hành hoặc đưa ra các biện pháp ngăn chặn sự tồn tại, sinh sản và phát triển của đối tượng muốn tiêu diệt. Thứ hai, đối tượng là nhóm người nhất định, có thể là một bộ tộc, dân tộc, tôn giáo,... Thứ ba, mục đích phạm tội là nhằm tiêu diệt hoặc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, sự tồn tại và phát triển giống nịi của nhóm người đó. Thứ tư, bối cảnh thực hiện tội phạm có thể là trong thời bình hoặc trong thời chiến.

<i>3. Khái niệm, đặc điểm về tội chống lại loài người </i>

Cho đến hiện nay, con người vẫn không thể xác định được thuật ngữ “tội chống lại loài người” được ra đời đầu tiên và phát triển vào thời gian nào. Song, một số học giả chỉ ra việc sử dụng thuật ngữ này hoặc các thuật ngữ tương tự ngay từ cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, đặc biệt là trong bối cảnh chế độ chiếm hữu nô lệ, và để mô tả những tội ác liên quan đến chủ nghĩa thực dân châu Âu ở châu Phi, chẳng hạn như hành động tàn bạo của Vua Leopold Đệ nhị của Bỉ tại Nhà nước Tự do Congo. Các học giả khác chỉ ra tuyên bố được đưa ra vào năm 1915 bởi các chính phủ Đồng minh (Pháp, Anh và Nga) lên án vụ giết hại hàng loạt người Armenia ở Đế chế Ottoman, là nguồn gốc của việc sử dụng thuật ngữ này làm tên gọi cho một loại tội phạm quốc tế.<small>47</small> Vốn dĩ trong lịch sử khơng có nhiều người đưa ra quan điểm về khái niệm tội chống lại loài người vì cho rằng các hành vi mà tội ác này thực hiện giống với tội diệt chủng, do đó khơng cần có thêm một tội ác quốc tế mới. Tuy nhiên trong phiên tòa Einsatzgruppen vào năm 1947, Benjamin Ferencz - một luật sư người Mỹ và cựu công tố viên trong các phiên tòa Nuremberg đã sử dụng thuật ngữ “tội ác chống lại loài người” khi đưa ra lập luận. Đây là một trong số ít các phiên tịa đầu tiên tập trung xét xử tội chống lại loài người từ khi thuật ngữ này xuất hiện, ở đó các sĩ quan, mà khơng phải các chính trị gia, chịu trách nhiệm cá nhân, trực tiếp về các hành vi phạm tội của mình.<small>48</small> Tịa án đã định nghĩa tội

<i>chống lại lồi người là: “bao gồm nhưng khơng giới hạn ở tội giết người, hủy diệt, bắt </i>

<i>làm nô lệ, trục xuất, bỏ tù, tra tấn, hãm hiếp hoặc các hành vi vô nhân đạo khác chống lại bất kỳ dân thường nào, hoặc các cuộc đàn áp vì lý do chính trị, chủng tộc hoặc tơn giáo dù có hay không vi phạm pháp luật trong nước của quốc gia nơi xảy ra”; “Tội ác </i>

niệm trên, ta có thể thấy Toà án và Ferencz đã đề cập đến các hành vi của tội chống lại lồi người có điểm tương đồng với tội ác chiến tranh và tội diệt chủng, điểm khác ở đây

<small>47 tham khảo ngày 23/04/2023. </small>

<small>48</small><i><small>Damplo, D., & Amar, T. C (2012), More than Murder: Prosecuting Crimes against Humanity at the Nuremberg SS Einsatzgruppen Trial, Columbia University Department of History, tr.6. </small></i>

<small>49</small><i><small> Damplo, D., & Amar, T. C., 2012, tlđd, tr.31. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

là phạm vi và mục đích phạm tội. Với tội chống lại lồi người, phạm vi thực hiện tội ác không giới hạn ở một cộng đồng, một khu vực nhất định mà rộng hơn rất nhiều, có thể là nhiều quốc gia, nhiều khu vực, với mục đích mà tội ác đó hướng tới có thể vì bất kỳ lý do gì chứ khơng nhất thiết phải là chính trị hay tơn giáo. Mặc dù trong bản cáo buộc chỉ ra các hành vi phạm tội nghiêng về tội ác chiến tranh và tội diệt chủng, thế nhưng Ferencz vẫn cố gắng chứng minh rằng các hành vi đó đã vượt quá giới hạn của hai tội kia và nên được thừa nhận là tội chống lại lồi người. Chính sự cố gắng nỗ lực của ơng, khái niệm tội chống lại lồi người đã được Tòa án thừa nhận và ra quyết định trừng trị thích đáng đối với những người phạm tội.

Ở Việt Nam, tội chống lại loài người cũng được quy định tại khoản 1 Điều 422 Bộ

<i>luật Hình sự 2015:“Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành </i>

<i>vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên…” Ở những bộ </i>

luật hình sự trước, Việt Nam khơng quy định về tội danh này, mãi đến bộ luật mới nhất được ban hành, tội danh này mới được thừa nhận là một tội ác cần được ngăn chặn và tiêu hủy.

Tương tự như trên, khái niệm tội ác chống lại lồi người theo nhóm tác giả có thể

<i>được hiểu như sau: “Tội ác chống lại loài người là việc một nhóm người có quyền lực </i>

<i>hoặc Nhà nước thực hiện các hành vi giống với hành vi của tội ác chiến tranh hoặc tội diệt chủng hoặc các hành vi khác đe dọa đến sự an toàn trong hoàn cảnh thời bình hoặc chiến tranh của với một nhóm quốc gia, sắc tộc, cộng đồng hoặc bất kể người dân nào trên phạm vi rộng mà khơng có sự phân biệt và khơng cần mục đích cụ thể.” Như vậy, </i>

tội chống lại loài người bao gồm các đặc điểm sau: Thứ nhất, hành vi của tội này bào gồm các hành vi giống với tội ác chiến tranh hoặc tội diệt chủng, tuy nhiên các hành vi có tính chất vi phạm nhẹ hơn so với hai tội cịn lại. Thứ hai, đối tượng khơng chỉ dừng lại ở một nhóm người nhất định, mà cịn có thể là bất kỳ thường dân vô tội nào. Thứ ba, mục đích của tội này chỉ đơn thuần là muốn xâm phạm đến thể xác, tinh thần của người bị hại chứ khơng có một mục đích cụ thể. Thứ tư, quy mô phạm tội rộng do đối tượng bị xâm phạm là người dân, nếu chỉ một vài người dân bị xâm hại thì đó khơng được xem là tội chống lại loài người. Thứ năm, bối cảnh phạm tội có thể là thời bình hoặc thời chiến.

Lưu ý, hai tội diệt chủng và chống lại loài người có những điểm tương đồng nhau, do đó để phân biệt hai tội này, ta có thể dựa vào những yếu tố sau: Thứ nhất, hành vi vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

phạm tội chống lại loài người thường xảy ra trong một thời kỳ kéo dài, thường liên quan đến thời kỳ chiến tranh hoặc trong các bối cảnh xung đột; đối với tội ác diệt chủng không cần liên quan đến thời gian nào mà chỉ cần có yếu tố thực hiện các hành động với mục tiêu chủ quan là tiêu diệt hoặc loại trừ một phần hoặc tồn bộ của một nhóm dân tộc, tơn giáo hoặc dân tộc cụ thể. Thứ hai, đối tượng của tội chống lại loài người bao quát hơn so với tội diệt chủng. Ở tội diệt chủng, đối tượng là một nhóm người nhất định, được xác định rõ ràng, cịn ở tội chống lại lồi người, đối tượng có thể là bất kỳ thường dân nào mà khơng cần xác định các yếu tố nhân thân. Thứ ba, mục đích chủ quan của tội diệt chủng là muốn tiêu diệt hoàn toàn sự tồn tại hoặc hủy hoại trực tiếp sự phát triển giống nịi của nhóm người đó, trái lại tội chống lại lồi người, mục đích phạm tội là tước đi các quyền tự do thân thể của con người và đày đọa họ về mặc thể xác lẫn tinh thần, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển giống nịi. Cuối cùng, chính sự hạn chế về đối tượng của tội diệt chủng đã dẫn đến phạm vi phạm tội của tội diệt chủng hẹp hơn so với tội chống lại lồi người. Nhìn chung, tội chống lại loài người và tội diệt chủng đều là các tội phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực quốc tế và có hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Người phạm tội có thể bị kết án và bị trừng phạt theo quy định của các tòa án quốc tế..

<i>4. Bồi thường thiệt hại quốc tế do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người gây ra </i>

Vấn đề bồi thường thiệt hại quốc tế đã được các quốc gia cũng như thế giới quan tâm và đề cập từ rất sớm. Mặc dù khơng có nhà khoa học hay nhà nghiên cứu nào đã đưa ra lập luận về khái niệm bồi thường thiệt hại quốc tế, nhưng mọi người cũng có thể dễ dàng hiểu được rằng đó là việc hồn trả lại những gì mà bên bị thiệt hại đáng lẽ ra phải được hưởng, cũng như có thể phải trả thêm một phần dựa vào mức độ thiệt hại mà người phạm tội gây ra. Khái niệm bồi thường thiệt hại quốc tế không được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản nào, tùy vào từng lĩnh vực mà quy định về bồi thường sẽ khác nhau dựa vào nhiều yếu tố thuộc lĩnh vực đó.

<i>Trong cuốn sách “Quyền được bồi thường và đền bù do các vi phạm nhân quyền </i>

<i>nghiêm trọng - Hướng dẫn chuyên môn” được sửa đổi năm 2018 bởi Livio Zilli có nói </i>

<i>về bồi thường thiệt hại, theo đó “Bồi thường là một phương thức đền bù có thể định </i>

<i>lượng bằng tiền cho bất kỳ thiệt hại nào có thể đánh giá được về mặt kinh tế, chẳng hạn </i>

<small>50 </small><i><small>ICJ (2018), The Right to a Remedy and Reparation for Gross Human Rights Violations - A Practitioners’ Guide No.2, bản sửa đổi, tr.13. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tồn bộ thiệt hại cịn được hiểu là việc khơi phục tình trạng tài sản mà một người đã có hoặc có thể có nếu thiệt hại đó khơng xảy ra.<small>51</small>

Việc bồi thường thiệt hại nên cần phải giải quyết từ nhiều vấn đề nhỏ lẻ, riêng biệt như gây thiệt hại cho đối tượng nào, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hay tài sản của cá nhân, tổ chức đó, rồi sau đó hãy xác định những lợi ích mà họ đáng lẽ được hưởng hoặc đương nhiên được hưởng nếu chiến tranh khơng xảy ra. Từ đó sẽ có thể đảm bảo được bồi thường thiệt hại đúng đối tượng, phù hợp với mức độ thiệt hại mà họ phải gánh chịu, cũng như có được những cách thức bồi thường thích đáng. Tính chất của hành vi phạm tội sẽ là thước đo quan trọng trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Ví dụ, trong trường hợp thương tật nặng nề, mức độ tổn thương sức khỏe lớn, nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân thì người bị hại phải chịu nhiều thiệt hại hơn so với trường hợp bị tổn thương sức khỏe nhẹ, do đó họ phải được bồi thường thiệt hại tương đương với những gì họ phải chịu đựng. Cịn đối với những trường hợp gây thiệt hại đến tinh thần của nạn nhân, việc xác định mức độ tổn hại rất khó khăn, khơng dễ để xác định mức tiền bồi thường thiệt hại bao nhiêu là phù hợp và thỏa đáng. Do đó, việc bồi thường thiệt hại về tinh thần nên xuất phát từ mục đích nhằm loại bỏ tối đa những tổn thương mà người đó phải chịu và đưa ra những giải pháp về tinh thần trong từng trường hợp nhất định.

Theo nhóm tác giả, khái niệm bồi thường thiệt hại quốc tế có thể hiểu như sau:

<i>“Bồi thường thiệt hại quốc tế do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người gây ra là vấn đề có phạm vi quốc tế. Theo đó, các cá nhân, tổ chức, quốc gia, những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện tội ác có trách nhiệm thực hiện các hành vi như xin lỗi công khai trên phạm vi quốc tế, xây đài tưởng niệm, hỗ trợ kinh tế... nhằm mục đích khơi phục lại tình trạng ban đầu của nơi bị thiệt hại và loại bỏ tổn thương của nạn nhân một cách tối đa. Đồng thời, các cá nhân, tổ chức, quốc gia phạm tội có trách nhiệm hoàn trả một số tiền tương đương với mức độ thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cộng đồng, quốc gia, con người bị thiệt hại”. </i>

Dẫu biết tổn thương, thiệt hại nặng nề là vậy, song các nạn nhân lại khơng thể làm gì để có thể địi lại cơng bằng cho chính mình. Đúng như Antonio Cassese đã nói rằng:

<i>“(...)Lãng quên có nghĩa là nạn nhân sẽ phải chết hai lần: lần thứ nhất họ bị tiêu diệt </i>

<i>về thể xác, còn lần thứ hai họ bị tiêu diệt về tinh thần vì bị lãng quên. Các học thuyết về chiến tranh sẽ mãi nhắc về những tổn thương mà họ phải chịu, đó sẽ mãi là vết thương </i>

<small>51</small><i><small>Yaroshenko K.B (1990), Life and health under the protection of law, Moscow: Yuridicheskaya literature, tr.174. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>hở, về thương mà nạn nhân không thể nào quên được.”</i><small>52</small> Nói như vậy bởi lẽ ở lần thứ hai, các nạn nhân đã bị lãng quên theo năm tháng mà không thể giành được công lý. Song sự thật về các vụ thảm sát và các hành động tàn bạo khác dường như không bao giờ bị chôn vùi cùng với nạn nhân, nó như một thước phim chiếu mãi theo dòng lịch sử nhân loại, được lan truyền với nhiều thái độ, cảm xúc khác nhau. Như vậy, chính việc “tam sao thất bản” của những câu chuyện là nguyên nhân khiến cho nỗi đau của họ giống như một vết thương hở miệng không lành. Có thể nói, hầu hết các nạn nhân coi bồi thường là cách trực tiếp và có ý nghĩa nhất để đạt được cơng lý.<small>53</small> Do đó, việc ban hành các quy định về vấn đề bồi thường do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người gây ra là thực sự cần thiết và cấp bách trong hồn cảnh khủng hoảng ấy. Nó như một liều thuốc tạm thời hữu hiệu nhất có thể giúp vết thương lành lại, an ủi nổi đau của các nạn nhân.

Việc công nhận các tội ác và đặt ra các khái niệm pháp lý về các tội ác mang tính quốc tế nhằm giúp Liên hợp quốc xây dựng được các hành lang pháp lý nhằm xác định chính xác loại tội phạm trong từng trường hợp cụ thể để đưa những biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh hậu quả thiệt hại lớn về vật chất và tinh thần cho nhân loại. Đồng thời, đây còn là cơ sở để các quốc gia nhận thức rõ hơn trong việc gìn giữ hịa bình thế giới, từ đó hạn chế gây ra các hành vi tội ác, kiểm soát trật tự trong nước một cách chặt chẽ, hịa bình hơn bằng cách pháp điển hóa các quy định vào luật pháp nước mình, bên cạnh đó giúp các quốc gia nhỏ bé, chậm phát triển có thể bảo vệ dân tộc mình trong trường hợp bị các quốc gia khác tấn cơng.

Ngồi ra, ngồi việc góp phần trên con đường giành lại cơng bằng cho các dân tộc, con người bị thiệt hại, các quy định còn giúp chúng ta phân biệt được với các tội ác khác một cách chính xác, từ đó xác định được đúng chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, có thể là cá nhân, tập thể hoặc quốc gia, ngăn chặn việc không thừa nhận và chối bỏ trách nhiệm trắng trợn. Ví dụ như nội dung tại Điều 8 của Quy chế Tòa trọng tài Nuremberg<small>54</small>

<i>đã quy định: “Việc một người hành động theo mệnh lệnh của Chính phủ hoặc của cấp </i>

<i>trên khơng miễn trừ trách nhiệm của người đó theo luật pháp quốc tế, với điều kiện là người đó có thể lựa chọn về mặt đạo đức trên thực tế”. </i>

<small>52</small><i><small> Cassese, A (2006), Balancing the Prosecution of Crimes against Humanity and Non-Retroactivity of Criminal Law: The Kolk and Kislyiy v. Estonia Case before the ECHR, Journal of International Criminal Justice, 4(2), 410-</small></i>

<small>418. </small>

<small>53 tham khảo ngày 24/06/2023. </small>

<small>54</small><i><small> United Nations, Charter of the International Military Tribunal - Annex to the Agreement for the prosecution and punishment of the major war criminals of the European Axis ("London Agreement"), 8 August 1945. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Cuối cùng, nhận thức được rằng tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người là một trong những tội ác nghiêm trọng nhất theo pháp luật quốc tế, Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại năm 1968<small>55</small><i> đã nhấn mạnh:“Tin tưởng rằng, việc trừng trị hiệu quả các tội ác chiến </i>

<i>tranh và tội ác chống nhân loại là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa những loại tội phạm này, bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người, khuyến khích sự tin cậy và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các dân tộc, thúc đẩy hịa bình và an ninh quốc tế”. Như </i>

vậy, việc đặt ra các quy định khái niệm tội ác và vấn đề bồi thường thiệt hại do tội ác gây ra có ý nghĩa to lớn trong việc đặt con người lên trên tất cả, bảo vệ quyền lợi của con người, góp phần xây dựng khối đoàn kết giữa các nước trên thế giới. Đây được xem là ý nghĩa quan trọng nhất mà pháp luật quốc tế cũng như pháp luật trong nước hướng đến khi ban hành các quy định. Chỉ khi quyền con người được đề cao thì việc bảo vệ nền hịa bình chung mới có thể tiến hành một cách nhanh chóng, xây dựng một thế giới mà con người có thể sống yên vui, hạnh phúc.

<b>II. Cơ sở pháp lý quốc tế về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài ngoài và vấn đề bồi thường do những tội danh này gây ra </b>

Để củng cố các lập luận của các nhà nghiên cứu, cơ sở pháp lý là một công cụ thực hiện hóa các lý thuyết một cách hữu dụng và thuyết phục nhất. Ở phần này, nhóm tác giả sẽ phân tích một số cơ sở pháp lý quốc tế nổi bật trong việc hình thành khái niệm về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người và các vấn đề bồi thường thiệt hại do các tội ác này gây ra.

<i>1. Cơ sở pháp lý ghi nhận về tội ác chiến tranh </i>

Đầu tiên, nói về khái niệm tội ác chiến tranh, khái niệm đó được pháp điển hóa lần đầu tiên vào các công ước La Hague năm 1864 và 1907, nhưng chỉ đến khi nó được phát triển trong Quy chế Tịa trọng tài Nuremberg năm 1945 thì khái niệm về tội ác chiến tranh mới thực sự được công nhận một cách rộng rãi trên quốc tế. Cụ thể, Tòa quân sự quốc tế Nuremberg năm 1945 ra đời trong Thế chiến thứ II nhằm trừng trị những tên tội phạm của Đức Quốc Xã về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người. Quy chế của Tịa đã có nêu lên khái niệm tội ác chiến tranh được quy định tại khoản b

<i>Điều 6: “Vi phạm luật pháp hoặc phong tục chiến tranh bao gồm, nhưng không giới </i>

<i>hạn, giết người, ngược đãi hoặc trục xuất làm nơ lệ lao động hoặc vì bất kỳ mục đích nào khác của dân thường trong hoặc trên lãnh thổ bị chiếm đóng; sát hại hoặc ngược đãi tù nhân chiến tranh hoặc những người trên biển, giết con tin, cướp bóc tài sản cơng </i>

<small>55</small><i><small> UN General Assembly, Convention on the Non-Applicability of Statutory Limitations to War Crimes and Crimes Against Humanity, 26 November 1968, A/RES/2391(XXIII). </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>hoặc tư nhân, phá hủy bừa bãi các thành phố, thị trấn hoặc làng mạc, hoặc tàn phá không phải do nhu cầu quân sự”. Quy định trên cho ta thấy rằng trong Hiến chương, </i>

khái niệm đã không cụ thể hóa về tội ác chiến tranh, mà đưa ra những hành vi được cho là hành vi cấu thành tội ác chiến tranh nếu vi phạm. Thế nhưng có thể nói, quy định trong Hiến chương đã đặt nền móng cho sự phát triển của luật pháp quốc tế về khái niệm tội ác chiến tranh, là cơ sở cho các văn bản ra đời sau này.

Năm 1949, một Cơng ước có vai trị quan trọng cho đến tận ngày nay đã được ban hành, đó là các Công ước Geneva. Trong đó, tại quy định của Điều 147 Công ước Geneva (IV)<small>56</small><i>, tội ác chiến tranh được hiểu là: “Những vi phạm nghiêm trọng liên quan </i>

<i>đến Điều trước đó sẽ là những vi phạm liên quan đến bất kỳ hành vi nào sau đây, nếu được thực hiện đối với người hoặc tài sản được Công ước này bảo vệ: cố ý giết người, tra tấn hoặc đối xử vơ nhân đạo, bao gồm cả thí nghiệm sinh học, cố ý gây đau đớn hoặc thương tích nghiêm trọng cho thân thể hoặc sức khỏe, trục xuất hoặc chuyển giao trái pháp luật hoặc giam giữ bất hợp pháp người được bảo vệ, ép buộc người được bảo vệ phục vụ trong lực lượng của một Thế lực thù địch, hoặc cố ý tước bỏ quyền được xét xử công bằng và thường xuyên của người được bảo vệ như quy định trong Công ước này, bắt con tin và phá hủy trên diện rộng và chiếm đoạt tài sản, không được biện minh bởi sự cần thiết của quân đội và được thực hiện bất hợp pháp và bừa bãi”. Qua khái </i>

<i>niệm trên, ta có thể thấy được điểm tiên tiến so với thời đại, đó là “thí nghiệm sinh học”. </i>

Khơng giống như các loại vũ khí khác như hóa học, vật lí mà vũ khí sinh học là một loại vũ khí có thể để lại hậu quả kéo dài và cần rất nhiều thời gian, tiền của để có thể khắc phục, con người sống tại nơi có chất độc sinh học khơng chỉ bị ảnh hưởng tại thời điểm chiến tranh mà còn cả thế hệ sau cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Cho đến hiện nay, văn bản pháp luật được ra đời muộn nhất có quy định về khái niệm tội ác chiến tranh là Quy chế Rome của Tịa án Hình sự Quốc tế năm 1998<small>57</small> – sau đây gọi là Quy chế Rome,cụ thể được quy định tại Điều 8: Tội ác chiến tranh. Từ các khái niệm được đưa ra trước đây, các nhà lập luận của Quy chế Rome đã rút được kinh nghiệm, ban hành một quy định rất đầy đủ, chi tiết về các trường hợp của tội ác chiến tranh. Theo đó, Quy chế đã chia các hành vi vào từng trường hợp cụ thể để có thể đánh giá mức độ phạm tội như phạm tội có tính chất quốc tế hay khơng, có vi phạm công ước Geneva 1949 hay không, hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác để đưa ra được hình phạt thích đáng. Khái niệm về tội ác chiến tranh khơng có q nhiều sự tranh cãi,

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

hầu hết mọi người đều tán thành với quy định như vậy. Văn bản vẫn cịn có giá trị pháp lý cho đến ngày nay, được hầu hết các nước ký kết thơng qua và chấp thuận trong đó có cả Việt Nam, do đó tính pháp lý và ràng buộc của Quy chế Rome rất cao, đồng thời còn cho thấy việc mong muốn xây dựng một nền hịa bình độc lập khơng chiến tranh của các nước rất mạnh mẽ.

<i>2. Cơ sở pháp lý ghi nhận về tội diệt chủng </i>

Vào năm 1946, nhờ sự nỗ lực của Lemkin, tội diệt chủng đã được công nhận và hệ thống hóa như một tội phạm theo luật pháp quốc tế bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quy định tại phần I, Nghị quyết 96 năm 1946<small>58</small><i>: “Diệt chủng là sự phủ nhận quyền tồn </i>

<i>tại của tồn bộ các nhóm người, vì tội giết người là sự phủ nhận quyền sống của từng cá nhân con người”. Đại hội đã khẳng định “hành vi diệt chủng là một tội ác theo luật </i>

bản của con người, lên án các hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức tước đi tính mạng những người vơ tội của nhà cầm quyền, đặc biệt là còn nhấn mạnh rằng các hành vi phạm tội diệt chủng không chỉ diễn ra trong thời chiến mà còn trong cả thời bình. Đây là văn bản đầu tiên có tính pháp lý quy định về khái niệm tội diệt chủng và đã thể hiện rất tiến bộ những quan điểm mới mà thế giới ngày nay hướng đến bảo vệ và ngăn chặn. Sau đó, khái niệm tội diệt chủng đã được hệ thống hóa thành một tội phạm quốc tế độc lập trong Công ước năm 1948 về Ngăn ngừa và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng<small>60</small> –

<i>sau đây gọi tắt là Công ước Diệt chủng, cụ thể tại Điều 2 của Công ước quy định: “Trong </i>

<i>Công ước này, tội diệt chủng có nghĩa là bất kỳ hành vi nào sau đây được thực hiện với ý định tiêu diệt, toàn bộ hoặc một phần, một quốc gia, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo, chẳng hạn: (a) Giết các thành viên của cộng đồng; (b) Gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất hoặc tinh thần cho các thành viên của cộng đồng; (c) Cố ý gây ra các điều kiện sống của nhóm được tính tốn để dẫn đến sự hủy diệt toàn bộ hoặc một phần về thể chất của cộng đồng; (d) Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa sinh đẻ trong cộng đồng; (e) Buộc chuyển trẻ em của cộng đồng này sang cộng đồng khác”. Công ước ban hành </i>

định nghĩa này nhằm bảo vệ các nhóm người dân thiểu số về quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo

<i>khỏi sự đe dọa bị xóa sổ bởi thế lực tàn ác. Định nghĩa này mặc dù được cho còn hạn </i>

chế ở phạm vi quy định các hành vi vi phạm, bị các thành viên yêu cầu mở rộng nhưng sau cùng nó vẫn được mọi người thừa nhận và được kế thừa ở Điều 4 Quy chế của Tòa

<small>58</small><i><small> UN General Assembly, The Crime of Genocide, 11 December 1946, A/RES/96. </small></i>

<small>59 </small><i><small>Schabas, W. A (2017), Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide: Paris, 9 December 1948, Audiovisual Library of International Law. </small></i>

<small>60</small><i><small> UN General Assembly, Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide, 9 December 1948, United Nations, Treaty Series, vol. 78, p. 277. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

ICTY từ năm 1991 – 1993<small>61</small> và Điều 6 Quy chế Rome. Ngồi ra, khái niệm tội diệt chủng cịn được quy định ở một số văn bản pháp lý khác như tại Điều 2 Quy chế của Tòa ICTR năm 1994.<small>62</small> Các khái niệm về tội diệt chủng ở các văn bản pháp lý hầu như khơng có các khác biệt quá lớn về ý nghĩa cũng như cách liệt kê các hành vi vi phạm. Như vậy cho thấy từ những năm đầu khi khái niệm tội diệt chủng được thừa nhận và pháp điển hóa thì đã mang những quy định rất tiến bộ, giúp nền luật pháp ngăn chặn tội ác nói chung và tội diệt chủng nói riêng phát triển mạnh mẽ.

<i>3. Cơ sở pháp lý ghi nhận về tội chống lại loài người </i>

Khái niệm tội chống lại loài người và khái niệm tội diệt chủng thường bị mọi người nhầm lẫn bởi giữa chúng có mối liên quan tới nhau. Khi mà tội diệt chủng được thế giới công nhận là tội ác quốc tế và ban hành với nhiều công ước, nghị định khác nhau để ngăn chặn thì tội chống lại lồi người lại không được coi là tội ác quốc tế, mà chỉ đơn thuần là một tội ác với tính nguy cơ khơng cao. Mãi đến khi Quy chế Tòa trọng tài Nuremberg ra đời, khái niệm tội chống lại loài người mới thực sự có ý nghĩa đột phá.

<i>Theo đó, khoản c Điều 6 của Quy chế quy định: Tội chống lại lồi người gồm “Giết </i>

<i>người, hủy diệt, bắt làm nơ lệ, trục xuất và các hành vi vô nhân đạo khác được thực hiện đối với bất kỳ thường dân nào, hoặc các cuộc đàn áp vì lý do chính trị, chủng tộc hoặc tôn giáo, khi các hành vi đó được thực hiện hoặc các cuộc đàn áp đó được thực hiện để thực hiện hoặc liên quan đến bất kỳ tội ác nào chống lại hịa bình hoặc bất kỳ tội ác chiến tranh nào”. Có thể thấy các hành vi của tội chống lại lồi người có sự tương đồng </i>

cơ bản với tội diệt chủng nên khi xét xử, các chủ thể có thẩm quyền thường xét xử tội phạm với tội diệt chủng vì tội đó có mức độ nguy hiểm cao hơn và khung hình phạt cũng nặng hơn, có thể mang tính răn đe, ngăn chặn mạnh hơn.

Tiếp theo là Công ước Diệt chủng mặc dù không đề cập đến thuật ngữ “chống lại

<i>loài người” nhưng tại Điều 3 của công ước này cũng quy định: “Những hành vi sau đây </i>

<i>phải bị trừng trị:(...) 2. Âm mưu phạm tội diệt chủng; 3. Trực tiếp và cơng khai kích động hành vi diệt chủng; 4. Cố tình phạm tội diệt chủng nhưng chưa đạt; 5. Đồng phạm tội diệt chủng”. Những hành vi này tuy không được xem là tội diệt chủng hay là tội </i>

chống lại loài người theo cơng ước, nhưng vì lúc này họ cho rằng tội chống lại lồi người có mức độ nguy hiểm thấp hơn nên họ coi đó là hành vi của tội chống lại loài người và cần xét xử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Trong thời gian tiếp theo, khái niệm tội ác chống lại loài người đã được xác định và định nghĩa rõ ràng hơn trong các văn bản pháp lý quốc tế như trong Quy chế của Tòa

<i>ICTY từ năm 1991 - 1993, tại Điều 5: “Tòa ICTY có thẩm quyền xét xử mọi cá nhân bị </i>

<i>truy tố về những tội ác sau đây xảy ra trong xung đột vũ trang mang tính quốc tế hay khơng mang tính quốc tế và nhằm vào bất cứ cộng đồng thường dân nào: 1. Giết người; 2. Hủy diệt; 3. Bắt làm nô lệ; 4. Trục xuất; 5. Bỏ tù; 6. Tra tấn; 7. Hãm hiếp; 8. Ngược đãi vì động cơ chính trị, chủng tộc và tơn giáo; 9. Những hành vi vô nhân đạo khác” </i>

<i>hay tại Điều 3 Quy chế của Tòa ICTR năm 1994: “Tịa ICTR có quyền xét xử mọi cá </i>

<i>nhân bị truy tố về những tội ác sau đây, nếu như những tội ác này được thực hiện trong khuôn khổ một cuộc tấn công quy mô và triệt để nhằm vào bất cứ cộng đồng dân cư nào vì các lý do dân tộc, sắc tộc, chủng tộc, chính trị hoặc tôn giáo: 1. Giết; 2. Hủy diệt; 3. Bắt làm nô lệ; 4. Trục xuất; 5. Bỏ tù; 6. Tra tấn; 7. Hãm hiếp; 8. Bức hại vì các lý do chính trị, chủng tộc và tơn giáo; 9. Các hành động phi nhân tính khác.” Ra đời muộn </i>

nhất là quy định tại Điều 7 Quy chế Rome của Tịa án Hình sự Quốc tế năm 1998. Có thể thấy những hạn chế do định nghĩa về tội diệt chủng trong Công ước 1948 đã được lấp đầy một cách thỏa đáng bằng sự mở rộng phạm vi tội chống lại loài người trong những văn bản pháp lý sau này.

<i>4. Bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người </i>

Bồi thường thiệt hại quốc tế là một vấn đề phức tạp và quan trọng trong hệ thống luật quốc tế. Các tổ chức quốc tế đã nỗ lực để thiết lập các quy định để đối phó với các loại tội ác và đảm bảo rằng những người bị hại được bồi thường, địi lại được cơng bằng. Có rất nhiều văn bản pháp lý quy định về cơ chế bồi thường, như bốn bản Công ước Geneva 1949 và các Văn bản hướng dẫn bổ sung năm 1977, Điều khoản về Trách nhiệm quốc gia đối với vi phạm quốc tế<small>63</small> và một số điều ước khác. Trong đó bao gồm Nguyên tắc và Hướng dẫn Cơ bản về Quyền được Khắc phục và Bồi thường do Vi phạm Tổng thể Luật Nhân quyền Quốc tế và Các Vi phạm Nghiêm trọng về Luật Nhân đạo Quốc tế do Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2006 – sau đây gọi tắt là Nguyên tắc và Hướng dẫn Cơ bản về Quyền được Khắc phục và Bồi thường,<small>64</small> văn bản này gồm các quy phạm điều chỉnh về quyền được bồi thường do bị thiệt hại bởi các tội vi phạm các quy phạm pháp luật quốc tế về luật nhân quyền và nhân đạo. Văn bản này đã đặt ra vai trò thiết thực của các quốc gia nhằm đảm bảo thực thi quyền được bồi thường của nạn nhân, xây dựng cơ chế bồi thường hiệu quả, các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện điều tra, khởi tố

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

và đặt ra biện pháp trừng phạt phù hợp đối với những người vi phạm luật pháp quốc tế về luật nhân quyền và luật nhân đạo. Bên cạnh đó, văn bản cũng đưa ra sự cấp thiết yêu cầu sự phối hợp, tương trợ giữa các quốc gia nhằm thực thi cơng lý hiệu quả. Bên cạnh đó, văn kiện cũng đặt ra sự cấp thiết yêu cầu sự phối hợp, tương trợ giữa các quốc gia nhằm thực thi công lý hiệu quả.

Tại Điều I của Công ước về việc không áp dụng các thời hiệu theo luật định đối với các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại lồi người năm 1968, tuy khơng có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhưng có quy định việc không áp dụng thời hiệu khởi tố đối với tội ác chiến tranh, tội chống lại loài người, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc trừng trị các tội ác nguy hiểm, cũng gián tiếp chứng minh việc bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân là vấn đề hết sức quan trọng. Hoặc theo quy định Điều 75 Quy chế Rome có nêu lên những hình thức bồi thường như bồi hồn, bồi thường và

<i>phục hồi: “Tòa án phải xác lập các nguyên tắc liên quan đến việc bồi thường thiệt hại </i>

<i>cho nạn nhân, hoặc liên quan đến nạn nhân, bao gồm việc đền bù, bồi thường và phục hồi. Trên cơ sở này, trong quyết định của mình, Tịa án có thể, theo đề nghị hoặc tự mình trong những hồn cảnh đặc biệt, xác định phạm vi và mức độ của bất cứ thiệt hại, mất mát và tổn thương nào đã gây ra cho nạn nhân hoặc liên quan đến nạn nhân và phải tuyên bố những nguyên tắc mà Tịa án đã áp dụng”. Bởi lẽ khơng có những quy </i>

định cụ thể về bồi thường là như thế nào, bồi thường ra sao vì mỗi vụ việc đều có những sự khác biệt nhất định về mức độ thiệt hại, loại tội ác gây ra, chủ thể phải chịu, nên khi xét xử, các chủ thể có thẩm quyền đều cần xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết để có thể đưa ra những biện pháp phù hợp với các bên.

Như đã đề cập ở phần tội ác chiến tranh, Việt Nam đã là thành viên của Công ước về việc không thể áp dụng các giới hạn theo luật định đối với tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người từ ngày 4/6/1983, ngồi ra thì Việt Nam chưa tham gia bất kỳ văn bản nào khác Tuy nhiên, từ sau năm 1977, sau khi trở thành thành viên Liên hiệp quốc, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người như: Cơng ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR) (gia nhập ngày 24/9/1982), Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979 (ký kết ngày 29/7/1980, phê chuẩn ngày 17/2/1982), Cơng ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1969 (gia nhập ngày 9/6/1982),... Mặc dù những văn bản này không phải là văn bản quy định về các tội ác hay vấn đề bồi thường thiệt hại do tội ác gây ra, nhưng tất cả đều có ý nghĩa trong việc ngăn chặn các hành vi trái pháp luật, xóa bỏ những vấn nạn có thể xâm phạm đến con người. Chính sự tham gia đầy đủ này đã giúp cho công cuộc bảo vệ quyền con người của Việt Nam thêm vững chắc, tiến gần hơn đến xã hội mà con người làm chủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 </b>

Tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại lồi người là những tội ác mang tính chất quốc tế, đã và vẫn đang diễn ra trên thế giới, luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm cho nhân loại. Do đó ở chương đầu tiên của đề tài, nhóm đã thơng qua việc tìm hiểu, phân tích những lập luận của một số nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới cũng như một số nhận định trong nước nhằm làm rõ và đưa ra những nhận xét về các khái niệm tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại lồi người, qua đó rút ra được những điểm nổi bật, tiến bộ cũng như những hạn chế cịn sót lại trong từng lập luận. Từ đó đưa ra được quan điểm về khái niệm và đặc điểm từ khía cạnh của nhóm, đồng thời so sánh các loại tội ác có điểm tương đồng với nhau, giúp người đọc có được góc nhìn bao qt nhất về ba loại tội ác.

Tiếp theo đó là vấn đề bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người gây ra. Mặc dù đến hiện nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào đã đưa ra lập luận về khái niệm bồi thường thiệt hại quốc tế, tuy nhiên, nhóm đã phân tích một số lập luận và pháp luật quốc tế có liên quan và đưa ra được những quan điểm, ý nghĩa mà vấn đề muốn hướng đến. Đặc biệt, nhận định được rằng vấn đề bồi thường thiệt hại do ba loại tội ác trên gây ra là vấn đề cần phải giải quyết với sự kết hợp đan xen của rất nhiều yếu tố, qua đó nhấn mạnh tính cấp thiết của việc hợp tác quốc tế, đoàn kết với nhau giữa các quốc gia trong việc ngăn chặn tội ác, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Không những thế, thông qua việc đưa ra các cơ sở pháp lý quốc tế nổi bật về tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại loài người, cũng như vấn đề bồi thường thiệt hại do ba loại tội ác trên gây ra, nhóm đã nêu những quan điểm và cho thấy vai trò của các quốc gia trong việc ngăn chặn gốc rễ của tội ác là rất quan trọng. Bên cạnh đó, nhóm cịn đề cập đến các văn bản pháp luật quốc tế có quy định về các vấn đề trên mà Việt Nam là thành viên, từ đó nhận định được mức độ quan tâm của Việt Nam đối với các loại tội ác quốc tế và sự nỗ lực trong công cuộc bảo vệ quyền con người, xây dựng xã

<i>hội công bằng, tự do. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Chương 2: Các chủ thể tham gia vào quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người </b>

<b>I. Khái quát về chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người </b>

Việc xác định chính xác các chủ thể tham gia trong một vụ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người vẫn luôn là một trong những vấn đề tiên quyết để giải quyết một vụ việc đó một cách hợp lý. Lý luận pháp luật hình sự được xây dựng dựa trên ngun tắc “đúng người đúng tội” do đó khơng thể yêu cầu một người phải chịu thi hành phán quyết nếu không chứng minh được họ là người gây ra các tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người. Tương tự, chỉ khi xác định được ai là nạn nhân của các tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người, mới có thể yêu cầu mức bồi thường, cách thức bồi thường phù hợp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất của họ. Trên hết, việc xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc chính là nền tảng cơ bản để bảo đảm tính hợp pháp của một vụ kiện, từ đó có thể bảo vệ nạn nhân cũng như trừng phạt người phạm tội một các thỏa đáng

<i><b>nhất. Đối mặt trước điều đó, các quốc gia cũng như các cơ quan, tổ chức quốc tế có thẩm </b></i>

quyền đã đưa ra một lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật với mong muốn đặt ra quy chuẩn chung để xác định các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại lồi người.

<i>1. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người </i>

<i>1.1. Cơ quan tài phán quốc tế </i>

Hiện nay ngành luật nhân đạo thế giới đã ghi nhận thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt hại. Công ước Liên hợp quốc về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 đã củng cố quyền tài phán của cả các tòa án quốc gia và các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền thông qua Điều 6 của Công ước. Cụ thể Điều

<i>này được soạn rằng: “Những người bị buộc tội đối với hành vi diệt chủng hay các hành </i>

<i>vi được liệt kê ở Điều 3 Công ước này sẽ bị xét xử bởi một cơ quan tài phán có thẩm quyền của quốc gia mà tại đó người này thực hiện hành vi phạm tội, hoặc bởi một cơ quan tài phán hình sự quốc tế có thẩm quyền và chấp nhận giải quyết vụ việc”. Ngoài </i>

<i>ra Điều 8 cũng đặt ra: “Một quốc gia thành viên có thể yêu cầu các cơ quan thuộc Liên </i>

<i>hợp quốc có thẩm quyền liên quan dùng các biện pháp phù hợp để phòng ngừa hoặc ngăn cản các hành vi phạm tội diệt chủng hoặc các hành vi khác được liệt kê tại Điều 3”. Như vậy khi phát sinh vụ việc liên quan đến tội diệt chủng thì một loạt các cơ quan </i>

tòa án và trọng tài quốc tế và quốc gia đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Các cơ quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

tài phán quốc tế và quốc gia có thẩm quyền cũng không bị giới hạn giải quyết các vụ việc về các tội ác chiến tranh và tội chống lại loài người.

Tuy nhiên cần phải hiểu rằng mỗi cơ quan tài phán có những quyền hạn khác nhau và điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách một vụ kiện được giải quyết. Các tòa án hay cơ quan trọng tài quốc tế chỉ có những quyền hạn mà các chủ thể quốc tế giao cho họ thông qua cơ sở điều ước quốc tế và các quyền này thường được ghi nhận đầy đủ trong quy chế của tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Những quyền hạn này có thể bao gồm

<i>quy định về hình thức hoạt động của tòa là ad hoc hoặc thường trực, hay về việc bắt </i>

buộc đền bù cho nạn nhân hoặc khơng.

Quy chế của Tịa án Quân sự Quốc tế (IMT),<small>65</small><i> tòa án ad hoc hoạt động trong </i>

khoảng thời gian từ 1945-1946 với mục đích xét xử tội ác của phe Trục sau Thế chiến

<i>thứ hai, đã ghi nhận trong Điều 6 Quy chế: “Tòa [Trọng tài Nuremberg] được thành lập </i>

<i>bởi Hiệp định được nhắc tới ở Điều 1 Quy chế với mục đích xét xử và trừng phạt những tội ác chiến tranh nghiêm trọng của các nước phe Trục tại châu Âu có quyền xét xử và trừng phạt những người thực hiện các hành vi phạm tội sau, với danh nghĩa cá nhân hay người của pháp nhân, tổ chức…”. Các hành vi được nhắc tới bao gồm: tội ác chống </i>

lại hịa bình, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, đều là các hành vi nguy hiểm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa IMT.<small>66</small> Một điểm khác biệt tiêu biểu của Tịa IMT đối với các tịa hình sự quốc tế khác là không giới hạn chỉ xét xử đối với cá nhân phạm tội. Tịa IMT hồn tồn có thể xét xử một tổ chức nếu xác định được rằng họ có liên quan chặt chẽ với người phạm tội, trực tiếp có các hành vi thực hiện hoặc cổ xúy hành vi thực hiện tội phạm.<small>67</small> Hơn nữa, Tòa IMT cũng có quyền xét xử đối với các bị cáo vắng mặt tại phiên tòa khi xét thấy cần thiết.<small>68</small> Việc này xuất phát từ tính chất của Tịa, Tòa IMT được lập ra để xét xử các tội ác chiến tranh tàn khốc mà quân đội phe Trục của châu Âu đã gây ra cho nhân loại. Điều này yêu cầu phiên tòa phải được diễn ra sớm nhất có thể để đảm bảo khơi phục quyền lợi cho các nạn nhân. Với quy định trên, việc các bị cáo lẩn trốn hay thậm chí tự tử để khơng bị xét xử sẽ khơng cịn là cản trở để phiên tịa được tiến hành, đảm bảo cho cơng lý được thực thi trong mọi trường hợp. Cần lưu ý rằng tuy IMT đã dựng nên một cơ chế xét xử tội ác chiến tranh mới, làm nền tảng cho các cơ chế hiện đại, Tịa khơng trực tiếp có thẩm quyền yêu cầu bồi thường cho nạn nhân của các tội ác này.

<small>65 </small><i><small>Còn được gọi là Quy chế Tòa trọng tài Nuremberg. </small></i>

<small>66 Điều 6 Quy chế Tòa trọng tài Nuremberg. </small>

<small>67 </small><i><small>Điều 9 Quy chế Tòa trọng tài Nuremberg. </small></i>

<small>68</small><i><small> Điều 12 Quy chế Tòa trọng tài Nuremberg. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>Hai tòa ad hoc trực thuộc Liên hợp quốc Tịa Trọng tài Hình sự Nam Tư cũ (ICTY, </i>

hoạt động từ 1993-2017)<small>69</small> và Tịa Trọng tài Hình sự Rwanda (ICTR, hoạt động từ 2015)<small>70</small> cũng là hai trong những cơ quan điển hình có vai trị xét xử đối với các tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và tội chống lại lồi người. Tịa ICTY được thành lập với thẩm quyền xét xử các cá nhân có hành vi gây tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người và các vi phạm nghiêm trọng đối với Công ước Geneva được diễn ra từ ngày 01/01/1991 trên lãnh thổ Nam Tư cũ.<small>71</small> Các tội ác thuộc thẩm quyền của ICTY chủ yếu là các tội gây ra trong khuôn khổ chiến tranh Nam Tư từ 1991 đến 2001. Đặc biệt, Điều 9.2 điều chỉnh vị trí của Tịa ICTY cao hơn các tịa án quốc gia về các vụ việc có cùng thẩm quyền, tại bất kỳ giai đoạn xét xử nào Tòa ICTY cũng có thể u cầu tịa quốc gia đang xét xử chuyển vụ án, hồ sơ vụ án cho mình giải quyết.<small>72</small> Các quyền hạn của Tịa ICTR cũng được đặt ra tương tự, Tịa có quyền xét xử đối với các tội diệt chủng, tội chống lại loài người, các vi phạm nghiêm trọng đối với Công ước Geneva xảy ra tại Rwanda và các nước lân cận trong khoảng thời gian từ 01/01/1994 đến 31/12/1994. Một điểm chung của hai bản Quy chế ICTY và ICTR là chỉ tập trung vào phán quyết, trừng trị tội phạm quốc tế, ngoài ra các quyền lợi của nạn nhân vẫn chỉ được giới hạn ở quyền được bảo vệ với tư cách nhân chứng.<small>73</small>

1995-Tịa án Hình sự Quốc tế (ICC) là một trong những cơ quan xét xử hình sự nổi tiếng nhất trên phạm vi quốc tế. Tòa ICC, được thành lập năm 2002, là một tòa án quốc tế thường trực, hoạt động song song và có thẩm quyền bổ sung với các tòa án quốc gia.<small>74</small>

Các hành vi vi phạm pháp luật hình sự quốc tế nghiêm trọng, xâm hại đến nhân loại và hịa bình thế giới bao gồm tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người, tội xâm lược… đều nằm trong phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa ICC. Điều 25.1 của Quy chế Rome Tòa ICC đặt ra rõ ràng rằng Tịa chỉ có thẩm quyền xét xử đối với các cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự quốc tế. Việc này loại trừ trách nhiệm của các tập thể (có thể bao gồm: pháp nhân, tổ chức, quốc gia) thực hiện hành vi vi phạm có thể được xem là thuộc thẩm quyền ICC. Trên thực tế, Tịa án Hình sự Quốc tế hồn tồn có thể xét xử người đứng đầu, tổ chức hay người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội của tập thể đó,<small>75</small> nhưng điều đó khơng thể tránh khỏi làm cho việc nghiên cứu, điều tra vụ

<small>69 tham khảo ngày 25/06/2023. </small>

<small>70 tham khảo ngày 25/06/2023. </small>

<small>71 </small> Lãnh thổ có thể bao gồm lãnh thổ trên mặt đất, vùng nước chủ quyền, tàu bay mang chủ quyền Nam Tư (Điều <small>8 Quy chế ICTY). </small>

<small>72Điều 9 Quy chế ICTY. </small>

<small>73 </small><i><small>Evans, C (2012), Reparations for Victims in International Criminal Law. The Right to Reparation in International Law for Victims of Armed Conflict, tr.4. </small></i>

<small>74 </small> Điều 1 Quy chế Rome.

<small>75Điều 27, 28 Quy chế Rome. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

án càng nhiêu khê, phức tạp. Bên cạnh đó, việc phiên tịa khơng thể tiến hành, vì một số lý do nhân quyền, nếu như một trong số các bị cáo khơng có mặt<small>76</small> tại phiên tòa cũng làm cho việc xét xử bị kéo dài, các nạn nhân khó có thể được bồi thường kịp thời. Để cải thiện quy định này, ICC đã cập nhật Quy tắc xét xử của Tòa,<small>77</small> cụ thể bổ sung các điều 134bis, 134ter, 134quater<small>78</small> cho phép bị cáo có thể tham dự phiên tịa trực tuyến, thực hiện xét xử và bào chữa vắng mặt đối với các bị cáo khơng tham dự phiên tịa mà có yêu cầu xét xử vắng mặt bằng văn bản hoặc bị cáo vắng mặt do thực hiện việc cơng có tính chất quan trọng. Đối với thẩm quyền xét xử với các cá nhân vi phạm pháp luật hình sự quốc tế là cơng dân của các quốc gia khơng thành viên của Quy chế Rome, Tịa ICC vẫn có thể có thẩm quyền xét xử đối với họ trong các trường hợp: (1) thực hiện thẩm quyền đối với công dân của các quốc gia không thành viên khi quốc gia đó có thỏa thuận về việc chấp nhận thẩm quyền của Tòa với các tội phạm cụ thể; (2) thực hiện thẩm quyền đối với công dân của các quốc gia không thành viên khi công dân đó thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ quốc gia thành viên; (3) thực hiện thẩm quyền đối với công dân của các quốc gia không thành viên khi cơng dân đó thực hiện tội phạm trên lãnh thổ của một quốc gia không thành viên nhưng chấp nhận thẩm quyền của Tòa án; (4) thực hiện thẩm quyền đối với công dân của quốc gia không thành viên khi vụ việc do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chuyển đến Tịa án. Một điểm tích cực của Quy chế Rome Tòa ICC là lần đầu trong lịch sử hình thành cơ quan xét xử hình sự quốc tế, quyền được bồi thường và sửa chữa của nạn nhân được ghi nhận chính thức, cụ thể Điều 75 đã thiết lập sơ lược cơ chế bồi thường thiệt hại, sửa chữa hậu quả và phục hồi cho nạn nhân của tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống lại loài người, tội xâm lược. Cụ thể, Tịa án có quyền tự mình buộc người phạm tội phái có các hành động đền bù cho nạn nhân, hoặc dựa trên u cầu. Tịa án cũng có thẩm quyền xác định phạm vi và mức độ thiệt hại để đưa ra mức bồi thường thỏa đáng nhất. Việc đền bù này có thể được thực hiện trực tiếp tại tịa hay thơng qua Quỹ Hỗ trợ nạn nhân<small>79</small> (TVF, được thành lập bởi Quy chế Rome song song với Tịa ICC).

<i>1.2. Tồ án quốc gia </i>

Song song với các cơ quan xét xử hình sự quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 cũng ghi nhận thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ kiện về bồi thường thiệt hại của tội diệt chủng. Cùng tinh thần đó, Cơng ước Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn

<small>76 Điều 63.1 Quy chế Rome. </small>

<small>77 </small><i><small>International Criminal Court, Rules of Procedure and Evidence. (Quy tắc xét xử và điều tra ICC).</small></i>

<small>78 Thông qua Resolution ICC-ASP/12/Res.7. </small>

<small>79 tham khảo ngày 25/06/2023. </small>

</div>

×