Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.72 KB, 96 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP</b>

<b>QUẢN LÝ THU HỒI VỐN VAY TẠI NGÂN HÀNGTMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH QUẢNG NINH</b>

<b>Ngành: Quản lý kinh tếMã số: 8310110</b>

<b>Họ và tên học viên: PHẠM THÙY GIANG</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BÌNH</b>

<b>Hà Nội – Năm 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i>Tác giả xin cam đoan đề tài “Quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàng TMCPSài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh” là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác</i>

giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình. Tác giả cam kết những vấnđề nêu trên là đúng sự thật. Nếu sai tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trướcpháp luật.

<i>Hà Nội, ngàythángnăm 2024</i>

<b>Tác giả</b>

<b>Phạm Thùy Giang</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo Trường Đại họcNgoại thương, khoa Sau đại học, đặc biệt của cô giáo hướng dẫn – người truyền đạtkiến thức kinh nghiệm, hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa

<i>học, tác giả đã hoàn thành đề tài “Quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàng TMCP SàiGòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh”.</i>

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo TrườngĐại học Ngoại thương đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn ThịBình - người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiềuthời gian trao đổi và định hướng cho tác giả trong quá trình thực hiện đồ án.

Cuối cùng tác giả xin gửi tấm lịng ân tình tới Gia đình là nguồn động viên vàtruyền nhiệt huyết để tác giả hoàn thành đồ án.

Do điều kiện chủ quan và khách quan, đề tài tốt nghiệp của tác giả chắc chắncịn có thiếu sót. Tác giả mong nhận được những đóng góp để tiếp tục hoàn thiện,nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn.

<i>Hà Nội, ngày……tháng………năm 2024</i>

<b>TÁC GIẢ</b>

<b>Phạm Thùy Giang</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU ... vii </b>

<b>TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... viii </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU HỒI VỐN VAY TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 6 </b>

1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý thu hồi vốn vay ...<b> 6 </b>

<i>1.1.1.Khái niệm về cho vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn thu hồi vốn vay ...<b> 6 </b></i>

<i>1.1.2.Khái niệm về quản lý thu hồi vốn vay ...<b> 8 </b></i>

<i>1.1.3.Tầm quan trọng của thu hồi vốn vay đối với ngân hàng thương mại ...<b> 10</b> </i>

1.2. Phương thức thu hồi vốn vay và mô hình tổ chức thu hồi vốn vay ...<b> 11</b>

<i>1.2.1.Các phương thức thu hồi vốn vay ...<b> 11</b> </i>

<i>1.2.2.Mô hình tổ chức hoạt động quản lý thu hồi vốn vay ...<b> 12</b> </i>

1.3. Nội dung quản lý thu hồi vốn vay ...<b> 13</b>

<i>1.3.1.Lập kế hoạch ...<b> 13</b> </i>

<i>1.3.2.Tổ chức thu hồi vốn vay ...<b> 14</b> </i>

<i>1.3.3.Xử lý các khoản vay khó thu hồi ...<b> 15</b> </i>

<i>1.3.4.Kiểm tra giám sát công tác thu hồi vốn vay ...<b> 18</b> </i>

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý thu hồi vốn vay đối với các ngân hàngthương mại ...<b> 18</b>

<i>1.4.1.Các yếu tố ngoài ngân hàng ...<b> 18</b> </i>

<i>1.4.2.Các yếu tố từ phía khách hàng ...<b> 20</b> </i>

<i>1.4.3.Các yếu tố từ phía ngân hàng ...<b> 21</b> </i>

1.5. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý thu hồi vốn vay của

ngân hàng thương mại ...<b> 22</b>

<i>1.5.1.Các chỉ tiêu định lượng ...<b> 22</b> </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>1.5.2.Các chỉ tiêu định tính ...<b> 27</b> </i>

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU HỒI VỐN VAY </b>

<b>TẠINGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI, CHI NHÁNH QUẢNG NINH29 </b>2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh <b> 29</b>

<i>2.2.2.Tổ chức thu hồi vốn vay ...<b> 42</b> </i>

<i>2.2.3.Các biện pháp xử lý khoản vay khó thu hồi ...<b> 45</b> </i>

<i>2.2.4.Hoạt động kiểm tra, kiểm soát ...<b> 49</b> </i>

2.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàng SHB chinhánh Quảng Ninh ...<b> 50</b>

<i>2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại ...<b> 58</b> </i>

<b>CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU HỒIVỐN VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNHQUẢNG NINH ... 62</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.1.Định hướng và mục tiêu nâng cao công tác quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân

hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh ...<b> 62</b>

3.2.Kinh nghiệm nâng cao nâng cao công tác quản lý thu hồi vốn vay của một sốđơn vị và bài học rút ra cho SHB chi nhánh Quảng Ninh ...<b> 64</b>

<i>3.2.1.Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ ...<b> 64</b> </i>

<i>3.2.2.Kinh nghiệm của ngân hàng Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ...<b> 65</b> </i>

<i>3.2.3.Bài học vận dụng cho SHB chi nhánh Quảng Ninh ...<b> 67</b> </i>

3.3.Các giải pháp nâng cao công tác quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàng TMCPSài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh ...<b> 68</b>

<i>3.3.1.Nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện đúng quy trình cho vay ...<b> 68</b> </i>

<i>3.3.2.Nâng cao chất lượng hoạt động thu hồi vốn sau khi cho vay ...<b> 71</b> </i>

<i>3.3.3.Đổi mới cơ chế chính sách cho vay và hình thức thu hồi vốn vay ...<b> 75</b> </i>

<i>3.3.4.Nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực tại SHB chi nhánh Quảng Ninh<b> 76</b> </i>

<i>3.3.5.Chủ động ngăn ngừa những khoản nợ có thể dẫn đến nợ quá hạn và có </i>

<i>những biện pháp xử lý thích hợp đối với những khoản nợ quá hạn ...<b> 79</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT</b>

1 AMC Công ty mua bán nợ hay công ty quản lý tài sản2 BCTC Báo cáo tài chính

3 CBNV Cán bộ nhân viên4 CBTD Cán bộ tín dụng

5 CIC Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước6 CNTT Công nghệ thông tin

7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước8 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ9 DPRR Dự phịng rủi ro

10 HTTD Hỗ trợ tín dụng11 KHCN Khách hàng cá nhân12 KHDN Khách hàng doanh nghiệp13 NHNN Ngân hàng nhà nước14 NHTM Ngân hàng thương mại

22 VAMC <sup>Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt</sup>Nam

24 XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh chính của SHB Quảng Ninh giai đoạn 2023 ... 33 Bảng 2.2. Kế hoạch thu hồi vốn vay tại SHB chi nhánh Quảng Ninh ... 39 Bảng 2.3. Kế hoạch thu hồi vốn theo phân loại các khoản vay ... 41 Bảng 2. 4. Kết quả hoạt động thu hồi vốn vay quá hạn SHB Quảng Ninh năm 2019 - 2023...44Bảng 2.5. Tình hình trích lập dự phịng của ngân hàng SHB - Chi nhánh QuảngNinh năm 2019-2023 ... 49Bảng 2.6. Hiệu quả tuyệt đối hoạt động thu hồi vốn vay tại ngân hàng SHB - Chinhánh Quảng Ninh năm 2019-2023 ... 52 Bảng 2.7. Tỷ lệ thu hồi vốn vay quá hạn tại SHB Quảng Ninh năm 2019 -2023 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>2019-TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>

<i>Trong quá trình thực hiện đề tài “ Quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàngTMCP Sài Gịn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh”, thơng qua việc tìm hiểu, nghiên</i>

cứu, tham khảo các tài liệu cơ sở lý luận về quản lý thu hồi vốn vay Ngân hàngthương mại và thực trạng quản lý thu hồi vốn vay tại SHB chi nhánh Quảng Ninh,tác giả nhận thấy, Ban lãnh đạo SHB chi nhánh Quảng Ninh đã có sự chú trọng tớicơng tác quản lý thu hồi vốn vay tại đơn vị và đảm bảo thực hiện đầy điều kiện đểhoạt động thu hồi vốn vay đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, hoạt động quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn– Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh còn tồn tại một số hạn chế, chất lượng tín dụng tạiSHB chi nhánh Quảng Ninh chưa tốt, quy trình quản lý hoạt động thu hồi vốn vaychưa hiệu quảro, các quy trình chưa được tuân thủ nghiêm ngặt. Mức độ chuyênnghiệp của CBTD không cao, xảy ra tình trạng q tải trong phân cơng cơng việc.Chi nhánh chưa có mơ hình chun dự báo, nhận diện rủi do, cũng chưa có văn bảnquy chuẩn hướng dẫn phương thức và tiêu chuẩn dự báo nợ có vấn đề của kháchhàng. Ứng dụng CNTT vào hoạt động thu hồi vốn vay tại SHB chi nhánh QuảngNinh còn hạn chế.

Từ những tồn tại nên trên, tác giả đề xuất các phương án nhằm nâng cao côngtác quản lý thu hồi vốn vay tại SHB, chi nhánh Quảng Ninh.

Tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn cịn có những hạn chế nhất định: Phạm vinghiên cứu giới hạn tại SHB chi nhánh Quảng Ninh và trong một giai đoạn cụ thể,do đó khó khăn khi áp dụng cho các đơn vị khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

Tín dụng là cơng cụ thúc đẩy q trình tái sản xuất kinh doanh mở rộng và gópphần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường thì rủi ro là điềukhơng thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng. Vì vậy, khi cácNHTM chỉ thực hiện hoạt động tín dụng mà khơng quan tâm tới cơng tác thu hồivốn vay thì các NHTM đó có khả năng gặp khó khăn trong kinh doanh<small>. </small>Tính đếncuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống là 3,56% (cuối năm 2020 là1,69%, năm 2021 là 1,49%, năm 2022 là 2%). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tại Công tyQuản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềmẩn trở thành nợ xấu so với tổng dư nợ ở mức 6,16%. Vì vậy bên cạnh cơng tác pháttriển tín dụng các NHTM cần phải tăng cường cơng tác quản lý thu hồi vốn vay đểđảm bảo hiệu quả kinh doanh của mỗi NHTM.

<i>Với phương châm “Lấy khách hàng làm trọng tâm”, SHB không ngừng cải tổ</i>

mạnh mẽ, đổi mới mơ hình kinh doanh, chú trọng chuyển đổi số, cải tiến quy trình,thủ tục nhanh gọn, tối giản nhằm mang tới cho khách hàng những sản phẩm, dịchvụ chất lượng tốt nhất, đồng thời gia tăng tối đa lợi ích cho các khách hàng. Đồngthời, SHB tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển khách hàng chuỗi giá trị, đem lạihiệu quả cao và phù hợp với tiềm năng của vùng miền, địa bàn. Tuy nhiên trongthời gian qua, chất lượng tín dụng của SHB nói chung và SHB chi nhánh QuảngNinh nói riêng chịu áp lực từ các yếu tố như diễn biến tình hình kinh tế vĩ mơ trongvà ngồi nước có nhiều điểm bất lợi. Công tác thu hồi nợ, xử lý nợ xấu tại SHB vẫngặp nhiều khó khăn, một số nguyên nhân như doanh nghiệp đang chịu những tácđộng bất lợi, tiêu cực từ mơi trường bên ngồi, làm suy giảm khả năng trả cáckhoản nợ; thiếu các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong vàngồi nước tham gia xử lý tài sản đảm bảo và mua bán nợ xấu; thị trường bất độngsản gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sảnđảm bảo là bất động sản. Thị trường mua bán nợ vẫn còn nhiều hạn chế. Ý thức trảnợ của một bộ phận khách hàng còn thấp, thiếu chủ động, không hợp tác, chây ỳ,chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản bảo đảm khiến quá trình thu hồi nợ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

xử lý nợ xấu tại SHB chi nhánh Quảng Ninh kéo dài, kém hiệu quả.

Với mong muốn đóng góp cho SHB chi nhánh Quảng Ninh nói riêng và SHBnói chung trong cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn đồng thời đơn đốc, thu hồi nợ xấu

<i><b>đạt hiệu quả cao hơn, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân</b></i>

<i><b>hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh” làm đề tài tốt nghiệp của</b></i>

<b>2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài</b>

<i>Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Loan (Tháng 01/2021): “Nâng cao hiệuquả quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 1+2.</i>

Bài viết đã đạt được những thành cơng đó là thơng qua số liệu và thực trạng về tăngtrưởng hoạt động tín dụng, tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, hệ số xác định nănglực của ngân hàng trong việc đáp ứng các khoản nợ phải trả có thời hạn và các rủiro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro khác,…của các hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam qua đánh giá các ngân hàngđược lựa chọn đã phân tích rõ một số ưu điểm, hạn chế về hoạt động quản trị rủi ronói chung và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng, đề xuất03 nhóm giải pháp theo mục đích nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh những thànhcơng trên, đề tài cũng có những hạn chế như đề tài giới hạn về thời gian và thựctrạng từ năm 2010 trở về trước, về không gian nghiên cứu của bài viết là một sốNHTM, không chuyên sâu về quản lý thu hồi vốn vay tại SHB giai đoạn hiện nay.

<i>Nghiên cứu của TS. Trần Thị Minh Trang, năm 2014: “Xây dựng khuôn khổquản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 05.</i>

Nghiên cứu đã thu được kết quả đó là hệ thống hóa quản trị rủi ro tại các NHTM, đểgiữ vững sự ổn định, trước tiên, NHTM phải giữ vững tỉ lệ an toàn vốn, cân bằng lãisuất huy động vốn và lãi suất cho vay, kiểm soát nợ xấu so với tổng dư nợ, tổng tàisản và tài sản thanh khoản, nguồn vốn ngắn hạn...; đồng thời, bộ phận quản trị rủi rophải nhận dạng được rủi ro để đề ra chiến lược kịp thời. Hạn chế cơ bản của đề tàinghiên cứu trên là nghiên cứu tại một số NHTM, không chuyên sâu vào nghiên cứuquản lý thu hồi vốn vay tại SHB trong giai đoạn hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Bài báo: “Hoàn thiện mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Agribanknhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế” của hai tác giả: Đinh</i>

Thu Hương và Phan Đăng Lưu, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 5/2014. Thànhcơng cơ bản của bài viết đó là đề xuất 04 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quảntrị rủi ro tín dụng trong tương lai tại Agribank: Xây dựng chính sách tín dụng hiệuquả; Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Củng cố hồn thiện thơngtin tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng; Tăng cường cơng tác kiểm tra trước,trong và sau khi cấp tín dụng trong quy trình cấp tín dụng. Hạn chế cơ bản của đềtài trên là nghiên cứu tại Agrbank và không đi sâu nghiên cứu tại SHB trong giaiđoạn hiện nay.

Như vậy, mặc dù vấn đề quản lý thu hồi vốn vay đã được quan tâm khá nhiềuở các cơng trình khoa học, nhưng khi nghiên cứu sâu vào nội dung, tác giả nhậnthấy:

<i>Thứ nhất: Phần lớn các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc</i>

nghiên cứu hạn chế sự phát sinh các khoản nợ xấu hoặc việc xử lý các khoản nợxấu, chứ chưa có sự kết hợp tồn diện giữa 02 vấn đề này. Trong khi đó thực tiễnđịi hỏi phải quản lý thu hồi nợ đồng thời trên cả 02 yếu tố: hạn chế sự phát sinh nợquá hạn và xử lý những khoản nợ quá hạn một cách có hiệu quả.

<i>Thứ hai: Các cơng trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một ngân hàng cụ</i>

thể có thể áp dụng được ở một số ngân hàng, chưa có cơng trình nghiên cứu nào vềquản lý thu hồi vốn vay tại SHB, chi nhánh Quảng Ninh trong giai đoạn 2019 –2023. Do đó, trong đề tài của tác giả khai thác các khoảng trống nghiên cứu này đểnghiên cứu về quản lý thu hồi vốn vay tại ngân hàng SHB - chi nhánh Quảng Ninh.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu hồi vốn vayNgân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu hồi vốn vay tại SHB chi nhánhQuảng Ninh nhằm chỉ ra các mặt tích cực, các hạn chế và nguyên nhân trong quảnlý thu hồi vốn vay hiện thời tại SHB chi nhánh Quảng Ninh trong giai đoạn 2019 -2023

- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuhồi vốn vay tại SHB chi nhánh Quảng Ninh đến năm 2030.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i>a. Đối tượng nghiên cứu:</i>

Đối tượng nghiên cứu của đồ án là công tác quản lý thu hồi vốn vay tại Ngânhàng thương mại, nghiên cứu cụ thể tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chinhánh Quảng Ninh.

<i>b. Phạm vi nghiên cứu:</i>

<i>- Phạm vi về nội dung: Đề án giới hạn phạm vi về nội dung nghiên cứu chỉ</i>

tập trung vào hoạt động cho vay và công tác quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh.

<i>- Phạm vi khơng gian: Tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội, chi nhánh</i>

Quảng Ninh

<i>- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2019 đến năm 2023 và các giải pháp đến năm</i>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

Để giải quyết vấn đề đặt ra, tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử phù hợp với lý luận và thực tiễn tại Việt Nam.

Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

<i>Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận cơ bản về quản</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

lý thu hồi vốn vay tại các NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài.

<i>Phương pháp thống kê: sử dụng để thu thập số liệu về tổng quan tình hình</i>

hoạt động, thực trạng quản lý thu hồi vốn vay tại SHB chi nhánh Quảng Ninh.

<i>Phương pháp so sánh: sử dụng để phân tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng</i>

số liệu qua các năm của SHB chi nhánh Quảng Ninh.

Ngồi ra đề tài cịn sử dụng chọn lọc hệ thống cơ sở dữ liệu từ báo cáo tàichính của các ngân hàng TMCP Việt Nam, số liệu của các Tạp chí chun ngành cóuy tín, Tạp chí Doanh nghiệp, Thời báo kinh tế Việt Nam,… và các website có nộidung liên quan.

<b>6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu</b>

<i>Về mặt khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý</i>

thu hồi vốn vay bao gồm khái niệm cơ bản, phương thức quản lý, nội dung quản lý,các yếu tố ảnh hưởng, hệ thống chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả công tác quản lý thu hồivốn vay tại NHTM.

<i>Về mặt thực tiễn: Đề tài đánh giá tình hình kết quả kinh doanh trong đó có</i>

cơng tác quản lý thu hồi vốn vay tại ngân hàng SHB - chi nhánh Quảng Ninh tronggiai đoạn hiện nay. Công tác quản lý thu hồi vốn vay tại ngân hàng đạt hiệu quả caohay thấp được đánh giá thơng qua tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Căn cứthực trạng quản lý thu hồi vốn vay và định hướng mục tiêu hoạt động của ngânhàng trong tương lai, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lýthu hồi vốn vay trong thời gian tới.

<b>7. Kết cấu đề tài nghiên cứu</b>

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, phụ lục, đồ án được chia thành 03 chương với nội dung cụ thể như sau:

<i>- Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý thu hồi vốn vay tại ngân hàng thương mại- Chương 2. Thực trạng công tác quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh</i>

<i>- Chương 3. Giải pháp nâng cao công tác quản lý thu hồi vốn vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU HỒI VỐN VAYTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI</b>

<b>1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý thu hồi vốn vay</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về cho vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn thu hồi vốn vay</b></i>

<i>* Khái niệm cho vay</i>

Hiện nay có nhiều khái niệm, quan điểm về tín dụng và được nhiều tác giảnghiên cứu về cho vay trong ngân hàng thương mại, cụ thể:

<i>Đinh Xuân Hạng (Quản trị tín dụng Ngân hàng Thương mại) cho rằng “Chovay là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thứctiền tệ hay hiện vật từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhấtđịnh hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn”. (Đinh Xuân Hạng, 2021)</i>

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước

<i>ngoài đối với khách hàng: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTDgiao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đíchxác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồntrả cả gốc và lãi.”</i>

Hoạt động cho vay của NHTM được thực hiện dựa trên các nguyên tắc:

<i>Nguyên tắc về mục đích vay vốn: Mục đích vay vốn của khách hàng phải phục</i>

vụ vào mục đích hợp pháp; khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích theo đúngmục đích đã ký kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Hoạt động cho vay cungứng vốn cho nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạncụ thể. Đối với các doanh nghiệp/ tổ chức, hoạt động cho vay cũng phải đáp ứng cácmục đích cụ thể trong q trình hoạt động SXKD để thúc đẩy các doanh nghiệp/ tổchức phát triển hoạt động SXKD của đơn vị mình.

<i>Ngun tắc về hồn trả vốn vay ngân hàng: Vốn vay phải được hoàn trả đầy</i>

đủ bao gồm tiền gốc và tiền lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồngtín dụng được ký kết giữa khách hàng và ngân hàng. Nguyên tắc này đề ra nhằmđảm bảo cho các NHTM tồn tại và phát triển. Bởi nguồn vốn cho vay của NHTM

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của các sở chủ hữu màNHTM tạm thời quản lý và sử dụng, NHTM phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầurút tiền của chủ sở hữu khi họ yêu cầu. Nếu các khoản cho vay khơng được hồn trảđúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng.

<i>Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Nhà nước: Quá trình</i>

cấp tín dụng của NHTM đối với nền kinh tế sẽ làm cho nền kinh tế phát triển. Ngồira do tính chất vận động của khoản cấp tín dụng là gắn liền với sự vận động của sảnphẩm, dịch vụ, hàng hoá, gắn liền với hoạt động SXKD của các khách hàng (cánhân/ doanh nghiệp/ tổ chức). Do đó cần thực hiện nguyên tắc bảo đảm giá trị sảnphẩm, dịch vụ hàng hố tương đương cho những khoản cấp tín dụng đang thựchiện. Bảo đảm tiền vay có thể thực hiện bằng cầm cố/thế chấp/bảo lãnh của bên thứba/bảo đảm bằng chính tài sản được tạo ra do sử dụng vốn vay/bảo đảm khoản cấptín dụng bằng biện pháp tín chấp.

Vì vậy quan điểm của tác giả, cho vay là quan hệ tín dụng giữa hai bên, nhấtthiết một bên là ngân hàng, một bên là cá nhân, doanh nghiệp hoặc các tổ chứckhác. Đây thực chất là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa người cấp tíndụng ngân hàng và người nhận tín dụng trong một khoảng thời gian xác định. Hếthạn theo thỏa thuận, người nhận tín dụng phải hồn trả người cấp tín dụng phần giátrị gốc ban đầu và phần giá trị tăng thêm.

<i>* Khái niệm thời hạn cho vay</i>

Theo Khoản 8 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt độngcho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng

<i>do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: “Thời hạn cho vay là khoảngthời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày NHTM giải ngân vốn vay cho kháchhàng cho đến thời điếm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏathuận của NHTM và khách hàng. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vaylà ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuân, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đốivới thời hạn cho vay không đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại Bộ luật dânsự về thời điểm bắt đầu thời hạn.”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Thời hạn cho vay được tính theo độ dài thời gian chu kỳ hoạt động tín dụngcủa khách hàng. Song, thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ hoạt động nếungười đi vay cân đối nguồn trả nợ (từ lợi nhuận và các nguồn thu khác).

Đối với khách hàng là doanh nghiệp/ tổ chức được thành lập và hoạt động tạiViệt Nam, doanh nghiệp/ tổ chức được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợppháp tại Việt Nam, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lạicủa khách hàng. Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngồi cư trú tại Việt Nam, thờihạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.

Với các khoản vay ngắn hạn, thời hạn vay ngắn hạn là dưới 12 tháng và đượctính tốn trên 3 yếu tố: chu kỳ kinh doanh, khả năng trả nợ và kế hoạch sử dụng vốncủa người đi vay.

Với các khoản vay trung hạn từ lớn hơn 12 tháng và nhỏ hơn/bằng 60 tháng;các khoản vay dài hạn là lớn hơn 60 tháng thì thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầutư, khả năng trả nợ và tính chất nguồn vốn và thời gian hoạt động còn lại của chủthể đi vay. Đối tượng cho vay trung hạn chủ yếu để mua sắm tài sản cố định, đổimới thiết bị, công nghệ, mở rộng SXKD, đầu tư mới các dự án vừa và nhỏ có thờigian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn là để xây dựng nhà ở, các trang thiết bị,phương tiện vận tải có quy mơ lớn, thành lập các doanh nghiệp mới, thực hiện cácdự án có quy mơ lớn và thời gian thu hồi vốn lâu, trồng các loại cây lâu năm,...

<i>* Khái niệm kỳ hạn thu hồi vốn vay</i>

Kỳ hạn thu hồi vốn vay được định nghĩa tại Khoản 9 Điều 2 Thông tư39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân

<i>hàng nước ngoài đối với khách hàng do NHNN Việt Nam ban hành như sau: “Kỳhạn thu hồi vốn vay là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã thỏa thuậnmà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ nợgốc và/hoặc lãi tiền vay cho các TCTD.”</i>

<i><b>1.1.2. Khái niệm về quản lý thu hồi vốn vay</b></i>

<i>Theo GS.Nguyễn Văn Tiến: “Quản lý thu hồi vốn vay là quá trình kết hợphoạt động giữa những cá nhân trong một đơn vị, giữa các đơn vị với nhau vìmột</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>mục đích chung nhằm đạt được mục đích là thu hổi vốn vay. Quá trình này baogồm việc theo dõi, tìm hiểu và loại trừ những nguyên nhân gây ra những trục trặctrong hoạt động SXKD để mọi yêu cầu của khách hàng liên tục được đáp ứng. Đảmbảo chất lượng là việc ngăn ngừa những trục trặc về mặt chất lượng bằng các hoạtđộng có kế hoạch và có hệ thống, bao gồm việc thiết lập một hệ thống quản lý chấtlượng thích hợp, có khả năng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá hoạt động của cả hệthống.” (Nguyễn Văn Tiến, 2012)</i>

Quản lý thu hồi vốn vay tại các NHTM là một trong những yếu tố phản ánhhiệu quả hoạt động của NHTM một cách trực tiếp, nó là yếu tố chủ yếu thể hiệnkhả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của NHTM có thành cơng haykhông. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợpđồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cho vay của NHTM vì đãcấp tín dụng đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quảvà người vay đã tạo ra lợi nhuận cho NHTM thông qua việc họ trả nợ gốc và lãiđầy đủ, đúng hạn cho NHTM. Để thu hồi vốn vay, các CBTD phải quan tâm sátsao đến khách hàng, thường xuyên gặp gỡ và thông báo cho họ biết trước khi khoảnvốn đến hạn.

Hoạt động thu hồi vốn vay là khâu rất quan trọng sau khi cho vay, nó đòi hỏingười cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là CBTD phải có năng lực, trình độchun mơn, phẩm chất đạo đức tốt, tuân thủ quy trình quy định thẩm định kháchhàng, đây là khâu đầu tiên then chốt quyết định tới hiệu quả của họa động thu hồivốn vay tại NHTM. Đối với các ngân hàng thương mại, một khoản cho vay có chấtlượng cao có nghĩa là khoản vay đó phải được hồn trả đầy đủ cả gốc và lãi theođúng thời hạn đã cam kết với ngân hàng. Trong trường hợp, khách hàng bị suy giảmkhả năng thanh toán gốc lãi cho ngân hàng khi gặp rủi ro khơng thể tránh được (vídụ dịch bệnh, thiên tai,...) những vẫn cịn khả năng SXKD được thì NHTM có thểxem xét phương án cơ cấu (gia hạn/ điều chỉnh) nợ cho khách hàng. Trong trườnghợp khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có thể thựchiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa các bên (khởi kiện, kê biên, phát mạiTSĐB,...) để có thể thu hồi vốn vay được một cách hiệu quả nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Hoạt động thu hồi vốn vay là hoạt động phát sinh từ hoạt động cho vay củaNHTM. Thu hồi vốn vay là hoạt động NHTM thực hiện thu hồi vốn gốc và lãi vaykhi đến hạn thanh toán. Hoạt động thu hồi vốn vay bao gồm thu hồi nợ gốc vay vànợ lãi vay. Việc thu gốc và thu lãi cho vay một cách đầy đủ và đúng hạn sẽ kết thúcmột vòng tuần hồn vốn cho vay. Vịng tuần hồn này bắt đầu từ việc vốn ngânhàng được giải ngân cho khách hàng, sau một khoảng thời gian nhất định, kháchhàng sử dụng vốn vay cho nhu cầu sản xuất hay tiêu dùng của mình sẽ phải hồn trảlại cho ngân hàng.

<i>Như vậy theo quan điểm của tác giả: “thu hồi vốn vay cũng chính là hoạtđộng vốn ngân hàng sau môt thời gian nhất định tạm thời chuyển nhượng chokhách hàng lại quay về với ngân hàng với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu(bao gồm gốc và lãi vay). Như vậy, hoạt động thu hồi vốn vay của ngân hàng hoàntoàn phụ thuộc vào khả năng tạo ra giá trị gia tăng của dòng vốn được giải ngân”.</i>

<i><b>1.1.3. Tầm quan trọng của thu hồi vốn vay đối với ngân hàng thương mại</b></i>

<i>Thu hồi vốn vay hiệu quả đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng</i>

Lợi nhuận là mục tiêu tối quan trọng của các quản trị NHTM, lợi nhuận đượchình thành từ các khoản thu của NHTM mà các khoản thu này hiện nay chủ yếu đếntừ lãi cho vay. Thu hồi nợ gốc giúp cho NHTM có thể duy trì hoạt động tín dụngcủa mình, tăng doanh số cho vay. Thu hồi vốn vay lãi trực tiếp đem lại lợi nhuậncho NHTM, đặc biệt đối với các khoản vay có kỳ hạn dài, nếu có một biện pháp thuhồi vốn vay hợp lý, hiệu quả thì đây sẽ là những khoản vay đem lại doanh thu và lợinhuận lớn cho NHTM. Do đó, việc thu hồi nợ không hiệu quả khiến cho giảm thu từlãi vay từ đó làm giảm thu nhập của NHTM. Bên cạnh đó, nợ gốc khơng được thuhồi dẫn đến việc NHTM phải trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản vay đó đồngthời làm giảm lợi nhuận của NHTM.

<i>Thu hồi nợ hiệu quả là điều kiện tất yếu đảm bảo khả năng thanh toán và thựchiện đúng kế hoạch kinh doanh.</i>

Hoạt động chủ yếu của NHTM là huy động vốn để cho vay. Các khoản vayđược thanh tốn đúng hạn là điều kiện để NHTM ln đảm bảo thanh toán đúng hạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cho người gửi tiền, kể cả trong những trường hợp nhu cầu rút tiền tăng đột biến thìNHTM vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản, đảm bảo an toàn trong hệ thống.Nguồn vốn của NHTM bị chiếm dụng bởi những khoản nợ quá hạn dẫn đến khókhăn trong việc luân chuyển vốn cho vay đối với những khách hàng khác. Việc thuhồi nợ đúng hạn giúp NHTM chủ động được nguồn vốn thực hiện các kế hoạch đãdự tính, dễ dàng hơn trong việc hoạch định chính sách trong tương lai làm tăng khảnăng cạnh tranh cho NHTM trong các NHTM đối thủ. Nếu như tất cả NHTM đềumong muốn hướng tới sự phát triển bền vững trong dài hạn thì việc thu hồi vốn vayhiệu quả chính là mục tiêu thường niên để đạt được đích đến dài hạn đó.

<b>1.2. Phương thức thu hồi vốn vay và mơ hình tổ chức thu hồi vốn vay</b>

<i><b>1.2.1. Các phương thức thu hồi vốn vay</b></i>

Phương thức thu hồi vốn vay là quy tắc cho phép NHTM xác định cụ thể kỳhạn và số tiền khách hàng phải trả cho NHTM trong từng thời kỳ nhất định. Có bốnphương thức thu hồi vốn vay phổ biến đang được áp dụng tại NHTM:

<i>Phương thức 01: Thu hồi vốn lãi và gốc duy nhất một lần khi đến hạn toàn bộkhoản vay. Vốn vay NHTM bao gồm cả gốc và lãi được NHTM quản lý và thực</i>

hiện thu duy nhất một lần tại thời điểm đến hạn của khoản vay. Đối với NHTM,phương thức thu hồi vốn vay này có mức độ rủi ro cao, nguồn thu nhập mang lạicho ngân hàng không ổn định. Đối với khách hàng thì phương thức thu hồi vốn vaynày cũng khơng thuận tiện vì khách hàng phải chuẩn bị một khoản tiền lớn để trả cảgốc và lãi của khoản vay tại thời điểm đến hạn khoản vay.

<i>Phương thức 2: Thu lãi định kỳ, thu gốc khi đến hạn khoản vay. Các khoản lãi</i>

vay được xây dựng kế hoạch và thu hồi định kỳ như hàng tháng, hàng quý, 06tháng, hàng năm,... còn nợ gốc của khoản vay được thu một lần tại thời điểm đếnhạn của khoản vay. Phương thức thu hồi vốn vay này khá phổ biến tại các NHTM,thường được áp dụng với các khoản vay hạn mức kinh doanh ngắn hạn và mang lạinguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Theo đó, hàng tháng hoặc hàng quý NHTMsẽ thu hồi nợ lãi và tại thời điểm đến hạn khoản vay NHTM sẽ thu hồi vốn gốc dựatrên nguồn tiền từ sản xuất kinh doanh của khách hàng được thu hồi về.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Phương thức 3: Thu gốc và lãi vay cố định trong thời gian cụ thể. Thu gốc và</i>

lãi vay cố định trong thời gian cụ thể là việc NHTM thực hiện lập kế hoạch thu hồivốn để khách hàng thực hiện trả một khoản tiền (bao gồm cả gốc và lãi vay) bằngnhau định kỳ (thông thường là 01 tháng/lần đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn, 03hoặc 06 tháng/lần đối với khoản cấp tín dụng trung và dài hạn). Phương pháp nàyđem lại sự chủ động về tài chính cho cả NHTM và khách hàng, tuy nhiên, phươngthức này không phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường khi chính sách lãi suấtthay đổi liên tục gây ra áp lực cho việc trả nợ đối với khách hàng. Để có thể thựchiện thu hồi vốn vay theo phương pháp tên, NHTM buộc phải cố định lãi suất trongsuốt kỳ hạn vay.

<i>Phương thức 4: Thu gốc định kỳ, thu lãi theo dư nợ gốc thực tế. Đây là</i>

phương phổ biến nhất trong hoạt động cho vay của NHTM. Phương thức này phùhợp với đặc điểm của hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh khi bỏ vốn ra ban đầuvà thu hồi vốn dần dần. Phương thức này cũng thường được áp dụng trong cho vaytiêu dùng trả góp. Đây là phương pháp phổ biến nhất tại hầu hết các NHTM vì phùhợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như phù hợp với hoạtđộng kinh doanh của NHTM

<i>Các phương thức khác: Tùy từng đặc điểm của từng khoản vay, trên cơ sở</i>

thỏa thuận giữa khách hàng vay vốn và các NHTM có thể lựa chọn kỳ hạn và số trảlãi và gốc phù hợp với điều kiện của từng khách hàng vay cụ thể mà không theomột phương thức cố định nào. Ví dụ, đối với những cơng ty có hoạt động sản xuấtkinh doanh mang tính chất mùa vụ, doanh thu cao bất thường tại một số thời điểmtrong năm, các NHTM có thể quy định số tiền phải thu tại thời điểm đó cao hơn tạicác thời điểm khác, đối với khách hàng cá nhân có những khoản thu nhập đột xuất(thưởng đột xuất, được cho tặng/ thừa kế tài sản,...) thì NHTM có thể căn cứ vào đóđưa ra kỳ hạn, phương thức thu hồi nợ phù hợp đem lại hiệu quả hài hòa giữa kháchhàng vay vốn và NHTM.

<i><b>1.2.2. Mơ hình tổ chức hoạt động quản lý thu hồi vốn vay</b></i>

Có 02 mơ hình tổ chức hoạt động quản lý thu hồi vốn vay phổ biến thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

được sử dụng tại NHTM:

<i>Mơ hình 1: Bộ phận thu hồi nợ độc lập với bộ phận tín dụng. Mơ hình này sẽ</i>

phân chia trách nhiệm rõ ràng của bộ phận thu hồi nợ với bộ phận tín dụng. Bộphận thu hồi nợ có trách nhiệm là phải thu được tối đa số nợ đã quá hạn và kiểmsoát tỷ lệ nợ xấu theo đúng định hướng chính sách của các NHTM. Trong khi đótrách nhiệm của bộ phận tín dụng là tăng trưởng tín dụng để phát triển kinh doanh.Ưu điểm của hình thức này là tách biệt chức năng thu hồi nợ và chức năng tín dụng,tạo sự độc lập nhất định đối với bộ phận thu hồi nợ bởi trong quá trình cấp tín dụng,có trường hợp bộ phận tín dụng đã có những mối quan hệ thân thiết với khách hàngvay, bộ phận tín dụng bị ràng buộc bởi những chỉ tiêu phát triển. Nhược điểm củahình thức này thời gian xử lý thu hồi khoản vay tại ngân hàngcó thể kéo dài do cácbộ phận hoạt động độc lập với nhau.

<i>Mô hình 2: Bộ phận tín dụng thực hiện đồng thời chức năng thu hồi nợ. Đối</i>

với hình thức này, bộ phận tín dụng của NHTM thực hiện đồng thời chức năng chovay và thu hồi nợ. Ưu điểm của hình thức này là CBTD là người hiểu rõ khách hàngvay vốn và có trách nhiệm khi thẩm định cũng như phê duyệt cấp tín dụng nhanhhơn. Tuy nhiên, khi phải thực hiện đồng thời cả hai chức năng cấp tín dụng cũngnhư thu hồi nợ khiến cho từng hoạt động thiếu tính chun mơn hóa, số lượng cơngviệc sẽ bị q tải tại những thời điểm nhất định, khơng hồn thành được chỉ tiêu đãđề ra.

<b>1.3. Nội dung quản lý thu hồi vốn vay</b>

<i><b>1.3.1. Lập kế hoạch</b></i>

Lập kế hoạch là nội dung đầu tiên trong quá trình quản lý thu hồi vốn củangân hàng, theo đó NHTM căn cứ vào chính sách và thời gian cho vay để tiến hànhcơng tác thu hồi vốn.

Mỗi nền kinh tế khác nhau, dựa trên sự phát triển của thị trường tài chính màmỗi ngân hàng có những cách tiếp cận khác nhau để thực hiện các biện pháp thu hồivốn vay một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chung nhất ta có thể lập kế hoạch thu hồivốn một cách hợp lý dựa trên đặc điểm của các khoản vay cụ thể như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Bảng 1.</b><small>1</small><b>. Phân loại các khoản vay của ngân hàng</b>

<b>1. Đủ tiêuchuẩn</b>

Khơng nghi ngờ gì về khả năng trả nợ của khách hàng.TSĐB bằng tiền hoặc tương đương tiền.

Quá hạn dưới 10 ngày.

<b>2. Cần theo dõi</b>

Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.Các điều kiện kinh tế hoặc trong tương lai tài chính khó khăn.Q hạn dưới 90 ngày.

<b>3. Dưới tiêu chuẩn</b>

Các nhược điểm rõ rệt về cho vay có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Những khoản nợ đã được thỏa thuận lại.

<b>5. Mất vốn</b> <sup>Các khoản vay khơng có khả năng thu hồi vốn.</sup>

Q hạn hơn 360 ngày.

<i><b>1.3.2. Tổ chức thu hồi vốn vay</b></i>

Công tác tổ chức thu hồi vốn vay được thức hiện theo quy trình sau:

<b>Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay - thu hồi vốn vay</b>

Xử lý nợ xấuThu nợ gốc

& lãiTheo dõi &

xử lý khoản vayGiải

ngânĐánh giá

& thẩm địnhHồ sơ

vay vốn

Giám sát thường xuyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Quy trình cho vay - thu hồi vốn vay tại NHTM bao gồm những quy định vềtrình tự cơng việc cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảoan tồn vốn tín dụng, quy trình cho vay - thu hồi vốn vay tại NHTM thường đượcbắt đầu tư khi bộ phận quan hệ khách hàng (bộ phận tín dụng) tiếp nhận hồ sơ yêucầu của khách hàng và kết thúc khi tất toán thu hồi được nợ, thanh lý hợp đồng tíndụng. Quy trình cho vay - thu hồi vốn vay tại các NHTM mô tả chuỗi các bướccông việc liên tiếp nhau để tạo ra dịch vụ cấp tín dụng cho khách hàng (được tómtắt trong Sơ đồ 1.1). Chất lượng khoản vay có đảm bảo hay khơng tuỳ thuộc vàoviệc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhànggiữa các bước trong quy trình cho vay - thu hồi vốn vay tại từng NHTM.

<i><b>1.3.3. Xử lý các khoản vay khó thu hồi</b></i>

Khi khoản vay được xếp vào loại nợ có vấn đề hoặc nợ xấu, một số phươngthức thu hồi được áp dụng tại NHTM như sau:

<i>Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ</i>

Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khách hàng tạmthời khó khăn về tài chính nhưng vẫn chủ động tự tìm giải pháp vượt qua, vẫn cóthiện chí trả nợ ngân hàng, NHTM tạo điều kiện cơ cấu lại nợ bằng nhiều hình thứcthích hợp như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất hoặc chokhách hàng vay vốn đầu tư thêm để cùng tháo gỡ khó khăn, góp phần khơi phụcSXKD nhằm tạo nguồn thu để trả nợ ngân hàng.

Theo Công văn số 2506/NHNN-CSTT của NHNN ban hành ngày 24 tháng 04năm 2012 về việc giải pháp về hoạt động tín dụng có quy định cho phép các ngânhàng cơ cấu lại các khoản vay nếu khách hàng chứng minh được nguồn trả nợ trongtương lai. Sau khi nhận được yêu cầu cơ cấu lại khoản vay từ phía khách hàng,NHTM sẽ rà sốt lại tình hình hoạt động SXKD cũng như các kế hoạch kinh doanhtrong thời gian sắp tới, phân tích rõ khó khăn của khách hàng phát sinh do tình hìnhkinh tế hay do bản thân khách hàng. CBTD trình người kiểm sốt khoản vay, ngườiphê duyệt để xem xét cơ cấu lại nợ trên nguyên tắc đối với các khoản vay ngắn hạnthời gian giãn nợ gốc tối đa bằng thời gian khoản vay tức nếu khoản vay đó có thời

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

hạn trả nợ trong 3 tháng thì chỉ được gia hạn nợ thêm tối đa 3 tháng nữa. Đối vớicác khoản vay trung và dài hạn, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng nửa thời gian vaycòn phần trả nợ gốc và lãi được cơ cấu lại tùy theo khách hàng.

<i>Xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh</i>

NHTM có quy định về xử lý TSĐB cho các khoản vay có thế chấp mà:

Khách hàng khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ khiđến hạn. Khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước hạn do vi phạm nghĩa vụtheo thỏa thuận, vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm cấp tín dụng hoặctheo quy định của Pháp luật.

- Bên có TSBĐ là doanh nghiệp khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi,cổ phần hóa mà khơng thực hiện các biện pháp như quy định.

Quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, bên cạnh việc áp dụng những quy địnhtrong văn bản do NHNN ban hành, NHTM có trách nhiệm cập nhật và tuân thủ theoquy định tại các văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành có liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

đến việc xử lý TSBĐ.

Các phương thức xử lý TSĐB theo thỏa thuận bao gồm: bán TSĐB, NHTMnhận chính TSĐB để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng, ủyquyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc các tổ chức có chức năng bán đấu giátài sản thực hiện.

<i>Bán các khoản nợ</i>

Về thực chất, các ngân hàng bán nợ đều phải tiếp tục nỗ lực, tìm mọi giải phápđể xử lý thu hồi khoản nợ này như một khoản nợ xấu nội bảng. Đồng thời, đối vớimỗi khoản bán nợ cho VAMC, hàng năm NHTM còn phải trích lập dự phịng bằng20% giá trị trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua khoản nợ, làm tăng chiphí, giảm lợi nhuận của NHTM (vì nhiều khoản phải bán nợ, nếu đang hạch toántrong nội bảng có khi khơng phải trích lập dự phịng rủi ro do khoản nợ có tài sảnbảo đảm và phạm vi khấu trừ của tài sản bảo đảm bằng số dư nợ xấu thì khoản nợkhơng phải trích lập DPRR).

<i>Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý</i>

NHTM được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của NHTM để thựchiện quyền, nghĩa vụ tố tụng, thi hành án. Đây là một biện pháp được sử dụng saucùng khi các biện pháp khác không phát huy được hiệu quả. Việc khởi kiện, đề nghịcơ quan thi hành án kê biên, phát mại tài sản để thu hồi nợ đòi hỏi phải thực hiệnđúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, mà trong quan hệ dân sự, thượng tôncủa pháp luật vẫn dựa trên “sự thỏa thuận” của các bên liên quan. Do vậy, việc lựachọn sử dụng các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ cần phải tính tốn và sử dụng nhưmột biện pháp cuối cùng trong quy trình xử lý nợ xấu của các NHTM. Đồng thời,việc sử dụng các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ xấu trong giai đoạn hiện nay đòihỏi mất rất nhiều thời gian, có khi kéo dài đến hàng năm mới xử lý thu hồi được.

<i>Bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro</i>

NHTM thường sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoảnnợ trong các trường hợp: khách hàng là tổ chức/doanh nghiệp/công ty bị giải thể,phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích; các khoản nợ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

thuộc nhóm V theo quy định về phân loại nợ hiện hành của Chính phủ, NHNN.

<i><b>1.3.4. Kiểm tra giám sát công tác thu hồi vốn vay</b></i>

Kiểm tra, giám sát công tác thu hồi vốn vay tại các NHTM nhằm đảm bảo cácNHTM thực hiện hiệu quả công tác thu hồi vốn vay. Các NHTM thực hiện việckiểm tra hoạt động thu hồi vốn vay của ngân hàng mình một cách thường xuyên,định kỳ. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong quy chế cho vay của hầu hết cácNHTM.

Các NHTM có thề sử dụng một số giải pháp khác nhau để kiểm tra, giám sátcông tác thu hồi vốn vay, cụ thể như sau: Xây dựng kế hoạch thu hồi vốn vay,chương trình hành động cụ thể, nội dung quá trình kiểm tra một cách chi tiết, bảođảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của khoản cấp tín dụng phải được kiểmtra. Quản lý chặt chẽ các khoản cấp tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giámsát khi phát hiện những dấu hiệu khơng lành mạnh liên quan đến khoản cấp tíndụng. Từ đó đề xuất các giải pháp khả thi để thu hồi vốn vay cho ngân hàng.

<b>1.4. Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý thu hồi vốn vay đối với các ngânhàng thương mại</b>

<i><b>1.4.1. Các yếu tố ngoài ngân hàng</b></i>

Tác động của mơi trường và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Môitrường kinh tế vĩ mơ và các chính sách kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quảhoạt động quản lý thu hồi vốn vay, sự lành mạnh của hệ thống NHTM. Cụ thể,trong điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi hay chính sách kinh tế của Nhà nước banhành thực sự phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể SXKD. Các chính sách thuế,chính sách xuất nhập khẩu, cơ chế tài chính… ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động củacác doanh nghiệp. Với cơ chế chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triểnSXKD hiệu quả của Nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp có khả năng trả nợ chongân hàng, hiệu quả hoạt động quản lý thu hồi vốn vay của ngân hàng được đảmbảo. Tuy nhiên, với các chính sách kinh tế vĩ mơ chưa thực sự phù hợp, hay thayđổi bất thường, không đồng bộ tạo ra môi trường pháp lý và môi trường hoạt độngbất ổn, khơng thể dự đốn trước đối với các NHTM - với tư cách là người cho vay

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

và các doanh nghiệp - với tư cách là người đi vay. Trong một môi trường khôngthuận lợi cả hai đối tượng này sẽ gặp phải những rủi ro tất yếu tác động trực tiếplàm giảm hiệu quả hoạt động quản lý thu hồi vốn vay của ngân hàng.

<i>* Môi trường kinh tế</i>

Nền kinh tế Việt nam là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thếgiới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ, bất kỳ sự biếnđộng nào của nền kinh tế thế giới cũng sẽ có tác động ít nhiều tới hoạt động kinh tếtrong nước, ảnh hưởng tới hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp. Nền kinh tếthế giới lâm vào khủng hoảng sẽ có thể gây ra tình trạng vỡ nợ, bùng phát nợ xấu,phá sản của các doanh nghiệp, ngân hàng.

<i>* Môi trường pháp lý</i>

Hoạt động cho vay cũng như quản lý thu hồi vốn vay của các NHTM chịu sựđiều chỉnh của nhiều văn bản pháp lý như: Các quy định của pháp luật về quản lýthu hồi vốn vay, hệ thống pháp lý liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo, luậtdoanh nghiệp, luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng… Đảm bảo mơi trường hoạtđộng an tồn, hiệu quả giám sát tài chính và hồn thiện hệ thống pháp luật là việclàm cần thiết song song với q trình tự do hố và hội nhập quốc tế về tài chính tiềntệ nhằm tránh những thất bại của thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động hiệuquả. Nếu thiếu một cơ chế công bố thông tin đầy đủ đối với doanh nghiệp và ngânhàng sẽ khiến hoạt động cho vay của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, hiệu quảhoạt động quản lý thu hồi vốn vay khơng thể tăng cao được.

Hệ thống kế tốn, kiểm toán cũng cần theo các tiêu chuẩn quốc tế để tạo điềukiện đánh giá hiệu quả kinh doanh và kiểm tra giám sát, tạo điều kiện cho hoạt độngquản lý thu hồi vốn vay.

Tình trạng pháp luật yếu kém về hiệu lực thực thi dẫn tới những tác động tiêucực. Khi các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay và quản lý thu hồivốn vay của ngân hàng không đầy đủ, tạo sơ hở lớn sẽ đưa ngân hàng tới những rủiro, khả năng quản lý thu hồi vốn vay cũng sẽ hạn chế.

<i>* Thiên tai địch họa</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Thiên tai có ảnh hưởng lớn tới hoạt động SXKD của khách hàng từ đó tácđộng tới khả năng quản lý thu hồi vốn vay của các ngân hàng. Những diễn biến thấtthường của thời tiết gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng như làm giảm kết quảSXKD của khách hàng thậm chí đưa khách hàng tới tình trạng thua lỗ trầm trọng.Kết quả SXKD thua lỗ làm giảm khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng,nếu tiềm lực tài chính của khách hàng không đủ bù đắp những sẽ làm cho kháchhàng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng

<i><b>1.4.2. Các yếu tố từ phía khách hàng</b></i>

Các nhân tố từ phía khách hàng bao gồm: Các nhân tố về nguồn trả nợ, sựminh bạch của báo cáo tài chính, những thay đổi về cơ cấu sở hữu, định hướng hoạtđộng của khách hàng và thiện chí trả nợ của khách hàng.

Khả năng thu xếp nguồn trả nợ của khách hàng sẽ quyết định khả năng thu hồivốn vay của ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, sự khớp đúng giữa chu kỳ luânchuyển của dòng tiền với kỳ hạn của khoản vay là điều kiện để hoạt động quản lýthu hồi vốn vay đạt hiệu quả. Bất kỳ sự thay đổi hay sự bất hợp lý nào đối với từngnhân tố cấu thành nên dòng tiền của doanh nghiệp đều dẫn đến sự thay đổi về dòngtiền của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới nguồn thu vốn vay của ngân hàng khiến chohiệu quả hoạt động quản lý thu hồi vốn vay của ngân hàng bị ảnh hưởng.

Báo cáo tài chính minh bạch giúp cho q trình thẩm định khoản vay và nguồntrả nợ được chính xác. CBTD qua đó hiểu rõ về tình hình tài chính của doanhnghiệp, có thể đưa ra những dự báo đúng về diễn biến của khoản vay.

Những thay đổi về cơ cấu sở hữu, định hướng hoạt động của khách hànglàm ảnh hưởng đến tình hình SXKD, những biến động khơng tốt trong tình hìnhtài chính của khách hàng, việc thực hiện những phương án kinh doanh vay vốnkhông theo kế hoạch hay sự thay đổi và tác động của những yếu tố khách quan lànhững nhân tố làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với Ngânhàng. Khi khách hàng có hiệu quả kinh doanh kém hiệu quả, mất khả năng trả nợcho ngân hàng, khả năng quản lý thu hồi vốn vay của ngân hàng đối với món chovay giảm sút.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Đối với khách hàng, những thay đổi bất thường trong cuộc sống là điều lncó thể xảy ra mà không lường trước được. Nguồn thu nhập của khách hàng có thể bịảnh hưởng đáng kể bởi những sự kiện như tình trạng sức khỏe, tai nạn hay mất việc.Ý thức và thiện chí trả nợ của khách hàng ảnh hưởng rất lớn tới việc ngânhàng có thu được nợ hay không. Việc khách hàng sử dụng vốn ngân hàng sai mụcđích, vay khơng có ý định trả nợ cho ngân hàng… đẩy ngân hàng tới những rủi rolớn. Nếu khách hàng có khả năng trả nợ nhưng khơng có thiện chí trả nợ cũng sẽgây khó khăn đối với việc quản lý thu hồi vốn vay của Ngân hàng.

<i><b>1.4.3. Các yếu tố từ phía ngân hàng</b></i>

<i>* Chính sách tín dụng</i>

Chính sách tín dụng của NHTM là các định hướng, chủ trương trong hoạtđộng cấp tín dụng của mỗi NHTM trong một thời kỳ dựa trên quy định chính sáchcủa NHNN nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Chính sách tín dụng giúp NHTMhướng đến danh mục cho vay có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn cho cán bộ tín dụngcác thủ tục cần thiết, các bước công việc cần làm để thực hiện hoạt động cho vaytrong giới hạn trách nhiệm của họ, để đảm bảo tuân thủ các chính sách và quy trìnhthủ tục, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh nâng cao hiệu quả thu hồi vốn vay củangân hàng.

<i>* Nguồn nhân lực</i>

Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi ngành hay mỗi doanh nghiệpphụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia, ngành hay doanhnghiệp đó có được. Chất lượng đội ngũ cán bộ có vai trị quyết định đến thành bạicủa mỗi ngân hàng. Mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng dưới sự hoạch định,quản lý của các nhà lãnh đạo đều được cụ thể hóa và thực hiện thông qua hoạt độngtrực tiếp của các cán bộ ngân hàng. Các nhân viên tín dụng là những người trực tiếpthực thi việc cho vay cũng như quản lý các món vay. Về mặt lợi ích, khi các nhânviên này với đạo đức kém và bộ phận kiểm sốt khơng phát hiện kịp thời sẽ lợidụng quyền hạn để có thể cho vay các khoản vay với rủi ro. Họ có thể thực hiệnviệc này thơng qua việc làm sai lệch cách nhìn về báo cáo tài chính và triển vọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

của khách hàng, cũng như là sự sai lệch về giá trị thực của tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro đều xuất phát từ vấn đề đạo đức mà cóthể xuất phát từ vấn đề trình độ. CBTD đơi khi khơng được đào tạo bài bản, khơngcó hoặc thiếu các kiến thức về kinh tế, xã hội và các văn bản pháp luật có liên quanđến hoạt động ngân hàng nên trong quá trình tác nghiệp sẽ không tránh khỏi nhữngrủi ro phát sinh nợ xấu từ sự thiếu hiểu biết và hạn chế về năng lực của cán bộ.

<i>* Nền tảng CNTT</i>

Trong thời kỳ hiện đại ngày nay, CNTT ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động củacác NHTM. Đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động quản lý thu hồi nợnói riêng, CNTT có một tác động rất lớn, giúp ích rất nhiều trong việc đa dạng hoásản phẩm, tăng cường kiểm soát rủi ro hỗ trợ q trình đánh giá, phân tích kháchhàng, khoản vay,... phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở hài hồ lợiích của NHTM và khách hàng vay vốn. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tácquản lý thu hồi vốn vay tại các NHTM.

<b>1.5. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý thu hồi vốn vaycủa ngân hàng thương mại</b>

<i><b>1.5.1. Các chỉ tiêu định lượng</b></i>

Thông tư của NHNN số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 Quy định vềphân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàngnước ngoài, quy định:

- Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãiđã quá hạn.

- Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

<i>+ Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:</i>

[1] Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày trừ khoản nợ, trừ khoản nợđược phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn;

[2] Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ được cơ cấu lạithời hạn trả nợ và khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn;

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

[3] Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

[4] Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trongthời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các TCTD năm 2010 về các trường hợp khơng được cấp tín dụng.

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các TCTD năm 2010 về hạn chế cấp tín dụng.

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các TCTD năm 2010 về giới hạn cấp tín dụng.

[5] Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra.

[6] Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từngày có quyết định thu hồi;

[7] Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 bao gồm nhóm nợ có rủi ro thấp vànhóm nợ có rủi ro cao.

[8] Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo yêu cầu của NHNN căn cứ kếtquả thanh tra, giám sát và thơng tin tín dụng có liên quan.

[3] Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn; (Trừ khoảnnợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồiphân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1), khoản nợ được phânloại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.);

[4] Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

11/2021/TT-NHNN chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày cóquyết định thu hồi;

[5] Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạnthu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

[6] Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với TCTD, chinhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

[7] Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

[8] Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8Thơng tư 11/2021/TT-NHNN.

<i>+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:</i>

[1] Quá hạn trên 360 ngày.

[2] Cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên.

[3] Cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.

[4] Cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.

[5] Bị quá hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày.

[6] Quá hạn trên 60 ngày theo quyết định thu hồi trước hạn của ngân hàng do khách hàng vi phạm thoả thuận.

[7] Khách hàng là TCTD đang bị kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong toả vốn, tài sản.

[8] Bị phân vào nhóm 5 theo kết quả thanh tra, giám sát, thơng tin tín dụng liên quan của NHNN.

Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn và các cộng sự (2010), các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng gồm:

<i>Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ giữa số dư nợ quá hạn so với tổng dư nợ: </i>

Phản ánh những số dư nợ thực sự đã q hạn mà khơng phản ánh tồn bộ quy mơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

dư nợ có nguy cơ quá hạn.

<i>Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm5: Tỷ lệ nợ xấu cho thấy được mức độ nguy hiểm mà ngân hàng thương mại phải</i>

đối mặt, do đó phải có biện pháp để giải quyết nếu khơng muốn ngân hàng củamình gặp tình huống nguy hiểm.

<i>Chỉ tiêu dư nợ trên huy động vốn là tỷ lệ giữa dư nợ và vốn huy động: Chỉ tiêu</i>

này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy độngđược sử dụng cho vay nền kinh tế. Chỉtiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động huyđộng vốn của ngân hàng chưa tốt.

<i>Chỉ tiêu Hệ số thu nợ là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ so với doanh số cho vay</i>

Chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ, chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy cơng tác thu nợ tiếntriển tốt, rủi ro tín dụng thấp.

<i>Chỉ tiêu Vịng quay vốn tín dụng là tỷ lệ giữa doanh số thu nợ so với dư nợbình qn</i>

Chỉ tiêu quay vịng vốn tín dụng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tíndụng ngân hàng.

Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thu hồi vốn vay thì đề tài sẽđánh giá theo các chỉ tiêu sau:

<b>Chỉ tiêu 1: Chênh lệch doanh số thu hồi vốn vay đến hạn (G)</b>

Chênh lệch doanh số thu hồi vốn vay đến hạn là hiệu số giữa doanh số thu hồivốn vay đến hạn thực tế và doanh số vốn vay đến hạn.

Chênh lệch doanh số thu hồi vốn vay giảm cho biết số vốn vay mà ngân hàngkhông thu hồi được đúng hạn tăng, hiệu quả hoạt động thu hồi vốn vay giảm sút.Ngược lại, chênh lệch doanh số thu hồi vốn vay giảm, ngân hàng thu được càngnhiều vốn vay đến hạn, hiệu quả của hoạt động thu hồi vốn vay tăng. Sự tăng lênhay giảm xuống của chênh lệch doanh số thu hồi vốn vay đến hạn có thể do sự tănglên/giảm xuống của chênh lệch doanh số thu hồi nợ gốc vay và/hoặc chênh lệchdoanh số thu hồi lãi vay. Do đó, chỉ tiêu chênh lệch doanh số thu hồi vốn vay đếnhạn có thể được phân chia thành thanh hai chỉ tiêu thành phần sau:

Chênh lệch doanh số thu hồi nợ gốc (Gp) là hiệu số giữa Doanh số thu hồi nợ

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ thu hồi vốn vay đến hạn (R)</b>

<i>R (%) = (Doanh số thu hồi vốn vay đến hạn thực tế/ Doanh số vốn vay đến hạn) x 100%</i>

Tương tự chỉ tiêu chênh lệch doanh số thu hồi vốn vay đến hạn, chỉ tiêu tỷ lệ thu hồi vốn vay đến hạn được phân chia thành hai chỉ tiêu thành phần như sau:

Rp: Tỷ lệ thu hồi nợ gốc đến hạn

<i>Rp (%) = (Doanh số thu hồi nợ gốc đến hạn thực tế/ Doanh số nợ gốc đến hạn) x 100%</i>

Ri: Tỷ lệ thu hồi lãi vay đến hạn

<i>Ri (%) = Doanh số thu hồi lãi vay đến hạn thực tế/ Doanh số lãi vay đến hạn x 100%</i>

Rp =1, Ri = 1, Rp = 1: Hoạt động thu hồi vốn vay đạt hiệu quả tối ưu.Rp <1, Ri <1, R <1: Hoạt động thu hồi vốn vay chưa đạt hiệu quả tối ưu

Tỷ lệ thu hồi gốc vay và lãi vay đến hạn càng cao cho thấy hoạt động thu hồivốn vay của ngân hàng càng hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ lãi treo càng cao cho biếthoạt động thu hồi lãi vay của ngân hàng chưa được tốt.

Hoạt động thu hồi vốn vay đạt hiệu quả tối ưu khi và chỉ khi ngân hàng thuđược toàn bộ vốn vay đến hạn (trong bối cảnh ngân hàng khơng có nợ q hạn). Dođó, tỷ lệ thu hồi vốn vay đến hạn là chỉ tiêu trực tiếp phản ảnh hiệu quả hoạt độngthu hồi vốn vay của NHTM. Chỉ tiêu này không những phản ánh được hiệu quảhoạt động thu hồi vốn vay của các khoản vay đã giải ngân mà còn đánh giá đượchiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch đôn đốc thu hồi vốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

của NHTM.

<b>Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn (Ro)</b>

<i>Ro (%) = (Doanh số thu hồi vốn vay quá hạn thực tế/ Tổng vốn vay quá hạn)x 100%</i>

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ cho vay khơng hồn hảokhi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàngđúng hạn. Tỷ lệ thu hồi vốn vay quá hạn cho thấy hiệu quả trong công tác thu hồinhững khoản vốn vay đã bị quá hạn. So với hoạt động thu hồi nợ đến hạn, hoạtđộng thu hồi nợ quá hạn đòi hỏi nhiều nỗ lực và tính chuyên nghiệp hơn rất nhiều.Tỷ lệ thu hồi vốn vay quá hạn càng cao, hoạt động thu hồi vốn vay càng hiệu quả.

Ro = 1: Ngân hàng thu hồi được toàn bộ số nợ quá hạn.

Ro <1: Ngân hàng khơng thu được tồn bộ số nợ q hạn, tổn thất mà ngânhàng phải chịu nếu bỏ qua các chi phí trong q trình thu hồi vốn vay q hạn chínhlà chênh lệch số nợ q hạn khơng thu hồi được.

<i><b>1.5.2. Các chỉ tiêu định tính</b></i>

<i><b>Khả năng duy trì sự trung thành của nền khách hàng đối với ngân hàng:</b></i>

Hoạt động quản lý thu hồi vốn vay đạt hiệu quả vừa bảo đảm thu hồi đượctoàn bộ vốn vay phải thu, đồng thời phải tạo cơ hội cho cả NHTM và khách hàng cóthể duy trì hoạt động tiếp theo bình thường. Sau khi thực hiện quản lý thu hồi vốnvay, đặc biệt đối với các khoản vốn vay có vấn đề, số lượng khách hàng trung thànhvới ngân hàng càng lớn cho thấy hoạt động thu hồi nợ của NHTM càng hiệu quả.

<i><b>Thời gian thực hiện thu hồi vốn vay:</b></i>

Thời gian thu hồi nợ được tính từ khi khoản nợ đến hạn, ngân hàng bắt đầuthực hiện hoạt động thu hồi vốn vay, đến khi thu được toàn bộ số vốn vay phải thutheo hợp đồng tín dụng. Đối với khoản nợ thông thường, khoảng thời gian này chỉđược tính trong ngày làm việc, phụ thuộc vào thời gian tiền tại ngày đến hạn. Đốivới các khoản nợ có nguy cơ bị q hạn, thì thời gian thu hồi nợ càng ngắn, hiệuquả thu hồi nợ của ngân hàng càng cao.

<i><b>Chi phí thu hồi vốn vay:</b></i>

Đối với những khoản vốn vay đã xảy ra quá hạn, việc thu hồi nợ yêu cầu sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

kiên trì trong một thời gian khơng ngắn. Do đó, để có thể thực hiện thành cơng qtrình quản lý thu hồi vốn vay, ngân hàng cần bỏ ra những chi phí nhất định cho hoạtđộng quản lý thu hồi vốn vay như chi phí giao dịch, chi phí quản lý khoản vay, chiphí cho mơi giới, chi phí th các dịch vụ phục vụ cho việc xử lý nợ: thuê kho, bảovệ, định giá, đấu giá tài sản, chi phí cho các cơ quan chức năng trong quá trình xửlý, chi phí để hỗ trợ, khuyến khích các bộ phận thực hiện xử lý, thu hồi nợ…Hoạtđộng quản lý thu hồi vốn vay đạt hiệu quả khi ngân hàng thu hồi được nợ với mứcđộ các chi phí nêu trên ở mức tối thiểu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU HỒI VỐNVAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN- HÀ NỘI, CHI NHÁNH</b>

SHB đã có kinh nghiệm hơn 30 năm kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngânhàng, SHB đã phát triển bền vững. SHB hiện có 10.269 CBNV, 569 điểm giao dịchtrong và ngồi nước, phục vụ hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kếtnối tới 500 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục.

Tính đến hết quý III/2023, lợi nhuận trước thuế SHB hoàn thành 80% kếhoạch Đại hội đồng cổ đơng giao. Tổng tài sản cán mốc 596 nghìn tỷ đồng, tăng8,13% so với đầu năm. Huy động vốn thị trường 1 đạt gần 475 nghìn tỷ đồng. Vốntự có theo Basel II đạt 67.801 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 430 nghìn tỷ đồng,tăng 10% so với cuối năm 2022.

Các chỉ số về an toàn, thanh khoản, quản trị rủi ro của SHB đều đạt tốt hơn sovới quy định của NHNN và các chuẩn mực quốc tế. Từ đầu năm 2023, SHB đã bắtđầu áp dụng các tiêu chuẩn của Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản, có sựđánh giá tuân thủ của một công ty tư vấn quốc tế nhằm bảo đảm phù hợp với những

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

thông lệ tốt và yêu cầu của Ủy ban Basel theo Basel III.

Ngân hàng TMCP SHB Chi nhánh Quảng Ninh là một trong những chi nhánhkhai trương và đi vào hoạt động muộn hơn các chi nhánh khác. Ra đời năm 2007,trải qua hơn 16 năm hoạt động, đến nay SHB Chi nhánh Quảng Ninh đã khẳng địnhđược thương hiệu trên địa bàn Tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của toàn hệthống SHB. Cùng với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược là Tập đoàn than TKV- là thếmạnh kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, SHB Quảng Ninh còn phát triển và tiếp tụcvươn xa trong tương lai, xứng đáng là một trong những chi nhánh hoạt động có hiệuquả, vượt chỉ tiêu và đem lại lợi nhuận cao cho SHB nói chung và cho SHB QuảngNinh nói riêng. Đóng góp vào sự phát triển vượt bậc đó là một mơ hình quản lý gọnnhẹ, với đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ đồng đều, SHB Quảng Ninh hứahẹn một thành quả vững chắc trong tương lai.

<i><b>2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánhQuảng Ninh</b></i>

SHB chi nhánh Quảng Ninh là một đơn vị kinh doanh với nhiều chức năng vàlĩnh vực hoạt động:

- Chức năng trung gian tín dụng: Ngân hàng đóng vai trị là cầu nối giữa ngườithừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Nghĩa là ngân hàng vừa đóng vai trị của nhậntiền gửi, người cho vay và hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất nhận tiền gửivà lãi suất cho vay, tạo lợi ích cho các bên tham gia.

- Chức năng trung gian thanh tốn: Ngân hàng đóng vai trị là người “thủ quỹ”cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàngnhư thực hiện các giao dịch từ tài khoản theo nhu cầu của họ.

Lĩnh vực hoạt động- Huy động vốn:

+ Nhận tiền gửi như tiết kiệm, kỳ phiếu VND, USD và các loại ngoại tệ kháccủa các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước Việt Nam.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá trị kháccủa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

</div>

×