Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Hoạt động Tài trợ Thương mại quốc tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 103 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG</b>

<b>ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP</b>

<b>HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾCỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT</b>

<b>TRIỂN VIỆT NAM - BIDV</b>

<b>Ngành: Kinh doanh thương mại</b>

<b>MAI PHƯƠNG THẢO</b>

<b>Hà Nội, năm 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG</b>

<b>ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP</b>

<b>HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾCỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT</b>

<b>TRIỂN VIỆT NAM - BIDV</b>

<b>Ngành: Kinh doanh thương mạiMã số: 8340121</b>

<b>HỌC VIÊN: MAI PHƯƠNG THẢOGVHD: PGS.TS. VŨ SĨ TUẤN</b>

<b>Hà Nội, năm 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i><b>Tôi xin cam đoan: Đề án với đề tài “Hoạt động Tài trợ Thương mại quốc tế</b></i>

<i><b>của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV” là cơng trình</b></i>

nghiên cứu của riêng cá nhân tơi

Dữ liệu trong dự án sẽ được sử dụng trung thực, đầy đủ và được trích dẫn rõràng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong dự án này chưa được cơng bố ở bấtkỳ dự án nghiên cứu nào khác. Nếu sai tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

<i>Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2024</i>

Tác giả

Mai Phương Thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Trong suốt quá trình học tập, được sự chỉ dẫn nhiệt tình, cũng như sự giúpđỡ của thầy cô, tôi đã học được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu để hoànthành đề án thạc sĩ này. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TSVũ Sĩ Tuấn đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức bổ ích trong suốt thờigian làm đề án

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo cácphòng ban, các cán bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chinhánh hội sở đã nhiệt tình giúp đỡ trong qua trình hồn thành đề án

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn chân thành tới các gia đình, bạn vè và đồng nghiệpđã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệp nên đề án khó tránh được nhữngsai sót, khuyết điểm. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, Ban lãnhđạo và các anh chị trong Ngân hàng để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn.

<i>Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2024</i>

Tác giả

Mai Phương Thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ...vii</b>

<b>DANH MỤC BIỀU ĐỒ...vii</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU...1</b>

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...5</b>

<b>1.1. Tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại...5</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại...5</b></i>

<i><b>1.1.2.Đặc điểm Tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại.61.1.3.Vai trò của Tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại7</b></i><b>1.2. Các loại hình Tài trợ Thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại 9</b><i><b>1.2.1.Tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ cho vay...9</b></i>

<i><b>1.2.2.Tài trợ trên cơ sở phương thức tín dụng chứng từ (L/C)...10</b></i>

<i><b>1.2.3.Tài trợ trên phương thức nhờ thu...12</b></i>

<i><b>1.2.4.Tài trợ trên cơ sở hối phiếu...13</b></i>

<i><b>1.2.5.Nghiệp vụ bao thanh toán...14</b></i>

<i><b>1.2.6.Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng...14</b></i>

<i><b>1.2.7.Tài trợ trên cơ sở phương thức chuyển tiền...15</b></i>

<b>1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Tài trợ Thương mại quốc tế của cácNgân hàng thương mại...15</b>

<i><b>1.3.1.Nhân tố khách quan...15</b></i>

<i><b>1.3.2.Nhân tố chủ quan...17</b></i>

<b>CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐCTẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV 202.1. Giới thiệu chung về BIDV...20</b>

<i><b>2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...20</b></i>

<i><b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức...21</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh...23</b></i>

<b>2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động tài trợ Tài trợ thương mại quốc tế củaBIDV...26</b>

<i><b>2.2.1. Cơ cấu phòng ban tổ chức thực hiện Tài trợ thương mại quốc tế...26</b></i>

<i><b>2.2.2. Quy trình phối hợp triển khai hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế .312.2.3. Các sản phẩm Tài trợ thương mại quốc tế triển khai của BIDV...37</b></i>

<i><b>2.2.4. Cơ cấu sản phẩm Tài trợ thương mại quốc tế chính của BIDV giaiđoạn2018 – 2022412.2 5. Quy mô hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của BIDV giai đoạn 2018 –2022 ...43</b></i>

<b>2.3. Đánh giá tình hình hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của BIDV...53</b>

<i><b>2.4.1. Các thành tựu đạt được...53</b></i>

<i><b>2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...57</b></i>

<b>CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢTHƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁTTRIỂN VIỆT NAM - BIDV...62</b>

<b>3.1. Định hướng hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của BIDV...62</b>

<i><b>3.1.1.Định hướng hoạt động của BIDV đến 2030...62</b></i>

<i><b>3.1.2.Định hướng phát triển hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của BIDV.63</b></i><b>3.2. Một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy hoạt động Tài trợ thương mạiquốc tế của BIDV...64</b>

<i><b>3.2.1.Giải pháp thúc đẩy hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế...64</b></i>

<i><b>3.2.2.Kiến nghị với chính phủ, Ngân hàng nhà nước...71</b></i>

<b>KẾT LUẬN...73</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...74</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT</b>

TTTN TTTM Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại - TFC

Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt NamViettinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 2.1. Tình hình huy động nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2018-2022...23Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2018-2022...25Bảng 2.3: Doanh số tài trợ bằng tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu của BIDV giai đoạn 2018 – 2022...45Bảng 2.4: Doanh số tài trợ bằng phương thức nhờ thu của BIDV giai đoạn 2018 – 2022...47Bảng 2.5: Doanh số tài trợ bằng hình thức bảo lãnh của BIDV giai đoạn 2018 -202250Bảng 2.6: Doanh thu hoạt động TTTM của BIDV giai đoạn 2018 -2022...51Bảng 2.7. Thị phần hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của BIDV so với các ngânhàng giai đoạn 2018-2022...54

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ</b>

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức chi nhánh...21Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức...22Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức trung tâm tài trợ thương mại...26

<b>DANH MỤC BIỀU ĐỒ</b>

Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng vốn của BIDV giai đoạn 2018 – 2022...24Biều đồ 2.2: Cơ cấu tỷ trọng các sản phẩm TMQT chính của BIDV giai đoạn 2018-2022...42Biều đồ 2.3: Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV giai đoạn 2018 -2022.44 Biều đồ 2.4: Doanh số tài trợ bằng phương thức chuyển tiền của BIDV giaiđoạn 2018 -2022...48Biều đồ 2.5: Doanh số tài trợ bằng hình thức bảo lãnh của BIDV giai đoạn 2018 -2022...49Biều đồ 2.6: Doanh thu hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của BIDV so với mộtsố hoạt động khác giai đoạn 2018 -2022...52

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Giai đoạn 2018-2022 xảy ra nhiều biến động khiến cho nền kinh tế thế giới cónhiều diễn biến phức tạp, rủi ro, đi kèm suy thoái và khó khăn. Thế nhưng, tại báocáo rà sốt thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận trong số50 quốc gia có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam được xem cómức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí 39 (năm 2009) lên vị trí tốp 20(năm 2020) nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Có thể nói, các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuấtkhẩu của Việt Nam, là cơ hội kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạnglưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, các FTA thế hệ mớinhư EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP đã trở thành "liều thuốc" tiếp sức cho kinhtế Việt Nam phục hồi sau đại dịch; bởi phần lớn dịng chảy thương mại hàng hóacủa Việt Nam đến từ các đối tác trong FTA và việc giao dịch thương mại với các thịtrường này là một trong những động lực lớn cho tăng trưởng sản xuất, kinh doanhcủa nền kinh tế. Từ sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đến nay, tăng trưởngxuất khẩu tuy nhanh nhưng chưa bền vững, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từbên ngoài. Đứng trước "cánh cửa" hội nhập, sự chủ động của mỗi doanh nghiệp làđiều hết sức quan trọng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ cam kết quốc tế, có sự chuẩnbị, hành động phù hợp để tận dụng tối đa các cơ hội cũng như xử lý các thách thứcnếu xảy ra. Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đi liền với tăng trưởng bền vững,góp phần mở rộng quan hệ thương mại trong tương lai.

Trong nền kinh tế Việt Nam, hệ thống ngân hàng được ví như là huyết mạchcủa cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động một cách thông suốt,lành mạnh là tiền đề để các nguồn lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sửdụng có hiệu quả, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Trong nỗ lực trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam và khu vực ASEAN,cung ứng toàn diện các sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng, đa dạng hóa cáchoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam (BIDV) bên cạnh việc phát triển các sản phẩm truyền thống, đã xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

định Tài trợ thương mại quốc tế (TTTMQT) là một trong những hoạt động cần tậptrung phát triển để bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, sẵn sàng cạnh tranh vớicác ngân hàng quốc tế. Hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế được BIDV triển khaithực hiện nhiều năm qua, đã đóng góp vai trị tích cực trong việc tài trợ, đẩy mạnhhoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, cũng như gia tăng thu nhậptừ dịch vụ cho ngân hàng.

Tuy nhiên hoạt động TTTMQT của BIDV vẫn không tránh khỏi những hạnchế, chưa kịp thời đáp ứng đòi hỏi ngày càng phức tạp của nghiệp vụ, khiến chochất lượng kết quả đạt được chưa tương xứng tiềm năng.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế đốivới hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, và với hoạt động của ngân hàngBIDV nói riêng. Tơi đã chọn đề tài: “HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠIQUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -BIDV” làm đề tài đề án tốt nghiệp của mình.

<b>2. Tình hình nghiên cứu</b>

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Đâylà một chủ đề rộng, có nhiều câu hỏi cần khám phá và rất thực tế. Tuy nhiên, mỗinghiên cứu khám phá và giải quyết những nội dung mới và khác nhau.

Liên quan đến chủ đề hoạt động của các trung tâm thương mại quốc tế trên thếgiới cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu thành cơng, trong đó có tác giả Kevin

<i>Munrage Kahuthu (2016), “The effect of trade finance on the performance ofCommercial Banks in Kenya” (tạm dịch: “Ảnh hưởng của hoạt động TTTMQT đếncác ngân hàng thương mại tại Kenya”), luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu sử dụng mơ</i>

hình hồi quy tuyến tính để thu thập dữ liệu từ các ngân hàng thương mại ở Kenyanhằm đo lường sự đóng góp của các trung tâm thương mại quốc tế thông qua kếtquả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Kenya. Từ kết quảnghiên cứu, tác giả cho thấy hoạt động của các trung tâm thương mại quốc tế luôncần được xem xét để cải thiện thu nhập lãi rịng và góp phần vào hiệu quả chungcủa các ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam, TTTMQT cũng là đề tài nghiên cứucủa rất nhiều tác giả. Cụ thể như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Hồ Thị Quỳnh Nga (2015), “Nâng cao chất lượng dịch vụ TTTMQT tạiNHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV”, luận văn thạc sỹ kinh</i>

doanh. Luận án đã đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ của cáctrung tâm thương mại quốc tế và các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tạiNgân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (BIDV). Tuy nhiên, trong nghiên cứu tác giảchỉ nêu bật các yếu tố chất lượng dịch vụ của TTTM quốc tế mà chưa đề cập đếncác chỉ số về quy mô dịch vụ của TTTM.

<i>Ths. Phạm Huyền Trang (2015), “Kinh doanh tài trợ thương mại quốc tế: Xuhướng mới của các Ngân hàng thương mại”, nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra bối</i>

cảnh nguồn thu từ hoạt động của các trung tâm thương mại quốc tế, phân tích tổngthể về tài trợ thương mại và thực tiễn triển khai hoạt động này ở Việt Nam. Quanghiên cứu, tác giả đề xuất phương pháp giúp các ngân hàng thương mại Việt Namthúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế hiệu quả.

<i>Vũ Thị Tú Anh (2016), “Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Hội sở NHTMcổ phần Đại chúng Việt Nam”, luận văn thạc sĩ. Tác giả đã cung cấp cơ sở lý luận</i>

về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại cũng như cácyếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí đánh giá dịch vụ tài trợ thương mại.

Tất cả các nghiên cứu đều đưa ra một cái nhìn tổng quan về hoạt TTTM quốctế trong các ngân hàng thương mại. Đề tài đề cập đến thực trạng phát triển dịch vụTTTM quốc tế tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, thông qua các yếu tố ảnhhưởng đến dịch vụ TTTM quốc tế và nhiều chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự pháttriển trong hoạt động TTTM quốc tế của các NHTM nghiên cứu nói riêng vàNHTM Việt Nam nói chung. Mỗi đề tài đều có những góc nhìn và quan điểm khácnhau, do đó địi hỏi những đánh giá, góc nhìn và cách giải quyết vấn đề khác nhau.Tuy nhiên với các cơng trình nghiên cứu nước ngồi, đa số là những cơng trìnhnghiên cứu mang tính học thuật cao, chưa liên hệ áp dụng với thực tế tại các NHTMViệt Nam Đối với các nghiên cứu trong nước, ít nhiều có đề cập đến TTTMQT, tuynhiên đối với nghiên cứu tại Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –BIDV chưa có nhiều.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu</b>

Nghiên cứu thực tế hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, qua đó:

<i>Thứ nhất, phân tích thực trạng hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân </i>

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

<i>Thứ hai, đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Tài trợ thương mại quốc </i>

tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<small>-</small> <i>Đối tượng: Các vấn đề lý luận, thực tiễn về hoạt động tài trợ thương mại </i>

quốc tế của các ngân hàng thương mại.

<small>-</small> <i>Phạm vi nghiên cứu: Về thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của </i>

BIDV giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp cho đến 2030.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

<small>-</small> <i>Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính, phương pháp thống kê, </i>

phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh.

<small>-</small> <i>Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập từ tài liệu tham khảo và các báo </i>

cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV.

<i><b>Chương 2: Thực trạng hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng</b></i>

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV

<i><b>Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế </b></i>

của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI</b>

<b>1.1. Tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại</b></i>

Tài trợ thương mại quốc tế là một khái niệm có thể được hiểu ở nhiều góc độkhác nhau. Ở góc độ tín dụng người ta gọi tài trợ thương mại quốc tế là cho vayxuất nhập khẩu, tín dụng trong ngoại thương,... nhưng ở góc độ rộng hơn tín dụngnhư là sự hỗ trợ tài chính, người ta lại gọi là tài trợ thương mại, tài trợ ngoạithương, tài trợ xuất nhập khẩu,... Thực ra tài trợ thương mại quốc tế (InternationalTrade Finance) cịn có ý nghĩa rộng hơn rất nhiều so với tín dụng và hỗ trợ tài chínhcộng lại. Khái niệm về tài trợ thương mại quốc tế theo giáo trình Tài trợ thương mạiquốc tế (Nguyễn Thị Quy, 2012, tr.32) được đề cập như sau:

“Tài trợ thương mại quốc tế là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tậphợp các chính sách, biện pháp và hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hay gián tiếpcho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trong một, một sốhoặc tất cả các cơng đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụsản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi”.

Khái niệm trên cho thấy, tài trợ TMQT được thực hiện dưới hai hình thức là:Thứ nhất, tài trợ TMQT trực tiếp là tập hợp các chính sách, hình thức hỗ trợtài chính tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong thương mại quốc tế,nhằm tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đổi mới cơng nghệ về máymóc, thiết bị diễn ra thơng qua các hình thức cung cấp như dịch vụ tài chính, tíndụng ngân hàng như dịch vụ thanh tốn quốc tế, bao thanh toán tương đối, baothanh toán tuyệt đối,…

Thứ hai, tài trợ TMQT gián tiếp là tổ hợp các chính sách, biện pháp và hìnhthức hỗ trợ hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh TMQT thuận tiện chocác doanh nghiệp như: Chính sách tỷ giá hối đối, chính sách thuế xuất nhập khẩu,mơi trường pháp lý ổn định phù hợp với thực tiễn TMQT, chính sách lãi suất, cáchiệp định tài trợ song phương đa phương, ...

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Cụ thể hơn về Tài trợ TMQT của ngân hàng thương mại, theo quan điểm củaNgân hàng MaritimeBank: “Tài trợ thương mại (Commercial Sponsorship) là hìnhthức ngân hàng hỗ trợ cho đơn vị tổ chức hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụnhư: dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh nước ngồi,... mà ở đó kháchhàng tham gia giao dịch tài trợ thương mại phải trả một khoản phí nhất định đểhưởng những quyền lợi và tiềm năng thương mại có thể mang lại từ việc tài trợ”.

Khác với thanh toán quốc tế TTQT trong giao dịch thương mại quốc tế đượchiểu là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại (NHTM) “thực hiệncác nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt độngkinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nướckhác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngânhàng của các nước liên quan” (GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2014, tr.15).

Qua các khái niệm và phân tích ở trên, có thể thấy rằng, tài trợ thương mạiquốc tế là sự hỗ trợ tài chính và cung ứng các dịch vụ tiền tệ, tín dụng và ngânhàng cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnhvực thương mại quốc tế. Nếu xét về hình thức tài trợ thì tài trợ thương mại quốc tếđược thực hiện dưới hai hình thức:

• Hình thức hỗ trợ về tài chính thơng thường được thực hiện thông qua việccho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và đơn vị kinh tế để tài trợ chohoạt động xuất nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, ...

• Hình thức cung ứng dịch vụ về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng được thực hiệnthơng qua các dịch vụ thanh tốn quốc tế (như nhờ thu chứng từ, tín dụng chứngtừ), bảo lãnh, Factoring, Forfaiting, ...

<i><b>1.1.2. Đặc điểm Tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại</b></i>

<i>1.1.2.1. Tài trợ thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tậpquán quốc tế</i>

Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốcgia, do đó, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động TMQT không những chịu sựđiều chỉnh của luật pháp quốc gia, mà còn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốctế, các tập quán quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành như: UCP, URC,

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

INCOTERMS … Những văn bản này tạo ra mộ khung pháp lý bình đẳng, cơngbằng cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động TMQT, tránh những hiểu lầm vàtranh cãi đáng tiếc xảy ra.

<i>1.1.2.2. Tài trợ thương mại quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đối</i>

Trong TMQT, ít nhất một trong hai bên (hoặc người xuất khẩu hoặc ngườinhập khẩu) có liên quan đến ngoại tệ (trừ những khu vực sử dụng đồng tiền chung).Do đó, hoạt động TMQT chịu sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hốiquốc gia.

<i>1.1.2.3. Ngôn ngữ sử dụng chung là tiếng anh</i>

Trong TMQT, để thuận tiện trong việc trao đổi cũng như áp dụng các tập quánquốc tế, văn bản pháp lý, các giao dịch chủ yếu sử dụng tiếng anh làm ngơn ngữgiao dịch chung.

<i><b>1.1.3. Vai trị của Tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại</b></i>

<i>1.1.3.1. Đối với nền kinh tế</i>

Để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế thì Tài trợ TMQT là cơng cụ hữuhiệu khi ngoại thương được coi là một trong những giải pháp hiệu quả trong chiếnlược phát triển kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

Tài trợ TMQT không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mở rộngsản xuất kinh doanh, hiện đại hóa trang các thiết bị mà cịn tạo điều kiện cho hànghóa xuất nhập khẩu thơng suốt. Thông qua sự tài trợ của ngân hàng, việc XNK hànghóa theo nhu cầu thị trường liên tục, thường xuyên giúp ổn định kinh tế và pháttriển doanh nghiệp, phát triển của nền kinh tế đất nước. Ngoài ra, tài trợ thương mạiquốc tế còn là cầu nối giữa các quốc gia trong hoạt động kinh doanh với nướcngoài, từ đó thúc đẩy hoạt động ngoại thương thêm phát triển, mở rộng quan hệ đốingoại.

<i>1.1.3.2. Đối với ngân hàng</i>

Hoạt động tài trợ TMQT có vai trị hết sức quan trọng đối với NHTM. Nókhơng chỉ thuần túy là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thểthiếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Bên cạnh việc tạo ra một khoản lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

nhuận khơng nhỏ đóng góp vào khoản lợi nhuận chung của ngân hàng, nó cịn hỗtrợ cho các hoạt động khác.

<i>Thứ nhất, thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, các ngân hàng</i>

thương mại có thể thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế.Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại tăng quy mô, mở rộng nguồn thu và tăngkhả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

<i>Thứ hai, ngân hàng có thể tăng vốn khả dụng tạm thời bằng cách đẩy mạnh</i>

hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế vàquản lý nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân.

<i>Thứ ba, giúp các ngân hàng thương mại có được nguồn ngoại hối đáng kể để</i>

từ đó phát triển ngoại hối, bảo lãnh và các hoạt động quốc tế khác.

<i>Thứ tư, NHTM có thể tăng khả năng thanh khoản nhờ lượng tiền ký quỹ. Tùy</i>

thuộc vào loại hình dịch vụ và mức độ uy tín của khách hàng mà mức ký quỹ làkhác nhau, nhưng nhìn chung lượng tiền ký quỹ ở ngân hàng là thường xuyên và ổnđịnh. Ngân hàng có thể dùng khoản này để kinh doanh, đầu tư ngắn hạn hoặc hỗ trợthanh khoản khi cần thiết.

Ngoài ra, hoạt động tài trợ TMQT còn giúp các ngân hàng đáp ứng tốt hơnnhu cầu của khách hàng thông qua việc nâng cao uy tín của mình. Hoạt động tài trợTMQT giúp ngân hàng tạo tăng uy tín ở quốc tế cũng như uy tín trong lịng kháchhàng, từ đó ngân hàng có thể khai thác các nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoàivà các nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế còn tăng cường quan hệ đối ngoại củangân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp ngân hàng vượt ra khỏi khuôn khổquốc gia và hội nhập với các nước trên thế giới.

<i>1.1.3.3. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu</i>

Các doanh nghiệp XNK khơng chỉ có thể đứng vững hơn trong nền kinh tế thịtrường, mà cịn có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làmcho nhiều người lao động nhờ và nguồn vốn hộ trợ từ ngân hàng. Từ đó giảm tỷ lệthất nghiệp cũng như hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Tài trợ TMQT trong quá trình thực hiện hợp đồng còn làm tăng hiệu quả củadoanh nghiệp. Đối với NXK, vốn tài trợ giúp mua hàng đúng thời vụ, gia công vàgiao hàng đúng thời điểm. Đối với NNK, vốn tài trợ giúp mua được những lơ hànglớn, giá hạ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Hoạt động XNK tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nhà NK và XK thường ở hai nước khácnhau vì vậy các doanh nghiệp XNK có thể sử dụng các dịch vụ TMQT của NHTMnhư một giải pháp giảm thiếu rủi do. Do sự hiểu biết giữa nhà NK và nhà XK khôngđược đầy đủ, chính xác. Khi có sự tham gia của các NHTM, thơng tin sẽ được kiểmtra chéo, nhiều lần, có sự tư vấn của những chun viên có chun mơn cao. Đặcbiệt, nhờ hoạt động tài trợ TMQT, doanh nghiệp XNK có thể dễ dàng ký kết nhữngthương vụ lớn. Việc có được khoản vay từ ngân hàng vào đúng thời điểm cho phépcác công ty xuất nhập khẩu đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và nâng cao uy tíncủa công ty trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của ngoại thương, nhu cầu tàitrợ thương mại quốc tế cho các công ty và tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu ngàycàng tăng. Các ngân hàng cần ngày càng hoàn thiện và phát triển hoạt động cho vaynhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà xuất nhập khẩu và những biến động của nềnkinh tế. Các ngân hàng cần nhận thức được nhu cầu tài trợ phát sinh từ hoạt độngxuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và mở rộng hoạt động.

Vai trò của trung gian thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tếcủa các ngân hàng thương mại giúp đảm bảo các quy trình thanh tốn mà kháchhàng mong muốn được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an tồn, thuận tiện và tiếtkiệm chi phí tối đa. Nếu khách hàng khơng có đủ năng lực tài chính cần thiết trongq trình thanh tốn và u cầu ngân hàng hỗ trợ tài chính thì ngân hàng sẽ chiếtkhấu bộ chứng từ xuất khẩu. Bằng cách thanh tốn, ngân hàng cũng có thể giám sáthoạt động của công ty, tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng.

<b>1.2. Các loại hình Tài trợ Thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại</b>

<i><b>1.2.1. Tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ cho vay</b></i>

<i>1.2.1.1. Tín dụng ngắn hạn</i>

Tín dụng ngắn hạn là hình thức cho vay trực tiếp nhằm tài trợ cho kháchhàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh XNK. Tín dụng ngắn hạn có thời hạn dưới 1năm, thường được sử dụng cho vay bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

kinh doanh. Nghiệp vụ này mang tính truyền thống của NHTM nên thường chiếmtỷ trọng lớn.

<i>1.2.1.2. Tín dụng trung và dài hạn</i>

Khác với tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn có thời hạn trên mộtnăm. Cụ thể tín dụng trung hạn có thời gian từ 1 dến 5 năm, và tín dụng dài hạn cóthời gian từ 5 năm trở lên. Loại hình này thường được cung cấp để đầu tư, mua sắmtài sản cố định, mở rộng hoạt động sản xuất.

<i><b>1.2.2. Tài trợ trên cơ sở phương thức tín dụng chứng từ (L/C)</b></i>

<i>“Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hay gọitên thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàngphát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Thanh tốn ở đây được hiểu</i>

(i) Trả tiền ngay, nếu tín dụng có giá trị thanh tốn ngay.

(ii) Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh tốnvề sau.

(iii) Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn,nếu tín dụng có giá trị thanh tốn bằng chấp nhận”. Các hình thức gắn với phươngthức tài trợ này là:

<i>1.2.2.1. Phát hành thư tín dụng (L/C)</i>

Là hình thức tài trợ thanh tốn với nhà NK. Khi ngân hàng đồng ý mở L/C chokhách hàng nghĩa là ngân hàng đã cam kết thanh toán cho nhà XK nước ngồi nếubộ chứng từ xuất trình phù hợp. Với cam kết đó, ngân hàng chấp nhận rủi ro vềmình, trong trường hợp NNK khơng có khả năng thanh tốn thì ngân hàng pháthành vẫn phải đảm bảo thanh toán đầy đủ khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phùhợp. Thơng thường, các ngân hàng sẽ u cầu ký quỹ khi mở L/C để giảm thiểu rủiro cho mình.

<i>1.2.2.2. Xác nhận thư tín dụng (L/C)</i>

Ngân hàng xác nhận L/C dựa trên cơ sở một xuất trình phù hợp, và tạo ra camkết chắc chắn thanh toán. So với L/C không xác nhận, người bán trong giao dịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

này được giảm thiểu rủi ro hơn rất nhiều, bởi giao dịch này gắn liền với trách nhiệmcủa ngân hàng phát hành (NHPH) và ngân hàng xác nhận (NHXN).

<i>“Xác nhận L/C là một cam kết chắc chắn, không hủy ngang của một NHXN bổsung vào sự cam kết của NHPH để thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trìnhphù hợp”.</i>

Tuy nhiên, thường phải đặt đọc lên đến 100% giá trị L/C, các doanh nghiệpXNK mới được các NHPH xác nhận.

<i>1.2.2.3. Chiết khấu chứng từ theo L/C</i>

Trong thanh tốn L/C có hai hình thức chiết khấu là:

<i>Chiết khấu miễn truy địi: NHĐCĐ sẽ thanh tốn một số tiền nhất định mà</i>

không yêu cầu người thụ hưởng hoàn lại bất kỳ khoản tiền nào nếu người thụ hưởngxuất trình một bộ hồ sơ yêu cầu chuyển tiền. Trong trường hợp này, NH khơng thểđịi tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng. Khi sử dụng hình thức này, ngân hàngsẽ chỉ thực hiện chiết khấu đối với một bộ chứng từ thanh toán dựa trên L/C có thểxem nhanh hoặc đối với các khoản thanh tốn trả chậm có thời hạn dưới 360 ngày.Các điều khoản chiết khấu khơng truy địi khác nhau tùy thuộc vào chính sách củatừng ngân hàng và khách hàng.

<i>Chiết khấu có truy đòi: NHĐCĐ sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ</i>

hưởng khi xuất trình một bộ chứng từ thanh tốn và có quyền thu hồi số tiền đó từngười thụ hưởng nếu không thể thu hồi được tiền từ ngân hàng phát hành L/C. Điềukiện thực hiện thường bao gồm: văn bản yêu cầu ngân hàng thực hiện chiết khấu cótruy địi theo mẫu của ngân hàng chiết khấu, một bộ hồ sơ đầy đủ được nộp theoquy định của thư tín dụng.

<i>1.2.2.4. Tài trợ bằng một số loại L/C đặc biệt</i>

<i>L/C chuyển nhượng: “Là thư tín dụng khơng thể hủy bỏ trong đó quy định</i>

người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộhay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượngchỉ được chuyển nhượng một lần”. Trường hợp người hưởng lợi thứ hai giao hàngkhông đúng loại hay không giao hàng, hoặc chứng từ khơng được hồn hảo khi đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

người hưởng lợi thứ nhất sẽ chịu trách nhiệm về phía bên XK theo như thỏa thuậnđã ký.

<i>L/C giáp lưng: “Sau khi nhận được L/C, nhà XK căn cứ vào nội dung L/C này</i>

và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác với người thụ hưởng khác vànội dụng gần giống với L/C ban đầu”. L/C này được gọi là L/C giáp lưng. Đây làloại L/C không thể hủy ngang, được sử dụng phổ biến trong các giao dịch ba bên,trong đó người thụ hưởng L/C gốc đóng vai trị là trung gian thương mại giữa haibên.

<i>L/C tuần hoàn: Là một L/C sẽ tự động gia hạn hiệu lực để tiếp tục hoạt động</i>

sau một khoảng thời gian nhất định. L/C tuần hoàn được coi là một cam kết củaphía ngân hàng phát hành. Số lần tuần hồn và thời gian cịn hiệu lực cần phải đượcquy định cụ thể trong L/C.

<i>L/C đối ứng: Thường được dùng trong các giao dịch của gia công hàng xuất</i>

khẩu, khi mà cả hai phía đều vừa là nhà NK và là nhả XK. L/C đối ứng được pháthành và chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành.

<i><b>1.2.3. Tài trợ trên phương thức nhờ thu</b></i>

Trong phương thức này, ngân hàng của Người xuất khẩu sẽ thực hiện dịch vụthu hộ khoản tiền bán hàng của Người xuất khẩu từ Người nhập khẩu trên cơ sở bộchứng từ giao hàng.

Các loại hình thức tài trợ thương mại chủ yếu dựa trên phương thức nhờ thu:

<i>1.2.3.1. Ủy quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn</i>

<i>Ủy quyền nhận hàng: Là nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng đối với nhà NK</i>

trong vận tải hàng không (Airway Bill). Khi sử dụng Airway Bill, nếu trong hợpđồng thương mại có quy định người nhận hàng theo lệnh của ngân hàng tài trợ thìnhà NK chỉ có thể nhận hàng khi mà có Uỷ quyền nhận hàng từ ngân hàng tài trợ.

<i>Ký hậu vận đơn: Là hành động chuyển nhượng về quyền sở của hữu hàng hóa.</i>

Ký hậu vận đơn của ngân hàng xảy ra với những vận đơn theo lệnh của ngân hàngtài trợ. Nhà NK chỉ có thể làm thủ tục nhận hàng khi được ngân hàng ký hậu vậnđơn theo đúng quy định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>1.2.3.2. D/P kỳ hạn</i>

<i>“D/P kỳ hạn là hình thức Nhờ thu kèm chứng từ, theo đó ngân hàng thu hộđược quyền quyết định thời gian và điều kiện trao chứng từ cho nhà nhập khẩu.Ngân hàng sẽ có nghĩa vụ thanh tốn cho người hưởng vào ngày đáo hạn nếuchuyển giao chứng từ cho người mua”. Bản chất của D/P kỳ hạn là sự tài trợ cơ hội</i>

nhận hàng và thanh toán cho nhà NK.

<i>1.2.3.3. Chiết khấu có truy địi trong phương thức thanh tốn nhờ thu (ứng trước vốn)</i>

Là khoản thanh toán do ngân hàng thực hiện phục vụ người xuất khẩu chongười thụ hưởng khi xuất trình các chứng từ yêu cầu tiền trong quá trình thu hồi,với điều kiện là nhà xuất khẩu cam kết hồn trả khoản tạm ứng đúng hạn. Vì nghĩavụ thanh tốn trong q trình thu nợ thuộc về nhà nhập khẩu chứ không phải ngânhàng thu nợ nên hầu hết các ngân hàng chỉ cho phép chiết khấu có truy địi. Vì vậy,việc các ngân hàng đưa ra hình thức chiết khấu khơng truy địi này là rất rủi ro.Ngân hàng ứng trước vốn đối với các chứng từ thu hồi vốn xuất khẩu trên cơ sởđảm bảo thu hồi vốn từ khách hàng.

<i><b>1.2.4. Tài trợ trên cơ sở hối phiếu</b></i>

Hối phiếu là loại giấy tờ có giá do người ký phát lập, trong đó yêu cầu ngườibị ký thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi nhận được yêu cầu hoặc ởmột thời điểm nhất định ở tương lai.

Tài trợ trên cơ sở hối phiếu có các hình thức sau:

<i>1.2.4.1. Chiết khấu hối phiếu</i>

Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn thường được thực hiện dưới hình thức ngườithụ hướng hối phiếu chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu chưa đáo hạn cho ngânhàng để nhận một số tiền.

Thời hạn khoản vay bằng chiếu khấu hối phiếu bằng thời hạn cịn lại trước hạnthanh tốn. NNK phải ký chấp nhận lên trên bề mặt hối phiếu, nghĩa là cam kếtthanh toán hối phiếu khi đến hạn.

<i>1.2.4.2. Chấp nhận hối phiếu</i>

Bằng cách chấp nhận hối phiếu đòi nợ, người bị ký phát hứa sẽ thanh toán hốiphiếu một cách vô điều kiện lúc đến hạn. Việc chấp nhận hối phiếu có thể được thựchiện như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Viết từ "được chấp nhận", ngày tháng và chữ ký của người bị ký phát trực tiếplên mặt trước của hối phiếu địi nợ. Tất cả những gì cần thiết để được chấp nhận làchữ ký của người được thanh tốn trên hối phiếu địi nợ. Trong trường hợp này,ngày gửi thư hoặc điện tín sẽ được coi là ngày nhận.

Việc chấp nhận là vơ điều kiện vì vậy người ký chấp nhận không thể áp đặtđiều kiện nào để chấp nhận hối phiếu đòi nợ. Biên lai thanh tốn hoặc hối phiếu địinợ được chấp nhận được coi như bằng chứng xác định trách nhiệm pháp lý của cácbên khi có tranh chấp.

<i><b>1.2.5. Nghiệp vụ bao thanh tốn</b></i>

<i>1.2.5.1. Bao thanh tốn tương đối (Factoring)</i>

<i>“Factoring là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán thơng qua việc mua lạicác khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên bán hàng vàbên mua hàng thủa thuận trong hợp đồng mua bán hàng”.</i>

Có thể nói Factoring là sự chuyển nhượng nợ sang một chủ nợ mới (nhàFactor). Nhà factor có thể trả trước một phần hoặc trả trước toàn bộ các khoản nợsau khi đã trừ các khoản phí thu nợ và hoa hồng.

<i>1.2.5.2. Bao thanh tốn tuyệt đối (Forfaiting)</i>

Là một hình thức tài trợ tương tự Factoring, thường được sử dụng trong cácgiao dịch XK có giá trị lớn, với thời hạn tài trợ thường trung và dài hạn, và rủi rocao. Forfaiting được các ngân hàng thực hiện bằng cách chiết khấu các chứng từ thuhồi từ hoạt động xuất khẩu. Nợ phải trả được thể hiện bằng hối phiếu đòi nợ, kỳphiếu và thư tín dụng được ngân hàng bảo lãnh với lãi suất chiết khấu. Và dựa trênnguyên tắc không truy đòi.

<i><b>1.2.6. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng</b></i>

<i>Bảo lãnh dự thầu: Mục đích là để đảm bảo lợi ích cho chủ thầu khi xuất hiện</i>

những vi phạm của người dự thầu xảy ra như: không ký hợp đồng hay thay đổi khimà đã được trúng thầu, rút hợp đồng dự thầu, …

<i>Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Bảo lãnh do NHTM phát hành cho bên xuất</i>

khẩu/nhập khẩu nhằm mục đích đảm bảo nghĩa vụ của bên xuất khẩu/nhập khẩu đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

với bên bảo lãnh theo hợp đồng đã được ký kết và thỏa thuận được thực hiện đúngvà đầy đủ.

<i>Bảo lãnh tiền đặt cọc và bảo lãnh tiền ứng trước: Là sự bảo đảm của một NH</i>

về nghĩa vụ của khách hàng trong việc hoàn trả khoản trả trước dựa trên hợp đồngđược ký kết với người bảo lãnh. Khi khoản vay của bạn đến hạn, tổ chức tín dụng sẽthay mặt bạn thanh tốn.

<i>Bảo lãnh thanh tốn: Loại bảo lãnh này nhằm mục đích cung cấp sự đảm bảo</i>

thanh toán cho người nhận bảo lãnh. Nếu khách hàng không trả được nợ hoặckhông thực hiện đúng nghĩa vụ thanh tốn thì ngân hàng sẽ thanh tốn cho ngườinhận được bảo lãnh. Sau đó, khách hàng có trách nhiệm hồn trả đầy đủ cho ngânhàng hết số tiền đã trả thay và cộng thêm tiền lãi.

<i><b>1.2.7. Tài trợ trên cơ sở phương thức chuyển tiền</b></i>

Chuyển tiền là phương thức thanh tốn, trong đó khách hàng (người chuyển tiền)yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác(người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian được chỉ định.

Bản chất là ngân hàng tài trợ dịch vụ cho khách hàng, để đảm bảo việc chuyểntiền được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Hiện nay, các ngân hàng thực hiệnchuyển tiền bao gồm bằng điện và chuyển tiền bằng thư.

<b>1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Tài trợ Thương mại quốc tế của cácNgân hàng thương mại</b>

<i><b>1.3.1. Nhân tố khách quan</b></i>

<i>1.3.1.1. Hệ thống chính sách, pháp luật, tập qn và tình hình chính trị của các nước</i>

Hoạt động tài trợ TMQT liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đối tượngkinh tế của nhiều quốc gia khác nhau, vì thế chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ tácđộng của các chính sách, tập quán và tình hình chính trị của các quốc gia.

<i>Thứ nhất, chính sách kinh tế đối ngoại.</i>

Mỗi quốc gia sẽ có các chính sách định hướng mang tính chiến lược về bảo họhay tự do hóa mậu dịch, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các doanhnghiệp. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả để các nước quản lí và điều hành nền

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

kinh tế vĩ mô. Với các giao dịch tài trợ TMQT, ngân hàng vừa đóng vai trị là trunggian giữa nhà NK và XK, vừa là đối tác của ngân hàng nước ngồi, vì vậy khơngthể tránh khỏi sự tác động của những chính sách này.

<i>Thứ hai, chính sách thuế.</i>

Chính sách thuế là một trọng những chính sách tài chính quốc gia, và là mộtcông cụ hiệu quả nhanh và lớn. Tùy vào chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu củatừng mặt hàng, mà các doanh nghiệp sẽ quyết định mở rộng phát triển hay là thu hẹpsản xuất mặt hàng đó. Từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TMQT của NH.

<i>Thứ ba, chính sách quản lý ngoại hối.</i>

Việc quản lý ngoại hối thơng qua việc đề ra các chính sách kiểm soạt luồngvận động của ngoại hối và ra các quy định về dự trữ ngoại tệ của các tổ chức tíndụng, ảnh hưởng tới cung cầu ngoại hối trên thị trường. Hoạt động tài trợ TMQTchủ yếu dùng ngoại tệ, vì vậy chính sách ngoại hối có tác động mạnh mẽ tới việcphát triển hoạt động tại trợ TMQT của từng quốc gia.

<i>Thứ tư, tình hình chính trị của các quốc gia</i>

Với những quốc gia có hệ thống chính trị ổn định, các chính sách kinh tế về vĩmơ và vi mơ thường có kế hoạch dài hạn, ổn định và rõ ràng. Vì vậy, các doanhnghiệp nước ngồi có thể dễ dàng đánh giá tiềm năng cũng như mức độ uy tín khithực hiện các giao dịch TMQT. Tuy nhiên với những quốc gia có tình hình chính trịbất ổn, việc đảm bảo việc thực hiện sản xuất và phát triển doanh nghiệp không đượcđảm bảo chắc chắn. Thêm vào đó, khi tình hình chính trị bất ổn, các chính sách kinhtế đưa ra thường mang tính ngắn hạn và có thể thay đổi dễ dàng, gây nhiều rủi rotrong hoạt động giao thương quốc tế. Từ đó ảnh hưởng tới hoạt động tài trợ TMQTcủa các ngân hàng.

<i>1.3.1.2. Các yếu tố từ khách hàng</i>

Trong hoạt động tài trợ TMQT, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải cómột trình độ nhất định về thông lệ quốc tế, thị trường chung trên thế giới, … Ngoàira các yếu tố như uy tín, bộ máy lãnh đạo, tình hình tài chính, chiến lược kinh doanhcủa khách hàng cũng được ngân hàng quan tâm và đánh giá trước khi quyết định cótài trợ cho doanh nghiệp hay không. Trong trường hợp các doanh nghiệp XNKthông đồng với nhau để lừa đảo ngân hàng, mà ngân hàng không phát hiện ra sẽgây ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

những thiệt hại cho ngân hàng. Khơng chỉ thiệt hại về tài chính, cịn là thiệt hại vềuy tín của ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải giám sát thường xuyên, và đánhgiá các khách hàng kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tài trợ TMQT.

<i>1.3.1.3. Sự biến động của tỷ giá</i>

Tỷ giá hối đoái là một biến kinh tế, tác động của tỷ giá hối đoái đến các hoạtđộng là rất khác nhau. Đặc biệt, tác động của tỷ giá rất rõ nét đến hoạt động xuấtnhập khẩu, bởi trong hoạt động thương mại quốc tế, đồng tiền sử dụng chủ yếu làngoại tệ. Như vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế mở và thương mại tự do hiệnnay, tỷ giá hối đoái có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động tài trợTMQT.

<i>1.3.1.4. Yếu tố cạnh tranh</i>

Trong nền kinh tế thị trường, để tạo bước nhảy vọt đối với sự phát triển của xãhội thì cạnh tranh là yếu tố nhất định phải có. Số lượng NHTM trên cả nước hiện tạicủa Việt Nam là 49, và hầu hết các NHTM đều cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tàitrợ giống nhau hoặc tương tự nhau. Cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng ngày càngcải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình. Vì vậy, để hoạt động tài trợ TTQT ngàycàng tốt, ngân hàng phải xem xét những thế mạnh và điểm yếu của mình, từ đó đưara các sản phẩm thu hút khách hàng hơn.

<i><b>1.3.2. Nhân tố chủ quan</b></i>

<i>1.3.2.1. Khả năng nguồn vốn của ngân hàng</i>

Nguồn vốn trong ngân hàng bao gồm 5 loại là: Vốn chủ sở hữu, vốn đi vay,vốn huy động, vốn tiếp nhận, vốn khác. Đây là yếu tố quyết định quy mô hoạt độngcủa một NHTM. Ngân hàng muốn phát triển hoạt động kinh doanh nói chung vàhoạt động tài trợ TMQT nói riêng đều cần có lượng vốn nhất định. Các ngân hàngtrong từng thời kỳ và chiến lược của mình mà tổ chức hoạt động TMQT theo cáckhác nhau. Nhưng nhìn chung, việc mở rộng hay thu hẹp nguồn vốn đều tác độngtrực tiếp đến hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng.

<i>1.3.2.2. Uy tín của ngân hàng</i>

Uy tín ngân hàng là một trong những yếu tố khác biệt giữa rất nhiều ngânhàng với nhau. Với những ngân hàng có uy tín cao, đây như một sợi dây vơ hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

giúp kéo khách hàng đến sự dụng dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Uy tín của ngânhàng cao cũng là một điều kiện đảm bảo cho khách hàng khi cung cấp các dịch vụTMQT.

Trong hoạt động TMQT uy tín của ngân hàng không chỉ giúp thu hút kháchhàng trong nước, điều này còn giúp ngân hàng dễ dàng thiết lập mối quan hệ vớicác ngân hàng nước ngồi. Từ đó đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của khách hàng.Giúp ngân hàng củng cố và nâng cao uy tín của mình.

<i>1.3.2.3. Trình độ cán bộ ngân hàng</i>

Hoạt động TMQT không chỉ chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản quyphạm pháp luật trong nước, mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngồi,cũng như là các thơng lệ, tập qn quốc tế. Vì vậy địi hỏi cán bộ ngân hàng cầnphải có trình độ hiểu biết và chun mơn cao khi thực hiện nghiệp vụ. Giúp ngânhàng hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong cung cấp các sảnphẩm tài trợ TMQT cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

<i>1.3.2.4. Công nghệ của ngân hàng</i>

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin là công cụ giúpnâng cao hiệu quả trong quản lý kinh doanh, đảm bảo an toàn và giảm thiểu nhữngrủi ro do con người. Vì vậy trong hoạt động ngân hàng, việc ứng dụng và nâng cấpcông nghệ thông tin là yếu tố quan trọng, quyết định sự bắt nhịp phát triển của ngânhàng trong tương lai. Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng giúp rút ngắn thời gianxử lý, giảm thiểu nhân sự và giấy tờ. Giúp đáp ứng nhu cầu tư vấn và sử dụng củakhách hàng 24/7. Nhất là trong các hoạt động tài trợ TMQT, phát triển cơng nghệ làbước đột phá quan trọng, góp phần trong việc thu hút đông đảo khách hàng trongkhi vẫn có thể tận dụng những lợi thế sẵn có của mình. Nâng cao trải nghiệm củakhách hàng khi sử dụng dịch vụ.

<i>1.3.2.5. Mơ hình tổ chức hoạt động Tài trợ Thương mại quốc tế của các Ngânhàng thương mại</i>

Về cơ bản thì ngân hàng sẽ tổ chức hoạt động tài trợ TMQT theo 2 mơ hình là:Tập trung và phân tán. Tùy thuộc vào quy mô và chiến lược phát triển mà mỗi ngân

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hàng lại lựa chọn mơ hình tổ chức khác nhau. Với những ngân hàng lựa chọn mơhình tập trung, mọi giao dịch về tài trợ TMQT sẽ được tập hợp và xử lý tại một nơi(thường là HO). Giúp ngân hàng dễ kiểm soát chất lượng đầu ra, giảm thiểu rủi rocũng như tạo sự chun mơn hóa trong từng khâu của hoạt động. Tuy nhiên nhượcđiểm là thời gian xử lý thường lâu hơn. Ngược lại với những ngân hàng lựa chọnmô hình phân tán, tùy quy mơ của món tài trợ mà sẽ quyết định được xử lý tại chinhánh hay chuyển lên cấp cao hơn. Ưu điểm của mơ hình này là thời gian xử lýnhanh, tuy nhiên chất lượng dịch vụ giữa các chi nhánh với nhau là không đồng đềuvà khó kiểm sốt, dễ xảy ra rủi ro. Lựa chọn mơ hình phù hợp sẽ góp phần nâng caochất lượng và thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn.

<i>1.3.2.6. Hệ thống ngân hàng đại lý</i>

Trong hoạt động tài trợ TMQT, vai trò của ngân hàng nước ngồi là vơ cùngquan trọng. Việc thiết lập được mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp giúp ngânhàng thực hiện các giao dịch quốc tế nhanh chóng, dễ dàng và có những chính sáchưu đãi về giá tốt. Những ngân hàng có nhiều ngân hàng đại lý sẽ thu hút khách hàngnhiều hơn. Bên cạnh đó, thơng qua ngân hàng đại lý, ngân hàng có thể tìm kiếmđược thơng tin về doanh nghiệp XNK ở các nước khác, giúp tư vấn cho khách hàngcủa mình tốt hơn. Nhờ đó, ngân hàng có thể đảm bảo hiệu quả hoạt động tài trợTMQT, đồng thời duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng của mình.

<i>1.3.2.7. Chiến lược Marketing</i>

Với số lượng ngân hàng cạnh tranh hiện nay, hoạt động marketing cũng là mộttrong những kênh được đấy mạnh để quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng.Các sản phẩm được quảng bá chủ yếu đang tập trung vào sản phẩm nội địa, vì vậycác ngân hàng cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm dịch vụ quốc tế, nhất là hoạtđộng tài trợ TMQT hơn nữa. Với chiến lược marketing phù hợp, ngân hàng có thểđem về lượng khách hàng mới, hoặc có thể từ đó thu thập giữ liệu để phát triển sảnphẩm mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng đang hướng tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢTHƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU</b>

<b>TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - BIDV</b>

<b>2.1. Giới thiệu chung về BIDV</b>

<i><b>2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển</b></i>

BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 theo Nghị định 177/TTg của Thủ tướngChính phủ. Trải qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, với các tên gọi và nhiệm vụphù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước: Ngân hàng Kiếnthiết Việt Nam (1957 - 1981); Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 -1990); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 - 2012); Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 01/5/2012), BIDV ln hồn thành xuất sắc mọisứ mệnh được giao. Sau 65 năm hoạt động với hơn 27 năm kinh doanh thương mại,đến nay BIDV đã trở thành một định chế tài chính đa sở hữu, hoạt động đa quốcgia, kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, vận hành công khai, minh bạch theo chuẩnmực, thơng lệ quản trị quốc tế... BIDV hiện có hệ sinh thái ngân hàng - bảo hiểm -chứng khoán - đầu tư tài chính, mạng lưới rộng khắp với 1.085 chi nhánh, phịnggiao dịch trong và ngồi nước, 11 công ty con, công ty liên kết và các hiện diệnthương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Đài Loan (Trung Quốc); hơn28.000 cán bộ được đào tạo bài bản, dạn dày kinh nghiệm, có nền tảng hơn 15 triệukhách hàng cá nhân, 500.000 khách hàng doanh nghiệp. BIDV hiện có quy mơ tổngtài sản đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại; vốn Nhà nước được bảo tồn vàkhơng ngừng phát triển; trong nhiều năm liên tiếp BIDV thuộc nhóm doanh nghiệpnộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, BIDV đã cơng bố điều chỉnhnhận diện thương hiệu và chính thức áp dụng từ ngày 26/4/2022. Việc điều chỉnhnhận diện thương hiệu là bước đi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển của BIDVphù hợp với xu hướng chuyển đổi số và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới,BIDV tiếp tục có những chuyển mình mạnh mẽ để cung cấp sản phẩm dịch vụ chấtlượng cao và đồng hành, hợp tác, phát triển cùng khách hàng và đối tác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i><b>2.1.2. Cơ cấu tổ chức</b></i>

Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mơ hình tổ chức mới tại Trụsở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Đầu năm 2022, BIDVtiếp tục phân bổ, bố trí lại một số phịng, ban chức năng. Mơ hình tổ chức được vậnhành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới một ngân hàng bán lẻ hiện đại.

<b>Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức chi nhánh</b>

<small>Phòng kinh doanh thẻCác phòng khách hàng</small>

<small>Phòng quản lý rủi ro</small>

<small>Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho </small>

<small>quỹCác phòng </small>

<small>giao dịch khách hàngPhịng Quản </small>

<small>trị tín dụng</small>

<small>Tổ điện tốnPhịng kế hoạch tài </small>

<small>chínhPhịng tổ chức hành </small>

<small>chínhPhịng tài </small>

<small>chính kế tốn</small>

<small>Các quỹ tiết kiệmCác phịng </small>

<small>giao dịchKHỐI TRỰC THUỘC</small>

<b>BAN GIÁM ĐỐC</b>

<small>KHỐIQUẢN LÝKHÁCH HÀNG</small>

<small>KHỐIQUẢN LÝ</small>

<small>RỦI RO</small>

<small>KHỐI TÁC NGHIỆP</small>

<small>KHỐIQUẢN LÝ</small>

<small>NỘI BỘ</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức</b>

<b>NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b><small>KHỐI </small></b>

<b><small>CÔNG TY CON</small><sub>NGÂN HÀNG</sub><sup>KHỐI </sup><sub>LIÊN DOANH</sub><sup>KHỐI </sup><sup>KHỐI LIÊN</sup><sub>KẾT</sub></b>

<small>Công ty TNHH MTV Quản lýnợ và khai tác tài sản BIDV</small>

<small>Tổng Công ty CPBảo hiểm BIDV</small>

<small>Công ty CP Chứng khốn BIDV</small>

<small>Cơng ty CP Chứng khốn MHBS</small>

<small>Cơng ty TNHH Đầu tư vàPhát triển quốc tế</small>

<small>Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Campuchia</small>

<small>Công ty liên doanh Bảohiểm Lào – Việt (*)</small>

<small>Các Ban/Trung tâm tạiTrụ sở chính</small>

<small>Các Chi nhánh</small>

<small>Các Văn phịngĐại diện</small>

<small>Trung tâm CNTT</small>

<small>Viện Đào tạo vàNghiên cứu BIDV</small>

<small>Trung tâm Dịch vụKho quỹ phía Nam</small>

<small>Ban Xử lý nợ Nam Đơ</small>

<small>Cơng ty TNHH Bảo hiểmnhân thọ BIDV MetLife</small>

<small>Công ty cho thuê tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST</small>

<small>Ngân hàng Liên doanhLào – Việt</small>

<small>Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (*)</small>

<small>Công ty Chứng khoán Campuchia – Việt Nam (*)</small>

(*) Sở hữu gián tiếp qua công ty con

(**) Sở hữu trực tiếp và gián tiếp qua công ty con

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh</b></i>

<i>2.1.3.1. Tình hình huy động vốn</i>

Trong suốt giai đoạn 2018-2022, hoạt động huy động vốn của BIDV đều cósự tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao. Năm 2019, huyđộng vốn từ nền kinh tế đạt 1.187.162 tỷ đồng, tăng trưởng 12,1% so với năm2018, đứng đầu về huy động vốn trong thị trường. Năm 2020, do ảnh hưởng củađại dịch Covid-19, huy động vốn của BIDV tăng trưởng chậm ở mức 2% so với2019, với tổng vốn huy động 1.402.248 tỷ đồng. Đến năm 2021 và 2022, nền kinhtế dần ổn định hơn, hoạt động huy động vốn tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, với mứctăng trưởng lần lượt là 17,1% và 20,2%.

Đến nay, BIDV vẫn đang là một trong những ngân hàng đứng trong top đầuvề huy động vốn trên thị trường. Trong đó, cơ cầu tổ chức vốn huy động từ tiềngửi dân cư và nguồn khác qua các năm đều phù hợp với chiến lược đẩy mạnh bánlẻ của BIDV qua các năm.

<b>Bảng 2.1. Tình hình huy động nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2018-2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn</i>

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư qua các năm đều tăng nhanh trong giai đoạn2018 – 2022. Cụ thể, năm 2019 tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.325.737 tỷđồng. Trong đó, dư nợ tín dụng tổ chức, dân cư và trái phiếu doanh nghiệp đạt1.134.503 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2%, chiếm 13,8% tín dụng tồn ngành. Năm2020, mức tổng dư nợ tín dụng và đầu tư tăng lên đạt 1.438.520 tỷ đồng. Với mứcdư nợ tín dụng đạt

1.230.569 tỷ, tăng lên 8,5%, chiếm 13,4% thị phần tín dụng tồn ngành; đặc biệt chovay khách hàng đạt 1.214.296 tỷ, tăng lên 8,7% so với năm 2019. Tổng dư nợ tíndụng và đầu tư đạt 1.677.310 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng Tổ chức kinh tế và dân cư đạt1.368.029 tỷ vào năm 2021, tăng trưởng 11,2%, chiếm hơn 13% thị phần tín dụngtồn ngành; trong đó cho vay khách hàng đạt 1.354.633 tỷ, tăng trưởng 11,6% so vớinăm 2020. Và vào năm 2022, dư nợ tín dụng Tổ chức kinh tế và dân cư đạt1.985.375 tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng riêng lẻ đạt 1.499.937 tỷ đồng, tăng12,65%, chiếm 12,87% dư nợ tín dụng tồn nền kinh tế, tuân thủ giới hạn tín dụngNHNN giao (tối đa 12,7%), chiếm thị phần lớn nhất trong cho vay tổ chức kinh tếvà dân cư trong khối NHTMCP.

<b>Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng vốn của BIDV giai đoạn 2018 – 2022</b>

<i>Đơn vị: tỷ đồng</i>

<i>(Nguổn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2018-2022)</i>

<small>Tổng dư nợ tín dụng và đầu tưDư nợ tín dụng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh</i>

Giai đoạn 2018-2022, thế giới xảy ra nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp vàgián tiếp tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong thị trường tài chính ngân hàng.Tuy vậy, BIDV đã ln nỗ lực và hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị vàkinh doanh: Kết quả thể hiện qua hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, antoàn, hiệu quả, hội nhập nền kinh tế tài chính quốc tế, đồng thời phát huy vai tròcủa một trong những NHTM chủ lực của nền kinh tế, tích cực trong việc đi đầu vàthực hiện chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ.

<b>Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2018-2022</b>

Chênh lệch thu chi năm 2020 tăng trưởng 4,8% đạt 32.344 tỷ. Lợi nhuậntrước thuế hợp nhất vượt kế hoạch tài chính Ngân hàng nhà nước giao (106%), đạt9.026 tỷ; tuy giảm 15,9% so với năm 2019, nguyên nhân là do BIDV chủ độnggiảm thu nhập hơn 6.400 tỷ của mình để thực hiện lại cơ cấu nợ và miễn giảm lãi,phí cho khách hàng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo của NHNN.Lợi nhuận sau thuế giảm tương ứng 15,5% so với năm 2019, đạt 7.224 tỷ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Tổng thu nhập thuần năm 2021 đạt 62.494 tỷ, tăng trưởng tích cực 24,9% sovới năm trước, cùng với đó là sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo đúng địnhhướng chiến lược, ghi nhận kết quả tích cực từ các mảng hoạt động phi lãi. Tỷ lệchi phí hoạt động trên tổng thu nhập rịng (CIR) là 31,1%, giảm so với năm 2020(35,4%). Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2021 đạt 13.548 tỷ, vượt kế hoạch tàichính Ngân hàng nhà nước và Đại hội đồng cổ đông giao.

Năm 2022, chênh lệch thu chi hợp nhất đạt 47.025 tỷ đồng, tăng 9,3% so vớinăm 2021, là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ chênh lệch thu chi đứngđầu thị trường. Lợi nhuận trước thuế khối ngân hàng thương mại năm 2022 đạt22.506 tỷ đồng, tăng 79,4% so với năm 2021, hoàn thành 113% kế hoạch NHNNgiao. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23.009 tỷ đồng, tăng 69,8% so với năm2021. Các chỉ tiêu sinh lời ROA và ROE lần lượt đạt 0,95% và 19,34%, cải thiệntích cực so với năm 2021 (0,66% và 13,1%).

Những kết quả trên là thành quả của những nỗ lực đáng khích lệ trong cơngcuộc phấn đấu để vượt qua những thăng trầm kinh tế của BIDV.

<b>2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của BIDV</b>

<i><b>2.2.1. Cơ cấu phòng ban tổ chức thực hiện tài trợ Tài trợ thương mại quốc tế</b></i>

<b>Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức trung tâm tài trợ thương mại</b>

<b>TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI - TFC</b>

Nhóm Nhập khẩu 5 (TP HCM)Nhóm

Xuất khẩu

4(Xuất

trình trực tiếp)Nhóm

Xuất khẩu 3 (TP HCM)Nhóm

Nhập khẩu

4(Bảo lãnh)Nhóm

Nhập khẩu 3 (HàNội)Nhóm

Nhập khẩu 2 (HàNội)Nhóm

Nhập khẩu 1 (HàNội)Nhóm

Xuất khẩu 2 (HàNội)Nhóm

Xuất khẩu 1 ( Hà

Nội)

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Các Nhóm và chức năng nhiệm vụ</b>

<i><b>a) Nhóm Xuất khẩu 1 (Hà Nội)</b></i>

Thực hiện tác nghiệp các giao dịch TTTM xuất khẩu của các chi nhánh phụ trách theo danh sách được phân công.

<b>Các nghiệp vụ xuất khẩu gồm:</b>

 Kiểm tra chứng từ xuất khẩu theo L/C

 Gửi chứng từ nhờ thu xuất khẩu, thanh toán (báo có) các giao dịch nhờ thu xuất khẩu

 Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu địi nợ theo hình thức L/C và Nhờ thu

 Nghiệp vụ chuyển nhượng L/C

 Nghiệp vụ hỗ trợ hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu

 Nghiệp vụ thanh toán CAD, bao thanh toán xuất khẩu, chiết khấu miễn truy đòi trên cơ sở thỏa thuận forfeiting với NHĐL

 Các nghiệp vụ tác nghiệp TTTM xuất khẩu khác

<small>-</small> Nghiệp vụ thông báo L/C, chuyển tiếp L/C và điện nghiệp vụ: thực hiện tậptrung cho các chi nhánh tồn hệ thống (bao gồm thơng báo L/C nhận từchương trình TF Swin, L/C bằng thư nhận trực tiếp từ các ngân hàng khác,xác nhận chữ ký ủy quyền L/C do BIDV thông báo theo đề nghị của NHkhác …, chuyển tiếp L/C và điện nghiệp vụ đến NHĐL).

<small>-</small> Đầu mối tổng hợp thơng tin Ngân hàng có dấu hiệu vi phạm cam kết, dấuhiệu không tuân thủ thông lệ quốc tế trong giao dịch TTTM xuất khẩu củatoàn Trung tâm.

<i><b>b) Nhóm Xuất khẩu 2 (Hà Nội)</b></i>

Thực hiện tác nghiệp các giao dịch TTTM xuất khẩu cho các chi nhánh phụ trách theo danh sách danh sách được phân công.

<b>Các nghiệp vụ xuất khẩu gồm:</b>

 Kiểm tra chứng từ xuất khẩu theo L/C

 Gửi chứng từ nhờ thu xuất khẩu, thanh tốn (báo có) các giao dịch nhờ thuxuất khẩu

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

 Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu địi nợ theo hình thức L/C và Nhờ thu

 Nghiệp vụ chuyển nhượng L/C

 Nghiệp vụ hỗ trợ hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu

 Nghiệp vụ thanh toán CAD, bao thanh tốn xuất khẩu, chiết khấu miễn truy địi trên cơ sở thỏa thuận forfeiting với NHĐL

 Các nghiệp vụ tác nghiệp TTTM xuất khẩu khác

<b>Nhóm đầu mối TTTM xuất khẩu tại Trung tâm, bao gồm:</b>

 Các cơ chế, chính sách sản phẩm và nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu cho các chi nhánh và khách hàng.

 Đầu mối các tình huống nghiệp vụ xuất khẩu tại Trung tâm.

<i><b>c) Nhóm Nhập khẩu 1 (Hà Nội)</b></i>

Thực hiện tác nghiệp các giao dịch TTTM nhập khẩu gồm các nghiệp vụ pháthành L/C nhập khẩu và Nhờ thu, CAD nhập khẩu của các chi nhánh do TFC Hà Nộiphụ trách.

<b>Nhóm đầu mối cơ chế và sản phẩm TTTM nhập khẩu tại Trung tâm, gồm:</b>

 Đầu mối cơ chế, sản phẩm UPAS (L/C, nhờ thu)

 Đầu mối về cơ chế tín dụng & nguồn đảm bảo thanh toán cho các giao dịchTTTM nhập khẩu; các cơ chế sản phẩm cho vay đảm bảo lơ hàng nhập, hạnmức tín dụng tự động cho giao dịch TTTM nhập khẩu...

Nhóm đầu mối xử lý các phát sinh về quan hệ TTTM với NHĐL; Đầu mốitheo dõi đánh giá chính sách ngân hàng thơng báo L/C (advising bank); Đầu mối xửlý các phí rebate của NHĐL.

<i><b>d) Nhóm Nhập khẩu 2 (Hà Nội)</b></i>

<b>Thực hiện tác nghiệp các giao dịch TTTM nhập khẩu gồm:</b>

 Kiểm tra chứng từ nhập khẩu theo L/C

 Ký hậu vận đơn, phát hành bảo lãnh nhận hàng/ủy quyền nhận hàng theo L/C

 Thanh toán chứng từ nhập khẩu theo L/C

 Các nghiệp vụ TTTM nhập khẩu khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Nhóm đầu mối rà soát báo cáo trạng thái theo dõi giao dịch nhập khẩu theo Danh mục báo cáo và phân công thực hiện giữa các nhóm nhập khẩu.

Nhóm đầu mối tổng hợp thơng tin, ý kiến của Nhóm Nhập khẩu 2 và Nhập khẩu 3 gửi Nhóm Nhập khẩu 1 đề rà sốt và phản hồi.

<i><b>e) Nhóm Nhập khẩu 3 (Hà Nội)</b></i>

<b>Thực hiện tác nghiệp các giao dịch TTTM nhập khẩu gồm:</b>

 Kiểm tra chứng từ nhập khẩu theo L/C

 Ký hậu vận đơn, phát hành bảo lãnh nhận hàng/ủy quyền nhận hàng theo L/C

 Thanh toán chứng từ nhập khẩu theo L/C

 Các nghiệp vụ TTTM nhập khẩu khác

Nhóm đầu mối tại Trung tâm về các thông lệ và tập quán ngân hàng theo tiêuchuẩn quốc tế trong xử lý chứng từ nhập khẩu; đầu mối thống nhất các tình huốngnghiệp vụ nhập khẩu toàn Trung tâm.

Đầu mối thực hiện nghiệp vụ vay tài trợ theo L/C (Refinancing) và các khoảnvay có liên quan phát sinh từ ĐCTC.

Đầu mối triển khai chính sách ngân hàng nostro trong giao dịch thanh tốnnhập khẩu.

<i><b>f) Nhóm Nhập khẩu 4 (Bảo lãnh)</b></i>

<b>Thực hiện tác nghiệp các giao dịch sau cho toàn bộ các chi nhánh:</b>

 Giao dịch bảo lãnh quốc tế: thông báo bảo lãnh; phát hành bảo lãnh quốc tế; phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng; xác nhận SBLC...

 Giao dịch xác nhận L/C

 Giao dịch TTTM cho khách hàng ĐCTC (trừ giao dịch chuyển tiếp L/C và điện nghiệp vụ do Nhóm XK1 thực hiện)

 Giao dịch cho các đơn vị hải ngoại của BIDV

Thực hiện các giao dịch liên quan đến L/C nội địa trong trường hợp kháchhàng trong nước là bên mua và bán đều là khách hàng của BIDV: thực hiện giaodịch cho cả bên mua và bên bán.

</div>

×