Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.75 KB, 48 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC</b>

<b><small>MỤC LỤC</small></b>

<small>Lời giới thiệu</small>

<small>1. Tổ chức quản lý là gì? 1.1. Hoạt động quản lý 1.2. Tổ chức </small>

Hai học sinh đánh nhau trong lớp khi cô giáo đang giảng bài và nhiều cánbộ, lãnh đạo đang dự giờ. Cô giáo sợ q, giả vờ như khơng hay biết cố gắngnói to hơn. Nhưng vơ ích, hai đứa trẻ vẫn len lén đánh nhau. Cuối giờ, đại biểunào cũng nhận xét là cô giáo đã tổ chức quản lý lớp học chưa tốt. Từ đó, vớinhiều năm trơi qua trong cuộc đời dạy học, cô giáo luôn băn khoăn, trăn trở vàtự đặt ra cho mình câu hỏi: "Thế nào là tổ chức quản lý tốt cho một lớp học?"

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Có lẽ câu hỏi này khơng phải chỉ dành riêng cho cơ giáo huyện Hà Quảngmà nó cịn là sự băn khoăn của rất nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề dạyhọc. Nhiệm vụ chính của người giáo viên là "dạy tốt và học tốt”, nhưng để cómột chất lượng thực sự thì vấn đề quan trọng là tổ chức quản lý lớp học. Vậylàm thế nào để tổ chức quản lý tốt một lớp học?

Trong thực tế, đôi khi để trở thành một giáo viên giỏi chỉ cần có trình độchun mơn vững và hết lịng thương yêu học sinh là có thể đạt được. Nhưng đểtrở thành người giáo viên tổ chức và quản lí giỏi một lớp học là điều không phảiđơn giản. Nhiều nhà giáo dục học đã đưa ra định nghĩa: Tổ chức quản lý tốt lớphọc là những công việc mà các nhà giáo cần phải thực hiện sao cho mỗi một họcsinh đều được tiếp nhận kiến thức trong khuôn khổ thời gian và nội dung quyđịnh của chương trình nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

Như vậy, để tổ chức quản lý (TCQL) tốt lớp học, giáo viên cần phải làmcho mỗi học sinh ham thích đến trường, muốn được học hỏi, được trang bị,được giáo dục một cách toàn diện.

Để tổ chức quản lý tốt lớp học giáo viên có nhiều việc phải chuẩn bị.Chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới, sắp xếp không gian cho lớp học,những công việc cần thiết cho việc dạy và học mỗi ngày, những hoạt độngngoài giờ lên lớp... Để giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt, trong khuôn khổ củacuốn sách này, chúng tôi giới thiệu một số vấn đề cơ bản về phương pháp tổchức quản lý lớp học.

<b>Phần 1. Tổ chức quản lý là gì?</b>

Nhiều người cho rằng có hai yếu tố cần quan tâm trong khi tổ chức hoạtđộng giáo dục: Một là yếu tố hoạt động quản lý và hai là yếu tố tổ chức.

<b>1.1 Hoạt động quản lý</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Ở góc độ lý luận, hoạt động quản lý là một hoạt động có định hướng, cóchủ đích của người lãnh đạo trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích, mụctiêu và có hiệu quả tốt. Có 4 chức năng quản lý:

1. Lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ.

2. Tổ chức để mọi thành viên cùng tham gia thực hiện.3. Điều hành quá trình thực hiện.

4. Kiểm tra và điều chỉnh.

<b>1.2 Tổ chức</b>

Về mặt lý luận, các nhà quản lý cho rằng tổ chức là chức năng thứ hai củahoạt động quản lý, là quá trình hình thành, thiết kế cấu trúc các quan hệ giữa cáccá nhân, bộ phận trong một tổ chức, để tổ chức đó vận hành theo đúng địnhhướng mà mục tiêu đã đặt ra.

<b>Phần 2. Tổ chức quản lý lớp học</b>

Từ lý luận đối chiếu vào thực tế, để tổ chức quản lý tốt lớp học chúng tacần chú ý một số công việc cơ bản:

<i><b>2. 1 Chuẩn bị cho nhiệm vụ năm học mới</b></i>

Bắt đầu năm học mới, người giáo viên cần chú ý một số nhiệm vụ cơ bản:1. Nhiệm vụ mới do Hiệu trưởng phân cơng.

2. Chuẩn bị phịng cửa lớp học mới.

3. Tiếp nhận sổ sách, hồ sơ học sinh của lớp mới.4. Dự kiến việc xếp chỗ ngồi cho học sinh.

5. Phổ biến nội qui của lớp để hình thành thói quen tốt cho học sinh.6. Khảo sát chất lượng học tập của học sinh.

7. Xây dựng kế hoạch dạy học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

8. Chuẩn bị giáo án dạy học:

a) Đánh dấu những chỗ cần điều chỉnh, những điểm mới về nội dung trêngiáo án cũ (nếu giáo viên được phân công dạy cùng cấp lớp của năm học trước).

b) Xem lại những chỗ đã ghi chú là không thành công để chuẩn bị nhữngnội dung dự kiến thay đổi hoặc điều chỉnh.

c) Xem lại những chỗ được đánh dấu là thành công trong năm qua để tiếptục phát huy.

9. Phân nhóm học sinh để dạy học.

10. Phác họa sơ bộ kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinhkém...

11 Xây dựng kế hoạch họp cha mẹ học sinh.

<i><b>2.2 Tổ chức quản lý tốt lớp học</b></i>

Tổ chức quản lý tốt lớp học cần bắt đầu từ những ngày đầu tiên của nămhọc. Đó là thời điểm để giáo viên thiết kế, tổ chức và quản lí lớp học mới củamình.

<i><b>2.2.1 Nhận nhiệm vụ mới</b></i>

<b>a) Đối với giáo viên mới ra trường hoặc mới chuyển trường:</b>

Trình diện Hiệu trưởng, nộp quyết định điều động và nhận quyết địnhphân công nhiệm vụ.

Tiếp xúc với Tổ trưởng ngay sau khi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ.Làm quen với nhân viên bảo vệ, nhân viên văn phòng, các đồng nghiệp và nhânviên thư viện, những giáo viên bộ môn khác như giáo viên dạy các môn năngkhiếu, giáo viên nhạc, họa, giáo dục thể chất...

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Nếu chưa có đủ thời gian để tiếp xúc trực tiếp với tất cả các đối tượngtrên trước khi bắt đầu nhận công việc thì hãy đề nghị xin danh sách các cán bộ,giáo viên, công nhân viên của trường.

Cách xưng hô: Gọi bằng thầy hoặc cô, xưng em. Không nên xưng hô vớinhau bằng chú, cháu, cô, con... Cách xưng hô này dễ tạo thành rào cản và sẽ gặpnhiều khó khăn trong khi làm việc sau này.

<b>b) Đối với giáo viên cũ của trường</b>

- Nên chủ động tiếp xúc với giáo viên mới để giúp họ bớt lo lắng.- Giúp giáo viên mới tiếp xúc với đồng nghiệp khi có điều kiện.

- Hướng dẫn giáo viên mới một số công việc đơn giản, cần thiết của tậpthể sư phạm.

- Tạo thân thiện với đồng nghiệp mới thơng qua những hoạt động đồnthể hoặc trao đổi chuyên môn.

<b>c) Một số việc cần làm cho cả giáo viên mới và giáo viên cũ:</b>

1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của nhà trường.

2. Tìm hiểu những qui định mới của Sở Giáo dục và đào tạo các cấp banngành giáo dục và của nhà trường.

3. Tìm hiểu kỹ những quy định về chương trình giảng dạy của năm họcmới.

4. Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên tìm thêm sách tham khảo có liênquan đến nhiệm vụ và nội dung dạy học mà giáo viên vừa được phân cơng.

5. Tìm hiểu các loại sổ sách cần thiết mà giáo viên phải tham gia thựchiện trong năm. Tham khảo cách đồng nghiệp đã tìm ra cách tốt nhất.

6. Cộng tác với các tổ chức xã hội, các tổ chức từ thiện có trong trường.

<i><b>2.2.2 Phác họa kế hoạch dạy học cơ bản bước đầu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Khi được Ban giám hiệu phân công và giao nhận lớp mới, giáo viênkhông nên xin đổi lớp. Nếu gặp phải khó khăn giáo viên phải trình bày với Bangiám hiệu. Sau khi nhận lớp, người giáo viên cần bắt tay vào việc xây dựng kếhoạch dạy học. Có thể nghiên cứu các bước như:

1. Gặp Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất hoặc văn phòng để nhận bàngiao phịng học cho lớp.

2. Xem lướt qua cách trang trí phòng học trong nhà trường, nhất là nhữnggiáo viên trong cùng khối để phác họa ý tưởng trang trí cho lớp học của mình.

3. Lập danh sách học sinh theo thứ tựa A, B,.C..., gạch chân hoặc có kýhiệu riêng cho những học sinh cá biệt như học sinh xuất sắc, học sinh kém,nghèo hoặc quậy phá...

4. Nghiên cứu kỹ kết quả học tập cuối năm học trước và hoàn cảnh giađình của từng học sinh.

5. Phác họa trong sổ tay những dự kiến về cách dạy sẽ thực hiện trongnăm học sắp đến.

6. Dự thảo kế hoạch phụ đạo cho học sinh kém và bồi dưỡng học sinhgiỏi.

7. Chuẩn bị kế hoạch ngoại khóa.

8. Suy nghĩ những điều cần trao đổi với cha mẹ học sinh về việc tạo điềukiện học tập tốt hơn cho trẻ.

<i><b>2.2.3 Xây dựng không gian lớp học thân thiện</b></i>

Không gian lớp học bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, hình ảnh, khăn trải bàn,đồ dùng dạy học, chỗ ngồi của học sinh... Những yếu tố này ảnh hưởng khánhiều đến tinh thần học tập của học sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khơng gian lớp học càng ấm áp, thân thiện thìtrẻ sẽ càng học tốt hơn và hành vi cư xử của trẻ cũng tốt hơn. Vậy làm cách nàođể có thể xây dựng không gian lớp học thân thiện? Sau đây là một số gợi ý:

<i><b>1. Tạo ánh sáng tốt cho lớp học</b></i>

Thiếu ánh sáng trong phòng học sẽ dẫn đến tình trạng làm cho trẻ bị tậtvề mắt. Vì thế, người ta rất chú ý đến không gian lớp học, đặc biệt là vấn đề ánhsáng. Ánh sáng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tính cách của trẻ. Trong lớp cónhững khu vực cần được chiếu sáng tốt và những khu vực không cần quá sáng.Với những khu vực q sáng, giáo viên có thể trang trí để có ánh sáng vừa phảibằng cách sử dụng rèm cửa, kệ sách, ti vi, computer, hoa giấy hoặc những thứkhác.

Trong thực tế, một số học sinh có thể học tốt trong mơi trường có ánhsáng tối đa, nhưng cũng có những học sinh lại phù hợp với ánh sáng vừa phải,thậm chí có thể có vài học sinh trong lớp thích khoảng khơng gian mờ. Chẳnghạn, ánh sáng chói chang thường phù hợp với học sinh hiếu động. Học sinhtrầm tính thường cảm thấy thoải mái khi ngồi ở chỗ ánh sáng vừa phải. Một sốít khác lại chọn chỗ thiếu ánh sáng. Vì thế, đơi khi giáo viên cũng nên thay đổibằng cách thử chuyển những học sinh hiếu động ngồi ở khu vực ánh sáng mờ vànhững học sinh trầm tính ngồi ở khu vực ánh sáng tốt một thời gian ngắn đểquan sát phản ứng của trẻ, góp phần giúp trẻ điều chỉnh hành vi, tính cách ngàycàng tốt hơn.

<i><b>2. Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh </b></i>

<b>* Quan niệm</b>

Hầu hết các trường học ở Việt Nam đều cho rằng bàn ghế học sinh nênxếp thành những hàng sát nhau và hướng về bàn giáo viên. Đặc biệt, chỗ ngồicủa trẻ thì gần như cố định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên thường sắp xếp bànghế học sinh theo kiểu học nhóm, hoặc sắp xếp theo hình chữ U để tất cả họcsinh được đối diện với nhau và giáo viên có thể tiếp cận đến từng học sinh củamình.

Việc sắp xếp bàn ghế cho từng học sinh trong một lớp học ở Việt Namchiếm một khoảng không gian khá lớn. Đặc biệt, ở một số trường, đơi khi cóđến 50, 60 học sinh trong một lớp thì việc sắp xếp bàn ghế sao cho giáo viênquan sát được từng học sinh là quá khó khăn. Bàn ghế học sinh của chúng tanhìn chung là rất nặng, khơng tiện cho việc di chuyển. Những nơi sử dụng bàn 4chỗ ngồi thì lại càng khó khăn hơn cho việc sắp xếp. Vì vậy, nhiều nhà giáo dụcthường khuyên giáo viên nên tự đặt câu hỏi: Mục đích sắp xếp bàn ghế của bạnlà gì, có phải để tất cả học sinh của mình đều được ở trong tầm chú ý của mìnhkhơng? Có lẽ đây là câu hỏi rất hay mà mỗi nhà giáo đều cần phải quan tâmngay từ ngày đầu tiên khi được giao nhận lớp.

Ở bên Anh (bang Leeds), nơi mà chúng tơi đã có dịp đến tham quan, ngàyhọc sinh đến lớp đầu tiên của năm học mới, các em tự chọn chỗ ngồi cho mìnhtrong lớp bằng cách tự đặt bàn và ghế của mình bất cứ nơi nào trong lớp mà bảnthân các em cảm thấy thích (ở đây mỗi học sinh là một bàn, một ghế). Trao đổivới chúng tôi, giáo viên cho biết là chỉ cần quan sát cách chọn chỗ ngồi của họcsinh là hiểu được phần nào tính cách của các em. Chẳng hạn như đứa trẻ có tínhcách mạnh mẽ thì ngồi đối diện với giáo viên, trẻ có tâm hồn lãng mạn thì tìmchỗ ngồi bên cửa sổ để nhìn ra bên ngồi bầu trời, trẻ nhút nhát thì thường chọnchỗ ngồi xa tầm nhìn của giáo viên...

Ở các nước càng tiên tiến thì bàn ghế học sinh hình như càng đơn giản.Bàn ghế đa phần bằng nhựa. Các em qy quần như một bàn ăn. Học sinh lncó cảm giác như đang ở nhà. Nhưng dù xếp bàn ghế như thế nào đi chăng nữathì giáo viên cũng cần phải mạnh dạn chuyển đổi chỗ ngồi cho các em thườngxuyên. Bởi vì học sinh nào cũng muốn được thầy, cô giáo quan tâm. Sắp xếp lại

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chỗ ngồi là để tạo điều kiện cho học sinh năng động trao đổi với nhau, giúp đỡnhau học tập. Đây là một công việc quan trọng và rất cần thiết khi giáo viên tổchức quản lý lớp học.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 75% cân nặng cơ thể đượcnâng đỡ khi người ta ngồi ngay ngắn trên ghế cứng. Điều này đã đưa đến sự giảithích là vì sao cơ mơng của con người dễ bị áp lực và dẫn đến sự mệt mỏikhông thoải mái khi phải ngồi nhiều. Vì thế, người ta khuyến cáo là phải chophép có sự thay đổi tư thế ngồi thường xuyên ở mỗi người trong khi làm việc.Với trẻ em cũng thế. Từ những nghiên cứu trên đã giúp các nhà giáo dục đưa raý niệm là cần chú ý hơn khi trang bị chỗ ngồi cho các em, phải tạo cho các emln có cảm giác thoải mái khi học tập. Có nghĩa là lúc thì ngồi, khi thì đứnglên quan sát, lúc khác lại ngồi ở sàn lớp học để cùng nhau trao đổi.

<b>* Một số nguyên tắc khi thiết kế chỗ ngồi cho học sinh</b>

- Cho dù học sinh ngồi ở đâu trong lớp, trong lúc giảng bài giáo viên phảiluôn quan sát được học sinh của mình.

- Tất cả học sinh của lớp đều có thể nhìn thấy giáo viên, xem được đầy đủcác động tác của giáo viên lúc hướng dẫn và giảng dạy kể cả trong lúc đứngcũng như ngồi ở vị trí bàn giáo viên.

- Nên bố trí bàn hai chỗ ngồi hoặc một bàn một ghế riêng cho học sinh thìcàng tốt. Như vậy, sẽ có khơng gian trống để giáo viên có thể di chuyển đến gầnhọc sinh, học sinh nào cũng sẽ được giáo viên quan tâm, quan sát và giúp đỡtrong khi học tập. Mặt khác, học sinh cũng có chỗ trống để đồ dùng học tập cánhân của mình.

- Trong trường hợp ở những vùng khó khăn vẫn phải sử dụng bàn bốnchỗ ngồi thì giáo viên nên lần lượt chuyển đổi chỗ ngồi cho trẻ sao cho em nàocũng được ra bên ngoài cùng, được tiếp cận với cơ giáo, thầy giáo. Tất nhiênvẫn có những trường hợp đặc biệt, trẻ rất sợ khi giáo viên tiếp cận. Khi gặp

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

trường hợp học sinh quá sợ thầy cô không dám đến gần thì giáo viên cần phảiđổi chỗ cho trẻ ra ngồi bên ngoài. Tuy nhiên điều cần thiết là phải giúp đỡnhững học sinh kiểu này từng bước từng bước một và thật tế nhị.

- Chỗ ngồi của học sinh phải xa các chỗ cắm điện. Mặt khác, các ổ cắmđiện trong phịng học phải thật an tồn, khơng nên sử dụng những dây điện cũhoặc bị mòn. Bảo vệ cẩn thận những thiết bị có khả năng gây nguy hiểm chohọc sinh.

- Khi xếp chỗ ngồi cho học sinh cần chú ý hệ thống cửa sổ để điều chỉnhánh sáng và gió, khơng nên để bị mưa hắt vào chỗ các em ngồi. Cũng khơng nênvì ngại đóng mở cửa sổ mà mặc dù vẫn có hệ thống cửa sổ nhưng ln đóngkín. Tốt nhất là phân cơng học sinh luân phiên mở, đóng các cửa sổ của lớp.Mặt khác giáo viên cũng nên dạy và hướng dẫn cho học sinh cách thốt hiểmkhi cần, hoặc khi có hỏa hoạn xảy ra.

- Nên tham khảo nguyên vọng học sinh khi xếp chỗ ngồi cho các em.Làm được điều này là đã thể hiện được phần nào tính dân chủ mà giáo viên đãbắt đầu luyện tập cho trẻ ngay khi còn trên ghế nhà trường. Trong những tuần lễđầu tiên, khi giáo viên chưa thể nhớ hết tên học sinh thì nên có bảng nhỏ ghi têncác em vào vị trí ngồi của các em. Giáo viên sẽ gọi đúng tên từng em một. Họcsinh sẽ rất vui, tình cảm tốt đẹp ban đầu giữa giáo viên và học sinh sẽ được thiếtlập.

<i><b>3. Tạo cơ hội cho học sinh được thường xuyên di chuyển.</b></i>

Trước đây người Việt Nam chúng ta có quan niệm học sinh ngoan, họcsinh học tốt nhất là các em ngồi im một chỗ, luôn luôn vâng lời và nhất nhất làmtheo đúng với những gì giáo viên dạy bảo. Học sinh hay nghịch trong lớp là họcsinh cá biệt. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng họcsinh cần phải hoạt động trong quá trình tiếp thu kiến thức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Sự hoạt động ở mức độ tối thiểu là trẻ phải được thường xuyên đi chuyểnngay trong lớp học.

Việc di chuyển của học sinh có thể là đứng lên trả lời câu hỏi của giáoviên, đi lên bảng làm bài tập, cho từng đôi học sinh lên bục giảng thực hành hỏiđáp theo những nội dung đã được giáo viên giảng dạy hoặc minh họa một nộidung nào đó trong khi giáo viên dạy bài học mới...

Khi giáo viên tổ chức cho học sinh di chuyển để được tham gia một trongnhững hoạt động nhằm giúp các em tìm hiểu bài mới thì cũng chính là giáo viêntạo điều kiện cho trẻ tham gia vào quá trình dạy học của mình.

Khi trẻ được cùng tham gia thì giờ học sẽ trở nên sinh động, sự tiếp thukiến thức của trẻ sẽ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng việc hìnhthành động cơ học tập của trẻ sẽ tốt hơn nếu chúng được di chuyển từ chỗ từnày đến chỗ khác ít nhất một lần / buổi học. Đặc biệt, với nhóm học sinh đượcxem là hiếu động trong lớp thì số lần di chuyển trong một buổi nên nhiều hơn,và chính các kiểu di chuyển đó người ta gọi là sự định hướng hoạt động của trẻmột cách có tổ chức. Chẳng hạn, khi thì để cho học sinh ngồi chăm chú nghegiáo viên giảng bài, khi thì xếp cho chúng được đứng quanh thầy, khi thì cho cảlớp ngồi xuống đất tham gia một trị chơi, khi thì ra sân tập thể dục, hoặc có khilại tổ chức cho trẻ vào học trong nhà bảo tàng, thư viện tỉnh, thành phố...

<i><b>4. Sử dụng đúng lúc đồ dùng học tập mà giáo viên đã chuẩn bị</b></i>

Giáo viên nên chuẩn bị sẵn một số đồ dùng dạy học đủ phục vụ cho việcdạy học ở tuần lễ đầu tiên của năm học và sắp xếp thật hợp lý vào một góc củalớp.

Tuy nhiên, khi ngày đầu tiên thầy, trị tiếp xúc giáo viên nên chọn đồdùng dạy học thật ấn tượng để thay cho lời chào hỏi đầy thân thiện. Ví dụ nhưmột bức tranh đẹp, bức tượng về một người mà nhân dân địa phương kínhtrọng, một cơng cụ lao động hoặc một thứ gì đó có ý nghĩa với cuộc sống gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đình các em, một cây đàn với bài hát mà trẻ thích, một điệu múa dân tộc đặctrưng...

Ở Hawai, vào ngày đầu năm học, giáo viên thường cùng với học sinh ănkhoai sọ. Trong khi ăn giáo viên nói với học sinh là tổ tiên mình những ngàyđầu tiên đến hịn đảo này đã sống với nguồn lương thực chính là khoai sọ.Chúng ta ăn khoai là để luôn nhớ đến công lao đó. Các em phải nhớ rằng nhiệmvụ của các em là phải học giỏi để khơng phụ lịng tổ tiên. Hay như ở khu vựcTây Bắc, có những trường học có nhiều học sinh người dân tộc. Ngày đầu đếnlớp các em còn nhiều lúng lúng và lo sợ. Giáo viên cùng các em hát múa mộtbài hát đơn giản và phổ biến của đồng bào dân tộc khi tết đến hoặc được mùa.Sau khi được múa cùng giáo viên, các em học sinh dân tộc cảm thấy tự tin hơn,bớt đi cảm giác lo sợ. Một ví dụ khác, có một lớp học ở vùng sâu nơi có rừngngập mặn thuộc đồng bằng sông Cửu Long, khi mà trẻ chỉ quen với khái niệmdi chuyển bằng thuyền, lần đầu tiên thầy giáo đưa hình ảnh chiếc xe ơ tơ chạytrên đường, học sinh cả lớp reo hò:

A! Tàu chạy trên đường!

Cả lớp vây quanh thầy và hỏi rất nhiều về việc làm sao mà tàu lại chạyđược trên đường phố. Thế là lớp học đã có một sự khởi đầu tốt đẹp.

<i><b>5. Giáo viên cần chú ý trang phục chuẩn mực ngay ngày đầu tiên đếnlớp.</b></i>

Việc lựa chọn trang phục trong ngày đầu tiên đến lớp cần chuẩn mực, phùhợp với mức sống của dân cư và văn hóa ở vùng miền nơi trường đóng trên địabàn, đủ để thể hiện phong cách một nhà giáo. Chính điều này cũng sẽ là mộtcách giáo dục gián tiếp để giúp học sinh ý thức và tự ý thức được cách ăn mặcphù hợp với các em. Giáo viên cũng nên nhắc nhở học sinh của mình về cách ănmặc "đói cho sạch, rách cho thơm” như ông cha chúng ta đã từng dạy bảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Đồng thời giáo viên cũng nên thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu học sinh mangtheo áo ấm vào những ngày đông giá lạnh.

Khi chú ý đến trang phục của mình, giáo viên sẽ quan tâm những họcsinh áo rách, áo chưa đủ ấm. Từ đó, tạo động lực để tìm cách vận động mọingười giúp đỡ cho trẻ có hồn cảnh khó khăn ăn mặc sạch sẽ, đủ ấm. Đó cũngchính là cách để giáo viên giáo dục cho trẻ biết quí trọng và bảo vệ thân thể củamình.

<i><b>6. Xây dựng ý tưởng thiết lập góc đồ dùng dạy học (ĐDDH) dùngchung của lớp</b></i>

Giáo viên cần chú ý dành một chút không gian để đưa một số đồ dùngdạy học cần thiết, một số chỗ để đồ dùng cá nhân cho học sinh của lớp mình, cóthể gọi đó là góc học tập. Góc học tập của lớp có thể ở bất cứ chỗ nào trongphịng học miễn sao nó được thiết kế tiện ích, làm cho phịng học đẹp hơn, hỗtrợ cho các hoạt động dạy và học của giáo viên hoặc để dành cho học sinh lúc tựhọc. Ví dụ:

- Một cái gương dành cho trẻ ngắm trang phục,

- Một chỗ dành cho học sinh để mũ bảo hiểm hoặc một vài thứ đồ dùngcá nhân phục vụ cho việc học tập. Vấn đề cốt yếu ở đây là giáo viên dạy chohọc sinh biết cách sắp đặt để sao cho ngăn nắp, gọn gàng, không làm xấu đikhông gian lớp học. Từ đó, mỗi học sinh xem như đã được giáo dục một phầnvề mơi trường, các em có cơ hội để học hỏi từ kinh nghiệm từ giáo viên, từ cácbạn cùng lớp bằng cách được thường xuyên quan sát, được tạo thói quen tự sắpxếp cho ngăn nắp.

- Một chỗ để tủ đựng đồ dùng dạy học dùng chung (có thể do nhà trườngcấp hoặc do phụ huynh học sinh trang bị), giáo viên cùng với học sinh của mìnhsắp xếp sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng nhưng phải dễ lấy để khi cần sử dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

là có thể tìm thấy ngay. Có thể xếp theo thứ tự thời gian dạy học, theo từng chủđề giáo dục hoặc theo những chủ điểm nào đó do nhà trường phát động.

Một số quyển sách đọc thêm, sách tham khảo cá nhân dành cho giáo viênvà học sinh, những con rối, tranh, truyện, truyện cười bằng tranh, bút màu…Những thứ này là những thứ có liên quan đến chương trình dạy học mà giáoviên dạy trong năm học.

- Có thể có một góc dành cho học sinh giỏi Tốn, Tiếng Việt, nơi mà cácem tìm thấy những trị chơi hay hoạt động Tốn học được cất giữ trong một gócnhỏ. Có thể có một góc văn chương với nhiều loại sách khác nhau, những câutruyện hấp dẫn. Những góc học tập này rất cần để giúp các em khám phá, bắtchước hoặc áp dụng những kỹ năng học tập mới, các em sẽ cảm thấy được tự dotư duy, sáng tạo. Ở một vài nước tiên tiến trên thế giới giáo viên cịn dành mộtgóc để giáo viên có thể tiếp xúc riêng với nhóm học sinh tự kỷ, nhóm học sinhnăng khiếu làm việc riêng với một nhóm bạn bè do các em tự chọn.

- Góc học tập cịn giúp giáo viên làm việc với những nhóm nhỏ hay từngem một. Ngồi ra, giáo viên có thể sử dụng góc học tập này như là nơi giúp đỡhay rèn luyện thêm cho các đối tượng học sinh khác nhau.

- Giáo viên cũng có thể sử dụng góc học tập để rèn luyện cho học sinhbiết cách hợp tác trong học tập hoặc biết cách làm việc riêng lẻ.

- Giáo viên có thể phối hợp với cha mẹ học sinh của trường khi đưa ra ýtưởng thiết kế góc học tập, tạo điều kiện cho các nhóm phụ huynh học sinhthường xuyên gặp nhau để góp phần quản lí các góc học tập này.

- Nhà giáo dục học Bonnie Murry cho rằng, dù chúng ta sử dụng nhữnggóc học tập theo cách nào đi nữa thì điều quan trọng nhất là phải tận dụng chohết công năng của chúng. Những góc học tập này có thể giúp các em củng cố,nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng cần có, tạo cơ hội cho các em tự tìm ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

những ý tưởng mới, đồng thời cho phép các em tiếp xúc với những học sinhkhác và tìm kiếm tài liệu học tập.

<i><b>7. Duy trì hiệu quả của góc ĐDDH dùng chung</b></i>

Việc thiết lập góc ĐDDH dùng chung phục vụ nhiệm vụ dạy và họckhơng phải là q khó khăn đối với các nhà giáo. Nhưng để duy trì được nhữnghiệu quả của nó mới là điều khó, là điều địi hỏi giáo viên phải đầu tư khá nhiềucơng sức. Muốn duy trì hiệu quả, giáo viên có thể quan tâm một số yếu tố saudây:

- Hãy bắt đầu với một góc khơng cần nhiều hiện vật, nhưng khá đặc biệtvà có sức cuốn hút học sinh chẳng hạn như giáo viên dạy lớp một đặt vào góchọc tập của lớp một chiếc hộp có các chữ số hoặc chữ cái xinh xắn, bên trongđược dấu kín một túi kẹo nhỏ. Khi học sinh tị mị muốn tìm hiểu, giáo viên đưara và chia cho mỗi học sinh một viên kẹo. Khi học sinh đưa tay nhận các em cầnphải nói: “Em cám ơn (cô hoặc thầy) ạ”. Sự ấn tượng bao giờ cũng phải kèmtheo ít nhất một bài học nhỏ, cho dù chỉ là một câu hoặc một lời nói đúng,chuẩn mực.

- Giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ ĐDDH với nội dung của từng bàidạy theo chương trình và sách giáo khoa.

- Tạo một góc chứa ĐDDH khơng cần nhiều, nhưng phải là những thứthật cần thiết. Nên dán tên môn học hoặc bài học vào tất cả những tài liệu để khicần tìm là thấy ngay.

- Khuyến khích học sinh làm phong phú thêm góc ĐDDH bằng những bộsưu tập cá nhân và dụng cụ học tập liên quan đến những bài học đầu tiên. Từ đóhọc sinh có thể dễ dàng nhận ra sự chuẩn bị chu đáo của thầy cơ, rèn luyện dầnthói quen tham gia chuẩn bị bài học, tham gia quá trình giảng dạy cùng với giáoviên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Ở các nước tiên tiến và ngay cả một số nước trong khu vực giáo viênluôn chú ý để trưng bày những "tác phẩm”, những thành quả lao động do chínhhọc sinh đã làm ra hơn là ĐDDH của giáo viên. Hầu như xung quanh lớp họcchỉ có sản phẩm của học sinh, cịn ĐDDH chỉ để làm mẫu ở một vị trí khiêm tốncủa góc ĐDDH của lớp mà thơi. Như vậy thật ra giáo viên chỉ cố gắng chọn lựamột vài ĐDDH thật có ý nghĩa để lơi cuốn học sinh vào tiết học đầu tiên, còn vềsau học sinh sẽ bổ sung dần. Đây chính là cách tốt nhất để giáo viên duy trì hiệuquả thiết thực góc ĐDDH của lớp mình.

- Cũng nên khuyến khích sự hỗ trợ từ gia đình học sinh để cha mẹ các emvừa được tham gia, vừa gắn bó với q trình giảng dạy của thầy cơ giáo, vừagóp phần duy trì góc ĐDDH một cách hiệu quả. Ở một trường tiểu học của BắcKinh, bên cạnh cửa vào lớp có một tấm bảng khoảng 1sm x O,8m dành cho mỗitrẻ được tự giới thiệu về mình một lần trong năm học, với thời gian một tuần lễ.Nội dung trình bày do cha mẹ học sinh thiết kế, phần lớn bằng hình ảnh hoạtđộng của trẻ cùng một số hình ảnh của ơng bà cha mẹ và các thành viên tronggia đình các em.

<i><b>2.2.4 Giáo viên tổ chức lớp học đã được phân công1. Cử lớp trưởng, tổ trưởng học tập</b></i>

- Đối với lớp một, giáo viên nghiên cứu và tạm cử lớp trưởng, lớp phó, tổtrưởng, tổ phó trong ngày đầu tổ chức lớp.

- Đối với các lớp khác giáo viên có thể vừa tham khảo danh sách cán bộlớp của năm học trước vừa cho học sinh tự bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổtrưởng, tổ phó.

- Ngày nay, nhiều nước trên thế giới cũng đã nghiên cứu để cải tiến cáccách chọn lớp trưởng. Chẳng hạn mỗi tuần lễ hoặc mỗi tháng giáo viên chọnmột lớp trưởng. Mục đích của việc làm này là luyện tập và đào tạo học sinh, cholàm quen với cơng tác quản lý ngay từ khi cịn trên ghế nhà trường. Với quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

niệm mới, người ta cho rằng khơng nên chỉ có một lớp trưởng trong suốt mộthoặc nhiều năm học. Làm như vậy là tạo sự chủ quan cho một trẻ và không đàotạo được nhiều trẻ khác. Một học sinh nhiều năm làm lớp trưởng khi vào đờichắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhưng chắc chắn cũng sẽ gặp không ít khókhăn bởi vì các em quen chỉ huy, ra lệnh và đôi khi cũng quen áp đặt ngườikhác. Ở Việt Nam, trường quốc tế á Châu cũng đã áp dụng hình thức cho họcsinh luân phiên làm lớp trưởng trong nhiều năm qua. Đa phần những đứa trẻ saumột thời gian được giao làm lớp trưởng thường linh hoạt nhanh nhẹn và năngđộng hơn.

- Việc cử tổ trưởng cũng tương tự như cử lớp trưởng. Tùy theo số lượnghọc sinh của lớp, mỗi tổ có thể có từ 6 đến 10 học sinh. Một tổ thường bao gồmtừ học sinh khá giỏi đến học sinh yếu kém. Các thành viên của tổ thường ngồitheo từng cụm hoặc theo dãy từ bàn trên xuống tận bàn dưới cùng. Giáo viênnên tạo thói quen cho tổ trưởng, tổ phó biết quan tâm đến sự khó khăn của cácbạn trong tổ. Theo dõi và ghi lại sự tiến bộ của tổ viên trong học tập là chínhkhơng nên q chú trọng vào việc theo dõi và chú trọng đến lỗi lầm của các bạn.Có được sự giáo dục như vậy thì mới thật sự là xây dựng môi trường thân thiệncho trẻ trong suốt những năm tháng học tập ở nhà trường.

<i><b>2. Cách chia nhóm học sinh</b></i>

Chia học sinh thành các nhóm để dạy học phần nào chứng tỏ khả năng tổchức và quản lí của một nhà giáo. Nhóm linh hoạt hơn tổ. Tổ giống như mộtđơn vị hành chính của lớp trong suốt một năm học. Trong khi đó nhóm có thểthay đổi theo từng tiết, từng buổi học. Mục đích chia tổ là để thực hiện nhiệmvụ quản lý học sinh, cịn mục đích chia nhóm là để dạy học, để giáo viên đưa raphương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Phương pháp dạy họcquyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập. Hay nói cách khác,hiệu quả giáo dục phụ thuộc phần lớn vào phương pháp dạy học cụ thể, phươngpháp tiếp cận và tác động trực tiếp lên từng đối tượng học sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Vì vậy việc phân chia học sinh thành từng nhóm để các em học tập vừasức, tiến bộ dần, học tốt hơn là một việc làm có ý nghĩa về chiều sâu của qtrình dạy học. Việc thành lập các nhóm học tập thường được thực hiện sau khigiáo viên đã phân công tổ trướng, tổ phó, lớp trưởng, lớp phó. Tức là xuất hiệnsau khi giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ dạy học và hiểu phần nào khả năng tiếpthu của trẻ. Sự hình thành các nhóm học tập ln kèm theo sự quyết định đổimới phương pháp giảng ấy của các nhà giáo khi thực hiện chương trình dạy họctrên lớp. Nhóm học tập có cách phân chia khác với sự phân chia thành các tổ.Có một số cách chia nhóm như:

<b>a) Phân nhóm theo số lượng* Nhóm lớn:</b>

Nói chung, một tập thể lớp cũng được xem là một nhóm lớn trong cácnhóm của học sinh. Giáo viên có thể có nhiều cách chia nhóm theo các mụcđích giáo dục và giảng dạy đối với các môn học khác nhau. Ví dụ như khi giáoviên tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể lớp hoặc trao đổi về một nội dungnào đó như giới thiệu nội qui, dạy hát, dạy vẽ, dạy trò chơi, hay dạy về bổnphận của con cái đối với cha mẹ... giáo viên có thể sử dụng hình thức nhóm lớn(cả lớp).

Khi giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy với một lớp học bao gồmcác đối tượng đồng nhất như: tất cả học sinh là yếu hoặc tất cả học sinh đều làgiỏi. Giáo viên có thể xếp cả lớp thành một nhóm lớn. Tuy nhiên, điều đáng nóiở đây là việc chia nhóm lớn kiểu này chỉ có thể tồn tại trong một vài tháng đầunăm học, thậm chí có thể chỉ một tháng mà thơi.

<b>Nhóm nhỏ:</b>

Giáo viên có thể chia lớp học thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 8 emcó cùng sở thích. Có thể chia nhóm các mơn năng khiếu, tự chọn, nhóm cácmơn cơ bản, nhóm học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu kém...

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Những học sinh cùng làm việc chung trong các nhóm này phải hồn thành bàitập hoặc một hoạt động nào đó mà giáo viên đã giao. Trong lúc trẻ hoạt độngtheo nhóm, giáo viên cố gắng để các em cùng hoạt động, không học sinh nàođược ỷ lại nhóm trưởng hoặc các thành viên của nhóm. Tất cả phải cùng laođộng thực sự và cùng tham gia. Giáo viên ln phải nhớ rằng trẻ rất cần có cơhội để làm việc chung với các bạn khác trong lớp và trong nhiều tình huốngkhác nhau. Đó cũng là lý do tại sao khá nhiều giáo viên thay đổi chỗ ngồi củanhóm vào mỗi buổi hoặc mỗi tiết học.

<b>b) Phân nhóm theo tính chất giáo dục</b>

Để hồn thành sứ mệnh "dạy người" bên cạnh nhiệm vụ "dạy chữ" haynói theo cách khác là để thực hiện trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ trong quátrình dạy học, giáo viên có thể sử dụng một số cách chia nhóm mang tính chấtgiáo dục học sinh như sau:

<b>* Chia nhóm theo khả năng là trình độ của học sinh.</b>

Theo The literacy Dictionary (The Vocabulary of Reading and Writing),Theodore Harris và Richard Hodges đã đề xuất những cách chia nhóm theo tínhchất giáo dục như sau:

- Nhóm học sinh có cùng khả năng học tập: Với cách phân chia này giáoviên thường dựa vào kết quả học tập mà học sinh đã đạt được trong từng mônhọc mà xếp các học sinh thành từng nhóm. Ví dụ, học sinh đạt kết quả trungbình (từ 5,00 đến 6,00 điểm) thành một nhóm, học sinh khá giỏi (có điểm trungbình từ 8,00 trở lên) thành một nhóm, số học sinh cịn lại vào một nhóm. Ngồira, dựa theo mức độ thơng minh hoặc điểm mà các em đã đạt được trong từngmôn học vào thời điểm đó, giáo viên có thể chia thành một nhóm chỉ có họcsinh giỏi. Các nhóm được thành lập kiểu này thường thích hợp để dạy mơn tốn,hoặc các môn học mà giáo viên cần phải giao bài tập cho phù hợp với trình độcủa học sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Nhìn chung, học sinh được chia nhóm theo từng khả năng sẽ giúp các emdễ dàng phản ánh được tồn bộ năng lực thực của mình. Những học sinh cócùng trình độ sẽ được xếp chung vào một trong bốn nhóm: giỏi, khả, trung bìnhvà yếu. Chia nhóm như vậy sẽ giúp giáo viên có điều kiện hướng dẫn tận tình,nhất là đối với nhóm học sinh yếu kém. Trong khi nhóm học sinh giỏi có thểhoạt động độc lập.

- Nhóm học sinh có nhiều trình độ khác nhau.Tùy vào mục đích của tiếtdạy, buổi dạy mà giáo viên có thể sắp xếp học sinh làm việc theo các nhóm vớinhiều trình độ, khả năng khác nhau. Điều quan trọng là giáo viên nên giải thíchvới học sinh khi lập nhóm kiểu này.

- Nhóm học sinh theo sở thích riêng. Cách chia nhóm học sinh theo kiểunày thường được thực hiện vào những ngày đầu của năm học. Ví dụ nhóm họcsinh có cùng sở thích đọc sách, nhóm cùng chơi thể thao, bơi lội, nhóm hát,múa... các em có thể tự tạo nhóm cho mình tuỳ theo sự lựa chọn của chính cácem. Với cách chia nhóm như thế này, học sinh sẽ cảm thấy mình được tơntrọng, chắc chắn các em sẽ thoải mái trong khi cùng học tập với nhau.

- Chia nhóm một cách ngẫu nhiên. Giáo viên có thể nhóm các em mộtcách ngẫu nhiên khi tổ chức sinh hoạt lớp hoặc một hoạt động ngồi giờ lên lớp.Mục tiêu của việc tổ chức nhóm kiểu này là nhằm giúp đỡ các em phát triểnnhững kỹ năng giao tiếp xã hội thơng qua q trình làm việc với những ngườibạn chưa thân quen hoặc chưa từng được tiếp xúc trong quá trình học tập.

- Chia nhóm theo yêu cầu dạy học của giáo liên. Chỉ có chính nhà giáomới biết mình cần gì ở các em và các em đang cần gì ở thầy cơ giáo của mình.Nhóm thành lập kiểu này là theo u cầu dạy học, vì sự phát triển của học sinh.Ví dụ khi thấy có một số trẻ có khả năng xuất sắc trong khi học mơn Tốn, giáoviên nhóm các em lại với nhau để hướng dẫn cách học kết hợp nghiên cứu đểphát triển tư duy độc lập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Mặt khác khi cần giúp đỡ cho một số học sinh yếu kém học tốt hơn, giáoviên có thể nhóm một học sinh giỏi với một hoặc vài học sinh yếu kém để cácem tự giúp nhau. Giáo viên cũng có thể thành lập một nhóm học sinh yếu kémdo mình trực tiếp phụ trách một thời gian, nếu thấy các em tiến bộ thì có thểchuyển sang thành lập nhóm cùng trình độ. Có một trường hợp, khi cô giáo chủnhiệm một lớp bảy phát hiện trong lớp học của mình có hai học sinh đọc khơngtrơi chảy, viết cũng không được giáo viên đã kêu ầm lên cho mọi người biết là“có hai học sinh ngồi nhầm lớp” báo chí cũng vào cuộc, thế là bố mẹ xấu hổ vớibà con thơn xóm đánh mắng trẻ và kết quả là hai em này đã bỏ học, bỏ nhà rađi. Trong khi đó ở một lớp học khác, khi giáo viên phát hiện lớp học của mìnhcũng có tình trạng như thế, cơ giáo đã khơng hề phàn nàn, kêu ca, âm thầm bồidưỡng, cứ đến giờ học Tiếng Việt và Tốn là cơ giáo nhóm hai em này lại vớinhau để giáo viên dạy riêng, còn những giờ học khác thì giáo viên xác định vớihai em rằng đó cũng là giờ mà các em phải rèn luyện và trao dồi ngôn ngữ. Sau6 tháng, với cách nhóm học sinh để dạy kiểu này hai em học sinh đó đã theo kịpcác bạn. Kết quả kiểm tra cuối năm của hai học sinh này đã đạt vừa đủ số điểmcần thiết để được khẳng định là lên lớp. Có lẽ với cách làm này suốt đời hai emhọc sinh kia không bao giờ quên được cô giáo chủ nhiệm của mình, một nhàgiáo thật sự chân chính.

Hay như cơ giáo Nguyễn Thị Dân, với hơn 40 năm dạy lớp một trườngTiểu học An Tịch, Đồng Tháp, cơ đã có cách chia nhóm như sau: Sau mỗi buổidạy học, cô luôn dành một tiết để ôn tập cho tất cả học sinh của lớp. Quy địnhcủa cô là ai đọc trôi chảy phần tổng kết mỗi ngày học thì được phép ra về, aichưa đọc được thì quay về chỗ cuối lớp ngồi học lại, khi nào đọc trơi chảy thìmới được ra về.

Thế nhưng chỉ sau một tuần đầu tiên là cô đã phát hiện ra một số học sinhxuất sắc, học sinh giỏi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Cô đã yêu cầu học sinh giỏi, xuất sắc khơng được ra về sau khi hồnthành nhiệm vụ mà phải nhóm lại cùng với một, hai học sinh chưa đọc được,hoặc đọc không trôi chảy để giúp các bạn cho đến khi các bạn đọc được trơichảy thì cả nhóm mới ra về.

Nhìn chung, việc chia nhóm học sinh để giáo viên dạy tốt và trẻ hamthích học hỏi là một việc làm thường xuyên, linh hoạt, không cần cố định vàcũng khơng cứng nhắc. Nó cần thay đổi theo yêu cầu của mỗi môn học, tiết học,theo từng ngày, từng buổi và từng chủ đề giáo dục. Khi giáo viên làm được việcnày tức là giáo viên đã thể hiện được những nỗ lực để tạo ra sự cân bằng về khảnăng học tập, giới tính và kể cả đặc điểm dân tộc trong một lớp. Ngoài ra, khithực hiện chia nhóm linh hoạt, theo mục đích giáo dục như thế cịn có thể giúpcho học sinh hình thành ý thức cộng đồng, giúp các em quen biết và hiểu rõnhau hơn mặc dù đã từng chung sống trong một xóm thơn hay bản làng. Mặtkhác, nó cịn giúp cho từng học sinh của lớp luôn cảm thấy mình được tham gianào quá trình dạy của giáo viên và được học thật sự cùng với một nhóm hoặccùng cả lớp. Quá trình làm việc chung với các bạn khác trong lớp, sẽ giúp họcsinh càng ngày trở nên năng động hơn, và tránh được sự mặc cảm của học sinhyếu kém khi đứng trước các học sinh giỏi.

Vậy đối với những học sinh thơng minh thì xử lý bằng cách nào? Cónhiều người cũng cho rằng trong một nhóm khơng đồng nhất gồm những họcsinh giỏi và học sinh yếu thì học sinh giỏi dễ có cảm giác cảm thấy bực bội haychán nản vì các em thường hồn thành sớm các cơng việc của nhóm. Từ đó dẫnđến tình trạng các em giỏi vào nhóm yếu thường kiêu căng, thể hiện sự bực tứcvà có thể xảy ra những hậu quả tiêu cực trong nhóm mà giáo viên có thể khơngphát hiện được. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo có kinh nghiệm lại cho rằng học sinhyếu kém cần học hỏi nhiều ở học sinh thông minh, học sinh giỏi và ngược lại,học sinh thông minh, học sinh giỏi cũng phải có trách nhiệm dẫn dắt các bạn,đơi khi cũng phải học tập ở các bạn về một lĩnh vực nào đó. Sự thành lập nhóm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cần linh hoạt và các em cần có cơ hội làm việc với nhiều bạn học khác nhau,học sinh giỏi, thơng minh sẽ giảm tính kiêu căng và sẽ biết chia sẻ cùng cácbạn.

Từ đó, chúng ta thấy rằng vẫn phải có nhóm giỏi để các em thi thố tàinăng với nhau trong những giờ học; môn học cần thiết. Với nhóm học sinhthơng minh xếp chung với đối tượng khác thì giáo viên phải giao nhiệm vụ cụthể để các em có việc làm. Ở Hawai người ta rất chú ý đến hình thức làm việctheo nhóm đa dạng. Họ cho rằng đây này là hình thức tốt nhất để đào tạo ngườichỉ huy, người hướng dẫn, người lãnh đạo và người giáo viên trong tương lai.Do đó sự thành lập nhóm là phải ln thay đổi, vẫn có thể tồn tại một số loạihình nhóm mà sau khi đạt được mục đích dạy học trong một tiết, một buổi hoặcmột ngày hay một tuần thì có thể tự tan rã để chuyển sang loại hình nhóm khác.

<i><b>3. Kỹ thuật thành lập nhóm</b></i>

Hồn tồn ngẫunhiên; học sinh tựnhóm với nhau theosở thích, sở trườngriêng

Khi giáo viênmuốn quản lý cácnhóm có số lượngbằng nhau, hoặcvì muốn các emlàm quen vớinhau một cáchngẫu nhiên.

Giáo viên chuyền cho họcsinh một cái hộp có 24 têntất cả các em trong lớp.Giáo viên yêu cầu họcsinh tự chia thành 6nhóm. Như vậy, giáo viênđã thành lập được 6 nhómbằng nhau về số lượng.Thành

tích họctập

Sử dụng kết quảkiểm tra đánh giátrình độ học tập củahọc sinh; xếp những

Khi giáo viên cầndạy học theođúng đối tượng,theo trình độ học

Khi giáo viên dạy họcsinh viết chính tả, viếtbằng tiếng nước ngồi.Các nhóm được giáo viết

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

học sinh cùng trìnhđộ như giỏi, khá,trung bình, yếu kémvào cùng một nhóm

sinh ở các mônhọc. Nhất là đốivới các bài tậptốn, tập làm văn,chính tả

1, 2 câu, có nhóm đượcgiao viết 9, 10 câu tùytheo trình độ chung củacác em. Như vậy em nàocũng cảm thấy hoàn thànhnhiệm vụ ít nhất là trongmột tiết học. Đó cũng làcách xây dựng động cơhọc tập cho trẻ và nângdần năng lực học tập chohọc sinh.

Kỹ nănghoạtđộng xãhội

Nhóm các em theonhững kỹ năng xãhội tùy theo năngkhiếu của trẻ như:trẻ hát giỏi, vẽ tốt,múa hay, có năngkhiếu hoạt động xãhội, thích làm nhàlãnh đạo…

Nhằm phát huynăng khiếu chotrẻ, tham giahướng nghiệp chotrẻ. Học sinhcũng cần biếtnhiều công việckhác nhau để họchỏi kinh nghiệmtừ khi còn ở ghếnhà trường

Học sinh tập trình diễnvăn nghệ; tập thuyết trìnhvề một chủ đề gần gũi vớitrẻ như giới thiệu. Họcsinh tập trình diễn vănnghệ; tập thuyết trình vềmột chủ đề gần gũi với trẻnhư giới thiệu

Sở thích Phân nhóm theo sởthích của các emhoặc cho các em tựchọn bạn để lậpnhóm dựa trên sởthích hay mơn học.

Giúp các em biếtphát huy khảnăng của chínhmình. Sở thíchchính là động lựcđể thúc đẩy cácem cùng tham gia

Khi giáo viên dạy họcsinh những nội dung giáodục ngoài giờ lên lớp,những buổi sinh hoạtĐoàn, Đội, sao nhi đồng,giờ học thể dục, mỹ thuật,học hát...

</div>

×