<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
HÁN DINH HOE
UNG DUNG MO HINH MATRIX TRONG
DIEU TRI BENH NHAN METHADONE CO
SỬ DUNG ATS TẠI THÀNH PHO HO CHI MINH
LUAN AN TIEN SY CONG TAC XA HOI
<small>Hà Nội - 2022</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">
HÁN ĐÌNH H
ỨNG DỤNG MƠ HÌNH MATRIX TRONG
ĐIÊU TRỊ BỆNH NHÂN METHADONE CĨ SỬDUNG ATS TẠI THÀNH PHO HO CHÍ MINH
<small>Chun ngành: Cơng tac xã hội</small>
Mã số: 9760101.01
LUẬN ÁN TIỀN SỸ CƠNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Như Trang
<small>Hà Nội - 2022</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">
LỜI CAM ĐOAN
<small>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học cua cá nhân tơi.</small>
<small>Các tài liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có ngn gốc và xuat xứ rõ</small>
<small>ràng. Các kêt quả nghiên cứu và luận án chưa được cơng bơ trong bât kỳ một</small>
<small>cơng trình nghiên cứu nào khác.</small>
<small>Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2022</small>
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">
LOI CAM ON
Nhận được sự hướng dan tập tinh của các nhà khoa học, các giảng viên
của Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn — Dai học Quốc gia HàNội, đặc biệt là sự khuyến khích, động viên, giúp đỡ tận tình của PGS.TS.
Nguyễn Thị Như Trang về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học.Tác giả Luận án đã hoàn thiện việc nghiên cứu của đề tài: “Ứng dụng mơ hình
Matrix trong diéu trị bệnh nhân methadone có sử dung ATS tại thành phố Hồ
Chí Minh”. Đây là một đề tài mà tác giả rất tâm huyết từ kinh nghiệm thực
tiễn, gắn bó trong suốt q trình làm việc của mình.
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn các thầy cô và các đồng nghiệp
đang công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Dai học Y Dược Hỗ Chí
Minh, Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu của mình. Cảm ơn tới các Y Bác sỹ, Tư vấn viên, đội ngũ nhân
viên Cơ sở Methadone quận 4, quận 8 Thanh phố Hồ Chi Minh đã hỗ trợ
<small>nhiệt tình cho tác giả thực hiện nghiên cứu tại cơ sở trong thời gian vừa qua.</small>
Do điều kiện hoàn cảnh và nhiều lý do nên bản luận án có thiếu sót nhấtđịnh, tác giả luận án mong muốn nhận được nhiều những ý kiến đóng góp từcác nhà khoa học, các học giả, các cấp, các ngành có liên quan và nhữngngười có quan tâm đến van đề nội dung mà tác giả nghiên cứu dé tác giả cócơ hội học hỏi và tiếp thu dé có thé vận dụng một phần vào thực tế trong côngtác can thiệp hỗ trợ cho những người sử dụng ma tuý tổng hợpMethamphetamine (ATS) đang rất phổ biến hiện nay.
<small>Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2022</small>
<small>Nghiên cứu sinh</small>
<small>Hán Đình Hoè</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">
<small>MỤC LỤC</small>
<small>Lời cam đoanLời cảm ơn</small>
<small>Mục lỤC...--- 02001010199 vn ng ng vn 1</small>
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tat... ess essesscssessessessessesstestsseeaees 5
<small>Danh muc Cac Dang TT... 6</small>
Danh mục các hình vẽ, d6 thics.ccccccccccccssesssssseseseceesesesecsesesececsesesececsnsnsecacanenees 7
<small>Danh mục các hình ảnh...-- << 2 111311153111 111551 1111185311111 8821 1111882111 E2 8</small>
i92... ....A...,Ô 91. Lý do chọn đề tài...-- ¿2 2 2+SE+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE2112112112117171 71110 92. Y nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài nghiên cứu...--- 122.1. Ý nghĩa khoa hỌC ...--- 2-52 ©E£+EE+EE£2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrerrkee 122.2. Y nghĩa thực tiễn...- 2-2-2 sSxeEEeEEEEEEEE211211211211211211 111111 xe 14
3. Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu...--- s2 s5: 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...--- 2 + s+2E++E+£E2EE2EE2EEEEEEEEerkerkerkervee 143.2. Khách thé nghiên cứu ...--- 2-2 s+E++E+£E2EE2EE2EESEEEEEerkerkerkerree 14
<small>3.3. Pham a¿8i 3) 0i 0n... ... 15</small>
<small>4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên Cứu...- ---- 5 «+ s++++>++ 15“005 ... 15290/00 ...ÁĂĂ.. 155. Câu hỏi nghiÊn CỨU...- ... -- c6 E911 910 911911 91g ngư 15</small>
6. Giả thuyết nghiên cứu...---- 2-52 2 s+SE+EESEESEEEEEE2E52112112712111 111L. l67. Bố cục của Luận án...- - ¿St +tSEt+ESEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEErrkrree l6
Chương 1: TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU...---2-5+¿ 17
1.1. Thực trạng cai nghiện va các thách thức đối với công tác cai nghiện matuý tổng hợp ATTS...----¿-++cs+2x+Ex£2kEE1E217121121121121121111 11111111 xe. 171.1.1. Thuc trang su dung ma tuy tong hợp ATS oe eeeeeeeeeseeeseeeeeeeteeeneeees 17
1.1.2. Thực trạng về các phương pháp can thiệp cho người sử dung ma tuý
tong hợp ATS tại Việt Nam hiện nay ...-- 2 ¿5-52 2+cscxszssceez 241.1.3. Các thách thức đối với việc cai nghiện ma tuý...--- 30
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">
1.2. Mô hình Matrix và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị nghiện... 33
<small>1.2.1. Lich str hinh 0i: 0n ... 33</small>
1.2.2. Cau trúc của mơ hình mafriX...-- 2 2 2 22 22 £2£E2£E+£++£xzzxzzxeez 34
1.2.3. Ứng dụng mơ hình Matrix trong hỗ trợ điều trị nghiện ATS tại Việt
<small>0= ...Ô 37</small>
Tiểu kết chương Ì:...--- ¿2 2+2<+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEE21121121121 2121212. ce. 40
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIEN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
eo000—...L..4ẢẢÂ... 422.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài...--¿-:s+Ss+t+E+ESEEEE+EeEEEEEErEerererxrrsrs 42
2.1.1. Ma tuý tong hợp...---- c5: Se 1E E1 2112111211211215 11111111111 c0. 42
2.1.2. Lệ thuộc chất...---¿- 5s x+sSx+EEESEEEESEEEESEEEESEEEESEEEESEEEESEEEEEEErkrrerree 46
<small>2.1.3. Methadone và bệnh nhân Methadone ...--- 55555 +++<<<+ 472.1.4. Mơ hình Matrix ...- G5 0111911891011 911 91112 1 nh ng cưy 48</small>2.1.5. Công tác xã hội và các dịch vụ hỗ trợ người nghiện ma tuý ... 49<small>2.2. Phương pháp nghién CỨU... - G6 E31 E938 EESEEEErkrereererreree 51</small>
2.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi ...--- 2-52 2 s+£++£EeExerxerxerxeee 51
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu...---- + 2 2+£+£+£++£x+£xerxerrerreee 56
2.2.3. Phương pháp thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ... 56
2.2.4. Quy trình triển khai mơ hình can thiệp ...---¿- 2-5522 612.2.5. Quy trình một buổi sinh hoạt nhóm Matrix...--2- 2 =ssszs+zsss 63
2.3. Các lý thuyết vận dụng...---¿- 2-52 s+SE+EEEEEE212211211211221 11111 re. 67
2.3.1. Thuyết nhu cầu của Abraham MasÏow...-- 2-2-2 s+cxszxezsez 67
2.3.2. Thuyết nhận thức - Hành vi ...-- 2 +2 s2 2+£++x+EE+E£+E+xerxzrxzrx 72
2.3.3.T huyết nhận thức xã hội (social cognitive theory) ...--- 76
2.4. Cơ sở thỰC tiỄn... 6-1 1111511111111 1 1151111111111 11111111111 ree 80<small>2.4.1. Cơ sở Methadone quận 4... ---- <6 s1 vEkvsikeskrserreee S0</small>
<small>2.4.2. Cơ sở methadone quận 6...-- - ----+++< + + ++++EE+*sE+Seeekereserseeeresse 80</small>
2.4.3. Đặc điểm điều trị bệnh nhân methadone tại quận 4 va quận 8... 81
<small>2.4.4. Hanh vi tiêm chích ma tuý và quan hệ tình dục của bệnh nhân MMTquận 4 và quận 8 ... - --- «+ s1 TH TH nh nh 85</small>
2.4.5. Chat luong cudc song của bệnh nhân MMT quận 4 và quan 8... 86
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">
2.4.6. Sức khỏe tâm than Stress — Lo âu — Trầm cảm (DASS 21) của bệnh
<small>nhân MMT quận 4 và quận 6...- - -- «+ ++xk* + kssvEEseeesseeesseree 88</small>
<small>2.4.7. Tinh hinh su dung Methamphetamine cua bénh nhan MMT quan 4 va</small>
<small>CUAMN 8 ... 89</small>
2.4.8. Thực trạng sử dung chat dạng thuốc phiện của bệnh nhân MMT quận
<small>4 Và QUAN 8 ...- --G s1 TH rưy 91</small>
Chuong 3: UNG DUNG MO HINH MATRIX TRONG HO TRO DIEU TRI
BỆNH NHÂN METHADONE CÓ SỬ DUNG ATTS...--- ¿s52 933.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu trước can thiỆp ...--- 2-52 s25: 933.1.1. Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế, xã hội của nhóm can
<small>thiệp và nhóm khơng can thi€p ...-- -- <5 +2 £++s£+seeseeseseees 93</small>
3.1.2. Thông tin về sử dụng ATS của hai nhóm can thiệp và nhóm khơng
<small>CAN CISD P0107... 3... 95</small>
3.3.3. Thơng tin liên quan đến tình trạng HIV của nhóm can thiệp và nhóm
<small>40050420010 1ẼẺẼẺ 1n... ... 96</small>
3.3.4. Động lực tham gia điều trị trước can thiệp của nhóm can thiệp và
<small>nhóm khơng can thiỆD... ...- - --- <6 1111 911 91 E1 1 1 vn re 97</small>
3.2. Kết quả sau 16 tuần can thiệp...---- + 2©2+£+£++££+zx+rxerxerxerrered 1043.2.1. Hành vi sử dụng chất của nhóm can thiệp và nhóm chứng... 104
3.2.2. Kết quả xét nghiệm nước tiểu với Methamphetamine trong 16 tuần
<small>CAN tHIỆP...- c1 11911 HH kt 106</small>
3.2.3. Kết quả xét nghiệm nước tiểu với Morphine...--- 5 s¿ 107
3.3.4. Kết quả xét nghiệm nước tiêu với MDMA...---:-5:-5¿-: 1083.3.5. Kết quả xét nghiệm nước tiêu với Can Sa...---:--:-5-: 109
3.3. Sự khác biệt giữa hai nhóm về các hành vi xã hội và chất lượng cuộc
sống sau khi kết thúc 16 tuần can thiệp ...--.-- 2-2-5 s52: 110
<small>3.3.1. Tỷ lệ quan hệ tình dục an tồn trong 4 tháng ...-- -- -- 110</small>
3.3.2. Chất lượng cuộc sống (tự đánh giá)...--- 2 2cs+cs+rx+rxsrserseee 1113.3.3. Mức độ trầm cảm (DASS-21)..ceccsssesssessesssessesssessesssessessseesesssesseeeses 112
<small>3.3.4. Mức độ lo âu (DASS-2 Ï)...- -. sen HH ng nhiệt 113</small>
<small>3.3.5. Mức độ Stress (DASS-2 Ï)...- - ---c CC 1n SH ng rec 114</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">
3.3.6. Động lực tham gia điều trị sau can thiỆp ...- -.c 52c s+cssces 1153.3.7. Tuân thủ điều trị...--ccccc+ccvrttEktrrttttirtrtriirrrrirrrrirrirrii 1193.4. Kết quả theo dõi ở mốc thời gian 1 tháng và 3 tháng sau can thiệp ... 1203.5. Các thay đối khác của bệnh nhân sau thời gian can thiệp ... 122
3.5.1. Về việc chăm sóc NGOAT NINN 0057 ... 1223.5.2. Về giao tiếp của bệnh nhân...--- ¿22 2+52+sz+£++£z+£x+rxrrxrseee 1253.5.3. Về kỹ năng của bệnh nhân...---- + + £+5£+££+££+£++£x+zxerxerxeee 129
3.6. Thảo luận về việc ứng dụng Matrix tai dia bàn nghiên cứu ... 131
<small>3.6.1. Đánh giá hồn thiện mơ hình MatrIX... 5 555555 s*+£+++ 131</small>
3.6.2. Về cau trúc của chương trình Matrix...--- + 2 s+cz+scxszszse2 140
<small>3.6.3. Vai trị cua gia đình và các thách thức trong việc thu hut/duy trì sự</small>
<small>tham gia Ca Gia GNM 0 ... 141</small>
3.6.4. Thách thức đối với NV CTXH trong q trình tham vấn cá nhân và
<small>nhóm với bệnh nhân Methadone...--- 5-5 2222222 cce+>ssz 143</small>
Tiểu kết Chương 3:...- -- 2-52 2+SE+EESEEEEEEEEEEEE21121121121121111 11111111 cxe. 145KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ,...-¿- 2. s+S+SE+E#EE+EEEEEEEEEEEEEEEEeExrkerxrrrree 146
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUANDEN LUẬN ÁN... - (St TkEEEEk E1 T1 1111111111111 1111111111111 11x. 152
TÀI LIEU THAM KHẢO... - 2-56 sSE‡EE‡ESEEEEEEEEEESEEEEEEEEEErErkerkerrsrx 153
<small>PHUC LUC 92 5H... 164</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Hội chứng suy giảm miễn dich mắc phảiĐiều trị kháng retrovirus
Bộ công cụ sàng lọc để đánh giá các mức độ nguy cơ liên quanđến sử dụng các chất có cơn, thuốc lá và các chất gây nghiện
Ma túy dạng tông hợp amphetamineTổ chức dựa vào cộng đồng
Chất dạng thuốc phiện
<small>Liệu pháp nhận thức hành vi</small>
<small>Quan lý hành vi tích cực</small>
Thang đánh giá mức độ trầm cảm — lo âu — căng thang
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
Thuốc lắc hay EcstasyPhỏng vấn tạo động lực
Điều trị chất gây nghiện dạng thuốc phiện bằng Methadone
<small>Nam giới có quan hệ tình dục với nam giớiNghiện chích ma túy</small>
Viện nghiên cứu về sử dụng nghiện chất, Hoa Kỳ
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">
<small>Bảng 1.1:</small>
<small>Bảng 2.1.Bảng 2.2.Bảng 2.3.Bảng 2.4.Bảng 2.5.Bảng 2.6.Bảng 3.1.Bảng 3.2.Bảng 3.3.Bảng 3.4.Bảng 3.5.Bảng 3.6.</small>
<small>Bảng 3.7.Bảng 3.8.</small>
DANH MỤC CAC BANG
Thông tin về điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện
băng thuốc methadone ...-.---- + ¿©5¿+2£+£+++£++zx+zxerxerxeei 29Đặc điểm bệnh nhân methadone quận 4 và quan 8... 83
<small>Tiêm chích ma t và quan hệ tình dục...- .--- «<2 85</small>
Chất lượng cuộc sống ...--- + 2©2+£+++£++£x+rxerxerxrreee S6Sức khoẻ tâm thân...----c+scctrkrrrtrktrrrtttirrrrrrirrrrirrio 88
<small>Tình hình sử dung methamphetamine ...-- --- --« «+ 89</small>
Sử dung chất dạng thuốc phiện...--- 2 2 s2 szszxzxzez 01
Thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế, xã hội ... 94Thông tin về sử dụng A'TS...- ¿2 ©2+c£+2£+££+£++zxerxerxerreee 95Thơng tin liên quan đến HIV...--2- 2 2 2 s+x+zx+zxcszei 96Thông tin về động lực tham gia trước can thiệp...-.. 99Thông tin về hành vi sử dụng chất...--- 2: 5c 5sz55z 552 105Thông tin về động lực tham gia sau can thiệp... - 116
Tuân thủ điều tri... eecseeeeccssseeeeesssneesesssneecessneeeesssneecessneeeen 120Kết quả xét nghiệm nước tiểu 1 tháng và 3 tháng sau khi kết thúc
<small>CAN HhiGP oo... "... 121</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">
DANH MỤC CÁC HÌNH VE, DO THỊ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đương tính với Met qua từng tuần điều trị... 106
Biểu đơ 3.2. Tỷ lệ dương tính với Morphine qua từng tuần điều trị... 107
Biểu đô 3.3. Tỷ lệ đương tính với MDMA qua từng tuần điều trị... 108
Biéu đồ 3.4. Tỷ lệ đương tính với Cần sa qua từng tuần điều trị... 109
Biểu đồ 3.5. Ty lệ quan hệ tình dục trong 4 tháng qua...-.--- 110Biéu đồ 3.6. Diém chat lượng cuộc SON ...scescecsesssessesssecseessecseessessessseeseesseess 111Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ trầm cảm mức độ vừa trở lên ...--- ¿5z 52522 112Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ lo âu mức độ vừa trở 160 ...---2- 2-5 s+cs+zs+zszzse2 113Biểu đồ 3.9. Ty lệ Stress mức độ vừa trở lên...-- ---+++-s<++<s+sexsesss 114
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">
<small>Hình 1.1.</small>
<small>Hình 2.1.Hình 2.2.Hình 2.3.</small>
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Ban đồ ước tính về tỷ lệ sử dung amphetamine hang năm trên
toàn thế giới năm 20 19...--¿ ¿+5¿++++££+E++EE+Exerxerkerkerrrees 19Bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow...--.---: 68
<small>Cơ sở methadone quận 4...-.-- 5 +5 + +skE+seeEseeeeeeeesee S0</small>
<small>Cơ sở methadone quận 6...-- - ----++- + + +++ssseeerrereeeereee 81</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">
MỞ DAU
1. Lý do chọn đề tài
Thực trạng hiện nay số người sử dung ma túy tổng hợp nói chung và ma
<small>túy kích thích dạng amphetamine (ATS) nói riêng đang gia tăng nhanh chóng</small>
trên thế giới cũng như Việt Nam. Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống Ma
túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), năm 2019 số người sử dụngchất kích thích khoảng 68 triệu người đứng thứ 2 sau cần sa, 38 triệu người
<small>dùng amphetamine, 18,1 triệu người dùng Cocain, 22 triệu người sử dụng</small>
Ecstasy. Năm 2016 thế giới ước tính có khoảng 34,2 triệu người trên tồn thếgiới sử dụng ma túy dạng kích thích, con số này đã tăng lên gần 14 triệu
<small>người so với năm 2016. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Cơng an năm</small>
2019 cho thấy, tình trạng mua bán, vận chuyền chất ma túy tăng mạnh nhất là
ma túy tổng hợp với nhiều vụ bắt giữ hàng trăm kilogam. Sự gia tăng muabán trái phép chất ma túy kéo theo sự gia tăng tỷ lệ người sử dụng ma túy
tong hợp lên tới 70-80% số người nghiện, đặc biệt là các tỉnh miền trung và
miền nam, người sử dụng ma túy chủ yếu là ma túy tổng hợp dạng kích thích
như Amphetamine (ATS), Cocain và các chất kích thích mới [30].
Lạm dụng ma túy tổng hợp không chỉ ảnh hưởng đến gia đình, cộng
đồng, ảnh hưởng đến sự ơn định xã hội, kinh tế và chính trị mà cịn ảnh hưởngtrực tiếp đến người sức khỏe người sử dụng. Cũng theo báo cáo của UNODC,
<small>tỷ lệ nhiễm HIV ở những người khơng tiêm chích ATS vào khoảng 1-18% vàngười tiêm ATS dao động từ 3-28%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người sử</small>
<small>dụng cocain trung bình là 10%. Ngồi ra người sử dụng ma túy dạng kích</small>
thích có tỷ lệ cao mắc viêm gan B, viêm gan C, các rối loạn tâm thần và cácảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe [31].
Tai Viét Nam, diéu tri nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
methadone đã được triển khai từ năm 2008. Tính đến ngày 31/12/2019 cả
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">
nước có gần 53.000 người bệnh đang được điều trị methadone ở 336 cơ sởđiều trị tại 63 tỉnh/thành phố. Độ bao phủ của chương trình đã dat tới 28%
tổng số người nghiện các chất dạng thuốc phiện, tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 6tháng đạt tới 83%, được đánh giá xếp loại tốt (theo tiêu chuan của Tổ chức Y
tế Thế giới là 80%). Điều trị bang thuốc methadone đã được chứng minh làrất hiệu quả trên thế giới và tại Việt Nam. Điều trị methadone giúp ngườibệnh giảm và tiến tới dừng sử dụng ma túy bất hợp pháp, cải thiện về sức
khỏe (giảm lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu, nâng cao
thê lực, phục hồi về thể chất và tâm thần), cải thiện về an ninh, trật tự xã hội,đem lại hiệu quả về kinh tế cho người bệnh, gia đình và cộng đồng (phát triểnkinh tế của gia đình, giảm chỉ phí của xã hội cho các vấn đề về pháp lý và y tế
dành cho người nghiện) [6]. Điều trị methadone cũng giúp nhiều người bệnh
có việc làm ổn định. Báo cáo đánh giá 10 năm triển khai chương trìnhmethadone cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của người nghiện chất dạng thuốc phiện
được điều trị bằng methadone đã giảm từ 30,4% xuống 6,9% sau một năm
điều trị tại Nghệ An, tỷ lệ người bệnh có việc làm tại Cần Thơ tăng từ 53%
lên 69% sau một năm điều trị [11].
Chương trình methadone đã đem lại những kết quả đáng khích lệ liênquan đến việc giảm số ca nhiễm HIV mới trong nhóm người sử dụng heroin,giảm tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp và tác động tích cực đến sức
<small>khỏe của bệnh nhân cũng như an ninh xã hội [6]. Mặc dù vậy, những thành</small>
qua ban đầu của chương trình này đang đứng trước nguy co do van nan sửdụng ma túy dạng tổng hợp dạng amphetamine (ATS). Thống kê mới đâynhất cho thấy có tới gần 40% số người tiêm chích ma túy (TCMT) đang điềutrị methadone sử dụng methamphetamine dạng tinh thé, hay còn gọi là Ma tuý
<small>đá [50]. Việc sử dụng ma tuý đá (methamphetamine) trong nhóm người sử</small>
dụng ma túy có liên quan tới việc bệnh nhân không tham gia điều trị
<small>10</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">
methadone. Bên cạnh đó, là mối liên quan tới việc tuân thủ điều trị thuốc
kháng virus trong nhóm bệnh nhân đương tính với HIV đang được điều trị vàgóp phần gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần [64]. Việc thiếu các chiếnlược đối phó hiệu quả với tình trạng này tại các cơ sở điều trị methadone đãdẫn đến việc gia tăng số bệnh nhân điều trị methadone bị buộc đi cai tại các
trung tâm cai nghiện bắt buộc và chính từ đây làm gián đoạn quá trình điều trị
<small>methadone của họ [12].</small>
Hiện nay chưa có thuốc điều trị nghiện ATS, vì vậy, các lựa chọn cho
các chiến lược hiệu quả đi kèm với các giải pháp can thiệp sẽ giúp tối đa
nguồn lực dé xây dựng một hệ thống điều trị về rối loạn sử dụng chất gây
nghiện hiệu quả [50]. Các nghiên cứu đã chỉ ra biện pháp hỗ trợ tâm lý, xã hộilà có hiệu quả trong việc hỗ trợ cai nghiện. Các phương pháp can thiệp trị liệu
tâm ly xã hội thường dùng gồm có Liệu pháp Nhận thức Hanh vi (Cognitive
Behavioral Therapy - CBT), Phỏng vấn tạo động lực (Motivational
<small>Interviewing MI); Quản lý hành vi tích cực (Contingency management CM) [15, 99]. Tuy nhiên, việc áp dung các phương pháp này tại Việt Nam</small>
-hiện nay còn đang rất mới và chưa được triển khai một cách đồng bộ. Mơ
<small>hình Matrix được xây dựng từ những năm 1980 tại Nam California — Mỹ ap</small>
dụng cho những đối tượng mắc các rối loạn sử dụng chất kích thích đặc biệt là
ATS, giúp cho bệnh nhân giảm, tiến tới ngưng sử dụng và tn thủ điều trị.
Mơ hình này được xây dựng trên ý tưởng nền tảng rằng để cai nghiện hiệu
quả cần có hỗ trợ tâm lý tồn diện về tâm lý — xã hội chứ không chỉ dựa vàocan thiệp y tế. Mơ hình Matrix chủ yếu dựa vào trị liệu nhóm, được thiết kếtích hợp nhiều biện pháp can thiệp vào một cách tiếp cận toàn diện cho bệnhnhân. Trong mơ hình Matrix, cách xử lý tái nghiện được tiêu chuẩn hóa bằng
cách sử dụng một bài tập có cấu trúc. Bai tập cho phép nhà trị liệu và bệnh
<small>nhân hiêu rõ hơn các vân đê và sự kiện xảy ra trước khi tái phát, có thê cung</small>
<small>11</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">
cấp manh mối dé ngăn ngừa tái phat trong tương lai. Kết quả thử nghiệm cho
thấy Mơ hình đã giữ lại những người hút Cocain ở thành phố trong các đợt
điều trị đáng kể. Hai phan ba đối tượng đã hoàn thành 6 tuần điều trị trở lên
và một phần tư đối tượng đã hoàn thành các đợt điều trị 6 tháng. Hai trong sốcác nghiên cứu đã ghi nhận mối quan hệ rõ ràng, phản ứng tích cực về liều
lượng giữa thời gian điều tri và kết quả tích cực sau khi điều trị 1 năm. Các
biện pháp tâm lý xã hội về chức năng hoạt động đã cho thấy sự cải thiện có ý
nghĩa thống kê trên tất cả các nghiên cứu. Cách tiếp cận này đã cé gang dé
đáp ứng trước nhu cầu quá tải về các dịch vụ điều trị lạm dụng Cocain. Đến
năm 2007, mơ hình đã được triển khai trên những người nghiện các chất dạng
thuốc phiện tại Cape Town Nam Phi [59]. Chính vì vậy cần một chương trìnhcan thiệp điều trị cho những bệnh nhân methadone có sử dụng ATS dựa trên
cách tiếp cận tư van nhóm Matrix rat quan trọng và có ý nghĩa với nghiên cứu
“Ứng dụng mơ hình Matrix trong điều trị bệnh nhân methadone có sử
dụng ATS tại thành phố Hỗ Chi Minh” nhằm mục dich đưa ra được một bứctranh tổng thé về việc có thé ứng dụng và triển khai một cách rộng rãi mơhình Matrix đối với những bệnh nhân methadone có sử dụng ATS nói
chung và những bệnh nhân sử dụng ATS ngồi cộng đồng nói riêng, Nhân
viên cơng tác xã hội sẽ đóng vai trị là người điều phối các sinh hoạt nhóm
Matrix nhằm thích ứng mơ hình Matrix ở Việt Nam, góp phần nâng cao
chất lượng điều trị methadone trên nhóm bệnh nhân có sử dụng ma tuý
tổng hợp dạng amphetamine tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học
Với nghiên cứu “Ứng dụng mơ hình Matrix trong diéu trị bệnh nhân
methadone có sử dung ATS tại thành phố Ho Chi Minh”, tac giả mong muốn
<small>đóng góp vào tri thức lý luận chung của chuyên ngành Công tác xã hội với</small>
<small>12</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">
<small>người sử dụng ma tuý. Thông qua việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu thử</small>
nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứngkhoa học về hiệu quả của việc ứng dụng mơ hình Matrix trong điều trị bệnh
<small>nhân methadone có sử dụng ATS nói chung và những người khơng phải bệnhnhân methadone có sử dụng ATS nói riêng ở Việt Nam. Mặc dù cũng đã có</small>
một số nghiên cứu thử nghiệm mơ hình Matrix với người lạm dụng chất kích
thích ở một số quốc gia, nhưng việc đánh giá hiệu quả của mơ hình này trên
nhóm khách thể Việt Nam thì vẫn đang là một khoảng trống nghiên cứu.
Nghiên cứu này là một trong những nỗ lực đầu tiên kiểm định khả năng ứng
<small>dụng của mơ hình Matrix trong việc hỗ trợ cai nghiện ở Việt Nam.</small>
Nghiên cứu cũng đóng góp thêm các bằng chứng khoa học về hiệu quảcủa việc dụng cách tiếp cận hệ thống trong hỗ trợ người yếu thế, kết hợp vớicác tiếp cận trị liệu tâm lý — xã hội như phỏng van tạo động lực, quản lý hànhvi tích cực. Kết quả của nghiên cứu gợi ý cho thấy trong việc hỗ trợ các vẫn
đề khó và phức tạp như cai nghiện, mà cụ thể trong nghiên cứu này là hỗ trợbệnh nhân Methadone có sử dụng ATS, việc hỗ trợ cần tích hợp cả các tiếp
cận cá nhân và tiếp cận hệ thơng. Với tiếp cận cá nhân, mơ hình can thiệp cần
nhận điện các nhu cầu và động lực cho việc tạo ra sự thay đôi; cũng như sử
dụng các kỹ thuật can thiệp nhằm tạo ra các thay đôi tích cực trong nhận thức
và củng cơ hành vi tích cực. Đồng thời, mơ hình can thiệp cũng cần nhìn nhậncác cá nhân như những tiểu hệ thống trong hệ thống xã hội rộng lớn hơn, và
các vấn đề cá nhân của họ - bao gồm các chiều cạnh nhận thức, cảm xúc vàhành vi, vừa là sản phẩm của các tương tác va quan hệ xã hội, vừa là yếu tố
tác động tới các hệ thống xã hội gần của họ. Cách tiếp cận hệ thống gợi ý rang
mô hình hỗ trợ cần tiếp cận thân chủ trong bối cảnh xã hội của họ, củng côcác kết nối của họ với môi trường xã hội của họ, đặc biệt là với các hệ thống
<small>xã hội gân gũi của họ như gia đình và cơng việc.</small>
<small>13</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Điều trị nghiện ma túy nói chung đặc biệt là điều trị cho những người sửdụng ma tuý tổng hợp dạng ATS là một thách thức rất lớn, trong khi thế giớivẫn chưa có thuốc điều trị cho những người lệ thuộc vào ma tuý tổng hop
ATS. Việc thử nghiệm mơ hình can thiệp để tìm ra một phương pháp điều trị
phủ hợp với bối cảnh của Việt Nam khi mà nguồn lực tài trợ của nước ngồi
giảm, kinh phí và nhân lực trong điều trị nghiện đều giảm điều này đặc biệt cóý nghĩa khi mà số người sử dụng ATS ở ngoài cộng đồng ngày một gia tăng.
<small>Nghiên cứu đã chỉ ra tính khả thi của việc ứng dụng mơ hình Matrix trong</small>
điều trị cho những người sử dụng ma tuý tổng hợp dạng ATS một cách rộng
rãi không chỉ trong các cơ sở methadone mà cịn ứng dụng ngồi cộng đồng.Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức và khó khăn khi triển khai rộng rãi
mơ hình matrix trong điều trị cho những người lệ thuộc ma tuý tổng hợp ATS.Từ những bằng chứng thực tiễn, nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải cóthêm nhiều những nghiên cứu sâu về lĩnh vực này nhằm xây dựng một mơhình điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân methadone có sử dụng ATS nói
<small>chung và cho những người không phải bệnh nhân methadone nhưng vẫn sử</small>
<small>dụng ATS nói riêng.</small>
3. Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng mô hình Matrix trong điều trị bệnh nhân methadone có sử
dụng ATS tại thành phố Hồ Chí Minh</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">
<small>người sử dụng ATS nói riêng.</small>
<small>4.2. Nhiệm vụ</small>
- Rà sốt các nghiên cứu đi trước về việc ứng dụng mô hình Matrix cho
bệnh nhân methadone nói chung và các phương pháp hé trợ cai nghiện đang<small>ứng dụng tại Việt Nam nói riêng</small>
- Triển khai nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trên 2
nhóm bệnh nhân Methadone dé đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng mơ hìnhMatrix trong điều trị bệnh nhân methadone có sử dụng ATS
- Đề xuất một số giải pháp đề có thê triển khai ứng dụng mơ hình Matrixhỗ trợ trong q trình điều trị của bệnh nhân methadone có sử dụng ATS tại
<small>Việt Nam.</small>
<small>5. Cau hỏi nghiên cứu</small>
<small>- Thực trạng bệnh nhân methadone có sử dụng ma tuý đá ở quận 4, quận</small>
8 hiện nay như thế nao?
- Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại quận 4,quận 8 hiện nay như thé nao?
<small>- Can thiệp theo mơ hình nhóm Matrix có giảm tỷ lệ sử dụng ATS trong nhóm</small>
<small>bệnh nhân methadone và có đáp ứng được mong đợi của bệnh nhân hay không?</small>
<small>15</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc ứng dụng Matrix giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị Methadone tốt hơn
- Việc ứng dụng Matrix giúp bệnh nhân hạn chế dùng ma tuý tổng hopdạng (ATS) tốt hơn
- Việc ứng dụng Matrix giúp bệnh nhân có cảm nhận cuộc sống tích
<small>cực hơn</small>
<small>- Việc ứng dụng Matrix giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng căng</small>
thang/tram cảm
<small>- Việc ứng dung Matrix giúp bệnh nhân Methadone giảm các hành vi</small>
tình duc rủi ro tốt hơn7. Bố cục của Luận án
- Phần mở đầu
- Phần nội dung chính: gồm 3 chương
- Chương 1: Tổng quan van đề nghiên cứu
- _ Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Ứng dụng mô hình Matrix trong điều trị bệnh nhân
<small>methadone có sử dụng ATS</small>
- Két luận và khuyến nghị
<small>16</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">
<small>CHƯƠNG 1</small>
TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU
Trong những năm vừa qua đã có một số những cơng trình nghiên cứuliên quan đến chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằngthuốc thay thế methadone, đến tình hình sử dụng ATS nói chung và việc sửdụng ATS của bệnh nhân đang điều trị methadone nói riêng, cũng như các
biện pháp tâm lý xã hội trong việc ứng dụng mơ hình Matrix trong điều trị
bệnh nhân methadone trên thế giới và Việt Nam. Trong đó phải ké tới những
nghiên cứu liên quan đến những lĩnh vực sau:
1.1. Thực trạng cai nghiện và các thách thức đối với công tác cai nghiện
ma tuý tổng hợp ATS
1.1.1. Thực trạng sử dụng ma tuy tong hop ATS
Theo Co quan Phòng, chống tội phạm va ma túy của Liên hop quốc
(UNODC), vấn đề lạm dụng chất gây nghiện và hệ quả của chúng đang diễnbiến ngày càng phức tạp, đặc biệt là các chất dạng thuốc phiện. Số người sử
dụng chất kích thích dạng Amphetamine (ATS), chất hướng thần, gây ảo giác
đang gia tăng mạnh, đặc biệt tại khu vực Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Năm2017, ước tính có khoảng 271 triệu người trên toàn thế giới trong độ tuổi từ
15 đến 64 có sử dụng ma túy, tương ứng với khoảng 5,5% dân số tồn cầu.Có thé hiểu rằng trong độ ti 15 - 64, cứ 18 người thì sẽ có một người đãtừng sử dụng các chất gây nghiện [3, 70]. Theo WHO, ước tính có khoảng 0,5
triệu trường hợp tử vong là do sử dụng ma túy. Hơn 70% số ca tử vong này cóliên quan đến opioid, với hơn 30% số ca tử vong đó là do sử dụng quá liều.Trong năm 2017, có khoảng 115.000 người đã chết vì sử dụng q liều opioidtrên tồn thế giới [29].
Trong khu vực Đông Nam Á, việc sử dụng thuốc phiện và chất kíchthích dạng amphetamine (ATS) như methamphetamine tiếp tục là một vấn đề
<small>17</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">
lớn. Theo Hội nghị phịng, chống kiểm sốt ma túy các nước tiểu vùng sơngMekong năm 2017 đã ghi nhận Trung Quốc có hơn 3 triệu người nghiện, trong
<small>đó trên 60% có sử dung ATS; Thái Lan có hon 500.000 người nghiện, trong đó</small>
<small>94% có sử dụng ATS; Lào có khoảng 70.000 người nghiện, trong đó trên 80%có sử dụng ATS; Campuchia có hơn 16.000 người nghiện, trong đó trên 90%có sử dung ATS; tại Phi-lip-pin 100% người nghiện sử dung ATS [3].</small>
Các chất kích thích dạng amphetamine (ATS) là các chất thuộc nhóm
thuốc kích thích, chúng kích thích hoặc tăng tốc hệ thần kinh và tạo ra các
<small>hiệu ứng tương tự như adrenaline. Methamphetamine va amphetamine hiện là</small>
các dạng chính của ATS có sẵn trên tồn thế giới và là các chất kích thích
tổng hợp tiêu thụ rộng rãi nhất. Khơng giống như cocaine, một chất kích thích
có nguồn gốc từ cây coca tự nhiên, ATS ban đầu được tông hợp từ ephedrine
vào năm 1919 và là các chất thử nghiệm hợp pháp được sử dụng trong y tế
như một chất kích thích và tăng cường hiệu suất cho quân đội trong thế chiến
thứ hai. Sau đó, chúng được quy định rộng rãi để kiểm soát cân nặng và điều
trị các rối loạn thiếu tập trung. Tuy nhiên, ké từ những năm 1970 các chất
kích thích dang amphetamine được sản xuất trong các phịng thí nghiệm bí
<small>mật và ngày càng được sử dụng như các loại ma túy. Do khả năng lạm dụng</small>
cao, các chất dạng amphetamine đã được kiểm soát theo Bảng II của Côngước năm 1971 về các chất hướng tâm than [88].
Methamphetamine gây ra rối loạn cảm xúc và cảm xúc lo âu trong thời
kỳ quá liều và thời kỳ cai. Rối loạn cảm xúc tăng từ lo lắng vừa phải đến triệu
chứng nặng phù hợp với tiêu chuân chân đoán rối loạn tâm thần. Nghiên cứubệnh nhân sử dụng methamphetamine cho thấy hầu hết bệnh nhân có triệuchứng trầm cảm va lo âu (48-58%) và một số lớn chỉ có triệu chứng tram cảm
(38-40%) hoặc chỉ có lo âu (26,2%). Phân loại lo âu thường gặp nhất là rối
loạn lo âu toàn thể (12,3%), rỗi loạn lo âu xã hội (8,5%), rỗi loạn căng thăng
sau chan thương (5,8%), cơn hoảng sợ (2,6%) và chứng sợ không gian rộng
<small>18</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">
(2,6%). Một số người nghiện có biểu hiện triệu chứng loạn thần (28-36,8%),bao gồm hoang tưởng bị truy hại (77,4%), và ảo thính (44,6%) và các triệuchứng âm tính khác (21,4%). Khi dùng phối hợp với chất dang thuốc phiện,methamphetamine có thé tăng ý tưởng hoặc kế hoạch tự sát lên 2-11% [10].
Thực trạng sử dung ATS trên thé giới
ATS là loại thuốc gây nghiện bat hợp pháp được sử dụng nhiều thứ hai
trên thé giới [3], việc sử dụng chúng đang lan truyền nhanh chóng ở các nhóm
khu vực và dân cư khác nhau. Làn sóng gia tăng này đang là gánh nặng y tếcông cộng đối với nhiều quốc gia, trực tiếp đe dọa các nỗ lực toàn cầu nhằmngăn chặn tác hại của các loại ma túy bất hợp pháp. Mặc dù sử dụng ATS ảnhhưởng nhiều đến sức khỏe và gây nên nhiều các vấn đề về xã hội, tuy nhiên số
lượng người dùng ATS vẫn đang tăng nhanh. Theo báo cáo của UNODC, năm
2010 ước tính có 20,7 triệu người đã sử dụng ATS [93] và con số này đã tăng lên
gần 37 triệu người trong năm 2017 [94]. Đến năm 2019, theo ước tính của
UNODC, tồn thế giới có khoảng 0,55 % dân số có sử dụng các chất gây nghiện
<small>dạng amphetamine tương đương với khoảng trên 42 triệu người [92].</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">
Nguyên nhân được cho là do có sự xuất hiện phổ biến của các loại ma
túy tổng hợp như methamphetamine/ amphetamine và MDMA đã thay thế cácloại thuốc truyền thống như cocain, heroin, thuốc phiện và cần sa, chính vì
<small>tính đa dạng và sẵn có của ATS trên thị trường hơn nữa giá cả lại phải chăng</small>
nên có thể thu hút nhiều người dùng hơn các loại thuốc khác. Theo mộtnghiên cứu năm 2016 được thực hiện tại Úc, thuốc lắc được báo cáo là dễ
dàng mua được với trung bình 25 AUD mỗi viên và 200 AUD mỗi gram
MDMA tinh thé, có đến 84% số người được khảo sát cho rằng việc tìm kiếm
các loại thuốc kích thích methamphetamine trên thị trường là dé dang [82].Về phía người sử dụng, ma túy tổng hợp có thé giúp họ cảm thấy tốt hontrong việc kết nỗi mọi người nhất là tại các địa điểm mang tính xã hội cao như
các quán bar, quán rượu, câu lạc bộ đêm, lễ hội âm nhạc...[98] Chính vì vậy,
đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gia tăng sốlượng người nghiện chất mới.
Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng, khơng thể kiểm sốt của ma túy
tổng hợp và người dùng mới đã thay đổi mạng lưới kinh doanh ma túy và tội
phạm truyền thống. Những người dùng ma túy mới tham gia vào các chuỗisản xuất, buôn bán và phân phối các loại thuốc bất hợp pháp ngày càng nhiều.Gần đây, sự xuất hiện của các loại chất detox (sử dụng sau khi sử dụng ma
túy tong hợp) làm bat hoạt các loại test xét nghiệm khiến cho việc tìm kiếmbăng chứng về người sử dụng ma túy trở nên khó khăn hơn. Do vậy, dường
như sự cắm đoán và thắt chặt luật pháp càng làm cho thị trường ma túy pháttriển và biến đổi tinh vi hơn [1].
Về sử dụng đa chất trên các đối tượng có hành vi lạm dụng ATS, nhiềunghiên cứu đã chỉ ra rằng những người này hầu hết đều dùng kèm theo cácchất khác nhau [39, 53, 57, 62, 84, 97]. Có tới một phần ba thậm chí lên đến
<small>một nửa sô người sử dung chat (chủ yêu là cocaine hoặc heroin) báo cáo họ</small>
<small>20</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">
sử dụng nhiều hơn một loại chất trong đó có methamphetamine [53]. Một
nghiên cứu trên 1000 người tới vũ trường trong độ tuổi 18 - 40 tại New York
cho thay có 19,2% người sử dung da chất mức cao, trong đó 12,8% sử dụngđa chất bao gồm các chất dạng Amphetamine. Về đối tượng sử dụng, việc sử
dung ATS cũng ngày càng phổ biến ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
<small>(MSM), phụ nữ bán dâm (FSW) và người TCMT. Tại các nước có thu nhậpcao như Mỹ và Anh, tỷ lệ hiện sử dung amphetamine trong 12 tháng ở nhóm</small>
MSM là từ 7,2 đến 18,8% [101] và sử dụng estasy trong khoảng 18,5 đến
36,7% [102]. Ở khu vực Châu Á, một nghiên cứu trực tuyến về sử dụng ma
túy trong nhóm MSM tại 12 quốc gia năm 2010 cho thấy tỷ lệ sử dụng chatATS trong suốt thời gian sáu tháng của các đối tượng là 16,7%, phô biến nhất
là thuốc lắc (8,1%) [86]. Sử dụng ATS cũng được báo cáo trong nhóm phụ nữ
<small>bán dâm. Tại Myanmar, theo nghiên cứu có tới 34 % nhóm FSW báo cáo có</small>
sử dụng chất, trong đó 87.5% báo cáo sử dụng amphetamine [55]. Tại
pu-chia, tỷ lệ sử dụng ATS cao ở trong nhóm nữ giới làm nghề tự do (35,6%)
và ở nhà thổ (34,8%) so với phụ nữ làm việc trong các cơ sở giải trí (17,7%)
hoặc nhiều nơi (14.8%) [48].
<small>Cam-Thực trạng sử dung ATS tại Việt Nam</small>
Tại Việt Nam, tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 235.000 người
nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó, số người nghiện ma túy tông hợp tiếp tụcgia tăng, theo số liệu báo cáo từ 21 địa phương có thống kê, số người sử dụngma túy tông hợp là 15.447 người (chiếm 46% số người sử dụng ma túy). Đặc
biệt, có một số địa phương có tỷ lệ trên 80% như Tra Vinh 90,7%; Da Nẵng86%; Quang Tri 84%... Số người mới sử dụng ma túy bị phát hiện chủ yếu sử
dụng ma túy tông hợp và các chất hướng thần. Loại ma túy tổng hợp được sửdụng phô biến là Methamphetamine, Ecstasy, Ketamine với các tên long như:
đá, thuốc lắc, viên nữ hoàng, ngọc điên, yaba [10]. Đáng báo động việc sử
dụng ma tuý tổng hợp và các chất hướng thần gây rối loạn tâm thần “ngáo đá”dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật gây bức xúc, lo lắng cho người dân.
<small>21</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Da
Nẵng, Vũ Thị Thu Nga và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá thực
trạng sử dung ma túy ở một sơ nhóm nguy cơ cao vào năm 2010. Kết qua chothay hai loại ATS phổ biến nhất đó là thuốc lắc và methamphetamine. Trong
đó, thuốc lắc là loại ATS phổ biến ở cả 3 thành phó, cao nhất là ở thành phó
Hồ Chí Minh với gần 80% đối tượng nghiên cứu báo cáo có sử dụng loại ATS
này. Ngồi ra, Methamphetamine cũng là loại ATS sử dụng phổ biến ở Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh (61.0% va 87.12%). Về người sử dụng, hon
2/3 đối tượng nghiên cứu ở tất cả các nhóm sử dụng thuốc lắc, cao nhất ở
nhóm MSM và thanh niên hay đi bar (81.78% va 85.71%); và từ gần 60% tới
80% đối tượng thuộc các nhóm khác nhau sử dụng methamphetamin, cao nhất
ở nhóm nam sử dung heroin (80%). Hồng phiến sử dụng cao nhất ở nhóm
nam sử dụng heroin (28.78%). Ngồi ra, thuốc lắc và hồng phiến được sử
<small>dụng rộng rãi cả ở nhóm nam sử dụng heroin, MSM và nữ mại dâm (trên</small>
50%). Ngồi ra hồng phiến cũng phổ biến ở nhóm nam sử dung heroin (58%).
Hồng phiến được sử dụng ít hơn với tỷ lệ sử dụng ở các nhóm dao động trên
<small>dưới 30% [10].</small>
Đến năm 2018, nghiên cứu “Thực trạng sử dụng ma túy tổng hợp dạngamphetamine (ATS) và tiềm năng triển khai can thiệp trên bệnh nhân điều trị
methadone tại Hà Nội năm 2018” của tác giả Lê Minh Giang đã chỉ ra rằngtrong tong số 428 bệnh nhân điều trị MMT tham gia điều tra, tỷ lệ đối tượng
có kết quả xét nghiệm nước tiêu dương tính với ATS (Methamphetamine vàthuốc lắc) trong 7 ngày qua ở mức cao (18.6%). Tuy nhiên, đối tượng có mứcđộ phụ thuộc amphetamine và chất gây ảo giác chủ yếu ở mức nguy cơ thấp.Hơn một nửa số đối tượng tham gia điều tra có kết quả xét nghiệm dương tínhvới amphetamine và thuốc lắc. Khi được hỏi về tiền sử sử dụng chất gâynghiện, hầu hết tất cả đối tượng từng sử dung heroin và 1/3 đối tượng có sử
<small>22</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">
<small>dụng trong 30 ngày qua và 27% tiêm chích heroin trong 3 thang qua. Tỷ lệ</small>
đối tượng từng sử dụng rượu và gặp các triệu chứng liên quan đến việc sử
dụng rượu ở mức cao. Liên quan đến tình trạng sử dụng ATS, hầu hết tất cả
đối tượng từng sử dụng ma túy đá, và tỷ lệ sử dụng chất này trong 90 ngày
qua chiếm ty lỆ cao nhất. Bên cạnh sử dụng ma túy đá, việc sử dụng ke, thuốc
lắc, cần sa và amphetamin rất phổ biến trong nhóm bệnh nhân đang điều trịMMT. Nghiên cứu đã đánh giá động lực tham gia điều trị và các yếu tô liên
quan trên bệnh nhân tham gia điều trị MMT tại Hà Nội. Bệnh nhân có mức độtự tin thấp trong việc không sử dụng ATS, đặc biệt với các u tơ xuất phát từbên ngồi như nhìn thấy người khác sử dụng, được mời sử dụng... và các yêu
tố trong các tinh huống tiêu cực như buồn chan, ức chế... Các yếu tố tương
quan nghịch đến động lực tham gia điều trị bao gồm: tudi, và sống củng aitrong khi các yếu tố khác liên quan trình độ học vấn, mức độ phụ thuộc
amphetamine, ma túy gây ảo giác, điều trị HIV, nhận thức và thái độ hướng
tới điều trị là những yếu tố thúc đây đối tượng tham gia điều trị ATS [15, 22].
Trong bối cảnh việc xử lý các hành vi sử dụng trái phép các chất matúy, amphetamine là chưa đủ sức răn đe, việc lập hồ sơ đưa người nghiện vào
các trung tâm cai nghiện cịn nhiều khó khăn nên cần có các can thiệp dựa
trên bằng chứng một cách kịp thời, đúng đắn để có thể hạn chế số lượng
người bị lệ thuộc vào các chất gây nghiện, đặc biệt là các chất gây nghiện ma
t tơng hợp dạng amphetamine, qua đó giảm tối đa các trường hợp đặc biệtgây hậu quả nghiêm trọng như các trường hợp kề trên.
Tại Việt Nam, theo báo cáo tại Hội nghị đánh giá cơng tác phịng chốngAIDS, ma túy, mại dâm tháng 9/2012, tình hình sử dụng ma túy phơ biến hơn
cả trong nhóm trẻ, từ 16-30 tuổi, chiếm 66%. Trong đó, heroin vẫn là chấtđược sử dụng chủ yếu, chiếm 84,7%, ma túy tổng hợp 6,5%, thuốc phiện6,4%, cần sa 1,6%, tân dược gây nghiện 0,3%, các loại khác 0,5% [29]. Đến
<small>23</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">
tháng 11 năm 2019, theo số liệu của Bộ Công An, cả nước có 235.314 ngườinghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10.624 người so với năm 2018 (224.690người). Độ tuổi chủ yếu của người nghiện chủ yếu là trên 16 tuổi (chiếm99%). Trong đó: Nam chiếm 96%, nữ chiếm 4%. Tình trạng sử dụng ma túytổng hợp (ATS) chiếm khoảng 60-70% trong số người nghiện (ở các tỉnh
miền Trung va mién Nam ty lệ này lên đến 70-85%) [26].
1.1.2. Thực trạng VỀ các phương pháp can thiệp cho người sử dụng ma tHý
tong hợp ATS tại Việt Nam hiện nay
Ngày 03/6/2008, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung LuậtPhịng, chống ma túy, theo đó khuyến khích các tô chức, cá nhân tham giacai nghiện và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy; khuyến
<small>khích tự khai báo tình trạng nghiện và đăng ký đi cai nghiện tự nguyện; đa</small>
dạng hóa các hình thức cai nghiện (tại gia đình, tại cộng đồng, tại CƠ SỞ
công lập, tại cơ sở dân lập) với hai biện pháp tự nguyện và bắt buộc; cainghiện bắt buộc tại cơ sở công lập từ 12 đến 24 tháng, cai nghiện tại cộng
đồng từ 6 đến 12 tháng [23].
Trước năm 2015, cả nước có tơng số 145 cơ sở cai nghiện ma túy (123cơ sở công lập và 22 cơ sở dân lập). Đến tháng 2018, số lượng cơ sở cainghiện giảm cịn 120 trong đó: 18 cơ sở cơng lập chuyển đổi sang thực hiệnchức năng khác (15%), 07 cơ sở cai nghiện dân lập ngừng hoạt động. Đến
<small>tháng 4 năm 2020, cả nước có 95 cơ sở cai nghiện ma túy công lập và 16 coSở cai nghiện ma tuý tự nguyện</small>
<small>Với cơ sở cai nghiện công lập, đây là các cơ sở có nhiệm vụ thực hiện</small>
các chức năng sau: 06 cơ sở chỉ có chức năng cai nghiện bắt buộc. (Hà Nội:03 cơ sở; Thành phố Hồ Chi Minh: 03 cơ sở); 79 cơ sở cai nghiện tông hợp(cai bắt buộc, cai tự nguyện, điều trị thay thế, quản lý người nghiện khơng cónơi cư trú ôn định); 18 cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện và methadone;
<small>24</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">
02 cơ sở tiếp nhận người nghiện ma túy khơng có nơi cư trú ôn định (cơ sở xã
hội), một số cơ sở mới chuyển đôi chức năng, chưa đổi tên theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ. Tính đến tháng 9 năm 2018, tổng số người đang đượcđiều trị cai nghiện tại các cơ sở công lập là 34.620 học viên, tăng 6% so với
cuối năm 2017, trong đó: Cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án
<small>25.080 học viên; Cai nghiện tự nguyện tai cơ sở công lập 5.137 học viên; cai</small>
<small>nghiện tai cơ sở tư nhân: 3.680 học viên; Quan lý sau cai tai cơ sở cai nghiện:412 học viên; quản lý tại cơ sở xã hội: 1.178 học viên [3].</small>
Với các cơ sở dân lập, Chính Phủ đã cấp, cấp lại giấy phép cho 22 cơ
<small>Sở cai nghiện ma túy dân lập, trong đó 05 cơ sở đã ngừng hoạt động, 04 cơ sở</small>
hoạt động kém hiệu quả, số lượng học viên ít (20-60 người/năm), 13 cơ sở
đang hoạt động tương đối hiệu quả. Tổng cộng trong hơn 15 năm đã tổ chức
cai nghiện cho khoảng 45.000 lượt người, chiếm khoảng 45% số người cai
<small>nghiện ma túy tự nguyện (45.000 lượt ngườ1/100.000 lượt người), trung bình</small>
hàng năm tơ chức điều trị, cai nghiện ma túy cho khoảng 3.000 lượt người,
với thời gian cai nghiện từ 15 ngày đến 2 năm, trong đó chủ yếu là cai nghiện
từ 15 ngày đến 1 tháng [3].
Về trình tự, thủ tục và chế độ cai nghiện đối với người nghiện bị đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người nghiện tự nguyện xin vào cơ sở cainghiện đã được quy định trong Nghị định số 34/2002/NĐ-CP của Chính Phủ.Qua đó, để đưa người bị nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cần phải trảiqua trình tự bao gồm: 07 bước. Trong thời han 03 ngày, ké từ ngày nhận đượcquyết định, cơ quan cơng an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp
hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc [13].
Còn với người tự nguyện xin vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cácbước về trình tự hồ sơ có phần ngắn hơn khi chỉ phải chuẩn bị hồ sơ tự
nguyện xin cai nghiện bao gồm: (1). Don xin vào cơ sở cai nghiện của cá
<small>nhân hoặc gia đình người tự nguyện cai nghiện, có xác nhận của Ủy ban nhân</small>
<small>25</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">
dân cấp xã nơi cư trú (Đối với người nghiện dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý
của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp); (2). Bản sao giấy chứng minh
nhân dân hoặc số hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn (kèm theo
bản chính để đối chiếu); (3). Bản cam kết cai nghiện của người tự nguyện
hoặc người đại diện hợp pháp với cơ sở cai nghiện. Sau khi hồ sơ được nộp
cho người đứng đầu cơ sở cai nghiện cần chờ nhiều nhất là khoảng 7 ngày déngười đứng dau co sở cai nghiện bắt buộc xem xét hồ sơ và căn cứ vào khanăng của cơ sở ra quyết định tiếp nhận.
Ngoài ra, nếu người nghiện ma túy chưa đủ tuổi thành niên, khi đượcđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ được bố trí khu vực riêng, được chiathành đội, lớp, được sắp xếp chỗ ở tập thé phù hợp với độ tuổi, giới tính, trìnhđộ văn hố, tính chất và mức độ nghiện cùng với đó là việc bơ túc trình độvăn hóa. Nếu đối tượng chưa phé cập giáo dục tiêu học thì phải học văn hốtheo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với những người
nghiện có trình độ khác thì tùy vào khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở cai
nghiện có thể tổ chức học tập văn hoá theo quy định [23].
Cai nghiện ma tuy va ma tuy tong hop ATS tai cong dong
Giai đoạn 2011 - 2018, cả nước tô chức cai nghiện tự nguyện tai giađình, cộng đồng cho 51.962 lượt người (chiếm 27,38% tổng số người đượccai nghiện theo các hình thức); dạy nghề cho 2.677 và hỗ trợ tạo việc làm cho
1.762 lượt người, đây chủ yếu là các cơng việc u cầu kỹ thuật khơng q
cao, có thể làm trong các cơ sở sản xuất tư nhân và gia đình. Tại các xãphường, đến nay có 2.719 xã, phường, thị trấn thuộc 20 tỉnh, thành phố đãthành lập. Tổ cơng tác cai nghiện ma túy, có 2.929 Đội cơng tác xã hội tìnhnguyện và 18.035 tình nguyện các xã, phường, thị trấn thuộc 37 tỉnh, thànhphố để giúp đỡ, hỗ trợ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện học nghề,
<small>vay vôn, tạo việc làm ôn định cuộc sơng hồ nhập cộng đơng một cách bên</small>
<small>26</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">
vững. Các tỉnh, thành phố hoạt động tốt có thể ké đến như thành phố HaiPhòng, thành phố Hồ Chí Minh, tinh Ninh Binh, tỉnh Đồng Nai... Các hìnhthức cai nghiện được triển khai phù hợp với điều kiện của địa phương, một sốtỉnh, thành phố có cách làm sáng tạo, đầu tư các nguồn lực làm tốt cai nghiệntại gia đình, cộng đồng (như: Hà Nội, Nam Định, Lào Cai...) [3]. Theo Đề án
đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số2596/QD - TTg ngày 27/12/2013), các tỉnh, thành phố đã phát triển các điểmtư van, điểm vệ tinh tại cộng đồng đề tư vấn, hỗ trợ người nghiện (như KhánhHịa, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu...). Cơng tác hỗ trợ vốn vay theo Quyếtđịnh số 29/2014/QĐ-TTg đối với người nhiễm HIV, người sau cai nghiện matúy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,người bán dâm hoàn lương đã được triển khai tại 15 tỉnh, thành phó, đã giải
ngân cho 504 cá nhân, hộ gia đình vay vốn với tơng số vốn là 12,883 tỷ đồng.
Trong đó, số khách hàng vay vốn chủ yếu là hộ gia đình người sau cai nghiện
ma túy 246/504 hồ sơ (48,8%), tiếp đến là hộ cá nhân, hộ gia đình người điềutrị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thé 153/504 (30,3%); cá
<small>nhân, hộ gia đình người nghiện nhiễm HIV 84/504 (16,7%), gia đình người</small>
bán dâm hoàn lương vay vốn là 21/504 (4,2%) [3].
Trong các phương pháp cai nghiện tại cộng đồng, cai nghiện đối với
người lạm dụng ma tuý hiện nay phổ biến là sử dụng thuốc thay thé dé điều
<small>trị. Phương pháp nay có tác dụng làm giảm các triệu chứng của hội chứng cai,</small>
giảm thèm nhớ và giảm sử dụng chất dạng thuốc phiện (CDTP) bắt hợp pháp,
ngăn chặn cảm giác "phê" nếu vẫn tiếp tục sử dụng CDTP chính vì vậy làm
giảm đáng kế việc sử dụng CDTP. Ngoài ra, tác dụng trên cũng góp phanngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máukhác, giảm nguy cơx tử vong do sốc quá liều, giảm các hành vi phạm pháp.Giúp cho người bệnh có sức khỏe tốt hơn, tăng khả năng có việc làm, chịu
<small>27</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">
trách nhiệm bản thân. Cuối cùng là đảm nhiệm các trách nhiệm với xã hội,đóng góp cho cộng đồng [7]. Hiện nay, loại thuốc được sử dụng phổ biến choviệc điều trị nghiện CDTP đó là methadone.
Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng được lý tương tự nhưcác CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trungương và khơng gây khối cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trungbình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ dé không xuấthiện hội chứng cai. methadone có độ dung nạp 6n định nên ít phải tăng liềukhi điều trị lâu dài [5]. Có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn củathuốc như táo bón, khơ miệng và tăng tiết mồ hơi [51]. Tuy nhiên hầu hếtnhững người nghiện CDTP báo cáo răng không gặp nhiều tác dụng khôngmong muốn, chỉ một số ít có xuất hiện tình trạng táo bón, rỗi loạn chức năngtình dục, tăng tiết m6 hơi trong q trình điều trị [5]. Mặc dù điều trịmethadone có hiệu quả tốt với người bệnh trong việc giảm sử dụng chất dạngthuốc phiện và lây nhiễm HIV, tuy nhiên số lượng bệnh nhân tham gia điều trịmethadone vẫn còn hạn chế do còn gặp nhiều trở ngại [43, 44, 63].
Trong những năm gần đây, điều trị lạm dụng chất gây nghiện đã trởthành ưu tiên của chính phủ Việt Nam. Từ năm 2008, methadone đã bắtđầu được đưa vào sử dụng dé điều trị nghiện chất, đến nay đã và đang điều
trị cho trên 52.390 bệnh nhân tại 340 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc thay thế MMT, 232 cơ sở cấp phát thuốc tại trạm y
tế xã, phường thuộc 63/63 tỉnh thành [8,9]. Trong đó, bệnh nhân do ngànhy tế điều trị chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm 93,4% trong tổng số bệnh nhân
được điều trị methadone, ngảnh Lao động thương binh và xã hội quản lýchiếm 6,6% và do ngành Công an quản lý (tại Trại giam Phú Sơn 4) chiếm
0,013%. Tính đến nay, trên tồn quốc đã có 02 cơ sở điều trị tư nhân, điều
<small>trị cho 305 bệnh nhân [9].</small>
<small>28</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">
Bảng 1.1: Thông tin về điều trị thay thé nghiện các chất dạng thuốc phiệnbằng thuốc methadone
STT | Nganh/linh vue | Số cơ sở điều trị | Số bệnh nhân | Ty lệ (%)I | Nganh Y tế 284 49.191 93.4%
Điều trị methadone giúp giảm cả tần suất tự báo cáo sử dụng ma túy
(trong số bệnh nhân có sử dụng ma túy, tần suất giảm từ 3.4 lần/ngày xuốngcòn 0.7 lần/ngày) và giảm cả tỷ lệ dương tinh ma túy trong nước tiểu (sau 3
tháng chỉ có 18.1% mẫu nước tiểu dương tinh với ma túy, 11.8% và 14.4% là
<small>sau 6 và 9 tháng) [9, 14, 53].</small>
Ngoài ra, báo cáo của 63/63 tỉnh/TP đều ghi nhận hiệu quả của điều trị
trong việc giảm hành vi sử dụng ma túy của bệnh nhân. Nếu như tỷ lệ giảm sử
dụng ma túy của bệnh nhân sau 02 năm tham gia điều trị của Nghệ An là
<small>29</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">
<small>15,8%, Hải Phịng là 15%, Hịa Bình là 12% thì tỷ lệ này của Hà Nam chỉ còn</small>
5,6% trong khi sau 03 năm tỷ lệ này tại Hà Nội giảm xuống chỉ còn 1,9%...Tần suất sử dụng ma túy của bệnh nhân cũng đã giảm đáng kê: tần suất trung
bình trước điều trị ở các tinh/TP dao động từ 2- 4 lần/ngày, sau điều trị đãgiảm xuống còn 1-2 lần/tháng. Cùng với đó, những bệnh nhân trong chươngtrình đã giảm đáng kể các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tỷ lệ lây nhiễm
HIV. Trước điều trị có tới trên 86,9% số bệnh nhân có hành vi TCMT, thì sau
24 tháng giảm xuống cịn 42,4% trong nhóm bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng
ma túy, nhất là tại Bắc Giang, tỷ lệ này giảm mạnh từ 91% xuống còn 8,9%
sau 6 tháng điều trị; tại Lai Châu, Điện Biên và Yên Bái, kết quả xét nghiệmheroin dương tính với nước tiểu giảm từ 100% khi bắt đầu tham gia điều trị
xuống còn 0,6% sau 12 tháng [9,24].
1.1.3. Các thách thức doi với việc cai nghiện ma tuý
Đến nay, có 32 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện công tác cai nghiện
tại gia đình và cộng đồng cho 6.204 người. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng cơng
tác giáo dục tại một SỐ Xã, phường thị tran của một số tỉnh, thành phố hoạtđộng không hiệu quả, chỉ ban hành quyết định, khơng có tư van, hỗ trợ tâm lý
nên hiệu quả không cao (chỉ quyết định để đủ thành phần hồ sơ để xem xét,
quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc), một phần là do cáctỉnh, thành phố chưa quan tâm quyết liệt, phần khác là do thiếu cơ sở vật chất,
thiếu nhân lực và hạn chế về chun mơn nghiệp vụ. Ngồi lực lượng y bác
<small>sỹ được đào tạo chun mơn sâu, cịn lại chưa được đào tạo bài bản, nên các</small>
hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho người nghiện còn nhiều hạn chế. Hơnnữa, do quy mô nhỏ, lực lượng cán bộ hạn chế nên việc quản lý, chăm sóc
những đối tượng có hành vi gây rối rất khó khăn. Mặt khác, hiện nay người sử
dụng ma túy tổng hợp dạng amphetamine tăng rất nhanh, trong khi các cơ sở
chưa đủ điều kiện tiếp nhận, điều trị cho những trường hợp có biểu hiện loạn
thần. Có thê nói, về mặt tích cực, Với hơn 4.000 lượt người được tiếp nhậncai nghiện hàng năm, bang hon 12% tổng số người được tiếp nhận cai nghiện
<small>30</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">
trong toàn bộ hệ thống cơ sở cai nghiện cả trong và ngồi cơng lập, đã tạo cơ
hội cho những người muốn đi cai nghiện khơng phải lo lắng thủ tục hành
chính phiền phức. Đồng thời, cũng làm giảm chi ngân sách tương đương trên12% tổng chi cho công tác cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy, và góp
phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực gặp
phải khi điều trị nghiện tại cộng đồng đó là hiện nay chưa có cơ chế kiểm soáthợp lý nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ cai
<small>nghiện tự nguyện, trong khi tính tự phát của thị trường và của người dân lại</small>
phát sinh khá phổ biến nên chất lượng dịch vụ cai nghiện chưa đáp ứng được
nhu cau, chưa có được niềm tin của người sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, một sécơ sở cai nghiện tự nguyện dat ở những khu dân cư tập trung gây lo ngại về
trật tự, an tồn xã hội cho chính quyền và người dân địa phương [4].
<small>Nhìn chung, cơng tác cai nghiện đã và đang được thực hiện một cách</small>
khá tích cực, số lượng người đang được cai nghiện và dạy nghề là tương đốilớn. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số hạn chế nhất định. Với cơ sở cainghiện tập trung, thứ nhất; đây là cơ quan cần rất nhiều nguồn lực cả về cơ sởvật chất cũng như nhân lực để vận hành, vì vậy với nguồn lực hiện tại củanước ta còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cau cần thiết của người dân.
thứ hai; số lượng người tham gia cai nghiện trên tổng số người nghiện tại
cộng đồng chưa cao, điều này dẫn đến việc vẫn còn rất nhiều trường hợpnghiện và tái nghiện ngoài cộng đồng, gây thách thức cho việc quản lý cũngnhư đảm bảo an ninh trật tự xã hội. thứ ba; về quá trình đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc, do đây là một biện pháp mang tính cưỡng chế nênvẫn cịn nhiều hạn chế về mặt thời gian xét duyệt cũng như thủ tục hànhchính. Đối với cai nghiện tại cộng đồng, mặc dù đây là biện pháp giúp ngườisử dụng ma túy đảm bảo được tính bí mật cũng như giảm thiểu được về vấndé tài chính như khơng phải trả các chi phí về giường bệnh cũng như thăm
<small>31</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">
nuôi, tuy nhiên biện pháp này vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định. Có thékế đến như việc hoạt động không hiệu quả trong công tác giáo dục, quản lýcủa một số xã phường hay việc thiếu kiến thức, hiểu biết của gia đình, ngườihỗ trợ nên đã chưa thật sự phát huy hết hiệu quả của chương trình, đội ngũlàm cơng tác điều trị nghiện tại cộng đồng cịn thiếu về số lượng và yếu vềchun mơn. Vì vậy vẫn cần phải thực hiện thêm nhiều các biện pháp phốihợp khác trong công tác cai nghiện ma tuý để giảm bớt việc lạm dụng cácchất gây nghiện tại cộng đồng trong thời gian tới.
Đây đều là những kết quả rất tích cực, tuy nhiên trong khi triển khai
chương trình tại nước ta vẫn gặp khơng ít những khó khăn, có thé kể tới như:
Thứ nhất, Truyền thơng về điều trị methadone cịn hạn chế, cơng tác
tun truyền về lợi ích của điều trị methadone đến người nghiện và gia đình
họ chưa được thực hiện sâu rộng; nhiều người chưa hiểu rõ lợi ích của điềutrị, thậm chí nhiều nơi cịn có thơng tin trái chiều về chương trình methadone.
Quan điểm, nhận thức của cấp ủy, chính quyên, các ngành và đoàn thể cáccấp và của cộng đồng về chương trình cịn chưa thống nhất; cấp ủy, chínhquyền ở nhiều tổ, bản, tiêu khu có người nghiện mới, người tái nghiện chưa
chủ động động viên, khuyến khích người nghiện tham gia vào điều trị
Thứ hai, trong việc duy trì điều trị methadone, vì đây là liệu pháp điều
trị lâu đài (thậm chí đến hết đời) nên đã có một số lượng tương đối lớn bệnh
nhân đã bỏ trị. Ngoài ra, việc bệnh nhân bắt buộc hằng ngày phải đến cơ sở
điều trị để sử dụng thuốc chính là một trong những rào cản lớn đối với việc
tiếp cận và duy trì điều trị của bệnh nhân, nhất là những người sinh sống xa
cơ sở điều trị và có điều kiện đi lại khó khăxn như các khu vực miền núi,
<small>vùng sâu, vùng xa và các trường hợp đi làm ăn xa.</small>
Thứ ba đó là việc thu phí điều trị methadone, theo kết quả một SỐ
nghiên cứu cũng như báo cáo của một số địa phương cho thấy, thu phí cũng là
<small>32</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">
một trong những nguyên nhân dẫn đến bỏ trị của bệnh nhân vì làm tăng chỉphi, nhat 1a trong bénh nhan tai khu vuc mién nui, vung sâu, vung xa như ở
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An...da phan là người nghèo và dân tộc itngười điều kiện sống khó khăn [9, 38].
1.2. Mơ hình Matrix và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị nghiện
<small>1.2.1. Lịch sử hình thành</small>
Mơ hình Matrix đối với việc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân nghiện
chất được phát triển từ những năm 1980 khi làn sóng đầu tiên của nhữngngười lạm dụng Cocain bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ. Theo đó, một nhómchuyên gia tại Nam California đã phát triển một giao thức tâm lý xã hội cócau trúc và bắt đầu đánh giá giá trị của nó trong việc điều trị những người lạm
dụng Cocain. Ban đầu mơ hình này được gọi là mơ hình hành vi thần kinh,
sau đó tên của mơ hình được thay đổi thành Matrix dé tương ứng với tên của
tổ chức chịu trách nhiệm về công việc này [33,59,68]. Khi thiết kế chương
trình này, nhóm tác giả muốn tạo ra một mơ hình có thể đáp ứng nhu cầu củabệnh nhân nghiện chất bằng việc xây dựng một giao thức có thê được đánh
giá một cách dễ dàng và tích hợp các phương pháp can thiệp tâm lý-xã hội
<small>được đánh giá là có hiệu quả [33,34].</small>
Mục tiêu của chương trình Matrix là cung cấp một khuôn khổ hỗ trợ
tâm lý — xã hội áp dung cho những đối tượng lạm dụng ATS dé giúp họ có théngưng sử dụng ma tuý, duy trì được điều nay trong quá trình điều trị 12 tháng.Chương trình được cấu thành từ nhiều hợp phan, bao gồm việc giúp ngườinghiện và gia đình của họ hiểu các vấn đề thực tế đối với nghiện và tái
<small>nghiện, giúp cho người nghiện nhận được sự hướng dẫn của một nhà trị liệu</small>
có chun mơn, kết nối họ với với các chương trình tự lực; giám sát liên tục
bang xét nghiệm nước tiêu. Bên cạnh đó, chương trình cũng tổ chức giáo dục
<small>nhóm cho các thành viên trong gia đình bi ảnh hưởng bởi chứng nghiện.</small>
<small>33</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">
1.2.2. Cầu trúc của mơ hình matrix
Mơ hình Matrix bao gồm các cau phan: (1) hoạt động nhóm, trong đó 1chuyên gia (thường là nhân viên CTXH sẽ làm nhiệm vụ điều phối, tổ chức vàđiều hành sinh hoạt nhóm, (2) Tham vấn cá nhân giữa nhân viên CTXH vàthân chủ (người đang cai nghiện ma tuý), (3) Các đánh giá nhằm quan sát sự
thay đổi của thân chủ, cụ thé trong phiên bản ứng dung này chúng tôi sử dungmơ hình 16 tuần với các thành tố sau:
Thứ nhất “Giáo dục nhóm” kéo đài 16 tuần được trình bày cho bệnhnhân và gia đình của họ trong mơi trường lớp học. Thành phần giáo dục baogồm các chủ đề của chương trình như sau:
(a) Sinh học của chứng nghiện, mô tả các khái niệm như chất dẫntruyền thần kinh, cau trúc và chức năng của não, và khả năng dung nạp ma túy;
(b) Lệ thuộc ma tuý, bao gồm các khái niệm như tín hiệu có điều kiện,
sự tuyệt chủng và sự kiêng khem có điều kiện;
(c) Ảnh hưởng y tế của các chất kích thích lên tim, phối, hệ thống sinh
<small>sản và não;</small>
(d) Nghiện và gia đình, mơ tả các mỗi quan hệ bị ảnh hưởng như thé
nảo trong quá trình điều trị và phục hồi. Mười hai chủ đề khác được đề cậptrong tổng số 16 bài giảng.
Thứ hai, đó là “Nhóm dự phịng tái nghiện”, đây là thành phần trungtâm của gói điều trị Matrix. Nhóm này được thành lập có một mục đích cụ thể
cụ thể, cung cấp một mơi trường dé có thé chia sẻ thơng tin về tái nghiện vàphịng chống tái nghiện. Các dấu hiệu sắp tái phát có thé được nhận biết bởi
nhân viên và bệnh nhân. Những bệnh nhân đang hướng tới tái phát có thểđược chuyền hướng, và những bệnh nhân đang trong q trình hồi phục tốt có
thé bị buộc lại. Thiết lập nhóm cho phép bệnh nhân tương trợ lẫn nhau trongcác ràng buộc hướng dẫn của một nhà trị liệu chuyên nghiệp và người đồng
lãnh đạo người nghiện đang phục hồi. Một bộ gồm 40 bài tập phòng chống tái
nghiện đã được phát triển từ các khái niệm được mơ tả trong tài liệu về phịng
<small>chơng tái nghiện và được điêu chỉnh cho những người lạm dụng cocain.</small>
<small>34</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">
Thứ ba, “Các xét nghiệm nước tiêu” được thu thập ngẫu nhiên hàng
tuần. Xét nghiệm nước tiêu dương tính được sử dụng làm điểm thảo luậntrong các buổi trị liệu cá nhân. Chúng cung cấp dấu hiệu cho thấy một số khía
cạnh của kế hoạch điều trị là khơng phù hợp hoặc chưa hồn thiện. Xét
nghiệm nước tiểu khơng được sử dụng cho mục đích trừng phạt hoặc theo dõi
<small>pháp luật.</small>
Lịch trình mẫu cho chương trình Matrix được minh hoạ trong bang
<small>dưới đây</small>
<small>Thời gian biểu của một chương trình Matrix</small>
<small>Điều trị tập trung Chăm sóc tiếp theo</small>
<small>Tuần 1 đến hết tuần Tuần 5 đến hết tuần Tuần 13 đến hết tuần4* 16T 48</small>
<small>Thứ 2 6:00-6:50 chiều Các | 7:00-8:30 Chống tái</small>
<small>kỹ năng phục hồi sớm | nghiện</small>
<small>7:15-8:45 chiềuChống tái nghiện</small>
<small>Thứ 3 12-Bước/mít tinh giúp đỡ lẫn nhau</small>
<small>Thứ 4 7:00-8:30 chiều Giáo | 7:00-8:30 chiều. Giáo | 7:00-8:30 chiều. Hỗ</small>
<small>dục gia đình dục gia đình hoặc trợ xã hội</small>
<small>7:00-8:30 chiều. Hỗ</small>
<small>trợ xã hội</small>
<small>Thứ 5 12-Bước/mít tinh giúp đỡ lẫn nhau</small>
<small>35</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">
<small>Friday 6:00-6:50 chiều. Các | 7:00-8:30 chiều.kỹ năng phục hồi sớm | chống tái nghiện</small>
<small>7:15-8:45 chiều.</small>
<small>chống tái nghiện</small>
<small>Thứ 7 và | 12-Bước/Mít tinh giúp đỡ lấn nhau và các hoạt động phục hồi khác</small>
<small>* Cá nhân/Gia đình tham gia ở tuần 1</small>
<small>+ Cá nhân/Gia đình tham gia tuần 5 hoặc 6 và tuần 16</small>
Như vậy, đứng trước tình hình nghiện chất đang có xu hướng tăng caovà trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội, các phương
pháp can thiệp đã và đang được phát triển với hy vọng hạn chế và loại bỏđược vấn đề này. Với phương pháp điều trị bằng thuốc, ở thời điểm hiện tạichưa phát huy được nhiều tác dụng, tuy nhiên vẫn đang có những bước tiến
mới trong việc nghiên cứu, chế tạo các loại thuốc trong thời gian tới. Còn với
các liệu pháp điều trị tâm ly, đây có thé coi là biện pháp điều trị chủ đạo chongười nghiện đặc biệt với nhóm bệnh nhân lệ thuộc vào các loại ma tuý tong
<small>hop dang amphetamine [37, 61].</small>
Tom lai, mơ hình Matrix đã được chứng minh rằng mang lại những
thành quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những thách thức cho việc áp dụng
chúng trong điều trị lâm sảng thực sự vẫn bị đánh giá thấp, kế cả ở các nước
đang phát triển [46,52,60,85]. Ly do có thé đưa ra cho việc này là:
Thứ nhất: Trị liệu có thể được thực hiện thành cơng tuy nhiên thật khóđể đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng chúng ở những bệnh nhân lạm dụng
<small>thuôc với các vân đê vé não và tâm thân phức tap.</small>
<small>36</small>
</div>