Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.93 KB, 162 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài</b>
Nơng nghiệp là một trong những ngành có tỷ lệ phát thải lớn nhất, làmtrầm trọng hơn tình trạng biến đối khí hậu và ơ nhiễm mơi trường trên toànthế giới. Để hạn chế các tác động tiêu cực đó, các quốc gia đã và đang lựachọn phát triển nông nghiệp sinh thái (NNST) - xu thế sản xuất nông nghiệptiến bộ, trách nhiệm, nhân văn, phù hợp với quy luật tự nhiên, kiến tạo hệ sinhthái nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. ỞViệt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triể n nông thôn,sản xuất nơng nghiệp đóng góp khoảng 30% lượng phát thải khí nhà kính.Nhận thức được hậu quả lâu dài của cách thức sản xuất nơng nghiệp thâmcanh, lạm dụng hóa chất mang lại và lợi ích của phát triển NNST đối với xãhội, môi trường, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương“Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” với mục tiêutổng quát đến năm 2030 “Nơng dân và cư dân nơng thơn có trình độ, đời sốngvật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ q trình phát triển nơng nghiệp,nơng thơn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vữngchắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nơng sản ngàycàng lớn, bảo đảm mơi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu” [23];và tầm nhìn đến năm 2045 “Nơng dân và cư dân nơng thơn văn minh, pháttriển tồn diện, có thu nhập cao. NNST, sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, có giátrị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngồi nước, cơngnghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sảnđứng hàng đầu thế giới” [23]. Với chủ trương, chính sách khuyến khích pháttriển NNST của Đảng và Nhà nước, các mơ hình NNST dần được hình thànhvà phát triển, hướng tới vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, an ninh lươngthực, vừa thực hiện được mục tiêu tái tạo và bảo vệ môi trường sinh thái, phấnđấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">Hà Nội là thủ đô của cả nước, chính quyền thủ đơ xác định nơng nghiệplà ngành giữ vai trò hết sức quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực vàđóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Hà Nội chú trọng đẩy mạnh tái cơ cấungành theo từng lĩnh vực cụ thể, hướng tới phát triển nơng nghiệp xanh, thơngminh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững. Là địa bàn có những đặc điểm đặc thù thuận lợi về điềukiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội cho sự phát triển của NNST (khíhậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai màu mỡ phù hợp canh tác đa dạng các loạinông sản; hệ thống thủy lợi và lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp đượccải tạo, nâng cấp; hệ thống giao thông vận tải không ngừng được đầu tư mởrộng với nhiều loại hình vận tải; trung tâm nghiên cứu lớn về khoa học vàcông nghệ; số lượng nông dân khá lớn, trình độ được nâng cao, thế hệ nôngdân thủ đô mới dần xuất hiện với tri thức, tư duy năng động, nhạy bén, sángtạo trong đổi mới và ứng dụng công nghệ vào sản xuất; quy mô dân số đơng,nhu cầu tiêu thụ nơng sản lớn, trình độ dân trí và thu nhập cao, xu hướng lựalựa chọn tiêu dùng nơng sản an tồn tăng…), các mơ hình NNST ở các huyệnngoại thành được hình thành và phát triển theo cách thức sản xuất và quy môkhác nhau như nông nghiệp hữu cơ (NNHC), chuyển đổi hữu cơ, thực hànhnông nghiệp tốt; thâm canh lúa bền vững (SRI); quản lý dịch hại tổng hợp(IPM); trồng trọt kết hợp chăn nuôi (lúa - cá); NNST kết hợp du lịch… [57].
Phát triển NNST gắn liền với chủ thể trung tâm là nơng dân. Do đó,việc quan tâm và bảo đảm lợi ích cho chủ thể này là yếu tố quan trọng thúcđẩy sự phát triển mạnh mẽ của NNST. Ở các huyện ngoại thành, thành phốHà Nội, mặc dù Nhà nước và chính quyền thủ đơ đã chú trọng bảo đảm lợi íchcủa nơng dân như quan tâm đến thu nhập, điều kiện làm việc và môi trườngsống, các chính sách hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…, nhưng vẫncòn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Thu nhập nông dân nhận được chưatương xứng với giá trị họ tạo ra (giá trị hữu hình và giá trị vơ hình). Sản phẩmhữu hình (nơng sản sinh thái) bước đầu mang lại thu nhập cho nông dân,
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">nhưng nơng dân cịn gặp khó khăn trong tiêu thụ do tiêu dùng nông sản sinhthái chưa trở thành xu hướng tiêu dùng phổ biến, giá bán cao hơn hẳn nôngsản cùng loại trên thị trường, chưa phù hợp với khả năng chi trả của đa sốngười tiêu dùng. Hầu hết nông dân sản xuất ở mơ hình cá thể, quy mơ nhỏgặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, làm ảnh hưởng đếnđộng lực sản xuất của nông dân và cản trở sự phát triển của NNST. Nơng dânhồn tồn chưa nhận được thu nhập từ các sản phẩm vơ hình do NNST tạo ra(hệ sinh thái tự nhiên cân bằng và khỏe mạnh, môi trường sinh thái trong lànhdo hạn chế carbon trong sản xuất, cảnh quan thiên nhiên đẹp, thu hút kháchdu lịch tham quan và trải nghiệm…) do các sản phẩm này khó được hạch tốnvà chưa được thị trường hóa, điều này khiến lợi ích của nơng dân càng dễ bịvi phạm. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ nơng dân phát triển NNST cịnthiếu, nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn và chưa mang lạinhiều lợi ích cho đối tượng thụ hưởng…
<i><b>Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Lợiích của nơng dân trong phát triển nông nghiệp sinh thái ở các huyện ngoạithành, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị</b></i>
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>
<i><b>2.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về lợi ích của nơng dân trong pháttriển NNST, luận án làm sáng tỏ được thực trạng lợi ích của nông dân trongphát triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2022 và đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu bảo đảm lợi ích của nơng dântrong phát triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội đến năm2030.
<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện một số nhiệm vụsau:
<i>Một là, tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước</i>
có liên quan đến đề tài đã được công bố, chỉ rõ những nội dung đã đề cập vànhững kết quả đã được giải quyết; những nội dung có thể kế thừa và pháttriển; những khoảng trống khoa học mà luận án cần và có thể tập trung nghiêncứu.
<i>Hai là, xây dựng khung lý luận về lợi ích của nơng dân trong phát triển</i>
NNST (khái niệm, hình thức biểu hiện và tiêu chí đánh giá lợi ích của nôngdân trong phát triển NNST, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của nơng dântrong phát triển NNST). Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn bảođảm lợi ích của nông dân trong phát triển NNST của một số địa phương trongnước và rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng phùhợp với các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội.
<i>Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng lợi ích của nơng dân trong phát</i>
triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2022theo khung lý thuyết đã xây dựng ở chương 2; đánh giá kết quả đạt được vànguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân.
<i>Bốn là, luận án bám sát hạn chế và nguyên nhân đã được đánh giá ở</i>
chương 3 để đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu bảo đảm lợi íchcủa nông dân trong phát triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố HàNội đến năm 2030.
<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lợi ích của nơng dân trong pháttriển NNST (gồm lợi ích kinh tế và lợi ích phi kinh tế) dưới góc độ ngànhKinh tế chính trị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>
<i>- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu lợi ích của nơng dân trong phát triển</i>
NNST (không đề cập đến lâm nghiệp). Vì lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu, làđộng lực thúc đẩy nông dân phát triển NNST nên luận án tập trung nghiêncứu hình thức biểu hiện lợi ích mà nông dân thu được trong phát triển NNSTnhư thu nhập, môi trường làm việc và môi trường sống, các chính sách hỗtrợ… để thấy rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu.
<i>- Phạm vi về không gian: nghiên cứu lợi ích của nơng dân trong phát</i>
triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội, nhưng luận án tậptrung sâu hơn vào lợi ích của nơng dân ở 04 huyện (Sóc Sơn, Thường Tín,Đơng Anh, Chương Mỹ).
<i>- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu thực trạng lợi ích của nông dân</i>
trong phát triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội giai đoạn2017-2022 và đề xuất một số giải pháp đến năm 2030.
<b>4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu</b>
<i><b>4.1. Cơ sở lý luận</b></i>
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; quan điểm,đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhànước về phát triển NNST; lợi ích của nơng dân và lợi ích của nơng dân trongmối quan hệ lợi ích với các chủ thể khác trong phát triển NNST. Ngoài ra,luận án kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận về những nội dung liênquan tới đề tài luận án của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.
<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>
Tác giả luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
<i>- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này được sử</i>
dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 của luận án. Phương pháp nghiên cứu
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">này được sử dụng để tạm thời gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, những biểuhiện bề ngoài ra khỏi đối tượng nghiên cứu nhằm định vị được khái niệmNNST, lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST. Ở chương 1, tác giảnghiên cứu các cơng trình đã được cơng bố của các tác giả ngồi nước vàtrong nước về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án(chọn lọc các cơng trình tiêu biểu, có tính cập nhật, đề cập trực tiếp đến cáckhía cạnh lý luận và thực tiễn, thay vì đưa tất cả các cơng trình liên quan vàloại bỏ các cơng trình có nội dung trùng lặp hoặc có sự tương đồng), từ đó rútra những nội dung có liên quan trong luận án mà các tác giả đi trước đã đềcập và quan trọng nhất là chỉ rõ những khoảng trống về mặt lý luận và thựctiễn mà luận án cần giải quyết. Ở chương 2, tác giả luận án không đề cập đếnphương diện kỹ thuật, chu trình sản xuất của NNST hay mối quan hệ giữa cácchủ thể trong phát triển NNST, mà tập trung làm sáng tỏ các hình thức biểuhiện lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST.
<i>- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng</i>
chủ yếu ở chương 2 và chương 3 của luận án. Ở chương 2, tác giả đi sâu phântích, xây dựng các khái niệm (NNST, lợi ích, lợi ích của nơng dân trong pháttriển NNST) để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận (đặc điểm và vai trị củaNNST, các hình thức biểu hiện và tiêu chí đánh giá lợi ích của nông dân trongphát triển NNST, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của nơng dân trong pháttriển NNST...). Ở chương 3, nghiên cứu các tài liệu thứ cấp có liên quan đếnđề tài luận án, từ đó, tác giả phân tích thực trạng phát triển NNST, thực trạngcác hình thức biểu hiện lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST ở cáchuyện ngoại thành, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 -2022 và tổng hợp, đưara đánh giá về kết quả đạt được và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân.
<i>- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng ở</i>
chương 3 và chương 4 của luận án. Để thu thập được các thông tin, số liệu sơcấp phân tích, đánh giá thực trạng lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2022 và đề xuấtgiải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo đảm lợi ích của nơng dân trong pháttriển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tácgiả thiết kế phiếu hỏi dành cho nông dân tham gia sản xuất NNST ở một sốmơ hình: Hợp tác xã (HTX), trang trại, nơng hộ trồng trọt và chăn nuôi hữucơ, chuyển đổi hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP).Tác giả luận án đã phát 400 phiếu hỏi cho 400 nông dân ở 04 huyện (mỗihuyện 100 phiếu) mà tác giả luận án đề cập trong phạm vi nội dung và phạmvi không gian). Nội dung câu hỏi trong phiếu khảo sát tập trung vào ba nhómvấn đề (NNST, lợi ích của nông dân trong phát triển NNST, đề xuất giải phápbảo đảm lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST đối với các chủ thể nhưNhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, HTX…). Sau khi thu lạicác phiếu hỏi đã phát cho nông dân, tác giả luận án tiến hành kiểm đếm, nhậpliệu thông tin trả lời, tổng hợp kết quả và sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản20) để phân tích dữ liệu và xuất dữ liệu dưới dạng bảng, biểu đồ để làm sángtỏ các nội dung nghiên cứu của luận án.
<i>- Phương pháp thống kê - so sánh: Phương pháp này được sử dụng ở</i>
chương 3 và chương 4 của luận án. Đây là phương pháp được sử dụng phổbiến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng phương pháp thốngkê để thu thập các số liệu liên quan đến số lượng, chất lượng các mơ hìnhNNST; so sánh lợi ích (thu nhập, môi trường làm việc và môi trường sống)của nông dân trong sản xuất NNST với nông nghiệp truyền thống ở các huyệnngoại thành, thành phố Hà Nội; so sánh lợi ích (thu nhập) nơng dân nhậnđược giữa các huyện với nhau. Dựa trên kết quả thống kê và so sánh, tác giảđánh giá thực trạng các hình thức biểu hiện lợi ích của nơng dân trong pháttriển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội (kết quả đạt được vànguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân).
<b>5. Những đóng góp mới của luận án</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i>Thứ nhất, luận án đưa ra khái niệm và làm rõ nội hàm lợi ích của nơng</i>
dân trong phát triển NNST.
<i>Thứ hai, đánh giá thực trạng lợi ích của nông dân trong phát triển</i>
NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2022; làmrõ những hạn chế và nguyên nhân để có cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp.
<i>Thứ ba, đề xuất quan điểm, các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm lợi</i>
ích của nơng dân trong phát triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phốHà Nội đến năm 2030.
<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án</b>
<i>Thứ nhất, làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận về lợi ích của nông</i>
dân trong phát triển NNST.
<i>Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham</i>
khảo cho các Ban, Bộ, ngành, các tác giả quan tâm đến đề tài; và là tài liệutham khảo cho các cơ sở đào tạo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy mơnKinh tế chính trị Mác - Lênin về nội dung chuyên đề lợi ích, lợi ích kinh tế,NNST và các mơn khoa học khác có liên quan.
<b>7. Kết cấu của luận án</b>
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình khoa học đãcơng bố kết quả nghiên cứu của luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Weisbrod và David Simmonds cho rằng, lợi ích kinh tế bao gồm cả những lợiích biểu hiện bằng tiền và cả những lợi ích khơng được biểu hiện bằng tiền.Có thể thấy, cách hiểu này rộng hơn so với các khái niệm về lợi ích kinh tếtrước đó. Theo nhóm tác giả, hiểu lợi ích kinh tế theo phương diện là mộtkhoản tiền thu được, tức là xem xét những tác động kinh tế đối với một khuvực nhất định; hiểu lợi ích kinh tế theo phương diện là những lợi ích khơngđược biểu hiện bằng tiền, tức là bao gồm cả những phúc lợi đạt được sẽ có thểđánh giá cho tồn bộ nền kinh tế.
<i>V.P.Ca.man-kin, “Các lợi ích kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội” [124].</i>
Tác giả đã trình bày những quan điểm về lợi ích kinh tế một cách khoa họcthông qua việc đưa ra khái niệm lợi ích kinh tế. Theo đó, lợi ích kinh tế củamột chủ thể nhất định là sự tác động lẫn nhau giữa các nhu cầu kinh tế củachủ thể đó. Điều đó đồng nghĩa với việc, cần phải xác định được những nhucầu kinh tế cụ thể khi nghiên cứu lợi ích kinh tế. Theo tác giả, nhu cầu kinh tếlà một dạng của nhu cầu vật chất, đáp ứng sự tồn tại và phát triển của conngười. Mặc dù nhu cầu về vật chất thường được đồng nhất với nhu cầu kinh
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">tế, nhưng chúng không phải là hai khái niệ m giống nhau. Nhu cầu kinh tế làkhía cạnh kinh tế của nhu cầu, khơng phải là nhu cầu hiện vật, do vậy, nhucầu kinh tế là khái niệm ban đầu để định nghĩa lợi ích kinh tế. Trong cơngtrình này, tác giả cịn đi sâu phân tích các loại lợi ích kinh tế và quá trình táisản xuất lực lượng sản xuất, làm rõ tính khách quan của các loại lợi ích kinhtế.
<i>Hồng Văn Luận, “Lợi ích động lực của sự phát triển xã hội bềnvững” [53]. Tác giả làm rõ vấn đề lợi ích trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát nhu</i>
cầu và các hoạt động của con người để thỏa mãn nhu cầu. Theo tác giả, lợi íchlà một khái niệm mang tính lịch sử - xã hội, xuất hiện trong mối quan hệ giữacác chủ thể có nhu cầu giống nhau và có chung đối tượng thỏa mãn nhu cầu.Lợi ích chỉ phần giá trị của nhu cầu được thỏa mãn thông qua trao đổi hoạtđộng với các chủ thể nhu cầu khác trong những điều kiện lịch sử nhất định.Hai hoạt động (tạo ra của cải vật chất cụ thể và trao đổi của cải vật chất) là haihoạt động giúp nhu cầu của con người được đáp ứng đầy đủ nhất. Tác giảkhẳng định, lợi ích chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của con người vàquá trình phát triển xã hội. Các lợi ích có mối quan hệ, tác động qua lại lẫnnhau, tạo ra mâu thuẫn lợi ích, do đó, lợi ích đóng vai trị là động lực đối vớisự phát triển xã hội bền vững. Để lợi ích trở thành động lực phát triển xã hội,cần định hướng đúng các quan hệ lợi ích và giải quyết đúng quy luật các mâuthuẫn lợi ích. Cơng trình cũng đã xác định một số ngun tắc, biện pháp vàcông cụ điều chỉnh các quan hệ lợi ích.
<i>Nguyễn Danh Sơn, “Lợi ích của nông dân trong đổi mới và phát triểnđất nước” [90]. Theo tác giả, trong thời gian qua, lợi ích của nơng dân dường</i>
như khơng được chú ý đầy đủ. Nông dân là chủ thể phát triển và được hưởngcác lợi ích từ thành quả của sự phát triển. Tuy nhiên, có những thời điểm vàtại những địa bàn, lợi ích của chủ thể này bị xem nhẹ và khơng tương xứngvới cơng sức đóng góp. Bài viết đã phân tích các chủ trương, quan điểm và
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">chính sách của Đảng, Nhà nước ta liên quan đến lợi ích của nơng dân. Bêncạnh các tác động tích cực góp phần bảo đảm lợi ích của nơng dân, các chủtrương và chính sách còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa thực sự phùhợp với điều kiện thực tiễn. Thực tế này làm giảm, thậm chí làm triệt tiêuđộng lực đối với nơng dân. Từ cách nhìn nhận và đánh giá đó, tác giả đã phântích những vấn đề đặt ra và đề cập hướng thay đổi, điều chỉnh chính sách liênquan nhằm gia tăng hiệu quả bảo đảm lợi ích cho nơng dân.
<i>Đặng Quang Định, “Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dânvà trí thức ở Việt Nam hiện nay” [27]. Tác giả đưa ra nhận định, giai cấp</i>
nông dân là giai cấp chiếm số lượng lớn nhất, là những người lao động nơngnghiệp và có đóng góp quan trọng vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đạihóa nơng nghiệp nơng thơn. Cơng trình đã làm sáng tỏ các loại lợi ích chủ yếumà nơng dân thu được, đó là: thu nhập từ sản xuất, kinh doanh nông, lâm,thủy sản (nguồn thu nhập chủ yếu); mua, bán, cho thuê, chuyển nhượngquyền sử dụng đất; thu nhập từ sản xuất kinh doanh công nghiệp, xây dựng;thu nhập từ hoạt động dịch vụ; thu nhập từ các nguồn khác. Bên cạnh đó, mộtbộ phận nơng dân cịn nhận được một số lợi ích kinh tế khác qua hình thứcphân phối lại của Nhà nước dưới dạng phúc lợi xã hội (chính sách xóa đóigiảm nghèo, chính sách an sinh xã hội…). Trên cơ sở làm rõ lợi ích của nơngdân, tác giả đề cập đến các hình thức thể hiện sự thống nhất và thiếu thốngnhất trong lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức.
<i>Trần Thị Lan, “Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dânđể xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới của Hà Nội” [51]. Tác</i>
giả cho rằng, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, được quyđịnh bởi các quan hệ kinh tế nhất định, phản ánh phần giá trị để thỏa mãn nhucầu của chủ thể. Nó được biểu hiện dưới dạng các khoản thu nhập, quyền sửdụng các nguồn lực, yếu tố vật chất cần thiết để duy trì hoạt động và tái tạothu nhập. Tác giả cũng đi sâu làm rõ các vấn đề lý luận về lợi ích kinh tế,
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết các mối quan hệ lợi ích kinh tế nảysinh giữa các chủ thể trong thu hồi đất của nông dân và đề xuất các giải phápđể giải quyết mối quan hệ này.
<i>Nguyễn Linh Khiếu, “Lợi ích kinh tế của nơng dân trong cơng nghiệphóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn” [48]. Theo tác giả, q trình cơng</i>
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn là một q trình biến đổi sâusắc, toàn diện, ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội nơng thơn.Q trình biến đổi đó đã tác động đến nông dân - chủ nhân kinh tế nơng thơntheo hai chiều (tích cực và tiêu cực). Tác động tích cực thể hiện ở chỗ, nó làcon đường nhanh nhất để nông dân tiếp cận các nguồn lực phát triển và khoahọc, công nghệ tiên tiến hiện đại; cải thiện rõ rệt thu nhập của người nôngdân, nâng cao đời sống, thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo và các chínhsách an sinh xã hội; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được xây dựng,góp phần mang lại cho đời sống nơng thơn bước phát triển tồn diện; làm thayđổi một căn bản người dân nông thôn, thay đổi cách tổ chức đời sống nôngdân, xã hội nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Tác động tiêu cực là đặtra những thách thức, nguy cơ với lợi ích kinh tế của nơng dân do diện tích sảnxuất nơng nghiệp giảm, nơng dân bị mất đất canh tác, mất việc làm tại chỗ; xuhướng phát triển tự phát của kinh tế nông thôn, bị dẫn dắt bởi thị trường tựdo; đẩy nhanh q trình phân hóa thu nhập, giàu nghèo, phân tầng xã hội;những hậu quả của đời sống kinh tế, xã hội nông thôn do sự thiếu đồng bộ,bất cập của hệ thống chính sách về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Từ việcxem xét những tác động đó, tác giả chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với lợi íchcủa nông dân và đề xuất các giải pháp lâu dài, trước mắt nhằm đảm bảo lợiích kinh tế của người nơng dân trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp sinh thái,phát triển nơng nghiệp sinh thái; lợi ích của nông dân trong phát triểnnông nghiệp và trong phát triển nông nghiệp sinh thái</b>
<i>Fred Magdoff, “Ecological agriculture: Principles, practices, andconstraints” (Nông nghiệp sinh thái: Nguyên tắc, thực hành và sự thúc ép)[128]. Tác giả phân tích, lý do lựa chọn sản xuất NNST bởi những lợi ích của</i>
nó trong việc tạo lập hệ sinh thái tự nhiên khỏe mạnh. Phát triển NNST gắnliền với các chiến lược tổng thể bằng những phương pháp như trồng các loạicây khỏe mạnh, có khả năng thích nghi và phịng vệ, ngăn chặn dịch hại, giatăng quần thể sinh vật có lợi. Các nguyên tắc của NNST được tác giả làmsáng tỏ như điểm mạnh của hệ sinh thái tự nhiên (tính hiệu quả, tính đa dạng,tính tự túc, tự điều chỉnh, khả năng phục hồi); xây dựng các đặc điểm của hệsinh thái khỏe mạnh vào hệ thống nông nghiệp…Tác giả cũng thảo luậnnguyên nhân các phương pháp sản xuất NNST không được ứng dụng rộng rãihơn trong thực tiễn và những thách thức lớn mà NNST phải đối mặt ở cácquốc gia nghèo đói. Từ đó tác giả cho rằng, sự tham gia hỗ trợ tích cực đốivới nền nơng nghiệp của chính phủ là hết sức quan trọng, góp phần tháo gỡnhững khó khăn nơng dân đang phải đối mặt ở các quốc gia nghèo.
Miguel A.Altieri, Fernando R.Funes-Monzote and Paulo Petersen,
<i>“Agroecologically eficient agricultural systems for smallholder famers:contribution to food sovereignty” (Hệ thống nông nghiệp hiệu quả về mặt thổnhưỡng học cho nông dân sản xuất nhỏ: đóng góp cho chủ quyền lương thực)</i>
[135]. Nhóm tác giả trình bày các nghiên cứu điển hình từ Cuba, Brazil,Philippines và Châu Phi nhằm chứng minh rằng, các mơ hình phát triển nôngnghiệp học dựa trên sự hồi sinh của các trang trại nhỏ và sự đa dạng, sứcmạnh tổng hợp, tái chế, hội nhập cũng như các quá trình xã hội coi trọng sựtham gia, trao quyền của cộng đồng là một trong những lựa chọn mang tínhkhả thi duy nhất để đáp ứng nhu cầu lương thực của hiện tại và tương lai. Với
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">bối cảnh khí hậu, năng lượng, kinh tế hiện tại và được dự đốn trong tương laigần, sinh vật học nơng nghiệp đã nổi lên như một trong những con đườngmạnh mẽ nhất hướng tới việc thiết kế các hệ thống nông nghiệp đa dạng sinhhọc, năng suất và khả năng phục hồi tốt hiện nay, gia tăng thu nhập cho nôngdân, tạo điều kiện cho họ được tiếp cận đất đai, hạt giống, nước, tín dụng, thịtrường địa phương thơng qua các chính sách kinh tế hỗ trợ, khuyến khích tàichính, cơ hội thị trường, cơng nghệ nơng nghiệp trong xu thế hướng tới pháttriển công bằng và bền vững.
<i>Claire Kremen, Albie Miles, “Ecosystem Services in BiologicallyDiversified versus Conventional Farming Systems: Benefits, Externalities,and Trade-Offs” (Dịch vụ hệ sinh thái trong hệ thống canh tác đa dạng sinhhọc so với thơng thường: Lợi ích, ngoại tác và sự đánh đổi) [126]. Cơng trình</i>
nghiên cứu nhấn mạnh, trong nhiều hệ thống cơng nghiệp hóa, sản xuất lươngthực chạy theo sản lượng đã và đang tác động tiêu cực đến hệ sinh thái trênđất nông nghiệp, khiến con người phải bỏ ra nhiều chi phí xã hội để xử lý cácvấn đề tiêu cực về môi trường. Các tác giả chỉ ra rằng, nhiều nghiên cứu thửnghiệm dài hạn trên đồng ruộng đã chứng minh tác động tích cực của các biệnpháp canh tác hữu cơ và đa dạng đối với việc nâng cao các chỉ số chất lượngđất chính. Quản lý hữu cơ có thể làm tăng chất hữu cơ trong đất thông quaviệc tái chế tàn dư cây trồng, bón phân xanh, che phủ cây trồng, thời kỳ bỏhóa thực vật và bổ sung phân trộn. Từ việc đưa ra các bằng chứng về nhữnglợi ích vượt trội mà hệ thống canh tác đa dạng mang lại như lợi ích mơitrường, giảm ngoại ứng tiêu cực...., nhóm tác giả gợi ý có thể thiết kế nhiềuhệ thống canh tác đa dạng có năng suất như nhau, duy trì hoặc tăng cườngviệc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái để bảo tồn đa dạng sinh học, tạo lậpkhả năng phục hồi và phát triển bền vững của hệ thống nơng nghiệp. Thơngqua phân tích và so sánh, các tác giả chỉ rõ, việc ứng dụng đa dạng sinh họcmang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân nhờ tiết kiệm hơn các yếu tốđầu vào, kiểm soát tốt hơn cỏ dại, bệnh tật và sâu bệnh, bảo đảm và nâng cao
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản, bù đắp suy giảm nhỏ về năngsuất (giảm không đáng kể so với canh tác thông thường, trong khi gây ra ít táchại về mơi trường và xã hội hơn).
<i>Stephen R.Gliessman, “Agroecology: The ecology of sustainable foodsystems” (Sinh thái học nông nghiệp: Hệ sinh thái của các hệ thống lươngthực bền vững) [138]. Cơng trình nghiên cứu khẳng định, nơng nghiệp học là</i>
một ngành khoa học, một phương pháp thực hành sản xuất và là một phần củaphong trào xã hội, tiên phong trong việc chuyển đổi hệ thống lương thực sangbền vững. Cuốn sách cung cấp nền tảng thiết yếu để hiểu tính bền vững trongtất cả các thành phần của hệ sinh thái của hệ thống thực phẩm bền vững: nôngnghiệp, sinh thái, kinh tế, xã hội, văn hóa và cả chính trị. Các vấn đề lần lượtđược tác giả tập trung làm rõ: sự tác động của các yếu tố sinh thái chính và tàinguyên đến cây trồng và vật nuôi nông nghiệp (các sinh vật riêng lẻ); cácthành phần phức tạp trong hệ thống nông nghiệp (di truyền, cảnh quan, quátrình chuyển đổi nhằm đạt được tính bền vững, các chỉ số về sự tiến bộ);quyền lực và sự kiểm soát của hệ thống lương thực bởi kinh doanh nôngnghiệp, nhu cầu phát triển một mô hình mới vượt ra ngồi sản xuất và khámphá các vấn đề về công bằng lương thực, an ninh lương thực và chủ quyền;kêu gọi hành động tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và giáo dục để nhậnthức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi và thúc đẩy cùng hành độngnhằm chuyển đổi sang một mơ hình mới cho thực phẩm, nơng nghiệp, hướngtới những giá trị tích cực và bền vững cho tương lai.
<i>Rahul Katiyar, Arun Kumar Pal và Brij Mohan, “An Adoption ofSelected Ecological Agricultural Practices by the Farmers” (Lựa chọn ápdụng thực hành nông nghiệp sinh thái từ phía nơng dân) [137]. Nhóm tác giả</i>
đề cập đến việc áp dụng các giải pháp sinh thái được lựa chọn và các yếu tốảnh hưởng đến việc áp dụng các giải pháp đó ở huyện Kanpur Dehat (mộthuyện thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ). Hai khối được chọn ngẫu nhiên từ
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">huyện và sáu thôn được chọn ngẫu nhiên từ hai khối (120 người được phỏngvấn) nhằm điều tra và thu thập dữ liệu từ nông dân trong việc lựa chọn và ápdụng thực hành NNST, thực hành quản lý dinh dưỡng sinh thái và thực hànhquản lý dịch hại sinh thái trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Kết quả chothấy, đa số nông dân áp dụng tổng hợp từ mức độ rất thấp đến mức độ thấp,chưa ghi nhận nông dân áp dụng các biện pháp sinh thái tổng hợp ở mức độcao. Sử dụng phân hữu cơ, phụ phẩm từ cây trồng…được nông dân chú trọngtrong thực hành quản lý dinh dưỡng sinh thái và áp dụng làm cỏ đúng cách,loại bỏ cây/bộ phận cây bị côn trùng/bệnh tấn công, luân canh, sử dụng hạtgiống chất lượng, giống kháng sâu bệnh… được nông dân chú trọng trong sốcác biện pháp quản lý dịch hại sinh thái. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận sự nỗlực của chính quyền địa phương trong việc triển khai các chương trình đàotạo, tập huấn, khuyến nông để hỗ trợ kĩ thuật cho nông dân, giúp họ áp dụngđúng các thực hành quản lý dinh dưỡng sinh thái nhằm đạt được các lợi íchmong muốn.
<i>Angelika Hilbeck, Bernadette Oehen, “Agroecology - the mostconvincing proposal for transforming un stainable agro-food systems” (Sinhthái nông nghiệp - đề xuất thuyết phục nhất để chuyển đổi các hệ thống thựcphẩm nông nghiệp không bền vững) [125]. Theo nhóm tác giả, hệ thống nơng</i>
sản thực phẩm cơng nghiệp hiện nay (bao gồm nhiều khía cạnh của sản xuấtvà phân phối) không bền vững cả về môi trường và sức khỏe con người. Nôngnghiệp học là một tập hợp các nguyên tắc và thực hành nhằm nâng cao tínhbền vững của hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện địa phương. Nó tìmkiếm những cách thức mới để kết nối người sản xuất thực phẩm với ngườitiêu dùng. Trong số rất nhiều hình thức khác nhau của hệ thống sản xuất nơngnghiệp, chỉ có các sản phẩm của NNHC tuân theo quy định của toàn thế giớivà có nhãn hiệu riêng. Nhóm tác giả cho rằng, khoa học công nghệ (giốngnăng suất cao, robot hoặc máy bay không người lái định hướng bằng GPS, dữliệu lớn…) là động lực chính để tăng năng suất và nơng dân trở thành một nhà
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">đầu tư, một “nông dân ảo” điều khiển từ xa. Nông nghiệp học ứng dụng cáctiến bộ khoa học và công nghệ vừa thúc đẩy sự phát triển các hệ thống nôngsản thực phẩm có năng suất cao, tơn trọng hệ sinh thái, tiết kiệm tài nguyênthông qua thay đổi hành vi và thực hành nông nghiệp phù hợp với điều kiệncủa địa phương, vừa mang lại những lợi ích to lớn cho nông dân như đượctiếp cận và ứng dụng công nghệ để làm chủ sản xuất, nâng cao năng suất, kiếnthức, kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp bền vững…
<i>Harri Ram Prajapati,“Organic farming: Economics, Policy andPractices” (Canh tác hữu cơ: kinh tế, chính sách và thực hành) [130]. Cuốn</i>
sách khẳng định, NNHC dần nổi lên như một sự thay thế khả thi cho phươngthức canh tác cơ giới hóa, chi phí cao, gây ơ nhiễm môi trường đang tồn tạiphổ biến ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Ấn Độ). Cách thức sản xuấtnày được chứng minh mang lại sự tăng trưởng ổn định về sản lượng, diện tíchcanh tác và lượng người sản xuất. Đề cập đến hai nhóm người canh tác vớicác mục tiêu khác nhau (canh tác thông thường và canh tác hữu cơ), tác giả sosánh và làm rõ tính kinh tế mà NNHC mang lại, đáp ứng nhu cầu tăng lên củacon người về các loại thực phẩm hữu cơ. Cuốn sách tập trung phân tích lý domột số bang của Ấn Độ làm tốt hơn những bang khác và một số quốc gia làmtốt hơn những quốc gia khác ở Châu Á trong canh tác hữu cơ (sự thành cơngcủa các chính sách và tính tích cực, chủ động hành động nhằm tăng trưởng thịtrường hữu cơ). Tác giả cũng trình bày đầy đủ các quy định và bốn nguyêntắc của NNHC quốc tế (sức khỏe, sinh thái, cơng bằng và chăm sóc), tạo cơsở cho việc xây dựng các quy định và nguyên tắc của tất cả các quốc gia, thúcđẩy quá trình mở rộng và phát triển canh tác hữu cơ khoa học.
<i>Linh Pham, Gerald Shively, “Profitability of organic vegetableproduction in Northwest Vietnam: evidence from Tan Lac District” (Hiệu quảsản xuất rau hữu cơ ở vùng Tây Bắc Việt Nam: dẫn chứng ở huyện Tân Lạc,tỉnh Hịa Bình) [133]. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát 95 hộ nông dân nhỏ</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">nhằm so sánh lợi nhuận của việc sản xuất rau hữu cơ và rau thông thường ởTân Lạc, một vùng núi phía Bắc Việt Nam. Một loạt các hồi quy được sửdụng để kiểm tra khả năng sinh lời so sánh giữa sản xuất rau hữu cơ và rauthông thường. Từ kết quả khảo sát thu thập được (01 ha rau hữu cơ có lợinhuận thấp hơn khoảng 41% so với 01 ha rau được sản xuất bằng phươngpháp truyền thống), nhóm tác giả nhận định, có thể lý giải lý do chủ yếu củasự khác biệt trung bình đó là sự thành cơng của một số ít nông dân truyềnthống ở mẫu khảo sát. Theo kết quả hồi quy lượng tử, nhóm tác giả cho rằng,lợi nhuận khơng có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm. Các khuyến nghịđược nhóm tác giả đề xuất để tăng khả năng sinh lời cho nông dân trong sảnxuất NNHC bao gồm: chú trọng kế hoạch và chiến lược tiếp thị (xây dựngthương hiệu cho sản phẩm thông qua chứng nhận, thiết lập kế hoạch tiếp thịkết hợp với kế hoạch sản xuất, các chủ sở hữu nhỏ kết hợp với nhau trong kếhoạch sản xuất và tiếp thị, kết hợp với thương nhân, nhóm người mua…);nâng cao nhận thức về lợi ích và những thách thức của sản xuất NNHC đểnơng dân chủ động đối phó, vượt qua thách thức, có động lực trong sản xuấtvà thụ hưởng lợi ích; lựa chọn địa bàn sản xuất NNHC phù hợp theo thế mạnhđể tối đa hóa lợi nhuận; chủ động tìm hiểu và thực hành kỹ thuật sản xuất hữucơ để tạo ra sản phẩm có chất lượng và thu lợi nhuận cao hơn…
Marie Phamova, Jan Banout, Vladimir Verner, Tatiana Ivanova and
<i>Jana Mazancova, “Can Ecological Farming Systems Positively AffectHousehold Income from Agriculture? A Case Study of the Suburban Area ofHanoi, Vietnam” (Hệ thống canh tác sinh thái có thể ảnh hưởng tích cực đếnthu nhập hộ gia đình từ nơng nghiệp? Một nghiên cứu điển hình về khu vựcngoại ơ Hà Nội, Việt Nam) [134]. Nhóm tác giả mô tả ba hệ thống canh tác</i>
hiện tại ở Việt Nam (thơng thường, an tồn và hữu cơ), xác định các yếu tốảnh hưởng đến việc tạo thu nhập bằng tiền mặt từ nông nghiệp và điều tra ảnhhưởng của hệ thống canh tác đến thu nhập trang trại ở khu vực ngoại thànhHà Nội thông qua cuộc khảo sát với 312 người trả lời là những người thực
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">hành một trong ba hệ thống canh tác khác nhau (52% người tham gia thựchành canh tác thơng thường, 40% thực hành canh tác an tồn và 8% thực hànhcanh tác hữu cơ). Từ đó, nhóm tác giả xem xét lý do chính phủ hỗ trợ sản xuấtnơng nghiệp theo các tiêu chuẩn an tồn và hữu cơ thay cho thơng thường đểduy trì nền nơng nghiệp bền vững. Mơ hình hồi quy tuyến tính bội được ápdụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập tiền mặt từ hoạt độngnông nghiệp theo hướng tích cực (bao gồm yếu tố sinh thái của hệ thống canhtác, số lượng lao động gia đình và trình độ học vấn, kinh nghiệm làm trangtrại của người trả lời) và theo hướng tiêu cực (quy mô trang trại và tư cáchthành viên hiệp hội nơng dân). Nhóm tác giả lựa chọn vùng ngoại ô thành phốHà Nội là khu vực nghiên cứu: tiểu khu Cự Khôi, huyện Gia Lâm (huyện tậptrung phát triển nông nghiệp theo hướng NNST đơ thị) và xã Thanh Xn,huyện Sóc Sơn (nơi được chọn tham gia “dự án phát triển nông nghiệp hữucơ” do tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á, Đan Mạch hỗ trợ). Theo kếtquả hồi quy tuyến tính bội, nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tích cực đáng kểcủa thu nhập tiền mặt từ nông nghiệp hàng năm gồm “hệ thống nơng nghiệp”,“lao động gia đình”, “giáo dục” và “kinh nghiệm” và nguyên nhân gây ra ảnhhưởng tiêu cực đến thu nhập tiền mặt của hoạt động nông nghiệp gồm “quymơ trang trại” và “sự liên kết”. Nhóm tác giả khẳng định, nơng dân có xuhướng hợp tác với nhau cao hơn và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong hệthống canh tác sinh thái (74% nông dân canh tác an tồn đã hợp tác với cácnơng dân khác trong vùng, 100% nông dân canh tác hữu cơ hợp tác với nhautrong liên nhóm). Kết quả cho rằng, hệ thống canh tác càng sinh thái thì thunhập của nông dân càng cao; thu nhập tiền mặt của trang trại áp dụng hệthống canh tác sinh thái tăng thêm do giá trị gia tăng của sản phẩm cao hơn(nhãn sản phẩm an toàn đã làm tăng giá sản phẩm của họ); nông dân nhậnthức đầy đủ hơn về nhu cầu cao của thị trường sản phẩm hữu cơ. Từ kết quảcủa hồi quy tuyến tính bội, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị đối với các nhàhoạch định chính sách địa phương và quốc gia (chú trọng nâng cao hiệu quả
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">của các dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ nông dân hợp tác để đạt được mục tiêuthu nhập) và khuyến nghị nông dân sản xuất an tồn, sản xuất hữu cơ (phảitham gia khóa đào tạo do các dịch vụ khuyến nông cung cấp để nâng cao kỹthuật canh tác, tiếp tục áp dụng hệ thống canh tác sinh thái để đảm bảo thunhập bằng tiền mặt và bảo vệ môi trường).
<i>Phạm Văn Khôi, “Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theohướng nông nghiệp sinh thái” [50]. Cuốn sách đã khái quát về các nền nông</i>
nghiệp trong lịch sử và làm rõ sự cần thiết phải phát triển nơng nghiệp bềnvững (hay cịn gọi là NNST). Theo tác giả, NNST có thể hiểu là mơ hìnhNNHC cổ truyền với các u cầu cao về việc bảo vệ mơi trường sinh thái.Cơng trình làm sáng tỏ nội dung, tiêu chí, điều kiện phát triển nông nghiệpbền vững và nông nghiệp bền vững ở ven đô; kinh nghiệm phát triển nôngnghiệp bền vững ở các địa phương trong nước qua một số mơ hình (vườn- ao-chuồng, rừng - vườn - ao - chuồng, IPM, luân canh cây trồng, thâm canh tiêntiến…) và ở một số quốc gia trên thế giới (Singapore, Indonesia, Hà Lan). Tácgiả đã phân tích kĩ các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tácđộng đến sự phát triển của NNST ở ngoại thành Hà Nội, trình bày khái quátkết quả phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái ở ngoại thành Hà Nội giaiđoạn 1991-2002 (bố trí sản xuất và hình thành các vùng chun mơn hóa theohướng phát triển NNST ven đơ; đầu tư và ứng dụng các thành tựu khoa họckỹ thuật theo hướng NNST, bước đầu hình thành và phát triển các mơ hìnhphát triển sản xuất theo hướng NNST như vườn cây ăn quả kết hợp với dịchvụ; nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả và du lịch giải trí; sản xuất rau antoàn trong nhà lưới; sản xuất rau sinh học bằng các chế phẩm sinh học; trồngrau kết hợp chăn nuôi; lúa-cá…). Đề cập đến những quan điểm phát triểnnông nghiệp ngoại thành theo hướng NNST, tác giả bước đầu đề cập đến việctạo động lực cho nông dân bằng c ách chú trọng bảo đảm sự ổn định, nângcao đời sống cho nông dân và định hướng, hỗ trợ của Nhà nước trong huyđộng nguồn lực, khuyến khích về lợi ích đối với nơng dân sản xuất NNST. Hệ
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">thống các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành HàNội theo hướng NNST ở trình độ cao được tác giả đưa ra và phân tích cụ thể(từ quy hoạch, nghiên cứu triển khai các hoạt động và công nghệ, hệ thống hạtầng nông thôn, giảm thiểu ô nhiễm từ sản xuất cơng nghiệp, đào tạo nhânlực, thị trường, vốn đến hồn thiện chính sách, hỗ trợ và quản lý của Nhànước).
<i>Trần Thị Hồng Việt, “Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệpsinh thái” [120]. Luận án đã đề cập các nội dung quan trọng trong phát triển</i>
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái (q trình chuyển dịchcơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng NNST, áp dụng các tiến bộ của khoahọc và công nghệ trong phát triển NNST, xây dựng các mô hình sản xuấtnơng nghiệp đáp ứng các u cầu sinh thái). Trong các nội dung đó, tác giảkhẳng định, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướngsinh thái là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của nông nghiệp, là nội dungquan trọng hàng đầu bởi nó tạo ra sự cân bằng trong cấu trúc tổng thể và tínhbền vững của hệ sinh thái nơng nghiệp. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lýluận và thực tiễn về NNST, NNST ven đô, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệpngoại thành theo hướng NNST; phân tích thực trạng của chuyển dịch cơ cấunơng nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái giai đoạn 1991-2005(đặt trong mối quan hệ với cơ cấu kinh tế của Hà Nội, gắn lợi ích với các kếhoạch và nội dung phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơngnghiệp nói chung). Tác giả rút ra đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch,08 nhóm vấn đề cần được giải quyết nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái trong giai đoạn tiếptheo và đề xuất 07 nhóm giải pháp cần triển khai thực hiện.
<i>Nguyễn Văn Ngừng, “Một số vấn đề về sự phát triển nông nghiệp sinhthái ở Pháp và ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam” [64]. Tác giả nhận định, là</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">một quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển nhưng Pháp rất quan tâm đến vaitrị của nơng nghiệp trong nền kinh tế. Nông nghiệp Pháp đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn và NNST có sự phát triển mạnh mẽ. NNST mang lại ưu thếvượt trội về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe conngười, thay đổi cách thức tiêu dùng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tácgiả đã phân tích nơng nghiệp nước Pháp là sự phản ánh quá trình phát triểncác kỹ thuật canh tác trong nhiều thập kỷ qua, là nền nông nghiệp tổ chức câytrồng, vật nuôi bằng cách sử dụng các tài nguyên sạch và kỹ thuật canh tác hàihịa, khơng chống lại hệ sinh thái tự nhiên. Các kỹ thuật canh tác đặc trưngđược Pháp áp dụng như luân canh cân bằng, luân phiên cây trồng gắn liền vớikỹ thuật làm đất để đảm bảo độ màu mỡ của đất. Bài viết cũng so sánh lợi íchkinh tế của NNST so với nông nghiệp thâm canh: năng suất có thể thấp hơn,nhưng thu nhập từ NNST ngang bằng hoặc chỉ thấp hơn một chút so với nôngnghiệp truyền thống. Qua phân tích một số vấn đề của NNST ở Pháp, tác giảchỉ ra mơ hình áp dụng một số kỹ thuật NNST ở Việt Nam qua dự án tài trợcủa Pháp và phân tích các điều kiện thuận lợi để phát triển NNST ở ViệtNam, các lợi ích mà nó mang lại.
<i>Nguyễn Thị Thu Hà, “Phát triển nông nghiệp sinh thái, hướng đi mớiđối với sản xuất nông nghiệp” [32]. Theo tác giả, nền NNST được hiểu là sự</i>
kết hợp theo hướng chọn lọc những ưu điểm của nơng nghiệp hóa học vàNNHC với mục tiêu khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người màcòn tránh gây hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Theo nghĩa đó, sảnxuất nơng nghiệp theo hướng sinh thái sẽ giải quyết tốt ba vấn đề: duy trì cânbằng sinh thái trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường và cung cấp thực phẩmsạch. Bài viết đã làm rõ các nội dung của nền NNST (tính đa dạng sinh học,nuôi dưỡng đất cho đất sống, đảm bảo tái sinh vật chất và cấu trúc nhiềutầng). Trên cơ sở các nội dung đã chỉ ra, tác giả đưa ra các nguyên tắc cầnphải tuân thủ: không phá hoại môi trường; ổn định năng suất; đảm bảo khảnăng thực thi, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngồi; ít lệ thuộc vào hàng nhập
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">ngoại. Tác giả cũng dẫn chứng một số mơ hình NNST hoạt động hiệu quả nhưmơ hình vườn - ao - chuồng, mơ hình ruộng lúa bờ hoa, hệ thống canh tácnơng - lâm nghiệp bền vững trên đất dốc…
<i>Nguyễn Thị Đào, “Phát triển nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam: thuậnlợi và khó khăn” [20]. Tác giả nhấn mạnh, NNST là một trong những nội</i>
dung của nông nghiệp bền vững. Xuất phát từ những lợi ích mà nó mang lại,nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp theohướng này. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xu hướng này còn khá mới mẻ. Tác giảđã đưa ra những quan niệm khác nhau về NNST và đưa ra cách tiếp cậnNNST theo cách tiếp cận mục tiêu, coi nó là NNHC và là một trong nhữngnội dung của phát triển nông nghiệp bền vững. Bài viết đã phân tích q trìnhhình thành, phát triển NNST ở Việt Nam với một số mơ hình tiêu biểu vànhững thuận lợi và khó khăn trong q trình triển khai. Theo tác giả, một sốgiải pháp về quy hoạch tổng thể, chính sách, đào tạo đội ngũ cán bộ cóchun mơn sâu về NNST… cần được chú trọng thực hiện để thúc đẩy sựphát triển.
Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Thị Hồng Minh và Phạm Phương Thảo
<i>“Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông nghiệp sạch tạiViệt Nam” [61]. Nhóm tác giả đã khái qt tình hình sản xuất NNHC trên thế</i>
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trước thách thức về an toàn vệ sinhthực phẩm và biến đổi khí hậu, phát triển NNHC ở Việt Nam (tuân thủ bốnnguyên tắc: sức khỏe, sinh thái, công bằng, quan tâm) là bước đi cần thiết vàkịp thời cho ngành nông nghiệp. Báo cáo đề cập đến một số mơ hình NNHCtiêu biểu đã được triển khai như Dự án ADDA - VNFU về canh tác hữu cơ;Ecolink-Ecomart với sản phẩm chè và rau hữu cơ; Organic Đà Lạt với sảnphẩm rau hữu cơ; Viễn Phú Green Farm với sản phẩm gạo hữu cơ. Nhóm tácgiả phân tích SWOT, chỉ ra cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn trongphát triển sản xuất NNHC ở Việt Nam, đồng thời đưa ra dự báo về xu hướng
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">phát triển trong thời gian tới. Xu hướng phát triển NNHC trên cơ sở số liệusáng chế quốc tế và thực phẩm hữu cơ từ góc nhìn của doanh nghiệp cũngđược nhóm tác giả phân tích trong báo cáo.
<i>Nguyễn Thị Mai, “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại các huyện ngoạithành Hà Nội” [55]. Tác giả khẳng định, mơ hình nơng nghiệp hữu cơ trên</i>
đia bàn Hà Nội đã đạt được mức độ tăng trưởng đáng ghi nhận trong nhữngnăm qua. Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân thành phố, sự hỗ trợ về kỹthuật thơng qua các chương trình tập huấn, diện tích sản xuất nông nghiệpứng dụng hệ thống thâm canh cải tiến trên lúa, hoa, rau quả tăng lên; lượngthuốc bảo vệ thực vật giảm mạnh và thấp hơn nhiều so với trung bình của cảnước; một số nhãn hiệu tập thể của một số sản phẩm NNHC được xây dựngthành công... Tuy nhiên, sản xuất NNHC ở các huyện ngoại thành Hà Nội vẫnđang gặp rất nhiều khó khăn do khó mở rộng diện tích canh tác tập trung, cầnthời gian và nguồn vốn lớn để cải tạo đất, đảm bảo chất lượng nước tưới; cơsở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa có sức hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư; chiphí sản xuất ban đầu so với nơng nghiệp truyền thống cao hơn nhiều lần; chưacó bộ tiêu chí cụ thể cho các sản phẩm NNHC... Xuất phát từ những khó khănđó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền nhằm thúc đẩy sựphát triển của NNHC thủ đô trong thời gian tới như điều chỉnh quy hoạch,chiến lược; lựa chọn có trọng tâm mơ hình ưu tiên phù hợp nguồn lực; xâydựng cơ chế, chính sách thúc đẩy các hình thức liên kết, hợp tác; nghiên cứuvà ban hành các quy định về điều kiện ràng buộc và trách nhiệm của các bêntrong liên kết; tuyên truyền, giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môitrường; ban hành cơ chế, thể chế và pháp luật gắn sản xuất theo các tiêuchuẩn môi trường…
<i>Phạm Thị Huyền, Ngô Thế Nam, “Đánh giá thực trạng sản xuất sảnphẩm nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Hà Nội” [45]. Những</i>
kết quả đạt được và hạn chế được tác giả phân tích, làm rõ theo từng lĩnh vực.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Trong trồng trọt, tác giả chỉ rõ kết quả đạt được (hiệu quả kinh tế của trồngtrọt hữu cơ cao hơn phương pháp truyền thống với sự gia tăng sản lượng, hiệuquả kinh tế trên rau, lúa, cây ăn quả) và hạn chế (quy mô nhỏ, phân tán, côngnghệ cao được ứng dụng trên các mơ hình rau an tồn, lúa hữu cơ, cây ăn quảrất hạn chế). Trong chăn ni, các mơ hình chăn ni hữu cơ cịn mang tínhtự phát theo trang trại, HTX nhỏ lẻ là chính. Trong ni trồng thủy sản, cácmơ hình thủy sản ruộng trũng, theo hướng thâm canh, bán thâm canh có xuhướng phát triển, tuy nhiên, sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, khảnăng cạnh tranh thấp, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
<i>Trương Đình Chiến “Một số giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệphữu cơ trên địa bàn Hà Nội” [13]. Tác giả làm rõ những nguyên nhân cản trở</i>
sự phát triển của sản xuất NNHC trên địa bàn Hà Nội (nguyên nhân chủ quan- thuộc về nội tại người nông dân và nguyên nhân khách qu an - thuộc về điềukiện sản xuất nông nghiệp); đề xuất một số giải pháp cơ bản, toàn diện từ cácchủ thể để thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sảnxuất NNHC và tạo đà cho sự phát triển sản xuất hữu cơ trong nơng nghiệptrên địa bàn thủ đơ. Về phía nông dân (thay đổi nhận thức và thái độ củangười nơng dân về sản xuất NNHC); về phía Nhà nước và chính quyền địaphương (ban hành và thực thi chính sách đảm bảo hiệu quả kinh tế cho ngườinông dân canh tác hữu cơ; phê duyệt quy hoạch các vùng sản xuất NNHC phùhợp với pháp luật; đổi mới chính sách đất đai; ban hành chính sách hỗ trợthúc đẩy sản xuất NNHC toàn diện và hiệu quả hơn; ban hành hệ thống tiêuchuẩn quốc gia về NNHC).
<i>Trương Đình Chiến, “Một số vấn đề về phát triển chuỗi cung ứng sảnphẩm nông nghiệp hữu cơ cho thị trường nội thành Hà Nội” [14]. Tác giả</i>
nhận định, các sản phẩm nông sản hữu cơ không thể cung ứng tới khách hàngqua hệ thống cung ứng theo cơ chế thị trường tự do, mà phải được cung ứngtheo các chuỗi cung ứng được tổ chức và quản lý chủ động có sự liên kết từ
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">người nông dân đến người bán lẻ. Mặc dù Hà Nội có chủ trương phát triểnsản xuất, tiêu thụ sản phẩm NNHC và đã có một số mơ hình tổ chức chuỗicung ứng nơng sản hữu cơ theo mơ hình quản trị chuỗi cung ứng kiểu khốngchế hoặc chuỗi cung ứng được quản trị theo kiểu doanh nghiệp ký hợp đồngđảm bảo cung cấp giống và vật tư nông nghiệp cho người nông dân, bao tiêutoàn bộ sản phẩm, nhưng do số lượng hộ nơng dân, trang trại và diện tích sảnxuất NNHC ở ngoại thành Hà Nội cịn ít, nên chuỗi cung ứng cho thị trườngHà Nội vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về quy mô với kiểu quản lý chuỗi còn sơkhai, nhiều chuỗi cung ứng hoạt động chưa hiệu quả... Trên cơ sở phân tíchhành vi của các tác nhân chi phối đến quản trị các chuỗi cung ứng (người tiêudùng nông sản, người nông dân, thương lái, công ty bán lẻ kinh doanh chuỗicửa hàng và siêu thị, các tác nhân thể chế), tác giả đề xuất các giải pháp pháttriển các chuỗi cung ứng sản phẩm NNHC cho nội thành Hà Nội và chỉ ra cácmơ hình chuỗi cung ứng phù hợp với thị trường Hà Nội (chuỗi mơ hình 3F -chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín từ trang trại đến bàn ăn, chuỗi cung ứngdo các nhà bán lẻ lớn lãnh đạo dựa trên các hợp đồng đặt hàng từ các trangtrại, hộ nông dân/HTX sản xuất NNHC, chuỗi cung ứng do tổ chức hợp táccác trang trại và vùng sản xuất NNHC có thương hiệu tập thể mạnh lãnh đạo).Từ các mơ hình đó, giải pháp đổi mới hoạt động của các thành viên trongchuỗi cung ứng và đổi mới hoạt động của các tác nhân thể chế được tác giả đềcập nhằm thúc đẩy hiệu quả quá trình phát triển các chuỗi cung ứng bền vữngtrên thị trường.
<i>Đào Thế Anh, “Phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững”</i>
[2]. Tác giả nhận định, thế giới có xu hướng thơng qua NNST như là phươngtiện để thực hiện chiến lược kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻnhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững. NNST chính là giải phápứng phó với biến đổi khí hậu, do đó nền nơng nghiệp nước ta cần được đầu tưtheo hướng NNST dựa trên các tiến bộ của khoa học cơng nghệ để tăng tínhchống chịu với những rủi ro của biến đổi khí hậu và phi khí hậu nhằm đạt
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">mục tiêu phát triển bền vững. Đề cập đến một số mơ hình sản xuất NNST nhưcanh tác hữu cơ, nông nghiệp bảo tồn, nông nghiệp tái sinh, nông lâm kếthợp, nông nghiệp cảnh quan, SRI, chăn nuôi kết hợp trồng trọt..., tác giảkhẳng định, triển khai thực hiện các mơ hình này là giải pháp chính để giảmthiểu khí thải nhà kính từ nơng nghiệp, tăng lưu trữ carbon, bảo vệ môitrường. Nhận định các phương thức NNST khơng hồn tồn mới nhưng tínhlan tỏa còn hạn chế, tác giả cho rằng, để các địa phương có thể chuyển đổi từnơng nghiệp thâm canh sang NNST, cần những giải pháp mang tính căn cơ,mà trước hết là một chiến lược và hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ (chuyểngiao khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, tiếp cận thị trường). Mộtsố hướng nghiên cứu mới theo hướng sinh thái cần được thúc đẩy để chuyểngiao cho sản xuất như: chọn giống chống chịu với các điều kiện khó khăn(hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt); kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước, các giảipháp sinh thái phòng trừ các dịch bệnh mới; các công nghệ vi sinh vật sảnxuất phân hữu cơ và xử lý chất thải; cơng nghệ chính xác và công nghệ sốphục vụ sản xuất NNST; quản trị chất lượng trong chuỗi giá trị sản phẩmNNST; cơ chế phân chia lợi ích và rủi ro trong liên kết đảm bảo lợi ích của hộnơng dân trong chuỗi giá trị; khuyến nông số; truy xuất nguồn gốc số… Cácđịa ph ương cần xây dựng các chính sách cụ thể hơn để hỗ trợ quá trìnhchuyển đổi sang NNST và tổ chức thị trường cho nông sản sinh thái.
<i>Nguyễn Minh Quang và các cộng sự, “Agroecology - Chìa khóa chosản xuất nơng nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu?” [74]. Theo nhóm tác</i>
giả, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã quan tâm đến những lợi ích và vaitrị của “agroecology” trong ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy hoànthành các mục tiêu phát triển bền vững. Ở Việt Nam, sức ép về phát triển bềnvững đang mở ra cơ hội lớn cho các hoạt động “nông nghiệp xanh” nhưNNST hay NNHC. Bài viết đã đưa ra khái niệm agroecology của một số nhànghiên cứu, nó được định nghĩa là “một cách tiếp cận sản xuất dựa trên cácnguyên tắc và thực hành được thiết kế để thúc đẩy sự bền vững của hệ thống
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">nông nghiệp phù hợp với điều kiện đặc trưng của địa phương và đảm bảo sựgắn kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng như một yêu cầu sống cịn đốivới an ninh lương thực”. Do đó, sản xuất nông nghiệp dựa theo cách tiếp cậnsinh thái được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo ra sự khác biệtthực chất với các hệ thống nông nghiệp cơng nghiệp hóa. Nhóm tác giả cũngphân tích sự khác biệt giữa agroecology và nông nghiệp thông minh (dù cónhiều điểm tương đồng nhưng sự khác biệt mang lại bản sắc của agroecologylà nông dân, gắn kết sinh thái và chuỗi giá trị tuần hồn, trong khi nơngnghiệp thơng minh khơng có được). Cơng trình cũng đề cập và phân tíchnhững rào cản đối với agroecology, đó là: tiến bộ cơng nghệ và hạ tầng; vị thếvà lợi ích kinh tế của các bên trong chuỗi sản xuất không bình đẳng; lối sốnghiện đại của người tiêu dùng; ảnh hưởng của các tập đồn nơng nghiệp. Làmột quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển NNST, Việt Nam cần tập trunggiải quyết một số nội dung cụ thể liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước,hướng dẫn và thực thi chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển NNST, đặcbiệt cần khẩn trương xây dựng và ban hành chiến lược phát triển NNST.
<i>Cao Đức Phát, “Phát triển nông nghiệp sinh thái hướng tới giá trị vàbảo đảm phát triển bền vững” [68]. Theo tác giả, nông nghiệp Việt Nam</i>
chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững. NNHC bắt đầu có bước phát triển trên quy mô lớn. Chỉrõ những điểm yếu của nông nghiệp nước ta về chất lượng, sức cạnh tranh;sản phẩm ở các cơng đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp; nông nghiệp chủyếu dựa vào khai thác tài nguyên; tốc độ tăng trưởng giảm, dịch bệnh giatăng…, tác giả khẳng định, chủ trương phát triển NNST của Đảng Cộng sảnViệt Nam trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII là chủtrương đúng đắn, giúp nông nghiệp khắc phục những điểm yếu, vượt quathách thức và đóng góp lớn hơn đối với sự phát triển chung của đất nước. Tácgiả đồng tình với cách tiếp cận về khái niệm NNST theo quan điểm của Tổchức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc năm 2015 đưa ra và
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">khẳng định, phát triển NNST cũng đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vữngvới các u cầu về mơi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, bài viếtphân tích các mục tiêu NNST cần chú trọng như hướng tới đa giá trị; pháttriển chuỗi giá trị; nâng cao khả năng cạnh tranh của nơng sản; thích ứng vớibiến đổi khí hậu và tạo lập xu hướng xanh, bền vững. Trên cơ sở các mục tiêuđó, các giải pháp trọng tâm được tác giả đề xuất gồm: thống nhất nhận thứcvề vai trò, tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp trong quá trình cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp; tạođộng lực tăng trưởng mới cho nền nông nghiệp và bảo đảm phát triển nôngnghiệp bền vững.
<i>Nguyễn Văn Thanh, “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nôngdân văn minh” [94]. Bài viết đã làm rõ nội hàm của khái niệm NNST, nông</i>
thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tác giả bài viết khẳng định, NNST là đặctrưng của mơ hình nơng thơn mới, phát triển hơn so với mơ hình sản xuấtnơng nghiệp cũ, thể hiện sự tiến bộ về mọi mặt của quá trình phát triển nơngthơn, tiến tới thỏa mãn ở mức tốt nhất các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội, y tế, mơi trường và thể chế chính trị ở nông thôn.
<i>Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu, “Chính sách hỗ trợ của Nhà nướcta đối với nơng dân trong điều kiện hội nhập WTO” [70]. Nhóm tác giả pcho</i>
rằng, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nơng dân là một nội dung trong lợi íchkinh tế của nông dân. Từ việc làm rõ quan niệm và mục tiêu của chính sáchhỗ trợ nơng dân của Nhà nước, nhóm tác giả phân tích 05 nội dung của chínhsách hỗ trợ nơng dân của Nhà nước (hỗ trợ nông dân xây dựng kết cấu hạ tầngnông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận các nguồnlực; tạo điều kiện để nông dân đạt được sức mạnh thỏa thuận trên thị trườngtiêu thụ nông sản; giúp nơng dân ổn định thu nhập khi gặp khó khăn; hỗ trợpháp lý, kĩ thuật cho nông dân) và cơ chế, cơng cụ triển khai thực hiện. Cơngtrình cũng đánh giá quá trình triển khai hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quảcủa chính sách hỗ trợ nông dân trong thời gian tới.
<i>Phạm Quốc Quân, “Lợi ích của nông dân khi tham gia chuỗi giá trịhàng hóa nơng sản” [76]. Tác giả đưa ra một nghịch lý giữa bước phát triển</i>
vượt bậc về sản lượng, năng suất, chất lượng, hiệu quả với việc cải thiện giátrị gia tăng và bảo đảm lợi ích của nơng dân. Nguyên nhân chủ yếu được tácgiả lý giải từ hạn chế trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật làm giảm tínhcạnh tranh; chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng; thiếu chặt chẽ trong liên kếtgiữa các tác nhân (liên kết bốn nhà) của chuỗi giá trị hàng hóa nơng sản; hạnchế trong triển khai một số chính sách đầu tư, hỗ trợ nơng nghiệp, nơng dân,nơng thôn của Nhà nước. Trên cơ sở chỉ ra các nguyên nhân đó, tác giả đềxuất các giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích cho nơng dân trong chuỗi giá trịhàng hóa nơng sản để cải thiện đời sống cho nơng dân (nâng cao trình độ,kinh nghiệm và năng lực sản xuất kinh doanh cho nông dân; đẩy mạnh ứngdụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới cách thức tổ chức trong sản xuất;liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, bảo đảm thu nhập cao và ổn địnhcho nông dân).
<i>Bùi Thị Tiến, “Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơtrên địa bàn thành phố Hà Nội” [100]. Các vấn đề lý luận và thực tiễn như</i>
nội hàm của nông nghiệp hữu cơ, lợi ích, quan hệ lợi ích trong phát triển nơngnghiệp hữu cơ; nội dung, tiêu chí đánh giá quan hệ lợi ích trong phát triểnnơng nghiệp hữu cơ, kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trongnước và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội… được tác giả làm rõ. Từkhung lý thuyết đã phân tích, tác giả phân tích thực trạng quan hệ lợi ích giữacác chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố HàNội trong giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, cơng trình đề cập đến các dự báovề sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới và quan điểm,
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">phương hướng, giải pháp giải quyết hài hòa các quan hệ đó trong phát triểnnơng nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
<i>Trần Thanh Giang, “Lợi ích kinh tế của nơng dân trong thời kỳ cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” [30]. Tác giả trình bày một số</i>
vấn đề lý luận chung về nơng dân, lợi ích kinh tế của nơng dân Việt Nam vàmột số nhân tố tác động đến lợi ích kinh tế của nơng dân hiện nay. Theo tácgiả, lợi ích kinh tế của nông dân biểu hiện rất đa dạng, trong đó có ba nhómlợi ích chủ yếu: lợi ích trong mối quan hệ sở hữu hoặc sử dụng đối với các tưliệu sản xuất họ có hoặc được giao; lợi ích trong quản lý, tổ chức sản xuất,canh tác trên tư liệu sản xuất mà họ có quyền chiếm hữu hoặc có quyền sửdụng; lợi ích đối với việc tổ chức phân phối và sử dụng các sản phẩm do họtạo ra hoặc có sự tham gia đóng góp tư liệu sản xuất mà họ có quyền chiếmhữu hoặc quyền sử dụng. Trong giai đoạn hiện nay, lợi ích kinh tế của nôngdân biểu hiện trên một số mặt: các hoạt động sản xuất và kinh doanh tronglĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; mua, bán, cho thuê, chuyểnnhượng quyền sử dụng đất; tham gia lao động, sản xuất các ngành nghề côngnghiệp, xây dựng; hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác. Qtrình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đã tác động haichiều đến lợi ích kinh tế của nơng dân (theo hướng tích cực và tiêu cực). Tácđộng tích cực thể hiện trên một số khía cạnh: tạo điều kiện và cơ hội việc làmvới thu nhập cao cho nông dân, phát triển sản xuất và kinh doanh với năngsuất và hiệu quả cao; tạo khả năng chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướnghiện đại; tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo; đời sống sản xuất, xã hội nôngthôn được tổ chức theo hướng văn minh, hiện đại; kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội nông thôn được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Tác động tiêu cực được chỉra: diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp, nông dân mất hoặc thiếu việc làm;một số mơ hình phát triển thiếu tính bền vững; q trình phân hóa thu nhập,giàu nghèo, phân tầng xã hội gia tăng; một số chính sách phát triển nơngnghiệp, nơng thơn cịn nhiều bất cập. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định, việc
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">giải quyết vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn cịn tồn tại những hạnchế, yếu kém làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm lợi ích kinh tế cho nơng dântrong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như làm gia tăng khoảng cáchvà mức sống giữa thành thị - nơng thơn, tình trạng thiếu việc làm và thấtnghiệp, bất đồng thuận xã hội... Nhận diện những vấn đề đặt ra, tác giả đềxuất 03 quan điểm (bảo đảm hài hòa với các lợi ích khác của nơng dân, giữanơng dân với các chủ thể lợi ích khác; gắn với việc giải quyết vấn đề sở hữutư liệu sản xuất chủ yếu trong nơng nghiệp; gắn liền với việc phát huy vai trịlàm chủ của nơng dân trong q trình xây dựng nơng thơn mới) và 06 giảipháp nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của nơng dân trong thời kỳ cơng nghiệphóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế,chính sách; tăng cường các giải pháp hỗ trợ nông dân; tăng cường các biệnpháp đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; kiên quyết thực hiệnnghiêm túc và thành cơng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2016-2020; phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn,từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nơng dân; đẩy mạnhdân chủ hóa, phát huy tính chủ động và sáng tạo của nơng dân trong việc xâydựng nơng thơn mới).
<i>Trần Hồng Hiểu, “Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanhnghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long” [37].</i>
Luận án cho rằng, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan đượcsinh ra từ nhu cầu kinh tế và là phương thức để thoả mãn những nhu cầu đó.Con người khơng thể lựa chọn, quyết định được lợi ích kinh tế của mình, nóphụ thuộc vào vai trị, vị trí của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất. Trongphát triển cánh đồng lớn, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp được thựchiện theo ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi cho cả hai bên. Tác giả chỉ rõnông dân đạt được một số lợi ích kinh tế như được hưởng lợi từ quyền sửdụng đất nông nghiệp với vị thế là “chủ đất”; lợi nhuận và thu nhập tăng; chấtlượng, giá trị sản phẩm gia tăng; việc làm cho nông dân và đầu ra của sản
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">phẩm được bảo đảm; các lợi ích kinh tế thu được từ chính sách ưu đãi, hỗ trợcủa Nhà nước đối với nơng dân. Trên cơ sở chỉ ra các lợi ích kinh tế của nơngdân, doanh nghiệp, tác giả phân tích quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân vàdoanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn; phân tích thực trạng thực hiện lợiích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơhình cánh đồng lớn ở đồng bằng sơng Cửu Long trong giai đoạn 2014-2018.Các quan điểm và nhóm giải pháp để giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích kinhtế giữa nông dân và doanh nghiệp trong phát triển cánh đồng lớn ở đồng bằngsông Cửu Long đến năm 2025 được tác giả đề xuất: các quan điểm (bảo đảmquyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết, nâng cao hiệu quả kinh tếcủa cánh đồng lớn, hoàn thiện cơ chế phân phối lợi ích kinh tế trong ngắn hạnvà dài hạn, xây dựng "lợi ích chung và niềm tin lâu dài của hai bên"); nhómgiải pháp (nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về mối quan hệlợi ích kinh tế trong phát triển cánh đồng lớn; nâng cao hiệu quả kinh tế củamơ hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sơng Cửu Long; hồn thiện mơ hình liênkết giữa nơng dân và doanh nghiệp; nâng cao giá trị pháp lý và hoàn thiện cơchế thực hiện hợp đồng kinh tế; hoàn thiện cơ chế, chính sách và tăng cườngquản lý nhà nước).
<i>Lương Quốc Đồn, “Khơi dậy khát vọng vươn lên và phát huy vai trịchủ thể của giai cấp nơng dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nôngthôn và xây dựng nông thôn mới” [29]. Bài viết tập trung phân tích các giải</i>
pháp cần triển khai thực hiện để phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nôngdân trong giai đoạn mới. Xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của nơngnghiệp và kinh tế nơng thơn trong q trình xây dựng và phát triển đất nước ởViệt Nam, giai cấp nơng dân vừa đảm nhiệm vai trị trung tâm, quyết định sựphát triển nông nghiệp, nông thôn, vừa quyết định sự phát triển bền vững củađất nước. Tác giả khẳng định, q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn,nơng dân mặc dù đã có những bước tiến vượt bậc, tuy nhiên, vẫn cịn tồn tạinhiều khó khăn, bất cập so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">làm chủ của nông dân. Đó là: nền sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất thơ, mức đầu tưvào nơng nghiệp, nơng thơn cịn hạn chế và dàn trải; việc chuyển giao tiến bộkỹ thuật trong nơng nghiệp, nơng thơn vẫn cịn nhiều khó khăn do kết cấu hạtầng chưa phát triển, ruộng đất manh mún; nông dân chưa quyết định đượcvấn đề sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nơng sản; văn hóa, xã hội ở nông thônđang xuất hiện những vấn đề cần quan tâm giải quyết; tình trạng ơ nhiễm vàsuy thối môi trường ở nhiều khu vực nông thôn ngày càng tăng; đa số nôngdân nước ta là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội và phân hóa giàu nghèo ngàycàng gia tăng; người nơng dân ln đứng ở vị trí yếu thế trong quan hệ sảnxuất, tình trạng bỏ hoang tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất đã vàđang trở thành vấn đề đáng quan tâm. Trên cơ sở nhận diện những vấn đề đặtra đó, tác giả đề xuất 04 giải pháp phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nôngdân trong giai đoạn mới: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường liênminh nơng dân - cơng nhân - trí thức, phát huy sức mạnh của hệ thống chínhtrị, xã hội trong xây dựng giai cấp nơng dân; xây dựng, hồn thiện cơ chế,chính sách của Nhà nước đủ sức hấp dẫn để huy động các nguồn lực đầu tưvào nông thôn, kết cấu hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất; gắn phát huy vaitrị chủ thể của người nơng dân với xây dựng con người mới; quan tâm xâydựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam thực sự đại diện cho quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của nơng dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thầncho nông dân.
<i>Đồn Minh Huấn, “Xây dựng nơng dân văn minh - chủ thể phát triểnnông nghiệp sinh thái, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn hiệnđại” [44]. Phân tích những nét biến đổi lớn của nơng dân nước ta hiện nay (từ</i>
số lượng, cơ động xã hội, ý thức và trình độ làm chủ, tư duy và tâm lý đến thunhập và chất lượng cuộc sống), tác giả đã luận giải các nội dung xây dựngnông dân văn minh gắn với nâng cao vai trò chủ thể, quyền làm chủ của nôngdân trong phát triển NNST, kinh tế nơng thơn và hiện đại hóa nơng thơn. Cácnội dung được tập trung phân tích là học vấn, trình độ, kiến thức, phẩm chất;
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">trình độ tổ chức sản xuất văn minh hiện đại, trước hết trong tổ chức phát triểnNNST; năng lực quản trị; trình độ tổ chức đời sống và điều kiện, cơ hội tiếpcận các dịch vụ xã hội, phúc lợi công cộng. Từ quan điểm của Đại hội XIII vềphát huy vai trò chủ thể của nông dân, tác giả nhận định, địa vị làm chủ củangười nông dân ngày nay đối lập với thân phận người nông dân làm thuêtrước kia. Vai trị chủ thể này khơng chỉ được ghi nhận về mặt pháp lý, màcòn là điều kiện, cơ hội và đủ năng lực làm chủ trên mọi mặt đời sống nôngthôn, làm chủ nền sản xuất NNST. Tác giả bài viết phân tích sâu về các vấnđề cần chú trọng để phát huy đầy đủ vai trò chủ thể, địa vị làm chủ của nôngdân trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn: 1- Thắt chặt, làm mớicác nội dung liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và độingũ trí thức, nâng cao hiệu quả liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp,doanh nhân và các tác nhân khác; 2- Thúc đẩy chuyển đổi căn bản tư duy củanông dân từ phát triển nơng nghiệp vì mục tiêu sản lượng sang mục tiêu giátrị sinh thái - nhân văn là cốt lõi; 3- Tăng cường năng lực chủ thể của nôngdân trong liên kết theo chuỗi giá trị, vượt lên tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manhmún của hộ gia đình tiểu nơng; 4- Tạo mọi điều kiện để nông dân luôn giữquyền chủ động, làm chủ tồn bộ q trình chuyển đổi sinh kế gắn với pháttriển kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; 5- Phát huy vai trò chủthể văn hóa của nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới, trên cơ sở gìn giữ,kế thừa và nâng tầm các giá trị truyền thống, đi đôi với tiếp thu cái mới, tiếnbộ và bài trừ các tập tục lạc hậu; 6- Nâng cao năng lực làm chủ, thật sự là chủthể xây dựng nông thôn mới, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, bảo vệ an ninh,trật tự nông thôn; 7- Chăm lo cải thiện, nâng cao mức sống và chất lượngsống gắn với tăng cường năng lực tự chủ đời sống cá nhân, gia đình,ngõ/xóm, làng/bản văn minh, hạnh phúc mang đặc trưng nông thôn.
<b>1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁNTẬP TRUNG NGHIÊN CỨU</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><b>1.2.1. Khái quát kết quả các cơng trình nghiên cứu liên quan đếnđề tài luận án</b>
Các cơng trình nghiên cứu liên quan được cơng bố ở nước ngồi vàViệt Nam đã đề cập, phân tích về lợi ích, lợi ích kinh tế, lợi ích của nơng dân;NNST, phát triển NNST; mối quan hệ giữa lợi ích của nơng dân với NNST,lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST dưới dạng sách, luận án, bài viếtđăng trên tạp chí... với cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Các cơng trìnhđó đã luận giải được các nội dung cơ bản sau:
<i>- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lợi ích, lợi ích kinh tế, lợi ích củanông dân</i>
+ Làm rõ khái niệm lợi ích, lợi ích kinh tế, các hình thức biểu biện lợiích nói chung; tác động hai chiều (tích cực và tiêu cực) của q trình cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa đến lợi ích của nơng dân; các hình thức biểu hiện lợiích của nông dân trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể (thời kỳ đầu đổi mới, thờikỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước; thời kỳViệt Nam gia nhập WTO…);
+ Một số cơng trình phân tích chủ trương, quan điểm và các giải phápbảo đảm lợi ích cho nơng dân của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời đề cập vàluận giải một hình thức biểu hiện về lợi ích kinh tế cụ thể của nơng dân (thơngqua chính sách hỗ trợ của Nhà nước).
<i>- Nhóm các cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp sinh thái, phát triểnnơng nghiệp sinh thái; lợi ích của nơng dân trong phát triển nông nghiệp vàtrong phát triển nông nghiệp sinh thái</i>
+ Đề cập đến một số vấn đề về NNST và phát triển NNST (khái niệmNNST, NNHC, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; luận giải vai trịvà lợi ích của NNST, từ đó khẳng định NNST là sự lựa chọn của tương lai, làxu thế chung của nông nghiệp thế giới và nông nghiệp Việt Nam);
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">+ Một số cơng trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNST của mộtsố quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển và rút ra bài học kinh nghiệm choViệt Nam;
+ Một số cơng trình đề cập đến quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vềphát triển NNST; những thuận lợi và khó khăn trong phát triển NNST; thựctrạng phát triển NNST trên một số địa bàn trong nước và các mơ hình NNSTcụ thể đang triển khai trên thực tế; mục tiêu và giải pháp phát triển NNST…);
+ Một số cơng trình đề cập đến lợi ích của nơng dân trong phát triểnnơng nghiệp (luận giải được lợi ích và quan hệ lợi ích gắn liền với từng vấnđề cụ thể như lợi ích của nông dân trong tham gia chuỗi giá trị hàng hóa nơngsản, lợi ích của nơng dân trong phát triển cánh đồng mẫu lớn trên một địa bàncụ thể, lợi ích của nông dân trong thu hồi đất nông nghiệp trên một địa bàn cụthể và quan hệ lợi ích giữa các chủ thể liên quan) và lợi ích của nơng dântrong phát triển NNST (sử dụng mơ hình định lượng để so sánh lợi nhuận củanông dân trong sản xuất NNHC và nông nghiệp thông thường trên địa bànmột địa bàn cụ thể; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nơngdân ở mơ hình sản xuất nơng nghiệp thơng thường, an tồn và hữu cơ; đề xuấtkhuyến nghị đối với nơng dân và chính quyền để gia tăng thu nhập cho nôngdân; quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển NNHC trên địa bàn cụthể; vấn đề đặt ra về lợi ích của nông dân và các giải pháp phát huy vai trịchủ thể của nơng dân trong phát triển NNST…)
+ Một số cơng trình chỉ ra rằng, nơng nghiệp truyền thống, lạm dụnghóa chất, thâm dụng tài nguyên với những hệ lụy nghiêm trọng trong trướcmắt và lâu dài sẽ bị thay thế bởi NNST, một sự lựa chọn có tính tất yếu, nhằmkhắc phục, sửa chữa, cứu sống hệ sinh thái tự nhiên, con người và toàn xã hội;sự phát triển của NNST gắn liền với chủ thể trung tâm là nông dân nên việcnhận diện và quan tâm, bảo đảm lợi ích cho nơng dân sẽ tạo động lực cho chủ
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">thể này tích cực chuyển đổi sản xuất, góp phần khơi dậy tiềm năng và thúcđẩy sự phát triển NNST.
Có thể thấy rằng, những cơng trình khoa học đã cơng bố mới chỉ đề cậpđến những vấn đề lý luận chung về NNST; lợi ích của nơng dân nói chung vàlợi ích của nơng dân (thu nhập) trong phát triển nông nghiệp, phát triển nôngnghiệp an toàn và hữu cơ; quan điểm, yêu cầu và một số giải pháp đảm bảothực hiện lợi ích cho nơng dân trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóanơng nghiệp nơng thơn nhằm phát huy vai trị chủ thể của nông dân trong pháttriển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới và trong pháttriển NNST, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thơn hiện đại. Chưa cócơng trình nào nghiên cứu trực diện lợi ích của nơng dân trong phát triểnNNST và đi vào phân tích, đánh giá một cách tồn diện hiện trạng lợi ích củanơng dân trong phát triển NNST trên địa bàn cả nước hoặc ở một địa phươngcụ thể dưới góc độ ngành Kinh tế chính trị.
Các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án của các tácgiả nước ngoài và Việt Nam được đề cập trong phần tổng quan các cơng trìnhnghiên cứu liên quan là những tài liệu hữu ích, giúp tác giả xác định đượcđịnh hướng nghiên cứu, khung phân tích và tham khảo một số nội dung về cơsở lý luận và thực tiễn.
<b>1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu</b>
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận án cần giải quyết các câu hỏinghiên cứu sau:
1. Những vấn đề lý luận về lợi ích của nơng dân trong phát triển nôngnghiệp sinh thái được hiểu như thế nào? Làm thế nào để nông dân nhận đượccác lợi ích đó? Kinh nghiệm về bảo đảm lợi ích của nông dân trong phát triểnNNST ở một số địa phương trong nước mà các huyện ngoại thành, thành phốHà Nội tham khảo là gì?
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">2. Phát triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội giaiđoạn 2017-2022 mang lại cho nông dân những lợi ích gì? Lợi ích nơng dânnhận được có tương xứng với chi phí đầu tư và giá trị tạo ra cho xã hội, môitrường không?
3. Giải pháp nào cần được triển khai thực hiện để bảo đảm lợi ích củanơng dân trong phát triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nộiđến năm 2030? Nhà nước, chính quyền thành phố Hà Nội và các chủ thể cùngtham gia phát triển NNST (doanh nghiệp, hợp tác xã) cần làm gì để bảo đảmlợi ích của nơng dân trong phát triển NNST?
Trên cơ sở kế thừa một số nội dung lý luận trong những tài liệu nghiêncứu có liên quan, tác giả luận án tập trung nghiên cứu tổng thể và chun sâulợi ích của nơng dân trong phát triển NNST (thơng qua các hình thức biểuhiện của lợi ích) và bảo đảm lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST ởcác huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội dưới góc độ nghiên cứu của ngànhKinh tế chính trị.
<i><b>* Về lý luận luận án cần tiếp tục nghiên cứu</b></i>
Luận giải những vấn đề lý luận về lợi ích của nông dân trong phát triểnNNST:
- Những vấn đề lý luận chung về NNST: Khái niệm, đặc điểm, vai tròcủa NNST.
- Những vấn đề lý luận chung về lợi ích của nơng dân trong phát triểnNNST: Khái niệm lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST; các hình thứcbiểu hiện và tiêu chí đánh giá lợi ích của nơng dân trong phát triển NNST; cácyếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân trong phát triển NNST.
<i><b>* Về thực tiễn luận án cần tiếp tục nghiên cứu</b></i>
Luận án tập trung phân tích và làm sáng rõ các vấn đề thực tiễn:
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">- Nghiên cứu kinh nghiệm bảo đảm lợi ích của nơng dân trong pháttriển NNST ở một số địa phương trong nước, từ đó rút ra những bài học kinhnghiệm có giá trị tham khảo, có thể vận dụng phù hợp với các huyện ngoạithành, thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng lợi ích của nơng dân trong phát triểnNNST ở các huyện ngoại thành, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2022; đánhgiá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả, hạnchế.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm lợi íchcủa nơng dân trong phát triển NNST ở các huyện ngoại thành, thành phố HàNội đến năm 2030.
</div>