Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

vấn đề chảy máu chất xám ở việt nam tiểu luận học phần phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 32 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Quản Trị Nhân Lực trường Học Viện Hành Chính Quốc Gia đã đưa môn học phương pháp nghiên cứu khoa học vào giảng dạy cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập và hoàn thànhđề tài hiện tượng “ Chảy máu chất xám ” cho bài tiểu luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Văn Dũng đã dành nhiều sự quan tâm , nhiệt tình chỉ dạy, hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức cho em trong quá trình học và làm bài .

Để hồn thành được bài tiểu luận đầu tiên của bản than mình khi bước vào môi trường đại học , em đã cố gắng vận dụng những kiến thức mình có được trong quá trình học và tìm hiểu them nhiều những kiến thức , thơng tin khác để hồn thành bài tiểu luận của mình được tốt nhất có thể . Tuy nhiên, kiến thức là vô hạn mà sự hiểu biết của mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định, bản than em vẫn cònthiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như kiến thức còn nhiều mặt hạn chế nên sẽ không thể tránh khỏi việc bài làm của mình có nhiều sai sót cần bổ sung . Rất mong thầy có thể giúp và cho em them những góp ý bổ ích để bài tiểu luận của em được hồn chỉnh hơn . Đó là những góp ý hết sức q báu khơng chỉ trong q trình thực hiện luận văn này mà còn là hành trang tiếp bước cho em trong quá trìnhhọc tập và lập nghiệp sau này.

Em xin chân thành cảm ơn ạ !

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Em , Vũ Hoàng Vân , cam đoan rằng tất cả các thông tin, dữ liệu và tài liệu sử dụng trong bài tiểu luận này đã được trích dẫn đầy đủ và chính xác theo kiến thức của em. Tất cả các nguồn tham khảo đã được chỉ ra một cách chính xác trong phần tham khảo của bài viết. Những ý kiến và quan điểm cá nhân của em đã được thể hiện rõ ràng và khơng phản ánh quan điểm chính thức của bất kỳ tổ chức nào. Mọi thông tin, dữ liệu và nhận định trong tiểu luận này không chỉ là sản phẩm của việc nghiên cứu, mà còn là kết quả của sự tận tâm và chân thành của em đối với chủ đề này. Mỗi dòng văn và mỗi ý kiến đều được viết từ trái tim và ánh mắt tìm kiếm sự chân thật. Em cũng cam đoan rằng tất cả công việc nghiên cứu và viết trong bài tiểu luận này là cơng sức tự mình hồn thành mà không sao chép hay tham khảo từ

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

bất kỳ nguồn nào mà không được ghi rõ. Em coi trọng việc tôn trọng nguồn gốc của mọi thông tin và dữ liệu. Tất cả các nguồn tham khảo đều được sử dụng với sự tôn trọng cao nhất và sự biết ơn sâu sắc đối với sự chia sẻ của những người khác.Em chịu trách nhiệm về tính chính xác và độ tin cậy của tất cả thơng tin được trình bày trong bài tiểu luận này bởi trích dẫn và sử dụng thơng tin từ nguồn khác khơng chỉ là việc học thuật, mà cịn là một nghệ thuật đạo đức. Em cam kết đặt sự chính xác và tính minh bạch lên hàng đầu, để mọi người có thể tin cậy vào sự chân thật của cơng trình nghiên cứu này.

Em đặt trái tim mình vào mỗi dịng văn và cam kết với sự chân thành và trung thựcnhất trong bài tiểu luận này.

<b><small>CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ “ CHẢY MÁU CHẤT XÁM ”...7</small></b>

<b><small>1. Khái niệm về hiện tượng “ chảy máu chất xám ”...7</small></b>

1.1. Chảy máu chất xám “nội”:...8

1.2. Chảy máu chất xám “ngoại”...8

<b><small>2. Biểu hiện của “ chảy máu chất xám ”...8</small></b>

<b><small>3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “ chảy máu chất xám ”...9</small></b>

<b><small>4. Thực trạng hiện tượng “ cháy máu chất xám “ ở một số nước trên thế giới...11</small></b>

<b><small>5. Những giải pháp, chính sách hạn chế hiện tượng “ chảy máu chất xám” ở một số nước...14</small></b>

<b><small>CHƯƠNG 2 : HIỆN TƯỢNG “ CHẢY MÁU CHẤT XÁM ” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...16</small></b>

<b><small>1. Thực trạng hiện nay...16</small></b>

<small>1.1. Chảy máu chất xám ở học sinh sinh viên tri thức trẻ :...16</small>

1.2. Chảy máu chất xám trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp :...17

<b><small>2. Các hệ quả của hiện tượng "chảy máu chất xám" đối với Việt Nam...20</small></b>

2.1. Mất mát nguồn nhân lực chất lượng:...223

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2.2. Thiếu thuế và nguồn tài chính :...22

2.3. Sự mất cân đối phát triển:...23

2.4. Mất cơ hội doanh nghiệp và khởi nghiệp :...23

2.5. Giảm cơ hội học tập và phát triển trong nước:...23

2.6. Sự mất cân đối về tri thức và kỹ năng:...23

2.7. Sự mất niềm tin vào nền kinh tế :...23

2.8. Giảm khả năng cạnh tranh quốc gia:...23

2.9. Thiếu ý tưởng sáng tạo :...23

2.10. Thiếu dịch vụ giáo dục và y tế :...24

<b><small>3. Nguyên nhân của hiện tượng “ chảy máu chất xám ”...24</small></b>

3.1. Do chính sách đãi ngộ tiền lương :...24

3.2 Do chính sách nhân sự sai lầm :...25

3.3. Khung cảnh xã hội:...25

3.4. Lộ trình thăng tiến không rõ rang :...26

3.5. Cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài:...26

3.6. Hệ thống giáo dục :...26

3.7. Yếu tố cá nhân :...26

<b><small>CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG...26</small></b>

<b><small>“ CHẢY MẢU CHẤT XÁM ” Ở VIỆT NAM...26</small></b>

<small>1. Nâng cao đời sống làm việc và phúc lợi:...27</small>

<small>2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội tốt hơn:...27</small>

<small>3. Tạo ra cơ hội phát triển:...27</small>

<small>4. Cải thiện hệ thống giáo dục:...27</small>

<small>5. Nâng cao cơ hội thị trường lao động:...28</small>

<small>6. Tăng cường quản lý nhân sự:...28</small>

<small>7. Chính phủ :...28</small>

<small>8. Yếu tố cá nhân :...29</small>

<b>MỞ ĐẦU</b>

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.</b>

<b>Tính cấp thiết của đề tài</b>

Cơng nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và bậc nhất của q trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình độ mới. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp. Việt Nam cũng đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toan cầu . Đó là mơt q trình kinh tế , kĩ thuật – cơng nghệ và kinh tế - xã hội toan diện , sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nơng nghiệp lạc hậu lên trình độ cơng nghiệp với các trình độcơng nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh. Điều này đòi hỏi nước ta phải nỗ lực hết sức về mọi mặt đặc biệt là việc đẩy mạnh vai trò và tầm quan trọng của tri thức , của trí tuệ . Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cả đất nước để bắt kịp với sự phát triển của toan cầu .

Thân Nhân Trung, một danh sĩ nổi tiếng thời nhà Trần, từng khẳng định: "Hiền tàilà nguồn sức mạnh của quốc gia, nếu nguồn sức mạnh này phát triển thì đất nướccàng mạnh mẽ và phồn thịnh, ngược lại, nếu suy yếu thì quốc gia trở nên yếu đuốivà tụt hậu ”. Một trong các yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự thành công của sựnghiệp cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước chính là một nguồn lực có trình độcao , giàu “ chất xám ” con người đã dành rất nhiều cơng sức và tri thức của mìnhđể giúp cho việc phát triển đất nước được bền vững . Tuy nhiên, một thách thứclớn đang đặt ra trước mắt không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả cácquốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển, đó là tình trạng“chảy máu chất xám”. Hiện tượng “chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra với tầnsuất vô cùng nhiều và ngày càng phức tạp , gây thất thoát rất nhiều các nguồn nhânlực giàu tri thức , giàu “ chất xám ” ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinhtế của đất nước .

Để rõ hơn về hiện tượng “chảy máu chất xám” trên thế giới nói chung và Việt Namnói riêng cũng như những tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ cùa nó đối với sự pháttriển kinh tế xã hội . Bên cạnh đó phân tích và tìm hiểu nguyên nhân gây ra nạn“chảy máu chất xám” để từ đó đề ra những giải pháp khắc phục hiện tượng đáng5

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>quan ngại này , em đã quyết định chọn nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “ Chảy máuchất xám ở Việt Nam hiện nay ”</b>

<b>2. Lịch sử hình thành </b>

Hiện tượng chảy máu chất xám thường bắt nguồn từ sự rối ren trong một quốc gia,sự hiện diện của cơ hội nghề nghiệp thuận lợi ở các quốc gia khác, hoặc mongmuốn tìm kiếm một mơi trường sống tốt hơn. Tình trạng này thường diễn ra rộngrãi ở các nền kinh tế đang phát triển, như Việt Nam, và do ảnh hưởng từ nhu cầulao động toàn cầu. Thị trường lao động hiện nay thừa số lượng lao động phổ thôngnhưng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng, đặc biệt là những người có kiếnthức kỹ thuật cao và kỹ năng quản lý.

Ngồi ra, lĩnh vực cơng nghệ thơng tin đang phát triển mạnh mẽ trên quy mơ tồncầu, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Cuộc đuathu hút những nhà tài năng đang diễn ra ẩn dụ trong châu Âu và Mỹ, khi nhiềuquốc gia đã điều chỉnh chính sách di cư, cung cấp thẻ xanh, mức lương hấp dẫn,các gói đãi ngộ tốt, cùng việc thành lập các quỹ nghiên cứu hoặc học bổng, nhằmlơi cuốn nguồn nhân lực có trình độ cao từ các quốc gia đang trong giai đoạn pháttriển.

<b>3. Tổng quan nghiên cứu </b>

Hiện tượng “ chảy máu chất xám ” hay còn gọi là “ di cư người tài năng ” hoặc “brain drain ”. Sự di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức từ nước nhàsang nước khác là một hiện tượng tồn cầu có ảnh hưởng sâu rộng. Điều nàythường xảy ra khi những người có trình độ cao, kiến thức, kỹ năng và tài năng rờibỏ quê hương để tìm kiếm cơ hội học vấn, nghề nghiệp hoặc cuộc sống tốt hơn ởcác nước khác. Điều này đã tạo ra một lo ngại tồn cầu về việc mất mát nguồnnhân lực có trình độ cao từ các quốc gia gốc , đồng thời gây ra những thách thức vàcơ hội cho quốc gia đó .

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

Đề tài đặc biệt tập trung nghiên cứu tới vấn đề “ chảy máu chất xám ” cũng như lànguồn gốc , biểu hiện , thực trạng và sự ảnh hưởng và tác động của nó đến cả mộtquốc gia .

Phạm vi nghiên cứu : cơ sở lý luận của nạn “ chảy máu chất xám ” xảy ra trongmột quốc gia

<b>5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

Có thêm sự hiểu biết cặn kẽ về vai trò và tầm quan trọng to lớn của nguồn nhân lựctri thức , trí tuệ , chất lượng cao đối với sự phát triển bền vững kinh tế và xã hộicủa đất nước

Nắm bắt được thực trạng và hiểu rõ về nguồn gốc cơ sở lý luận hình thành của nạn“ chảy máu chất xám ” trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng .

Đánh giá được sự tác động của vấn đề từ đó có được những giải pháp hợp lý , cấpbách và cần thiết để khắc phục được tình trạng cháy máu chất xám .

<b>6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp luận : tổng hợp và phân tích lý thuyết

- Sử dụng số liệu , so sánh để phân tích và đánh giá nguyên nhân , thực trạng củanạn “ chảy máu chất xám ” qua các năm gần đây

<b>7. Cấu trúc đề tài </b>

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Cơng trình nghiên cứu gồm 4 chương

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:

Chương 1 : Tổng quan về “ chảy máu chất xám ”

Chương 2 : Hiện tượng “ chảy máu chất xám ” ở Việt Nam hiện nay

Chương 3 : Một số giải pháp hạn chế hiện tượng “ chảy máu chất xám ” ở ViệtNam

Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính tồn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền các nước đã đề ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay vềbằng nhiều biện pháp.

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hiện tượng chảy máu chất xám có thể được xem xét dưới hai hình thức là chảy máu chất xám “nội” và chảy máu chất xám “ngoại”:

1.1. Chảy máu chất xám “nội”: là sự suy giảm mạnh của chất xám hoặc giảm đến nỗi mất dần chất xám. Người lao động không làm hết năng lực, không cống hiến hết khả năng , hết sức mình hoặc làm việc trái ngành, trái nghề. Hiện tượng này diễn ra phổ biến ở những vùng kinh tế khó khăn như nơng thôn, miền núi, hải đảo hoặc ở những doanh nghiệp nhỏ. Ở đây, mặc dù chất xám không “chảy” đi đâu cả, bề ngồi thì vẫn giữ ngun, nhưng thực chất là đã bị suy thối do chun mơn củangười lao động khơng được sử dụng vào đúng mục đích.

1.2. Chảy máu chất xám “ngoại”: là việc nhân viên rời khỏi doanh nghiệp để làm việc cho doanh nghiệp khác; hoặc chảy máu chất xám ra nước ngoài người Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu (tự túc hay kinh phí Nhà nước).

<b>2. Biểu hiện của “ chảy máu chất xám ”</b>

Có thể khẳng định những biểu hiện chính của “ cháy máu chất xám ” bao gồm : + Một người có trình độ cao, kiến thức sâu rộng hoặc kỹ năng ổn định và xuất sắc đã rời quê hương để làm việc ở nước ngồi cho một cơng ty có 100% vốn đầu tư từnước ngồi. Ngun nhân chủ yếu là vì nhu cầu muốn nhận mức lương cao hơn so với những gì có thể đạt được trong nước.

+ cán bộ hoặc người làm việc tại các cơ quan Nhà nước có thể sử dụng kiến thức mà họ có được , tài nguyên hoặc vị trí của họ để có lợi ích cá nhân bản thân bên ngồi, làm bán thời gian cho các cơng ti nước ngồi để mang lợi về cho bản than mình

+ Chảy máu chất xám trong sinh viên và tốt nghiệp sinh: Chảy máu chất xám cũng ảnh hưởng đến sinh viên rất mạnh mẽ. Nhiều sinh viên xuất sắc sau khi tốt nghiệp đã từ chối làm việc tại các cơ quan chính phủ, trung tâm nghiên cứu hoặc ở lại trường sau khi tốt nghiệp. Thay vào đó, họ chọn du học hoặc không quay trở lại sau khi học ở nước ngồi và định cư ln ở đó.

+ Chun gia ở lại nước ngoài sau khi được đào tạo ở nước nhà: Một số chuyên gialàm việc tại các cơ quan khoa học được cử đi học tập hoặc cơng tác ở nước ngồi để về giúp ích và xây dựng cho đất nước nhưng sau đó ở lại nước đó làm việc theo chun mơn đã được đào tạo

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Sự suy giảm hoặc mất đi chất xám thường xảy ra khi người ta không áp dụng những kiến thức, kỹ năng họ đã học và tích lũy trong q trình đào tạo. Điều này có thể xảy ra khi người tốt nghiệp khơng tìm được cơng việc phù hợp với chun mơn của họ hoặc khi họ phải làm việc trong lĩnh vực không liên quan đến đào tạo ban đầu. Hiện tượng này không chỉ mang lại tiếc nuối cho cá nhân mà còn đồng nghĩa với việc mất đi nguồn lực có chất lượng cao mà quốc gia có thể tận dụng để thúc đẩy sự phát triển.

<b>3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “ chảy máu chất xám ”</b>

Nạn “ chảy máu chất xám ” diễn ra ngày càng phổ biến trên khắp thế giới chủ yếu bởi những nguyên nhân sau :

+ Quá trình hội nhập quốc tế và tham gia vào các tổ chức như WTO, ASEAN đã mở cửa rất nhiều cơ hội cho việc chuyển dịch lao động giữa các quốc gia. Người lao động Việt Nam có xu hướng ra nước ngồi làm việc và khá nhiều người đã định cư luôn ở nước ngồi và khơng trở về q hương.

+ Bởi vì nhu cầu của thị trường lao động toàn cầu đang thay đổi, hiện tại, có sự dư thừa lao động phổ thông nhưng thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng người có kiến thức chuyên sâu, đặc biệt là những người có trình độ kỹ thuật cao và kỹ năng quản lý xuất sắc. Ví dụ, vào năm 2000, Mỹ đã thiếu hụt khoảng 450.000 nhà khoa học và kỹ sư, con số này đã tăng lên 675.000 vào năm 2008. Trong vòng 10 năm tới, dự kiến Nhật Bản sẽ đối diện với việc thiếu hụt 4,45 triệu người lao động có trình độ kỹ thuật cao.

+ Mặc dù có chính sách hơ hào thu hút nhân tài trở về, song thực tế lại không đáp ứng được mong đợi. Nhiều cán bộ sau khi hoàn thành đào tạo tiến sĩ trở về bị bố trívào vị trí khơng phù hợp, thậm chí khơng tương xứng với trình độ. Chính vì vậy việc thiếu hụt nhân lực tri thức không hề xuyên giảm

+ Hơn nữa, lĩnh vực công nghệ thơng tin đang phát triển với tốc độ chóng mặt trên phạm vi tồn cầu, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.Cuộc đua thu hút "tài năng toàn cầu" đang diễn ra một cách không nổi bật tại châu Âu và Mỹ, với nhiều quốc gia phải thay đổi luật di dân, cung cấp "thẻ xanh", tăng cường mức lương, cung cấp chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thiết lập các quỹ nghiên cứu hoặc học bổng... nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ các quốc gia đangphát triển.

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

+ Mức lương và đãi ngộ tại Việt Nam thường không hấp dẫn đối với những người trí thức trẻ. Mức lương tối thiểu tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước trongkhu vực và thường không đủ để đảm bảo cuộc sống tốt cho họ.

+ Bắt nguồn từ tình trạng thất nghiệp hoặc sự thiếu nhận thức từ các nhà quản lý vềviệc tôn trọng và sử dụng hiệu quả những người có thực sự tài năng và chuyên môn, một số lượng đáng kể người có kiến thức đều phải tìm kiếm cách tự cứu vớt bản thân và tìm kiếm cơ hội "bền vững" hơn để phát triển sự nghiệp của mình.+ Sự tiến triển chậm chạp trong lĩnh vực khoa học công nghệ làm trở ngại cho sự nghiên cứu và phát triển của các tài năng trẻ. Nhiều người không có cơ hội nghiên cứu tại Việt Nam và phải chọn lựa học tập, làm việc ở nước ngoài.

+ Hệ thống giáo dục chưa đủ chất lượng để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, một số người có quan điểm rằng chỉ có đi du học mới có cơ hội học tập tốt và đạt được thành công.

+ Sự phân biệt chủng tộc được thể hiện rõ ở Malaysia, nơi chính sách ưu đãi người Mã Lai và các dân tộc bản địa (Bumiputra) hơn so với cộng đồng thiểu số người Hoa (chiếm 24%) và người Ân (chiếm 7%). Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thiên vị như ưu đãi mua hàng giá rẻ, tiếp cận dễ dàng vào đại học và có cơ hộilàm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tốt nghiệp... Điều này khiến những người thuộc các sắc tộc khác cảm thấy bị bỏ lại phía sau, khơng được coi trọng, và họ quyết định ra đi tìm kiếm cơ hội mới ở nơi khác.

+ Sự giới hạn về quyền tự quản trong hệ thống giáo dục:

Ví dụ, người châu Phi với trình độ học vấn cao khi di cư đến các nước phương Tây thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cơng việc ngay lập tức. Thay vào đó, họ thường phải chi tiêu cho việc tiếp tục học tập và đạt được bằng cấp tương đương ở quốc gia đó. Bằng cấp từ châu Phi thường không được công nhận bởi các nước phát triển. Do đó, chỉ có khoảng 1/5 người di cư có thể tìm việc làm theo chun ngành tại châu Âu, trong khi hơn 2/3 phải tiếp tục học ở Mỹ. Các cá nhân khơng có cơ hội học tập thường phải lựa chọn các công việc tạm thời với mức lương thấp.

11

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>4. Thực trạng hiện tượng “ cháy máu chất xám “ ở một số nước trên thế giới </b>

+ Ở Châu Phi Hiện tượng "sự mất máu tri thức" đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Thông tin mới được công bố tại Hội nghị Các Trường Đại học Châu Phi cho biết rằng, 1/3 số lượng trí thức trên lục địa Đen hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngồi. Tổ chức Di Trú Quốc tế (IOM) đã thơng báo rằng hàng năm có khoảng 23.000 giáo viên đại học và 50.000 quan chức cấp cao của Châu Phi ra đi định cư và làm việc ở nước ngoài. Đáng chú ý, 2/3 số sinh viên Châu Phi đi du họckhông quay trở về sau khi tốt nghiệp do khơng có triển vọng tốt. Ví dụ, ở Burundi, số lượng giáo sư và bác sĩ đang giảm đến mức đáng lo ngại.

Theo báo cáo từ Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), năm 1993, có 21.000 bác sĩ người Nigeria làm việc ở Mỹ và con số này đã tăng mạnh từ đó. Tổ chức Y tế Nam Phi (DENOSA), một tổ chức phi chính phủ, cho biết mỗi năm có 300 y tá chuyên khoa rời khỏi đất nước này để tìm kiếm cơ hội mới. Tại Zambia, tình hình tương tự, trong số 600 bác sĩ được đào tạo từ năm 1964, chỉ còn 50 người đang làmviệc trong nước. Ngoài ra, 80% số bác sĩ người Ghana rời bỏ quê hương sau khi hoàn thành học vấn...

+ Ở Nga Từ thời kỳ trước khi Liên Xô tan rã, đất nước nổi tiếng với con tàu Sputnik đã mất một lượng lớn các chuyên gia xuất sắc. Điều này chỉ trở nên tồi tệ hơn sau thời gian đó. Trong khoảng 10 năm sau khi chủ nghĩa xã hội tan rã tại Nga, ước tính từ 500.000 đến 800.000 chuyên gia Nga đã rời quê hương để tìm cơ hội tại các nước phương Tây. Bây giờ, quốc gia này đang phải đối diện với một đợt"mất máu trí tuệ" mới.

Mặc dù chính phủ Nga đã thực hiện những chính sách như giảm thuế thu nhập, hỗ trợ nhà ở và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các chun gia nước ngồi, nhưng theo một cuộc khảo sát của The Network vào năm 2009, chỉ có 7% người được hỏi cho biết họ sẵn lòng tới Nga. Kết quả là, quốc gia này xếp thứ 32 trong số 35 quốc gia trong danh sách tiềm năng cho công việc theo một bảng xếp hạng.

+ Ở Trung Quốc : Nhân tài Trung Quốc tốt nghiệp trường TOP nhưng đầu quân sang Mỹ làm việc, con số lên tới 200.000 và rất nhiều người chưa từng về nước. Nếu nhìn theo tỷ lệ của biểu đồ sau, số người trở về đất nước (màu đỏ) vẫn chiếm một phần khá lớn trong tổng số người ra nước ngoài mỗi năm (màu xám). Tuy nhiên, nếu tính theo số lượng, số người khơng trở về sau khi đi du học nước ngồi vẫn ln dao động ở mức 100.000 - 160.000 người. Đặc biệt, trong số hàng trăm

12

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

nghìn người này, nhiều người là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu trong nước như Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, cũng có nhiều nhân tài cấp cao có bằng tiến sĩ trở lên. Cụ thể, năm 1985, Thanh Hoa có 2,251 sinh viên tốtnghiệp thì khoảng 1.700 người đã đến Mỹ. Sau đó, hầu hết trong số họ hiện vẫn đang sinh sống và làm việc ở đó .

Số liệu tham khảo từ Bộ giáo dục Tru ng Quốc, theo Sohu.( theo trang thông tin điện tử tổng hợp 20/8/2021 )

+ Ở Anh: Mặc dù được đánh giá là thành công trong việc thu hút "chất xám" từ cácnước đang phát triển, nước Anh cũng đối diện với vấn đề này, đặc biệt là trong lĩnhvực khoa học. Một cuộc điều tra gần đây từ OECD đã chỉ ra rằng, tình trạng "mất máu trí tuệ" ở nước Anh đang trở nên nghiêm trọng. Đến năm 2011, khoảng 3,3 triệu người Anh đã rời quê hương, trong đó có 1,1 triệu người có bằng Đại học. Trong số các chun gia có trình độ cao tại Anh, có 28,3% là ngành y dược và giáodục, cùng với 28,5% trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật và nghiên cứu khoa học - đây là nguồn lực tri thức mà Anh đang cần thiết.

Theo cuộc khảo sát năm 2011 từ tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, GfK, mỗi 4 người Anh thì có 1 người mong muốn ra nước ngồi làm việc để tránh 13

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

chi phí sống cao và cảm thấy mức lương không hợp lý. Đến 36% người có bằng cửnhân và 38% người có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ đều đang xem xét khả năng chuyểnra nước ngoài.

+ Ở Nhật : Nhật Bản từ lâu đã được công nhận là một cường quốc hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng quốc gia nàyđang phải đối mặt với nguy cơ mất mát tri thức nghiêm trọng. Chính phủ Nhật Bảnđang phải áp dụng những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng này. Một nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Chính sách Cơng nghệ Nhật Bản cho biết, trong 40năm qua, hơn 1.000 chuyên gia cấp cao có bằng sáng chế đã chuyển sang làm việc cho các công ty đối thủ tại Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác ở châu Á, rời khỏi các công ty công nghệ hàng đầu tại Nhật Bản. Thêm vào đó, các số liệuthống kê khác cũng cho thấy Nhật Bản đã mất khoảng nửa triệu kỹ sư chuyên ngành công nghiệp công nghệ số trong thời gian ngắn. Hậu quả của tình trạng mất mát tri thức này rất rõ ràng: trong khi doanh số của các công ty công nghệ ở Hàn Quốc và Trung Quốc đã liên tục tăng trong một thập kỷ qua, nhiều công ty Nhật Bản chỉ đạt được tăng trưởng doanh thu thấp hoặc thậm chí là sụt giảm mạnh.+ Ở Malaysia : Di cư là một hiện tượng đáng chú ý ở Malaysia, không chỉ đối với đa số người Malaysia gốc Hoa mà còn cả những người gốc Ấn. Đến nay, có hơn một triệu người Malaysia đang sinh sống ở nước ngoài. Đồng thời, các chính sách ưu đãi đối với người Hồi giáo bản địa đang tạo ra hạn chế đối với sự phát triển kinh tế, gây ra tình trạng mất mát tri thức và giới hạn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Theo dữ liệu từ cuộc điều tra dân số của Singapore vào năm trước, có khoảng 385,9 cư dân là người Malaysia, chiếm đến 47% lực lượng lao động nước ngồi có trình độ học vấn tại đất nước này. Trong số này, số người gốc Hoa chiếm gần 90%.

+ Ở Venezuela: Ước tính, khoảng 1 triệu người Venezuela đã ra nước ngồi chỉ trong vịng 10 năm qua từ sau cuộc cách mạng Bolivar, hàng chục nghìn giáo sư Venezuela đã lao vào vịng xốy khốn đốn. Các nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ, nhà quản lývà kĩ sư đang lần lượt rời bỏ đất nước này; cịn những ai đã ra nước ngồi thì khơng có ý định quay về

+ Ở Pháp : Dòng chảy tri thức từ Pháp sang Mỹ đang trở nên phổ biến hơn. Trong số gần 3.000 cơng dân Pháp có bằng tiến sĩ ở Mỹ, có tới 70% quyết định cư trú tại Mỹ. Institut Montaigne, một tổ chức nghiên cứu độc lập, đã đưa ra một báo cáo cho thấy tỷ lệ người trí thức Pháp di cư sang Mỹ đã tăng đáng kể trong vòng 30

14

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

năm qua. Báo cáo này cũng đánh giá cao trình độ, danh tiếng và khả năng của những người rời bỏ Pháp. Nhiều nhà kinh tế học và sinh học giỏi nhất từ Pháp hiệnđang làm việc tại Mỹ. Theo một báo cáo năm 2007, trong số 6 nhà nghiên cứu kinhtế hàng đầu của Pháp, có tới 4 người đã chuyển sang công tác tại Mỹ.

+ Ở Đức : Mặc dù chính phủ Đức và các tổ chức khoa học đã đầu tư hàng triệu Euro để thu hút các nhà khoa học trở về, từ năm 1996 đến 2011, khoảng 4,000 nhà khoa học đã rời Đức hơn là quay trở lại. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu từ Ủy ban Chuyên môn về Nghiên cứu và Đổi mới (Expertenkommission Forschung und Innovation (EFI)), lý do chính cho sự ra đi này là hệ thống nghiên cứu ở Đức không đủ hấp dẫn để giữ chân các nhà khoa học. Khoảng 50% các nhà nghiên cứu người Đức đã chuyển đến sống ở Thụy Sĩ hoặc Hoa Kỳ.

+ Ở Ghana : Xu hướng của các bác sĩ và y tá trẻ đang tìm kiếm mức lương cao hơnvà điều kiện làm việc tốt hơn, đặc biệt là ở các nước có thu nhập cao hơn ở phươngTây, đang gây ra tác động đáng kể đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Ghana. Hiện nay, Ghana có khoảng 3,600 bác sĩ (tức một bác sĩ cho khoảng 6,700 dân), trong khi ở Hoa Kỳ chỉ có khoảng một bác sĩ cho khoảng 430 người dân. Nhiều bác sĩ vày tá được đào tạo trong nước đã chọn ra đi làm việc ở các quốc gia như Anh, Hoa Kỳ, Jamaica và Canada. Ước tính cho thấy có đến 68% lực lượng nhân viên y tế được đào tạo của Ghana đã rời đi từ năm 1993 đến năm 2000. Theo thống kê chínhthức từ viện thống kê của Ghana trong giai đoạn từ 1999 đến 2004, 448 bác sĩ (tương đương 54% số người được đào tạo trong khoảng thời gian này) đã rời đi và làm việc ở nước ngồi.

<b>5. Những giải pháp, chính sách hạn chế hiện tượng “ chảy máu chất xám” ở một số nước </b>

Chính vì nạn “ chảy máu chất xám ” đang ngày một ám ảnh và gây cản trở trong việc phát triển kinh tế và xã hội của mình, nên một số nước đã có những giải pháp, biện pháp chính sách để kìm hãm hiện tượng này như :

+ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp ứng phó với việc mất đi những trí thức hàng đầu. Theo chiến lược "Chảy máu chất xám → Thu hút chất xám", nước này khuyến khích học sinh ra nước ngoài du học và làm việc, thậm chí cịn kích thích việc nhập quốc tịch hoặc kết hơn với người nước ngồi. Sau đó, nhờ vào bản sắc văn hóa đặc trưng và lịng tự hào dân tộc, kết hợp với việc áp dụng chính sách ưu

15

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

đãi đặc biệt, chính phủ đã khá thành cơng trong việc thu hút trí thức, doanh nhân có kiến thức về khoa học, cơng nghệ cao và vốn đầu tư trở về q hương.Ngồi các chính sách tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học và trao giải thưởng hàng năm cho nghiên cứu khoa học, Trung Quốc cũng đã đưa ra các quy định hạn chế sáu loại người không được phép làm việc ở nước ngoài nếu thiếu sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Đây bao gồm: các quan chức nhà nước, chuyên gia kỹ thuật, các quản lý nhân sự tham gia vào các dự án hoặc chương trình nghiên cứu lớn, những người tham gia vào chiến lược phát triển khu vực Tây Trung Quốc, cũng như những người làm công việc liên quan đến bí mật hoặc lĩnh vực pháp luật.

+ Ấn Độ và Trung Quốc đều tập trung vào việc xây dựng công ty do những chuyêngia quốc tế trở về làm chủ hoặc thử nghiệm biện pháp "hồn trả chi phí đào tạo" đối với sinh viên nếu họ rời nước đi. Đặc biệt, Trung Quốc đã quy định rõ 6 loại người khơng được phép làm việc ở nước ngồi nếu thiếu sự đồng ý của cơ quan chức năng. Ngoài ra, Trung Quốc đang đặt trọng điểm vào việc nâng cấp hơn 100 trường Đại học lên tầm cỡ quốc tế, nhằm xây dựng nền giáo dục chất lượng cao. Trái ngược với điều này, Ấn Độ đang áp dụng những biện pháp ràng buộc, như việc yêu cầu sinh viên phải trở về nước làm việc sau khi hoàn thành học vấn, nếu khơng, họ sẽ phải hồn trả tồn bộ chi phí đào tạo từ trung học phổ thơng.+ Nhật Bản : Chính phủ Nhật Bản đã ra một luật mới về giao dịch với nước ngồi, có hiệu lực từ tháng 10/2017, nhằm ngăn chặn các thương vụ sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp Nhật Bản do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, với mục tiêu ngăn chặn rị rỉ cơng nghệ tinh vi liên quan đến an ninh quốc gia. Luật cũng bao gồm các quy định để trừng phạt kỹ sư chuyển sang làm việc cho các cơng ty nước ngồi và có thể làm rị rỉ các cơng nghệ quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây không phải là giải pháp hiệu quả.

+ Châu Phi : Chính phủ các quốc gia châu Phi cần đẩy mạnh nỗ lực để tạo ra mơi trường thuận lợi, hấp dẫn trí thức quay về nước. Điều này bao gồm việc cải thiện điều kiện làm việc cho giáo viên, nâng cao mức thu nhập, và thúc đẩy sự liên kết giữa nhà nước và các trường đại học, viện nghiên cứu cũng như các ngành yêu cầu tri thức và sáng tạo...

Theo các chun gia, việc xây dựng các mơ hình nghiên cứu chất lượng cao để thu hút sự quan tâm của các cánh chim chưa về tổ quốc, cùng việc tạo điều kiện cho môi trường nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế tại các trường đại học là cách mà châu Phi có thể thực hiện để vượt qua tình trạng "mất chất xám" mà các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ đang triển khai thành công.

16

</div>

×