Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NHỮNG KHÁM PHÁ CỦA LÊ HỮU NAM VÀ HỒ THANH THỌ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116 KB, 4 trang )

NHỮNG KHÁM PHÁ CỦA LÊ
HỮU NAM VÀ HỒ THANH
THỌ






Cuộc triển lãm mỹ thuật ứng dụng của hai tác giả Lê Hữu Nam và Hồ
Thanh Th
ọ do Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị tổ chức vừa diễn ra ở
Thị xã Đông Hà nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống 10/12 của giới
Mỹ thuật Việt Nam. Đây là hai họa sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, say mê sáng
tạo.
N
ếu người thưởng ngoạn có thể nhận được những gì mà tác phẩm mỹ
thuật ứng dụng đem lại, công chúng và họa sĩ cùng chia xẻ sự cảm
thông chung. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mà hai tác giả Lê Hữu
Nam và H
ồ Thanh Thọ triển lãm lần đầu tiên tại Quảng Trị như ước
muốn đặt cầu nối cho các triển lãm về sau ở Quảng Trị, có sự khác biệt
về mặt trình bày cũng như tìm kiếm một chân trời rộng mở với các h
ình
thức thể hiện phong phú hơn.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có vai trò quan tr
ọng trong sự diễn tả cảm
xúc, vì vậy tính trừu tượng phối hợp với các yếu tố, hình th
ể đem lại tín
hiệu thẩm mỹ rõ rệt, có hai chiều hướng khác nhau nhằm giới thiệu,
quảng bá về một đề tài nào đó của đời sống con người. Hình ảnh của


một công ty, một doanh nghiệp, hoặc biểu tượng sự sáng tạo của một
đơn vị chủ thể là chủ đề chính trong triển lãm này. Hiển nhiên việc
sáng tạo dựa trên các biểu tượng gắn với tính đặc thù của một đối tư
ợng
muốn thể hiện, được xem như muốn chối bỏ lối tạo hình truyền thống
để mang lại một phương thức truyền đạt thông tin khác thường hoặc
vay mượn từ ẩn số di sản. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của Nam
và Thọ triển khai sự diễn tả cá biệt và tự do trong cách nhìn, đôi khi sự
tự do còn vụng về ở một số tác phẩm như là sự phản ứng chống lại trào
lưu trí thức hóa nghệ thuật thị trường, nhất là vào giai đoạn mỹ thuật
ứng dụng hội nhập đa dạng như hiện nay.
Lê Hữu Nam diễn tả các chủ đề mang nhiều gợi ý về thị giác, phối hợp
hướng dẫn giữa ý thức và vô thức. Có thể thấy rõ ở nhóm tác phẩm
Poster giới thiệu, quảng bá dự án Sài Gòn, qu
ảng bá du lịch Huế. Trong
xã hội tiêu thụ đầy cạnh tranh như ngày nay, hình thức bên ngoài của
một chủ thể thực sự là yếu tố quan trọng. Thiết kế tạo mẫu, đồ họa vi
tính, đồ họa ứng dụng luôn gắn liền với cuộc sống. Mọi sinh hoạt trong
cuộc sống diễn ra xung quanh ta từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn
hóa, chính trị, y tế luôn có sự góp mặt của đồ họa ứng dụng. Mỗi ấn
phẩm đồ họa có mặt trong cuộc sống đều để lại dấu ấn thẩm mỹ và tư
duy sáng tạo của họa sĩ đồ họa (Designer), góp phần làm sinh động đời
sống xã hội trong xu thế hiện nay. Tuy nhiên, không ph
ải mọi sản phẩm
đồ họa đều phục vụ cho mục đích thương mại, vẫn có những tác phẩm
sử dụng cho các mục đích xã hội và nghệ thuật, các tác phẩm Poster
của Nam là một ví dụ.
Hồ Thanh Thọ khác Nam ở chỗ cách nhìn như là s
ự diễn dịch biểu cảm
của kinh nghiệm. Các tác phẩm của Thọ có cách truyền đạt trực tiếp,

chắc chắn, vừa gây ngạc nhiên ở cách đ
ặt vấn đề. Trong tác phẩm bộ ba
Poster về Câu lạc bộ Diều Huế, Thọ kiên trì với ưu thế song hành từ
ngôn ngữ biểu hiện đến các hình ảnh liên đới, gợi chủ đề để suy nghĩ.
Dựa vào cái nhìn về không gian và mặt phẳng, trong đó hình thể được
tạo dựng bởi một cánh diều lạ mắt đang chuyển động. ở các tác phẩm
khác của Thọ như thiết kế tạo dáng lồng đèn Thành cổ toát lên sự cân
bằng, hài hòa, hình khối, màu sắc, nội dung. Không những thế nó còn
là thứ ngôn ngữ ẩn chứa nhiều biểu tượng, văn hóa và quan điểm sống.
Cách nhìn này gây chú ý bởi sự phối hợp hình khối và tính đồng nhất
cho khả năng tưởng tượng.
Nam và Th
ọ cũng như những họa sĩ khác tìm kiếm sự sáng tạo trong
địa hạt không có gì là vững chắc, ổn định cả. Họ đang đi tìm một con
đường mới, nhọc nhằn khám phá và diễn dịch các khía cạnh của một
sắc thái chủ thể và sự quan tâm nghệ thuật hiện đại.
Cuộc phiêu lưu nào cũng để lại dấu ấn nhất định, sự tưởng tượng có
tính hiệu quả nếu chúng ta chấp nhận sự nghiệt ngã của nghệ thuật là
không ngừng đổi mới.
Trịnh Hoàng Tân

×