Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

“Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a2008NQCP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.81 KB, 122 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Tác giả
Lò thị Giáng Hương
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Quyền Đình Hà
–Giảng viên Khoa Kinh Tế & PTNT, người thầy đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, em đã nhận được nhiều sự quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo
trong Khoa Kinh Tế & PTNT – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Với tình
cảm chân thành của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong
bộ môn trong những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Sốp Cộp,
UBND huyện Sốp Cộp, phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sốp Cộp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ động viên và
quan tâm em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Tác giả
Lò Thị Giáng Hương
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, Đảng và Nhà nước
ta đã rất chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Trong đó có Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo là một chương trình lớn, mang tính


chiến lược giúp cho sự phát triển huyện đến 2010 và các năm tiếp theo. Sốp Cộp là
huyện nghèo vùng cao biên giới tỉnh Sơn La, được thành lập ngày 02/12/2003,
huyện có vị trí đặc biệt khó khăn, xa trung tâm kinh tế văn hóa và giáp với Lào,
huyện có 5 dân tộc cư trú vào năm 2013 là dân tộc Thái chiếm 66%, Mông chiếm
22%, Khơ mú chiếm 6, Lào chiếm 5% và dân tộc khác (Mường, Kinh) chiếm 1%.
Huyện có nhiều dân tộc tập trung sinh sống nên được quan tâm đầu tư phát triển
kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo. Trong nghị quyết 30a, huyện đã tập trung đầu
tư chủ yếu vào chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chính
sách này đã triển khai 4 năm (2009-2012) và đã đạt được nhiều chuyển biến tích
cực như đa dạng về mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ giúp người dân xóa đói giảm
nghèo nhưng chính sách chưa đạt hiệu quả cao do công tác triển khai còn lúng túng,
thiếu đồng bộ, mà người dân chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp nên đối với họ
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là cơ hội để họ xóa đói
giảm nghèo. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
Đề tài tập trung nghiên cứu mục tiêu chung là: trên cơ sở đánh giá tác động
của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại huyện
Sốp Cộp. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân được hưởng chính
sách và khách thể là các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, nguồn
lực sản xuất và thu nhập từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đề tài chỉ nghiên cứu
trong phạm vi nội dung là đánh giá tác động chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
iii
nông, lâm, ngư nghiệp đến nguồn lực sản xuất và thu nhập; đời sống xã hội (tỷ lệ hộ
nghèo và đời sống người dân), tác động đến các phương diện khác (giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, tình hình sản xuất, giá trị sản xuất). Tôi tiến hành điều tra tại 2
xã: xã Sốp Cộp và xã Dồm Cang, và thu thập số liệu thứ cấp tại địa bàn nghiên cứu
trong giai đoạn 2008 – 2013.

Đề tài nghiên cứu dựa vào các cơ sở lý luận về các khái niệm như đánh giá,
đánh giá tác động, chính sách, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nội dung
đánh giá tác động trên 3 khía cạnh là trả lời cho 3 câu hỏi: Dự án đã tác động đến
ai? Dự án đã tác động đến cái gì? Dự án đã tác động như thế nào? Để làm cơ sở cho
việc nghiên cứu đề tài. Đề tài sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá tác động gồm: chỉ
tiêu kinh tế (thu nhập, chất lượng lao động, khả năng tài chính); chỉ tiêu xã hội (tỷ lệ
hưởng lợi hộ giàu nghèo, sự công bằng giới); chỉ tiêu môi trường (cải thiện môi
trường sinh thái, chi phí về môi trường) để giải quyết các mục tiêu mà đề tài đặt ra.
Trên cơ sở thực tiễn kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp của 1 số huyện tỉnh Sơn La và 2 tỉnh Nghệ An, tỉnh Cao Bằng và xã Sốp
Cộp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
Đề tài dựa vào đặc điểm địa bàn nghiên cứu gồm có điều kiện tự nhiên và
đặc điểm kinh tế - xã hội. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương
pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ
cấp; phương pháp xử lý thông tin bằng Excel, SPSS; phương pháp phân tích thông
tin (phương pháp phân tích so sánh các năm). Và sử dụng hệ thống chỉ tiêu về phản
ánh tình hình sử dụng đất sản xuất của hộ; nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế
(giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển); Nhóm chỉ tiêu hiệu quả giảm
nghèo; chỉ tiêu hiệu quả môi trường để tiến hành phân tích đánh giá tác động của
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài, kết quả đạt được là: huyện đã
tiến hành hỗ trợ theo các chính sách hỗ trợ khoán chăm sóc bảo vệ rừng và trồng
rừng; chính sách hỗ trợ sản xuất nâng cao đời sống; chính sách hỗ trợ lương thực
cho hộ nghèo, hỗ trợ được 100% theo kế hoạch, trừ hỗ trợ phân bón, chính sách
đem lại hiệu quả rõ rệt song còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Từ
iv
thực trạng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ pháp triển sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp đã tác động đến phương diện kinh tế thì vốn và đất nông, lâm, ngư nghiệp
tăng ít, song vẫn còn sử dụng chưa hiểu quả, còn nạn lấn đất, chặt phá rừng làm
nương; thu nhập chưa cao do chất lượng giống chưa tốt, người dân trông chờ ỷ lại.

Trên phương diện đời sống xã hội, chính sách tác động làm giảm hộ nghèo tuy
nhiên vẫn còn hộ tái nghèo, đời sống người dân nghèo được cải thiện; Trên phương
diện khác chính sách tác động là giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu, tình
hình sản xuất nâng cao về diện tích và năng suất sản phẩm, giá trị sản xuất. Các yếu
tố ảnh hưởng đến chính sách gồm có: thời tiết khí hậu; thành phần dân tộc, trình độ
dân trí, phong tục tập quán; cơ chế, chính sách
Từ đó đề xuất giải pháp về kinh tế thì quy hoạch đất hợp lí, tăng cường công
tác khuyến nông, khuyến ngư đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, tuyên truyền
nâng cao nhận thức người dân. Giải pháp về xã hội, tăng cường đào tạo năng lực
cán bộ, nâng cao nhận thức người dân nghèo. Giải pháp về môi trường: đẩy mạnh
công tác phòng chống cháy rừng, chặt phá rừng, hỗ trợ các phương tiện hiện đại cho
cán bộ kiểm lâm để phòng chống chữa cháy, xử nghiêm hộ vi phạm chặt phá rừng.
Giải pháp về các yếu tố ảnh hưởng: phòng chống rét đậm, rét hại, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền cho người dân, lồng ghép các nguồn vốn cho hiệu quả, tổ chức
triển khai chính sách đồng bộ, có sự tham gia chặt chẽ giữa cán bộ và người dân;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Từ đó đề xuất kiến nghị đối với
chính phủ, các bộ, ban nghành và UBND huyện.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HỘP x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi về nội dung 3
1.4.2 Phạm vi không gian 4
1.4.3 Phạm vi thời gian 4
PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp 9
2.1.3 Nội dung sơ lược về chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP 11
2.1.4. Mục tiêu và nội dung sơ lược Nghị Quyết 30/a/2008/NQ – CP 13
vi
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp 19
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 20
2.2.1 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị
quyết 30a của một số huyện tỉnh Sơn La 20
2.2.3 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a của một số huyện tỉnh Cao Bằng 23
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 25
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 25
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội 25
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 29
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 30
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 30

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 32
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 32
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu 33
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP
VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN 34
4.1.1 Thực trạng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông, 34
lâm, ngư nghiệp theo nghị quyết 30a 34
4.1.2 Tác động của chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến
thu 42
vii
nhập và đời sống xã hội người dân 42
4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp 74
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
TẠI HUYỆN SỐP CỘP 83
4.2.1 Giải pháp về kinh tế 83
4.2.2 Giải pháp về xã hội 84
4.2.3 Giải pháp về môi trường 85
4.2.4 Một số giải pháp khác 86
PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 93
5.1 KẾT LUẬN 93
5.2 KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
DANH MỤC BẢNG
Bảng Trang

3.1 Diện tích các loại đất của huyện Sốp Cộp năm 2013 28
3.2 Nguồn thông tin thứ cấp đã tiến hành thu thập 31
4.1 Diện tích trồng rừng sản xuất đã hỗ trợ của huyện Sốp Cộp 37
4.2 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 43
4.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp qua các năm 46
4.4 Thu nhập bình quân các hộ điều tra trong năm 2013 54
4.5 Ý kiến của người dân về cơ cấu thu nhập nông nghiệp từ 58
viii
2008 – 2013
4.6 Thống kê số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện giai đoạn
2010 – 2012 theo Nghị Quyết 30a
59
4.7 Thống kê về hộ nghèo, hộ cận nghèo các xã của huyện
Sốp Cộp trong năm 2012
60
4.8 Ý kiến đánh giá tác động chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến đời sống người dân
63
4.9 Thống kê về số hộ được cấp thẻ bảo hiểm y tế giai đoạn
2009 – 2013
64
4.10 Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2008 –
2013 của huyện Sốp Cộp
70
4.11 Tổng hợp kết quả rà soát, xác minh diện tích cây cà phê
bị thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra cuối năm 2013 và
đầu năm 2014 trên địa bàn huyện Sốp Cộp
75
4.12 Kiến nghị của người dân về chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

90
ix
DANH MỤC HỘP
Hộp Trang
4.1 Chúng tôi mong muốn chương trình hỗ trợ bò hơn 51
4.2 Khó khăn của cán bộ khi đến thăm nhà người Mông
để điều tra hộ
77
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Trang
4.1 So sánh giá cố định và giá hiện hành của giá trị sản
xuất của huyện Sốp Cộp giai đoạn 2008 - 2013
71
x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
CP
ĐVT
HĐND
LĐTBXH
MT
NN
NQ
PTNT
TTg
UBND
XD
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
Bình quân
Chính Phủ
Đơn vị tính
Hội đồng nhân dân
Lao động – Thương binh và Xã hội
Môi trường
Nông Nghiệp
Nghị quyết
Phát triển nông thôn
Thủ tướng
Ủy ban nhân dân
Xây dựng
xi
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, Đảng và nhà nước
ta đã rất chú trọng đến công tác xóa đói giảm nghèo cho các huyện nghèo và đồng
bào dân tộc miền núi, không chỉ nâng cao nhận thức của người dân mà còn nhằm
phát triển kinh tế xã hội, đưa cuộc sống của người dân lên một tầm cao mới. Thời
gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo.
Đặc biệt, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong

xóa đói giảm nghèo, không những giúp người dân đảm bảo an ninh lương thực, tạo
việc làm và tăng thu thập, đồng thời giúp người dân từng bước thoát khỏi cuộc sống
nghèo đói.
Đối với người dân nghèo khi ít được qua nhiều trường lớp đào tạo ngành
nghề, cùng với kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi, trồng trọt thì sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp là ngành nghề chính và đem lại hiệu quả kinh tế cho họ. Hiểu rõ
điều đó, để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Đảng và
nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án để hỗ trợ
các khu vực, đặc biệt quan tâm đến khu vực miền núi. Trong đó, có nghị quyết
30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo của chính phủ là một nghị quyết quan trọng, mang tính chiến lược,
được ban hành ngày 27/12/2008. Đây là một chương trình lớn, mang tính tổng thể
nhằm hỗ trợ cho 61 huyện nghèo nhất cả nước phát triển nhanh và bền vững, là nền
tảng cho sự phát triển của huyện đến 2020 và các năm tiếp theo như: hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo dạy nghề, nâng
cao dân trí; đào tạo nhân lực; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội để nhân
dân vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Sốp Cộp là một trong số những huyện nghèo được hưởng hỗ trợ từ Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, nhưng huyện tập trung đầu tư chủ yếu vào
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đây là huyện vùng cao,
biên giới tỉnh Sơn La, được thành lập ngày 02/12/2003 theo nghị định số
1
148/2003/NĐ-CP của chính phủ. Huyện có vị trí đặc biệt khó khăn, nằm xa trung
tâm kinh tế, văn hóa và có đường biên giới dài 120Km với nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, nên tình hình an ninh quốc phòng diễn biến phức tạp.
Theo phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Sốp Cộp (2014), theo báo cáo
đánh giá thực trạng nông thôn theo bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Sơn La năm
2013 trên địa bàn huyện Sốp Cộp thì năm 2013 toàn huyện có 9.191 hộ, với 43.715
nhân khẩu trên địa bàn huyện có 5 dân tộc cư trú. Dân tộc thái chiếm 66%, Mông 22%,
Khơ mú 6%, Lào 5%, các dân tộc khác 1% (Mường, Kinh). Mật độ dân số thưa thớt,

dân số phân bố không đều, mật độ dân số cao ở trung tâm các xã vùng thấp, xã vùng
sâu mật độ dân số thấp. Đến năm 2012, lao động Nông lâm nghiệp và thuỷ sản có
16.390 lao động (chiếm 37,5% tổng dân số), lao động công nghiệp và xây dựng có
2.311 lao động (chiếm 5,3% tổng dân số), lao động dịch vụ có 2.101 lao động
(chiếm 4,8%), lao động ngành khác 210 lao động (chiếm 0,5%).
Là huyện nghèo vùng biên có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên huyện đã
được nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm
nghèo. Cùng với công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện, Nghị quyết 30a của
Chính phủ đã được triển khai 4 năm (2009 -2012) trên địa bàn huyện. Trong nghị
quyết 30a, huyện đầu tư tập trung chủ yếu vào chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp và qua nhiều năm thực hiện chính sách đã có nhiều chuyển
biến tích cực như đa dạng về mức hỗ trợ, cách hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ, đa dạng cây
trồng vật nuôi giúp người dân xóa đói giảm nghèo nhưng chính sách vẫn chưa đạt
được hiệu quả cao do công tác triển khai còn lúng túng; thiếu sự đồng bộ giữa các
ban ngành, cơ quan; người dân nhận thức còn yếu. Trên thực tế, người dân nghèo,
họ hàng ngày phải chật vật trang trải với cuộc sống khó khăn, lo cho gia đình từng
bữa cơm, manh áo, đối với họ từng con giống hay cây giống cũng là những vật
phẩm vô cùng quý giá giúp cải thiện phần nào cuộc sống của họ, và là cơ hội để xóa
đói giảm nghèo. Vì vậy, việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ là rất cần
thiết. Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”.
2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La;
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp tại huyện Sốp Cộp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động của
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
(2) Đánh giá thực trạng tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp đến thu nhập và đời sống người dân.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại huyện Sốp Cộp.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ tham gia vào các hoạt động sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại địa bàn nghiên cứu và tình hình sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp của hộ dân. Khách thể của đề tài nghiên cứu là những tác động của các
chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; nguồn lực sản xuất và thu nhập từ
hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đến nguồn lực sản xuất và thu nhập của
hộ dân từ hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nhưng chủ yếu tập trung nhiều
vào thu nhập từ nông nghiệp và ngư nghiệp. Trên phương diện đời sống xã hội tập
trung nghiên cứu về tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đến tỷ lệ
nghèo đói và đời sống của người dân. Trên phương diện khác đề tài tập trung nghiên
cứu tác động chính sách đến độ che phủ rừng giúp điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm
môi trường, tình hình sản xuất và giá trị sản xuất. Trong chính sách hỗ trợ phát triển
sản xuất tập trung đi sâu nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khoán chăm sóc bảo
3
vệ rừng và trồng rừng, khai hoang ruộng nước, giống vật nuôi, cây trồng, phân bón,
và tiêm phòng, nuôi trồng thủy sản. Để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
1.4.2 Phạm vi không gian
Về không gian: huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La gồm có 8 xã: Sốp Cộp, Mường

Và, Mường Lạn, Sam Kha, Dồm Cang, Púng Bánh, Nậm Lạnh, Mường Lèo. Do
khuân khổ thời gian có hạn tôi chỉ tiến hành tập trung điều tra 2 xã: xã Sốp Cộp và
xã Dồm Cang vì xã Dồm Cang có nhiều hộ nghèo được hỗ trợ và đạt kết quả cao và
xã Sốp Cộp xã có điều kiện phát triển nhất nhưng kết quả đạt được không cao nhằm
so sánh được tác động của chính sách.
1.4.3 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: đề tập trung thu thập số liệu thứ cấp về tình hình
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2013
Thời gian thực hiện đề tài: 7/01/2014 – 4/6/2014

4
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm tác động
Tác động là một thuật ngữ được dùng nhiều trong đề tài nghiên cứu, có nhiều
cách hiểu về thuật ngữ tác động.
Theo Department for International Development (DFID) Glossary of terms:
“Tác động(cũng có thể xem như là kết quả) có thể như dự định hoặc không như dự
định; có thể là những tác động tích cực hoặc tiêu cực; có thể đạt được ngay hoặc đạt
được sau một thời gian nhất định; và có thể kéo dài hoặc không kéo dài. Tác động
có thể quan sát được, đo đếm được trong suốt quá trình thực thi, khi dự án kết thúc
hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án”. (Dẫn theo Ngô Thị Thu Hương, 2005)
Tác động (Impact): Là những thay đổi có tính tổng thể lâu dài đối với cộng
đồng nhờ vào việc sử dụng các kết quả của dự án hay chính sách. (Dẫn theo Nguyễn
Lê Vân, 2008).
Tác động thường là những thay đổi rộng lớn có ảnh hưởng đến một bộ
phận đông đảo cộng đồng hoặc đối tượng của chính sách và các đối tượng ngoài
chính sách hoặc trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. Ảnh hưởng của chính

sách có thể không nhìn thấy được khi triển khai chính sách đó. Có thể có những
ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có thể là những ảnh hưởng bất lợi. (Dẫn theo
Nguyễn Lê Vân, 2008).
Việc đánh giá những ảnh hưởng có thể được tiến hành trước khi có có chính
sách, khi triển khai chính sách hoặc sau khi chính sách đã đi vào cuộc sống để thấy
được kết quả và tác động cuả chính sách đó đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã
hội cả với đối tượng hưởng lợi cũng như đối tượng ngoài chính sách. (Dẫn theo
Nguyễn Lê Vân, 2008).
5
Theo đề tài nghiên cứu của tôi thì tác động là những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực hoặc có thể không thay đổi đáng kể đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi
trường trước và sau khi có chính sách đó.
2.1.1.2 Khái niệm về đánh giá tác động
Shahidur R.Khandker, Gayatri B. Koolwal, Hussain A. Samad (2010)
cho rằng “Đánh giá tác động là tìm hiểu xem những thay đổi trong phúc lợi có thực
sự là kết quả của can thiệp dự án hay chương trình hay không. Nói một cách cụ thể,
đánh giá tác động tìm cách xác định xem có thể biết được hiệu quả của chương trình
chứ không phải của các nguyên nhân khác tới mức nào”.
Theo Hoàng Mạnh Quân (2007) thì “Đánh giá tác động là xem chương trình,
dự án đã tạo được những tác động gì? Cả tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp,
trước mắt và lâu dài tác động tới đối tượng hưởng lợi của dự án trên các phương
diện khác nhau: kinh tế văn hóa, xã hội, môi trường”. (Dẫn theo Giáp Thị Ngọc
Ánh, 2012)
Theo Quỹ môi trường : “Đánh giá tác động là quá trình xác định một cách hệ
thống những giá trị hoặc ý nghĩa của một hoạt động phát triển, một chính sách hay
chương trình. Mục đích của đánh giá là việc xác định tính xác đáng và hoàn thành
mục tiêu, hiệu quả, hiệu suất, tác động bền vững đối với sự phát triển. Đánh giá
cung cấp những thông tin đáng tin cậy và hữu ích giúp cho cả người nhận dự án,
chính sách hay chương trình phát triển và nhà tài trợ kết hợp những bài học kinh
nghiệm vào quá trình ra quyết định”. (Dẫn theo Đoàn Thu Thảo, 2009)

Quá trình đánh giá được coi như là một cách thu thập những thông tin nhằm
cải thiện các dự án, một chính sách hay chương trình phát triển cung cấp các bài học
kinh nghiệm cho các bên liên quan để thực hiện các chính sách trong tương lai. (Dẫn
theo Đoàn Thu Thảo, 2009)
Thực chất của việc đánh giá tác động là so sánh lợi ích mà người tham gia
thu được sau khi dự án, chính sách hay chương trình xuất hiện. Sự so sánh có thể
được thực hiện theo thời gian hoặc không gian hoặc kết hợp cả hai. Theo thời
gian gọi là so sánh trước và sau dự án còn theo không gian là so sánh giữa người
tham gia và người không tham gia và khi kết hợp được cả không gian và thời
6
gian thì sự so sánh sẽ phản ánh đầy đủ nhất tác động của dự án. Nội dung trung
tâm trong hoạt động đánh giá tác động của dự án là tạo ra được sự tương đồng
trong quá trình so sánh, nghĩa là việc so sánh theo thời gian phải được thực hiện
đối với cùng một người tham gia, còn so sánh theo không gian phải được diễn ra
giữa những người tham gia và không tham gia có những đặc điểm tương tự nhau.
(Dẫn theo Đoàn Thu Thảo, 2009)
2.1.1.3 Khái niệm về chính sách
Dẫn theo Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành (2010) thì “Chính sách” là
một loại quyết định quản lý mà tầm ảnh hưởng của nó lớn hơn các quyết định tác
nghiệp. Đó là các quyết định chung, hướng dẫn đối tượng quản lý thực hiện các mục
tiêu kinh tế vĩ mô. Chính sách tồn tại ở các cấp hệ thống quản lý bao gồm: chính
sách quốc gia, chính sách ngành, chính sách địa phương, vùng lãnh thổ, công ty và
bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội.
Cho đến nay chưa có một khái niệm hoàn chỉnh về chính sách, ở mỗi quốc
gia, mỗi lĩnh vực, mỗi giai đoạn lịch sử có những quan niệm khác nhau về chính
sách.
Có rất nhiều khái niệm về chính sách, có thể liệt kê như sau: Chính sách là
một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một
cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003); Chính sách
công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay

một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp
để đạt các mục tiêu đó (William N. Dunn, 1992); Chính sách công bao gồm các hoạt
động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971); Chính sách công là toàn
bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến
cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990); Kraft và Furlong (2004) đưa ra
một định nghĩa tổng hợp hơn. Theo đó, chính sách công là một quá trình hành động
hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được
kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách
chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện
những chương trình. (Dẫn theo Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, 2010).
7
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, “chính sách là chủ trương và các biện
pháp của một Đảng Phái, một Chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội như:
chính sách đối ngoại của Nhà nước, chính sách dân tộc”. Giáo trình Chính sách kinh
tế - xã hội của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các tác giả đồng nghĩa chính sách
công với chính sách kinh tế xã hội và đưa ra các định nghĩa: “Chính sách kinh tế -
xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước
sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề
chính sách thực hiện mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của xã hội”.
(Dẫn theo Hoàn Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, 2010)
Theo Đỗ Kim Chung (2006) thì “chính sách là tập hợp các chủ trương, hành
động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện. Chính
sách bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được
những mục tiêu đó”. (Dẫn theo Trần Thị Thu Hải, 2011)
Theo đề tài nghiên cứu của tôi thì “chính sách là tổng thể các quan điểm, tư
tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể
kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của đất nước”.
2.1.1.4. Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất
Nếu tiếp cận hệ thống thì chính sách là một hệ thống gồm hai nhóm lớn:
nhóm thứ nhất là các chính sách kinh tế, chủ yếu gồm chính sách cơ cấu kinh tế,

chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách kinh tế đối
ngoại. Nhóm thứ hai là các chính sách xã hội, chủ yếu bao gồm có chính sách dân
số và lao động, chính sách giáo dục, chính sách y tế, chính sách bảo đảm xã hội,
chính sách văn hóa, chính sách khoa học công nghệ, chính sách bảo vệ môi trường.
(Dẫn theo Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, 2010)
Chính sách phát triển vùng là tổng thể các biện pháp được thực hiện nhằm hỗ
trợ phát triển và kích thích các hoạt động kinh tế - xã hội trong một vùng nhất định
có khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có
hậu quả của chuyển đổi cơ cấu. Qua đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội, giảm bớt những bất lợi về địa lý, phát huy tiềm năng của vùng để đạt
được các mục tiêu của nó. (Dẫn theo Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Chí Thành, 2010)
8
Trong đề tài nghiên cứu của tôi, Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất là một
chính sách nhỏ trong Chính sách xóa đói giảm nghèo cho 61 huyện nghèo. Chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chính sách xã hội. Chính sách hỗ trợ sản xuất
là chính sách hỗ trợ cụ thể về cây trồng, vật nuôi, tăng cường hỗ trợ tiến bộ khoa
học kỹ thuật nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nghèo, cận nghèo thuộc
đồng bào dân tộc thiểu số.
2.1.2 Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp
2.1.2.1. Nội dung của đánh giá tác động
Theo Hoàng Mạnh Quân (2007) thì căn cứ xuất phát từ mục tiêu của chương
trình, dự án và mục tiêu đánh giá tác động mà có thể có nội dung đánh giá khác
nhau. Tuy nhiên, chủ yếu cần xem xét dựa trên 3 khía cạnh:
- Thứ nhất, Dự án đã tác động đến ai?
Như vậy, trong đánh giá tác động cần xem xét đến đối tượng tác động là
những ai? Đối với chương trình dự án phát triển nông thôn thì đối tượng ở đây chính
là cộng đồng người dân sống trên địa bàn có dự án. Tuy nhiên, một số dự án cũng đã
đem lại những tác động nhất định đối với người nằm ngoài dự án. Như đối với dự án
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, dự án nâng cao năng lực sản xuất Đã tạo điều

kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng như phát triển sản xuất hàng hóa. Từ đó thúc đẩy
phát triển giao thương hàng hóa trên địa bàn, đồng thời cũng thu hút các lĩnh vực
khác từ vùng khác đến kinh doanh. (Dẫn theo Giáp Thị Ngọc Ánh, 2012)
- Thứ hai, Dự án đã tác động đến cái gì?
Tức là khía cạnh tác động của dự án là cái gì? Đối với mỗi một dự án đều có
nhiều khía cạnh tác động. Với các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tác
động có thể là về cơ sở hạ tầng nông thôn hay về phát triển sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại dịch vụ, hay tác động về văn hóa xã hội, nâng cao chất
lượng giáo dục, y tế, năng lực nhận thức của cộng đồng.
- Thứ ba, Dự án đã tác động như thế nào?
Có nghĩa là xem xét mức độ tác động của dự án tới đối tượng tác động trên
khía cạnh như thế nào? Tác động ở đây được xem xét ở hai mặt đó là tác động tích
cực và tác động tiêu cực. Với tác động trực tiếp hay gián tiếp của dự án thì mức độ
9
tác động nhiều hay ít, lớn hay nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng,
tình hình thu nhập và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc.
Trong đề tài nghiên cứu của tôi tập trung chủ yếu vào khía cạnh nội dung tác
động là “dự án đã tác động đến cái gì?”, đề tài nghiên cứu đi sâu vào phân tích nội
dung này.
2.1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tác động
Một số chỉ tiêu kinh tế như: Mức tăng thu nhập của người dân khi dự án
mang lại, sự cải thiện về chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng, khả năng tài chính của
người dân là gì sau khi thực hiện dự án. (Đỗ Kim Chung, 2003). (Dẫn theo Giáp Thị
Ngọc Ánh, 2012)
Các chỉ tiêu đánh giá công bằng xã hội như: Hệ số Gini và đường cong
Lorenz, tỷ lệ hưởng lợi ích do dự án mang lại giữa các hộ giàu và nghèo, sự công
bằng về giới (Đỗ Kim Chung, 2003). (Dẫn theo Giáp Thị Ngọc Ánh, 2012)
Các chỉ tiêu đánh giá môi trường như:
Mặt tích cực: Khi có dự án thì vùng dự án được hưởng thêm những lợi ích gì,
những tác động tốt đến môi trường sinh thái làm cải thiện môi trường sinh thái làm

cải thiện môi trường sinh thái từ đó làm giảm chi phí về môi trường. (Dẫn theo Giáp
Thị Ngọc Ánh, 2012)
Mặt tiêu cực: Khi có dự án thì có thêm những chi phí gì, những tác động làm
ô nhiễm môi trường vùng dự án (Lê Linh Ngọc, 2010). (Dẫn theo Giáp Thị Ngọc
Ánh, 2012)
2.1.2.3 Đánh giá tác động của một chương trình
Đánh giá tác động của một chương trình là sự tổ hợp về đánh giá những tác
động của các dự án riêng biệt, do đó ta có thể thấy rằng tác động của một chương
trình lớn hơn tác động của dự án. Để đánh giá tác động của một chương trình cần
phải đánh giá trên nhiều phương diện bao gồm: Kinh tế, xã hội và môi trường. (Dẫn
theo Giáp Thị Ngọc Ánh, 2012)
+ Đánh giá tác động của một chương trình đến kinh tế: Một chương trình gồm
nhiều dự án khác nhau. Do đó cần đánh giá tác động của từng dự án tới nền kinh tế
nói chung và từng hộ gia đình nói riêng. Cần phải làm rõ sự thay đổi về các chi tiêu
kinh tế trước và sau khi có chương trình.
10
+ Đánh giá tác động của một chương trình tới xã hội: Các chỉ tiêu cần xem xét
khi đánh giá tác động của một chương trình đối với xã hội bao gồm: dân số, lao
động việc làm, chất lượng cuộc sống, phúc lợi xã hội. Khi đánh giá cần làm rõ được
sự thay đổi của các tiêu chí ra sao, đáp ứng được nhu cầu của người dân và xã hội
đến mức nào.
+ Đánh giá tác động của một chương trình đối với môi trường: Cần phải đánh
giá được môi trường sau khi triển khai chương trình thay đổi như thế nào, sự thay
đổi đó là tích cực hay tiêu cực.
Đánh giá tác động của các chương trình phát triển và các dự án phát triển thì
ngoài đánh giá những tác động trực tiếp chúng ta cần phải đánh giá những tác động
gián tiếp của các chương trình, dự án tạo ra trong vùng triển khai dự án.
Đánh giá tác động trước mắt và tác động lâu dài. Tuy nhiên có những vấn đề
khi triển khai chương trình dự án tạo ra mà phải trong thời gian lâu dài chúng ta mới
có thể nhận thấy rõ rệt, đặc biệt là những vấn đề về môi trường.

2.1.3 Nội dung sơ lược về chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP
Theo Cầm Duy Vinh (2013) thì Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 62 huyện nghèo có ý nghĩa chính trị, xã hội rộng lớn, là cơ sở để huyện Sốp
Cộp tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo,
đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong
khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất
hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng; Nghị quyết 30a đã đáp ứng
cơ bản các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, cụ thể là:
+ Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao
đất để trồng rừng sản xuất
+ Chính sách hỗ trợ sản xuất
11
+ Đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc
được lương thực thì được hỗ trợ 15kg gạo/khẩu/tháng.
+ Tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ
bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo để xây dựng
các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thành những trung tâm chuyển
giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa
bàn. Bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với
mức bình quân chung các huyện khác; hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô
hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn
luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ 100% tiền ăn ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người;
mỗi thôn, bản được bố trí ít nhất một suất trợ cấp khuyến nông (gồm cả khuyến
nông, lâm, ngư) cơ sở.

+ Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất,
chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo; hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu
đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm,
thủy đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhà
khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở
địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho
sản xuất ở các huyện nghèo.
+ Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi
dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chi
phí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi ) để lao động các huyện nghèo tham gia xuất
khẩu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 7.5000 – 8000 lao động ở các huyện
nghèo đi làm việc ở ngoài nước (bình quân 10 lao động/xã).
12
2.1.4. Mục tiêu và nội dung sơ lược Nghị Quyết 30/a/2008/NQ – CP
2.1.4.1 Mục tiêu
Nghị quyết số 30/A/2008/NQ – CP của Chính phủ: về chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo ngày 27 tháng 12 năm 2008.
a) Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020
ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện;
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy
hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được
nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
b) Mục tiêu cụ thể
(1) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết

định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở
nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người
dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo
đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ
khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước
chương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập
huấn, huấn luyện đạt trên 25%.
(2) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng
cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ
sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng
13
hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường
tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động
xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.
(3) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu
vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của
dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn
khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn
luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển
đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi
bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng
diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa
tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch;
cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa

bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
2.1.4.2 Nội dung một số chính sách trong Nghị Quyết 30a
a) Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
(1) Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất
để trồng rừng sản xuất:
Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa
rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm;
Hộ gia đình được giao rừng sản xuất (các loại rừng sau khi quy hoạch lại là
rừng sản xuất, nhưng không thuộc loại rừng được khoán chăm sóc, bảo vệ nêu tại
điểm a) và giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch, được hưởng các chính
sách sau:
− Được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao và
trồng;
− Được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất
từ 02 - 05 triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từng địa phương do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định);
14

×