Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hiệu quả buổi thuyết trình dưới ánh sáng của xã hội học về ngôn ngữ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.67 KB, 3 trang )

Hiệu quả buổi thuyết trình dưới ánh sáng của
xã hội học về ngôn ngữ
cách nói khác mà Bernstein gọi là ngữ vựng giới hạn hay đơn giản.
Ngữ vựng phức tạp bao gồm những từ trừu tượng, những khái niệm, những
điển tích mà người “phàm phu tục tử” không có khả năng dùng, tuy là họ có
thể hiểu.
Ngữ vựng đơn giản chỉ có những từ cụ thể, dùng hàng ngày, liên hệ mật
thiết tới vật chất, không có khả năng diễn đạt những khái niệm trừu tượng.

Cho trường hợp những người nói tiếng Pháp, một nghiên cứu đã cũ (thập
niên 1980) cho thấy là giai cấp thợ thuyền chỉ dùng khoảng trên dưới 800 từ
Ở bên ta, trong ti
ểu thuyết “Xóm cầu mới” của Nhất Linh, có đoạn, khi Tý,
con bác Lê, bệnh, ai cũng bảo “Tý nó sốt”. Cô Mùi, con của một l
ương y,
làm nghề bốc thuốc, tới sờ vào trán Tý và nói “hỏa nó bốc”. Hai câu n
ày
giống y nhau, nhưng minh họa được lý thuyết của Bernstein : cô M
ùi dùng
ngữ vựng phức tạp vì cô có hiểu biết chút ít, trong xã h
ội cô ở giai cấp cao
hơn bác Lê và hàng xóm. Thế là “hỏa nó bốc” được mọi ngư
ời truyền mồm
nhau, lập lại như một “phán lệnh”, như mẫu phải dùng trong trường hợp n
ày.
Tý không “sốt” nhưng “hỏa nó bốc” ở Tý
thường ngày, Họ chỉ đọc những báo có thêm ảnh và hoàn toàn không có khả
năng bàn chuyện triết lý. Ngữ vựng nắm vững của một người đã xong Trung
học phổ thông có trên 1500 từ, họ biết dùng những cấu trúc văn phạm phức
tạp và có khả năng bàn chút ít về triết lý được. Trong khi đó thì một giáo sư
Đại học nhân văn thì ngữ vựng thường nhật có trên 3500 từ


Chính vì thế, một giáo sư Đại học giỏi là một giáo sư biết rời “tháp ngà” của
mình để mang hiểu biết chuyên môn ra cho phổ cập quần chúng, tránh
những từ chuyên khoa và có khả năng dùng những chữ cụ thể, thậm chí có
tính dân dã để tất cả mọi người đều lĩnh hội được.
Bernstein thêm vào là ngôn từ chính thống hay ngôn từ không chính thống là
một sự áp đặt bởi giới “thống trị” chứ không dựa trên một tiêu chí khách
quan nào hết.

Lý thuyết của Bernstein quan trọng vì khi ta đem nó vào ứng dụng, ta thấy
con cái của những người dùng ngữ vựng đơn giản chỉ học được qua cha mẹ
các ngôn từ này. Khi đến trường, các em sẽ thiệt thòi hơn con cái những
người quen dùng ngữ vựng phức tạp.
Giàu về ngôn từ và khả năng tiến đến trừu tượng rất cần để học văn chương,
dĩ nhiên rồi, mà cũng cần cho môn Toán và các khoa học khác.
Nhưng ở đây, Bernstein chưa nói đến những từ thô tục. Vì trong tiếng Pháp,
ngay đến tên gọi, từ thô tục - mot familier - là những từ chỉ dùng trong
nhóm nhỏ, trong giới hạn gia đình chẳng hạn.
Thô khác với thanh, ngôn ngữ của nhóm nhỏ khác với ngôn ngữ của toàn xã
hội. Bên Tây cũng như bên ta, luân lý bắt ta phải tự trọng và tôn trọng người
khác. Ngôn là một trong tứ đức – công dung ngôn hạnh - mà người xưa đã
dạy dỗ các bà và các mẹ của chúng ta. Không những chỉ ở trường học mà
ngay đến trong quán cà phê - vì quán cà phê đã là một nơi công cộng -, ở trời
Âu, dân tình cũng thường tránh dùng từ thô tục.
Pierre Bourdieu (1930-2002) một đại thụ của xã hội học Pháp, ông cũng
nổi tiếng toàn cầu.
Với “Ngôn ngữ của ngôn từ” (Ce que parler veut dire, xuất bản năm 1982),
Bourdieu nhấn mạnh rằng ngôn từ không những chỉ là một phương tiện để
giao tiếp mà còn là công cụ của quyền lực, là biểu tượng của sự giàu có, của
giai cấp thống trị. Mỗi từ có thể mang nhiều nghĩa ẫn sau đó. Những nghĩa
đó nằm trong cấu trúc của xã hội, trong những liên hệ xã hội hay trong thế

giới của những biểu tượng.
Thí dụ với từ “giàu nghèo” ta sẽ nghĩ tới xung đột giai cấp, sự bóc lột giá trị
thặng dư, tới các học thuyết của Marx hay của Weber,
Như thế, ngay đến những từ thường dùng nhất, qua trí nhớ của cả xã hội,
qua lịch sử, văn hóa, những từ ấy đều có nhiều ý nghĩa trừu tượng về liên hệ
xã hội đi kèm. Từ “phụ nữ” sẽ đi kèm với thế giới của gia đình, việc tề gia
nội trợ, sự đàn áp của nam giới trên phụ nữ, tới nhu cầu cần đấu tranh để
được bình đẳng,

×