TUẦN 23
Thứ hai, ngày 01 tháng 02 năm 2010
Đạo đức
Tiết 23
Tôn trọng đám tang (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Vở bài tập đạo đức, tranh ảnh, phiếu học tập
- Học sinh : Vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Tôn trọng khách nước ngoài
- GV nêu câu hỏi và gọi 2 HS trả lời.
- Nhận xét bài cũ.
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Kể chuyện “Đám tang”
- Giáo viên kể chuyện (có tranh minh hoạ).
- GV hỏi :
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì
khi gặp đám tang ?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường
cho đám tang ?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải
thích ?
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm
gì khi gặp đám tang ?
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang ?
- GV kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm
xúc phạm đến tang lễ.
Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu
cầu HS chọn việc làm đúng và việc làm sai các câu
sau :
Em nhìn thấy đám tang :
a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
b) Nhường đường.
c) Cười đùa.
d) Ngả mũ, nón.
đ) Bóp còi xe xin đường.
e) Luồn lách, vượt lên trước.
- Giáo viên cho HS làm việc.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Hát
- Học sinh trả lời
- HS nghe và quan sát tranh.
- HS trả lời :
+ Dừng xe, đứng dẹp vào lề
đường.
+ Vì cần phải tôn trọng người
đã khuất và cảm thông với
người thân của họ.
+ Không nên chạy theo đám
tang xem, cười đùa, chỉ trỏ.
+ Một số HS phát biểu.
+ Vì tôn trọng người đã khuất,
cảm thông sự mất mác người
thân của gia đình có đám tang.
- HS làm việc cá nhân.
- Giáo viên kết luận: Các việc b, d là những việc làm
đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang ; các việc a, c, đ,
e là những việc không nên làm.
Hoạt động 3 : Tự liên hệ
- GV yêu cầu HS tự liên hệ.
- Mời HS trao đổi với các bạn trong lớp.
- GV nhận xét và khen những HS đã có hành vi đúng
khi gặp đám tang.
• Hướng dẫn thực hành : Thực hiện tôn trọng
đám tang và nhắc các bạn cùng thực hiện.
4.Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 )
- HS trình bày kết quả và giải
thích lí do vì sao mình chọn
hành vi đó là đúng hoặc sai.
- HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ
về cách ứng xử của bản thân.
- HS trình bày trước lớp. HS
khác nhận xét.
Toán
Tiết 111
Nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tt)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau ).
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 ; 4.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 3 ; bài tập 4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Luyện tập
- GV cho HS đặt tính và tính : 1071
×
5 ; 2116
×
3
- Nhận xét .
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Nhân số có bốn chữ số với số
có một chữ số ( tiếp theo )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hiện
phép nhân 1427
×
3
- GV viết lên bảng phép tính : 1427
×
3 = ?
- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính :
×
1427
3
4281
• 3 nhân 7 bằng 21, viết 1
nhớ 2
• 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2
bằng 8, viết 8
• 3 nhân 4 bằng 12, viết 2
nhớ 1
• 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1
bằng 4, viết 4
• Vậy 1427 nhân 3 bằng
4281
- GV gọi HS nêu lại cách tính
- Giáo viên nhắc lại.
- Hát
- HS đặt tính và tính theo yêu cầu GV.
- HS đọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm vào
bảng con.
- Học sinh nêu :
• Đầu tiên viết thừa số 1427 trước, sau
đó viết thừa số 3 sao cho 3 thẳng cột với 7.
• Viết dấu nhân.
• Kẻ vạch ngang.
- Cá nhân
+ Lần 1: nhân ở hàng đơn vị có kết quả
vượt qua 10, nhớ sang lần 2.
+ Lần 2: nhân ở hàng chục rồi cộng thêm
Hoạt động 2 : Thực hành
• Bài 1 : Tính :
- GV cho HS làm bài vào SGK.
- GV gọi HS nêu lại cách tính
- GV Nhận xét
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV Nhận xét
Bài 3 :
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt :
Tóm tắt :
1 xe : 1425kg gạo
3 xe : …… kg gạo?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét-cho điểm.
Bài 4 :
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán yêu cầu gì ?
- Cho HS nhắc lại qui tắc tính chu vi hình vuông.
- Yêu cầu HS làm bài.
(có thể cho HS nêu miệng kết quả)
- Giáo viên nhận xét
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Luyện tập .
“phần nhớ”
+ Lần 3: nhân ở hàng trăm có kết quả
vượt qua 10, nhớ sang lần 4
+ Lần 4: nhân ở hàng nghìn rồi cộng
thêm “phần nhớ”
- HS làm bài
2318 1092 1317 1409
×
2
×
3
×
4
×
5
4636 3276 5268 7045
- HS nêu cách tính.
- HS nêu cách đặt tính và tính.
- Lớp bài làm
1107 2319 1106 1218
×
6
×
4
×
7
×
5
6642 9276 7742 6090
- HS đọc
+ Mỗi xe chở 1425kg gạo.
+ Hỏi 3 xe như thế chở bao nhiêu ki-lô-gam
gạo?
- HS làm bài
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo 3 xe chở là:
1425
×
3 = 4275 (kg gạo)
Đáp số: 4275kg gạo
- HS đọc
+ Tính chu vi một khu đất hình vuông có
cạnh là 1508m
- HS nêu qui tắc tính chu vi hình vuông.
- HS làm bài
Bài giải
Chu vi khu đất hình vuông là:
1508
×
4 = 6032 (m)
Đáp số: 6032m
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 67-68
Nhà ảo thuật
I.Mục đích yêu cầu
A.Tập đọc
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải trong bài.
- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ
người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong
SGK)
B.Kể chuyện
1.Rèn kĩ năng nói: Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
2.Rèn kĩ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể; nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc.
- Bảng viết sẵn câu; đoạn văn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy - học
Tập đọc
Giáo viên Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét – cho điểm.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nhà ảo thuật.
2.Luyện đọc.
- Gv đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng câu.
Chỉnh phát âm.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn luyện đọc câu; đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài.
- Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo
thuật?
- Hai chị em gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật
như thế nào?
- Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn
vào rạp?
- Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người
uống trà?
- Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo
thuật chưa?
4.Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- Cho HS đọc lại đoạn 3.
GV nhận xét, khen ngợi
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Cái cầu và trả lời câu
hỏi.
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đồng thanh cả bài.
- Vì bố nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh
cho bố, các em không dám xin tiền mẹ
- Tình cờ gặp chú Lí ở nhà ga, hai chị em đã
giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp
xiếc.
- Vì hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được
làm phiền người khác.
- Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ
khác: một cái bánh bỗng biến thành hai; các dải
băng đủ màu sắc từ lọ đường bắn ra; một chú
thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác.
- HS phát biểu
- HS nghe.
- HS đọc cá nhân
- Vài HS thi đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc cả bài.
Kể chuyện
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn
câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo
lời của Xô-phi hoặc Mác.
- Yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1.
GV nhận xét, khen.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đặt tên và kể mẫu đoạn 1.
- HS kể theo cặp.
- 4 HS thi nhau kể nối tiếp trước lớp.
- HS nhận xét-bình chọn.
Củng cố, dặn dò
- Các em học được ở Xô-phi và Mác những
phẩm chất tốt đẹp nào?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc và xem lại bài. Hãy kể
câu chuyện này cho người thân nghe và
chuẩn bị bài “Chương trình xiếc đặc sắc”.
- Yêu thương cha mẹ; ngoan ngoãn, sẵn sàng
giúp đỡ người khác,
- HS nghe
Thứ ba, ngày 02 tháng 02 năm 2010
Chính tả
Tiết 45
Nghe nhạc
I.Mục đích yêu cầu
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng bài tập 2b.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III.Các hoạt động dạy - học
Giáo viên Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm 2 HS.
Nhận xét-ghi điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe – viết.
- GV đọc bài thơ.
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Bài thơ kể chuyện gì?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?
- GV cho HS viết vào bảng con những từ dễ
viết sai.
Nhận xét
- GV đọc chính tả.
Chấm bài – nhận xét
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
• Bài 2b.
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Cho HS làm bài.
Nhận xét – sửa bài.
• Bài 3b.
- 2 HS viết bảng lớp-lớp viết bảng con:
dược sĩ, ướt áo, mong ước, tập dượt.
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi
lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc.
- Chữ đầu câu, tên riêng.
- HS viết bảng con các từ khó.
- HS viết chính tả vào vở.
- Điền vào chỗ trống ut hay uc.
- HS làm bài vào vở :
o ông bụt, bục gỗ.
o chim cút, hoa cúc.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề.
- Cho HS thi đua.
Nhận xét-sửa chữa
4.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem và viết lại các từ viết sai.
Chuẩn bị bài tới.
- Thi tìm nhanh từ chỉ hoạt động chứa tiếng
có vần ut/uc.
- HS thi đua.
o sút bóng, mút kem, rút, tụt, thụt …
o múc nước, thúc giục, chúc mừng, xúc,
đúc …
Toán
Tiết 112
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
- Biết tìm số bị chia, giải bài toán có lời văn.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 2, bài tập 4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Nhân số có bốn chữ số với số có một
chữ số ( tiếp theo )
- GV nêu phép tính, yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập
Hướng dẫn thực hành :
• Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
- Lớp nhận xét về cách đặt tính và cách tính của
bạn
- GV Nhận xét
• Bài 2 :
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho An
bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS nêu và làm bài
1324 1719 2308 1206
×
2
×
4
×
3
×
5
2648 6876 6924 6030
- Lớp nhận xét.
- Học sinh nêu
- HS đọc
+ An mua 3 cái bút, mỗi cái giá 2500 đồng.
An đưa cho cô bán hàng 8000 đồng.
+ Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho An bao
nhiêu tiền ?
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho
An bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền
mua 3 cái bút là bao nhiêu.
- HS làm bài
Bài giải
- Giáo viên nhận xét-cho điểm
• Bài 3 : Tìm x :
- GV gọi HS đọc yêu cầu .
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm số bị
chia chưa biết
- GV Nhận xét
• Bài 4 : Cho hình A và B trong đó có một số
ô vuông đã tô màu.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài
- GV Nhận xét
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
Số tiền mua 3 cái bút là:
2500
×
3 = 7500 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả là:
8000 – 7500 = 500 (đồng)
Đáp số: 500 đồng
- Tìm x
- Học sinh nhắc
- HS làm bài
a) x : 3 = 1527 b) x : 4 = 1823
x = 1527
×
3 x = 1823
×
4
x = 4581 x = 7292
- HS thi đua sửa bài
A
B
- HS nêu
- Học sinh làm bài
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 45
Lá cây
I/ MỤC TIÊU :
-Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
-Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK trang 86, 87, sưu tầm các lá cây khác nhau.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Rễ cây ( tiếp theo )
- Rễ cây có chức năng gì ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét bài cũ
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Lá cây
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:
- Hát
- Học sinh trình bày
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi
• Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87
trong SGK và kết hợp quan sát những lá cây học
sinh mang đến lớp.
• Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của
những lá cây quan sát được.
• Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số
lá cây sưu tầm được.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết
quả thảo luận của nhóm mình.
• Kết luận : Lá cây thường có màu xanh lục,
một số ít lá co màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều
hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường
có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng
dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây
đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới
theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự
nhau.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của
mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được
nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
- GV nhận xét : Khen nhóm làm tốt nhiệm vụ, sưu
tập được nhiều lá cây, trình bày đúng và đẹp.
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 42: Khả năng kì diệu của lá cây.
kết quả ra giấy
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi
kết quả ra giấy
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Thủ công
Tiết 23
Đan nong đôi (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
- Biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh
tấm đan.
II/ CHUẨN BỊ :
GV : Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa …) có kích
thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau.
- Tranh quy trình đan nong đôi, các đan nan mẫu ba màu khác nhau.
- Tấm đan nong mốt bài trước để so sánh.
- Kéo, thủ công, bút chì.
HS : Bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Đan nong mốt
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Tuyên dương những bạn đan đẹp.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong đôi
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan
sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu tấm
đan nong đôi và giới thiệu: đây là mẫu đan
nong đôi, những nan có màu sẫm là nan dọc,
những nan có màu sáng là nan ngang.
- Giáo viên gắn tiếp mẫu đan nong mốt bên
cạnh mẫu đan nong đôi, cho học sinh quan sát
và hỏi:
+ Nhận xét 2 tấm đan này có gì giống và
khác nhau?
- Gọi học sinh nhắc lại
- Giáo viên liên hệ thực tế: khi cần những tấm
nan to, chắc chắn và khít thì người ta sẽ áp
dụng đan nong đôi. Đan nong đôi được ứng
dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan
những tấm phên, liếp, đan nong, nia. Trong bài
học ngày hôm nay, để làm quen với việc đan
nan, chúng ta sẽ học cách đan nong đôi bằng
giấy bìa với cách đan đơn giản nhất.
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu
- Giáo viên treo tranh quy trình đan nong đôi
lên bảng.
+ Để có được 1 tấm đan nong đôi, phải thực
hiện mấy bước?
- Giáo viên treo tranh quy trình đan nong mốt
lên bảng.
+ Quy trình đan nong mốt và quy trình đan
nong đôi có những bước nào giống nhau ?
a)Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
- Giáo viên hướng dẫn: đối với loại giấy, bìa
không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để
kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều
nhau 1 ô.
- Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9
ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa
đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp
- Hát
• Giống: kích thước 2 tấm giống nhau, xung
quanh tấm nan có nẹp, các nan bằng nhau, 2
hàng nan ngang liền nhau thì lệch nhau một
nan
• Khác: ở cách đan: đan nong đôi nhấc 2
nan, đè 2 nan; đan nong mốt nhấc 1 nan, đè 1
nan
+ 3 bước
+ Giống bước 1, 3
- Học sinh quan sát
- Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
9 ô
1 ô
Nan ngang
xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài
9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc
và nan dán nẹp xung quanh.
b)Bước 2 : Đan nong đôi.
- Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè hai nan
và lệch nhau một nan dọc ( cùng chiều ) giữa
hai hàng nan ngang liền kề
- Giáo viên gắn sơ đồ đan nong đôi và nói: đây
là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan, phần để
trắng chỉ vị trí các nan, phần đánh dấu hoa thị là
phần đè nan.
- Đan nong đôi bằng bìa được thực hiện theo
trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên
bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía
dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và
luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang
thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 3, 4,
7, 8 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan
ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan
ngang thứ nhất nghĩa là nhấc nan dọc 1, 4, 5, 8,
9 lên và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan
ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan
ngang thứ hai nghĩa là nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9
lên và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan
ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba
+ Đan nan ngang thứ năm: giống như đan nan
ngang thứ nhất
+ Đan nan ngang thứ sáu: giống như đan nan
ngang thứ hai
+ Đan nan ngang thứ bảy: giống như đan nan
ngang thứ ba
- Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan
ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp
nan sau
c)Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của
4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan
xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong
tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và
sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
- Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách
đan nong đôi và nhận xét
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ,
cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong
đôi theo nhóm.
4.Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Đan nong đôi (tiếp theo).
9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan dọc
1 2 3 4 5 6 7 8 9
7
6
5
4
3
2
1
liền
Nan dọc
1 2 3 4 5 6 7 8 9
7
6
5
4
3
2
1
Thứ tư, ngày 03 tháng 02 năm 2010
Tập đọc
Tiết 69
Chương trình xiếc đặc sắc.
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và
số điện thoại trong bài.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu đặc điểm nội dung tờ quảng cáo ; bước đầu biết một số đặc điểm về nội dung, hình
thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc.
- Một số tờ quảng cáo đẹp, hấp dẫn, dễ hiểu, phù hợp với trẻ em.
III. Các hoạt động dạy - học
Giáo viên Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 3 học sinh.
Nhận xét, cho điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Chương trình xiếc đặc sắc.
2.Luyện đọc.
- Gv đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng câu.
Chỉnh phát âm.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Bài chia làm 4 đoạn:
o Tên chương trình và tên rạp xiếc
o Tiết mục mới.
o Tiện nghi và mức giảm giá vé.
o Thời gian biểu diễn. Cách liên hệ và lời
mời.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn luyện đọc câu; đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài.
- Rạp xiếc in tờ quảng cáo để làm gì?
- Em thích những nội dung nào trong tờ
quảng cáo?
- Cách trình bày quảng cáo có gì đặc
biệt(về lời văn, trang trí)?
- Em thường thấy các tờ quảng cáo ở đâu?
4.Luyện đọc lại.
- GV đọc lại cả bài.
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
GV nhận xét, khen ngợi
5.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài chuẩn bị bài “Đối đáp với
vua”.
- 3 HS đọc bài Nhà bác học và bà cụ và trả lời
câu hỏi về nội dung bài.
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đồng thanh cả bài.
- Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- HS phát biểu.
- Thông báo rất ngắn gọn, rõ ràng. Có tranh
minh hoạ làm làm cho tờ quảng cáo đẹp và thêm
hấp dẫn.
- HS phát biểu.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS thi đọc 4đoạn.
- 1 HS đọc cả bài.
Toán
Tiết 113
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
I/ MỤC TIÊU :
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc thương
có 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Luyện tập
- GV cho
HS thực hiện các phép tính : 1617
×
5 ; 2009
×
4.
- Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Chia số có bốn chữ số với số
có một chữ số
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện
phép chia
a.Phép chia 6369 : 3
- GV viết lên bảng phép tính : 6369 : 3 = ? và yêu
cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
- GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài
học của SGK
- Giáo viên: Trong lượt chia thứ tư, số dư là 0.
Vậy ta nói phép chia 6369 : 3 = 2123 là phép chia
hết.
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách
thực hiện phép chia.
b.Phép chia 1276 : 4 (hướng dẫn tương
tự).
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực
hành
• Bài 1 : Tính :
- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
- GV cho HS sửa bài.
- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện
- GV Nhận xét
• Bài 2 :
- GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Hát
- HS thực hiện tính theo yêu cầu GV.
- HS suy nghĩ để tìm kết quả
6369
03
06
09
0
3
2123
• 6 chia 3 được 2, viết 2.
2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6
bằng 0.
• Hạ 3; 3 chia 3 được 1,
viết 1. 1 nhân 3 bằng 3;
3 trừ 3 bằng 0
• Hạ 6; 6 chia 3 được 2,
viết 2. 2 nhân 3 bằng 6;
6 trừ 6 bằng 0
• Hạ 9; 9 chia 3 được 3,
viết 3. 3 nhân 3 bằng 9;
9 trừ 9 bằng 0
- Một số HS nêu
- HS làm bài
- Học sinh sửa bài
- HS nêu
- Học sinh đọc
+ Có 1648 gói bánh được chia đều vào 4
thùng.
+ Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu gói bánh ?
- HS làm bài.
Bài giải
Số gói bánh có trong một thùng là:
1648 : 4 = 412 (gói bánh)
Giáo viên nhận xét-cho điểm
• Bài 3 : Tìm x :
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm
thừa số chưa biết
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
Đáp số: 412 gói bánh
- Học sinh đọc
- Học sinh nhắc lại
- HS làm bài
a) x
×
2 = 1846 b) 3
×
x = 1578
x = 1846 : 2 x = 1578 : 3
x = 923 x = 526
Luyện từ và câu
Tiết 23
Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào ?
I. Mục đích yêu cầu
- Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn (BT1).
- Biết cách trả lời câu hỏi : Như thế nào ?(BT2).
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời cho câu hỏi đó (BT3 b/c/d).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài thơ Đồng hồ báo thức.
- Bảng phụ ghi BT 3.
III. Các hoạt động dạy - học
Giáo viên Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm 3 HS.
Nhận xét-ghi điểm.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
Nêu mđ, yc tiết học
2.Hướng dẫn HS làm bài tập .
• Bài 1 :
- 2 HS làm lại bài tập 1 và bài tập 3–tiết 22.
- 1 HS nhắc lại: Nhân hoá là gì?
- HS nghe.
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Gọi 1 HS đọc bài thơ.
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài thơ.
- HS làm bài.
Những vật
nào được
Những vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
Những vật ấy được
gọi bằng gì?
Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ
nào ?
Kim giờ bác thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút anh lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây bé tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
Cả ba kim cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
GV nhận xét-sửa chữa
• Bài 2 :
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Gọi 1 HS đọc bài thơ
- Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS hỏi đáp trước lớp.
a) Kim giờ được gọi là bác vì kim giờ to, được tả là nhích từng li, từng li như một
người đứng tuổi làm gì cũng thận trọng ( kim giờ chuyển động chậm nhất, hết một giờ
mới nhích lên được một chữ số ).
b) Kim phút được gọi là anh vì nhỏ hơn, được tả là đi từng bước vì chuyển động
nhanh hơn kim giờ.
c) Kim giây được gọi là bé vì nhỏ nhất, được tả là chạy vút lên trước hàng như một
đứa bé tinh nghịch vì chuyển động nhanh nhất.
Nhận xét – giảng giải.
• Bài 3 :
- Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS làm bài.
Nhận xét – sửa bài.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- HS làm bài.
a)Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b)E-đi-xơn làm việc như thế nào?
c)Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d)Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
3.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại và luyện làm thêm bài tập.
Thứ năm, ngày 04 tháng 02 năm 2010
Tập viết
Tiết 23
Ôn chữ hoa : Q
I. Mục đích yêu cầu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q(1 dòng), T, S (1 dòng); viết đúng tên riêng
Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: “Quê em đồng lúa, nương dâu / Bên dòng sông nhỏ, nhịp
cầu bắc ngang.” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa
với viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ Q viết hoa.
- Tên riêng và câu thơ viết trên dòng kẻ li.
- Tập viết 3. Bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy - học
Giáo viên Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở tập viết của HS.
- Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét – cho điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn viết trên bảng con.
- Tìm các chữ hoa có trong bài.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết
Q, T.
- Cho HS viết vào bảng con các chữ : Q, T.
Nhận xét – hướng dẫn thêm.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu Quang Trung là tên hiệu
của Nguyễn Huệ(1753-1792), người anh hùng
dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân
Thanh.
- Cho HS viết vào bảng con: Quang Trung.
Nhận xét
- 2 HS viết bảng lớp – HS lớp viết bảng con:
Phan Bội Châu.
- Các chữ hoa có trong bài : Q, T, B.
- HS nghe, quan sát.
- HS nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con : Q, T.
- HS đọc : Quang Trung
- HS viết bảng con: Quang Trung.
- Gọi HS câu đọc câu thơ.
Giảng giải câu thơ.
- Cho HS viết bảng con: Quê, Bên.
Nhận xét
3.Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu bài viết.
Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
Chấm, nhận xét bài viết của HS.
4.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết tiếp những phần chưa hoàn
thành và viết tiếp phần luyện viết.
- HS đọc: Quê em đồng lúa, nương dâu / Bên
dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
- HS viết bảng con: Quê, Bên.
- HS viết vào vở.
o Chữ Q: 1 dòng chữ nhỏ.
o Chữ T và S: 1 dòng chữ nhỏ.
o Tên riêng Quang Trung : 1 dòng chữ nhỏ.
o Câu thơ: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
Toán
Tiết 114
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số(tt)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và
3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 3.
- Các tấm bìa hình tam giác (Bộ ĐDDH Toán 3).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Chia số có bốn chữ số với số có một chữ
số
- GV gọi 3HS làm bài bảng lớp.
- Nhận xét.
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Chia số có bốn chữ số với
số có một chữ số ( tiếp theo )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực
hiện phép chia
a.Phép chia 9365 : 3
- GV viết lên bảng phép tính : 9365 : 3 = ? và yêu
cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện
phép tính trên.
- Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ
trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 2.
Vậy ta nói phép chia 9365 : 3 = 3121 là phép chia
có dư.
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách
- Hát
- HS thực hiện các phép tính : 5685 : 5 ;
8480 : 4 ; 7569 : 3.
- HS suy nghĩ để tìm kết quả
9365
03
06
05
2
3
3121
•9 chia 3 được 3, viết 3. 3
nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9
bằng 0.
•Hạ 3; 3 chia 3 được 1, viết
1. 1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3
bằng 0
•Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết
2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6
bằng 0
•Hạ 5; 5 chia 3 được 1, viết
1. 1 nhân 3 bằng 3; 5 trừ 3
thực hiện phép chia.
b.Phép chia 2249 : 4
- Thực hiện tương tự 9365:3
- Giáo viên: Trong lượt chia thứ tư, số dư là 1.
Vậy ta nói phép chia 2249 : 4 = 562 là phép chia
có dư.
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách
thực hiện phép chia.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hành
• Bài 1 : Tính :
- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện
- GV Nhận xét
• Bài 2 :
- GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết có 1250 bánh xe thì lắp được nhiều
nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy bánh
xe ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét-cho điểm
- Giáo viên nhận xét.
• Bài 3 : Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như
hình sau:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS xếp hình như SGK.
Nhận xét-khen
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
bằng 2
- Cá nhân
- HS làm bài
- Học sinh sửa bài
- HS nêu
- Học sinh đọc
+ Mỗi ô tô cần phải lắp 4 bánh xe.
+ Hỏi có 1250 bánh xe thì lắp được nhiều
nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy
bánh xe ?
+ Ta lấy 1250 : 4
- HS làm bài.
Bài giải
Ta có : 1250 : 4 = 312 ( dư 2 )
Vậy có 1250 bánh xe thì lắp được nhiều
nhất 312 xe ô tô và còn thừa 2 bánh xe
Đáp số : 312 xe ô tô và thừa 2 bánh xe
- Học sinh đọc
- HS xếp hình
Chính tả
Tiết 46
Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2b.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy - học
Giáo viên Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm 2 HS.
Nhận xét-ghi điểm
B.Dạy bài mới
- 2 HS viết bảng lớp-lớp viết bảng con 4 từ
chứa tiếng có vần ut/uc.
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe – viết.
- GV đọc bài đoạn văn.
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?
- GV cho HS viết vào bảng con những từ
dễ viết sai.
Nhận xét
- GV đọc chính tả.
Chấm bài – nhận xét
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
• Bài 2b.
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Cho HS làm bài.
Nhận xét – sửa bài.
• Bài 3b.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề.
- Cho HS thi đua.
Nhận xét-sửa chữa
4.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem và viết lại các từ viết sai.
Chuẩn bị bài tới.
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Chữ đầu câu, tên riêng.
- HS viết bảng con các từ khó.
- HS viết chính tả vào vở.
- Điền vào chỗ trống ut hay uc.
- HS làm bài vào vở :
Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
- Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ
sau: trút/trúc, lụt/lục
- HS thi đua.
o trút: Ba thở phào vì trút được gánh nặng.
o trúc: Cây trúc này rất đẹp
o lụt: Các tỉnh miền Trung đang lụt rất nặng
o lục: Bé lục tung đồ đạc lên.
Thứ sáu, ngày 05 tháng 02 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 23
Kể lại một buổi diểu diễn nghệ thuật
I.Mục đích yêu cầu
- Rèn kĩ năng nói: HS kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi
ý trong SGK.
- Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7
câu).
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp ghi sẵn 5 câu gợi ý – BT 1.
III.Các hoạt động dạy - học
Giáo viên Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm 2 HS
Nhận xét
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
Nêu mđ, yc tiết học
2.Hướng dẫn HS làm bài tập .
• Bài 1 :
Gọi HS đọc yêu cầu
- 2 HS đọc bài viết về một người lao động trí
óc.
- HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Kể lại một buổi biểu diễn nghệ
thuật.
- Gọi 1 HS kể mẫu.
- Cho HS thực hành kể trong nhóm.
Nhận xét
• Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Dựa vào những điều chúng ta vừa
kể viết thành đoạn văn ngắn từ 7 đến 10
câu. .
- GV cho HS thực hành viết.
- 1 HS kể mẫu.
- HS kể trong nhóm đôi.
- HS kể trước lớp.
- HS đọc yêu cầu
- HS viết những điều vừa kể thành đoạn văn.
- Cho HS đọc bài viết trước lớp.
Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại và viết tiếp nếu chưa
hoàn thành.
- HS đọc bài viết của mình.
- HS nhận xét, rút kinh nghiệm
Toán
Tiết 115
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số(tt)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương ).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 2 ; 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Chia số có bốn chữ số với số có một
chữ số
- Yêu cầu HS lớp làm bảng 2 phép tính.
- Nhận xét .
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hiện
phép chia
a.Phép chia 4218 : 6
- GV viết lên bảng phép tính: 4218 : 6 và yêu cầu
HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện
phép tính trên.
- Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ
trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 0.
Vậy ta nói phép chia 4218 : 6 = 703 là phép chia
hết.
- Hát
- HS làm bảng : 9436 : 3 ; 1272 : 5.
- HS suy nghĩ để tìm kết quả
4218
01
18
1
6
703
•42 chia 6 được 7, viết 7. 7
nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42
bằng 0.
•Hạ 1; 1 chia 6 được 0, viết
0. 0 nhân 6 bằng 0; 1 trừ 0
bằng 1
•Hạ 8 được 18; 18 chia 6
được 3, viết 3. 3 nhân 6
bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách
thực hiện phép chia.
b.Phép chia 2407 : 4
- GV viết lên bảng phép tính: 2407 : 4 = ? và yêu
cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện
phép tính trên.
- Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ
trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 3.
Vậy ta nói phép chia 2407 : 4 = 601 là phép chia
có dư.
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách
thực hiện phép chia.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hành
• Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
- GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện
- GV Nhận xét
• Bài 2 :
- GV gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét-cho điểm
• Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S :
2156
05
56
0
7
308
1608
008
0
4
402
2526
026
2
5
51
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi học sinh lên sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Cá nhân
- HS suy nghĩ để tìm kết quả
2407
00
07
3
4
601
• 24 chia 4 được 6, viết 6. 6
nhân 4 bằng 24; 24 trừ
24 bằng 0.
• Hạ 0; 0 chia 4 được 0,
viết 0. 0 nhân 4 bằng 0;
0trừ 0 bằng 0
• Hạ 7; 7 chia 4 được 1,
viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 7
trừ 4 bằng 3
- HS làm bài
- Học sinh sửa bài
- Lớp nhận xét
- HS nêu
- Học sinh đọc
+ Một đội công nhân phải sửa quãng đường
1215m, đội đã sửa được
3
1
quãng đường.
+ Hỏi đội còn phải sửa chữa bao nhiêu mét
đường nữa ?
- HS làm bài.
Bài giải
Số mét đường đã sửa là:
1215 : 3 = 405 (m)
Số mét đường còn phải sửa là:
1215 – 405 = 810 (m)
Đáp số: 810m đường
- Học sinh đọc.
- HS làm bài.
- Học sinh sửa bài.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 46
Khả năng kì diệu của lá cây
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống
con người.
II/ CHUẨN BỊ:
- Các hình trang 88, 89 trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ: Lá cây
- Giáo viên cho học sinh nêu đặc điểm của rễ cọc,
rễ chùm, rễ phụ, rễ củ
- Nhận xét
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Khả năng kì diệu của lá cây
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo cặp
- Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh dựa vài
hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
theo gợi ý:
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ
khí gì và thải ra khí gì ?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện
nào ?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí
gì và thải ra khí gì ?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá
cây còn có chức năng gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả
thảo luận.
• Kết luận : Lá cây có 3 chức năng:
+ Quang hợp
+ Hô hấp
+ Thoát hơi nước.
- Giáo viên giảng thêm cho học sinh biết về vai trò
quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống
của cây: nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng
nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên từ
lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được
giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống
của cây …
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm dựa vào thực tế
cuộc sống và quan sát các hình trang 89 trong SGK
để nói về lợi ích của lá cây. Kể tên những lá cây
thường được sử dụng ở địa phương.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong
cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên
các lá cây được dùng vào các việc như:
+ Để ăn
+ Làm thuốc
+ Gói bánh, gói hàng
+ Làm nón
+ Lợp nhà
- Hát
- Học sinh nêu
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả
ra giấy.
- Học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi
và đố nhau về chức năng của lá cây
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và
ghi kết quả ra giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận của nhóm mình
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương
4. Nhận xét – Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 47 : Hoa.