Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Phần 4) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.58 KB, 8 trang )

CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
(Phần 4)
Sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ của Nhật Bản trong vài thập kỹ gần đây
thể hiện như sau :
2.3. Chương trình cải tiến chất lượng.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, một chương trình cải tiến
chất lượng thường trãi qua 14 giai đoạn dưới đây:
2.3.1.Giai đoạn 1 : Cam kết của ban giám đốc.
Mục đích : Định rõ vị trí, vai trò của ban giám đốc về chất lượng. Biện
pháp :
- Nhấn mạnh sự cần thiết phải đề phòng sai sót.
- Có chính sách chất lượng cụ thể, rõ ràng
. - Nhìn nhận cải tiến chất lượng là biện pháp thực tế để tăng lãi suất của
xí nghiệp.
2.3.2.Giai đoạn 2 : Nhóm cải tiến chất lượng.
Mục đích : Quản trị chương trình cải tiến chất lượng,
Biện Pháp :
- Triệu tập cán bộ phụ trách các bộ phận để thành lập nhóm cải tiến chất
lượng.
- Thông báo với các thành viên trong nhóm về nội dung và mục đích của
chương trình.
- Xác định vai trò của các thành viên trong việc thực hiện chương trình
cải tiến chất lượng.
- Đề bạt nhóm trưởng.
2.3.3.Giai đoạn 3 : Đo lường chất lượng.
Mục đích : Xác định mức độ đo lường chất lượng, phát hiện những sai sót
về đo lường, hiệu chỉnh và nêu các biện pháp để đo lường chất lượng.
Biện pháp :
- Cần xác định xí nghiệp đang ở trình độ nào về mặt chất lượng. -
Thiết lập những cách đo lường chất lượng thích hợp đối với từng khu vực hoạt


động.
2.3.4.Giai đoạn 4 : Giá của chất lượng.
Mục đích : Xác định các yếu tố cấu thành giá của chất lượng và sử dụng nó
như là một công cụ của quản trị.
Biện pháp : Cần phải thông tin cho bộ phận chuyên trách chất lượng các
yếu tố cấu thành giá của chất lượng một cách chi tiết. Giá của chất lượng càng cao
thì càng phải áp dụng các biện pháp sửa chữa.
2.3.5.Giai đoạn 5 : Nhận thức được chất lượng.
Mục đích : Làm cho các thành viên nhận thức và quan tâm thường xuyên
đến chất lượng, coi chất lượng là niềm tự hào, danh dự của chính đơn vị mình, của
chính mình.
Biện pháp :
- Các thông tin về chất lượng phải được công khai hóa một cách thường
xuyên nhằm kích thích các thành viên nhận thức được cái giá phải trả do không có
chất lượng.
- Các hoạt động thông tin, thuyết phục nhằm làm cho các thành viên
nhận thức và quan tâm đến chất lượng cần phải tiến hành thường xuyên và liên
tục, từ lãnh đạo đến mọi thành viên.
2.3.6.Giai đoạn 6 : Hành động sửa chữa.
Mục đích : Vạch ra những phương pháp cho phép giải quyết dứt điểm
những sai sót về chất lượng đã phát hiện được.
Biện pháp : Theo kinh nghiệm của một số nước, người ta lập ra 3 cấp hoạt
động thường xuyên cho việc sửa chữa các sai sót như sau :
- Hàng ngày ơÍ các bộ phận sản xuất
- Hàng tuần, ở cấp lãnh đạo sản xuất và lãnh đạo chất lượng ở các phân
xưởng.
- Hàng tháng ở cấp Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền khác.
2.3.7.Giai đoạn 7 : Phát động phong trào cải tiến chất lượng.
Mục đích : Xem xét lại mọi hoạt động chất lượng, phát động chính thức
phong trào ‘Chương trình không lỗi” (ZD – Zero Defects).

Biện pháp :
- Làm cho mọi người hiểu rõ khái niệm ZD và những lợi, hại của việc
làm đúng ngay từ đầu.
- Phát hiện những thành viên tích cực ở các bộ phận.
- Kích thích bằìng mọi hình thức để tăng dần số người tự nguyện tham
gia phong trào ZD
- Nghiên cứu và đề xuất chính sách của xí nghiệp về việc đánh giá và
công nhận công lao động của các thành viên trong phong trào ZD.
2.3.8. Giai đoạn 8 : Đào tạo, huấn luyện về chất lượng.
Mục đích : Xác định loại hình đào tạo, huấn luyện cần thiết cho mỗi thành
viên để họ biết phải làm gì và có thể tham gia tích cực vào phong trào cải tiến chất
lượng.
Biện Pháp :
- Việc đào tạo, huấn luyện về chất lượng được thực hiện đối với tất cả
các thành viên, từ cấp cao đến cấp thấp.
- Mỗi giai đoạn của phong trào cải tiến chất lượng có một nội dung
huấn luyện bổ ích và áp dụng ở chính ngay giai đoạn đó.
- Các lớp huấn luyện phải linh hoạt, nhẹ nhàng không chiếm quá
nhiều thời gian tác nghiệp, sản xuất.
2.3.9. Giai đoạn 9 : Ngày làm việc không lỗi – Ngày ZD
Mục đích : Tạo ra một sự kiện để mọi thành viên tự ý thức được những sự
thay đổi về chất lượng đã xảy ra.
Biện pháp :
- Không nên kéo dài quá 1 ngày để tổ chức ngày làm việc không lỗi.
- Ngày làm việc không lỗi phải được tổ chức kỹ càng cả về nội dung
lẫn hình thức.
2.3.10. Giai đoạn 10 : Định ra các mục tiêu.
Mục đích :
Thúc đẩy các cá nhân, các nhóm xác định những mục tiêu cải tiến cho bản
thân họ và cho cả nhóm.

Biện Pháp : Sau ngày ZD, người phụ trách từng đơn vị có nhiệm vụ tạo
điều kiện cho từng cá nhân tự đặt ra những mục tiêu cụ thể, khả thi mà họ sẽ phấn
đấu đạt được. Đây phải là những mục tiêu có thể đạt được trong vòng 30 ngày, 60
ngày hay 90 ngày. Tất cả các mục tiêu đề ra phải cụ thể và đo lường được.
2.3.11. Giai đoạn 11 : Lại bỏ những nguyên nhân sai sót.
Mục đích : Tạo điều kiện để mỗi thành viên báo cho lãnh đạo biết những
trở ngại mà họ gặp phải trong khi thực hiện mục tiêu đã cam kết. Biện pháp :
- Có phương tiện truyền tin đơn giản, phổ biến. Khuyến khích các
thành viên nêu lên mọi thắc mắc về kỹ thuật, về thủ tục mà họ gặp phải và không
thể tự giải quyết được.
- Bất luận vấn đề nêu ra như thế nào chăng nữa cũng phải được lãnh
đạo trả lời nghiêm túc, có biện pháp giải quyết ngay, tốt nhất là trong vòng 24
tiếng. Chỉ khi nào mọi thành viên đều tin rằng mình có thể thông báo mọi vấn đề
mà không sợ cấp trên khiển trách và chắc chắn sẽ không trả lời, không khí tin cậy
lẫn nhau được tạo ra thì chương trình cải tiến chất lượng mới có thể thực hiện
được.
2.3.12. Giai đoạn 12 : Công nhận công lao.
Mục đích : Khích lệ những người tham gia đẩy mạnh hơn nữa chương trình
cải tiến chất lượng.
Biện pháp :
- Cần phải lập nên các chương trình khen thưởng đối với những người
đã đạt được mục tiêu hoặc có những thành tích nổi bật.
- Cần đánh giá công lao của mọi người một cách công khai, thẳng
thắng, công bằng. Không được hạ thấp họ bằng cách chỉ trao cho họ một phần
thưởng.
2.3.13. Giai đoạn 13 : Hội đồng chất lượng.
Mục đích : Tổ chức những cuộc gặp gỡ thường xuyên các chuyên gia chất
lượng để trao đổi kinh nghiệm về quản trị chất lượng.
Biện pháp :
Những người lãnh đạo nhóm chất lượng và các chuyên gia chất lượng gặp

nhau thường xuyên để thảo luận những vấn đề mà ho cùngü quan tâm, trao đổi
kinh nghiệm và rút ra những nhận xét, trở ngại, tìm biện pháp giải quyết.
2.3.14. Giai đoạn 14 : Trở lại điểm xuất phát.
Mục đích : Nhấn mạnh rằng chương trình cải tiến chất lượng thường kéo
dài từ 12 đến 18 tháng. Mỗi đơn vị phải trải qua nhiều chương trình thì nhận thức
và thực hiện về chất lượng mới có nề nếp.
Việc lập lại chương trình khiến cho công tác cải tiến chất lượng sẽ trở
nên thường xuyên, hiện diện mọi nơi, mọi lúc và là một bộ phận không thể thiếu
được trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu chất lượng chưa bám rễ vào doanh
nghiệp thì không bao gió doanh nghiệp đạt được chất lượng cả.


×