Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Yếu tố tâm lí và hành vi tiêu dung của du khách Nhật Bản ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.37 KB, 3 trang )

Yếu tố tâm lí và hành vi tiêu dùng của du
khách Nhật Bản
Du lịch nước ngoài không phải chỉ là sở thích của người Nhật mà đó còn là trào
lưu của người Nhật và là "chủ trương" của cả nước Nhật. Không có nhiều quốc
gia ở châu Á mà người dân ở đó lại thích đi du lịch như Nhật Bản. Đi du lịch, đặc
biệt là đi du lịch nước ngoài trở thành niềm "kiêu hãnh" của người dân xứ sở
Phù Tang và có lẽ vì thế mà ngày càng có nhiều người Nhật đi chu du thiên hạ
bất kể đó là ở đâu. Theo Hiệp hội các Hãng lữ hành Nhật Bản (JATA), có
khoảng 16,5 triệu người Nhật đi du lịch nước ngoài tính trung bình hàng năm
Không chỉ các nước muốn khuyến khích người Nhật du lịch nước mình mà các
công ty lữ hành Nhật Bản cũng cố gắng tạo cơ hội và kêu gọi người Nhật đi du
lịch nước ngoài. 20 triệu khách Nhật đi du lịch nước ngoài cũng là mục tiêu của
JATA và tổ chức này đã phát động thành một chiến dịch kêu gọi mọi người Nhật
đi du lịch trên nước Nhật cũng như ở quốc gia khác. Ông Nomiru Sasada, Trợ lý
Giám đốc JATA, nói rằng điều căn bản của kế hoạch này không chỉ khuyến
khích mà hướng mọi người đến với những sản phẩm du lịch chất lượng cao và
nội dung tốt. Vì vậy lượng khách du lịch Nhật cao là điều dễ hiểu.
Theo thống kê của công ty Japan Travel Marketing (JTM), tổng lượng khách
Nhật đi du lịch ra nước ngoài năm 2009 là khoảng 15,445,530 lượt. trong đó chi
tiết là
Jul 2009 Aug Sep Oct Nov Dec Jan-Dec
2009
1,276,27
5
1,516,58
8
1,590,60
7
1,364,44
7
1,279,31


8
1,281,23
6
15,445,53
0
Nhật bản là một quốc gia tiên tiến. Người Nhật không ngừng phấn đấu để
trở nên hoàn hảo để trở thành người thứ nhất và đạt được những thứ tốt nhất.
Nguyên nhân của thành công đó một phần nằm trong tính cách người Nhật nảy
sinh và hình thành qua những thử thách cam go của cả tự nhiên và con người
gây ra. Các yếu tố tâm lí chung của người Nhật tác động đến hành vi tiêu dùng
khi đi du lịch nước ngoài:
1. Thích đến những vùng đất có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà Nhật Bản
không có nên người Nhật ưu tiên cho những chuyến đi tới các nước châu Âu
(Italia, Thụy Sĩ, Pháp ), tiếp đó là châu Úc, các nước Nam Mỹ , những nơi có
vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ.
2. Thích những nơi có bề dày lịch sử, văn hoá nên người Nhật rất quan tâm tới
Ai Cập, Trung Quốc Họ ưa tìm đến các bảo tàng lịch sử, mỹ thuật, vì thế châu
Âu - khu vực có nhiều bảo tàng nổi tiếng - luôn thu hút được sự chú ý của họ.
Những nước đang phát triển giống với Nhật Bản giai đoạn trước cũng là nơi
khách Nhật muốn xem lại chính mình.
3. Thích ăn ngon nên thì không làm hài lòng người Nhật. Về phương diện này
thì Việt Nam là nơi lý tưởng với khách Nhật bởi có nhiều món ăn ngon mà rẻ .
Người Nhật Bản rất thích món ăn Việt Nam, vì không nhiều dầu mỡ như món
Trung Quốc và lại có nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe. Họ còn quả quyết
rằng: nhờ thức ăn như thế nên phụ nữ Việt Nam có thân hình rất đẹp để mặc áo
dài và rất ấn tượng về việc hiếm thấy những phụ nữ mập quá khổ. Thực hư thế
nào chưa biết, nhưng cứ nhìn cái cách họ háo hức đọc guide book, ra sức tìm
kiếm, lục lọi các quán ăn dù nhỏ ở bất cứ xó xỉnh nào thì đủ biết là họ thích thú
như thế nào rồi. Vì thế mà quý cô, quý bà Nhật sang Việt Nam thường phải tạm
quên đi chương trình ăn kiêng (nếu có) của mình. Và lúc này đây, tại các thành

phố lớn của Nhật, chuyện xuất hiện các nhà hàng Việt Nam đã không còn là điều
hiếm hoi nữa. cứ nhắc đến ẩm thực Việt Nam, với người Nhật phải là… gỏi
cuốn. Ðể rồi, đã sang Việt Nam nhất định phải tìm cho được gỏi cuốn mà ăn, sau
đó phải nói đến món bánh xèo (họ còn biết tìm đến quán ở đường Ðinh Công
Tráng). Làng du lịch Bình Qưới đông nghịt thực khách Nhật, có vẻ như các món
ăn đặc sản Nam Bộ hấp dẫn và hợp "gu" người Nhật hơn cả. Với người Nhật,
các món ăn Thái Lan hay Indonesia cay và không hợp khẩu vị. Về đồ uống thì
người Nhật rất sành các loại bia, rượu. Bởi vậy, họ thích tìm đến Ailen, Đức
4. Người Nhật thích những đất nước mà dân bản địa hiếu khách, tình cảm đằm
thắm. Chẳng hạn như ở Mông Cổ tuy không có gì đặc biệt lắm đối với người
Nhật và món ăn cũng bình thường nhưng vì người Mông Cổ rất niềm nở, hiếu
khách nên rất nhiều người Nhật đã đến đây. Hay như ở Hawaii, JTM đã thống kê
có 101200 lượt khách đến vào tháng 12/2009 cao nhất trong các địa điểm quốc
tế. Trái lại, họ không muốn đến những nơi có sự phân biệt nam, nữ, tôn giáo,
chủng tộc.
5. Người Nhật thích đến những nơi có các hoạt động tình nguyện. Từ phong trào
giúp đỡ những người bất hạnh sau các trận động đất lớn ở đất nước mình,
người Nhật có mong muốn được giúp đỡ những người gặp khó khăn ở khắp
nơi. Thêm nữa, đi ra nước ngoài tình nguyện họ có cơ hội khám phá, tìm hiểu
những nét đặc sắc của nhiều nước khác nhau. Những lĩnh vực họ quan tâm là:
giáo dục, nông nghiệp, y tế, phục hồi các di sản, kiến trúc
6. Người Nhật thích được thưởng thức nghệ thuật truyền thống nơi họ đặt chân
đến. Vì vậy đến Hà Nội, họ thường dành thời gian xem múa rối nước. Không thể
tượng tượng được có những vị khách bỏ ra hàng giờ để tham gia vào các trò
chơi dân gian (cờ người, đưa thuyền thúng, đập niêu, hát bội, múa rối). Theo
một Cty nghiên cứu du lịch Nhật Bản cho biết: có tới 82% khách Nhật thích tham
quan các công trình kiến trúc, lịch sử của VN, 59% tìm hiểu các bảo tàng. nhiều
phụ nữ Nhật còn thích đến các đền chùa. Mùa Noel, nhiều người Nhật tràn sang
Mỹ chỉ để ngắm những cây thông khổng lồ được trang hoàng nghệ thuật trong
không khí ngày hội.

7. Người Nhật (đặc biệt là phụ nữ) thích mua sắm đồ thủ công truyền thống về
làm quà cho người thân và bạn bè với ý thông báo rằng mình đã được đến nơi
đó. đi mua sắm là thú vui của phụ nữ Nhật - nhất là giới trẻ - phần lớn mục đích
của họ khi đến Việt Nam là mua sắm và mua sắm mà thôi. Những hàng truyền
thống mẫu mã phong phú, có nét đặc trưng riêng, giá cả phải chăng, hình dạng
ngộ nghĩnh sẽ kích thích người Nhật mua rất nhiều. Lúc về nước phải mua thêm
vali để đựng hàng là chuyện bình thường. Chủ yếu vẫn là hàng thêu tay, túi xách
có đính cườm… giá cả rẻ hơn nhiều so với ở Nhật. Trang phục các dân tộc cũng
vậy. Phụ nữ Nhật rất thích áo dài Việt Nam, họ cho rằng nó rất đẹp, dễ mặc và
phù hợp với những khi đi dự tiệc.
8. Người Nhật thích đến những nơi có cuộc sống sôi động về đêm như các quán
rượu, bia nhưng đòi hỏi phải có an ninh trật tự tốt. Họ cũng thích đi dạo về
đêm ở những nơi có phong cảnh đẹp. Khách thương gia là đối tượng khách luôn
thiếu thời gian và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thời gian
tham quan ít và thường đi du lịch với mục đích kết hợp công việc, thích chơi golf
và hứng thú tìm hiểu cuộc sống về đêm tại điểm du lịch.

×