Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SUY TIM (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.77 KB, 5 trang )

SUY TIM
(Kỳ 1)
Suy tim là một hội chứng bệnh lý thờng gặp trong nhiều bệnh về tim mạch
nh các bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh và một số
bệnh khác có ảnh hởng nhiều đến tim.
Bình thờng khi chúng ta cần làm một hoạt động gắng sức nào đó (lao động,
chạy nhảy ) thì lập tức tim sẽ tăng tần số và tăng sức co bóp để đa đợc nhiều máu
(tức là đa đợc nhiều ôxy) đến cho các mô của cơ thể. Nhng khi tim bị suy, thì tim
không còn khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể nữa. Vì vậy ngời ta có
thể định nghĩa: Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lợng tim không đủ
đáp ứng với nhu cầu của cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của
bệnh nhân.
Suy tim là một tình trạng bệnh lý rất thờng gặp trên lâm sàng. Theo nghiên
cứu Framingham thì có khoảng 2,3 triệu ngời Mỹ bị suy tim (1981) và cũng ở Mỹ
mỗi năm có khoảng 400.000 bệnh nhân mới mắc suy tim (thống kê năm 1983).
Gần đây, trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế bệnh sinh của
suy tim, về tính năng và tác dụng của một số loại thuốc mới trong điều trị suy tim,
ngời ta đã thu đợc những kết quả khả quan trong việc điều trị hội chứng này.
I. Sinh lý bệnh
Chúng ta đã biết trong suy tim thờng là cung lợng tim bị giảm xuống. Khi
cung lợng tim bị giảm xuống thì cơ thể phản ứng lại bằng các cơ chế bù trừ của
tim và của các hệ thống ngoài tim, để cố duy trì cung lợng này. Nhng khi các cơ
chế bù trừ này bị vợt quá sẽ xảy ra suy tim với nhiều hậu quả của nó.
A. Các yếu tố ảnh hởng đến cung lợng tim: Qua nghiên cứu, ngời ta đã
hiểu rõ đợc cung lợng tim phụ thuộc vào 4 yếu tố: Tiền gánh, hậu gánh, sức co
bóp của cơ tim và tần số tim.
Sức co bóp cơ tim

Tiền gánh → Cung lợng tim ← Hậu
gánh


Tần số tim

1. Tiền gánh: (Preload)
a. Tiền gánh đợc đánh giá bằng thể tích hoặc áp lực cuối tâm trơng của tâm
thất.
b. Tiền gánh là yếu tố quyết định mức độ kéo dài sợi cơ tim trong thời kỳ
tâm trơng, trớc lúc tâm thất co bóp. Tiền gánh phụ thuộc vào:
- Áp lực đổ đầy thất, tức là lợng máu tĩnh mạch trở về tâm thất.
- Độ giãn của tâm thất, nhng ở mức độ ít quan trọng hơn.

2. Sức co bóp của cơ tim:
a. Trớc đây bằng thực nghiệm nổi tiếng của mình, Starling đã cho ta hiểu rõ
đợc mối tơng quan giữa áp lực hoặc thể tích cuối tâm trơng trong tâm thất với thể
tích nhát bóp. Cụ thể là:
- Khi áp lực hoặc thể tích cuối tâm trơng trong tâm thất tăng, thì sẽ làm tăng
sức co bóp của cơ tim và thể tích nhát bóp sẽ tăng lên.
- Nhng đến một mức nào đó, thì dù áp lực hoặc thể tích cuối tâm trơng của
tâm thất có tiếp tục tăng lên đi nữa, thì thể tích nhát bóp sẽ không tăng tơng ứng
mà thậm chí còn bị giảm đi.
b. Qua đây ta có thể hiểu đợc một vấn đề quan trọng trong suy tim là: áp
lực hoặc thể tích cuối tâm trơng trong tâm thất tăng do các nguyên nhân khác
nhau, sẽ làm thể tích nhát bóp tăng, nhng sau một thời gian sẽ dẫn đến suy tim vì
sức co bóp của cơ tim kém dần và khi đó thể tích nhát bóp sẽ giảm đi. Tim càng
suy thì thể tích nhát bóp càng giảm.

3. Hậu gánh (Afterload): Hậu gánh là sức cản của các động mạch đối với
sự co bóp của tâm thất. Sức cản càng cao thì sự co bóp của tâm thất càng phải lớn.
Nếu sức cản thấp quá có thể sẽ làm giảm sự co bóp của tâm thất, nhng nếu sức cản
tăng cao sẽ làm tăng công của tim cũng nh tăng mức tiêu thụ ôxy của cơ tim, từ đó
sẽ làm giảm sức co bóp của cơ tim và làm giảm lu lợng tim.


4. Tần số tim: Trong suy tim, lúc đầu nhịp tim tăng lên, sẽ có tác dụng bù
trừ tốt cho tình trạng giảm thể tích nhát bóp và qua đó sẽ duy trì đợc cung lợng
tim. Nhng nếu nhịp tim tăng quá nhiều thì nhu cầu ôxy của cơ tim sẽ lại tăng lên,
công của cơ tim cũng phải tăng cao và hậu quả là tim sẽ càng bị suy yếu đi một
cách nhanh chóng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×