Sử dụng kỹ thuật
khuếch đại gene
chẩn đoán virus
viêm gan C
Viện Huyết học Truyền máu
Trung ương đã bước đầu áp
dụng kỹ thuật sinh học phân tử -
sử dụng phương pháp khu
ếch đại
gene PCR phát hiện sớm virus
viêm gan C (HCV) trong huyết
tương người cho máu, rút ngắn
giai đoạn cửa sổ từ 75 đến 100
ngày xuống 62 đến 69 ngày.
Hai nhà khoa học Đỗ Thị Vinh An
(Viện Huyết học Truyền máu
Trung ương) và Ngô Giang Liên
(Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH
Quốc gia Hà Nội) đã tham gia
nghiên cứu đề tài khoa học "Bước
đầu ứng dụng kỹ thuật sinh học
phân tử để chẩn đoán virus viêm
gan C ở người cho máu chuyên
nghiệp".
Có 3.143 người cho máu chuyên
nghiệp tại Viện Huyết học Truyền
máu Trung ương được đưa vào
nghiên cứu này. Họ đều có hồ sơ
theo dõi sức khỏe, các xét nghiệm
bệnh truyền nhiễm là âm tính. Máu
lấy từ tĩnh mạch các đối tượng
trong cùng điều kiện như nhau cả
về thời gian và các phương tiện
máy móc xét nghiệm.
Song song với kỹ thuật sàng lọc
bằng PCR, 3.143 trường hợp cho
máu còn được làm các xét nghiệm
sàng lọc thông thường bằng
phương pháp phát hiện kháng thể -
phương pháp ELISA. Đó là phương
pháp gián tiếp phát hiện kháng thể
do cơ thể người nhiễm sinh ra
chống lại virut. Khi trong huyết
thanh có một phân tử protein nào
đó cấu trúc tương đ
ồng gần với cấu
trúc kháng thể, sẽ cho kết quả
dương tính (dương tính giả) hoặc
gần dương tính (nghi ngờ dương
tính), nên theo nguyên tắc, người
cho máu này sẽ bị loại.
Mặt khác, kháng thể HCV tồn tại
lâu dài trong cơ thể người nhiễm;
việc kháng virus viêm gan C chỉ có
giá trị chỉ điểm người cho máu đã
nhiễm virus HCV trong một thời
gian nào đó chứ không thể khẳng
định hiện tại người này đang nhi
ễm
HCV hay không.
Bằng phương pháp ELISA, số
người cho máu bị loại là 34. Bằng
phương pháp PCR, số ngư
ời bị loại
là 23. Nghĩa là số ngư
ời cho máu bị
loại bằng phương pháp khuếch đại
gen PRC thấp hơn số người cho
máu bị loại bằng phương pháp
ELISA là 11 người. Trong tình
trạng khan hiếm người cho máu,
việc loại "vô lý" 11 người cho máu
bằng phương pháp ELISA là rất
lãng phí. Kỹ thuật sinh học phân tử
giúp chúng ta hạn chế được số
người cho máu bị loại nhầm do có
kết quả dương tính giả, hoặc nghi
ngờ dương tính theo phương pháp
ELISA.
Đáng lưu ý là trong số 23 trường
hợp người cho máu bị loại qua kết
quả xét nghiệm bằng khuếch đại
gen PRC - HCV dương tính, có hai
trường hợp đặc biệt. Hai trường
hợp này, kháng thể HCV âm tính.
Sau khi truy cứu, các nhà khoa học
đã khẳng định hai trường hợp này
là hai người nghiện chích ma túy,
và đã chích chung kim tiêm từ 7
đến 14 ngày trước khi cho máu.
Trong thời gian từ 7-14 ngày, cơ
thể chưa sinh ra đủ lư
ợng kháng thể
để có thể phát hiện được bằng
phương pháp ELISA, còn với
phương pháp khuếch đại gen PCR -
độ nhậy cao đã giúp phát hiện đư
ợc
và loại bỏ sớm hai người cho máu
này. Sau 4 đ
ến 5 tháng, kiểm tra lại
hai trường hợp này bằng phương
pháp ELISA, kết quả là dương tính.
Với công nghệ cao như ngày nay,
từ một túi máu ban đầu sẽ tạo ra
nhiều sản phẩm máu khác nhau nh
ư
túi hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ,
việc phát hiện sớm các trường hợp
nhiễm virus truyền qua đường máu
trong giai đoạn cửa sổ đã giúp ng
ăn
chặn sự lây truy
ền virus không phải
chỉ cho một bệnh nhân mà cho
nhiều bệnh nhân và những người
nhận các sản phẩm khác nhau từ
máu.
Việc sử dụng phương pháp sinh
học phân tử vào sàng lọc virus
HCV trong huyết tương người cho
máu đã giúp hạn chế các trường
hợp người cho máu bị loại do có
kết quả dương tính giả hoặc nghi
ngờ dương tính khi xét nghiệm
bằng phương pháp ELISA. Kỹ
thuật PCR-HCV đã phát hiện sớm,
rút ngắn được 62-69 ngày ở giai
đoạn cửa sổ so với các kỹ thuật xét
nghiệm phát hiện kháng thể
(ELISA).