Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giao an lop 3 tuan 28(CKTKN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.72 KB, 19 trang )

TuÇn 28
THỨ THỨ HAI Ngày soạn: Ngày tháng năm 2010
Ngày giảng: Thứ 2, ngày tháng năm 2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục tiêu:
A/ TẬP ĐỌC :
- Đọc đúng các từ, tiếng khó và dễ lẫn trong bài: vòng nguyệt quế, ngúng nguẩy,
thảng thốt, tập tễnh
-Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa cha và ngựa con.
- Hiểu nội dung : Làm việc gì củng phải cẩn thận chu đáo.
B/ KỂ CHUYỆN :
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sử dụng tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1 : TẬP ĐỌC
A/ Bài mới:
1,Giới thiệu bài :
2, Luyện đọc :
a-GV đọc diễn cảm toàn bài .
b-Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
3, Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- 1 HS đọc lại đoạn 1.
? Ngưạ Con tin chắc điều gì.
? Em biết gì về vòng nguyệt quế.
? Ngựa Con đã chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào.
? Khi đọc đoạn này chúng ta nên đọc như thế nào.


- 1 HS đọc lại đoạn 1.
GV: Ngựa Cha nghĩ gì về cuộc thi và sự chuẩn bị của Ngựa con chúng ta cùng
tìm hiểu tiếp sang đoạn 2 của bài.
- 1 HS đọc lại đoạn 2.
? Ngựa Cha khuyên Ngựa con điều gì.
? Móng là vật như thế nào.
? Ngựa Con làm gi khi nhận được lời khuyên của cha.
- 1 HS đọc lại đoạn 3,4.
1
? Hãy tả lại khung cảnh buổi sáng trong rừng và hoạt động của muông thú trước
cuộc thi.
? Từ ngữ nào cho biết các vận động viên đều dốc sức vào cuộc đua.
? Ngựa Con đã chạy như thế nào trong hai vòng đua đầu tiên.
? Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi.
? Ngựa Con đã rút ra bài học gì.
TIẾT 2
3. Luyện đọc lại bài:
- Bốn HS tiếp nối nhau thi đọc các đoạn.
- HS thi đọc truyện theo vai.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc tốt.
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trong sách giáo khoa.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
? Em hiểu thế nào là kể chuyện bằng lời kể của chú Ngựa Con.
+ Là nhập vào vai của chú Ngựa Con để kể, khi kể xưng là tôi hoặc tớ
-1 HS đọc đoạn kể mẫu trong sgk.
-Yêu cầu HS quan sát kỹ các hình vẽ trong sgk.và nêu nội dung tranh:
+ Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước.
+ Tranh 2: Ngựa Cha khuyên Ngựa Con.

+ Tranh 3: Cuộc thi, các đối thủ đang ngắm nhau.
+ Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc thi đau vì hỏng móng
- 4HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của bài.
- Nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
3. Luyện kể theo nhóm:
-HS luyện kể theo nhóm 4
4. Kể chuyện:
- 4HS kể tiếp nối câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS kể tốt.
Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
******************
TIẾT 3 : TOÁN: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Biết tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm 4 số mà các số có 5 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
2
- Bảng phụ,SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-3 HS lên bảng làm các bài tập sau:
Điền dấu <, >, =
120 và 1230 ; 6542 và 6724 ; 4758 và 4759
- Nhận xét và chữa bài:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS so sánh các số trong phạm vi 100 000;

a. So sánh hai số có các chữ số khác nhau:
-GV viết lên bảng: 99 999 100 000
-Yêu cầu HS điền dấu <, >, =
+ HS: 99 999 < 100 000
? Vì sao em điền được kết quả đó.
+ Vì 99 999 kém 100 000 một đơn vị.
+ Vì trên tia số 99 999 đứng trước 100 000.
+ Vì 99 999 chỉ có 5 chữ số còn 100 000 có 6 chữ số.
- GV khẳng định cách só sánh đơn giản để HS dễ hiểu: 99 999 bé hơn 100 000
vì 99 999 có ít chữ số hơn.
-Yêu cầu HS so sánh 100 000 99 999.
b, So sánh hai số có cùng chữ số:
-Yêu cầu HS điền dấu <, >, = vào cặp số 76 200 76 199
+ HS: 76 200 > 76 199
? Vì sao em điền được như vậy.
? Khi so sánh các số có 4 chữ số với nhau ta so sánh như thế nào.
- GV khẳng định so sánh hai só có 5 chữ số:
? Chúng ta bắt đầu só sánh từ hàng nào.
? So sánh hàng chục nghìn của hai số với nhau như thế nào.
+ Số nào có hàng chục nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
? Nếu so sánh hai số có hàng chục nghìn bằng nhau thì ta so sánh tiếp thế nào.
+ Ta so sánh tiếp hàng nghìn, só nào có hàng nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn và
ngược lại.
? Nếu hai số có hàng chục nghìn và hàng nghìn bằng nhau thì ta só sánh tiếp thê
nào.
? Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn và hàng trăm bằng nhau thì tas o
sánh tiếp như thế nào.
- 1 HS nhắc lại so sánh cặp số: 76 200 và 76 199
3. Luyện tập thục hành:
Bài 1:

-HS nêu yêu cầu bài tập
3
-HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Nhận xét bài làm
-Yêu cầu HS nhận xét về một số dấu điền được
Bài 2:
- Tiến hành tương tự bài 1
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
? Vì sao số 92 386 là số lớn nhất trong các số đó.
+ Vì số 92 386 là số có hàng chục lớn nhất trong các số đó.
? Vì sao số 54 730 là số bé nhất trong các số đó.
+ Vì số 54 730 là số có hàng chục bé nhất trong các số đó.
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài 4:
- Tương tự bài tập 3
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS làm bài về nhà và luyện tập thêm.
*******************
TIẾT 4 : THỂ DỤC : (GVbộ môn dạy)
*******************
THỨ BA Ngày soạn: Ngày tháng năm 2010
Ngày giảng: Thứ 3, ngày tháng năm 2010
TIẾT 1 : TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về só sánh số có 5 chứ số.
- Củng cố về thứ tự số có 5 chữ số.
- Củng cố các phép tính với số có 5 chữ số.

II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- 3 HS lên bảng điền <, >, = vào các cặp số sau:
56527 5699 67895 67869 92012 92012
- 2HS lên bảng sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn:
87561, 87516, 76851, 78615
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
B. Bài mới:
1. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập a.
4
? Trong dãy số này số nào đứng số nào đứng sau 99600.
? Vậy 99600 cộng thêm thì bằng 99601.
-GV: Vậy bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy này bằng số đứng ngay sau nó
cộng thêm 1 đơn vị.
- HS tự làm bài.
? Các số trong dãy số thứ hai là những số như thế nào.
+ Là những số tròn trăm.
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài 2, 3:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4:
- HS suy nghĩ và nêu số vừa tìm được
- Nhận xét và chữa bài:
? Vì sao số 99 999 là số có 5 chữ số lớn nhất.
+ Vì tất cả các số có 5 chữ số không có số nào lớn hơn 99 999.

? Vì sao số 10 000 là số có 5 chữ số bé nhất.
+ Vì tất cả các số có 5 chữ số đều lớn hơn 10 000.
Bài 5:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm bài tập và luyện tập thêm.
****************
TIẾT 2 : TNXH: THÚ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết
- Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của một số loài thú được quan sát.
- Nêu ích lợi của thú đối với con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm các loài tranh ảnh về thú nhà
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới
Giáo viên thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú nhà trong SGKvà các hình đã
sươu tầm được.
GV nhắc các nhóm trưởng yêu cầu các bạn khi mô tả con vật nào thì chỉ vào
hình vẽ nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của các con vật đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
5
Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi
con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
- GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận
- Kết luận: Lợn là loài vật chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất

dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng
+ Trâu bò được dùng để kéo cày, phân trâu bò được dùng đẻ bón ruộng. Bò còn
nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm sữa bò như bơ, pho mát cùng với thịt bò
là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thê con
người.
C. Củng cố – Dặn dò:
- Cần bảo vệ và chăm sóc các loài thú nhà vì nó giúp ích nhiều cho gia đình. Sưu
tầm tiếp tranh ảnh về thú để tiết sau học tiếp.
******************
TIẾT 3 : MĨ THUẬT :(GV bộ môn dạy)
******************
TIẾT 4 : CHÍNH TẢ(NV): CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc dấu hỏi, dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc đoạn 1 lần.
? Ngựa Con chuẩn bị hội thi như thế nào.
? Bài học mà Ngựa Con rút ra là gì.
? Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?
- HS luyện viết từ khó: khoẻ, giành, nguyệt quế
- HS nghe viết chính tả.
- Soát lỗi và chấm bài
3. Làm bài tập chính tả:
- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Goi HS chữa bài.
niên - nai nịt - lụa - lưng - nâu - lạnh - nó - no - lại
tuổi - nở - đỏ - thẳng - vẻ - của - dũng - sĩ.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết sai từ 3 lỗi trở lên về nhà viết lại bài.
6
THỨ TƯ Ngày soạn: Ngày tháng năm 2010
Ngày giảng: Thứ 4, ngày tháng năm 2010
TIẾT 1 : TẬP ĐỌC: CÙNG VUI CHƠI
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa: Các bạn HS chơi đá cầu thật vui. Trò chơi còn
giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người .Bài thơ khuyên HS chăm chơi thẻ
thao, chăm vân. động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ và học tập tốt hơn.
Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
-3 HS lên bảng đọc bài Cuộc hạy đua trong rừng ->Nhận xét và ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
a- GV đọc diễn cảm bài thơ.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc từng câu thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
+HS tìm hiểu nghĩa từ mới.

+ Luyện đọc theo nhóm
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ Đọc đồng thanh bài thơ.
3. Tìm hiểu bài:
-1 HS đọc lại toàn bộ bài thơ
? Bài thơ tả hoạt động gì của HS.
? Tìm những chi tiết cho thấy các bạn HS chơi vui.
? Những chi nào cho thấy các bạn chơi đá cầu rất khéo.
-HS đọc và thảo luận câu thơ cuối: “ Chơi vui học càng vui”
+ Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tình cảm bạn thêm gắn bó, học
tập sẽ tốt hơn.
? Em có thích chơi đá cầu không ? Trong giờ ra chơi em thường chơi những trò
chơi gì.
-GVKL: Bài thơ cho chúng ta được tham dự trò chơi thật vui và khéo léo của
các bạn HS. Giờ ra chơi, các em hãy cùng nhau chơi các trò chơi bổ ích như đá
cầu, nhảy dây
4. Học thuộc lòng bài thơ:
7
-HS đọc đòng thanh bài thơ.
-Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ
-Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
4, Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt
-Yêu cầu những HS chưa thuộc về nhà học thuộc bài thơ.
***************
TIẾT 2 :

TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về đọc, viết số trong phạm vi 100 000.

- Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Giải bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời
văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng làm các bài tập sau:
a, Điền dấu <, >, =
54321 53213 24 789 42987 78901 100 000.
b. Khoanh tròn vào số lớn nhất, bé nhất:
67598, 67985, 76589, 76895
- Nhận xét và ghi điểm HS.
B. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
1. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS đổi chéo vở kiểm tra
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- HS làm bài và giải thích cách làm.
x + 1536 = 6924 x - 636 = 5618
x = 6924 - 1536 x = 5618 + 636
x = 53 88 x = 6254
x x 2 = 2826 x: 3 = 1628
x = 2826: 2 x = 1628 x 3
x = 1413 x = 4884
- Nhận xét và ghi điểm học sinh.
Bài 3:
-HS đọc yêu cầu bài toán

? Bài toán cho biết gì.
8
? Bài toán trên thuộc dạng toán nào.
-Yêu cầu HS làm bài
Tóm tắt Bài giải
3 ngày: 315m Số mét mương đào được trong một ngày là:
8 ngày: ? m 315: 3 = 105 (m)
Số mét mương đào trong 8 ngày là:
105 x 8 = 840 ( m )
Đáp số: 840 m
- Nhận xét và chấm điểm HS
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm bài tập và luyện tập thêm.
***************
TIẾT 3 : LTVC: NHÂN HOÁ . ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH : ĐỂ LÀM GÌ ?
DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN.
I. Mục tiêu:
- Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng
của nhân hoá.
- Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?
- Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS đọc bài thơ
? Trong những câu thơ vừa đọc cây cối, sự vật được xưng hô là gì.
? Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ và tự làm bài - 3HS lên bảng gạch chân dưới bộ phận trả lời câu
hỏi Để làm gì ?
- Nhận xét và chữa bài HS.
a. Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b. Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất
Bài 3:
9
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập trong sgk.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Đổi chéo vở kiểm tra.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đặt 3 câu hỏi theo mẫu “ Để làm gì ? “ sau đó trả lới các câu
hỏi này.
***************
TIẾT 4 : THỦ CÔNG: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Làm được đồng hồ để bàn . Đồng hồ để bàn tương đối cân đối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công (giấy bìa )
- Tranh đúng qui trình kĩ thuật.
- Giấy thủ công hoặc bìa màu.
III. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu đồng hồ để bàn mẫu.
- GV nêu câu hỏi định hướng quan sát, nhận xét hình dạng, màu sắc, tác dụng
của từng bộ phận, tên kim đồng hồ như kim chỉ giờ, phút, giây, các số ghi trên
mặt đồng hồ.
- Liên hệ và so sánh hình dáng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng
hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng.
Hoạt động 2:Hướng dẫn mẫu
GV hướng dẫn và làm mẫu từng bước.
Bước 1:Cắt giấy.
-Cắt 2 tờ giấy thủ công hoắc bìa màu có chiều dài 24 ô, rộng 14 ôđể làm đế và
khung dán mặt đồng hồ.
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô làm chân đở động hồ.
-Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
Bước 2:Làm các bộ phận của đồng hồ.
*Làm khung đồng hồ
-Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô,gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
-Mở tờ giấy ra, bôi hồ điều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đo, gấp lại
theo đường giấy giữa, miết nhẹ cho hai nữa tờ giấy dính chặt vào nhau.
- Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp ( gấp phía có hai mép giấy để bước sau sẻ dán
vào đế đồng hồ ).Như vậy, kích thước của kim đồng hồ sẻ là 16 ô, rộng 10 ô.
* Làm mặt đồng hồ:
10
- Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm 4 phần bằng nhau để xác định điểm giữa
mặt động hồ và 4 điểm đánh số trên mặt đồng hồ.
- Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp
gấp. Sau đó,viết các số 3,6,9,12.vào bốn gạch chung quanh mặt đồng hồ.
- Cắt, dán và vẽ kim đồng hồ giờ, phút, giây từ điềm giữa hình.
* Làm đế đồng hồ:

- Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ giấy bìa dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt kẻ ô ở phía
trên
-Gấp lên 6 ô theo đường dấu gấp.
- Gấp tiếp 2 lần nữa như vậy.Miết kỉ các nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được
tờ giấy bìa dày có chiều dài 16 ô, rộng 6 ô làm đế đồng hồ
Gấp 2 cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưởi miết cho thẳng.
Sau đó mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế.
Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh
- Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
- Dán khung đồng hồ vào phần đế
- Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
2. Củng cố – dặn dò
Về nhà tập làm chuẩn bị tiết sau chúng ta thực hành
*******************
TIẾT 5 : ÂM NHẠC: (GV bộ môn dạy)
****************************
THỨ NĂM Ngày soạn: Ngày tháng năm 2010
Ngày giảng: Thứ 5 ngày tháng năm 2010
TIẾT 1 : TOÁN: DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông
qua hoạt động so sánh diện tích của các hình.
- Biết: Hình này năm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích
hình kia; Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện
tích của hai hình đã tách.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài:

3. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu về diện tích của một hình:
- Gv đua ra trước lớp hình tròn như sgk hỏi: Đây là hình gì ?
- GV tiếp tục đưa ra hình chữ nhật và hỏi: đây là hình gì ?
11
- GV: Cô đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm trọn
trong hình tròn ( Không bị thừa ra ngoài), khi đó ta nói diện tích hình chữ nhật
bé hơn diện tích hình tròn.
- GV có thể đưa ra một số cặp hình khác.
* Ví dụ khác:
+ Đưa ra hình A sau đó hỏi: Hình A có mấy ô vuông ?
- GV: Ta nói diện hình A bằng 5 ô vuông - HS nhắc lại.
+ GV đưa ra hình B và hỏi: Hình B có mấy ô vuông ?
? Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông.
- GV: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông, diện tích hình B bằng 5 ô vưông nên ta
nối diện tích hình A bằng diện tích hình B.
- Tương tự hướng dẫn HS só sanh các hình còn lại.
b. Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát hình.
- 1 HS đọc các ý a, b, c trước lớp.
? Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD đúng hay
sai
+ Sai vì tam giác ABC có thể nằm gon trọn trong tứu giác ABCD, vậy diện tam
giác ABC không thể lớn hơn tứ giác ABCD.
- Tương tự yêu cầu HS giả thích với các trưưòng hợp còn lại.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nêu từng câu hỏi cho HS trả lời:
? Hình B bao nhiêu ô vuông.

? Hình Q bao nhiêu ô vuông.
? So sánh diện tích hình P và hình Q.
Bài 3:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.
- Yêu cầu HS quan sát hình và đoán kết quả.
- Nhận xét và chữa bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm bài tập và luyện tập thêm.
*********************
TIẾT 2 : THỂ DỤC: (GV bộ môn dạy)
**********************
TIẾT 3 : TNXH: MẶT TRỜI
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt trời chiếu sáng và
sưởi ấm Trái Đất.
12
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh trong sách trang 110, 111.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Thú tiết 2".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận.
Bước 1: Thảo luận theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi:
- Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ?

+ Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao?
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ?
.Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt
* Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời
Bước 1:
- Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm
theo gợi ý:
+ Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ?
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ?
Bước 2:
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ
về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
- Mời một số em trả lời trước lớp.
- Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ?
- Giáo viên kết luận: Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng năng
lượng của Mặt Trời: pin Mặt Trời.
C. Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
*****************
13
TIẾT 4 :

CHÍNH TẢ(nhớ viết): CÙNG VUI CHƠI
I. Mục tiêu:

- Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ cuối bài: Cùng vui chơi
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc dẩu hỏi/ dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng viết các từ sau: thắt lỏng, da đỏ, hùng dũng.
- Nhận xét và ghi điểm HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn viết chính tả:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
? Theo em vì sao “ Chơi vui học càng vui “
- Hướng dẫn HS trình bày bài thơ
? đoạn thơ gồm có mấy khổ thơ? Cách trình bày như thế nào cho đpj.
? Các dòng thơ trình bày như thế nào.
- Yêu cầu HS viết các từ khó: quanh quanh, dẻo chân, khoẻ người
-HS viết chính tả, soát lỗi và chấm bài
b. Làm bài tập:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài
- Nhận xét và chữa bài:
+ bóng ném - leo núi - cầu lông
+ bóng rổ - nhảy cao - võ thuật
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học và chữ viết học sinh
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ của bài tập 2, sai 3 lỗi trở lên viết lại bài
*********************************
THỨ SÁU Ngày soạn: Ngày tháng năm 2010

Ngày giảng: Thứ 6 ngày tháng năm 2010
TIẾT 1 : TẬP LÀMVĂN: KỂ LẠI TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I. Mục tiêu:
- Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem,
được nghe tường thuật dựa theo gợi ý(BT1).
- Viết lại được một tin thể thao.
II. Đồ dùng dạy học: SGK
14
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1
-1 HS đọc gợi ý bài tập 1.
-GV lần lượt đặt câu hỏi gợi ý cho HS kể từng phần của trận thi đấu thể thao.
? Trận đấu đó là môn thể thao nào.
? Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu ? Em xem cùng với ai.
? Trận thi đấu được tổ chức ở đâu ? Khi nào ? Giữa đội nào với đội nào.
? Diện biến của cuộc thi đấu như thế nào ? Các cổ vận động viên đã cổ vũ ra
sao
? Kết quả của cuộc thi đấu ra sao.
- HS trình bày miệng trước lớp.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi một vài HS đọc tin thể thao sưu tầm được
-HS viết tin thể thao.
-HS đọc bài trước lớp.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương HS nói tốt, viết hay

- Yêu cầu HS về nhà viết lại về một trận thể thao mà em đã được chứng kiến.
*******************
TIẾT 2 : TOÁN: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH, XĂNG - TI-MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đơn vị đo diện tích: xăng ti mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài
1cm
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS
-Nhận xét và ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm
2
)
- GV giới thiệu:
15
+ Để đo diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo
diện tích thường gặp là cm
2
+ Xăng-ti-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm.
+ Xăng-ti-mét vuông gọi tắt là cm
2

- Yêu cầu HS đo cạnh của hình vuông.
b. Luyện tập thực hành:

Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài - Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc lại các số vừa viết
Bài 2:
- Yêu cầu HS quan sát hình A và hỏi: Hình A gồm mấy ô vuông ? Mỗi ô vuông
có diện tích là bao nhiêu ?
+ Khi đó ta nói diện tích hình A là 6cm
2

- Yêu cầu HS tựu làm với hình A.
- Yêu cầu HS so sánh diện tích hình A và hình B.
Bài 3:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập về nhà và luyện tập thêm.
*********************
TIẾT 3 : TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA T ( Th)
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T(1 dòng chữ Th), L(1 dòng) viết đúng
tên riêng Thăng Long(1 dòng) và câu ứng dụng:Thể dục thường xuyên bằng
nghìn viên thuốc bổ(1 lần) bằng các cỡ chữ nhỏ .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Chấm vở một số HS
- 1 HS đọc thuộc câu ứng dụng tuàn 26.

B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS tập viết:
a. Viết chữ hoa Th:
? Trong tên riêng và câu ứng dụng có từ nào viết hoa.
-Yêu cầu HS viết chữ hoa T vào bảng
- HS nhận xét chữ viết của các bạn.
16
? Em đã viết chữ hoa T như thế nào.
? Khi có chữ T, muốn có chữ Th ta viết như thế nào.
- Yêu cầu HS viết chữ Th.
b, Viết từ ứng dụng:
- 1HS đọc từ ứng dụng
? Thăng Long là tên cũ của địa danh nào.
+ Thăng Long là tên cũ của Thủ đô Hà Nội do vua Lý Thái Tổ đặt.Theo sử sách
thì khi rời kinh đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình ) ra thành Đại La ( nay là Hà Nội), Lý
Thái Tổ mơ thấy rồng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La thành Thăng Long.
- HS quan sat và nhận xét từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS luyện viết từ ứng dụng
c, Viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng.
? Câu ứng dụng khuyên ta điều gì.
+ Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rrát nhiều viên
thuốc bổ.
-Quan sát và nhận xét câu ứng dụng.
d. HS luyện viết vào vở tập viết.
- HS luyện viết theo mẫu
- Thu vở và chấm bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học và chữ viết HS.

- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập viết vào vở.
*******************
TIẾT 4 : ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (T1)
I. Mục tiêu:
-HS biết sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa
phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Xem ảnh.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống. Được
sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khỏe tốt.
* Tiến hành: Học sinh quan sát các ảnh bài tập 1 và thảo luận nhóm 2.
+ Nêu tác dụng của nước quan các bức ảnh?
+ Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào?
17
=> Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát
triển tốt.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo
vệ nguồn nước.
* Tiến hành:
Chia nhóm, phát phiếu thảo luận và giao nhiệm vụ.
Việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai?
Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao?
a. Tắm rửa cho trâu, bò ngay cạnh giếng nước ăn.
b. Đổ rác ở bờ ao bờ hồ.
c. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.

d. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa.
Một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Học sinh hiểu quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
* Tiến hành: Học sinh làm bài tập 3 - thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Hướng dẫn thực hành: thực hiện theo bài học.
*. Củng cố - dặn dò:
Gv nhận xét tiết học và xem trước bài mới.
********************
SINH HOẠT LỚP
1: Đánh giá tình hình tuần qua
* Ưu điểm:
- Thực hiện tốt các nề nếp.
- Giảm bớt tình trạng đi học muộn.
- Nhiều bạn đạt điểm 10 trong tuần:
- Có nhiều cố gắng trong học tập:
- Nhiều em đã có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
* Tồn tại:
- Trong giờ học còn nói chuyện riêng:
- Nề nếp xếp hàng chưa được tốt lắm
- Ăn quà vặt trong lớp:
- Chưa tích cực trong giờ học:
2: Kế hoạch tuần tới
- Phát huy các ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm trên
- Tích cực, sôi nổi hơn nữa trong giờ học
*************************
18
19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×