Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

giáo án ngữ văn 6 - HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.09 KB, 94 trang )

Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Tuần 20 Ngày soạn :01/01/2010
Tiết 73.74 : Văn bản:
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích : “ Dế mèn phiêu lưu kí “ – Tô Hoài )
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên”.
- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn .
II. CHUẨN Bị :
- Học sinh : Soạn bài
- Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ Phó từ” , với tập làm văn bài “ Tìm hiểu
chung về văn miêu tả”.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC :
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ :Kiểm tra bài soạn của học sinh
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : “ Dế mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về
loài vật dành cho thiếu nhi . Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh
động, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người và những khát
vọng của tuổi trẻ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó .
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- GV giới thiệu một số nét cơ bản về tác giả
và tác phẩm.
- HS: Lắng nghe, thêm mục chú thích phần
dấu sao.
- GV tóm tắt toàn bộ nội dung của truyện ?
+ Truyện gồm 10 chương kể về cuộc
phiêu lưu của dế mèn.
+ Phần trích được trích ở chương I của


truyện.
- GV hướng dẫn cách đọc (chú ý đoạn đối
thoại) và kể tóm tắt.
- HS đọc sau khi GV đọc mẫu và kể tóm tắt.
- GV nhận xét.
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? Nội
dung chính của từng đoạn?
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “ thiên hạ”
+ Đoạn 2 : Còn lại
- HS trao đổi, trình bày.
I/ Đọc và tìm hiểu chung :
1/ Tác giả, tác phẩm: ( SGK )
2/ Đọc và tìm hiểu từ khó:
3/ Bố cục :
- Đọan 1: Miêu tả hình dáng, tính cách
của Dế Mèn.
- Đoạn 2:Kể về bài học đường đời đầu
tiên.
Trang 1
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản:
- GV: Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện, Dế
Mèn là một “chàng dế thanh niên cường
tráng” Chàng dế ấy đã hiện lên qua những
nét cụ thể nào về hình dáng ? Về hành
động?
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ và trình bày.
-GV: Qua đó,em nhận xét gì về cách dùng
từ miêu tả và trình tự miêu tả của tác giả ?
- GV: Qua đó thấy được tính cách của Dế

Mèn như thế nào?
? Tìm chi tiết miêu tả thể hiện điều đó?
-GV:Dế Mèn tự nhận mình là “tợn lắm” và
“tưởng mình sắp đứng dầu thiên hạ” em
hiểu lời đó của Dế Mèn như thế nào ?
- Từ đó, em có nhận xét gì về tính cách của
Dế Mèn ?
- HS suy luận, trả lời.
Như vậy, việc miêu tả ngoại hình đã bộc lộ
được tính nết, thái độ của nhân vật, các chi
tiết đều thể hiện được vè đẹp cường tráng,
trẻ trung.Chứa đầy sức sống của tuổi trẻ.
Nhưng tính cách còn hung hăng, xốc nổi .
- GV: Em hãy tóm tắt các sự việc chính
trong đọan 2?
- HS trao đổi, thực hiện.
+ Dế mèn coi thường dế choắt .
+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của
Dế choắt.
+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường
đời đầu tiên .
-GV: Hãy tìm những chi tiết miêu tả hình
ảnh, tính nết của Dế Choắt?
- Lời Dế Mèn xưng hô với Dế choắt có gì
đặc biệt ?
- Như vậy , dưới con mắt Dế mèn, Dế Choắt
hiện ra như thế nào ?
-GV: Vì tính hung hăng Dế Mèn đã gây ra
điều gì?
- HS: Phát hiện, trả lời.

? Thái độ đó tô đậm thêm tính cách gì của
Dế Mèn ?
-GV: Thái độ của Dế Mèn thay đổi như thế
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1/ Hình ảnh Dế Mèn .
- Hình dáng
Cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt nhọn
hoắt, cánh dài, đầu to, răng đen, râu dài .
=> Tả khái quát đến cụ thể, tả hình dáng,
hành động làm nổi bật lên vẻ đẹp hùng
dũng, hấp dẫn .
- Tính cách oai vệ, cà khịa, quát nạt tưởng
mình sắp đứng đầu thiên hạ .
=> Hung hăng, hống hách, kiêu căng, tự
phụ .
b/ Câu chuyện. Về bài học đường đời đầu
tiên :
- Tả Dế choắt: Người gầy gò, cánh ngắn
củn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, hôi,
có lớn mà không có khôn .
=> Yếu ớt, xấu xí, đáng khinh.
- Trêu chị Cốc: Muốn ra oai với Dế choắt .
=> Xấc xược, ác ý , ngông cuồng .
- Khi Dế choắt chết : Dế Mèn hối hận và
xót thương .
=> Dế Mèn đã biết ăn năn hối lỗi, xót
thương Dế choắt và nghĩ đến việc thay
đổi cách sống của mình .
Trang 2
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm

nào khi Dế Choắt chết ? Thái độ ấy cho ta
hiểu thêm gì về Dế Mèn ?
- HS: Suy nghĩ, trình bày.
-GV: Theo em sự ăn năn của Dế Mèn có
cần thiết không ? Có thể tha thứ được không
?
- HS phát biểu suy nghĩ của mình.
-GV: Cuối truyện là hình ảnh Dế Mèn đứng
lặng giờ lâu trước nấm mồ bạn . Em thử
hình dung tâm trạng của Dế Mèn lúc này ?
- HS tưởng tượng, liên tưởng, trình bày.
- Bài học rút ra của Dế Mèn là gì ?
- Học sinh đọc lời khuyên của Dế choắt đối
với Dế Mèn.
Như vậy, qua câu chuyện trêu Cốc để rồi
Dế Choắt phải chết oan. Dế Mèn đã rút ra
được bài học : kẻ kiêu căng có thể làm hại
người khác khiến phải hận suốt đời . Nên
biết sống đoàn kết, có tình thân ái .
Hoạt động 3: Tổng kêt
-GV chia nhóm HS thảo luận theo yêu cầu
câu 5(sgk)
-HS thảo luận cử đại diện nhóm trả lời –
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét .
+ Dế Mèn: kiêu căng nhưng biết hối lỗi .
+ Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ .
+Cốc : tự ái, nóng nảy .
- Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả
của tác giả trong văn bản này ?

- Học sinh đọc mục ghi nhớ.
- Phần luyện tập : HS đọc đoạn Dế mèn trêu
Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế
Choắt ( Đọc phân vai)
* Bài học về thói kiêu căng, bài học về
tình thân ái .
III/ Tổng kết .
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
* Ghi nhớ (sgk)
IV/ Luyện tập .
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
? Nêu ý nghĩa của văn bản ?
- Luyện tập theo yêu cầu.
- Chuẩn bị bài : Phó từ
Trang 3
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Tuần 20 Ngày soạn : /01/2010
Tiết 75 :
PHÓ TỪ
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- nắm được khái niệm phó từ .
- Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ .
- Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau .
II. CHUẨN Bị :
- Giáo viên : Sgk, Sgv, tranh ảnh minh hoạ nếu có.
- Học sinh : Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số .

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài soạn của học sinh
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong cụm động từ, các từ làm phụ ngữ trước thường bổ sung ý
nghĩa cho động từ các phụ ngữ đó được gọi là phó từ . Vậy phótừ là gì ? Bài học
hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ .
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phó từ.
- Học sinh đọc ví dụ .
-GV:Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho
những từ nào ?
-HS: Trả lời.
-GV: Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc
loại từ loại nào ?
-HS: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho
động từ, tính từ .
- GV: Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong
cụm từ .
- HS: Đứng trước hoặc sau động từ, tính từ .
Các từ in đậm đó là phó từ . Vậy phó từ là
gì ?
-HS: Tổng hợp, trình bày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại phó từ.
-GV: Yêu cầu hs đọc ví dụ sgk.
- HS: Đọc ví dụ
-GV: Hãy tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa
cho động từ, tính từ in đậm ?
- GV: Kẻ bảng phân loại phó từ lên bảng .
- Học sinh lên điền vào .
Học sinh thảo luận nhóm : làm vào bảng
I/ Phó từ là gì ?

1/ Ví dụ :
a/ Đã đi nhiều nơi
- Cũng ra những câu đố .
- Vẫn chưa thấy có người
nào .
- Thật lỗi lạc
- Rất ưa nhìn .
- Rất bướng
- Soi ( gương ) được
- To ra
=> phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ,
tính từ .
2/ Ghi nhớ : (SGK)
II/ Các loại phó từ :
1/ Ví dụ :
a/ Tìm phó từ :
- lắm, đừng, vào, không, đã, đang .
b/ Bảng phân loại phó từ .
- Chỉ quan hệ thời gian: Đã, đang
- Chỉ mức độ: Thật, rất, lắm
- Chỉ sự tiếp diễn tương tự:Cũng, vẫn
- Chỉ sự phủ định: Không, chưa
Trang 4
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
phụ .
- Học sinh tìm thêm những phó từ khác
thuộc mỗi loại nói trên .
+ Chỉ quan hệ thời gian : sẽ, vừa, mới
+ Chỉ mức độ : lắm, hơi.
+Chỉ sự tiếp diễn tương tự : cứ, lại

+ Chỉ sự phủ định : chẳng
+ Chỉ sự cầu khiến : hãy, chớ.
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn học sinh về nhà làm bài 1
và bài 2 .
-HS: Tự làm.
- GV đọc – HS viết
- GV chia nhóm : 2 em trao đổi bài cho
nhau rồi sửa lỗi.
- GV nhận xét
- Chỉ sự cầu khiến: Đừng
- Chỉ kết quả, hướng: Vào, ra
- Chỉ khả năng: được
*Ghi nhớ: (sgk)
III/ Luyện tập .
Bài 1,2 ( làm ở nhà )
Bài 3 : Viết chính tả .
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
? Thế nào là phó từ ? Các loại phó từ ?
- Làm bài tập ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Tuần 20 Ngày soạn : 01/01/2010
Tiết 76 :
TÌM HIỂU CHUNG VÊ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả .
- Nhận biết được những đoạn văn, bài văn miêu tả .
- Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn

miêu tả .
II. CHUẨN BỊ:
- Học sinh : Soạn bài
- Giáo viên : Tích hợp với văn bài “ bài học đường đời dầu tiên”, với Tiếng Việt bài
“ Phó từ”
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: :
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ : Giáo viên kiểmtra bài soạn của học sinh
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Hình thức vấn đáp :
Trang 5
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
- GV : ở bậc tiểu học, các em đã được học các thể loại văn nào ?
- HS : Văn miêu tả, văn kể chuyện .
- GV : Về văn miêu tả, các em đã được tìm hiểu . Lên cấp 2, các em sẽ
tìm hiểu tiếp về văn miêu tả .
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là văn
miêu tả.
- Học sinh đọc các tình huống
- GV: Nêu yêu cầu để HS thảo luận, trình
bày.
+ Nhóm 1, 2 : Tình huống 1.
+ Nhóm 3,4 : Tình huống 2 .
+ Nhóm 5,6 : Tình huống 3 .
- Đại diện nhóm trả lời
- GV: Nhận xét .
-GV: Trong các tình huống trên, em đã phải
dùng văn miêu tả . Hãy nêu lên một số tình
huống khác tương tự ?

- Vậy thế nào là văn miêu tả ?
-HS: Trình bày.
- HS: Đọc đoạn văn tả về hình dáng của
Dế Mèn và Dế Choắt .
-GV: Hai đoạn văn có giúp em hình dung
được đặc điểm nổi bật của hai chú dế
không ?
-HS: Trao đổi, trình bày.
-GV: Những chi tiết và hình ảnh nào đã
giúp em hình dung được điều đó ?
Giáo viên nhấn mạnh : Như vậy bằng sự
quan sát, nhà văn Tô Hoài đã giúp các em
hình dung được đặc điểm nổi bật của hai
con dế . Trong văn miêu tả, năng lực quan
sát của người viết, người nói thường bộc lộ
rõ nhất .
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn
- HS: Trao đổi, trình bày.
-Gv: Nhận xét.
I/ Thế nào là văn miêu tả .
1/ a. Tìm hiểu các tình huống
- Tình huống 1 : Tả ngôi nhà
- Tình huống 2 : Tả chiếc áo .
- Tình huống 3 : Tả người lực sĩ .
b/ Đoạn văn miêu tả
- Tả Dế Mèn
-> vẻ đẹp cường tráng
- Tả Dế Choắt

-> Hình dáng gầy gò, ốm yếu .
2/ Ghi nhớ : ( SGK )
II/ Luyện tập
1. Bài 1 :
- Đoạn 1 : Tả hình dáng và hành động
của Dế Mèn
-> Chú dế to khỏe, mạnh mẽ .
- Đoạn 2 : tả hình dáng chú bé liên lạc
( Lượm )
Trang 6
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
-Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
-HS: Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong
tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em
chú ý tới đặc điểm nổi bật nào ?
- HS làm bài – Gv gọi 3 em đọc .
- Gv nhận xét .
-> Chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn
nhiên
- Đoạn 3 : Tả cảnh vật sau cơn mưa .
=> Thế giới sinh động, ồn ào, huyên
náo
2. Bài 2 : Tả khuôn mặt của mẹ em .
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
? Thế nào là văn miêu tả ?
- Luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Sông nước Cà Mau.
Tuần 21 Ngày soạn : 05/01/2010
Tiết 77 :
SÔNG NƯỚC CÀ MAU

( Trích “ Đất rừngPhương Nam” – Đòan Giỏi )
I. MỤC TIÊU: :
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau
- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả .
II. CHUẨN BỊ:
- Học sinh : Soạn bài
- Giáo viên : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ So sánh”, với tập làm văn bài “ Quan sát,
tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ :
- Nêu ý nghĩa của đoạn trích “ bài học đường đời đầu tiên” ?
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả loài vật của tác giả qua đoạn trích ?
3. Bài mới :
Trang 7
Ký duyệt tuần 20
Ngày 01/2010
Tổ trưởng
Phan Văn Diên
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
* Giới thiệu bài : “ Sông nước Cà Mau” là đoạn trích từ chương XVIII trong
truyện” Đất rừng Phương Nam” của Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một
thiếu niên vào rừng U Minh trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tác giả đã đưa
người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc
sống con người với hình ảnh kháng chiến ở vùng đất cực Nam của Tổ Quốc . Tác
phẩm đã được dựng thành phim “ Đất phương Nam”. Bài học hôm nay sẽ giúp các
em hiểu điều đó .
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.

- GV: Giớ thiệu một số nét cơ bản về tác giả
và tác phẩm.
- HS: Đọc mục chú thích ( dấu sao )
-GV: Hướng dẫn cách đọc.
- HS: Đọc.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các
từ khó ở mục chú thích .
-HS: Ghi nhớ
-GV: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
Hãy nêu ý chính của từng đoạn ?
-HS: Nêu cách chia bố cục.
Đoạn 1 : Từ đầu đến “ đơn điệu”
Đoạn 2 : Tiếp đó đến “ ban mai”
Đoạn 3 : Còn lại
Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản.
-GV: Những dấu hiện nào của thiên nhiên
Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng
khi đi qua vùng đất này?
-HS: Trao đổi, trình bày.
-GV: Ấn tượng ấy được cảm nhận qua các
giác quan nào ?
-HS: Phát biểu.
-GV: Em có thể hình dung một cảnh tượng
thiên nhiên như thế nào ?
Tác giả tập trung miêu tả cảnh thiên nhiên
qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác.
Đặc biệt là cảm giác màu xanh bao trùm của
trời, của cây, của nước. Cảnh thiên nhiên
thật là mênh mông hùng vĩ .
-GV: Em có nhận xét gì về cách đặt tên các

con sông, con kênh ở nơi đây ?
-HS : Nêu nhận xét.
I/ Giới thiệu chung
1/ Tác giả, tác phẩm :
- Tác giả: Tô Hoài
Viết năm 1957
Đoạn trích từ chương XVIII của truyện .
2/ Đọc và tìm hiểu chú thích
3/ Bố cục
- Đoạn 1: Ấn tượng chung về thiên nhiên
vùng Cà Mau .
-Đoạn 2: Cảnh sông ngòi, kênh rạch ở Cà
Mau .
- Đoạn 3: Tả cảnh chợ Năm Căn .
II/ Đọc – Hiểu văn bản
1/Ấn tượng chung về thiên nhiên vùng
Cà Mau
- Sông ngòi, kêng rạch chi chít như mạng
nhện .
- Màu sắc :màu xanh đơn điệu.
- Am thanh : tiếng sóng biển rì rào .
=> Tả xen kẽ lẫn kể, liệt kê gợi cảnh thiên
nhiên mênh mông, hùng vĩ, đầy sức sống .
b/ Cảnh sông ngòi, kêng rạch ở Cà Mau .
- Cách đặt tên các con sông, con kênh: dân
dã, mộc mạc .
- Dòng sông NămCăn
+ Rộng lớn, hùng vị
+ Rừng được hai bên bờ dựng lên cao
Trang 8

Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
- Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả
như thế nào?
-HS: Nước ầm ầm đổ ra biển, cá bơi hàng
đàn đen trũi , rừng đước hai bên bờ .
-GV: Theo em, cách tả cảnh ở đây có gì độc
đáo, tác dụng ?
-HS: Trình bày.
-GV: Cà Mau không chỉ độc đáo ở cảnh
thiên nhiên mà còn hấp dẫn ở cảnh sinh hoạt
Quang cảnh chợ Năm Căn được tác giả
miêu tả như thế nào ?
-GV: Ở đoạn trước, tác giả chú ý miêu tả
cảnh, ở đoạn này tác giả chú ý tả cảnh sinh
hoạt. Em hình dung như thế nào về chợ
Năm Căn ?
- HS:Tác giả đã quan sát kỹ lưỡng vừa bao
quát vừa cụ thể, chú ý cả hình khối, màu
sắc, âm thanh làm nổi rõ được sự độc đáo
của chợ Năm Căn.
Hoạt động 3: Tổng kết.
Học sinh thảo luận nhóm :
- Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về
vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc .
- Đại diện nhóm trả lời .
- GV: Nhận xét
- Phần luyện tập – GV hướng dẫn học sinh
về nhà làm .
- HS: Lắng nghe, thực hiện ở nhà.
ngất.

=> Thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, đầy sức
sống .
c/ Cảnh chợ Năm Căn
- Họp trên sông như một khu phố nổi .
- Tấp nập , hàng hoá phong phú .
- Đa dạng về máu sắc, trang phục, tiếng
nói của nhiều dân tộc .
=> tả bao quát đến cụ thể gợi cảnh tượng
đông vui, tấp nập, trù phú của chợ Năm
căn .
III/ Tổng kết
* ghi nhớ (sgk)
IV / Luyện tập .
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
? Nêu ý nghĩa của văn bản ?
- Học bài, luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài: So sánh.
Tuần 21 Ngày soạn : 10/01/2010
Tiết 78
SO SÁNH
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
- Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh .
- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật .
Trang 9
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
II. CHUẨN Bị :
- Giáo viên : Sgk, sgv, tích hợp với văn bài “ Sông nước Cà Mau” với tập làm Văn “ Quan sát,
tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” .
- Học sinh : Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC :
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ :
- Phó từ là gì ? Đặt câu có dùng phó từ ?
- Nêu ý nghĩa chính của phó từ ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong khi nói và viết muốn giúp người đọc, người nghe hiểu sự vật, sự việc
một cách cụ thể thì người nói, người viết đã dùng phép tu từ so sánh . Vật so sánh là gì ? Các em
sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay .
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm so sánh.
- GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ sgk.
- HS: đọc ví dụ .
-GV: Hãy tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so
sánh trong các ví dụ ?
-HS: Phát hiện, trả lời.
-GV: Trong mỗi phép so sánh trên, những
sự vật, sự việc nào được so sánh như vậy ?
-GV: So sánh các sự vật, sự việc với nhau
như vậy để làm gì ?
-HS: Trao đổi, trình bày.
- GV: Trong khi nói và viết dùng phép so
sánh để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho
sự diễn đạt .
- HS: Đọc ví dụ ở mục 3 . So sánh ở các câu
trên có gì khác với cách so sánh ở câu trong
mục 3 .
- So sánh là gì ? Cho ví dụ
- HS: Rút ra kết luận.
-GV: Tổng kết qua ghi nhớ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phép so
sánh.
- HS đọc ví dụ
- GV kẻ bảng
- HS lên bảng điền vào .
- GV hướng dẫn học sinh cách sử dụng các
yếu tốt trong bảng cấu tạo của phép so
sánh .
- Hãy tìm các từ so sánh : ( là : y , y như,
I/ So sánh là gì ?
1/ Ví dụ
a/ Trẻ em ( như) búp trên cành
b/ Rừng đước dựng lên cao ngất ( như)
hai dãy trường thành vô tận .
-> giữa các sự vật có những điểm giống
nhau .
2/ Ghi nhớ ( SGK )
II/ Cấu tạo của phép so sánh
1/ Sơ đồ cấu tạo :
Trang 10
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
giống như, như là , tựa như, như, hơn, bằng
… )
Giáo viên nhấn mạnh : cấu tạo đầy đủ của
phép so sánh có bốn phần. Khi sử dụng có
thể lược bỏ yếu tố : phương diện so sánh
hoặc từ so sánh .
- Học sinh đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập.
- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập.

-HS: Lắng nghe, làm việc theo nhóm, trình
bày kết quả.
- GV: Cùng cả lớp nhận xét.
- Học sinh làm bài 2 – Giáo viên gọi một
học sinh lên bảng làm .
- GV nhận xét .
- Bài 3 : GV hướng dẫn – HS về nhà làm .
- GV đọc – HS viết bài tập 4(nếu còn thời
gian)
- Hai em đổi bài cho nhau để sửa lỗi .
Vế A
(sự vật
được so
sánh)
Phươn
g diện
so
sánh
Từ so
sánh
Vế B (sự
vật so
sánh)
Trẻ em
Rừng
đước
dựng
lên cao
ngất
như

như
búp trên
cành
Hai dãy
trường
thành vô
tận
2/ Ghi nhớ ( SGK )
III/ Luyện tập :
Bài 1 : Tìm ví dụ về phép so sánh :
Bài 2 : Điền vào chỗ trống để tạo thành
phép so sánh :
- Khoẻ như voi( trâu )
- Đen như cột nhà cháy .
- Trắng như bông ( tuyêt.
- Cao như núi
Bài 4: Viết chính tả

IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
? Thế nào là phép so sánh ? Cấu tạo của phép so sánh
- Học bài, làm các bài tập còn lại
- Soạn bài : “ Quan sát , tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Trang 11
Ký duyệt tuần 21
Ngày 01/ 20101
Tổ trưởng
Phan Văn Diên
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Tuần 21 Ngày soạn: 10/01/2010
Tiết 79 - 80

QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ .
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và
nhận xét trong văn miêu tả .
- Bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so
sánh và nhận xét khi miêu tả .
II. CHUẨN BỊ :
- Học sinh : Soạn bài
- Giáo viên : Tích hợp với văn bài “ Sông nước Cà Mau” với Tiếng Việt bài “ So
sánh”
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC :
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ : Thế nào là văn miêu tả ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong văn miêu tả, năng lực quan sát là quan trọng nhất . Ngoài
muốn quan sát, còn phải biết tưởng tượng, so sánh và nhận xét . Vậy bài học hôm nay
sẽ giúp các em hiểu về điều đó .
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan sát, tưởng
tưởng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả .
-GV: Yêu cầu hs đọc các đoạn văn sgk
- HS: đọc đoạn văn .
-GV: Chia nhóm hs thảo luận.
Đoạn 1(1,2 ), Đoạn 2 ( 3,4 ) , Đoạn 3 ( 5,6) .
- Đoạn văn 1 có giúp các em hình dung được đặc
điểm nổi bật của Dế choắt không ?
? Đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ
và hình ảnh nào ?

+ Người gầy gò và dài lêu nghêu như gã nghiện
thuốc phiện .
+ Cánh ngắn củn, càng bè bè, nặng nề, râu cụt,
mặt ngẩn ngơ .
- Đoạn 2 : Tả cảnh gì ?
- Đoạn văn có giúp em hình dung được cảnh
sông nước vùng Cà Mau không?
? Đặc điểm nổi bật của cảnh thiên nhiên nơi đây
là gì ? Hãy tìm các câu văn có sự liên tưởng và
so sánh ?
I/ Quan sát, tưởng tưởng, so sánh và
nhận xét trong văn miêu tả .
1/ Tìm hiểu các đoạn văn .
a/ Tả dế choắt
- Dùng phép so sánh .
- Sự liên tưởng và nhận xét .
-> Hình dáng gầy gò, ốm yếu .
b/ Tả cảnh sông nước vùng Cà Mau
- phép so sánh
- Sự liên tưởng phong
phú .
- Lời nhận xét về cảnh
-> Cảnh thiên nhiên mênh mông,
Trang 12
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
-HS: Thảo luận, trình bày.
-GV: Đoạn 3 tả cảnh gì ? Đặc điểm nổi bật của
cảnh cây gạo khi mùa xuân đến là gì ? Hãy tìm
các câu văn có sự liên tưởng, so sánh vàlời nhận
xét ?

- Đại diện nhóm trả lời . – Học sinh nhận xét .
- Sự liên tưởng, so sánh và nhận xét trong cả ba
đoạn văn có gì độc đáo ?
-GV: Để tả sự vật, phong cảnh, người viết cần
biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
độc đáo tạo nên sự sinh động, giàu hình tượng
mang lại cho người đọc nhiều thú vị .
- HS: Đọc đoạn văn ở ví dụ 3 .
- Hãy tìm các chữ bị lược bỏ. Nhận xét những
chữ bị lược ấy thực chất là bỏ đi những gì của
đoạn văn miêu tả .
-GV: Tổng hợp qua ghi nhớ.
- HS: Đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
-GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 1.
- HS: Thực hiện.
- GV: Nhận xét, hướng dẫn hs làm bài tập 2
-HS: Làm bài tập 2
- GV: Hướng dẫn hs viết đoạn văn.
- HS: Viết, một số em đọc trước lớp.
- Học sinh nhận xét
- GV: Nhận xét
( GV lưu ý học sinh chỉ nêu những hình ảnh tiêu
biểu, nổi bật nhất và vì sao đó lại là đặc điểm
nổi bật )
- GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 4 và 5.
- HS: Lắng nghe, thực hiện.
- Mặt trời như chiếc mâm lửa từ từ nhô lên khỏi
rặng tre .
- Bầu trời như một chiếc lồng bàn khổng lồ .

- Hàng cây dựng lên như một bức tường thành
bao quanh làng .
- Núi nhấp nhô như những chiếc bát úp .
hùng vĩ .
c/ Tả cảnh cây gạo khi mùa xuân
đến .
- Phép so sánh, phép
nhân hoá .
- Lời nhận xét về
cảnh .
- Sự tưởng tượng
phong phú .
-> Cảnh thiên nhiên đẹp, đầy sức
sống .
2/Ghi nhớ ( SGK )

III/ Luyện tập .
Bài 1 : Điền từ : Gương bầu dục, uốn,
cong cong, cổ kính, xám xịt, xanh um
.
Bài 2 : Tả chú Dế Mèn
Có thân hình đẹp, cường tráng nhưng
tính tình rất ương bướng , kiêu căng .
- Phép so sánh
- Các từ ngữ miêu tả,
nhận xét .
Bài 3 : Nêu đặc điểm nổi bật của
căn phòng hoặc nhà em đang ở .
Bài 4 : Tìm các so sánh
- Mặt trời như chiếc mâm lửa từ từ

nhô lên khỏi rặng tre .
- Bầu trời như một chiếc lồng bàn
Trang 13
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
khổng lồ .
- Hàng cây dựng lên như một bức
tường thành bao quanh làng .
- Núi nhấp nhô như những chiếc bát
úp .
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
? Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
- Xem lại các đoạn văn tả cảnh, tả vật trong hai văn bản đã học .
- Sọan bài : Bức tranh của em gái tôi .
Tuần 22 Ngày soạn : 15/01/2010
Tiết 81, 82 :
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện. Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu
của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của mình . Từ đó hình
thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn .
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm .
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên Giáo án, sgk, sgv, tranh ảnh minh họa( nếu có)
- Học sinh : Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC :
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ :
- Cảnh sông nước vùng Cà Mau có nét gì độc đáo ?
- ý nghĩa của đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”

3. Bài mới :
*Giới thiệu bài : Hình thức vấn đáp
- Đã bao giờ em ân hận, ăn năn vì thái độ, cách cư xử của mình với người thân trong
gia đình chưa ? Đã bao giờ em cảm thấy mình rất tồi tệ, xấu xa không xứng đáng với
những người thân trong gia đình chưa ?
- Có những lúc ân hận, hối lỗi làm cho tâm hồn ta thoải mái hơn. Truyện ngắn Bức
tranh của em gái tôi, đã thể hiện chủ đề đó . Các em sẽ tìm hiểu truyện.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
- Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao .
- Nêu hiểu biết của em về tác giả ? về tác
phẩm ?
I/ Giới thiệu chung
1/ Tác giả, tác phẩm :
2/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
Trang 14
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
- GV: Hướng dẫn cách đọc.
- HS: Đọc 1- 3 em.
- GV: Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ?
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “ vui lắm”
+ Đoạn 2 : Tiếp đến “ thở dài”
+ Đoạn 3 : Còn lại .
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó ở mục
chú thích .
- Học sinh tóm tắt truyện.
Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản.
- GV: Truyện được kể theo lời của nhân vật
nào ? Theo ngôi thứ máy ?
-HS: Truyện được kể bằng lời kể của người

anh phù hợp với chủ đề của truyện: Sự tự
đánh giá, tự nhận thức bản thân mình để
vươn lên trong cuộc sống .
-GV: Nhân vật nào là nhân vật chính ? Nhân
vật trung tâm?
- HS: Phát hiện, trình bày.
- GV: Nhân vật người anh được miêu tả chủ
yếu qua tâm trạng . Đọc truyện, em thấy tâm
trạng của người anh diễn biến trong các thời
điểm nào ?
-HS: Trao đổi, trình bày.
-GV: Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ
người anh nghĩ gì ? Thái độ của người anh
lúc ấy như thế nào ?
- HS: Suy nghĩ, phát biểu.
? Khi tài năng của em gái được phát hiện
thái độ của người anh như thế nào ? tại sao
người anh không thể thân với em gái như
trước được nữa ?
-HS: Thảo luận, trình bày kết quả.
?Người anh nói với mẹ điều gì ? Câu nói đó
gợi cho em những suy nghĩ gì về người
anh ?
- HS: Suy nghĩ, giải thích.
?Tại sao” Bức tranh”có sức cảm hoá người
anh đến thế ?
Tình huống quan trọng được thể hiện ở
cuối truyện, khi người anh đứng trước bức
tranh .Tâm trạng người anh từ ngạc nhiên
đến hãnh diện rồi xấu hổ. Như vậy người

3/ Bố cục:
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “ vui lắm”
+ Đoạn 2 : Tiếp đến “ thở dài”
+ Đoạn 3 : Còn lại .
II/ Đọc – Hiểu văn bản
1/ Phương thức kể truyện .
- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất->
nhân vật tự soi xét tình cảm, ý nghĩa của
mình để vượt lên .
- Nhân vật chính : người anh và người
em .
- Nhận vật trung tâm : người anh
2/ Nhân vật người anh :
- Khi phát hiện ra em gái chế thuốc vẽ.
Người anh ngạc nhiên, xem thường, vui vẻ
.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được
phát hiện người anh cảm thấy mình bất tài
nên ghen ghét, đố kị với người em .
- Khi đi xem tranh của em: ngạc nhiên ->
hãnh diện -> xấu hổ -> ăn năn, hối hận
nhận ra lỗi lầm của mình .
=> Kể diễn biến tâm trạng nhân vật tự
nhiên , người anh đã hiểu được tình cảm
trong sáng và lòng nhân hậu của người em
.
3/ Nhân vật người em :
- Ngoại hình : mặt luôn bị bôibẩn .
Trang 15
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm

anh đã nhận ra được phần hạn chế ở chính
mình để từ đó vượt lên.
? Nhân vật cô em gái đã được tác giả miêu
tả về các phương diện nào ?
-HS: Tìm dẫn chứng trong truyện .
? Theo em tài năng hay tấm lòng của người
em gái đã cảm hoá được người anh ?
- HS: Phát biểu.
? Ở bé Kiều Phương, điều gì khiến em cảm
mến nhất ?
Nhân vật người em gái luôn hiện lên với
những nét đáng yêu, đáng quý. Chính tình
cảm trong sáng và lòng nhân hậu của
người em đã giúp ngừơi anh nhận rõ hơn về
mình để vượt lên những hạn chế của lòng
tự ái và tự ti .
Hoạt động 3: Tổng kết.
-GV: Nêu ý nghĩa của truyện và rút ra bài
học về thái độ ứng xử trước tài năng hay
thành công của người khác ?
-HS: Rút ra ý nghĩa.
- GV nhận xét
- HS: Đọc mục ghi nhớ .
- Phần luyện tập, GV hướng dẫn HS về nhà
làm .
- GV giải thích hai câu châm ngôn ở phần
đọc thêm .
- Cử chỉ và hành động : tò mò, hiếu động.
- tài năng : tài hội hoạ
-> Hồn nhiên, hiếu động, tình cảm trong

sáng và lòng nhân hậu .
III/ Tổng kết
* Ghi nhớ
IV/ Luyện tập .
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
? Nội dung, ý nghĩa của truyện ?
- Học bài, luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị : Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
trong văn miêu tả ( soạn kỉ bài 1,2 ,3,4,5 trang 35, 36 )
Tuần 22 Ngày soạn : 10/01/2010
Tiết 83, 84 :
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT TƯỞNG TƯỢNG , SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
Trang 16
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể. Qua đó nắm
vững hơn kỹ năng quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả .
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Giáo án, sgk, sgv, nhắc nhở hs chuẩn bị.
- HS: Soạn kỹ các bài tập .
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định : - Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ : Kết hợp khi luyện nói
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Khi nói hoặc phát biểu một vấn đề nào đó trước một tập thể, để
giúp người nghe hiểu rõ thì cần nói một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Tiết học
hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng nói đó .
Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Chuẩn bị
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh .
-HS: Trình bày kết quả.
-GV: Nhận xét, giới thiệu về vai trò, ý nghĩa
của tiết luyên nói.
-HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
-GV: Nhắc nhở thêm một số yêu cầu cơ bản
trong khi luyện nói như: Thái đọ, nét mặt,
cử chỉ…
-HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện nói trên lớp.
-GV: Chia nhóm, hướng dẫn hs luyện nói
trong nhóm.
- Học sinh thảo luận, chọn bài làm tốt, luyện
nói ở nhóm .
-GV: Cho luyện nói trước lớp theo tinh thần
xung phong hoạc thi giữa các tổ.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày bài 1
( tả về nhận vật Kiều Phương hoặc người
anh )
-GV: Gợi ý thêm nội dung cho hs tìm hiểu.
- Các nhóm trình bày xong, GV cho HS
nhận xét
- GV nhận xét về cách nói, về nội dung bài
nói .
I/ Chuẩn bị :
Các bài tập trong SGK
II/ Luyện nói trên lớp
1. Bài 1 :
* Tả về nhân vật Kiều Phương :

- Là cô bé khoảng 10 tuổi .
- Hình dáng : Vóc người
nhỏ nhắn, cân đối ,
khuôn mặt bầu bĩnh, mái
tóc mượt , đôi mắt tròn
to .
- Cử chỉ và hành động : tò
mò, tự chế màu vẽ, ham
học vẽ
- Tính tình : Hồn nhiên,
trong sáng, nhân hậu .
* Tả về người anh :
- Người anh khoảng 15
tuổi .
- Hình dáng : Đẹp trai,
sáng sủa.
Trang 17
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
-Bài tập 2 : Gv cho HS xem lại bài của mình
.
- GV gọi HS lên bảng trình bày nói của
mình ( 2 em )
- GV: Cho HS nhận xét
- GV: Nhận xét rồi củng cố lại tiết học và
nhắc nhở học sinh chuẩn bị các bài tập còn
lại .
- GV gợi ý về dàn ý của bài tập 3 . Tả về
một đêm trăng ở quê em .
Học sinh thảo luận nhóm :
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng trình

bày .
- HS: Nhận xét
- GV: Nhận xét về cách nói về nội dung bài
nói .
- GV: hướng dẫn hs làm bài tập 3 và 4.
-HS: Làm trên lớp nếu còn thời gian.
- Cử chỉ, hành động: Tò
mò xem người em chế
màu vẽ, xem lén tranh
của em, buồn cảm thấy
mình bất tài. Hay gắt
gỏng với em . Khi đi
xem tranh của em vẽ thì
ngạc nhiên, hãnh diện,
xấu hổ .
2. Bài tập 2 : Giới thiệu về anh ( chị )
hoặc em của mình .
- Giới thiệu về tuổi, hình dáng, tính tình ,
công việc .
- Chú ý hình ảnh so sánh, nhận xét,
tưởng tượng trong khi miêu tả .
3. Bài tập 3 : Tả một đêm trăng ở quê em
.
*Dàn ý :
- Mở bài :
Ngắm trăng vào dịp nào ? Đó là một
đêm trăng như thế nào ?
- Thân bài :
+ Lúc trăng chưa lên : Thấy bầu trời như
thế nào ? Thấy cảnh vật, không gian ra

sao ?
+ Lúc trăng bắt đầu lên : Thấy gì trên
sân, ngoài vườn, trên bầu trời phía đông,
trăng xuất hiện như thế nào ?
+ Lúc trăng lên cao: thấy gì trên sân,
ngoài vườn, ngoài đường. Bầu trời, ánh
trăng như thế nào ? Nghe thấy gì ? Ngửi
thấy gì ?
- Kết bài :
Cảm nghĩ về đêm trăng .
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
- Xem lại các kiến thức về: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả.
- Xem lại các bài tập .
- Soạn : Vượt thác.

Trang 18
Ký duyệt tuần 22
Ngày /01 /2010
Tổ trưởng
Phan Văn Diên
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Tuần 23 Ngày sọan : /01/2010
Tiết 85
VƯỢT THÁC
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú , hùng vĩ của thiên nhiên trên
sống Thu Bồn và vẻ đẹp của ngưới lao động .
- Nắm được nghệ thuật phối hợp tả khung cảnh thiên nhiên và họat

động của con người.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Tích hợp với Tiếng Việt bài “ So sánh “, với tập làm văn bài “ Phương
pháp tả cảnh “ .
- HS : Sọan bài, SGK…
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định :
- Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ :
- Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện “ Bức tranh
người em gái tôi”
- Đọc truyện em thấy kiều Phương có những đức tính gì đáng quý? Bài học rút
ra từ truyện ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Nếu như trong “ Sông Nước Cà Mau” Đòan Giỏi đã đưa người
đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp vùng đất cực Nam của Tổ Quốc thì
trong “ Vượt thác” trích tác phẩm” Quê Nội” của Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược
dòng sông Thu Bồn thuộc Miền Trung. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ
miền Trung này cũng không kém phần kỳ thú . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu
về vẻ đẹp đó .
Họat động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
-GV: Giới thiệu một số nét cơ bản về tác giả và tác
phẩm.
- HS: Đọc mục chú thích mục dấu sao.
- Võ Quảng (1920) quê ở Quảng Nam
Quê Nội (1974) viết về cuộc sống ở một làng quê
ven sông Thu Bồn – Quảng Nam .
- Đọan Trích: “Vượt thác” trích từ chương XI của
truyện .

-GV: Hướng dẫn hs đọc văn bản và tìm hiểu một số
từ khó.
-HS: Đọc 1- 3 em.
- GV: Văn bản có thể chia mấy đọan.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả, tác phẩm:
- Võ Quảng (1920) quê ở
Quảng Nam
Quê Nội (1974) viết về cuộc
sống ở một làng quê ven sông
Thu Bồn – Quảng Nam .
- Đọan Trích: “Vượt thác” trích
từ chương XI của truyện .
2. Đọc – tìm hiểu chú thích
3. Bố cục.
Trang 19
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
? Hãy nêu nội dung đọan trích , ý chính của từng
đọan .
-HS: Trao đổi, trình bày.
Đọan 1: Từ đầu … “ thác nước”
Đọan 2: Tiếp … “ thác cổ cò”
Đọan 3: Còn lại .
Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản

- GV: Hãy xác định vị trí quan sát để miêu tả của tác
giả?
- HS: Trả lời.
-GV: Cảnh dòng sông được miêu tác bằng chi tiết nổi
bật nào ?

-HS: Trao đổi, trình bày.
-GV: Cảnh bờ bãi ven sông được miêu tả bằng những
hình ảnh cụ thể nào ?
-HS: Bãi dâu, chòm cây cổ thụ, những dãy núi cao .,
những cây to => dùng từ láy ghép nhân hóa, phép so
sánh => vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, oai nghiêm,
lặng lẽ từ ngàn đời .
-GV: Nhận xét về nghệ thuật miêu tác của tác giả :
Dùng từ ? phép tu từ ?
-HS: Phát biểu.
-GV: Qua đó, em cảm nhận được cảnh thiên nhiên ở
hai bên bờ sông Thu Bồn như thế nào ? Tình cảm của
tác giả đối với quê hương như thế nào ?
-HS: Phát biểu.
-GV: Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngọai hình, hành
động của nhân vật Dượng Hương Thư ?
-HS: Tìm, trả lời.
-GV: Em nghĩ gì về hoàn cảnh lao động của Dượng
Hương Thư ?
-HS: Phát biểu.
-GV: Em thấy Dượng Hương Thư là người như thế
nào ? Quađó thấy được tình cảm của tác giả như thế
nào ?
-HS: Suy luận, trình bày: Tình cảm quý trọng đối với
người lao động của tác
- Đọan 1: Từ đầu … “ thác
nước”
- Đọan 2: Tiếp … “ thác cổ cò”
- Đọan 3: Còn lại .
II. Đọc - Hiểu văn bản

1. Bức tranh thiên nhiên.
- Cảnh dòng sông ( cảnh hai
bên bờ ) : Rộng, chảy chậm,
êm ả. Hình ảnh con thuyền rẽ
sóng lướt bon bon ( nhân hóa,
so sánh) .
=> Dòng sông êm đềm, hiền
hòa thơ mộng, thuyền bè tấp
nập .
- Cảnh hai bên bờ : bãi dâu,
chòm cây cổ thụ, những dãy
núi cao ., những cây to => dùng
từ láy ghép nhân hóa, phép so
sánh => vẻ đẹp của thiên nhiên
hùng vĩ, oai nghiêm, lặng lẽ từ
ngàn đời .
2. Hình ảnh Dượng Hương
Thư và cuộc vượt thác .
- Cảnh thác nước phép so sánh
=> Thác dữ, hiểm trở và rất
khó vượt .
- Dượng Hương Thư :
+ Ngọai hình : Rắn chắc, dũng
mãnh
+ Động tác : Nhanh nhẹn, bền
bỉ vượt lên gian khó
=> Một người lao động khẻo
mạnh. Đứng mũi chịu sào,
người chỉ huy nhiều kinh
nghiệm.giả .

Trang 20
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
-GV: Nét nghệ thuật nổi bật trong miêu tả nhân vật
Dượng Hương Thư, cảnh thiên nhiên như thế nào ?
-HS: + Phép so sánh làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng của
người lao động trên sông nước .
+ Miêu tả cảnh vượt thác, tác giả muốn thể hiện tình
cảm nào đối với quê hương .
-GV: Tổng hợp nội dung qua ghi nhớ sgk.
-HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Giáo viên hướng dẫn HS về nhà làm.
-HS: Lắng nghe, thực hiên.
* Ghi nhớ
III/ Luyện tập .
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
? Nội dung và nghệ thuật của bài văn ?
- Học bài , làm bài tập trong phần luyện tập .
- Chuẩn bị bài: So sánh (tiếp theo)
Tuần 23 Ngày soạn: 20/01/2010
Tiết 86
SO SÁNH (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản ngang bằng và không ngang bằng .
- Hiểu được các tác dụng chính của so sánh .
- Bước đầu tạo được một số phép so sánh .
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Giáo án, sgk, sgv…
- Học sinh : Sọan bài, sgk, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định :
- Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ :
- So sánh là gì ? Cho ví dụ .
- Vẽ mô hình cấu tạo phép so sánh ? Cho ví dụ cụ thể ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : ở tiết học trước các em đã tìm hiểu phép so sánh là đối chiếu sự
vật này với sự vật khác có nét tương đồng . Nhưng trong so sánh lại có nhiều kiểu so
sánh đó là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng . Bài học hôm nay sẽ
giúp các em hiểu điều đó .
Trang 21
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Họat động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các kiểu so sánh.
-GV: Yêu cầu hs đọc ví dụ sgk.
- HS: Đọc ví dụ.
-GV: Câu thơ nào có dùng phép so sánh ?
Hãy xác định vế A, vế B, từ so sánh ?
-HS: Trao đổi, trình bày.
-GV; Trong hai câu dùng phép so sánh có gì
khác nhau ?
-HS: suy nghĩ, phát biểu.
-GV: Em hãy tìm thêm một số ví dụ về so
sánh.
-HS: Tìm thêm ví dụ.
-GV: Có mấy kiểu so sánh ?
-HS: Phát biểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của phép
so sánh.

-GV: Yêu cầu học sinh đọc đọan văn .
-HS: Đọc.
-GV: Hãy tìm các câu văn có dùng phép so
sánh ?
-HS: phát hiện, trình bày.
-GV: Chiếc lá” được so sánh trong hòan
cảnh nào ?
-HS: Trả lời.
-GV: Phép so sánh như vậy có tác dụng gì ?
Thể hiện tư tưởng, tình cảm gì của tác giả ?
-HS: Trao đổi, trình bày.
-GV: Nêu tác dụng của phép so sánh ?
- HS: Rút ra nội dung, đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động 3: Luyện tập.
- GV: Hướng dẫn hs làm các bài tập sgk.
-HS: Lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu bài
tập, sau đó trình bày.
I/ Các kiểu so sánh
1/ Ví dụ :
Câu 1 : Vế A : những ngôi sao
Vế B : Mẹ đã thức
Từso sánh : chẳng bằng
Câu 2 : Vế A : Mẹ
Vế B : Ngọn gió
Từ so sánh : là
2/ Ghi nhớ : SGK .
II/ Tác dụng của phép so sánh :
1/ Ví dụ :
- Chiếc lá : ……… mũi tên nhọn
- Chiếc lá ………….con chim bị lảo

đảo
- Chiếc lá …………. thầm bảo rằng
- Chiếc lá : sợ hãi, ngại ngùng.
-> Chiếc lá : được so sánh trong thời
điểm rụng => diễn tả mỗi chiếc lá có
cách rụng khác nhau .
Quan niệm của tác giả về sự sống và
cái chết .
2. Ghi nhớ ( SGK)
III. Luyện tập
1.a. là -> so sánh ngang bằng
b. không bằng -> so sánh không
ngang bằng
c. Như So sánh ngang bằng
hơn -> so sánh không ngang bằng
2. Tìm những câu văn có sử dụng phép
so sánh trong đọan trích “ Vượt thác”
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
? Nêu các kiểu so sánh, Tác dụng của phép so sánh ?
- Học bài + làm bài 3 .
- Sọan bài: Chương trình địa phương
Trang 22
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Tuần 23 Ngày sọan : 11/2/2009
Tiết 87
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương .
- Có ý thức khắc phục các lỗi chính tá do ảnh hưởng của cách phát âm địa

phương .
II. CHUẨN Bị :
- Giáo viên : Tích hợp với Văn và tập làm Văn qua các bài đã học . .
- Học sinh : Sọan bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định :
- Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ: Chẩn bị ở nhà của HS.
3. Bài mới :
Họat động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết.
-GV: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ, tầm quan
trọng của chương trình địa phương phần
Tiếng Việt.
-HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
-GV: Nêu yêu cầu cụ thể của bài viết
chính tả .
- GV: Đọc
-HS: 2 học sinh lên bảng viết .
Cả lớp viết vào vở.
Đổi bài cho nhau rồi sửa bài .
-GV: Hướng dẫn hs phân biệt phụ âm
r/d/gi qua bài tập.
- Gio rung gio giật tơi bời
Dâu da ru rượi rụng rơi đầy vườn .
- Rung rinh dăm quả doi hồng .
Gio rít răng rắc rùng rùng doi rơi .
- Xem ra danh gia con người .
Giỏi giang một, dịu dàng mười mới nên.

-Gv: Hướng dẫn hs viết đúng cặp vần
ac/ at.
-HS: Thực hiện theo yêu cầu.
I. Lý thuyết.
- Yêu cầu.
- Nhiệm vụ.
- Nội dung thực hiện.
II. Luyện tập.
1. Phân biệt phụ âm đầu s / x
- Sầm sập sóng dữ xo bờ
Thuyền xoay xơ mãi lò dò bơi xa.
- Vườn cây san sát , xum xuê .
Khi sương sà xuống lối về tối om .
- Trời cho xuân sắc xinh xinh .
Lười xem sách báo, vô tình sinh hư
- Xa xôi sông sóng sững sờ
Xin sang suôn se, chuyến đồ say sưa .
2/ Phân biệt các phụ âm đầu r / d/ gi
- Gio rung gio giật tơi bời
Dâu da ru rượi rụng rơi đầy vườn .
- Rung rinh dăm quả doi hồng .
Gio rít răng rắc rùng rùng doi rơi .
- Xem ra danh gia con người .
Giỏi giang một, dịu dàng mười mới nên.
3/ Viết đúng các cặp vần ac / at
- Bạc ác – chan chát ; ngơ ngác – khao khát
- man mác - sàn sạt ; lệch lạc – nhàn nhạt
Trang 23
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
- Học sinh viết – Đổi bài sửa lỗi .

- GV: Tổng hợp, ra yêu cầu bài tập cho
học sinh làm ở nhà.
-HS: Ghi nhớ.
– xao xác – tan nát ; nhang nhác – ràn rạt –
phờ phạc – man mát .
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- Tiếp tục tìm hiểu, rèn luyện ở nhà.
- Sọan bài : Phương pháp tả cảnh .
Tuần 23 Ngày sọan :
20/01/2010
Tiết 88
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
( Viết bài số 5 ở nhà )
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của đọan , của bài văn tả cảnh .
- Luyện kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát,
lựa chọn theo một trình tự .
II. CHUẨN Bị :
- Học sinh : Sọan bài
- Giáo viên : Tích hợp với Văn bài “ Vượt thác”, với Tiếng Việt bài “ So sánh” .
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định :
- Kiểm tra sĩ số .
2. Bài cũ : Kiểm tra bài tập làm ở nhà ( bài 5/37 )
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài :
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về
phương pháp tả cảnh.

-GV: Chia nhóm nêu yêu cầu thảo
luận.
-HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày
-GV: Tại sao có thể nói qua hình ảnh
nhân vật ta có thể hình dung ra cảnh
dòng sông ? ( đoạn 1)
? Văn bản thứ 2 tả cảnh gì ? Thứ tự
miêu tả cảnhvật ?
? Chỉ ra bố cục của bài văn thứ 3?
I/ Phương pháp tả cảnh :
1. Ví dụ.
Đọan a : Tả người kết hợp với công việc .
Đọan b : Tả cảnh thiên nhiên
Đọan c : Tả cảnh thiên nhiên
a/ Mở bài : Từ đầu … “ màu của rừng”
- Giới thiệu khái quát về cảnh .
b/ Thân bài : tiếp … “ không rõ’ -> tả cụ
thể cảnh theo một trình tự .
c/ Kết bài : Còn lại -> cảm nghĩ về cảnh
Trang 24
Giáo án Ngữ Văn 6 Trường THCS Quách Phẩm
Nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
-HS: lần lượt trình báy theo yêu cầu.
- GV: Cùng hs, nhận xét, tổng hợp.
Hướng dẫn hs rút ra nội dung cơ bản
về phương pháp tả cảnh.
- HS: Đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
-GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 1.
-HS: Làm việc cá nhân, sau đó một

số em trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Hướng dẫn hs viết đoạn Thân
bài ch đề bài tả cẩnh sân trường lúc
ra chơi.
-HS: Trao đổi, thực hiện theo yêu
cầu, sau đó trình bày.
- GV: Cùng hs nhận xét, bổ sung.
Hướng dẫn hs làm bài tạp 3 ở nhà.
-HS: Lắng nghe, thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết bài
Tập làm văn số 5. (Làm ở nhà)
-GV: Đọc đề bài, ghi lên bảng cho hs
ghi vào vở.
-HS: Ghi đề.
-GV Hướng dẫn một số nét cơ bản
để hs làm bài ở nhà.
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
-GV: Nêu thời gian nộp bài và một
số yêu cầu khác.
- HS: Ghi nhớ, thực hiện.
2. Ghi nhớ (SGK )
II / Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh
và bố cục tả cảnh.
1. Bài 1.
Đề : Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài
tập làm văn .
- Hình ảnh tiêu biểu: Thầy cô giáo, không khí
lớp, quang cảnh chung phòng học, các bạn học
sinh, cảnh viết bài…

- Thứ tự miêu tả:Ngoài vào trong, trong ra
ngoài, dưới lớp lên bảng…
- Mở bài; Kết bài.
2. Bài 2: Viết đoạn Thân bài.
III. Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 5.
(Làm ở nhà)
Đề bài: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây
mai vào dịp Tết đến, xuân về.
* Gợi ý: - Yêu cầu chung.
+ Học sinh viết bài văn tả cảnh hòan chỉnh .
Bố cục rõ ràng .
+ Kết hợp các năng lực trong khi miêu tả .
+ Lời văn diễn đạt lưu lóat trình bày sạch
đẹp .
- Yêu cầu cụ thể.
+ Mở bài: Giới thiệu về cây mai hoặc đào.
+ Thân bài: Tả chi tiết về cây: Thân, lá, cành,
hoa
+ Kết bài: Tình cảm đối với cây mai hoặc
đào.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
? Muốn tả cảnh cần chú ý những yêu cầu nào ?
Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×