Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.83 KB, 5 trang )
VIÊM CẦU THẬN SAU NHIỄM LIÊN CẦU
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu là một bệnh cầu thận nguyên phát,
thường xuất hiện sau nhiễm liên cầu ở họng hoặc ở da từ 1-4 tuần. Bệnh xảy ra
phổ biến ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể bị bệnh.
- Cơ chế bệnh sinh:
. Chỉ một số chủng liên cầu khuẩn tan huyết thuộc nhóm A typ 12, typ 4
và typ 1 gây nên (> 90%).
. Là một bệnh trung gian miễn dịch. Thời gian tiềm tàng giữa nhiễm
khuẩn và khởi phát bệnh thận là phù hợp với thời gian đòi hỏi cho việc hình thành
kháng thể.
. Cơ chế miễn dịch dị ứng do các phức hợp kháng nguyên-kháng thể
(KN-KT) lưu hành lắng đọng trên màng đáy cầu thận.
II. TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC
Cầu thận nở to hơn bình thường do:
- Tăng sinh tế bào nội mô và gian mạch có tính chất lan tỏa.
- Xâm nhập bạch cầu, cả đa nhân trung tính và đơn nhân.
- Hình ảnh mô học trong kính hiển vi điện tử là những lắng đọng đặc điện
tử có dạng “bướu lạc đà”. Có thể là các phức hợp KN-KT ở mặt ngoài của màng
đáy, dưới lớp biểu mô có chân.
- Huỳnh quang miễn dịch có lắng đọng dạng hạt của IgG, IgM và C
3
ở gian
mạch, dọc theo màng đáy.
- Có thể phát hiện được kháng nguyên liên cầu sớm, nếu sinh thiết trong 1-
2 tuần đầu.
III. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Lâm sàng:
Bệnh khởi phát đột ngột sau khi bị đau họng 1-2 tuần do nhiễm liên cầu