Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đổi mới phương pháp sinh hoạt tổ CM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.66 KB, 7 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 176/HD- SGDĐT- GDTrH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày22 tháng 02 năm 2010
HƯỚNG DẪN
VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
I. Đánh giá về công tác quản lí và hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn trong
thời gian qua
1. Những kết quả đạt được
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ, nhóm chuyên môn trong việc nâng cao hiệu quả
các giờ lên lớp, trong đánh giá xếp loại giáo viên cũng như trong triển khai các yêu cầu về
chuyên môn nên hiệu trưởng các nhà trường đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động
của tổ, nhóm chuyên môn. Coi đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản
lí. Do vậy, nội dung sinh hoạt khá phong phú, nhiều đơn vị đã có những đổi mới về tổ chức,
hình thức sinh hoạt.
Trong các hoạt động ở tổ nhiều đơn vị đã tập trung vào các nội dung chuyên môn như
triển khai các chuyên đề, tổ chức các tiết thao giảng, rút kinh nghiệm các tiết dạy về kiến
thức, đổi mới phương pháp, rèn luyện kỹ năng, thảo luận về đổi mới kiểm tra đánh giá…
Một số trường làm tốt như THPT Hương Khê, Hồng Lĩnh, Hà Huy Tập, Phan Đình
Phùng…Các phòng GDĐT có những cải tiến về hình thức sinh hoạt như Thành phố Hà
Tĩnh, Hương Sơn, Thạch Hà…
Bình quân tổ nhóm chuyên môn ở các trường công lập đã thực hiện được 6-9 chuyên đề
chuyên sâu trong mỗi năm học, các chuyên đề tập trung vào những vấn đề khó, mới giúp
các giáo viên trẻ áp dụng vào giảng dạy, khai thác đồ dùng dạy học đạt kết quả tốt. Những
đơn vị có nhiều chuyên đề hay như phòng GDĐT Đức Thọ, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, các
trường THPT Hương Khê, Hồng Lĩnh, Kỳ Anh, Lê Hữu Trác 1…
Việc góp ý cho chương trình, sách giáo khoa mới nhiều trường cũng rất quan tâm tổ chức
thảo luận sôi nổi ở các nhóm chuyên môn và đã có những ý kiến có giá trị như Phòng
GDĐT Đức Thọ, TP Hà Tĩnh; Các trường THPT Minh Khai, Trần Phú, Chuyên tỉnh…


Hồ sơ tổ, nhóm khá đầy đủ theo qui định như biên bản họp tổ, sổ theo dõi giờ dạy, sổ
tường trình các giờ thao giảng, sổ lưu chuyên đề… đã phản ánh được các hoạt động của các
tổ chuyên môn. Nhiều trường có hồ sơ tổ, nhóm tốt như THPT Vũ Quang, Hà Huy Tập,
Phan Đình Phùng…
2. Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kiểm tra thực tế và xem xét hồ sơ ở các nhà
trường cho thấy hiện nay trong các hoạt động tổ, nhóm chuyên môn đang có những tồn tại
sau:
- Ở một số nhà trường chưa thấy được tầm quan trọng, chưa thấy rõ vai trò của hoạt động
tổ nhóm chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nên ít tập trung chỉ đạo,
không thường xuyên kiểm tra đôn đốc, do vậy chất lượng các buổi sinh hoạt thấp, nghèo về
nội dung, không đảm bảo thời gian và chủ yếu là phổ biến nội dung hành chính.
1
- Sinh hoạt các chuyên đề ở nhiều bộ môn còn lúng túng, không tìm ra các vấn đề thiết
thực. Tổ chức triển khai thiếu bài bản, không có sự phản biện nên chất lượng đề tài thường
thấp, áp dụng vào thực tiễn không hiệu quả.
- Qui mô các tổ lớn, nhiều giáo viên nhất là các tổ ghép nên tổ trưởng khó điều hành, các
hoạt động thuần túy về chuyên môn hẹp rất khó có chất lượng.
- Hình thức sinh hoạt còn đơn điệu, dễ nhàm chán không phát huy hết các khả năng của tổ
viên. Thiếu địa điểm cho các tổ, nhóm tổ chức các hoạt động ảnh hưởng đến tinh thần và
chất lượng các buổi sinh hoạt. Ở một số đơn vị còn thiếu cả nơi cất giữ hồ sơ, tài liệu. Việc
đầu tư kinh phí cho các hoạt động chuyên môn ở một số nhà trường chưa thỏa đáng, cá biệt
có đơn vị giải quyết chế độ phụ cấp, tính tiết kiêm nhiệm chưa đúng qui định làm giảm sự
say mê và lòng nhiệt tình về chuyên môn của các giáo viên.
- Hồ sơ của tổ, nhóm chuyên môn chưa đảm bảo qui định, phần nhiều còn thiếu sổ theo
dõi, lưu trữ các chuyên đề, sổ rút kinh nghiệm các tiết thao giảng, dự giờ. Có tổ chỉ có gần
như một cuốn sổ duy nhất ghi rất nhiều các nội dung trong đó không phản ánh hết các hoạt
động của tổ, thiếu tính kế thừa và thẩm mỹ.
II. Một số định hướng về quản lí, tổ chức các hoạt động tổ nhóm chuyên môn
Các nhà trường cần thấy rõ vai trò rất quan trọng của tổ, nhóm chuyên môn. Đây vừa là

đơn vị hành chính cơ sở để triển khai các hoạt động chuyên môn vừa là môi trường tốt để
các giáo viên bày tỏ chính kiến của mình. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa;
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Dưới đây là một số
định hướng cho công tác quản lí tổ, nhóm chuyên môn trong thời gian tới:
1. Thành lập tổ, nhóm chuyên môn
Vào đầu năm học hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ chuyên môn. Bổ nhiệm và giao
nhiệm vụ cho tổ trưởng, tổ phó. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự
quản lí chỉ đạo của hiệu trưởng. Các trường có qui mô nhỏ cần lưu ý khi thành lập tổ phải
hợp lý, thuận tiện trong sinh hoạt chuyên môn. Việc bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó phải đúng
qui trình, lựa chọn các giáo viên có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và nên
có sự luân chuyển.
- Đối với các trường mỗi môn học có từ 6 giáo viên trở lên thì nên lập thành một tổ
riêng.
- Các trường có qui mô nhỏ có thể ghép tổ gồm một số môn học có chuyên môn gần
nhau như Địa lí - Lịch sử - GDCD; Vật lí - Hóa học…Mỗi tổ không nên quá 12 người. Tổ
trưởng, tổ phó kiêm nhóm trưởng của môn thuộc chuyên ngành đã được đào tạo;
- Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng tham gia sinh hoạt ở tổ có chuyên môn là chuyên
ngành đã được đào tạo;
- Nhân viên thư viện sinh hoạt ở tổ có bộ môn văn; nhân viên thiết bị sinh hoạt ở tổ có
nhiều tiết học thực hành như Vật lí, Hóa học…;
- Tổ văn phòng gồm các nhân viên làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế học
đường.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
2
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng quản lí kế hoạch cá
nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Sở Giáo dục
và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên
của tổ theo các qui định và hướng dẫn của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của hiệu trưởng.
3. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn
a. Thời lượng sinh hoạt:
- Tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt mỗi tháng 2 lần;
- Mỗi buổi sinh hoạt 180 phút. Thời lượng chủ yếu để trao đổi, bàn bạc các vấn đề về
chuyên môn, nội dung họp hành chính không nên quá 45 phút. Lịch sinh hoạt phải phù hợp
với điều kiện cụ thể, nhất là các trường đang học 2 ca.
b. Lập kế hoạch cho các hoạt động:
Vào đầu năm học hiệu trưởng hướng dẫn các tổ xây dựng kế hoạch trên cơ sở yêu cầu,
nhiệm vụ, kế hoạch năm học của Bộ và của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Việc lập kế hoạch phải chi tiết, cụ thể và có tính khả thi.
- Kế hoạch phải có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và có lộ trình thực hiện.
c. Chương trình một buổi sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Phần chung mang tính hành chính: Đánh giá công tác cũ, phổ biến các chủ trương của
trưòng, thông báo các văn bản, thảo luận các vấn đề theo yêu cầu, các ý kiến đề nghị, phân
công chuyên môn…Khi phân công giảng dạy cần phải chú ý bố trí hợp lí, đặt quyền lợi của
học sinh lên trên hết, nhất là ở lớp cuối cấp. Muốn vậy, phải có sự đánh giá đúng về năng
lực chuyên môn, về tinh thần trách nhiệm.
- Phần chính là hoạt động về chuyên môn đi vào các nội dung theo kế họach đã định.
Trong phần này cần phân theo nhóm chuyên môn, không để chung cả tổ với nhiều môn khác
nhau.
- Cuối mỗi buổi sinh hoạt tổ cần dành một ít thời gian để thống nhất các nội dung đã trao
đổi ở tổ và các nhóm.
d. Nội dung sinh hoạt phần chuyên môn của tổ, nhóm:
Nội dung hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm tập trung vào các vấn đề chủ yếu: Đổi mới
phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá; tổ chức các tiết thao giảng, dự giờ, thăm lớp;
triển khai các chuyên đề chuyên sâu; thảo luận về các kỹ năng đặc thù của bộ môn; xác định
yêu cầu và cách thức tổ chức ôn thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi học sinh
giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; ứng dụng công nghệ thông tin; bổ trợ kiến thức…nhằm

mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lên lớp.
i. Đổi mới phương pháp giảng dạy: Thực hiện theo hướng nhằm phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động của học sinh; bồi dưỡng cách tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, vào làm bài tập, làm bài kiểm tra và tác động tích cực đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Trong đổi mới phương pháp giảng dạy cần phải
3
kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tính truyền thống, chú ý các thao tác gắn với việc trình
bày kiến thức. Sự thành công của giờ dạy phụ thuộc nhiều vào các kỹ năng. Muốn vậy, các
tổ, nhóm chuyên môn cần:
Quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sư phạm trong dạy học của giáo viên:
+ Rèn luyện phong cách lên lớp; ngôn ngữ; viết bảng: Đây là các kênh rất quan trọng để
nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Do vậy ở các buổi sinh
hoạt tổ cần trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồn tại trong quá trình dạy học.
- Định hướng để xây dựng một phong cách lên lớp là chững chạc, tự tin, làm chủ bài giảng:
Chú ý đến giọng nói, cử chỉ đi, đứng, động tác tay (tránh đi lại nhiều, nhanh trong tiết dạy;
không vung tay nhanh, mạnh), trang phục phù hợp, ánh mắt, nụ cười… Chính các yếu tố phi
ngôn từ nhiều khi lại hiệu quả hơn ngôn từ. Các tổ nên chọn người có tác phong lên lớp tốt
làm mẫu để các giáo viên trong tổ học hỏi và tự xây dựng cho mình một phong cách riêng.
- Ngôn ngữ hiện nay đang là một điểm yếu của nhiều giáo viên. Cần làm cho giáo viên
nhận thức rõ ngôn ngữ là một kênh quan trọng để học sinh lĩnh hội tri thức. Thực tiễn cho
thấy những giáo viên dạy tốt, cuốn hút học sinh bởi họ có ưu thế không chỉ về kiến thức,
các thủ thuật sư phạm mà họ còn có ngôn ngữ với âm lượng vừa phải, rõ ràng, truyền cảm,
có ngữ điệu và giáo viên có ý thức sẽ rèn luyện được các kỹ năng sư phạm ấy. Do vậy trong
sinh hoạt tổ chuyên môn, khi góp ý các giờ dạy cần chú trọng đến yếu tố này. Làm sao để
trong một tiết lên lớp giáo viên có giọng nói chuẩn, chỉ dùng từ phổ thông, ít trùng lặp, ít sai
sót (ngôn ngữ dùng trong giảng dạy không giống như ngôn ngữ giao tiếp thường), muốn vậy
trước khi lên lớp cần có sự chuẩn bị kỹ càng về ngôn từ.
- Trình bày bảng cũng đang là hạn chế lớn của nhiều giáo viên. Nhìn chung hiện nay số
giáo viên viết chữ đẹp không nhiều, trình bày cẩu thả thậm chí còn viết sai ngữ pháp, viết
tùy tiện gây phản cảm trong giờ dạy. Thực trạng đó đã tác động xấu đến chữ viết, đến bài

làm trong các kỳ thi và là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt cho học
sinh. Các tổ, nhóm chuyên môn cần tổ chức nhiều hoạt động thích hợp tạo điều kiện thuận
lợi để giáo viên rèn luyện kỹ năng viết, trình bày bảng chuẩn xác, khoa học. Một số điểm
cần lưu ý khi viết bảng là:
Chữ viết bảng cần rõ, đúng ngữ pháp, cỡ chữ vừa phải làm sao để các em cuối lớp nhìn
thấy bình thường không ảnh hưởng xấu tới thị lực.
Tên bài dạy, các tiểu mục nên viết to hơn hoặc bằng phấn khác màu để học sinh dễ phân
biệt. Không nên viết quá nhiều, chữ quá dày; hạn chế viết tắt, xóa bảng nhiều lần.
Hiện nay ở các nhà trường phổ biến dùng bảng chống lóa và phấn không bụi, bên cạnh
một số tiện lợi thì hạn chế của nó là nét chữ thường rất nhỏ, mờ, khó thấy.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, trình chiếu trong dạy học là cần thiết nhưng không thể
thay thế phấn trắng, bảng đen. Các nhóm chuyên môn cần rút kinh nghiệm đi đến sự thống
nhất mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong từng tiết tùy thuộc yêu cầu bài giảng, sử
dụng một cách nhuần nhuyễn công nghệ thông tin trong dạy học. Trình bày bảng khoa học,
chữ viết đẹp sẽ để lại dấu ấn sâu đậm và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
+ Đa dạng hóa, phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp;
giữa chính khóa và ngoại khóa, đi thực tế
+ Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học: Nắm chắc các điều kiện của nhà trường
để có thể khai thác tốt nhất thiết bị dạy học. Không xem nhẹ các tiết thực hành, các thí
nghiệm chứng minh.
4
Mỗi tiết dạy, giáo viên biết lựa chọn phương pháp thích hợp; biết kết hợp các phương
pháp hiện đại với các phương pháp truyền thống tùy thuộc vào từng bài giảng, không nên
lạm dụng một phương pháp nào. Giáo viên phải coi trọng các thủ pháp dẫn dắt học sinh tiếp
nhận kiến thức một cách tự nhiên, logíc.
Coi trọng việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức:
+ Đối với các môn khoa học tự nhiên: Trong hoạt động tổ, nhóm chuyên môn các thành
viên cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm về việc giúp các em học sinh giải quyết tốt việc
vận dụng kiến thức vào giải các bài tập ở các cấp độ khác nhau tùy theo yêu cầu. Các tiết
dạy, nhất là các tiết ôn tập, luyện tập phải phân loại được hệ thống các bài tập theo dạng phù

hợp. Mỗi dạng bài tập cần đề xuất được định hướng và các bước để giải quyết vấn đề.
+ Đối với các môn khoa học xã hội: Giáo viên cần chú trọng về đổi mới kiểm tra đánh giá
thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy. Hạn chế của học sinh hiện nay đối với các môn
khoa học xã hội là khâu viết và trình bày bài. Bài viết thường dài dòng, không rõ ý, chữ viết
xấu, trình bày cẩu thả, viết sai ngữ pháp. Do vậy, rèn luyện kỹ năng viết bài, vận dụng kiến
thức đã học vào bài viết riêng của mỗi em là rất quan trọng. Cần hạn chế việc ghi nhớ máy
móc, ghi nhớ nhiều số liệu, nhiều sự kiện. Cần thay đổi cách viết khuôn sáo theo bài mẫu
dẫn đến bài làm xơ cứng, ít sáng tạo. Trong dạy học cần chấm dứt tình trạng đọc chép; trong
các tiết ôn tập phải chú ý rèn luyện hành văn; chấm trả bài cần kỹ càng hơn, chú ý chỉ lỗi cụ
thể từng em để giúp các em sửa chữa.
ii. Hoạt động thao giảng, dự giờ: Ngoài mục đích đánh giá năng lực của giáo viên thì
điều quan trọng là các tổ, nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp,
về kiến thức, về phong cách lên lớp; về trình bày bảng và ngôn ngữ cho giáo viên.
- Các nhà trường cần tăng cường quản lí, chỉ đạo việc dự giờ, thăm lớp coi đây là biện
pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy. Tạo điều kiện để các giáo viên có thời gian
dự giờ trong nhóm như bố trí thời khóa biểu ít trùng nhau, không sắp xếp một người có quá
nhiều tiết trong một buổi. Trong một học kỳ mỗi giáo viên cần có 2 tiết thao giảng (một tiết
dạy theo yêu cầu của chuyên môn và một tiết cho giáo viên tự chọn). Tổ chức thao giảng
phải có mục tiêu, rút ra được những kinh nghiệm và phải có ít nhất hai phần ba số tổ viên
tham dự. Nên tăng cường các tiết dạy mẫu.
- Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh thần cùng
giúp nhau tiến bộ; tránh tình trạng dự giờ mang tính đối phó nhằm đạt chỉ tiêu qui định,
đánh giá tùy tiện, dễ dải theo cảm tính. Đối với những tiết học mà giáo viên còn gặp nhiều
khó nhiều khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một người có kinh nghiệm hơn trong
nhóm dạy mẫu tiết đó để cùng nhau học hỏi. Trong việc đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết
giảng dạy cần lưu ý phải thực chất, cụ thể nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế
của từng giáo viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ, ngôn ngữ; trình bày bảng. Đặc biệt cần
nghiêm khắc với lối dạy đọc chép, tùy tiện, dạy chay (trong điều kiện có và cần phải sử
dụng đồ dùng dạy học). Đánh giá, rút kinh nghiệm là việc làm thường xuyên của tổ chuyên
môn, các giờ cần xếp loại và ghi vào sổ tường trình giờ dạy. Đối với tiết dạy được thanh tra

hoặc dùng để xếp loại giáo viên cần lưu cả phiếu đánh giá giờ dạy.
iii. Tổ chức tiết dạy ôn tập cho hiệu quả cũng đang là vấn đề các tổ cần có sự thảo luận,
lựa chọn cách thức ôn tập phù hợp từng chương, từng bài, mục đích và đối tượng ôn tập.
Cần tránh dạy tiết ôn tập như là một tiết dạy lại gây ra sự nhàm chán, hiệu quả thấp, ít tác
5
dụng. Do vậy trong sinh hoạt chuyên môn cần có sự thống nhất về nội dung, phương pháp,
thời lượng ôn tập. Yêu cầu của ôn tập là: Hệ thống được kiến thức trong phần ôn tập (có thể
nâng cao mở rộng tùy mục đích, đối tượng ôn tập), rèn luyện được kỹ năng cần thiết cho
học sinh (bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ).
Thực tiễn những trường có chất lượng cao trong các kì thi cho thấy: cách tốt nhất là ôn
tập nhiều bằng hình thức giáo viên ra đề, yêu cầu học sinh tự làm sau đó cùng với giáo viên
hoàn chỉnh bài làm và tăng cường kiểm tra đánh giá.
iv. Về triển khai các chuyên đề: Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết,
các chuyên đề cần tập trung vào các nội dung về đổi mới phương pháp giảng dạy; rèn luyện
các kỹ năng bộ môn; giảng dạy các bài khó; về ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng thiết
bị dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…
- Chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy cần làm cho giáo viên nhận thức đúng
đắn, đầy đủ thế nào là phương pháp dạy học truyền thống, phương pháp dạy học hiện đại -
dạy học tích cực. Nắm vững các điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học (phù hợp điều
kiện cụ thể ở từng trường). Tránh tình trạng hiểu máy móc: dạy học tích cực thì không được
thuyết trình, phải tổ chức dạy học theo nhóm Quan điểm dạy học tích cực là: “Học sinh
làm trung tâm”, đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh làm sao để “ Học
sinh được suy nghĩ nhiều hơn; hành động nhiều hơn; hợp tác học tập với nhau nhiều
hơn; bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn”.
- Các vấn đề cần quan tâm là:
+ Sử dụng công nghệ thông tin đến mức độ nào trong bài giảng? Kết hợp giữa viết bảng
và trình chiếu trên màn hình như thế nào để đạt hiệu quả cao?
+ Dạy những bài khó; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; đổi mới kiểm
tra đánh giá; khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học
Hạn chế những chuyên đề nặng về lí luận mà việc triển khai trong thực tế còn khó khăn.

Điều này chỉ có thể làm tốt thông qua thảo luận, trao đổi, thể nghiệm ở tổ, nhóm chuyên
môn.
Sau khi đã xác định được các chuyên đề và phân công người thực hiện thì cần có kế
hoạch tổ chức thực hiện một cách có chất lượng, hiệu quả; kiểm tra đánh giá và lưu hồ sơ để
áp dụng nhiều năm. Trong một năm học chỉ nên phân mỗi giáo viên một chuyên đề và có cơ
cấu hợp lí ở các mảng đề tài, phân bổ thời gian thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của
nhà trường.
- Các bước triến khai chuyên đề như sau:
+ Cá nhân được phân công tiến hành chuẩn bị chuyên đề;
+ Tổ trưởng duyệt bản thảo;
+ Báo cáo đề tài ở tổ, các tổ viên góp ý, phản biện;
+ Cá nhân phụ trách hoàn thiện chuyên đề;
+ Nhân rộng số bản để lưu và cho toàn thể tổ viên áp dụng vào giảng dạy đại trà.
e. Hồ sơ tổ, nhóm chuyên môn gồm:
- Sổ kế hoạch (nếu tổ ghép nhiều môn, thì mỗi nhóm chuyên môn phải có một sổ riêng):
Ghi kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần của tổ, nhóm.
6
- Biên bản tổ: Ghi chép các nội dung hành chính như ý kiến đề xuất, kiến nghị, góp ý cho
các tổ chức trong nhà trường, cho ban giám hiệu; đề xuất danh hiệu thi đua, xếp loại giáo
viên…và ghi lại các chủ trương kế hoạch của nhà trường có liên quan đến tổ.
- Sổ tường trình giờ dạy: Ghi lại các tiết thao giảng, các tiết thanh tra, kiểm tra. Các ý
kiến góp ý, rút kinh nghiệm, xếp loại giờ dạy.
- Sổ theo dõi chuyên đề: Gồm kế hoạch chi tiết, bản dự thảo chuyên đề, các ý kiến phản
biện và lưu chuyên đề đã hoàn thiện.
- Sổ theo dõi việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ cá nhân.
f. Công tác chỉ đạo, kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn:
Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn là một giải pháp quan
trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy. Do vậy, các trường cần tăng cường chỉ đạo, kiểm
tra công tác này. Coi đây là một nội dung chính trong công tác kiểm tra của người quản lí.
Công tác chỉ đạo, kiểm tra tập trung vào các nội dung:

- Hướng dẫn việc lập kế hoạch hoạt động của tổ, nhóm;
- Định hướng giúp các tổ lựa chọn các chuyên đề;
- Duyệt kế hoạch;
- Đôn đốc, nhắc nhở tiến độ thực hiện;
- Đánh giá hiệu quả các hoạt động chuyên môn ở tổ, nhóm;
- Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho các tổ chuyên môn hoạt động;
- Kiểm tra thực tế các hoạt động, nhất là sinh hoạt liên trường;
- Tổ chức sinh hoạt mẫu để rút kinh nghiệm;
- Giải quyết chế độ chính sách cho tổ trưởng, tổ phó và các tổ viên…
Nơi nhận:
- Ban Giám đốc;
- Các trường THPT, phòng GDĐT;
- Lưu: VT, phòng GDTrH.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC
(Đã ký)


Nguyễn Trí Hiệp
7

×