Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bệnh án bỏng (Kỳ 4) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.06 KB, 7 trang )

Bệnh án bỏng
(Kỳ 4)
3. Hướng xử trí:
a. Hoàn thành hoặc bổ xung các xét nghiệm cần thiết:
Máu:
HC, Hb, Hematocrit
BC, CTBC, MĐ, MC
- Nhóm máu
- urê, Glucose, Creatinin
- Đông máu toàn bộ ( khi sốc, khi có rối loạn đông máu - chảy máu, xuất
huyết tiêu hoá, bỏng nặng).
- Thăng bằng kiềm toan: Astrup
- Nếu có vàng da: làm thêm SGOT, SGPT, Bilirubin toàn phần - trực tiếp.
Nếu cần: Coombs, Fe huyết thanh.
- Điện giải đồ
- Protein toàn phần, điện di.
- Cấy máu khi ngi ngờ
Nước tiểu
- Cặn lắng, tế bào
- Protein, Glucose
- Hb
- Hiện máy xét nghiệm có thể trả lời đồng thời:
+ Tỉ trọng
+ HC, BC
+ Urobilinogen
+ Bilirubinogen
+ Protein
+ Glucose
+ Thể xetonic
Thuốc Phản ứng thuốc Penicilline, Novocaine
Có thể: điện tim, Xq phổi


Nhìn chung
Khi sốc bỏng làm ngày 1lần
Khi giai đoạn II: 5-7 ngày làm một lần
b. Hướng xử trí:
- Toàn thân :
+ Dịch truyền chống sốc: Nếu giai đoạn sốc phải nêu được tổng
lượng dịch, phân bố dịch (keo, điện giải, đường )
+ Dịch nuôi dưỡng: Cung cấp Protit, Lipit, Gluxit (cụ thể tên: ví
dụ; Moriamin 500 ml 1 chai/ 3 ngày)
+ Chống nhiễm trùng: kháng sinh gì? dự kiến liều lượng thời
gian
+ Vitamin C, vitamin các loại
+ Nâng đỡ cơ thể : chế độ ăn
+ Tuỳ sự cần thiết mà nên dùng hay không:
* Kháng Histamin
* Dãn phế quản
* Corticoit
* Giảm đau
* Ức chế tiết dịch vị dạ dày: Cimetidine, Ranitidine
+ Chế độ ăn: nhìn chung cao đạm, cao năng, khẩu phần hợp lý
- Tại chỗ:
+ Thuốc rửa và đắp tại chỗ
+ Nếu có hoại tử, có dự kiến cắt hoại tử?
+ Nếu có tổ chức hạt dự kiến ghép tổ chức hạt tổ chức hạt
+ Dự phòng di chứng: Tập vận động
4. Tiên lượng:
* Dựa vào:
- Tác nhân gây bỏng, hoàn cảnh bị bỏng.
Ví dụ:
+ Bỏng lửa: Thường diện tích rộng, bỏng sâu, kèm bỏng hô

hấp.
+ Bỏng kim loại nóng đỏ, nóng chảy: thường sâu
+ Bỏng điện: thường bỏng độ V
+ Nếu bỏng trong trạng thái mất ý thức (động kinh) thường rất
sâu
- Cách xử trí cấp cứu, chuyển vận
- Diện tích, độ sâu: là yếu tố hàng đầu.
- Vị trí bỏng: bỏng đầu mặt cổ đề phòng bỏng hô hấp, bỏng tầng sinh môn -
> giữ vệ sinh
- Trạng thái toàn thân:
+ Tuổi nhỏ, người già nặng hơn trẻ
+ Người suy nhược, mắc bệnh mãn tính, chửa đẻ thường nặng.
- Biến chứng nếu có thường nặng
- Thương tổn phối hợp
* Gồm các mức độ:
- Nhẹ, vừa, nặng, rất nặng.
- Tiên lượng gần
- Tiên lượng xa: di chứng
* Một số chỉ số tiên lượng:
- UBS: (Unit Burn Standard) = tổng diện tích chung + diện tích sâu x 3.
Nếu:
< 50 UBS: Nhẹ
50 - 100 UBS: nặng
Trên 150 UBS: Rất nặng
- Chỉ số Frank: sẽ nói trong bài giảng sốc bỏng.
- Số N: Tuổi + % diện bỏng:
N < 70: tốt
N > 70: dè dặt
N > 100: tồi
Thường áp dụng cho người già

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×