Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.34 KB, 9 trang )

Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 4:

Viêm bờ mi có nguy hiểm?

Tôi bị đau mắt, kết quả khám ghi là viêm bờ mi. Bệnh viêm bờ mi có
nguy hiểm không? Chữa thế nào?
Bệnh viêm bờ mi là tình trạng viêm mạn tính của hai bờ mi mắt. Nếu viêm
phía trước tây tổn thương da mi, lông mi và các tuyến nước mắt. Nhiễm tụ cầu tổn
thương có thể bị loét, tiết bã nhờn. Viêm bờ mi phía sau thường thứ phát sau rối
loạn của tuyến Meibomius. Triệu chứng của bệnh là: kích thích, cảm giác bỏng
ngứa. Viêm bờ mi trước mắt có “vành nhân đỏ”, vẩy hay hạt bám vào lòng mi.
Tổn thương do tụ cầu vảy khô, bờ mi đỏ và bị loét, lông mi rụng. Trong tổn
thương bã nhờn, vảy như mỡ, không loét và bờ mi ít đỏ hơn. Nếu tổn thương hỗn
hợp, có cả vảy khô và nhờn, bờ mi vừa đỏ vừa bị loét. Viêm bờ mi sau, bờ mi bị
cương tụ và giãn mao mạch viêm tuyến Meibomius, bờ mi bị cuốn vào trong gây
cụp mi nhẹ, nước mắt như có bọt hoặc như dính mỡ. Biến chứng do viêm bờ mi
trước và sau là gây ra chắp, lẹo mắt. Điều trị bệnh: hằng ngày cần lấy vảy bằng
bông thấm nước; bôi mỡ kháng sinh. Dùng kháng sinh toàn thân, tốt nhất là theo
kháng sinh đồ trong các trường hợp viêm nặng hay do tụ cầu.




Phòng bệnh sâu răng
Tôi thấy hiện nay rất nhiều người bị sâu răng. Mà mỗi răng sâu phải đi
trám răng nhiều lần rất phức tạp. Vậy có cách nào phòng được bệnh sâu
răng?
Võ Thị Diễm Thu (Đồng Nai)
Theo hiểu biết mới nhất của y học, sâu răng do nhiều yếu tố: độ pH quanh
răng, nước bọt, chất lượng của răng, vi khuẩn trong miệng, chất nền. Sâu răng do
sự hủy chất khoáng lớn hơn sự tái tạo chất khoáng theo cơ chế hóa học và vật lý


sinh học. Nhờ hiểu biết đúng nguyên nhân gây sâu răng nên người ta đã đưa ra
những biện pháp phòng chống bệnh sâu răng hiệu quả như sau: fluor hóa nước
uống: cho thêm chất fluor vào nước máy với tỷ lệ thích hợp, dùng thuốc chải răng
có fluorid; Tuyên truyền cho nhân dân ăn chất đường ít lần trong ngày và nếu ăn
chất đường thì nên chải răng ngay, vì bệnh sâu răng liên quan đến chất đường bám
vào răng chứ không liên quan đến lượng đường ăn nhiều hay ít; Để phòng bệnh
cần thực hiện chương trình nha học đường gồm 4 nội dung: giáo dục cho học sinh
biết cách vệ sinh răng miệng như dạy chải răng, cách ăn uống chống sâu răng; Tổ
chức súc miệng bằng nước pha fluor, súc miệng tuần hai lần; Khám phát hiện sớm
sâu răng để hàn; Trám bít lỗ rãnh để phòng sâu răng.
Biến chứng của tăng huyết áp kịch phát
Tôi 67 tuổi, vừa bị tăng huyết áp kịch phát. Xin hỏi bác sĩ bệnh có biến
chứng nguy hiểm nào không?
Trần Văn Đông (Hà Tĩnh)
Biến chứng thường gặp nhất
của tăng huyết áp kịch phát
(THAKP) là suy tim trái cấp tính (cả
thất trái và nhĩ trái, làm cho bệnh
nhân đồng thời xuất hiện phù phổi
cấp. THAKP có thể dẫn đến vỡ
mạch máu não gây ra những dấu
hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa
người, liệt nửa mặt và/hoặc liệt cơ vùng hầu họng làm cho người bệnh khó nói,
khó nuốt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị hôn mê ngay trong những giờ đầu, dẫn
đến tàn phế hoặc tử vong. THAKP có thể dẫn đến tách thành động mạch chủ. Lớp
áo trong và giữa của động mạch chủ của những người bị THA thường bị xơ vữa,
khi áp lực lên thành động mạch tăng lên đột ngột do huyết áp tăng có thể làm nứt
và vỡ lớp áo trong và giữa của thành động mạch chủ. Từ đó máu sẽ chảy vào các
khe nứt gây phình và tách động mạch chủ. THAKP là một trong những nguyên
nhân dẫn đến suy thận cấp. Mù vĩnh viễn cũng là một hậu quả do THAKP gây ra,


Tăng huyết áp kịch phát dẫn đến
phình tách động mạch chủ.
đó là tình trạng xuất huyết nặng ở đáy mắt và vỡ động mạch trung tâm võng mạc
khi huyết áp tăng quá cao và đột ngột. Tất cả các biến chứng của THAKP đều đặc
biệt nguy hiểm vì thế người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ
và tái khám định kỳ, nếu thấy có dấu hiệu nào khác thường cần phải đến ngay cơ
sở y tế.

×